1/ Lý do chọn đề tài
Ngày nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đất đai là tư liệu sản xuất trực tiếp của nền kinh tế nông - lâm -
ngư nghiệp, là địa bàn để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, là nhu cầu cần
thiết cho sinh hoạt của con người. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại
hóa của đất nước hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, các quy phạm
pháp luật để quản lý sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Trong đó, việc quy định
về đền bù, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất là lĩnh vực quản lý nhạy cảm và phức
tạp. Điều này thể hiện ở chỗ: khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng quản lý
nhà nước vẫn mang tính bao cấp, quan liêu. Vì thế nhiều chính sách về đền bù còn
bất cập, chưa giải quyết hết những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi
Nhà nước thu hồi đất. Mặc dù Nhà nước đã thành lập Hội đồng tư vấn để nghiên
cứu, xem xét quyết định nhưng bên cạnh việc quy định giá bồi thường chưa phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, lại thêm việc nhiều địa phương khi lấy
đất để phát triển kinh tế lại không vận dụng đúng và linh hoạt các quy định của Nhà
nước dẫn đến mất công bằng trong việc định giá từng khu vực và giữa các khu vực
với nhau. Những vấn đề trên đã dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân ở
nhiều địa phương yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết về quyền và lợi
ích hợp pháp cho họ.
Đứng trước thực trạng nêu trên, để cân bằng giữa lợi ích giữa Nhà nước và
lợi ích của người dân, khắc phục được những khó khăn trong công tác giải tỏa đền
bù hiện nay, nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Những hạn chế
trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người
dân – những vấn đề đặt ra” để làm nghiên cứu khoa học, nhằm mục tiêu:
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác giải tỏa đền bù đất đai;
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đền bù, giải tỏa đất
đai;
- Tìm hiểu và nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn của Nhà nước và người
dân khi ứng dụng pháp luật đất đai vào giải tòa, đền bù;
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn trên.
2/ Mục tiêu nghiên cứu
- Những vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư, bao gồm từ
phía người dân và những người thực hiện dự án.
- Điều tra những hộ có đất trong khu vực thuộc dự án, phân chia khu vực được
đền bù với những mức giá khác nhau.
- Thu thập tài liệu, tư liệu có liên quan đến công tác bồi thường hỗ trợ và tái
định cư của dự án.
- Đề xuất một số giải pháp để khắc phục khó khăn của dự án để phù hợp với
nhu cầu thực tế.
3/ Phạm vi nghiên cứu
- Đất của hộ gia đình, cá nhân nằm trong khu vực của dự án phải giải toả.
+ Đất ở, đất nông nghiệp.
+ Các công trình kiến trúc.
+ Cây cối, hoa màu.
- Các chính sách về đất đai có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực tỉnh Đồng Tháp
Vì không có nhiều điều kiện nghiên cứu sâu vào thực tế, mà chỉ dựa vào
những số liệu về tình hình hoạt động tại chi cục trong năm qua để phân tích, nên với
những kiến thức học nhóm chỉ tóm lược lại một mảng kiến thức nhỏ về những mặt
đạt được và những vướng mắc trong vấn đề đền bù, giải tỏa.
4/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường hỗ trợ, tái định
cư, bao gồm từ phía người dân và những người thực hiện dự án. Từ đó đưa ra
những biện pháp giải quyết một cách hợp lý tạo công bằng cho người dân, Nhà
nước và nhà đầu tư
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4330 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân – những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.000.000 đồng/hộ
1/ Về hỗ trợ di chuyển
Tỉnh dựa vào loại nhà
kiên cố, bán kiên cố hay
nhà tạm để hỗ trợ.
1/ Về hỗ trợ di chuyển:
Tính dựa vào khoảng
cách (km) di chuyển. Đối
với mức hỗ trợ của 2 tỉnh
Đồng Tháp quy định chi
tiết và cụ thể hơn.
68
- Nhà ở có diện tích từ 30
m
2
đến 45 m2, hỗ trợ
3.000.000 đồng/hộ
- Nhà ở có diện tích trên 45
m
2, hỗ trợ 5.000.000
đồng/hộ
- Di chuyển nhà ở sang kế
bên hoặc lùi về sau thì
được hỗ trợ bằng 50% giá
trị hỗ trợ theo từng diện
tích nhà ở.
- Di chuyển chỗ ở sang
tỉnh khác, hỗ trợ 6.000.000
đồng/hộ
2/ Mức hỗ trợ thuê nhà đối
với hộ gia đình ở đô thị là
900.000 đồng/tháng, hộ gia
đình ở nông thôn là
700.000 đồng/tháng; thời
gian hỗ trợ được tính 06
tháng.
2/ Về hỗ trợ tiền thuê nhà:
Tỉnh Long An quy định
mức hỗ trợ cụ thể cho cá
nhân hỗ trợ tiền thuê nhà
tạm cư 300.000 đồng/
nhân khẩu thực tế ăn ở tại
nơi thu hồi đất/tháng, mức
hỗ trợ tối thiểu là 900.000
đồng/hộ gia đình/tháng
(nhưng phải đồng ý bàn
giao mặt bằng đúng tiến
độ và tự lo tạm cư); đối
với tổ chức thì mức độ hỗ
2/ Về hỗ trợ tiền thuê
nhà:
Không quy định mức hỗ
trợ cụ thể mà tùy vào
từng trường hợp và phải
sau 02 (hai) tháng kể từ
ngày hộ bị thu hồi đất
nhận được đất tái định cư
mới được hưởng hỗ trợ.
69
3/ Hỗ trợ di dời đồng hồ
điện, nước, điện thoại,
giếng khoan.
trợ xác định bằng diện
tích thuê (tối đa không
vượt quá diện tích bị thu
hồi) nhân đơn giá thuê
nhưng thời gian hỗ trợ tối
đa không quá 12 tháng.
3/ Đối với hỗ trợ di dời
đồng hồ điện, nước, điện
thoại, giếng khoan không
có quy định.
3/ Đối với hỗ trợ di dời
đồng hồ điện, nước, điện
thoại, giếng khoan
không có quy định.
Hỗ trợ tái định cƣ
1/ Quy định giá trị một
suất tái định cư tối thiểu:
Đơn giá hỗ trợ cho suất tái
định cư tối thiểu được tính
bằng giá đất do UBND tỉnh
quy định và công bố tại
thời điểm thu hồi đất
(Trường hợp tại thời điểm
thu hồi đất mà tại vị trí nền
tái định cư UBND tỉnh
chưa quy định giá đất thì
xác định lại giá) nhân với
diện tích hỗ trợ suất tái
định cư tối thiểu cho hộ gia
đình, cá nhân được bố trí
1/ Về quy định giá trị một
suất tái định cư tối thiểu
và hỗ trợ một suất đầu tư
hạ tầng:
Chỉ quy định chung không
có mức hỗ trợ cụ thể,
riêng suất đầu tư hạ tầng
thì giao cho Sở Xây dựng
tỉnh Long An quy định.
1/ Về quy định giá trị
một suất tái định cư tối
thiểu:
So với chính sách về hỗ
trợ tái định cư tối thiểu
của tỉnh Đồng Tháp, tỉnh
Vĩnh Long quy định mức
hỗ trợ thấp hơn.
70
02 (hai) nền tái định cư thì
diện tích là 180 m2
2/ Giá trị hỗ trợ một suất
đầu tư hạ tầng tại khu tái
định cư tập trung cho hộ
gia đình, cá nhân được bố
trí 01 (một) nền tái định cư
là 45.000.000 đồng/hộ;
trường hợp hộ gia đình, cá
nhân được bố trí 02 (hai)
nền tái định cư thì giá trị
hỗ trợ một suất đầu tư hạ
tầng tại khu tái định cư là
90.000.000 đồng/hộ;
trường hợp hộ gia đình, cá
nhân được bố trí 03 (ba)
nền tái định cư thì giá trị
hỗ trợ một suất đầu tư hạ
tầng tại khu tái định cư tập
trung 135.000.000
đồng/hộ.
2/ Về quy định hỗ trợ
một suất đầu tư hạ tầng:
tỉnh Vĩnh Long quy định
mức hỗ trợ chi tiết cho
từng diện tích đất ở bị thu
hồi.
-Bên cạnh đó còn có quy
định thêm mức hỗ trợ đối
với trường hợp có nhà
(có xác nhận của chính
quyền địa phương là nhà
xây dựng trước khi thông
báo triển khai dự án và để
đáp ứng nhu cầu nhà ở
sinh hoạt thật sự cho hộ
gia đình, cá nhân), ở trên
đất của người khác hoặc
thuê mướn mà không có
chỗ ở khác để di dời
Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1/ Hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, khi Nhà nước thu
hồi đất diện tích đất sản
xuất nông nghiệp thì được
Cơ bản 02 tỉnh Đồng
Tháp và tỉnh Long An có
quy định về hỗ trợ đời
sống và ổn định sản xuất
giống nhau. Riêng tỉnh
Cơ bản 02 tỉnh Đồng
Tháp và tỉnh Vĩnh Long
giống nhau.
71
hỗ trợ ổn định đời sống
như sau:
a/ Thu hồi từ 30% đến
70% diện tích đất nông
nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ ổn định đời
sống trong thời gian 06
tháng nếu không phải di
chuyển chỗ ở trong thời
gian 12 tháng nếu phải di
chuyển chổ ở.
b/ Thu hồi trên 70% diện
tích đất nông nghiệp đang
sử dụng thì được hỗ trợ ổn
định đời sống trong thời
gian 12 tháng nếu không
phải di chuyển chỗ ở và
trong thời gian 24 tháng
nếu phải di chuyển chổ ở.
c/ Mức hỗ trợ cho 01 nhân
khẩu quy định tại các điểm
a và b khoản này được tính
bằng tiền một lần tương
đương 30 kg gạo trong 01
tháng theo thời giá trung
bình tại thời điểm hỗ trợ
của địa phương.
Long An có quy định
thêm việc xác định phần
trăm đất nông nghiệp bị
thu hồi và tổng diện tích
đất bị thu hồi của từng hộ
trong phạm vi dự án, giao
cho Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư xem xét
cụ thể để xác định mức hỗ
trợ hợp lý của từng hộ
trong toàn bộ dự án.
72
d/ Hộ gia đình, cá nhân
phải di chuyển chổ ở là
người bị thu hồi hết đất ở
phải di chuyển chổ ở sang
địa điểm khác (phần diện
tích đất còn lại không thể
xây dựng nhà ở).
Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cƣ và đất vƣờn, ao không đƣợc
công nhận là đất ở
1/ Hộ gia đình, cá nhân khi
Nhà nước thu hồi đất vườn,
ao trong cùng thửa đất có
nhà ở trong khu dân cư thì
ngoài việc được bồi thường
theo giá đất nông nghiệp
trồng cây lâu năm còn
được hỗ trợ như sau:
a/ Diện tích đất tính hỗ trợ
tối đa là 2.000 m2 đối với
đất nông thôn và 1.000 m2
đối với đất tại đô thị.
b/ Mức hỗ trợ được tính
bằng 50% giá đất ở cùng vị
trí với thửa đất vườn, ao bị
thu hồi theo giá trị đất do
UBND tỉnh quy định và
công bố áp dụng vào ngày
1/ Về mức hỗ trợ:
-Đối với đất vườn, ao
trong cùng một thửa đất
có nhà ở: cơ bản quy định
giống tỉnh Đồng Tháp
mức hỗ trợ cụ thể là 50%.
-Đối với đất nông nghiệp
trong địa giới hành chính
phường, trong khu dân cư
thị trấn, khu dân cư nông
thôn; thửa đất nông
nghiệp tiếp giáp với ranh
giới phường, thị trấn: tỉnh
Đồng Tháp hỗ trợ 50%,
còn tỉnh Long An có mức
hỗ trợ cao hơn 70%.
1/ Về mức hỗ trợ:
Cơ bản quy định giống
tỉnh Đồng Tháp mức hỗ
trợ cụ thể là 50%
73
01 tháng 01 hàng năm.
2/ Hộ gia đình, cá nhân bị
Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp trong địa giới hành
chính phường, trong khu
dân cư thị trấn, khu dân cư
nông thôn; thửa đất nông
nghiệp tiếp giáp với ranh
giới phường, ranh giới khu
dân cư thì ngoài việc bồi
thường theo giá đất nông
nghiệp còn được hỗ trợ
bằng tiền. Phạm vi, diện
tích đất và mức hỗ trợ
được quy định:
a/ Diện tích đất tính hỗ trợ
tối đa là 2.000 m2 đối với
đất vùng nông thôn và
1.000 m
2
đối với đất tại đô
thị.
b/ Mức hỗ trợ được tính
bằng 50% giá đất ở trung
bình của khu vực có đất bị
thu hồi.
2/ Về giới hạn diện tích:
cơ bản quy định giống
tỉnh Đồng Tháp diện tích
đất không quá 5 lần hạn
mức giao đất ở.
2/ Về giới hạn diện tích:
Cơ bản quy định giống
tỉnh Đồng Tháp diện tích
đất không quá 05 lần hạn
mức giao đất ở. Riêng
tỉnh Vĩnh Long quy định
thêm mức hỗ trợ cho các
diện tích đất thu hồi đất
đối với đất thuộc từng
phạm vi khu vực các xã;
thị trấn; phường. Đồng
thời tỉnh Vĩnh Long có
quy định thêm việc hỗ trợ
này phải đảm bảo giá trị
đất bồi thường và hỗ trợ
đất nông nghiệp không
cao hơn đất phi nông
nghiệp, nếu cao hơn thì
tùy tình hình thực tế của
từng công trình, dự án
Hội đồng thẩm định trình
UBND tỉnh xem xét,
quyết định.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1/ Hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông
1/ Về mức hỗ trợ:
Tỉnh Long An không quy
1/ Về mức hỗ trợ:
Tỉnh Vĩnh Long quy định
74
nghiệp khi Nhà nước thu
hồi đất (không áp dụng đối
với các hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi đất nông
nghiệp trong khu dân cư và
đất vườn, ao không công
nhận là đất ở) ngoài việc
được bồi thường bằng tiền
theo quy định tại Điều 4
của QĐ29/2010/QĐ-
UBND ngày 23/12/2009
của UBND tỉnh Đồng
Tháp còn được hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm theo hình thức
bằng tiền. Giá đất và mức
bồi thường cụ thể như sau:
a/ Giá đất tính hỗ trợ bằng
tiền là giá đất nông nghiệp
đã được UBND tỉnh quy
định và công bố vào ngày
01 tháng 01 hàng năm cùa
thửa đất bị thu hồi.
b/ Mức hỗ trợ bằng 3 (ba)
lần giá đất nông nghiệp đối
với toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi,
định cụ thể mức hỗ trợ mà
mức hỗ trợ cụ thể sẽ do
UBND cấp huyện đề xuất
cho từng dự án phù hợp
với điều kiện thực tế của
địa phương, đề nghị Sở
Tài nguyên và Môi trường
thẩm định trình UBND
tỉnh phê duyệt.
theo phạm vi khu vực:
các xã thuộc huyện thì
hỗ trợ bằng tiền gấp 2 lần
giá trị đất nông nghiệp
đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp; các thị
trấn thuộc huyện, các xã
thuộc thành phố, thị xã
thì hỗ trợ bằng tiền gấp 3
lần giá đất nông nghiệp
đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp; các
phường thuộc thành phố,
thị xã thì hỗ trợ bằng tiền
gấp 4 lần giá đất nông
nghiệp đối với toàn bộ
diện tích đất nông
nghiệp.
75
nhưng thì được hỗ trợ bằng
tiền gấp 2 lần giá đất nông
nghiệp đối với toàn bộ diện
tích đất nông nghiệp; các
thị trấn thuộc huyện, các
xã thuộc thành phố, thị xã
thì hỗ trợ bằng tiền gấp 3
lần giá trị đất nông nghiệp
đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp; các
phường thuộc thành phố,
thị xã thì hỗ trợ bằng 4 lần
giá đất nông nghiệp đối với
toàn bộ diện tích đất nông
nghiệp
2/ Về giới hạn diện tích hỗ
trợ: cơ bản 02 tỉnh giống
nhau.
3/ Quy định thêm mức hỗ
trợ 01 lần kinh phí đề học
nghề bằng hình thức cấp
thẻ học nghề (không chi
trả trực tiếp bằng tiền cho
người lao động); mức hỗ
2/ Về giới hạn diện tích
hỗ trợ:
Tỉnh Vĩnh Long diện tích
khống chế là không quá 3
ha đối với đất cây hàng
năm và không quá 10 ha
đối với đất cây lâu năm.
3/ Quy định thêm việc hỗ
trợ một lần bằng một suất
đất ở hoặc một căn hộ
chung cư hoặc một suất
đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp nhưng
76
trợ tối đa không quá
5.000.000 đồng/thẻ (năm
triệu đồng).
phải có điều kiện.
Hỗ trợ khác
1/ Hộ gia đình, cá nhân bị
thu hồi đất (kể cả những hộ
ở trên đất công, trên đất
người khác) thuộc đối
tượng được cấp sổ hộ
nghèo thì được hỗ trợ để
vượt nghèo, mức hỗ trợ là
7.000.000 đồng/hộ.
1/ Tỉnh Long An có tính
nhiều mức hỗ trợ cho
nhiều đối tượng hơn như:
hộ gia đình chính sách (bị
thu hồi hết nhà mà còn
đất, bị thu hồi hết nhà và
đất), hộ gia đình thuộc
diện hộ nghèo (bị thu hồi
hết nhà mà còn đất, bị thu
hồi hết nhà và đất), khen
thưởng cho những hộ dân
bàn giao mặt bằng sớm
với số tiền được hỗ trợ
cao hơn tỉnh Đồng Tháp.
1/ Tỉnh Vĩnh Long quy
định thêm đối với hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp
sản xuất nông nghiệp có
nguồn sống chính từ sản
xuất nông nghiệp khi
Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp đang sử
dụng mà không đủ điều
kiện được bồi thường; hỗ
trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tạo việc làm ở
mức tối đa 5 lần giá trị
đất nông nghiệp đối với
toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi
đối với các trường hợp
không còn đất sản xuất ở
bất kỳ nơi khác hoặc các
hộ nghèo được công
nhận; hỗ trợ di chuyển
ngoài tỉnh không nhận
đất tái định cư
77
2/ Hộ gia đình, cá nhân bị
thu hồi đất đang sử dụng
làm nhà ở nhưng không có
đủ điều kiện được bồi
thường theo quy định tại
khoản 1 Điều 14 của Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP
nhưng không thuộc các
trường hợp được hỗ trợ tái
định cư và không thuộc đối
tượng được hỗ trợ theo quy
định tại Điều 18 của quy
định này mà không còn
chỗ ở nào khác, thì UBND
cấp huyện xem xét giao đất
ở mới để đảm bảo cho
ngườ bị thu hồi đất có chỗ
ở, ổn định đời sống và sản
xuất. Hộ gia đình, cá nhân
được giao đất ở phải nộp
tiền sử dụng đất theo quy
định, trường hợp có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn thì
được nợ tiền sử dụng đất
theo quy định.
3/ Ngoài việc hỗ trợ theo
10.000.000 đồng/hộ.
2/ Quy định hỗ trợ tái
định cư phân tán đối với
các trường hợp có đủ
điều kiện để được bố trí
tái định cư theo quy định,
nhưng không có nhu cầu
vào khu tái định cư tập
trung, mà tự lo được chổ
ở mới phân theo từng xã,
phường thị trấn mà có
mức giá tương ứng từng
khu vực khác nhau.
78
quy định, căn cứ vào tình
hình thực tế của từng dự
án, tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư có trách nhiệm đề
xuất biện pháp hỗ trợ khác
để đảm bảo ổn định đời
sống cho người bị thu hồi
đất phù hợp với quy định
pháp luật.
(Nguồn: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp)
3.4.4. Những thuận lợi trong công tác đền bù giải toả
Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND đã cụ thể hóa các quy định mà CP đã
giao thẩm quyền cho UBND tỉnh như: hỗ trợ di chuyển (Điều 18 của NĐ
69/2009/NĐ-CP và Điều 12 của QĐ 29/2009/QĐ-UBND), hỗ trợ tái định cư (Điều
19 của NĐ 69/2009/NĐ-CP - Điều 13 của QĐ 29/2009/QĐ-UBND), hỗ trợ ổn định
đời sống và ổn định sản xuất (Điều 20 của NĐ 69/2009/NĐ-CP - Điều 14 của QĐ
29/2009/QĐ-UBND), hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn
ao không được công nhận là đất ở (Điều 21 của NĐ 69/2009/NĐ-CP - Điều 15 của
QĐ 29/2009/QĐ-UBND), hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (Điều 22
của NĐ 69/2009/NĐ-CP - Điều 16 của QĐ 29/2009/QĐ-UBND) và các hỗ trợ khác
(Điều 23 của NĐ 69/2009/NĐ-CP - Điều 20 của QĐ 29/2009/QĐ-UBND).
Qua đó địa phương đã áp dụng đúng các quy định của UBND tỉnh để lập
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tạo sự đồng thuận cao trong người bị
thu hồi đất.
3.4.5. Những vướng mắc, khó khăn trong công tác đền bù giải toả
3.4.5.1 Về hỗ trợ tái định cư (quy định tại Điều 13 của Quyết định 29/2009/QĐ-
UBND tỉnh Đồng Tháp).
79
Đối với hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư nếu nhận đất ở tái định
cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu
thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó, trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định
cư thì được nhận bằng khoản tiền chênh lệch đó; trường hợp tự lo chổ ở (trừ trường
hợp đã nhận hỗ trợ khoản chênh lệch suất tái định cư tối thiểu) thì đuợc hỗ trợ một
khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tại khu tái định cư tập trung.
Theo quy định tại Quyết định 29/2009/QĐ-UBND thì suất tái định cư tối
thiểu được tính bằng đơn giá giao đất tái định cư tại vị trí có giá thấp nhất trong khu
tái định cư (giá đất ở do UBND tỉnh quy định và công bố tại thời điểm thu hồi đất,
trường hợp tại thời điểm thu hồi đất mà tại vị trí nền TĐC, UBND tỉnh chưa quy
định giá đất thì xác định lại giá) x 90m2 ( nếu được bố trí 01 nền TĐC) x 180m2 (
nếu được bố trí 02 nền TĐC).
Tuy nhiên, theo thực tế thì diện tích nền tái định cư có thể nhỏ hoặc lớn hơn
diện tích quy định hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu (nhỏ hoặc lớn hơn 90m2), do nền
tái định cư trong thực tế có nhiều diện tích khác nhau mà Quyết định 29/2009/QĐ-
UBND chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp này dẫn đến khó xác định
được giá trị chênh lệch để tính mức hỗ trợ.
3.4.5.2 Về hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất (quy định tại Điều 14 của
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND tỉnh Đồng Tháp).
- Về đối tượng được hỗ trợ: do định nghĩa hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp theo khoản 1 Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT do Bộ
Tài nguyên và Môi trường không quy định chi tiết cho địa phương thực hiện, dẫn
đến chưa thống nhất trong cách hiểu là trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông
nghiệp hay hộ gia đình, cá nhân có nguồn sống chủ yếu bằng nông nghiệp (do
UBND cấp xã nới có đất bị thu hồi xác nhận) nên còn xảy ra trường hợp hỗ trợ chưa
đúng đối tượng hoặc UBND cấp xã không xác nhận đối với những trường hợp chủ
sử dụng đất cho người khác thuê, không trực tiếp canh tác.
- Về xác định tổng diện tích đất nông nghiệp:
80
Tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng (kể cả
diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng) theo hướng dẫn tại Công văn số
4012/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06 tháng 10 năm 2010 của BTNMT về việc giải
quyết một số vướng mắc trong thi hành pháp luật về đất đai thì việc xác định tổng
diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng và không khống chế theo đơn vị hành chính
xã hay huyện. Như vậy, việc xác định rất khó khăn đối với những hộ gia đình, cá
nhân có nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều xã, nhiều huyện hoặc
thậm chí trên các tỉnh, hoặc người thân đứng tên do đó dẫn đến không phản ánh
đúng tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp làm cơ sở tính mức hỗ trợ.
- Về công tác xác nhận nhân khẩu và nghề nghiệp:
Theo quy định tại Quyết định 29/2009/QĐ-UBND thì việc xác nhận nhân
khẩu, nghề nghiệp do công an xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi đất xác
nhận. Tuy nhiên, Công an xã, phường chỉ quản lý đối với các nhân khẩu tại địa
phương, không quản lý nghề nghiệp và nhân khẩu đối với các hộ xâm canh từ địa
phương khác có đất thuộc phạm vi thu hồi dự án nên không xác nhận nhân khẩu đối
vơi các hộ xâm canh này. Do đó tổ chức lập phương án bồi thường không tính mức
hỗ trợ cho các hộ này được dẫn đến tình trạng khiếu nại phải lập phương án điều
chỉnh, bổ sung nhiều lần.
3.4.5.3 Về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không
được công nhận là đất ở (quy định tại Điều 15 của Quyết định 29/2009/QĐ-UBND)
Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư, ngoài
việc bồi thường đất nông nghiệp trông cây lâu năm còn được hỗ trợ 50% giá đất ở
cùng vị trí với thửa đất vườn, ao bị thu hồi theo giá đất do UBND tỉnh quy định và
công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; đối với đất nông nghiệp trong địa giới
hành chính phường, trong khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn, thửa đất nông
nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi
thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ 50% giá đất ở trung bình của khu
vực có đất bị thu hồi.
81
Trong quá trình thực hiện xác định giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị
thu hồi còn nhiều bất cập do một số dự án thu hồi đất không có đất ở hoặc có đất ở
chưa đại diện được giá đất trung bình, một số trường hợp dự án tiếp giáp nhiều vị trí
có giá đất ở khác nhau… do đó gặp khó khăn trong việc xác định giá đất ở trung
bình chưa có sự thống nhất, còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo hướng dẫn tại Công văn số 310/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 29/01/2010
của BTNMT hướng dẫn trường hợp khu vực thu hồi đất không có đất ở thì giá đất ở
trung bình được xác định theo nguyên tắc trung bình cộng các mức giá đất ở trong
bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành của xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên chưa áp dụng trong thực tế được do đặc thù của tỉnh là xây dựng
bảng giá đất ở theo tiêu chí phân đọan đường theo khả năng sinh lợi nên còn gặp
khó khăn trong việc xác định giá đất ở trung bình của toàn địa bàn xã, phường, thị
trấn nơi có đất bị thu hồi làm cơ sở xác định giá đất ở trung bình để hỗ trợ.
Mặt khác, việc khống chế diện tích hỗ trợ (1.000 m2 đối với đất đô thị và
2.000 m
2
đối với đất nông thôn) gây thiệt thòi đối với những người dân có đất bị thu
hồi nhiều. Dẫn đến việc một số hộ dân tự ý tách thửa để được hưởng mức hỗ trợ đối
với phần diện tích vượt quá hạn mức quy định gây khó khăn trong công tác quản lý
đất đai.
3.4.5.4 Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (quy định tại Điều 16 của
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND).
- Về đối tượng được hỗ trợ: do định nghĩa hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp theo khoản 1 Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của
BTNMT không quy định chi tiết cho địa phương thực hiện, dẫn đến chưa thống
nhất trong cách hiểu là trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp hay hộ gia
đình, cá nhân có nguồn sống chủ yếu bằng nông nghiệp (do UBND cấp xã nơi có
đất bị thu hồi xác nhận) nên còn xảy ra trường hợp hỗ trợ chưa đúng đối tượng hoặc
UBND cấp xã không xác nhận đối với những trường hợp chủ sử dụng đất cho người
khác thuê.
82
- Về mức hỗ trợ: đối với tỉnh Đồng Tháp quy định mức hỗ trợ 03 lần giá đất
nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng tối đa
không vượt quá 03 ha.
Với mức hỗ trợ này đa số người dân bị thu hồi đất nông nghiệp đều đồng
thuận (bình quân bồi thường 1mét vuông đất nông nghiệp khoảng 160.000 đồng đến
200.000 đồng) trong khi theo quyết định số 39/2010/QĐ-UBND thì giá đất ở nông
thôn khu vực 1, 2, 3 bình quân khoảng 150.000 đồng đây chính là đều bất hợp lý
giữa giá bồi thường đối với đất nông nghiệp và giá đất ở vì trên thực tế giá trị đất ở
bao giờ cũng cao hơn giá trị đất nông nghiệp cùng khu vực, vị trí thể hiện qua việc
khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp và đất khác sang đất ở phải nộp tiền
chuyển mục đích sử dụng đất.
Bên cạnh đó, diện tích bị khống chế mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm (không quá 3 ha) cao hơn nhiều so với diện tích bị khống chế mức hỗ
trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận
là đất ở (1.000 m2 đối với đất đô thị và 2.000 m2 đối với đất nông thôn) càng làm
cho việc khiếu nại, so bì giữa các hộ dân gay gắt hơn. Mặt khác, với mức bồi
thường và hỗ trợ theo tinh thần Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Quyết định số
29/2009/QĐ-UBND thì ngân sách của địa phương không đảm bảo thu hồi đất để
thực hiện các dự án công trình công cộng, lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế.
Hiện nay, tỉnh không có sẵn quỹ đất dự trữ để kêu gọi đầu tư, hầu hết tất cả
các dự án đều phải giải toả bồi thường nhưng với chính sách bồi thường và mức hỗ
trợ thông thoáng như Nghị định số 69/2009/NĐ-CP sẽ đẩy giá thành một mét vuông
đất tăng lên khá cao làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhất là những dự án lớn
như khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế.
Ngoài ra, một số phương án bồi thường chưa thể hiện phương án đào tạo
nghề, tạo việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp (Sở Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra). Nhìn chung đến nay chưa thực hiện
83
tốt vấn đề này đa số các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa lập
phương án đào tạo nghề, tạo việc làm.
3.4.5.5 Về đối tượng đuợc bố trí tái định cư (quy định tại Điều 21 của Quyết định
29/2009/QĐ-UBND).
Đối tượng được bố trí tái định cư là hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ
ở bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn
nơi có đất bị thu hồi; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn
lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà không
có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi; hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình
công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào
khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
Theo quy định trên thì người bị thu hồi hết đất ở, thu hồi một phần mà phần
đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở, đất ở nằm trong hành lang an toàn
khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ
ở mà còn chỗ ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì
không được bố trí tái định cư sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, việc xác định chỗ ở khác
trong địa bàn xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã xác nhận là chưa khách quan vì
người bị thu hồi đất có đất ở, nhà ở nhưng người khác đứng quyền sử dụng, quyền
sở hữu.
3.4.5.6. Ngoài các khó khăn nêu trên đối với công tác thu hồi và giao đất trường
hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì UBND cấp
huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; trong
thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp huyện quyết định thu
hồi đất, UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho
chủ đầu tư trong cùng một quyết định. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù đã nhiều lần
đề nghị, nhắc nhở khi thẩm định phương án bồi thường nhưng các tổ chức thực hiện
84
công tác bồi thường chưa thực hiện tốt việc lập hồ sơ thu hồi và giao đất, một số dự
án đến nay vẫn chưa trình UBND tỉnh theo quy định.
3.5. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ:
3.5.1. Những mặt được:
Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập
các vấn đề bồi thường phù hợp với thực tế, đặc biệt là thể hiện những quan điểm đổi
mới, phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành Tài nguyên
và Môi trường, UBND các huyện, thị, thành phố đối với công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... từ đó công tác giải phóng mặt
bằng được kịp thời, người bị thu hồi đất đồng thuận chấp hành chủ trương chính
sách thu hồi đất của Nhà nước, tạo điều kiện định hướng phát triển khi tế - xã hội.
Tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Trung tâm Phát triển Quỹ nhà đất trực thuộc
UBND và Trung tâm Phát triển quỹ đất 12 huyện, thị, thành phố đáp ứng tốt yêu
cầu tổ chức giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã được giải phóng
mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu
giá quyền sử dụng đất, quản lý quỹ đất thu hồi, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất...
3.5.2. Khó khăn, vướng mắc:
3.5.2.1. Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Phân khai chỉ tiêu quy hoạch sử dụng từng loại đất của đơn vị hành chính
cấp trên cho đơn vị hành chính cấp dưới thực hiện mang tính tổng hợp, chưa nêu rõ
loại đất mang tính tổng hợp gồm những loại đất gì để cấp dưới có cơ sở xác định
chính xác.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện, chưa nêu được những giải pháp cụ thể để
địa phương làm căn cứ tổ chức thực hiện trong suốt quá trình quy hoạch.
3.5.2.2. Đối với công tác giá đất:
- Xây dựng giá đất:
85
+ Việc khảo sát, thu thập phiếu điều tra về giá đất ban hành hàng năm dựa
vào hợp đồng chuyển nhượng đất của người dân. Tuy nhiên, đa phần là giá ghi trên
hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn so với giá thị trường do đó ảnh hưởng đến việc
xây dựng bảng giá đất hàng năm chưa thật sự phản ánh chính xác đúng với giá thị
trường.
+ Đối với một khu vực thửa đất không có biến động thì theo quy định không
áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp. Việc xác định giá đất đối với các thửa đất
không biến động này tùy theo từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp như:
phương pháp thu nhập, phương pháp chiết trừ, phương pháp thặng dư.... Tuy nhiên
do trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định giá của cán bộ phụ trách còn yếu,
chưa vận dụng hết các phương pháp định giá đất theo Thông tư số 145/2007/TT-
BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính nên còn gặp nhiều khó khăn
trong công tác định giá đất.
+ Việc chênh lệch giữa giá đất thực tế và giá Nhà nước là do giao dịch thực
tế phần lớn là ngầm, chưa công khai, thiếu minh bạch nên lấy thông tin từ đó
thường tù mù, rất khó đảm bảo tính chính xác, khách quan. Những con số đưa ra
hiện nay có thể nói chỉ là cảm tính, chưa có tính định lượng rõ. Thế nên, cần tổng
kết, đánh giá lại toàn bộ hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, tài chính đất đai
để tiến tới chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Đất đai là vấn đề hết sức phức
tạp và cần có thời gian, chứ không thể vội vã làm hết tất cả trong một lúc.
Thực tế giá đất bồi thường do Nhà nước quy định chỉ bằng 50 – 70% giá thị
trường làm cho người dân thấy không hợp lý nên người dân không đồng ý nhận tiền
bồi thường vì thế dẫn đến nhiều khiếu kiện đất đai - nhất là các khiếu kiện về giá
bồi thường. Đa số khiếu kiện tập trung vào các dự án bị kéo dài từ nhiều năm trước
đây. Phải xem xét cụ thể từng dự án mới có thể đưa ra giải pháp. Chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang ngày càng cởi mở, thỏa
đáng hơn. Song như thế cũng tạo ra sự chênh lệch nhất định giữa các dự án cũ và
86
mới, hay giữa các giai đoạn khác nhau của cùng một dự án. Nguyên tắc của pháp
luật là không hồi tố, trong khi người dân thì vẫn muốn mới cũ gì cũng như nhau.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất:
Hiện nay việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất còn chưa đồng bộ với cơ sở
dữ liệu về đất đai. Từ đó dẫn đến việc xây dựng, cập nhật giá đất chưa thường
xuyên.
3.5.2.3 Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
- Về hỗ trợ tái định cư: đây là nội dung mới của Nghị định 69/2009/NĐ-CP
mà các nghị định trước đây như Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nghị định số
17/2006/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP không quy định đối với hộ gia đình, cá
nhân được bố trí tái định cư nếu nhận đất ở tái định cư mà số tiền được bồi thường,
hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch
đó, trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định cư thì được nhận bằng khoản tiền
chênh lệch đó; trường hợp tự lo chỗ ở (tự nguyện và có cam kết không nhận tiền tái
định cư) thì đuợc hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tại khu tái định cư
tập trung.
Quy định này tạo điều kiện cho những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có
diện tích nhỏ lẻ hoặc ở nhờ đất người khác, đất công… có đủ tiền để tạo lập chỗ ở
mới; người bị thu hồi đất nhận khoản tiền hỗ trợ tự lo chỗ ở mới giảm áp lực cho
Nhà nước xây dựng các khu tái định cư sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, việc quy định giá trị một suất tái định cư tối thiểu và suất đầu tư
hạ tầng tại khu tái định cư tập trung thì Trung ương không có hướng dẫn và quy
định khung, tiêu chí và định nghĩa suất đầu tư hạ tầng gồm những hạng mục nào…
để các địa phương có cơ sở thực hiện. Do đó, trong quá trình xây dựng quy định còn
gặp những khó khăn nhất định và chưa có sự thống nhất chung trong toàn quốc.
- Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: CP quy định biên độ
khung hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không quá hạn mức giao đất là 03 ha.
87
Mặc dù CP giao cho cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương, nhưng khung hỗ trợ từ 1,5 đến 5 lần là rất cao bởi
vì còn phải tính giá gốc bồi thường (tức là 1 lần), trong khi tâm lý của người bị thu
hồi đất lúc nào cũng khiếu nại đòi được hỗ trợ hết khung (bằng 05 lần), điều này sẽ
dẫn đến phát sinh khiếu nại về mức hỗ trợ. Mặt khác, Chính phủ quy định mức hỗ
trợ không khống chế đối với đất nông nghiệp nhưng tối đa không được vượt quá giá
trị đất ở cùng vị trí, từ đó dẫn đến bồi thường đất nông nghiệp cao hơn giá đất ở
cùng vị trí điều này dẫn đến người bị thu hồi đất ở khiếu nại, so bì với người bị thu
hồi đất nông nghiệp hoặc phát sinh việc thoả thuận giá bồi thường đất ở theo hướng
tăng lên.
- Về xác định tổng diện tích đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng (kể cả diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng) theo hướng dẫn tại
Công văn số 4012/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 06 tháng 10 năm 2010 của BTNMT về
việc giải quyết một số vướng mắc trong thi hành pháp luật về đất đai thì việc xác
định tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng và không khống chế theo đơn vị
hành chính xã hay huyện. Như vậy, việc xác định rất khó khăn đối với những hộ gia
đình, cá nhân có nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều xã, nhiều huyện
hoặc thậm chí trên các tỉnh, hoặc người thân đứng tên.
- Về xác định hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp còn hiểu
chưa thống nhất là trực tiếp sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp hay hộ gia đình,
cá nhân có nguồn sống chủ yếu bằng nông nghiệp (do UBND cấp xã nơi có đất bị
thu hồi xác nhận) để làm cơ sở hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp.
3.6. Những biện pháp giải quyết
Một số giải pháp đề xuất: để tháo gỡ những khó khăn trong công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong những năm tới cần thực
hiện các giải pháp chủ yếu sau:
88
- Bảo đảm nguyên tắc về giá đất bồi thường khi thu hồi là phải sát với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình
thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ
tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy
hoạch thì mức giá phải như nhau; đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục
đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá cũng phải
như nhau (Ðiều 56 Luật Đất đai năm 2003; Điều 11, 12, 13 NĐ 69/2009/NĐ-CP).
Việc quy định như trên về giá trị bồi thường cho người có đất bị thu hồi sẽ tạo nên
tính nhất quán về mặt giá trị của đất đai, nhất là đối với mức đền bù. Hiện nay,
nhiều người dân khi bị thu hồi đất họ vẫn không đồng ý với giá đền bù: tiền đất, vật
kiến trúc... do việc định giá đền bù của Nhà nước đều thấp hơn giá thị trường nhiều
lần. Theo quy định của CP giá đất đền bù tối thiểu phải bằng 70% giá thị trường,
những khi áp giá bồi thường thì đều thấp hơn 50% giá thị trường. Để tránh thiệt thòi
cho các hộ thuộc diện di dời, ngoài khung giá chung do tỉnh ban hành, nên chăng
cần tính chênh lệch giá bù thêm để kéo giá đất gần hơn với giá thị trường. Đối với
việc đền bù vật kiến trúc trên đất như giá sắt thép, xi măng, nhân công đều thay đổi
tăng (theo quy định biến động giá trên 20% phải điều chỉnh), vì thế, UBND cấp tỉnh
cũng cần xem xét và nâng mức hỗ trợ, đền bù đối với những tài sản này cho phù
hợp với giá thị trường khi giải tỏa đất đai.
- Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm đúng theo các
quy định của pháp luật, song các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần tính tới
những biến động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi, bởi vì đó chính
là những tư liệu sản xuất chính của người dân cũng như môi trường sinh sống duy
nhất của hộ gia đình, cá nhân nếu mất đi và nếu không được bồi thường thỏa đáng
để ổn định cuộc sống ít nhất là như cũ thì sẽ tạo lên sự bất ổn định về mặt xã hội, về
mặt chính trị cũng như sự gia tăng đói nghèo là rất lớn. Vì vậy, theo chúng tôi khi
thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì phải bảo đảm ưu tiên
89
trước tiên bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng cho người bị thu hồi.
Trường hợp không có đất để bồi thường thì phải bồi thường cho họ theo giá đất của
thị trường sau khi các bên đã có biên bản khảo sát tại địa phương vào thời điểm thu
hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư
hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất thì phần
chênh lệch đó cũng được thanh toán bằng tiền cho họ.
- Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân như chú trọng xây dựng các cơ
sở đào tạo nghề, hỗ trợ học phí cho con em nông dân bị thu hồi đất, quy hoạch và
phát triển các làng nghề hoặc hỗ trợ người tự tìm việc làm. Đây có thể coi là những
giải pháp thiết thực trong việc giúp người dân bị thu hồi đất tìm được việc làm. Giải
pháp mang tính pháp lý phải là có quy định chặt chẽ trong tuyển dụng lao động đối
với doanh nghiệp khi tham gia đầu tư. Khi bị thu hồi đất thì người dân không còn
tư liệu sản xuất nữa vì vậy mà nhu cầu chuyển đổi việc làm là rất cần thiết. Những
người đang trong độ tuổi lao động phải tìm lấy một nghề để học, để đáp ứng yêu
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Song mặt bằng dân trí và thực trạng chất
lượng dạy nghề cho lao động ở nông thôn còn thấp nên lao động địa phương vào
làm việc tại các khu công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ không cao. Ngoài ra, mỗi địa
phương cần chú trọng đến việc hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp để người dân tự ổn
định đời sống ở môi trường mới.
- Về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc hỗ trợ, tái định cư: trường
hợp này xuất phát từ việc giải tỏa đất đai của người dân để thực hiện dự án, chính
quyền cấp tỉnh cũng cần tính tới sự phát triển đồng bộ của các ngành, các cấp tại địa
phương, song cũng phải bảo đảm cho bộ mặt dân cư của tỉnh được phát triển đồng
thời cả về tinh thần cũng như điều kiện vật chất. Chính vì vậy, UBND cấp tỉnh
trước tiên phải có trách nhiệm lập, thực hiện và kiểm soát việc thực hiện các dự án
tái định cư nhằm bảo đảm việc xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế, hạ tầng kỹ thuật khu
tái định cư có chất lượng, khắc phục tình trạng chính quyền vừa là cơ quan quản lý
dự án, vừa là cơ quan thực hiện dự án như những năm trước đây nên đã tạo ra nhiều
90
khu tái định cư rất kém chất lượng. Theo đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có thể giao cho một tổ chức (có năng lực về tài chính, nguồn nhân lực
có trình độ, kỹ thuật và công nghệ tốt) chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư và phải có cam kết trong quá trình thực hiện xây dựng khu tái định cư
theo khoản 1 Điều 26 NĐ 69/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó, khi xây dựng khu tái định
cư phải bảo đảm được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn
(trường học, bệnh viên, trạm xá, khu thương mại, chợ, khu vui chới, giải trí…) và
phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; trường hợp không có khu tái
định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua
hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường
bằng đất ở đối với khu vực nông thôn (Ðiều 43 Luật Đất đai năm 2003).
- Trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế đầu tư
xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn
thì thực hiện theo quy định của CP. Còn đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư phải được nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không cần phải thông qua thủ tục thu hồi đất
(Ðiều 40 Luật Đất đai năm 2003) của Nhà nước nhằm đơn giản hóa về mặt thời
gian, về chi phí cũng như tránh được những can thiệp không cần có của chính quyền
các cấp. Quá trình thẩm định nhiều khi hồ sơ của tỉnh không khớp với cơ sở gây
khó khăn cho việc áp giá bồi thường...
Đối với các dự án nhỏ, lẻ không thuộc phạm vi dự án do CP quy định thì Nhà
nước không thu hồi đất, mà các doanh nghiệp có thể chủ động tìm quỹ đất phù hợp
với khả năng đầu tư của mình thông qua việc chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho người có đất có thể tham gia mua cổ
phần của doanh nghiệp tạo nguồn vốn cho họ làm ăn khi mất đất. Trường hợp nhà
đầu tư không tìm được quỹ đất để thực hiện dự án, thì UBND cấp có thẩm quyền
tạo điều kiện hoặc giới thiệu cho họ có thể thuê hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử
91
dụng đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu kinh tế tập trung trên
địa bàn của tỉnh.
- Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh
quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (Điều 39 Luật Đất đai năm 2003) thì
Nhà nước chỉ nên thực hiện bồi thường, hỗ trợ sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Trong những trường hợp nhất định, để tạo quỹ đất cho việc chỉnh trang phát
triển đô thị cũng như khu vực dân cư nông thôn hoặc những dự án trọng điểm, Nhà
nước có thể trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất và giao cho tổ chức phát triển quỹ
đất thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 35 NĐ
69/2009/NĐ-CP) để quản lý đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư nhằm: Tạo quỹ đất để đấu giá
quyền sử dụng đất; để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ sự nghiệp giáo
dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu
khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật; quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt
bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá
quyền sử dụng đất; đất thu hồi theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003 đối với đất thuộc khu vực đô thị và
khu vực có quy hoạch phát triển đô thị; Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật…
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp xã, cấp huyện kể cả thành phố nhằm rút
ra những bài học kinh nghiệm; phát hiện những thiếu sót vi phạm, khó khăn, vướng
mắc để tháo gỡ và đưa ra những kiến nghị nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về
đất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch được giao các cơ quan sau:
92
+ Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc và
UBND quận, huyện kiểm tra tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết những vướng mắc phát sinh như: giá đất,
phương pháp, cách thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, chính sách tái định cư… Đồng thời xử
lý nghiêm những trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc khai man về
diện tích đất để hưởng tiền bồi thường, cách tính giá bồi thường cũng như chính
sách hỗ trợ, giá nhà tái định cư chưa rõ ràng, gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân…
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn
hoặc cụ thể hóa các quy định của UBND tỉnh và của cấp dưới về chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
+ UBND tỉnh kiểm tra việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách bồi thường,
GPMB tại UBND cấp huyện và cấp xã; cần giải thích rõ hơn cho người dân về vấn
đề quy hoạch, nếu không có đất quy hoạch thì không thể phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, tránh sự so sánh giữa người dân bị mất đất và người dân được hưởng
các quyền lợi khi bị mất đất; kiểm tra những khó khăn, vướng mắc trong việc hướng
dẫn các hộ dân tự kê khai thiệt hại, giám định thiệt hại, lập và trình duyệt phương án
bồi thường; kiểm tra tình hình khiếu nại về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
của các hộ dân; nhận xét, đánh giá về mức độ, phạm vi, nội dung khiếu nại, nguyên
nhân chủ yếu và các giải pháp giải quyết của UBND cấp huyện trong bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, UBND có thể đề xuất kiến nghị về các giải pháp để
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như
biện pháp tháo gỡ khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
93
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Đền bù giải phóng mặt bằng là một bộ phận quan trọng trong công tác giải
phóng mặt bằng. Nó quyết định đến tiến độ thực hiện dự án. Đền bù một cách thoả
đáng thì người dân sẽ thoả mãn và tự nguyện di dời, ngược lại nếu chính sách đền
bù không hợp lý, không công bằng, không đảm bảo được cuộc sống cho người dân
bằng hoặc tốt hơn trước khi có dự án thì sẽ gây nên sự so bì, khiếu kiện cản trở đến
việc thực hiện dự án.
Nhu cầu giải phóng mặt bằng ở nước ta ngày càng nhiều, kéo theo đó là
những vướng mắc xung quanh vấn đề đền bù cũng ngày càng phức tạp, nhất là từ
khi đất đai trở nên có giá. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của nước ta trong
những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể đặc biệt là Nghị định 69/2009/NĐ-CP
giải quyết hài hoà cả ba lợi ích của người dân, của Nhà nước và nhà đầu tư. Nhưng
bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện cũng đã thể hiện
nhiều hạn chế bất cập. Ví dụ giá đền bù quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế,
không công bằng giữa các đối tượng, không đảm bảo cuộc sống cho người dân phải
di chuyển, tình trạng khếu kiện, tố cáo phức tạp và kéo dài…. Chính sách đền bù
thiệt hại trong thời gian qua còn nhiều hạn chế gây mất lòng tin trong nhân dân, làm
chậm tiến độ dự án, gây thất thoát cho Nhà nước.
4.2. Kiến nghị
* Kiến nghị đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh kiến
nghị CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 69/2009/NĐ-CP để tháo gỡ vướng mắc cho địa
phương.
- Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các Sở, ban, ngành và các huyện,
thị, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất trình UBND tỉnh sửa đổi đối
với các quy định chưa phù hợp, còn bất hợp lý và bổ sung đối với các quy định còn
thiếu sót trong quá trình thực hiện.
94
* Đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đề nghị BTNMT có hướng dẫn cụ thể về việc phân khai chỉ tiêu sử dụng
đất của cấp trên cho cấp dưới (đối với các loại đất mang tính chất tổng hợp).
- Về các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, đề nghị BTNMT hướng dẫn
cụ thể, để làm căn cứ thực hiện.
- Đối với các biểu mẫu trong quy hoạch, đề nghị BTNMT cần ban hành một
hướng dẫn cụ thể.
* Đối với công tác giá đất.
Đề nghị BTNMT thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác định giá đất
và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, tập huấn và chứng nhận thẩm định giá viên để
phục vụ công tác định giá đất được thực hiện một cách tốt nhất, hướng dẫn xây
dựng cơ sở dữ liệu về giá đất để tích hợp vào cơ sờ dữ liệu đất đai.
* Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- BTNMT hướng dẫn thực hiện Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP như
quy định khung, tiêu chí và định nghĩa suất đầu tư hạ tầng gồm những hạng mục
nào… và suất tái định cư tối thiểu để các địa phương có cơ sở thực hiện và thống
nhất chung trong toàn quốc.
- Về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm (Điều 22 của Nghị định
69/2009/NĐ-CP): đề nghị CP điều chỉnh bổ sung khung hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến
5 lần giá đất nông nghiệp nhưng tổng giá trị bồi thường và hỗ trợ tối đa không vượt
quá tổng giá trị bồi thường đất ở tại vị trí thửa đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Về các trường hợp được bố trí tái định cư (Điều 18 của Thông tư số
14/2009/TT-BTNMT): đề nghị BTNMT bãi bỏ cụm từ tại khoản 1, đối với khoản 2
và khoản 3 là không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có
đất bị thu hồi.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Đất Đai, 2003. Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội - 2003.
- Lê Tấn Lợi, 1999.Giáo Trình phân hạng và đánh giá đất. Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
- Lê Ngọc Thạch, 2003. Bài giảng Quy Hoạch và Phát Triển Nông Thôn. Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
- Lê Quang Trí, 1997.Giáo trình Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đai. Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
- Lê Quang Trí, 1999. Bài giải Quy Hoạch Phát Triển Đô Thị. Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
- Lê Quang Trí, 2001. Bài giảng Phân Tích Và Quản Lý Thị Trường Nhà Đất.
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ.
- Quyết định 08/2008/QĐ-UBND, Quyết định về việc ban hành quy định giá bồi
thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định 15/2010/QĐ-UBND, Quyết định ban hành quy định về Bảng giá
chuẩn nhà và vật kiến trúc xây dựng mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ngày 01/03/2010 quy định ban hành về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long
An.
- Quyết định 20/2009/QĐ-UBND ngày 05/11/2009 ban hành quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển
kinh tế và trách nhiệm giải quyết các công việc cho tổ chức, công dân trong
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
96
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Nghị định của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Nghị định của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/05/2007 của Chính phủ, quy định bổ sung
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư 116/2004/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-
Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hối đất .
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường
quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân – những vấn đề đặt ra.pdf