Những điều bạn chưa biết về Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tam Quốc Diễn Nghĩa đã quá nổi tiếng với các nhân vật như Tào Tháo, Lưu Bị, Trương Phi. Nhưng chắc hẳn có nhiều điều bạn chưa biết tới về những nhân vật lịch sử này. eBook được tổng hợp từ các Website, nói về những điều bí ẩn chưa biết & đang được suy đoán về các nhân vật lịch sử trong Tam quốc diễn nghĩa như : Trương Phi hóa ra là cháu rể Tào Tháo, Lưu Bị ham mê tửu sắc . Bạn có tin hay không điều đó phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

pdf59 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điều bạn chưa biết về Tam Quốc Diễn Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân Phí Dao, Ung Châu thích sử Quách Hoài cùng đánh nhau ở Dương Khê, Diên đại phá quân của Hoài” (Tam Quốc chí quyển 40 “Ngụy Diên truyện”). Lần chiến dịch này, tuy không có Gia Cát Lượng chỉ huy, chỉ có mình Ngụy Diên đơn độc lĩnh quân tác chiến. Đối thủ của Ngụy Diên là Quách Hoài, một trọng tướng ở Quan Tây trong chính quyền Tào Ngụy được xưng là “Tinh tường vạn sách”. Quách Hoài từng đánh bại Mã Tốc “Đập tan Liêu Hóa, bắt giữ Cú An” (Tam Quốc chí quyển 26 Quách Hoài truyện)... Cho dù có là Gia Cát Lượng cũng phải nể sợ vài phần, nhưng Ngụy Diên một tay cũng có thể đại phá được quân của Hoài. Ngoài ra, trong vài lần Bắc phạt của Gia Cát Lượng, Ngụy Diên cũng lập được không ít những chiến công hiển hách (Tam Quốc chí Gia Cát Lượng truyện). “Hán Tấn Xuân Thu” có chép: “Tuyên vương (chỉ Tư Mã Ý) trên đương Án Trung gặp Lượng, Lượng sai Ngụy Diên, Cao Tường, Ngô Ban chống cự, phá tan địch, lấy được giáp hơn 3000 bộ, khôi đen hơn 5000, cung giáp hơn 3100 cây” trong sử có nói Tư Mã Ý sợ Thục hơn sợ cọp, cái chữ Thục này e rằng không chỉ đơn thuần là Gia Cát Lượng mà có thể còn có cả Ngụy Diên nữa. Nếu lấy việc trị quân mà luận thì Ngụy Diên cũng đối đãi rất tốt với quân sĩ, trong khi Trương Dực Đức chuyên lạm dụng hình phạt, không thể so với Diên được. Về việc này, Diên giống với Quan Vũ hơn nhiều (Tam Quốc chí quyển 36 - Trương Phi truyện). Từ đó có thể thấy Ngụy Diên thống lĩnh đại quân, giết địch chém tướng, trị quân có sách lược hơn người, không thua kém gì Quan Vũ, Trương Phi, những đại tướng hàng đầu của Thục Hán. Gia Cát Lượng lần đầu Bắc phạt, Ngụy Diên đề xuất chủ kiến đi từ Tí Ngọ Cốc bất ngờ đánh úp Trường An: “Nghe Hạ Hầu Mậu chưa từng xuất trận. Thừa tướng hãy cho tôi năm nghìn tinh binh tới Bao Tượng, theo đường Tí Ngọ Cốc mà qua phía Bắc, rồi tới Trường An. Nghe tin tôi tới nhanh, ắt Mậu sẽ lên thuyền mà bỏ chạy. Khi đó, tôi từ phương Ðông Bắc tới, còn Thừa tướng theo đường Tà Cốc kéo tới từ Hàm Dương thẳng qua phía Tây thì chỉ một trận là xong hết. Khổng Minh cười: “Kế tuy hay song rất nguy, chẳng thà đi đường lớn, có thể lấy được lấy được Lũng Hữu, ấy mới là kế sách vạn toàn” (Tam Quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện dẫn chú - Ngụy lược) và không nghe theo ý kiến của Ngụy Diên. Việc tranh luận giữa chiến lược Bắc phạt của Gia Cát Lượng với Ngụy Diên làm cho rất nhiều sử gia đời sau nảy sinh hứng thú, và tranh luận không ít. Một số học giả cho rằng, Ngụy Diên hiến kế chính mình xuất lĩnh năm nghìn tinh binh từ Bao Tượng, Tí Ngọ Cốc mà đánh về Trường An, Gia Cát Lượng xuất lĩnh đại quân ra Tà Cốc, cùng gặp nhau tại Trường An, thực là “kỳ mưu”. Như thế từ Hàm Dương thẳng qua phía tây chỉ một trận là xong hết. Giá như Gia Cát Lượng dùng kế đó rất có khả năng cuộc Bắc phạt đã thành công, chỉ tiếc rằng Gia Cát Lượng cẩn thận tới mức gần như nhát gan. Một số sử gia khác thì ủng hộ mưu lược của Gia Cát Lượng cho rằng “Chẳng thà đi bằng đường lớn, có thể lấy được Lũng Hữu”, cho là Tí Ngọ Cốc tuy là đường tắt, nhưng khả năng thành công là cực nhỏ. Lý do phản đối gồm có bốn điều: Một là, Tí Ngọ Cốc đường xá hiểm trở, tính rủi ro là cực lớn, nếu như quân Ngụy chặn giữ được cốc khẩu. Nhẹ tất mất công mà không được việc, nặng tất toàn quân bị diệt. Hai là, Hạ Hầu Mậu chưa chắc đã rời thành chạy trốn, Ba là, cho dù có tấn công được Trường An chưa chắc đã giữ được, Bốn là, nếu như thất bại thì lại là một tổn thất lớn cho binh lực của Thục quân (vốn đã không đủ). Rốt cuộc bốn điểm nghi vấn ở trên có đủ sức để đứng vững hay không? Tôi cho rằng kể cả từ góc độ chiến lược chiến tranh lâu dài giữa Thục và Ngụy, hay là từ bản thân chiến dịch này mà xem xét, thì đều không thể đứng vững được. Đầu tiên, đường Tí Ngọ tuy hiểm trở khó đi, nhưng thực tế rất ít người đi kiểm tra thực địa đó. Cho dù có đi kiểm tra thực địa cũng không thể bảo đảm rằng con đường đó ngày nay giống với đường thời Tam Quốc được. Ngụy Diên dù sao đi chăng nữa vẫn là một vị đại tướng, một thời gian dài đã trấn thủ ở Hán Trung, đối với một dải Hán Trung tất nhiên phải rất rõ, cho nên phán đoán của Ngụy Diên tất nhiên sẽ là chính xác. Đối với việc quân Ngụy có đặt sẵn phục binh hay không, chúng ta cũng có thể xem xét một số sử liệu trong Tam Quốc chí. Tam quốc chí Gia Cát Lượng truyện viết : “Ban đầu, quốc gia (ở đây chỉ Tào Ngụy) cho rằng trong Thục chỉ có Lưu Bị, Bị nay đã chết, ắt vài năm không có tiếng, nên không hề có dự phòng, nay nghe Lượng xuất binh, triều đình đều lo lắng”. Điều này có thể nói lên rất rõ rằng, lần Bắc phạt đầu tiên của Gia Cát Lượng này có đầy đủ tính bất ngờ và cả sự bí mật, Ngụy quốc về mặt quân sự, vật lực, thậm chí đến cả tinh thần để chuẩn bị cũng đều không có, làm sao có thể đặt phục binh ở một nơi hoang sơn dã địa không người qua lại như thế? Điểm thứ hai: Hạ Hầu Mậu chưa chắc đã bỏ thành mà chạy đi. Đây lại cũng là một điểm phỏng đoán không hợp tình lý. Hạ Hầu Mậu là hạng người như thế nào? Tam Quốc chí - Hạ Hầu Đôn truyện chú dẫn Ngụy Lược chép rất rõ: Người này là con trai của danh tướng nước Ngụy là Hạ Hầu Đôn, Tào Tháo đem con gái là Thanh Hà công chúa gả cho. “Văn đế từ nhỏ cùng với Mậu thân thiết, khi kế vị liền phong làm An Tây tướng quân, Trì tiết, Đô đốc Quan Trung. Mậu vốn không có vũ lược, Khi ở Tây, thường nuôi ca kỹ, nạp thiếp, công chúa từ đó mà không hợp với Mậu”. Có thể thấy Hạ Hầu Mậu chỉ biết nuôi kỹ nữ và nạp thiếp, thu thập tiền tài. Mượn cái váy là con rể mà làm được tới chức Đô đốc Quan Trung, hoàn toàn là loại điển hình cho những kẻ ăn bám, vô năng. Ngụy Diên biết rõ điều này, cho nên mới khẳng định: “Mậu nghe Diên tới, ắt lên thuyền mà bỏ chạy”, điều này là hoàn toàn có lý. Điểm thứ ba là Thục quân “Cho dù có công được Trường An, chưa chắc đã giữ được”. Đây là vấn đề đáng quan tâm nhất. Tôi cho rằng Hạ Hầu Mậu ham sống sợ chết, vốn không biết dụng binh, bằng khả năng lão luyện của Ngụy Diên, biết địch biết ta, có thể nói là đã nắm chắc phần thắng trong tay. Huống hồ Gia Cát Lượng lần đầu tiên Bắc phạt, mang theo hơn mười vạn đại quan, binh lực “nhiều hơn giặc (chỉ quân Ngụy). Tam Quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện, chú dẫn Hán Tấn xuân thu. Viên tử viết: ...Khi đó Triệu Vân, Ngô Nhất, Mã Đại, các danh tướng vẫn còn, rợ Hồ, Khương ở Quan Tây đều đã được chiêu phục trở thành một cánh tay hỗ trợ. Gia Cát Lượng, Ngụy Diên thay nhau xuất lĩnh chủ lực quân hội sư ở Đồng Quan. Sau đó Ngụy Diên cùng phối hợp với Gia Cát Lượng chiếm lấy Lũng Hữu, như thế tám trăm dặm Tần Xuyên, Hàm Dương về phía tây đích thực là chỉ cần một trận mà định được. Kỳ thực mưu lược của Ngụy Diên cũng đã có người từng làm rồi. Trong chiến tranh Sở Hán, Hàn Tín làm đại tướng quân “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” sau đó chủ lực đánh về Đồng Quan, tách quân vượt Lũng sơn, từ Hán Trung hướng tới Kỳ sơn phối hợp tạo thành thế gọng kìm mà tấn công Lũng Hữu. Cao Tổ (Lưu Bang) còn định được Tam Tần, một lần mà định được Quan Trung. Hàn Tín dụng binh tuy mới nhìn tưởng là nguy hiểm nhưng thực chất là diệu kế vô cùng. Kế của Ngụy Diên vốn biến hóa từ kế sách mà Hàn Tín định Hán Trung, nhưng thế dũng mãnh thì hơn hẳn Hoài Âm Hầu (Hàn Tín). Tướng giỏi mưu lược như thế mà Gia Cát Lượng không dùng, trái lời di mệnh của tiên chủ mà dùng kẻ bất tài như Mã Tốc, thực đáng làm cho người ta phải tiếc nuối! Còn điểm thứ tư: “Nếu như thất bại thì lại là một tổn thất lớn cho binh lực của Thục quân (vốn đã không đủ)". Đây quả thực là một lý do hoang đường vô cùng. Thử hỏi xưa nay, làm gì có ai dùng binh mà không hề không mang tính mạo hiểm đây? Viên, Tào quyết chiến ở Quan Độ, Tào Tháo không thèm chú ý tới đại doanh của mình, dẫn khinh kị hỏa thiêu kho lương ở Ô Sào. Hoàn toàn là đặt vào chỗ chết mà sống vậy. Đặng Ngải vượt qua Âm Bình, so với kế hoạch của Ngụy Diên còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần. Kết quả cuối cùng cũng thắng lợi, lại còn chỉ một lần mà tiêu diệt được chính quyền Thục Hán, càng quan trọng hơn khi đó Thục Hán thế lại đang yếu, về quân lực hay tiền tài đều không thể nào bằng được Tào Ngụy, Lấy Thục yếu mà đi đánh dài lâu với Ngụy, sử dụng chiến lược tiêu hao chiến, trận địa chiến hoàn toàn không phải là thượng sách. Gia Cát Lượng lần thứ nhất Bắc phạt nên đánh địch ở chỗ không phòng bị, xuất kỳ chế thắng, một lần mà công hạ Trường An. Lấy ít mà địch nhiều chẳng xuất kỳ chế thắng lại còn định dựa vào việc thận trọng mà đánh địch thì từ xưa tới nay chắc không có một tiền lệ nào. Kỳ thực, mưu lược quan trọng ở chỗ kỳ chính tương hợp với nhau, Gia Cát Lượng dụng binh chỉ thấy chính mà không thấy kỳ. Gia Cát Lượng cho rằng “Nên từ đường lớn” “thẳng lấy Lũng Hữu” thực ra đó chỉ là việc thận trọng để đánh chiếm. Nhưng việc thận trọng này của Gia Cát Lượng cũng là tự mình đánh mất thời cơ chiến lược để thắng địch, hình thành thế Thục yếu đánh với Ngụy mạnh ở Lũng Hữu sóng đôi mà đánh trận, là trúng phải mẹo của Ngụy. Việc “thẳng lấy Lũng Hữu” tức là việc bỏ yết hầu mà đánh vào chỗ không hề đau nhức gì. Nếu như một lần không thắng nổi ắt sẽ đánh cỏ động rắn. Đợi tới lần thứ hai Gia Cát Lượng Bắc phạt thì quân Tào Ngụy đã sai trọng binh trấn thủ ở Trần Thương, Quan Trung rồi. Quan Trung tuyệt đối không thể lấy được nữa, mưu kế của Ngụy Diên cũng coi như là tiêu tan. Điều này chẳng trách được Ngụy Diên “thường cho Lượng là hèn nhát, hận tài của mình không được dùng hết” Tam quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện… Tôi mỗi lần đọc tới đây, không tránh khỏi gấp sách lại mà cảm khái. Tôi cho rằng việc nói “sách lược của Ngụy Diên tuy là mạo hiểm, một khi gặp bất lợi, quân Thục sẽ gặp tổn thấy lớn,chỉ sợ hơn 10 vạn quân Thục đều rơi vào đất chết”…. (Trần Ngọc Bình “Luận tướng lược của Gia Cát Lượng” theo Học báo của Đại học sư phạm Quý Châu) 1992. Đó hoàn toàn là việc quái ngôn đàm luận mà không hiểu gì tới binh lược. Cho dù Ngụy Diên có bị trúng mai phục ở Tí Ngọ cốc đi chăng nữa tổn thất cũng chẳng qua chỉ có vài ngàn người mà thôi, thế mà Khổng Minh tấn công Kỳ Sơn, mất Nhai Đình, đại bại dưới tay Trương Hợp, thử hỏi xem người chết liệu có dưới vạn người không đây? Ngụy Diên tài kiêm văn võ, dũng mãnh hơn người. Sau khi Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu mất đi. Ngụy Diên là một viên đại tướng siêu quần tuyệt luân trong đám tướng lĩnh của Thục quân. Khi Gia Cát Lượng Bắc phạt “Thục binh lương tướng tinh nhuệ ít” Tam Quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện. chú dẫn Hán Tấn xuân thu, “Viên Tử” …. Thế mà đối với một vị tướng tài như Ngụy Diên, Gia Cát Lượng từ đầu tới cuối đều không chịu giao cho trọng trách. “Diên mỗi lần cùng Lượng xuất quân, đều xin cho binh vạn người, cùng với Lượng đi khác đường mà gặp nhau ở Đồng Quan, như việc của Hàn Tín, Lượng đều không chịu” Tam Quốc chí quyển 40 Ngụy Diên truyện. Kỳ thực đối với tài năng quân sự của Ngụy Diên Gia Cát Lượng không phải là không hay, nhưng tại sao lại không tận dụng kỳ tài như thế ? Những nguyên nhân sâu xa trong đó thật đáng để quan tâm. Gia Cát Lượng từ khi rời khỏi Long Trung tới giờ có thể coi là thuận buồm xuôi gió, từ một kẻ “chỉ mong bảo toàn tính mạng thời loạn, không cầu vang tiếng nơi chư hầu” . Một bước nhảy vọt lên nắm được chức Thừa tướng thống lĩnh đại quyền của Thục quân. Khi Lưu Bị “Nếu đứa con này có thể phù, thì phù, nếu như bất tài, quân hãy thay nó” Tam quốc chí quyển 35 Gia Cát Lượng truyện. Trước lời hứa này với Lưu Bị. Gia Cát Lượng chỉ còn cách đế vị trong gang tấc. Gia Cát Lượng nếu muốn lên ngôi, tấy phải lập được quyền uy và lòng tin vô cùng cao ở trong triều đình Thục Hán, mà nếu muốn đạt được mục đích đó trước hết phải kiến lập được công lao hiểu hách. Nếu như việc Bắc phạt thành công, Gia Cát Lượng công cao cái thế không ai có thể sánh bằng, cũng không ai có đủ khả năng để ngăn cản việc thay nhà Hán mà xưng đế. Việc Bắc phạt chính là vốn liếng để cho Gia Cát Lượng có thể đăng cơ, nên việc chỉ huy quân Bắc phạt nhất định phải nắm chắc ở trong tay của mình. Ngụy Diên nếu lập được chiến công thì nhất định phải nằm dưới quyền chỉ huy của mình, phải là kết quả của sự thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng. Nhưng Ngụy Diên tính kiêu căng lại muốn “noi gương Hàn Tín”: một mình thống lĩnh quân đội, một mình một hướng, điều này trong mắt của Gia Cát Lượng xem ra đó chính là việc thoát khỏi sự “lãnh đạo” của mình. Cùng tranh đoạt công lao Bắc phạt. Điều đó đương nhiên không được sự đồng ý của Gia Cát Lượng rồi Trần Thọ đối với Gia Cát Lượng rất sùng bái, đánh giá về Gia Cát Lượng cực cao. Nhưng lại nói tới chuyện Gia Cát Lượng Bắc phạt chưa giành được thắng là “Các tướng thời nay, không có ai như Thành Phụ,(tướng tài của nước Tề thời Xuân Thu) Hàn Tín, cho nên công nghiệp suy bại, đại nghĩa chẳng tới nơi vậy!” Đối với lời nói này của Trần Thọ tôi không dám tán đồng. Mọi người đều nói Tiêu Hà phù tá Lưu Bang mà thành được nghiệp đế, là nhờ có Hàn Tín làm tướng. Nhưng Hàn Tín vốn chỉ là một kẻ tầm thường bên phía Hạng Vũ, chẳng qua chỉ là chức Chấp kích lang trung, Bởi Tiêu Hà có tuệ nhãn hiểu thấu được anh tài, tiến cử với Lưu Bang, mới làm cho Hàn Tín được đăng đàn bái tướng, có cơ hội thi triển tài năng của mình trên vũ đài chính trị. Tài năng quân sự của Ngụy Diên hoàn toàn không kém gì Hàn Tín cả, Lưu Bị cũng là một vị đế vương vô cùng giỏi dùng người, tuyển chọn Ngụy Diên làm Hán Trung đô đốc, giao cho trọng trách, thực có ý muốn bồi dưỡng Ngụy Diên thành một đại tướng quân, nhưng Gia Cát Lượng đối với Ngụy Diên lúc nào cũng có ý cản trở, không dùng vào việc lớn. “Kiến Hưng năm thứ sáu Lượng xuất quân ra Kỳ Sơn, có danh tướng như Ngụy Diên, Ngô Nhất. Chúng luận đều cho rằng ắt sẽ làm tiên phong. Nhưng Lượng lại đề bạt Mã Tốc thống lĩnh đại quân phía trước, đánh nhau với Trương Hợp ở Nhai Đình, bị Hợp đánh tan, Sĩ tốt li tán Lượng tiến lên không có đường đành lui về Hán Trung Tam Quốc chí quyển 39 Mã Lương phụ đệ Tốc truyện. Có thể thấy Thục Hán hoàn toàn không phải không có tướng tài, thậm chí cũng không ít tướng có tài quân sự như Hàn Tín, thế nhưng Gia Cát Lượng không thích hạng người như Ngụy Diên, từ đầu tới cuối thường nghi ngờ mà không sử dụng. đây cũng chính là Gia Cát Lượng tự đánh mất cái lòng độ lượng lớn của một nhà chính trị. Với lòng dạ hẹp hòi như thế liệu sự nghiệp Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể thành công được hay không ? Cho nên lời của Trần Thọ là “thời nay không có danh tướng như Hàn Tín…” là lời nói hoang đường mà thôi 1. Ań oan thiên cổ _ Cái chết cuả Ngụy Diên Tam Quốc chí Ngụy Diên truyện có chép năm Kiến Hưng thứ 12 “Mùa thu, Lượng mắc bệnh, bí mật cuǹg với trươn̉g sử Dương Nghi, Tư Mã Phí Vĩ, Hộ quân Khương Duy baǹ việc lui quân sau hâụ sự , sai Ngụy Diên đi đoạn hâu, tiếp tới Khương Duy, nêú Diên có ý không vâng mệnh thì tùy nghi mà xử lý”. Đây là lần hội nghị quân sự câṕ cao cuối cuǹg trước khi Gia Cat́ Lươṇg lâm chung, nhưng hội nghị này chính đã dâñ đêń môṭ hâụ quả vô cuǹg nghiêm trọng. Trước tiên là việc chủ soái bị bêṇh nguy kịch, vì sợ lòng quân dao động, chỉ cuǹg với một số người thương lượng việc hâụ sư.̣ Điều này có thể hiểu được, Nhưng với số ít người này nên bao gồm nhưñg thân tín cuả mình, càng nên có cả những tươńg lĩnh cấp cao trong quân đội. Ngụy Diên khi đó làm Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thaí thú, Nam Trịnh hầu. Gia Cát Lượng là Thừa tươńg, thượng thư giả tiết, lĩnh chức Tư lệ hiệu úy, Ích Châu mục, Vũ hương hâù. Hai người cuǹg đều giữ chức giả tiết, còn phong hầu. Có thể thấy chức vụ của Ngụy Diên trong triêù điǹh nhà Hán hoàn toaǹ không hề thua kém gì Gia Cat́ Lượng. Mà Dương Nghi khi đo ́chỉ giữ chức trưởng sử trong phủ thừa tươńg, Phí Vĩ giữ chức Thừa tươńg tư mã, Khương Duy giữ chức Trung giám quân Chinh Tây tướng quân. Nếu lấy chức quan mà luận, thì quan vị của Dương, Phí, Khương ba người hoàn toàn chăn̉g thể so sánh được với Ngụy Diên. Thê ́mà Gia Cát Lươṇg mở một hội nghị quân sự cấp cao như thế lại loại bỏ Ngụy Diện ở ngoài. Đây chẳng phải là một sự cố ý sao ? Thứ hai. Gia Cat́ Lượng tuy “baǹ việc lui quân sau hâụ sự”, nhưng cũng không hề sắp xếp ai sẽ là chủ soái cuả toaǹ quân. Chỉ sai “Ngụy Diên đoaṇ hâụ” “tiêṕ tới Khương Duy”. Dương Nghi giữ chức gì đây ? Không biêt́. Trên thực tế Dương Nghi hoàn toàn không được sự giao nhiệm vụ chính thức của Gia Cát Lượng hay chính quyền Thuc̣ Hań. Dương Nghi thống lĩnh toaǹ quân danh bât́ chính, ngôn bât́ thuận. Đây cũng chính là mâm̀ hoạ của việc tranh chấp nôị bộ giữa Ngụy và Dương. Thứ 3 mật lệnh của Gia Cát Lượng là “Nếu Diên có ý không vâng mệnh thì tùy nghi mà xử lý”. Điều này như đã điṇh việc Ngụy Diên nhât́ điṇh sẽ lam̀ phan̉. Việc vì sao Gia Cát Lượng lại sắp xếp như thế, trong sử hoàn toàn không hề có chép. Theo ý tôi, nguyên nhân có 3 điêù. Thứ nhất, Gia Cat́ Lượng một đời dùng binh quá ư cẩn thận, nguyên nhân chính là thiếu kinh nghiệm thực chiến, như Trâǹ Thọ tưǹg đańh giá “Sở trươǹg trị nhung, sở đoan̉ ở kỳ mưu, có tài trị dân, kém dùng sách lược”. Tam quốc chí quyên̉ 35 - Gia Cát Lượng truyện….viết: Ngụy Diên dùng binh luôn lấy chủ trương là xuất kỳ chiến thăńg, đây là điểm cố kỵ lớn nhât́ của Gia Cát Lượng, nêú như quyền chỉ huy quân sự được giao cho Ngụy Diên, ắt hăn̉ Ngụy Diên sẽ làm thay đôỉ hoaǹ toaǹ chiêń lược quân sự đã được định sẵn của mình, việc lam̀ theo ý miǹh để tiến haǹh tác chiến, là điều mà Gia Cát Lượng hoàn toaǹ không chấp nhận được. Thứ hai, Gia Cát Lượng tuyên̉ choṇ quan lại, sử dụng nhân tài thường lấy việc “Phụng chức, theo ly”́ làm tiêu chuẩn, điêù này có thể thấy được qua Tiêǹ xuất sư biểu. Nhưñg người được Gia Cát Lượng xưng tuṇg hay tiến cử và trọng duṇg như Quách Du Chi, Phí Vĩ, Đỗng Doañ, Tươn̉g Uyển, Khương Duy, Hướng Sủng… không một ai không phải là người làm việc theo quy củ, phù hợp với chức vụ . Ngụy Diên lại là môṭ vi ̣đại tươńg thường làm theo nhưñg kiến giải cuả mình, “Tính cao ngạo” “Không a dua trên”, lại còn lấy Hàn Tiń để tự ví với mình, cho răǹg Gia Cat́ Lươṇg là kẻ nhát gan, thường tự than rằng miǹh là kẻ có tài mà không gặp được thời cơ. Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng năḿ giữ đaị quyền trong triều “Chính sự không kể lớn nhỏ, đêù do Lượng quyết” … Đêń như Hâụ chủ Lưu Thiêǹ còn noí răǹg “Chính sự do Gia Cát thị, việc tế kị thì do quả nhân” Tam Quốc Chí Quyển 33 – Hậu chủ truyêṇ, chú dâñ : Ngụy Diên thươǹg không theo Gia Cát Lươṇg nên đương nhiên dẫn tới việc đố kỵ cuả Gia Cát. Thứ ba, Gia Cát Lượng loại bỏ Ngụy Diên còn phâǹ vì những người của miǹh như Tươn̉g Uyển, Phí Vĩ, Khương Duy. Tam quốc chí – Tưởng Uyển truyện chép “Lươṇg mỗi lần noí “Công Viêm (tên tự của Tươn̉g Uyển) một lòng trung lương, là người cùng ta trợ giúp vương nghiệp vậy”. Lượng còn mật biểu cho hâụ chủ rằng “Nêú thần bât́ hạnh, việc sau nên giao cho Uyển”. Trước khi Gia Cát Lượng lâm chung, Hậu chủ sai thượng thư bôc̣ xạ Lý Phúc tới hỏi Gia Cát Lượng “Nếu công trăm năm rồi, ai là người có thể gánh được việc lớn ?” Gia Cat́ Lượng đaṕ “Sau Tươn̉g Uyển, Văn Vĩ (tên tự của Phí Vĩ) có thể kế tiêṕ” Tam quốc chí quyên̉ 45 Dương Hý truyện, chú dâñ “Ích Châu kỳ cựu tap̣ ký” . Năm 228, Khương Duy quy hàng Thục Hán. Gia Cát Lượng đối đãi với Khương Duy như người thân tín tư ̀ lâu, thường xưng tán rằng “Trung cần vào việc, suy nghĩ thấu đáo, mẫn tiệp trong quân sự, lại có can đảm, hiểu sâu đạo dụng binh, có lòng với nhà Hán, tài kiêm trong mình”, rất nhanh chóng được đề bạt lên thành Trung giám quân Chinh tây tướng quân. Gia Cát Lượng hiêủ rõ nêú như Tươn̉g Uyển, Phí Vĩ, Khương Duy chấp chính thì Ngụy Diên là một chướng ngại lớn, bơỉ Ngụy Diên không những ở trong quân đôị mà ngay cả trong triều điǹh cuñg có danh vọng rât́ cao. “Đương thời baǹ luâṇ tất là người thay Lượng” Tam Quốc Chí quyển 40 “Ngụy Diên truyêṇ”… Vì việc bài xích kẻ không cùng hướng với mình, Gia Cát Lươṇg đã không tiếc thủ đoaṇ để hủy đi cả một tay đôńg lương cuả nhà Thuc̣ Hań, dồn Ngụy Diên vào chỗ chết. Nguyên nhân đầu của việc bị hại của Ngụy Diên có quan hệ mật thiêt́ với Gia Cát Lượng, nhưng rốt cục cũng không phải đó là di mệnh lúc lâm chung của Gia Cát Lượng. Sát hại Ngụy Diên thì kẻ đứng đầu phải kể đến là Dương Nghi, đương nhiên Phí Vĩ, Tươn̉g Uyển, Đổng Doañ cũng có một phần ở trong đo.́ Ngụy Diên và Dương Nghi mâu thuâñ đa ̃rất lâu. Ngụy Diên kiêu ngạo, Dương Nghi tự phu,̣ hai người thế như nước với lửa. “Quân sư Ngụy Diên và trưởng sử Dương Nghi vốn căm hâṇ nhau, mỗi lâǹ cùng ngồi tranh luận, thường nảy sinh mâu thuẫn" (Gia Cát Lượng quyển 44 Phí Vĩ truyêṇ”). Gia Cát Lượng đã có thái độ như thế naò đối với việc xung đột giữa Ngụy Diên và Dương Nghị? Theo sử cheṕ “Lượng tiếc cái tài cań của Nghi, sự kiêu dũng cuả Ngụy Diên, thường giâṇ ở chỗ thiếu của hai người mà không thể thiên lệch ai cả” (Tam quốc chí quyển 40 Dương Nghi truyêṇ). Từ biêủ hiện trên có thể thấy rằng Gia Cát Lượng đã khoác lên mình một bộ măṭ không thiên lệch về phía bên nào hết. Nhưng khi ở trên Ngũ Trươṇg Nguyên, rõ ràng cái cân tình cảm và quyền lực đó nghiêng về phía Dương Nghi rồi. Ngụy Diên không được tham dự vào hôị nghị bàn quyết sách trước lúc lâm chung của Gia Cát Lượng. Lại còn được sắp xếp là tươńg quân đoaṇ hâụ, đây cũng con như là đưa quyền chỉ huy tối cao cho Dương Nghi rồi. Sau khi Gia Cát Lượng chết, Dương Nghi “Bí mật không phát tang”, lại mệnh lêṇh cho Phí Vĩ thử thăm dò ý đồ và tińh toán cuả Ngụy Diên, Ngụy Diên nói với Phí Vĩ rằng: "Thừa tướng tuy mất, nhưng ta coǹ đó, các quan lại thân cận có thể phat́ tang để chôn cất, ta tự lĩnh quân tâń công giặc, đâu có thể vì cái chêt́ của một người mà bỏ thiên hạ được sao? Huôńg hồ Ngụy Diên là ai? Sao có thể là bộ thuộc của Dương Nghi mà làm tướng đoạn hâụ!”. Lời nói này của Ngụy Diên nêú lấy quan vị mà luận thì không coi là loaṇ, nếu như lấy việc công tư mà luận cũng không có gì là không hơp̣ lý. Đối với Thuc̣ Hán mà nói phạt Ngụy là việc lơń của thiên ha.̣ Vì một cái chết cuả Gia Cát Lượng mà khi mà binh đã tới Vị Thủy, gâǹ mười vạn đại quân phải thoái lui, bỏ việc Bắc phaṭ, đó chăn̉g phaỉ là bỏ việc công, mà lo việc tư là gì. Thêm nưã sau khi Gia Cát Lượng chêt́ Khương Duy cũng đã tưǹg chín lần Bắc phạt, tài năng quân sự của Ngụy Diên hoàn toàn hơn hẳn Khương Duy, thế mà sao không được tiếp nhiệm của Vũ Hầu, gánh vác trọng trách phạt Ngụy đây? Ngoài ra, chức quan của Ngụy Diên hơn hẳn Dương Nghi, hoàn toàn không có lí gì phải phục tùng quyền chỉ huy của Dương Nghi cả. Chính bởi như thế Ngụy Diên mới “cùng Phí Vĩ tính việc đi ở, sau Vĩ viết và cùng ký tên với mình, để thông cáo cho chư tướng”. Điều này cũng chính là Ngụy Diên đã cùng với Phí Vĩ thương lượng từng bước việc tang vụ: Ai hộ tống linh cữu của Gia Cát Lượng về Thục, ai lĩnh binh tiếp tục Bắc phạt, hai người cùng đã ký tên với nhau, chuẩn bị thông cáo trong quân đội. Nhưng Phí Vĩ lại là kẻ khẩu thị tâm phi, tìm kế để thoát thân, khi Ngụy Diên vừa cưỡi ngựa ra đi, thì lập tức bội tín, giúp đỡ Dương Nghi điều quân lui về Thục. Đợi tới lúc Ngụy Diên điều binh đi xem xét tình hình của Nghi mới phát hiện ra rằng mình đã bị lừa, đại quân đã “theo quy củ của Lượng, mọi doanh trại đều đã lần lượt trở về”. Ngụy Diên đương nhiên vô cùng tức tối, lợi dụng cơ hội quân của Dương Nghi hành quân chậm chạp, đi trước một bước “lĩnh binh đi đường tắt về Nam”. Ý đồ của Ngụy Diên rất rõ ràng, bởi Dương Nghi đã nắm được đại quân trong tay, càng không thể cùng thương lượng được, chỉ có thể nhanh chóng trở về Thành Đô, tâu với hậu chủ. Dương Nghi cũng không chịu kém, hai người cũng lúc dâng tấu cho Lưu Thiên, trong biểu cả hai đều gọi đối phương là kẻ phản nghịch, trong một ngày cả hai biểu cùng tới. Lưu Thiện là kẻ không có chủ kiến, không định rõ được thị phi. Liền mời “Thị trung Đổng Doãn, Lưu phủ trưởng sử Tưởng Uyển”. Tưởng Uyển, Đổng Doãn đều là tâm phúc của Gia Cát Lượng, thêm một điều nữa là mối quan hệ đồng liêu trong triểu của hai ngươi với Ngụy Diên đều không tốt… Tưởng Uyển và Đổng Doãn cùng bảo vệ Dương Nghi mà nghi kị Ngụy Diên. Chính thế mà Lưu Thiiện đã ra lệnh cho “Tưởng Uyển lĩnh các doanh lên phía bắc” chuẩn bị để thảo phạt Ngụy Diên. Nhưng không đợi Tưởng Uyển tới nơi thì Ngụy Diên đã bị Dương Nghi giết rồi. Nguyên nhân chính là do Ngụy Diên “Tại Nam Cốc khẩu, sai binh đánh lại quân của Nghi, Nghi lệnh cho Hà Bình ở phía trước đánh Diên” ( Hà Bình tức Vương Bình, vốn là con nuôi nhà họ Hà, sau đổi lại họ thành Vương ) Ngụy Diên tại sao không trực tiếp trở về Thành Đô, mà lại ở Nam Cốc khẩu lấy binh ít mà đánh lại với quân của Dương Nghi đây ? Theo suy đoán có thể chính là bởi nguyên nhân khi nắm được tin Lưu Thiện phái Tưởng Uyển tới thảo phạt mình, Ngụy Diên đã không còn cơ hội để tới Thành Đô để biện minh với Hậu chủ được nữa. Trước tình huống này đối với Ngụy Diên là hoàn toàn bất lợi, bị Vương Bình khi lâm trận đã mắng rằng: “Công mất (chỉ Gia Cát Lượng) thân còn chưa lạnh, thế mà các người sao đã như thế ?” Quân lính đưới trướng của Ngụy Diên đều dao động “Binh lính đều biết lỗi ở Diên, không nghe lời dụng mệnh, nhân thế đều tan”. Kỳ thực cái gọi là “lỗi ở Diên” chỉ là bề nổi, binh lính đâu hiểu được những tranh chấp trong tầng lớp trên. Bọn họ chỉ biết phục tùng Lưu Thiện và Gia Cát Lượng, nay Hoàng đế và Thừa tướng đều đã đứng về phía Dương Nghi mà cho rằng Ngụy Diên làm phản, không muốn theo Diên đó thì cũng là chuyện thường tình. Trước tình thế quân sĩ tan tác, Ngụy Diên bất đắc dĩ chỉ có thể “Cùng một số người lưu vong, chạy vào Hán Trung, Nghi sai Mã Đại tới giết, dâng thủ cấp cho Nghi”. Dương Nghi lấy được thủ cấp của Ngụy Diên liền lấy chân đạp lên đầu cười mà rằng: “Đồ nô tài vô dụng, còn có thể làm ác không ?” sau đó Dương Nghi còn ra lệnh “Diệt ba họ nhà Diên” Tam Quốc chí quyển 40 – Ngụy Diên truyện. Chính bởi thế mà danh tướng một đời Ngụy Diên thân bị diệt, lại bỉ tru di ba họ. Không thể không nói đó là một bi kịch. Cuộc tranh chấp nội bộ giữa Ngụy Diên và Dương Nghi với kết cục là sự thất bại triệt để của Ngụy Diên mà chấm dứt. Sự thất bại của Ngụy Diên có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, Ngụy Diên gặp phải sự bài xích và đố kị nhiều năm của Gia Cát Lượng, lại thêm Dương Nghi, Phí Vĩ căm ghét, tình hình khó khăn, thân cô thế cô. Về nguyên nhân chủ quan chính bản thân Ngụy Diên trong cuộc tranh chấp này đã xử lý không tốt, không nên dễ dàng tin tưởng Phí Vĩ, không nên trên đường lui quân đốt hết đường quay lại của quân đội, cho kẻ khác lấy đó làm cớ để khẳng định việc mưu phản của mình, càng không nên “Chặn ở Nam Cốc khẩu”, lấy vài ngàn người đi chống lại hơn mười vạn quân của Dương Nghi. Điều này hoàn toàn là lấy trứng chọi đá, không biết lượng sức mình. Tôi cho rằng tính cách của Ngụy Diên rất giống với Hàn Tín, chính là ở chỗ cả hai đều là những người giỏi dùng binh, là những kỳ tài quân sự, nhưng về phương diện chính trị lại cực kỳ ấu trĩ, ít mưu. 7 năm sau khi Ngụy Diên chết, Dương Hý người Thục trong cuốn “Quý Hán phụ thần tán” đã từng viết những lời bình sau “ Văn Trường tính tình thô lỗ lại ương ngạnh, nhận mệnh lúc khó, chế ngự giặc ngoài, giữ vững biên cương, không hòa hợp a dua, không tận trung được tới cùng. Dương Hý khẳng định công lao của Ngụy Diên “Chế ngự giặc ngoài, giữ vững biên cương”, than tiếc cho việc Ngụy Diên không thể tận trung tới cùng, căn nguyên cũng chính là bởi tính cách cương nghị bướng bỉnh, không hiệp lực, không a dua. Đánh giá này cũng coi là có phần công bằng với Ngụy Diên. Cuối cùng phải chỉ ra, cái gọi là sự “mưu phản” của Ngụy Diên hoàn toàn là do sự bày đặt bịa chuyện của La Quán Trung mà định thành tội danh. Trần Thọ về việc này chỉ ra kết luận “Ý Diên vốn không muốn bắc hàng Ngụy mà trở về nam, nhưng muốn giết Nghi, ngày thường các tướng đã không có ý giống nhau, bàn luận thường lấy ý của Lượng vốn thế, không tiện đi trái” Tam Quốc chí quyển 40 – Ngụy Diên truyện Chuyện đáng cười chính là ở chỗ, Ngụy Diên đối đầu với kẻ thù của mình là Dương Nghi thì được gán cho cái tên là “có xương phản chủ” Dương Nghi giết được Ngụy Diên rồi cứ tưởng mình công lao thực lớn, chức của Lượng ngoài mình ra thì không ai có thể đảm đương . Nhưng Gia Cát Lượng lúc sinh tiền đã sắp đặt sẵn “Nghi tính nóng nẩy lại nhỏ nhen, ý muốn Tưởng Uyển, Tưởng Uyển được giữ chức Thượng thư lệnh, êch Châu thích sử” Hậu chủ chỉ cho Dương Nghi một chức danh hão “Bái làm Trung quân sư, không thống lĩnh quân, nhàn nhã”. Vì thế Dương Nghi mới nói lên lời oán hận: “Lúc Thừa tướng mới mất, ta đem quân diệt trừ họ Ngụy, thế mà nay lại rơi vào cảnh này! Thực làm cho người ta hối cũng không kịp nữa rồi”. Những lời này quả là đại nghịch bất đạo. Bị Phí Vĩ mật báo với hậu chủ, hậu quả thì không cần nói cũng có thể biết được. Dương Nghi bị phế làm thứ dân. Cuối cùng Nghi cũng tự sát. Cái chết của Dương Nghi chính là do tự mình gây nên, nhưng cũng thực sự đáng tiếc, bởi Dương Nghi cũng là một nhân tài hiếm thấy. Gia Cát Lượng khi Bắc phạt thường giao cho Nghi trù bị quân lương, quản lí chế độ binh lính… Thục quốc là nước nhỏ, nhân tài ít hơn nhiều so với Ngụy, Ngô. Gia Cát Lượng lúc sinh thời dung người không hợp, lại không biết định ra chế độ với bộ thuộc của mình, sau khi chết lại dẫn tới những cuộc tranh đấu nội bộ của chính quyền, càng như đổ dầu thêm vào đống lửa, việc Thục Hán suy vong chỉ là chuyện sớm muộn. Cái tội này Gia Cát Lượng cũng không thể chối cãi được. Hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản là người Trung Quốc? Năm 1987, tôi được biết Ueno, một học giả Nhật Bản hiện đang làm việc tại trường đại học Waseda, nghiên cứu rất sâu về Từ Phúc. Vị học giả này nói rằng, chính Từ Phúc và những người đi theo ông ta đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần nhìn nhãn cầu có màu vàng nâu của người Nhật Bản có thể khẳng định họ là hậu duệ của bộ lạc Tề (nước Tề, quê hương Từ Phúc). Ở Nhật Bản có rất nhiều người mang họ Saito, trong Hán ngữ có nghĩa là Tề. Có thể nói, chí ít cũng có 30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa và họ đều là hậu duệ của những tùy tòng của Từ Phúc. 1. Lai lịch Từ Phúc Từ Phúc là đồ đệ của nhân vật nổi tiếng thuộc phái Binh gia Quỷ Cốc Tử. Quỷ Cốc Tử từng làm tể tướng nước Sở, sau đó về ở ẩn ở nước Vệ, thu nhận đồ đệ tại tỉnh Hà Nam, huyện Kỳ, núi Vân Mộng. Bởi vì Quỷ Cốc Tử thu nhận đồ đệ tại đây mà địa danh này trở nên nổi tiếng. Quỷ Cốc Tử tên là Vương Thần, còn gọi là Vương Hử, người nước Vệ, thời Chiến Quốc. Lớn lên theo thuật Tung Hoành, tinh thông binh pháp, võ thuật, kỳ môn độn giáp. Ông nổi tiếng có cuốn sách Quỷ Cốc Tử binh pháp còn lưu truyền đến nay. Quỷ Cốc Tử thường ngày ẩn cư trong núi Vân Mộng dạy đệ tử. Trong những đồ đệ của Quỷ Cốc Tử thì Từ Phúc là đồ đệ thuộc hàng sau Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, Mao Toại, những nhân vật nổi tiếng thời Chiến Quốc. Tượng Từ Phúc ở Nhật Bản Trong số những đồ đệ của Quỷ Cốc Tử, Tôn Tẫn, Bàng Quyên chú trọng ở binh pháp, thông hiểu cả kỳ môn bát quái. Thời đại của họ ước chừng vào khoảng thời đại của Tần Hiếu Công. Trương Nghi, Tô Tần chủ ở thuật Tung Hoành (du thuyết, ngoại giao). Khi họ xuất núi là thời kỳ của Tần Huệ Vương và Tần Chiêu Vương còn Hiếu Văn Vương, ông của Tần Thủy Hoàng chỉ lên ngôi được 1 năm thì chết. Còn Mao Toại, Từ Phúc là những đồ đệ cuối đời của Quỷ Cốc Tử. Thời đại của Mao Toại ước vào thời cha của Tần Thủy Hoàng, Khánh Tương Vương (thời kỳ Lã Bất Vi nắm quyền). Từ Phúc là đệ tử nổi danh cuối cùng của Quỷ Cốc Tử, học khí công, tu tiên và võ thuật. Thời điểm ông ta xuất núi chính vào khoảng thời gian Tần Thủy Hoàng đăng cơ, cùng thời với tể tướng Lý Tư. Thời gian vị đệ tử cuối cùng này của Quỷ Cốc Tử xuống núi ước vào khoảng từ năm 280 đến năm 230 trước CN, trước sau khoảng bốn đến năm mươi năm. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, Từ Phúc hiến kế cho Tần Thủy Hoàng rằng dùng 500 đồng nam, 500 đồng nữ, đi thuyền lớn tới đảo Bồng Lai để hỏi thần tiên xin thuốc trường sinh bất lão. Kết quả là vào năm 219 trước CN đi lần thứ nhất không có kết quả gì. Lần thứ hai vào năm 209 thì một đi không trở lại. Tần Thủy Hoàng đợi một năm không thấy Từ Phúc trở lại, thân mình đã chết trước, không biết rằng, Từ Phúc đã đến Doanh Châu ở biển Đông (tức Nhật Bản). Sách sử còn ghi chép lại rằng, Từ Phúc tức Từ Thị, tên chữ là Quân Phòng, người Lang Nha, đất Tề (nay là Cán Du, Giang Tô, Trung Quốc), phương sĩ nổi tiếng thời Tần. Ông học rộng, tài cao, thông hiểu y học, thiên văn, hàng hải,… đồng tình với trăm họ, vui thú với việc giúp đỡ người khác cho nên có danh vọng rất cao trong lòng người dân ven biển. Năm 28 Thủy Hoàng (tức năm 219 trước CN), lần thứ nhất Tần Thủy Hoàng đi tuần phía Đông, lên núi Thái Sơn khắc vào đá ca ngợi công đức. Sau đó qua huyện Hoàng, núi Phàn Thành, lên núi Chi Phù (nay là Yên Đài), xuống Lang Nha ở phía Nam, lưu tại đó ba tháng. Trong thời gian đó, Tần Thủy Hoàng nhìn thấy ở ven bờ biển xuất hiện một người con trai, cho rằng đó là tiên nhân xuất hiện bèn phái Từ Phúc dẫn đồng nam, đồng nữ đáp một số thuyền tiến ra biển đi tìm thuốc trường sinh bất lão. Từ Phúc ra biển tìm thuốc nhiều năm mà không có kết quả gì. 9 năm sau (tức năm 210 trước CN), Tần Thủy Hoàng tuần thú phía Đông lần thứ hai, Từ Phúc sợ Tần Thủy Hoàng trách móc mình, bèn dối trá rằng, ở ngoài biển có một con cá mập rất đáng sợ, do đó thuyền rất khó đến gần được núi tiên để cầu thuốc, nên phái những thiện xạ cùng đi để họ giết con cá nguy hiểm này mới có khả năng lên bờ cầu xin thuốc tiên được. Tần Thủy Hoàng lại một lần nữa phái Từ Phúc mang đồng nam, đồng nữ và thợ khéo tay, võ sĩ, xạ thủ tổng cộng hơn 500 người, mang theo ngũ cốc, lương thực, đồ dùng, nước ngọt ra biển cầu xin thuốc tiên. Từ Phúc ra biển Đông không cầu được “thuốc bất lão”, sau khi lên bờ tại Kumanoura, Nhật Bản, phát hiện ra một “bình nguyên rất rộng” (tức là đảo Kyushu, Nhật Bản). Thuốc trường sinh bất lão không tìm được nếu trở về sẽ gặp họa sát thân, Từ Phúc bèn tính kế lâu dài, định cư nơi đây, không quay trở về nữa. Từ Phúc và những người đi cùng đã dạy cho những người ở đảo Kyushu những văn minh tiên tiến của triều Tần như kỹ thuật canh tác nông nghiệp và đánh bắt cá, luyện kim, làm muối,… và cả kỹ thuật điều trị bệnh trong y học, thúc đẩy xã hội nơi đây phát triển, nhờ vậy rất được nhân dân nơi đây kính trọng. Người Nhật Bản tôn Từ Phúc làm “thần cai quản việc nông canh” và “thần y dược”. Ở Wakayama, Saga, Hiroshima, Aichi, Akita,… đều có dấu tích của những hoạt động của Từ Phúc. Ở Saga, Shinmiya trong các đền thờ đều lấy Từ Phúc làm thần để thờ phụng, mỗi năm đều tổ chức hoạt động tế lễ rất rầm rộ. Để phát huy mạnh mẽ tinh thần của Từ Phúc, Trung Quốc và Nhật Bản đã phối hợp lập nên Hội Từ Phúc, mấy năm gần đây những tác phẩm học thuật và văn nghệ liên quan đến Từ Phúc không ngừng xuất bản, những vở kịch liên quan đến Từ Phúc cũng không ngừng được lên sân khấu. 2. Từ Phúc là Thủy Hoàng Đế của người Nhật Bản? Người Nhật Bản thường chỉ nói thần tộc Thiên Hoàng vượt biển mà tới đất này nhưng lại không đề cập đến chuyện từ đâu mà tới. Vào năm 1987, tôi từng qua thăm Shinmiya bởi vì tôi rất muốn nhìn tận mắt nơi Từ Phúc lên bờ ở Nhật. Thành Shinmiya nằm ở huyện Wakayama. Tôi cũng từng gặp qua thị trưởng của thành phố Shinmiya. Điều lý thú là ông ta vốn cũng là người rất có hứng thú với nhân vật Từ Phúc. Ông ta mang tôi đến địa điểm Từ Phúc lên bờ. Đây là một bờ biển rất đẹp, có một ngôi đền thờ thần màu hồng, xung quanh rất yên tĩnh. Chúng tôi cũng tìm đến địa điểm mà theo truyền thuyết là nơi Từ Phúc đã phát hiện ra loại thuốc trường sinh bất lão. Vị thị trưởng này giải thích rằng, loại thuốc này có tác dụng bổ thận trị bệnh, người có một quả thận khỏe, tuổi thọ đương nhiên sẽ được kéo dài! Lang Nha đài, nơi Từ Phúc xuống thuyền ra biển Đông Thị trưởng còn dẫn tôi tham quan bia mộ của Từ Phúc được lập tại vùng ngoại ô của thành phố. Tấm bia này dùng Hán ngữ để ghi chép từ việc Từ Phúc làm sao tìm ra thuốc trường sinh bất lão cho đến việc vì sao ông quyết định định cư lâu dài ở Nhật. Bia mộ được lập vào năm 1834, trên bia có ghi 5 chữ “Từ Phúc chi mộ bi” do một vị thư pháp gia có tiếng thủ bút còn lời thơ trên mặt bia là do một vị Hán học người Nhật viết ra. Thị trưởng nơi đây còn cho biết, vào ngày 28 tháng 11 hàng năm, người Wakayama đều tập trung trước mộ Từ Phúc để tổ chức hoạt động kỷ niệm rất trọng thể. Vào năm 1980, lễ kỷ niệm Từ Phúc của người Wakayama đã tròn 2200 năm. Từ năm 19915 trở đi, nhân dân Wakayama thành lập Hội bảo vệ di tích Từ Phúc. Năm 1931, họ còn thành lập Hội bảo vệ di sản văn hóa Từ Phúc, tới năm 1955 cuối cùng họ đã thành lập nên Hiệp hội Từ Phúc. Quần thể tượng miêu tả việc Từ Phúc vượt biển Bên cạnh mộ của Từ Phúc còn có bảy ngôi mộ khác, tương truyền là bảy người thân tín bên cạnh Từ Phúc. Không có ai nói được rõ ràng về số phận của 3000 đồng nam, đồng nữ mà Từ Phúc mang theo đến Nhật Bản. Có rất nhiều địa phương ở Nhật Bản, đặc biệt là Kyushu cũng có những di tích về Từ Phúc. Lần đầu qua Fukutomi, tôi đã hỏi một vị quan chức cao cấp nơi đây rằng có biết về Từ Phúc hay không. Vị này cũng có một chút lúng túng, bởi vì ông ta từ trước đến nay chưa từng nghe qua cái tên này. Vì thế tôi kể cho ông ta nghe một số chuyện về Từ Phúc. Ngày thứ hai, ông ta đưa cho tôi một cuốn Trung tâm Kyushu tại Trung Quốc. Trong sách có nhiều bài nói về mối quan hệ giữa Trung Quốc, Kyushu và Từ Phúc. Tất cả người Nhật Bản đều kính trọng Từ Phúc. Trong thôn Kinryu ở Saga, Từ Phúc trở thành một vị thần về tri thức và y dược được mọi người sùng bái. Ngoài ra ông còn được mọi người xưng tụng như là thần nước và thần nông nghiệp. Những người dân trong thôn gọi Từ Phúc là “Kinryu tiên sinh”. Ở đó còn có một bức tranh tường cổ miêu tả mối quan hệ giữa Từ Phúc và Kinryu. Đây là tác phẩm của một họa sĩ sống vào thế kỷ XVII, hiện tại đã trở thành bảo vật của chùa Kinryu. Ở Kinryu, mỗi khi gặp hạn hán, người dân lại tới chùa Kinryu mang bức họa Từ Phúc trên kiệu, đi khắp chợ để cầu mưa. Khi đi phía sau của kiệu người ta dùng cỏ và lá trúc kết thành một con rồng lớn nặng 2 tấn, dài 36 mét. Toàn bộ nghi thức này được gọi là “Vũ khất hành sự” (nghi thức cầu mưa) được cử hành vào 8 tháng 8, bốn năm năm một lần. Trong nghi thức trọng thể này, những người tham gia nỗ lực đánh trống để cầu trời cho mưa xuống. Vào năm 1724, tại Chifu, gần Kinryu cũng bị hạn hán nghiêm trọng nhưng sau khi tiến hành nghi thức cầu mưa này thì mưa xuống. Vì vậy, người Nhật Bản tin rằng, khi Từ Phúc tới Chifu tìm thuốc trường sinh bất lão, ông đã giúp đỡ rất nhiều nông dân nơi đây. Thậm chí còn có thuyết nói ông đã yêu một cô gái của vùng đất Chifu này. Tôi cũng đã tham quan vùng ven biển của Shinmiya, tới nơi có bức tường thành đổ nát cao khoảng một mét rưỡi, dài khoảng chừng 32 km. Người Nhật Bản tin rằng Từ Phúc cũng tu sửa một đoạn trường thành. Nó là hình ảnh thu nhỏ của Vạn Lý Trường Thành của nước Tần Trung Quốc. Vào thời kỳ Mạc Phủ Edo (1600 - 1876), còn được tu sửa vượt qua kỷ lục của toàn thành này. Một số học giả cho rằng, Từ Phúc tu sửa đoạn thành này thực tế là để phòng chống quân của Tần Thủy Hoàng vì truy bắt ông ta mà tấn công Nhật Bản. Vào thời kỳ Edo, không có một lực lượng lao động lớn, để xây dựng một tòa thành như vậy là điều không thể tưởng tượng nổi, đây thực là một khoản chi phí lớn. Địa điểm Từ Phúc lên bờ cũng rất phù hợp với địa điểm mà nhân vật Thần Vũ Thiên Hoàng lên bờ. Một học giả Đài Loan tên là Vệ Đỉnh Sinh vào năm 1970 đã viết một cuốn sách tên gọi là Từ Phúc và Nhật Bản, nói rằng vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản không phải ai khác chính là Từ Phúc. Ông dựa vào sự trùng hợp rất kỳ lạ về thời gian mà Thiên hoàng và Từ Phúc lên bờ mà đưa ra kết luận khá mới mẻ này. Trong sách còn đề cập đến việc từ sinh hoạt trong những mộ huyệt quan trọng của hoàng tộc Nhật Bản vào thời đại Thiên Chiếu Đại Thần, người ta phát hiện ra một chiếc gương đồng thời Tần và một chiến đao mà người nước Tần thường dùng. Nếu như không phải là Từ Phúc tới đây, thì Nhật Bản làm sao có được những di vật thời cổ đại này? 2000 năm trước khi Từ Phúc tới Nhật Bản, Nhật Bản còn đang trong thời kỳ đồ đá, làm sao có thể chế tạo những thứ như vậy? Cuốn sách này còn nói tiếp, sự thực đã chứng minh Từ Phúc chính là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Tác giả còn lo lắng rằng nếu như người Nhật Bản cứ tiếp tục tin chắc vào thần thoại rằng họ là hậu duệ của thần mà không tiếp nhận các luận điểm khoa học thì lịch sử rất có thể sẽ bị lặp lại, bởi nguyên nhân gây ra chiến tranh là vì người Nhật Bản tin rằng mình là chủng tộc ưu tú nhất. Lịch sử của Nhật Bản chìm ngập trong những thần thoại. Đại đa số người Nhật đến nay vẫn tin họ là hậu duệ của những vị thần, như trong hai bộ biên niên sử sớm nhất của Nhật Bản là Cổ sự ký (Truyền thuyết cổ đại) và Nhật Bản thư ký (Nhật Bản biên niên sử) có ghi chép. Căn cứ vào những cuốn sử này, Thần Vũ Thiên Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản lên ngôi vào năm 660 trước CN. Nhưng cho tới đầu thế kỷ thứ VIII, Nhật Bản vẫn chưa có một bộ sử biên niên ghi chép lịch sử nào hoàn toàn đáng tin cậy. Và điều không thể tranh cãi nữa là cả hai bộ sử này đều dùng Hán ngữ cổ đại để viết thành. Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề. 3. Từ Phúc là người sáng lập Thần Đạo giáo Nhật Bản? Người Nhật Bản không thích khảo cổ, bởi vì đã khảo thì nguyên hình tất lộ. Thần Đạo giáo của Nhật Bản vốn đến từ Trung Quốc. Vào năm 1987, tôi có quen Ueno, một học giả Nhật nghiên cứu rất sâu về Từ Phúc, hiện đang công tác tại đại học Waseda. Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị liên minh đánh bại, ông di dân sang sống ở Mỹ và một số nước Mỹ Latin. Ông nói với tôi rằng, sau khi ông rời Nhật Bản mới phát hiện tại sao ở Châu Á, phát xít Nhật Bản lại phạm phải nhiều tội ác như vậy, tại sao Nhật Bản lại muốn chinh phục thế giới. Vị học giả này rời Nhật Bản đã 25 năm, và 10 năm trước đây mới quay trở lại Nhật Bản. Ueno cho rằng, vào triều Tần, Tần Phúc nhất định là một thủ lĩnh người nước Tề nhờ nghiên cứu cách chế tạo thuốc trường sinh mà nổi danh. Tần Thủy Hoàng muốn trừ khử Từ Phúc vì Từ Phúc chắc chắn sẽ là mối đe dọa với ông ta. Ông ta phái Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh mà ông ta biết là nhiệm vụ không thể hoàn thành. Từ Phúc biết rằng, nếu mình tay không trở về Trung Quốc nhất định sẽ bị Tần Thủy Hoàng xử tử. Đó là nguyên nhân Từ Phúc không trở về Trung Quốc. Ueno nói, Từ Phúc mang theo những đại thành của nền trí tuệ và tri thức của người Trung Quốc, trong đó bao gồm Đạo giáo. Ông cho rằng, Từ Phúc mới chính là người sáng lập chân chính của Thần Đạo giáo ở Nhật Bản. Thời Chiến Quốc, nước Tề là nước tuân thủ tôn giáo một cách nghiêm ngặt, mỗi người đến đạo quán đều phải trai giới, ở đó có phòng dành riêng cho mọi người thực hiện việc trai giới, làm sạch tâm hồn. Cho đến nay trong mỗi đền thờ thần xã đều còn giữ lại kiểu phòng như vậy dành cho những người tham bái thực hiện việc trai giới, loại phòng này được gọi là “Tề thất”, hoặc “Tề”, tức là quê hương nước Tề của Từ Phúc. Tôi cũng có đôi điểm nghi ngờ trong cách lý giải của Ueno, vì thế khi tôi tới mỗi huyện tham quan đều tìm hiểu qua các đền thờ thần xã, xem có giống như lời của Ueno nói hay không. Khi tôi đến tham quan các thần xã, đều đặt một câu hỏi: “Ở đây có Tề thất, dành cho người đến cúng bái hay không?”. Người hầu trong thần xã rất kinh ngạc nhìn tôi, đại khái nói rằng chưa từng có ai hỏi đến vấn đề này. Họ đều trả lời rằng: “Đương nhiên là có loại tề thất như vậy, mỗi người đến cúng bái ở đền thần xã trước hết đều phải trai giới ở phòng này”. Tôi cũng hỏi họ là có biết nguồn gốc của loại “Tề thất” này không thì họ không biết. Nhưng rõ ràng những lý giải của Ueno không phải là không có lý. Nghiên cứu của Ueno còn đề xuất rất nhiều những kết luận khác. Ông cho rằng, Từ Phúc và những người tùy tòng của ông đã sinh sôi thành ngàn vạn đời con cháu trên đất nước Nhật Bản. Chỉ cần xem màu mắt vàng của người Nhật Bản thì có thể khẳng định họ là hậu duệ bộ lạc Tề (tức bộ lạc quê hương của Từ Phúc). Những người Nhật bản này có rất nhiều người mang họ Trai Đằng, trong Hán Ngữ có nghĩa là Tề. Ông còn nói Khổng Tử và Lão Tử đều có nguồn gốc sâu xa từ nước Tề. Những người tùy tòng của Từ Phúc cũng có nhiều họ khác nhau, trong số đó cũng có rất nhiều người họ Tần, là quốc danh dưới vương triều Tần. Tại quận Sơn Khẩu, 1300 năm trước đã từng xây dựng nên một vương quốc Tần. Từ phong tục tập quán đều như là xuất phát từ Trung Quốc, họ đều là hậu duệ của “đặc phái viên” của triều đại nhà Tần, Từ Phúc. Căn cứ theo thống kê của Ueno, chí ít cũng có 30% người Nhật có huyết thống Trung Hoa và họ đều là hậu duệ của những tùy tòng của Từ Phúc. Ueno nói: “Nếu như người Nhật Bản biết rằng mình với người Trung Quốc là như đồng bào, có cùng huyết thống thì trong chiến tranh thế giới thứ hai họ đã không phạm phải những hành động tàn ác như vậy đối với người Trung Quốc. Chúng ta rất có thể cũng sẽ không tiến hành xâm lược người Trung Quốc”. Ông còn nói: “Trước khi tôi sang Trung Quốc, bởi vì những tội ác chúng ta gây ra với Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ hai mà tôi luôn cảm Từ Phúc thấy day dứt. Nên trước khi sang Trung Quốc tôi phải cố gắng khắc phục cảm giác này”. Tượng Từ Phúc ở Nhật Bản Ueno nói rằng cách nói rằng mình con cháu của thần của người Nhật Bản hiện nay là rất nguy hiểm. Nếu như người Nhật tiếp tục tin vào những thần thoại này, lịch sử sẽ lại tiếp diễn. Vì thế, ông đã tính tới việc viết một cuốn sách để người Nhật Bản triệt để nhìn rõ nguồn gốc khởi nguyên của họ. Ở Nhật Bản, điều được giữ tuyệt đối bí mật là phần mộ của tổ tiên. Nếu chưa được hoàng tộc cho phép không có ai được đụng chạm đến những phần mộ này chứ đừng nói đến vì mục đích nghiên cứu mà khai quật các phần mộ này. Nếu như người Nhật Bản cho phép khai quật các phần một tổ tiên để nghiên cứu, thì chắc chắn lịch sử của Nhật Bản sẽ phải được viết lại. Nếu như họ phát hiện ra rằng tổ tiên của mình là người Trung Quốc hay người Cao Ly, họ sẽ giải thích ra sao? Tôi nghĩ so với việc không quan tâm đến sự thực mà chỉ chìm đắm trong tưởng tượng và thần thoại thì tốt hơn nhiều. 4. Hata Tsutomu, thủ tướng của Nhật Bản đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của Tần Thủy Hoàng Trên thực tế thì có rất nhiều người Nhật Bản mang họ Trung Quốc, ở Hàn Quốc cũng như vậy. Vào năm 1994, ứng cử viên thủ tướng Hata Tsutomu trước khi nhận chức đã công khai thừa nhận mình là hậu duệ của hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Điều này khiến cho nhiều người Nhật Bản ngỡ ngàng. Ông nói rằng tổ tiên của mình họ Tần, mãi đến 200 năm trước đây mới đổi thành họ Vũ Điền, bởi trong tiếng Nhật, chữ Tần và chữ Vũ Điền phát âm gần giống nhau. Ông tự cho mình là người đời sau của tùy tòng gồm 3000 đồng nam đồng nữ do Từ Phúc dẫn đầu tới Nhật Bản. Nói cách khác, vị thủ tướng này đã thừa nhận trong mình có dòng máu Trung Quốc. “Mộ của con cháu Từ Phúc được đặt trong chùa Miếu Thiện của huyện Thần Nãi, khi tôi phát hiện ra, tôi đã tin rằng 2200 năm trước, Từ Phúc đã vượt biến đến Nhật Bản”, nữ sĩ Tajima Yuuko, thuộc Hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã nói như vậy khi bà ở cảng Liên Vân, Giang Tô. Có rất nhiều người người thuộc hiệp hội hữu nghị Nhật Trung huyện Kanagawa, hiệp hội hữu nghị Từ Phúc của Kanagawa đã đến cảng Liên Vân để thống báo những phát hiện mới nhất về mộ phần con cháu của Từ Phúc, nằm trong chùa Miếu Thiện ở Kanagawa, bên trái mộ của họ Fukutomi. Đại ý những ghi chép trong mộ được các chuyên gia khảo chứng, nói rằng tổ tiên của họ là Từ Phúc của triều Tần, sở dĩ họ lấy họ Fukutomi là vì lấy chữ Phúc trong tên Từ Phúc để con cháu không quên nguồn gốc tổ tiên. Trong truyền thuyết, Từ Phúc sinh ra ở thị xã cảng Liên Vân, huyện Cán Du, trấn Kim Sơn được sử sách ghi chép là người đầu tiên của Trung Quốc vượt biển đến đất Phù Tang (Nhật Bản). Tại hơn 2200 năm trước, Từ Phúc phụng mệnh Tần Thủy Hoàng, dẫn đầu 3000 đồng nam đồng nữ vượt biển. Mọi người đều cho rằng: Từ Phúc đã đem văn minh thời Tiên Tần như kỹ thuật canh tác, luyện kim, dệt vải, văn tự,… truyền bá ở đảo quốc Nhật Bản. Nguyên thủ tướng của Nhật Hata Tsutomu vào năm 2000 đã về vùng quê của Từ Phúc ở Cán Du. Ông từng nhiều lần phát biểu rằng, gốc gác của dòng họ Vũ Điền là ở Trung Quốc, tổ tiên của ông chính là Từ Phúc. THE END -------------------------------------------- Ebook Created By Nguyễn Đức Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững điều bạn chưa biết về Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tiếng Việt).pdf
Luận văn liên quan