Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Xây dựng, phát triển những giátrịVHCT truyền thống của dân tộc Lào hiện nay là pháthuy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, kiên trì mục tiêu XHCN. Trong hoạt động chính trịthấm đượm yếu tốvăn hóa, nhất là tính nhân văn, nhân đạo, tinh thần khoan dung, hòađồng. Phát huy vai trò của văn hóaphải gắn với định hướng chính trịmà định hướng chính trịhiện nay của Lào là định hướng XHCN. Chủnghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào chính là nền tảng tư tưởng đểxây dựng một nền VHCT kiểu mới nhằm phát triểnđất nước Lào trởthành nước vữngmạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh.

pdf177 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận dụng toàn bộ các tiềm năng sáng 143 tạo vào trong quá trình điều hành công việc lãnh đạo, quản lý, v.v... Vai trò, giá trị của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ở kết quả và hiệu quả lãnh đạo, quản lý đó. Người lãnh đạo về đảng trong công cuộc đổi mới thể hiện trình độ, năng lực lãnh đạo của mình trong định hướng, xã định kế hoạch, biện pháp, động viên, huy động quần chúng, người dưới quyền thực hiện. Người quản lý nhà nước thể hiện năng lực quản lý của mình trong việc hoạch định chính sách nhà nước, các mục tiêu kinh tế - xã hội phù hợp với các điều kiện thực tế của đất nước Lào, với xu thế chung của thời đại và các nước trên thế giới, với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Người lãnh đạo chính trị giỏi là người có khả năng phân tích tình hình, phát hiện mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp, quan hệ dân tộc và quốc tế, đề ra kế hoạch đúng đắn và phù hợp, dùng khoa học và nghệ thuật chính trị để xử lý các tình huống một cách khéo léo, tổ chức quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ, đem lại kết quả chính trị cao. Tiếp thu và vận dụng các giá trị VHCT truyên thống Lào sẽ giúp người lãnh đạo, quản lý phát triển và phát huy được các yêu cầu nêu trên. Những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước đối với người lãnh đạo, quản lý là hết sức to lớn. Người lãnh đạo, quản lý đáp ứng công cuộc đổi mới còn là phải có tư duy lý luận, là cầu nối giữa nhà khoa học và nhà tác nghiệp, biết vận dụng lý luận, quan điểm, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý cụ thể của mình. Người lãnh đạo chính trị phải có xu hướng chính trị đúng đắn, giới vận dụng khoa học và nghệ thuật chính trị vào tổ chức, điều hành bộ máy mà mình hoạt động, thực hiện hiệu quả mục tiêu chính trị của đảng và nhà nước. Người lãnh đạo chính trị còn phải có khả năng sử dụng quyền lực của đảng, nhà nước và nhân dân để tổ chức, chỉ huy tập thể dưới quyền, phải có khả năng sử dụng quyền lực vào việc thực thi đường lối, chính sách của đảng và nhà nước theo hướng tiến bộ của xã 144 hội. VHCT Lào là nền tảng và tiêu chí cho sự hình thà nh và phát triển các yếu tố quan trọng nêu trên ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý. VHCT truyền thống Lào sẽ là nền tảng, điều kiện cho sự hình thành và phát triển ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý các phẩm chất sau: - Có tầm nhìn thời đại, có trình độ và khả năng phù hợp với bản chất và đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước; - Có nhân cách lãnh đạo, quản lý phù hợp với tinh thần, tính chất, nhịp độ của công nghiệp hoá và hiện đại hoá và với những đặc điểm của thời đại; - Có tư duy khoa học phù hợp với tư duy hiện đại, phù hợp với tính chất và đặc điểm của xã hội công nghiệp, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền; - Có lối sống phù hợp với lối sống hiện đại, biểu hiện trong năng lực và tư duy nhanh nhạy, sắc bén, uyển chuyển và sáng tạo; - Phát triển các tư chất đặc thù của người lãnh đạo, quản lý như: vững vàng về tinh thần, phát triển sâu và phong phú về thế giới nội tâm, hài hoà giữa lý trí và tình cảm; - Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với tính chất công việc được phân công, có tri thức tổng hợp và chuyên sâu; - Có trình độ cao cả về hiểu biết cũng như các thao tác, kỹ thuật lãnh đạo và quản lý, xử lý tình huống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v...; - Có khả năng thu hút mọi người và quy tụ họ xung quanh mình, tổ chức và huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện các mục tiêu chung; - Biết chỉ đạo những vấn đề, hiện tượng có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai; đồng thời dự báo xu hướng và phương thức giải quyết chúng trong những điều kiện khó khăn, phức tạp, v.v...; - Hình thành các tính cách quyết đoán, táo bạo, chắc chắn trong việc đưa ra những quyết định cũng như chỉ đạo và hành động thực tiễn. 145 4.3. NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY Trong điều kiện đổi mới toàn diện theo định hướng XHCN ở nước CHDCND Lào, chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Một triết lý đảm bảo thành công ở nước Lào không thể không dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị VHCT truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Nhưng cũng phải xác định đây là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều giải pháp, phải thực hiện kiên trì, đồng bộ. Cụ thể: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nhằm kế thừa những giá trị VHCT truyền thống trong việc phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực: Sự phát triển của văn hóa và VHCT chịu sự quy định của cơ sở kinh tế - xã hội. Nếu tách rời cơ sở kinh tế - xã hội sẽ không thể hiểu được nội dung và bản chất của VHCT. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy vai trò của VHCT trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường là tiếp tục phát huy sức mạnh về nhận thức tư tưởng chính trị, khoa học và việc triển khai những tư tưởng chỉ đạo bằng chủ trương, chính sách cụ thể vào cuộc sống; đồng thời tiến hành kiểm tra, tổng kết để chuẩn bị cho việc xây dựng chủ trương, chính sách mới. Điều quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng là phải đổi mới tư duy về phát triển VHCT trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay; phải thấy rằng, VHCT không phải là lĩnh vực phi sản xuất vật chất, không phải là cái đuôi của kinh tế mà là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; VHCT còn là nhân tố tạo tiền lệ cho sự phát triển, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 146 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào nhằm phát huy vai trò của VHCT trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên về chính trị nói chung, VHCT nói riêng; đồng thời cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong xây dựng nếp sống văn minh, tác phong dân chủ, thấm nhuần tư tưởng "phục vụ nhân dân", hoàn thiện nhân cách. Theo đó, phải làm trong sạch đội ngũ đảng viên, xây dựng cho được một nề n ếp VHCT trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Mỗi cán bộ đảng viên dù ở cương vị công tác nào đều phải thấy hết trách nhiệm của mình, không ngừng tự rèn luyện, tự phấn đấu để nâng cao đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Các tổ chức đảng phải kịp thời biểu dương những cán bộ, đảng viên thực hiện tốt điều lệ và cương lĩnh của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên nêu gương những điển hình tiên tiến, nhưng đồng thời Đảng cũng kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, bất kể họ là ai, ở cương vị nào. Như vậy, chất lượng và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực VHCT đã và sẽ là nhân tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp xây dựng nền VHCT Lào vừa tiên ti ến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa đóng góp vào việc khắc phục những hạn chế của kinh tế - xã hội ở nước Lào. Hai là, Kế thừa những giá trị VHCT truyền thống Lào phải xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường: Xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường là một nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người mới. Môi trường VHCT được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà yếu tố trung tâm chính là con người văn hóa và các quan hệ xã hội của nó. Muốn xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường trước hết cần có một môi trường xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong sạch. Môi trường trong sạch, lành mạnh sẽ đảm bảo cho 147 cuộc sống lâu dài của con người. Một môi trường xã hội thật sự lành mạnh, dân chủ, tiến bộ, văn minh, không có sự tồn tại phổ biến của tệ nạn xã hội, trong đó "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" được coi là những thành tố cơ bản, cốt lõi cấu thành môi trường VHCT. Xây dựng môi trường VHCT lành mạnh để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường cũng có nghĩa là phải tạo ra một môi trường mà trong đó mọi tiềm năng sáng tạo của con người lao động, nhà sản xuất kinh doanh trong mọi thành phần kinh tế được giải phóng, phát huy và nâng lên trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc xây dựng môi trường VHCT lành mạnh nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường ở CHDCND Lào muốn thành công phải thực hiện được những giải pháp như sau: - Thực hiện nhất quán sự bình đẳng, dân chủ giữa các thành phần kinh tế: Thực hiện sự bình đẳng, dân chủ thực sự trong hoạt động kinh tế, làm cho chủ thể trong các thành phần kinh tế yên tâm hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Một nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường là người kinh doanh căn cứ vào tín hiệu thị trường và pháp luật để tự quyết định, lựa chọn hình thức kinh doanh sản xuất cái gì, tiêu thụ ở đâu, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Thiếu quyền tự chủ kinh doanh không thể có thị trường năng động. Đó là sự thể hiện tính dân chủ, tự do trong hoạt động kinh tế và cũng là điều kiện giải phóng mọi năng lực sản xuất, khuyến khích mọi người đem hết khả năng về sức lao động, vốn, kỹ thuật, v.v... vào trong hoạt động kinh tế để làm lợi cho mình và cả xã hội. Quá trình thực hiện chính sách bình đẳng, dân chủ, giữa các thành phần kinh tế, tất yếu phát triển quan hệ hợp tác bổ sung cho nhau, cạnh tranh nhau. Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh hợp pháp, bình đẳng, hạn chế độc quyền kinh doanh. Sự bình đẳng về mặt pháp lý và chính sách Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. 148 Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Lào hiện nay, từ một nền kinh tế lạc hậu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải chú ý khuyến khích, tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đồng thời phải tạo động lực trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, phải có trật tự, kỷ cương và phải tạo được sự phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau. Để đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ thật sự đúng đắn trong hoạt động kinh tế, đảm bảo cho môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh thì cần phải xây dựng và bổ sung các hệ thống luật pháp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật: Một nền kinh tế còn trong tình trạng tự nhiên, tự cấp tự túc là chủ yếu, chuyển sang nền kinh tế thị trường , các quan hệ kinh tế của cơ chế mới đang dần hình thành và phát triển, hệ thống các loại thị trường chưa được hoàn thiện như nước CHDCND Lào, nếu các công cụ và biện pháp điều tiết của Nhà nước đặc biệt là pháp luật chưa hoàn thiện và đầy đủ sẽ làm tăng những yếu tố tự phát của nền kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật là biện pháp để nâng cao vai trò của VHCT, đạo đức trong đời sống xã hội nói chung, tr ong hoạt động kinh tế, kinh doanh nói riêng và là biện pháp quan trọng trong sự hình thành nhân cách con người. Bởi lẽ, pháp luật bao giờ cũng là biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức, và biến nó thành thói quen. Pháp luật và đạo đức đều là những quy phạm xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, gắn với xã hội cụ thể trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Do vậy, đối với nước CHDCND Lào trên con đường đổi mới, đặc biệt là đổi mới về kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đúng đắn, kịp thời, có tính khoa học, tính thực tiễn cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực, 149 giá trị VHCT của dân tộc Lào, khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật một cách nghiêm minh sẽ tạo điều kiện cho người lao động, các chủ thể trong phát triển các thành phần kinh tế tiến hành kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm, các quan hệ kinh tế sẽ được điều chỉnh, các tranh chấp sẽ được giải quyết, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, an toàn trật tự cho hoạt động kinh tế. Hơn nữa, nó sẽ góp phần điều chỉnh một cách tự giác các hoạt động kinh tế để làm sao cạnh tranh nhưng phải lành mạnh, không xảy ra tình trạng cạnh tranh bất chấp tất cả, "cá lớn nuốt cá bé" một cách tự do; phải làm cho các chủ thể kinh tế không triệt tiêu nhau mà cùng có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tác cạnh tranh cùng tồn tại và phát triển. Điều này không chỉ làm cho xã hội trở nên lành mạnh mà kinh tế cũng sẽ phát triển. Cùng với các giải pháp nêu trên tất nhiên phải củng cố, hoàn thiện văn hóa nói chung, VHCT nói riêng - nền tảng tinh thần của xã hội trên cơ sở làm lành mạnh hóa xã hội, khắc phục những hình thức phát triển kinh tế tách rời văn hóa; và muốn làm được như vậy đòi hỏi phải tiến hành một số biện pháp như sau: + Phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu - lấy của Nhà nước và nhân dân phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tham nhũng có nhiều hình thức khác nhau như: tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể, tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp, tham nhũng có ý thức, tham nhũng không có ý thức, tham nhũng chủ động, tham nhũng bị động, v.v... dù tham nhũng theo hình thức nào cũng làm thiệt hại cho sự phát triển chung của đất nước. Về mặt chính trị, tham nhũng tới một mức độ nào đó sẽ phá vỡ cả thể chế của một nước. Về mặt kinh tế, tham nhũng sẽ làm cho kinh tế thiệt hại, rỗng mọt, đi chệch hướng và không có khả năng phát triển. Về mặt xã hội, tham nhũng làm đảo lộn luân thường đạo lý, khinh nhờn luật pháp, làm biến đổi quan hệ sở hữu, biến của công 150 thành của tư, hình thành tầng lớp tư nhân làm giàu bất chính. Tham nhũng là một hành vi xấu gắn liền với những người có chức có quyền trong các cơ quan Nhà nước nhưng lại thoái hoá về lối sống, về đạo đức, ăn cắp tiền của dân dưới nhiều hình thức khác nhau, từ tham ô, hối lộ, cắt xén của công để tư túi cá nhân. Ở nước CHDCND Lào, từ khi bước sang cơ chế th ị trường, tệ nạn tham nhũng phát triển một cách đáng lo ngại. Tệ nạn tham nhũng xảy ra ở mọi ngành mọi cấp từ Trung ương đến địa phương. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có chủ trương, nghị quyết về chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa suy giảm mà ngày càng lún sâu và trở thành thách thức đối với sự phát triển của đất nước nói chung, phát triển kinh tế thị trường nói riêng. Tham nhũng xảy ra vì nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, từ sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ đảng viên; chế độ tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức thiếu quy chế chặt chẽ; luật pháp chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa bao quát hết các lĩnh vực hoạt động của đất nước để quy định hành lang hoạt động và hành vi cho mọi người; tiền lương quá thấp, không đủ sống, nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải đi tìm việc làm khác để có thu nhập thêm; công tác chống tham nhũng chưa có chỗ dựa vững chắc. Mặc dù có nhiều văn bản chống tham nhũng trong đó tỏ thái độ kiên quyết ngăn chặn, trừng trị thích đáng bọn tham nhũng, nhưng thực tế, câu hỏi ai tham nhũng và ai là người chống tham nhũng vẫn chưa phân biệt rõ ranh giới và chưa có câu giải đáp rõ ràng, nên hiệu quả công tác phòng chống và xử lý tham nh ũng chưa cao. Những nguyên nhân này khiến cho việc chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn. Ở CHDCND Lào cũng như nhiều nước trên thế giới cần phải chống tham nhũng bằng cách: xây dựng quy chế tổ chức, quy chế hoạt động, bảo đảm thực thi nhiệm vụ chống tham nhũng có hiệu quả thông qua việc thành lập uỷ ban chống tham nhũng. Uỷ ban này vừa là cơ quan tham mưu cho Đảng và Chính phủ, vừa là cơ quan đặc quyền 151 đề nghị xử lý kỷ luật hoặc khởi tố trước pháp luật những đơn vị, cá nhân tham nhũng. Một uỷ ban chống tham nhũng như vậy đòi hỏi phải bao gồm những cán bộ lãnh đạo cao cấp chủ chốt, có uy tín và quyền lực, có khả năng bao quát, quyết đoán được mọi vấn đề, theo đúng luật pháp, đối với mọi cấp, mọi ngành và mọi người khi phạm tội tham nhũng. Đảng, Quốc hội và Chính phủ cần dành cho uỷ ban này một cơ chế hoạt động đặc biệt với những quy định cụ thể rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm chống tham nhũng. + Kiên quyết đấu tranh khắc phục các tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội hết sức phức tạp, giải quyết vấn đề này không bao giờ đơn giản. Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan, ma tuý, mại dâm v.v... nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân từ kinh tế, môi trường xã hội, gia đình; sự bất cập của công tác quản lý nhà nước có nguyên nhân từ bên trong, có nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Trong những năm gần đây, ở CHDCND Lào, tệ nạn xã hội phát triển khá nhanh. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với thế giới, kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có m ặt trái là kích thích tâm lý sống gấp, hưởng thụ, kích thích lòng ham muốn làm giàu bằng mọi cách và mọi giá, bất chấp đạo lý và pháp luật. Đáng chú ý là việc kinh doanh ma tuý và mại dậm v.v... lại có thể mang đến lợi nhuận cao hơn bất kỳ một ngành kinh doanh nào khác. Tuy nhiên, nguyên nhân rõ nhất dẫn đến tệ nạn xã hội phát triển tràn lan hiện nay lại là sự yếu kém về quản lý của Nhà nước trong nhiều mặt chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đặc biệt là ở thành phố; chưa tạo được công ăn việc làm cho người lao động; không có biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu lực các mặt xã hội, đặc biệt là các ngành dịch vụ, du lịch giải trí. Như vậy, có thể nói rằng ở bất kỳ nước nào, khi quản lý nhà nước bị buông lỏng, hệ thống luật pháp chưa chặt c hẽ; sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn, dân trí thấp, thì còn tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội nảy sinh và gia tăng. 152 Giải quyết vấn đề tệ nạn xã hội là công việc không phải của riêng ai mà là công việc của toàn xã hội, nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân, nên phải có nhiều biện pháp tiến hành một cách đồng bộ với phương châm vừa "phòng" vừa "chống", trong đó lấy phòng ngừa là chính. Công cuộc bài trừ tệ nạn xã hội cần được tiến hành trên cơ sở kết hợp các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, xử phạt và phát triển các chương trình kinh tế - xã hội, đồng thời cần chú trọng xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, tập trung sức lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo gắn với việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nhà nước cần phải có chính sách xã hội để giải quyết những hậu quả của quá trình phát triển kinh tế như: chính sách tạo công ăn việc làm cho người l ao động; chính sách thực hiện xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiể m xã hội và các hoạt động nhân đạo; chính sách bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nếu thực hiện tốt các chính sách đó sẽ là một trong những bảo đảm chắc chắn cho nền kinh tế thị trường phát triển bền vững, đồng thời cũng có ý nghĩa to lớn về văn hoá - xã hội ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. + Phải đẩy mạnh thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường, môi sinh. Lào là một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, phân bố ở các vùng từ bắc đến nam. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi, một thế mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, do tác động của nền kinh tế thị trường, người lao động, các chủ thể sản xuất kinh doanh do thiếu ý thức bảo vệ môi trường, chỉ thấy lợi ích trước mắt đã có những hoạt động tiêu cực chạy theo lợi nhuận thuần tuý, đã làm huỷ hoại môi trường tự nhiên, khiến cho môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên rừng ngày một bị cạn kiệt, môi trường sông, suối bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm do khai thác khoáng sản bừa bãi, ô nhiễm môi trường địa chất, sụt, lở đất đá , v.v... Ngoài ra, các chất thải công nghiệp và sinh hoạt ở một số nhà máy xí nghiệp, 153 khu dân cư đông người chưa có biện pháp xử lý đang gây hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống hiện tại và thế hệ tương lai. Môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái bị tàn phá, ô nhiễm sẽ gây tác hại rất lớn cho đời sống con người nói chung, cho sự phát triển kinh tế nói riêng. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho rằng, các dự án công nghiệp nếu không tính đến biện pháp xử lý chất thải thì lợi nhuận của dự án không đủ bù đắp sự tổn hại về môi trường. Do vậy, muốn phát triển kinh tế một cách bền vững thì phải có biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái. Những vấn đề về phát triển bền vững phải bao quát: "công bằng xã hội", "phúc lợi"; "nền kinh tế xanh", "môi trường tin cậy", "khả năng trường tồn", "chất lượng không khí", "môi trường trong lành". Để đạt được điều đó đối với nước Lào phả i thực hiện các biện pháp như sau: Trước hết, cần phải kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường; phải khuyến khích nhân dân Lào nói chung, các chủ thể sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế nói riêng tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; phải tập trung bảo vệ môi trường đô thị, các khu công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh. Cùng với biện pháp trên cần tiến hành nhiều biện pháp khác như: sớm hoàn thiện tổ chức quản lý thống nhất về môi trường từ Trung ương đến địa phương cơ sở, đưa các tổ chức này vào hoạt động có nề nếp; tổ chức tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng có nhận thức đúng đắn về công tác môi trường, thấy rõ vị trí và mối quan hệ của nó với sự phát triển xã hội, có ý thức đầu tư xây dựng, gìn giữ bảo vệ môi t rường xung quanh; tăng cường đào tạo cán bộ, bao gồm cả cán bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực môi trường; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho những người làm công tác về môi trường ở những nơi khó khăn và phải sớm hoàn chỉnh các luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn tình trạng xuống dốc của môi trường sinh thái trên đất nước Lào. Để thực hiện các giải pháp nêu trên cần tập trung đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phổ biến thông tin về phát triển bền vững. Đây là việc làm đòi hỏi 154 phải được tiến hành thư ờng xuyên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong bảo vệ tài nguyên môi trường. Ba là, kế thừa những giá trị VHCT truyền thống trong việc phát triển VHCT ở Lào hiện nay phải hạn chế những rủi ro , tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. VHCT của dân tộc Lào là sắc thái riêng của nhân dân các bộ tộc Lào, là tổng hòa các giá trị, các yếu tố vừa đa dạng vừa lâu bền của dân tộc. VHCT Lào không ra đời một cách ngẫu nhiên. Nó hình thành và phát triển thông qua quá trình lịch sử lâu dài, anh dũng của dân nhân Lào. Để có những giá trị tạo nên VHCT, dân nhân các bộ tộc Lào đã vượt qua những khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào là cần bảo vệ lưu giữ và phát triển VHCT của dân tộc trong điều kiện đổi mới nói chung, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường nói riêng. Đây là yêu cầu khách quan của một dân tộc khi gia nhập vào quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Để vai trò của VHCT dân tộc trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những giá trị VHCT dân tộc như tinh thần yêu nước, lòng vị tha, đức tính cần cù, chịu khó , v.v... Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một dân tộc biết bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị VHCT truyền thống sẽ tạo nên được những xung lực nội tại để phát triển và tiếp biến VHCT nhân loại. Ngược lại, nếu tự bỏ, đánh rơi các giá trị VHCT truyền thống sẽ dẫn xã hội đến tình trạng mất ổn định, thiếu nền tảng cho sự phát triển bền vững. Việc kế thừa và phát huy vai trò của VHCT nhằm khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường hiện nay là phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống, biến các giá trị tiềm ẩn của nền VHCT thành hiện thực của đời sống đương đại, đồng thời phải nỗ lực vun trồng, phát triển các nguồn lực nhân văn tạo nên nộ i lực phát triển của mỗi người và cả cộng đồng dân tộc Lào. Các giá trị truyền thống VHCT như: tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, tính cố kết 155 cộng đồng trong bản làng, tinh thần sống hoà hợp với thiên nhiên, đặc biệt là giá trị trong Phật giáo đã từng tồn tạ i trong đời sống xã hội và đời sống kinh tế của người Lào hàng ngàn năm lịch sử. Các giá trị ấy cần phải được kế thừa, phát huy và vận dụng một cách sáng tạo khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Bở i lẽ, xu hướng phát triển bền vững chỉ diễn ra khi có sự hài hoà giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giữa giá trị văn hóa và kinh tế. Việc đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần trong quá trình khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Lào hiện nay chính là cơ sở, tiền đề cho nền kinh tế Lào tồn tại và phát triển bền vững. Do đó việc kế thừa, phát huy VHCT dân tộc với các giá trị truyền thống phải được coi trọng và phát huy hơn nữa. Tinh thần yêu nước cần phải được khơi dậy, bởi vì yêu nước chính là làm cho "dân giàu, nước mạnh" như khẩu hiệu của Đảng NDCM Lào đề ra. Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế phải biết kết hợp lợi ích cá nhân, lợi ích cộng đồng với lợi ích đất nước. Những kẻ chỉ biết vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng, chà đạp lên lợi ích xã hội như: kinh doanh phi pháp, kinh doanh mà phá hoại môi trường, cảnh quan, di sản văn hoá; những kẻ tham nhũng đổi lấy sự giàu có nhanh chóng bằng mọi giá, không thể gọi là nhà kinh doanh yêu nước. Ngược lại, chúng ta phải tôn vinh, cổ vũ những người làm ăn chính đáng, những người đem lại sự thịnh vượng cho đất nước, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người dân. Cùng với việc kế thừa và phát huy VHCT truyền thống dân tộc, Đảng và Nhà nước Lào chủ trương tăng cường giao lưu và tiếp thu những tinh hoa VHCT nhân loại. Trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường nói riêng, cần phải biết kết hợp và phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; ngoài việc tận dụng, phát huy 156 các yếu tố vốn, sức lao động, tài nguyên khoáng sản trong nước, cần kế thừa những thành tựu khoa học - công nghệ, những phương thức kinh doanh tiên tiến, những biện pháp quản lý hiệu quả từ nước ngoài. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi có giao lưu và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, trong hội nhập quốc tế, khi tiếp thu những tinh hoa văn minh nhân loại nói chung, tinh hoa VHCT nói riêng, cần phải biết chắt lọc, tiếp thu những giá trị phù hợp với điều kiện cụ thể của Lào. Tiếp thu văn minh, VHCT nhân loại là học hỏi, vận dụng những đỉnh cao của trí tuệ và sự sáng tạo của nhân dân các nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa v.v..., làm giàu thêm, làm phong phú hơn VHCT dân tộc Lào. Trong quá trình kế thừa, tiếp thu đó, điều quan trọng là phải theo nguyên tắc phát triển, tồn tại phát triển trong đa dạng chứ không chấp nhận trở thành bản sao đồng dạng với các nền văn hoá khác, dân tộc khác. Các yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, nghệ thuật kinh doanh, sẽ trở thành động lực khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường của Lào, nếu chúng được tiếp thu và sử dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nước Lào, mà trung tâm là con người Lào hiện đại nhưng lại mang đậm sắc thái văn hoá Lào đã được hun đúc qua nhiều thế hệ. VHCT Lào sẽ bảo tồn được sắc thái của mình trong môi trường kinh tế thị trường khi nhân dân Lào biết vận dụng một cách sáng tạo cả yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, biết khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người Lào với những giá trị chân - thiện - mỹ. Như vậy, phát huy vai trò VHCT dân tộc nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường ở CHDCND Lào hiện nay không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp đồng bộ sau: - Đảng và Nhà nước phải có chủ trương đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đất nước, phải có cơ chế, quy định cụ thể để phát huy những giá trị VHCT truyền 157 thống tiêu biểu, phù hợp và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường. - Tiếp thu những tinh hoa VHCT nhân loại phù hợp với truyền thống, VHCT dân tộc, biến cái "ngoại sinh" thành cái "nội sinh" qua "màng lọc" tri thức dân tộc để đổi mới VHCT dân tộc. - Chống lại những ảnh hưởng tiêu cự c, phản động của VHCT ngoại lai; có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị. - Phát huy giá trị VHCT truyền thống dân tộc kết hợp với việc tiếp thu tinh thần dân chủ, cởi mở của VHCT nhân loại; bù đắp những thiếu hụt của VHCT truyền thống, tạo ra những giá trị mới để làm giàu bản sắc, hiện đại hóa VHCT dân tộc. Tóm lại, các giá trị VHCT truyền thống Lào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường ở CHDCND Lào trên con đường phát triển đất nước khi bước vào thế kỷ XXI. Những nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nêu trên là một thể thống nhất nhằm phát huy vai trò của VHCT truyền thống Lào trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi. Những nguyên tắc và giải pháp đó chỉ có thể trở thành động lực để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi nó được kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn Phômvihản và chủ trương đường lối của Đảng NDCM Lào về VHCT, với việc tiếp thu tinh hoa VHCT nhân loại và biết vận dụng các tư tưởng đó một cách khách quan phù hợp với điều kiện phát triển của nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới. 158 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 VHCT của CHDCND Lào là một nền VHCT phong phú và đặc sắc, nó được hình thành và kết tinh từ quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Giờ đây, chính các giá trị VHCT truyền thống đó lại thấm sâu, toả sáng trong tất cả các loại hoạt động, trong tất cả các lĩnh vực của công cuộc xây dựng và phát triển xã hội mới XHCN theo nội dung của công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào đề xướng và lãnh đạo thực hiện. Các giá trị của VHCT truyền thống trước hết định hướng chiến lược cho việc lựa chọn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước CHDCND Lào, mà cụ thể trong giai đoạn hiện nay là công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực - chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, v.v… Từ định hướng đó, các giá trị VHCT truyền thống Lào đề ra những nội dung của công cuộc đổi mới các lĩnh vực nêu trên một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện đất nước, để công cuộc đổi mới đi đến thành công. Các giá trị đó cũng chính là sức mạnh, động lực phát huy mọi năng lực của nhân dân lao động để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một nội dung cũng quan trọng khác là các giá trị VHCT truyền thống Lào là cơ sở lý luận và nền tảng tinh thần, trí tuệ, khoa học đối với việc xây dựng và phát t riển đội ngũ cán bộ của đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. Chính VHCT truyền thống đã hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng. Và cuối cùng, VHCT truyền thống Lào đến lượt mình lại là cơ sở, nền tảng tinh thần cho sự tiếp tục xây dựng và phát triển nền VHCT Lào theo hướng vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc Lào. 159 KẾT LUẬN Hoạt động chính trị về bản chất là hoạt động rất tinh tế, phức tạp, liên quan đến sứ mệnh của hàng triệu con người, nó đòi hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, vì thế càng không thể thiếu yếu tố văn hóa và VHCT. Sự nghiệp đổi mới với hàng loạt vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó phát triển VHCT trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN ở CHDCND Lào là vấn đề mới, việc giải quyết nó vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa cấp bách hiện nay. VHCT là một khái niệm mới của khoa học Chính trị học. Việc nghiên cứu VHCT không chỉ giới hạn ở việc làm rõ các vấn đề lý luận như văn hóa, chính trị, VHCT, mà còn cần chú trọng nghiên cứu tư duy chính trị, hành vi chính trị gắn liền với quá trình hoạt động chính trị trong đời sống thực tiễn của con người. Trong các suy nghĩ và hành vi chính trị, con người phải coi trọng các nhân tố văn hóa, tâm lý cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, cách hiểu và định nghĩa về VHCT hiện nay cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin và những thành tựu khoa học gần đây, VHCT là một bộ phận của văn hóa xã hội, phản ánh mối quan hệ thống nhất giữa văn hóa dân tộc và hoạt động chính trị của các giai cấp. VHCT được biểu hiện thông qua sự hiểu biết chính trị, tình cảm chính trị, niềm tin và thái độ chính trị của các công dân đối với các hiện tượng chính trị và hệ thống chính trị. VHCT còn biểu hiện ở khả năng, mức độ điều chỉnh các mối quan hệ chính trị phù hợp với truyền thống và chuẩn mực xã hội do văn hóa dân tộc tạo ra. VHCT của Lào hiện nay vừa là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn chính trị và đời sống văn hóa của dân tộc Lào, vừa là quá trình tự đổi mới liên tục của các chủ thể chính 160 trị nhằm phát huy hết tiềm năng và nội lực của dân tộc Lào để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. VHCT truyền thống của CHDCND Lào được hình thành và phát triển trong suốt lịch sử lao động, đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào. Với các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, con người, nhất là từ đặc điểm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng và thống nhất đất nước của nhân dân Lào, VHCT Lào hình thành nên một hệ thống các giá trị hết sức độc đáo và phong phú, đa dạng, v.v... Đó là những tư tưởng, những giá trị như độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường dân tộc; đó là các giá trị nhân lõi xuyên suốt VHCT Lào như yêu nước và đoàn kết dân tộc; những tư tưởng và giá trị đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ công lý; đó cũng là tư tưởng và các giá trị yêu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị VHCT truyền thống Lào là sản phẩm quý báu của dân tộc, của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong thời kỳ chấn hưng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Lào, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu XHCN ngày nay, các giá trị VHCT truyền thống Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó định hướng chính trị đúng đắn cho công cuộc đổi mới; nó xác định những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tính chất thời đại, với các điều kiện cụ thể của đất nước, với kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Lào; nó cũng là mục tiêu và động lực cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của Lào. VHCT Lào cũng là nền tảng tinh thần và tri thức cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước Lào. Bản thân các giá trị VHCT truyền thống Lào, trong điều kiện hiện nay, có vai trò to lớn trong quá trình tiếp tục phát triển các giá trị nói chung, 161 nền VHCT Lào nói riêng, làm cho VHCT Lào ngày càng phong phú, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Lào. Xây dựng, phát triển những giá trị VHCT truyền thống của dân tộc Lào hiện nay là phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, kiên trì mục tiêu XHCN. Trong hoạt động chính trị thấm đượm yếu tố văn hóa, nhất là tính nhân văn, nhân đạo, tinh thần khoan dung, hòa đồng. Phát huy vai trò của văn hóa phải gắn với định hướng chính trị mà định hướng chính trị hiện nay của Lào là định hướng XHCN. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào chính là nền tảng tư tưởng để xây dựng một nền VHCT kiểu mới nhằm phát triển đất nước Lào trở thành nước vững mạnh, nhân dân giàu có, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh. 162 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Aloun Bounmixay (2012), "Những đặc điểm cơ bản của văn hóa chính trị nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào". Lý luận chính trị, (8),tr.91-93. 2. Aloun Buonmixay (2012), "Văn hóa truyền thống Lào và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào giai đoạn hiện nay". Giáo dục lý luận, (189), tr. 61-63 và 79. 3. Aloun Bounmixay (2013), "Sự tác động lấn nhau giữa văn hóa chính trị với kinh tế thị trường và một số giải pháp". Ko sang phak (Xây dựng Đảng), Ban Tổ chức Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (135), tr. 25-26 và 31. 4. Aluon Buonmixay (2013), “Một số vấn đề về cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống Lào”. Alun may (cộng sản), Ban tuyên huấn Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (167), tr. 33 - 39. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. A.I.Acnondov (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 2. Báo Cứu quốc (ngày 08, tháng 10, năm 1945). 3. Hoàng Chí Bảo (1992), Văn hóa chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng và nội dung nghiên cứu của Chính trị học. Sách "Một số vấn đề về khoa học chính trị", Tài liệu của Viện Mác - Lênin. 4. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (11). 5. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12). 6. Hoàng Chí Bảo (2009), "Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập", Tạp chí Cộng sản, (797). 7. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 8. Phạm Văn Bính (2004), "Văn hóa với tư cách là động lực, mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội", Lý luận chính trị, (3). 9. Các chuyên đề bài giảng chính trị học (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Cay Xỏn PhômViHản (1975), Nước Lào đang tiến bước trên con đường vẻ vang của thời đại, Nxb Neo Lào Hắc Xạt (Bản dịch của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam). 11.Cay Xỏn PhômViHản (1976), "Lời chào mừng tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ IV", Báo Nhân Dân. 12. Cay Xỏn PhômViHản (1978), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb sự thật, Hà Nội. 164 13.Cay Xỏn PhômViHản (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào (1990), Nxb Sự thuật, Hà Nội. 14. Chính trị học đại cương (1997), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Chính trị học đại cương (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Cù Huy Chừ (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án PTS khoa học triết học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Phạm Hồng Chương (2005), "Tác động của văn hóa truyền thống tới sự lựa chọn con đường và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh" , Tạp chí Cộng sản, (15). 18. Trần Kim Cúc (2009), "Giao lưu văn hóa quốc tế nhìn từ góc độ quản lý", Lý luận chính trị, (4). 19. Phạm Đức Dương (1947-1997), Nửa thế kỷ tiếp cận văn hóa Lào từ cảm nhận đến nhận thức, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm ngày chuyên gia kháng chiến ở Lào. 20. Hà Đăng (2005), "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (15). 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Văn Hải (2001), "Về văn hóa chính trị", Tạp chí Lý luận chính trị, (5). 165 26. (11.10.2010), Bài phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đến thăm Học viện CT -HCQG Hồ Chí Minh 27. (28 - 4 - 2010), Đại đoàn kết toàn dân. Nguồn sức mạnh vô địch bảo đảm thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 28. Đỗ Huy (1989), Sự chuyển đổi hệ giá trị trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Triết học, (3). 29. Đỗ Huy (1992), Giao tiếp văn hóa và hệ giải pháp hình thành những giá trị văn hóa mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Đỗ Huy (1995), Sự thay đổi các chuẩn giá văn hóa khi kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, (1). 31. Nguyễn Văn Huyên (2004), "Về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới" Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 32. Nguyễn Văn Huyên (2005), "Tiếp cận triết học về văn hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay", Thông tin Chính trị học, (1). 33. Nguyễn Văn Huyên (2006), "Văn hóa chính trị - một số quan niệm, một số vấn đề", Thông tin Chính trị học, (2). 34. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (20 07), Chính trị học - những vấn đề lý luận và thực tiễn , Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2009), Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Trần Đình Huỳnh (1998), "Văn hóa chính trị - một cách nhìn trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10,11). 37. Khoa Chính trị học, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1999), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166 38. Nguyễn Văn Khoan (2008), Việt - Lào hai nước chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Lê Tấn Lập (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam và vai trò của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay , Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 40. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 41. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 42. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 43. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb tiến bộ, Mátxcơva. 44. Lịch sử Lào (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 45. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, in lần thứ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu Thế kỷ XXI, Nxb Lý luận chính trị. 53. Hoài Nguyên (1997), Lào - đất nước con người, Nxb Thuận hoá. 54. Hoài Nguyên (2008), Lào đất nước - con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Đức Ninh (1997), Ngôi chùa phật giáo trong sự bảo tồn và phát triển văn hóa Lào, Viện nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội. 167 56. Lương Ninh (chủ biên) (1996), Đất nước Lào, lịch sử và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Nguyễn Hồng Phong (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam - truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 58. Lê Văn Quán (2007), Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 59. Lê Minh Quân (2009), Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ănggen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Lê Minh Quân (2010), Hoà bình - hợp tác và phát triển - xu thế lớn trên thế giới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Phạm Ngọc Quang (1995), Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Lưu Văn Quảng (2009), "Khái niệm và cách phân loại văn hóa chính trị", Thông tin Chính trị học, (1). 63. Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (2000), Văn hóa chính trị với việc nâng cao chất lượng cán bộ của Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. 64. Tìm hiểu lịch sử - văn hóa nước Lào (1981), tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Tìm hiểu lịch sử - văn hóa nước Lào (1984), tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Hà Xuân Trường (1994), Văn hóa, khái niệm và thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 68. Lâm Quốc Tuấn (2001), "Văn hóa chính trị và sự phát triển con người", Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 168 69. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 70. Phạm Hồng Tung (2010), Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Viện Khoa học chính trị, Học viện CTQG HCM, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hoàng Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Nguyễn Văn Vĩnh (2003), "Vai trò của văn hóa chính trị trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo chính trị", Thông tin Chính trị học, (4). 76. Trần Quốc Vương (chủ viên) (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. B. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh 77. Almond G.A. (1956), Comparative Political Systems, Journal of Politics, 1956, NO.4. 78. Almond G.A. (1963), The Study of Political Culture/ G.A. Almond// Political Culture in Germany, ed by D. Berg - Schlosser, R Rytlewski - L.The Macmillan Press Ltd. 79. Almond G.A. (1963) The Civic Culture: Political Attitrudes and Democracy in Five Nations/ G.A.Almond, S.Verba. - Princeton: Priceton University Press. 80. Dalton R.J. (1988), Citizen Politics in Western Democracies/ R.J. Dalton. - Chatam, New Jersey. 169 81. Dennis Kavanagh (1972), Political Culture, London Basinstocke, Macmillan, 1972. 82. Encyclopaedia of the social sciences, volumes XIII-XIV, (1957), the Macmillan Company - New York. 83. Lucian Pye & Sidney Verba (1965), Political Culture and Political development, Princeton University Press. C. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Lào (dịch sang tiếng Việt) 84. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào Nghị quyết 7, khoá VIII (2008), Vấn đề Giáo dục, Y tế, Thông tin - Văn hóa và Lao động thương vinh xã hội, Viêng Chăn. 85.Băng Lit Khăm Liêng ChănThiLat (2004), Văn hoá chính trị của đội ngũ đảng viên tỉnh Xa Van Na Khet (CHDCND Lào) hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện CTQG HCM. 86. Bua Ban VoLaKhun (1998), Tính dân tộc của văn hóa Lào, Nxb Quốc gia Lào. 87. Bun My ThệpSiMương, tác phẩm tập I, (2006), Sự hình thành của các dân tộc Lào, Nxb Quốc gia Lào. 88. Bun My ThệpSiMương, tác phẩm tập II, (2009), Sự hình thành của các dân tộc Lào, Nxb Quốc gia Lào. 89. Cay Xỏn PhômViHản (1979), Một số bài kinh nghiệm chính và một số vấn đề phương hướng của cuộc cách mạng Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 90. Cay Xỏn PhômViHản (1980), Hai mươi năm lăm chiến đấu và thắng lợi của Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 91. Cay Xỏn PhômViHản (1985), Tuyển tập, tập 1, Viêng Chăn. 92. Cay Xỏn PhômViHản (1987), Tuyển tập, tập 2, Viêng Chăn. 170 93. Cay Xỏn PhômViHản (1997), Tuyển tập, tập 3, Viêng Chăn. 94. Cay Xỏn PhômViHản (2005), Tuyển tập, tập 4, Viêng Chăn. 95. Đảng NDCM Lào (1982), Văn kiện Đại hội lần thứ III, Viêng Chăn. 96. Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội lần thứ IV, Viêng Chăn. 97. Đảng NDCM Lào (1991), Văn kiện Đại hội lần thứ V, Viêng Chăn. 98. Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội lần thứ VI, Viêng Chăn. 99. Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ VII, Viêng Chăn. 100. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ VIII, Viêng Chăn. 101. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, Viêng Chăn. 102. "Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là trách nghiệm của mọi người Lào" (10-2004), Tạp chí Văn hóa Lào, (1). 103. K.O. La Bun (2008), Về vấn đề chính trị, tư tưởng và văn hóa, Bộ Thông tin - Văn hóa Lào, Viêng Chăn. 104. Khăm Tay SỉPhănĐon (2001), Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ VII, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, Viêng Chăn. 105. Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ (2002), Văn hóa chính trị ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu văn hoá và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào. 106. Năm bài học của Đảng NDCM Lào, đối với việc lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (2000), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Viêng Chăn. 107. Tổng kết 30 năm kỷ niệm Quốc khánh nước CHDCND Lào (2005), Viêng Chăn. 108. Tổng kết 50 năm kỷ niệm ngày thành lập Đảng NDCM Lào (2005), Viêng Chăn. 109. Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1945 - 1975) (2004), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Viêng Chăn. 171 110. Tuyên bố của Đại hội đại biển nhân dân toàn quốc Lào (2-12-1975), Viêng Chăn. 111. Nghị định số 174 của Thủ tướng đối với di sản văn hóa, lịch sử và tự nhiên (13/11/1993), Viêng Chăn. 112. Lịch sử Lào, biên tập Sy Sụ Phăn Bxăng Xơ Khơ La Bót, năm 1934. 113. Lịch sử Lào, đất nước và con người Lào, biên tập Đuông Xay Đuông Pha sỷ, năm 1995. 114. Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào (1930-2007), (2011), Nxb Sự thật, Hà Nội. 115. Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào -Việt, Việt - Lào (1930-1945), Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 116. Bộ Văn hóa - Thông tin Lào (2008), Tài liệu văn hóa và phát triển, Viêng Chăn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ts_lao_8706.pdf
Luận văn liên quan