Các máy ảnh compact thông thường (máy ảnh nhỏ gọn, ngắm là
chụp) thì chỉ được t rang bị những bộ cảm biến nhỏ, không có khung
ngắm TT L và không có ống kính rời. Các ống kính gắn cố định tr ên
máy ảnh comp act có thể là một ống kính s iêu z oom đa năng như
trong những chiếc máy ảnh cầu nối (Bridge camera), tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp những bộ cảm biến nhỏ hơn cho hình ảnh tương đối
nghèo nàn, đặc biệt là trong trường hợp thiếu sáng do chúng không
nhận được ánh sáng nhiều như đối với những bộ cảm biến lớn. T uy
nhiên như vậy giá thành sản phẩm sẽ giảm, mà vẫn đảm bảo nhu cầu
chụp ảnh du lịch, gia đình cho người sử dụng.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự hình thành và phát triển của Came ra kĩ thuật số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
__________
BÀI THU HOẠCH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
Đề tài:
Những nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong
sự hình thành và phát triển của Camera kĩ thuật số
Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH.Hoàng Kiếm
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị M ỹ Thanh
Mã số: 0208480140
TP HCM, 12/12/2012
1
Mục lục
Lời nói đầu ............................................................................................................................... 2
I. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học và sáng tạo. ...................................... 3
1. Khái n iệm khoa học:.................................................................................................. 3
2. Ý nghĩa của khoa học ................................................................................................ 3
3. Nghiên cứu khoa học................................................................................................. 3
II. Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học. ................................................................ 4
1. Phương pháp thử và sai ............................................................................................. 4
2. Lý thuyết giải các bài toán sáng chế(TRIZ) .............................................................. 5
3. 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản:.................................................................................. 5
III. Lịch sử hình thành và phát triển của camera k ĩ thuật số. ............................................ 11
1. Chiếc máy ảnh số đầu tiên (1975) ........................................................................... 12
2. Phiên bản thương mại đầu tiên (1989) .................................................................... 12
3. Dấu ấn Kodak và Nikon (1991 – 1992) .................................................................. 13
4. Máy ảnh số màu xuất hiện ....................................................................................... 13
5. Sự xuất hiện của LCD ............................................................................................. 14
6. Những tên tuổi mới xuất hiện .................................................................................. 15
7. Cách thức lưu trữ mới ............................................................................................. 15
8. Giai đoạn cuố i thập niên 90..................................................................................... 16
9. Máy ảnh cho trẻ em ................................................................................................. 16
10. Máy ảnh SLRs xuất hiện ......................................................................................... 17
11. Thời đại của máy ảnh nhỏ gọn ................................................................................ 17
12. Máy ảnh fullframe xuất hiện ................................................................................... 18
13. Sự phát triển mạnh mẽ của máy ảnh kĩ thuật số (2003 -2004)................................ 18
14. Máy ảnh DSLR tốt nhất........................................................................................... 19
15. Máy ảnh 3D ............................................................................................................. 19
16. Những sản phẩm cao cấp nhất ................................................................................. 20
IV. Phân tích các nguyên lý sáng tạo được áp dụng trong Camera kĩ thuật số. ................ 21
V. Kết luận .......................................................................................................................... 24
VI. Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 25
2
Lời nói đầu
Ngày nay, khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội.Khoa học công nghệ đã t húc đẩy sự phát triển của nhân loại.
Để khoa học công nghệ ngày càng phát triển, phương pháp nghiên cứu khoa
học là một môn học vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho người nghiên cứu tìm cho
mình con đường nghiên cứu khoa học đúng đắn.
Bài thu hoạch này là kết quả lĩnh hội được sau khi học môn phương pháp
nghiên cứu khoa học, trong đó em xin t ìm hiểu về các nguy ên lý sang tạo đã được áp
dụng trong quá trình hình thành và phát triển của máy camera kĩ thuật số.
Em xin chân thành cám ơn G S. TSKH Hoàng Kiếm, giảng viên môn học
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học, Thầy đã truyền đạt cho chúng em
những kiến thứ quý báu về nguyên lý sáng t ạo cũng như những phương pháp nghiên
cứu khoa học, giúp chúng em có thêm niềm đam mê cũng như hiểu rõ về con đường
nghiên cứu khoa học.
3
I. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học và s áng tạo.
1. Khái ni ệm khoa học:
Khoa học được hiểu là một hệ thống tri thức tự nhiên về xã hội và tư duy
về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó
giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra
những mối liên hệ giữa các hiện tượng, trang bị cho con người những tri thức
về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng vào thực
tiến sản xuất và đời sống.
Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện
quy luật, hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng t ạo ra nguy ên lý các
giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của
chúng.
2. Ý nghĩa của khoa học
Khoa học chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, làm cho
con người ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững tin hơn
vào bản thân mình trong cuộc sống. Cụ thể là:
- Con người hiểu được tự nhiên, nắm được các quy luật biến đổi,
chuyển hóa vật chất, chinh phục tự nhiên theo quy luật của nó.
- Con người nắm được các quy luật vận động của xã hội mình đang
sống và vận dụng chúng để thúc đẩy xã hội phát triển nhanh chóng
hơn.
- Con người ngày càng có ý thức, càng thận trọng hơn trong việc nhận
thức khoa học: không vội vã, không ngộ nhận, không chủ quan, tiến
vững chắc đến chân lý của tự nhiên.
- Khoa học chân chính chống lại những quan điểm sai trái( mê tín dị
đoan, phân biệt chủng tộc…)
- Khoa học làm giảm nhẹ lao động của con người, cải thiện chất lượng
cuộc sống.
3. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu là một công việc mang tính chất tìm tòi, xem xét cặn kẽ một
vấn đề nào đó.Nếu đối tượng của công việc là một vấn đề khoa học thì công
việc ấy gọi là nghiên cứu khoa học.
4
Nếu con người làm việc, tìm kiếm, truy xét một vấn đề nào đó một cách
có phương pháp thì cũng có thể gọi là nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật( tự
nhiên, xã hội, con người), nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng
tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, với chức năng tìm kiếm
những điều mà khoa học chưa biết, hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển
nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương
tiện kỹ thuật để cải t ạo thế giới.
II. Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học.
1. Phương pháp thử và sai
Thực t ế cho thấy, đa số mọi người suy nghĩ một cách tự nhiên để giải
quyết một vấn đề và ra quy ết định.Sự tự nhiên này ở chỗ, người ta hiếm khi
suy nghĩ về cách suy nghĩ của chính mình, cũng giống như người ta hít thở đi
lại… một cách tự nhiên mà hiếm khi suy nghĩ về chúng và tìm cách cải t iến
chúng.
Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý
nhận thấy, phần lớn mọi người khi có vấn đề thường nghĩ ngay đến việc áp
dụng các phương pháp, ý tưởng có sẵn trong trí nhớ. Sau khi phát hiện các
“phép thử” đó “sai”, người t a mới t iến hành các phép thử khác. Kiến thức và
kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi
theo con đường mòn đã hình thành trong quá khứ. Nếu các “phép thử” đó lại
“sai” t iếp, người giải trở nên mất tự t in và các phép thử tiếp theo, nhiều khi
mang tính chất hú họa, mò mẫm. Thông thường người giải thường phải tốn
khá nhiều các “phép thử-sai” ( bài toán càng khó, số lượng phép thử càng lớn)
để cuối cùng may mắn có một phép thử là lời giải đúng.
Cách suy nghĩ tự nhiên như trên được gọi là phương pháp thử và
sai.Phương pháp thử sai này còn được gọi là phương pháp tự nhiên vì nó có
sẵn trong tự nhiên và được các loài sinh vật dùng để giải quyết các vấn đề của
chúng.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thử sai: đó chính là cơ chế của sự
tiến hóa và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy cho đến t hời gian gần
đây.
Nhược điển của phương pháp thử sai:
5
- Lãng phí lớn
- Tính ì tâm lý có ảnh hưởng xấu
- Các tiêu chuẩn đánh giá “ đúng”, “sai” mang t ính chủ quan và ngắn
hạn.
- Năng suất phát ý tưởng thấp
- Thiếu cơ chế định hướng và tư duy về phía lời giải
Do các nhược điểm của phương pháp “thử-sai” ngày càng bộc lộ rõ. Nó
không đáp ứng được các đòi hỏi của sự phát triển và không thích hợp để giải
quyết các vấn đề hiện đại. Trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới, nhiều nhà
nghiên cứu đã xây dựng các phương pháp, phương pháp luận nhằm cải tiến và
cao hơn nữa, thay thế phương pháp “thử-sai”.
Hiện nay trên thế giới có khá nhiều phương pháp, phương pháp luận
như vậy được xây dựng dựa trên những cách t iếp cận khác nhau. Một cách gần
đúng có thể chia các cách tiếp cận này thành bốn loại:
- Cách tiếp cận thuần túy tâm lý.
- Cách tiếp cận kết hợp t âm lý với một số kinh nghiệm mang tính khái
quát của những người có thành tích sáng tạo tốt.
- Cách tiếp cận nhằm bao quát tất cả các phép thử có thể có để từ đó có
thể tìm ra tất cả các lời giải có thể có.
- Cách tiếp cận dựa trên các quy luật phát triển của hệ thống nhắm xây
dựng cơ chế định hướng trong tư duy sáng tạo như “Lý thuyết giải
các bài toán sáng chế” TRIZ của Genrikh Saulovich Altshuller(1926-
1998).
2. Lý thuyết giải các bài toán sáng chế(TRIZ)
Ngày nay, TRIZ là hệ lý thuyết lớn, với hệ thống công cụ thuộc loại
hoàn chỉnh nhất trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới. TRIZ bao gồm:
- 9 quy luật phát triển hệ thống
- 40 nguy ên t ắc sáng tạo cơ bản dùng để khắc phục các mâu thuẫn kỹ
thuật
- 11 biến đổi mẫu dùng để khắc phục các mâu thuẫn vật lý
- Hệ thống 76 chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế
- Chường trình giải các bài toán – ARIZ…
Người sử dụng còn có thể tiếp tục tổ hợp những thành phần này lại với
nhau theo vô vàn cách để có được sự đa dạng vô tận.
3. 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản:
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Chia đối tượng thành các phần độc lập
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
6
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
2. Nguyên tắc tách khỏi
- Tách phần gây phiền phức ra khỏi đối tượng
- Hoặc tách phần chính, duy nhất cần thiết của đối tượng ra khỏi
phần gây phiền phức
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
- Chuyển đối tượng có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất
- Các thành phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng
khác nhau
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong điều kiện thích hợp nhất
của công việc
4. Nguyên tắc phản đối xứng
- Chuyển đổi đối tượng từ hình dạng đối xứng thành không đối
xứng
5. Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho
các hoạt động kế cận
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận
6. Nguyên tắc vạn năng
- Đối tượng thực h iện một số chức năng khác nhau, do đó không
cần sự tham gia của các đối tượng khác
7. Nguyên tắc chứa trong
- Một đối tượng được đặt bên trong một đối tượng khác và bản
thân nó lại chứa đối tượng thứ ba…
- Một đối tượng chuy ển động xuyên suốt bên trong đối tượng
khác
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng các gắn nó với đối tượng
khác có lực nâng
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường
như sử dụng các lực thủy động, khí động …
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
7
- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không
cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc
- Hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc đối tượng sẽ ứng suất
ngược lại
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần
đối với đối tượng
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho nó có thể hoạt động ở vị trí
thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển
11. Nguyên tắc dự phòng
- Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị
trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn
12. Nguyên tắc đẳng thế
- Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ
xuống các đối tượng
13. Nguyên tắc đảo ngược
- Thay vì hành động như y êu cầu bài toán, hành động ngược lại
- Làm phần chuyển động của đối tượng thành phần đứng y ên và
ngược lại phần đứng yên thành chuyển động
- Lật ngược đối tượng
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng
thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn
- Chuyển sang chuyển động quay, lực ly tâm
15. Nguyên tắc linh động
- Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên
ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc
- Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển
với nhau
16. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa
8
- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít
hơn hoặc nhiều hơn một chút. Lúc đó bài toán trở nên đơn giản
và dễ giải hơn
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
- Những khó khăn do chuyển động (hay s ắp xếp) đối tượng theo
đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu đối tượng có khả năng
di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự những bài toán
liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt
phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không gian 3 chiều
- Chuyển đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng
- Đặt đối tượng nằm nghiêng
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc t ới mặt
sau của diện tích cho trước
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
- Làm đối tượng dao động. Nếu đã dao động, tăng tần số dao động
(đến tầng số siêu âm)
- Sử dụng tầng số cộng hưởng
- Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện
- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
- Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
- Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác
động khác
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
- Thực hiện công việc một cách liên tục (t ất cả các phần của đối
tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ t ải)
- Khắc phục vận hành không t ải và trung gian
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay
21. Nguyên tắc vượt nhanh
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
9
- Sử dụng những tác nhân có hại để thu được hiệu ứng có lợi
- Khắc phục t ác nhân có hại bằng cách kết hợp với tác nhân có hại
khác
- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
- Thiết lập quan hệ phản hồi
- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp
25. Nguyên tắc tự phục vụ
- Đối tượng phải tự phục vụ bằng các thao tác phụ trợ, sửa chửa
- Sử dụng chất thải, phế liệu, năng lượng dư
26. Nguyên tắc sao chép
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền,
không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao
- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang
học với tỷ lệ cần thiết
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến,
chuyển sang sử dụng các bản sao hông ngoại hoặc tử ngoại
27. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt
- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng đối tượng rẻ có chất lượng kém
hơn (ví dụ tuổi thọ của đối tượng)
28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng quang, điện, nhiệt, âm hoặc mùi vị
- Sử dụng điện trường, từ trường, điện từ trường trong tương tác
với đối tượng
- Chuyển các trường đứng y ên sang chuyển động, các trường cố
định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có
cấu trúc nhất định
- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ
29. Nguyên tắc sử dụng các k ết cấu khí và lỏng
10
- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí
và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy
phản lực
30. Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
- Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối
- Cách ly đối tượng với bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng
31. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ
- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có
nhiều lỗ
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
- Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài
- Để có t hể quan sát được đối tượng hoặc những quá trình, sử
dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử
đánh dấu
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp
33. Nguyên tắc đồng nhất
- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được
làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các t ính chất)
với vật liệu chế t ạo đối tượng cho trước
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái s inh các phần
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần
thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực t iếp
trong quá trình làm việc
35. Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng
- Thay đổi trạng thái đối tượng
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc
- Thay đổi độ dẻo
- Thay đổi nhiệt độ thể t ích
36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha
11
- Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha
như: thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng…
37. Nguyên tắc sử dụng sự nở vì nhiệt
- Sử dụng sự nở (hay co) vì nhiệt của các vật liệu
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với các vật liệu có hệ số nở
nhiệt khác nhau
38. Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh
- Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy
- Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy
- Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc ôxy
- Thay ôxy bằng ôzôn (hoặc ôxy bị ion hóa) bằng chính ôzôn
39. Nguyên tắc thay đổi độ trơ
- Thay môi trường thông t hường bằng môi trường trung hòa
- Đưa thêm vào đối tượng các chất, các thành phần, phụ gia trung
hòa
- Thực hiện các quá trình trong chân không
40. Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành (composite)
- Chuyển từ vật liệu đồng nhất sang sử dụng vật liệu hợp thành
(composit e). Hay sử dụng các vật liệu mới.
III. Lịch sử hình thành và phát triển của camera kĩ thuật số.
Cách nay hơn 35 năm, vào tháng 12 năm 1975, một thợ chụp ảnh t ên St even
Sasson đã khai sinh ra kỉ nguyên máy ảnh và camera quan sát kĩ thuật số bằng t ấm
hình đầu t iên chụp tại phòng kĩ thuật của công ty Kodak. Vào thời điểm đó, anh đã
phải mất đến 23 giây để lưu được bức ảnh mang nhiều ý nghĩa lịch sử này vào một
cuốn băng casset e. Hình ảnh được chụp từ chiếc máy ảnh này khi đó có độ phân giải
0.01-megapixel (100x100 megapixel. Đó có thể xem như là thời khắc trọng đại nhất
của nền công nghiệp nhiếp ảnh hiện đại.
Tuy nhiên, cũng phải mãi cho đến đầu thập niên 90, khi mà ngành kĩ thuật ảnh
số ngày càng được hoàn thiện, thì nền công nghiệp còn non trẻ này mới thật sự phát
triển vượt bậc.Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay, chiếc máy ảnh
số quen thuộc mà chúng ta vẫn dùng thường ngày, đã phải trải qua biết bao nhiêu
12
thăng trầm.Trong bài viết này, hy vọng chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng quát về lịch
sử phát triển hơn 35 năm qua của thiết bị này.
1. Chiếc máy ảnh số đầu tiên (1975)
Như đã nói ở trên, chiếc máy ảnh số đầu tiên trên thế giới mang nhãn hiệu
Kodak, cánh chim đầu đàn của nền công nghiệp nhiếp ảnh thời điểm này.
Vào giai đoạn khai sinh, hình dáng chiếc máy ảnh số đầu tiên chắc chắn sẽ
làm nhiều người cảm thấy buồn cười bởi vẻ thô kệch, nặng nề.Với chiếc “hộp sắt” to
tướng này, người dùng chỉ có thể chụp được một bức ảnh có độ phân giải khá khiêm
tốn 100x100 pixel (0.01 MP). Bức ảnh sau khi chụp sẽ được ghi vào một cuộn băng
cát sét, được xem trên thiết bị hiển thị đặc biệt kết nối với TV.
Hình 1 Chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên
2. Phiên bản thương mại đầu tiên (1989)
Máy ảnh kĩ thuật số được thương mại hóa khá trễ. Sau gần 15 năm phát triển
âm thầm, phiên bản thương mại đầu t iên mới xuất hiện. Hai đại diện tiêu biểu nhất
của giai đoạn này là: Fujix DS-1P (1989) 0.4MP và Dycam Model 1 (1990) 0.09MP.
Trong hai đại diện trên thì Fujix D S-1P chính là chiếc máy số thương mại đầu t iên
trên thế giới, cho phép ghi các file ảnh lên một thẻ nhớ dạng rắn. Tuy nhiên, thiết bị
này chỉ được bán tại Nhật Bản trong khoảng thời gian khá ngắn. Đại diện còn lại,
Dycam là chiếc sản phẩm đầu tiên được bán ra t ại M ỹ.
13
Hình 2 Phiên bản thương mại đầu tiên
3. Dấu ấn Kodak và Nikon (1991 – 1992)
Thời điểm 1991 - 1992 đánh dấu sự thống trị của hai đại gia Kodak và Nikon
trong lĩnh vực máy ảnh số. Từ 1991, hai ông lớn bắt đầu hợp tác sản xuất hàng loạt
những sản phẩm máy ảnh số kết hợp giữa các linh kiện Nikon và bộ cảm biến số
Kodak. Nhưng do kỹ thuật sản xuất còn hạn chế nên giá của các sản phẩm vào giai
đoạn này thì cực kì “chát”. ChiếcKodak DCS200 có giá lên đến 20000 U SD, một sản
phẩm chỉ dành cho dân quý tộc.
Hai sản phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này là: Kodak Digital Camera System
(1991) (1.3MP) và Kodak DCS200 (1992) (1.5MP).
Hình 3 Kodak DCS 200
4. Máy ảnh số màu xuất hiện
Hai sản phẩm tiêu biểu: Apple QuickTake 100(1994) - Độ phân giải: 640 x
480 pixel (0.3MP) và Kodak DC40(1995) - Độ phân giải: 756 x 504 pixel (0.38MP).
14
Mặc dù tham gia vào lĩnh vực nhiếp ảnh khá muộn nhưng Apple QuickTake
100 lại là chiếc máy ảnh số màu đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, vào cùng thời
điểm, Kodak cũng đã tung ra một sản phẩm đáng chú ý hơn làDC40, tích hợp nhiều
công nghệ mới cùng chuẩn màu 24 bit. Với Kodak DC40, lần đầu tiên trong lịch sử,
người dùng có thể chụp lại những khoảnh khắc đầy màu sắc của cuộc sống mà không
cần đến những cuộn phim phiền phức.
Hình 4 Apple QuickTake 100(1994)
5. Sự xuất hiện của LCD
Hai sản phẩm tiêu biểu: Casio QV-10 (1995) - Độ phân giải: 320 x 240 pixel
(0.07MP) và Kodak DC25 (1996) - Độ phân giải: 493 x 373 pixel (0.18MP).
Mặc dù có độ phân giải ảnh khá khiêm tốn nhưng bù lại Casio QV-10 đã nâng
khả năng hiển thị ảnh chụp lên một tầm cao mới khi là chiếc máy ảnh số đầu t iên
trang bị màn hình LCD.Cùng đại diện thứ hai đến từ Kodak -Kodak DC25, model
này còn là thiết bị sử dụng Compact Flash cho mục đích lưu trữ .
Hình 5 Casio QV-10 (1995)
15
6. Những tên tuổi mới xuất hiện
Đó là Olympus, Ricoh và Nikon.Giai đoạn này đánh dấu sự trỗi dậy của
những tên tuổi mới trong ngành công nghiệp máy ảnh thế giới.Nikon, từ một nhà sản
xuất linh kiện, đã trực tiếp gia nhập sản xuất thiết bị máy ảnh số, cạnh tranh với hai
thương hiệu rất quen t huộc với người dùng ngày nay là Olympus và Ricoh.
Các sản phẩm tiêu biểu: Olympus Deltis VC-1100 (1994) - Độ phân giải: 768
x 576 pixel (0.44MP), Nikon Coolpix 100 (1996) - Độ phân giải: 512 x 480 pixel
(0.24MP) và Ricoh RDC1 (1995) - Độ phân giải: 768 x 576 pixel (0.44MP).
Hình 6 Olympus Deltis VC-1100 (1994)
7. Cách thức lưu trữ mới
Hai sản phẩm tiêu biểu: Sony Digital Mavica FD5 (1997) - Độ phân giải: 640
x 480 pixel (0.3MP) và Sony M avica CD1000 (2000) - Độ phân giải: 1.600 x 1.200
pixel (1.92MP).
Bước đột phá mới trong giai đoạn trên chính là việc các mẫu máy đã chuyển
sang lưu trữ ảnh trong nhiều loại đĩa lưu trữ rất tiện lợi. FD5 cho phép ghi dữ liệu ảnh
vào đĩa mềm 3.5 inch còn CD1000 cho phép dùng CD-R để cất giữ.
16
Hình 7 Sony Digital Mavica FD5 (1997)
8. Giai đoạn cuối thập niên 90
Các mẫu máy trong giai đoạn 1998 - 1999 rất phong phú về chủng loại, kiểu
dáng cũng như chức năng. Sau đây là ba đại diện tiêu biểu nhất ở cuối thập niên 90:
Kodak DC260 (1998) - Độ phân giải: 1.536 x 1.024 pixel (1.57MP), Sony Cybershot
D700 (1998) - Độ phân giải: 1.344 x 1.024 pixel (1.37MP), Olympus D-620L(1999) -
Độ phân giải: 1.280 x 1.024 pixel (1.31MP).
Hình 8 Sony Cybershot D700 (1998)
9. Máy ảnh cho trẻ em
Không chỉ là những món đồ kĩ thuật cao đắt tiền, các nhà sản xuất bắt đầu
quan tâm nhiều đến các đối tượng khách hàng khác, trong đó có trẻ em. Với giá dưới
100 USD, có lẽ các bậc phụ huynh sẽ không ngần ngại sắm cho thiên thần bé bỏng
của mình một chiếc máy ảnh kĩ t huật số.
Sản phẩm t iêu biểu: Barbie Photo Designer Digital Camera (1998) - Độ phân
giải: 160 x 120 p ixel (0.02MP),WWF Slam Cam (1999) - Độ phân giải: 160 x 120
pixel (0.02MP).
17
Hình 9 Barbie Photo Designer Digi tal Camera (1998)
10. Máy ảnh SLRs xuất hiện
Sản phẩm tiêu biểu: Nikon D1 (1999) - Độ phân giải: 2.000 x 1.312 pixel (2.62MP),
Canon EOS D30(2000) - Độ phân giải: 2.160 x 1.440 pixel (3.11MP).
Điều khác biệt giữa máy SLR với các loại máy ảnh khác là: Ở máy SLR, người chụp
ảnh sẽ nhìn thấy hình ảnh qua lỗ ngắm, giống hệt như hình ảnh trên phim hay bộ cảm
biến.
Hình 10 Canon EOS D30(2000)
11. Thời đại của máy ảnh nhỏ gọn
Sản phẩm tiêu biểu: Canon PowerShot S100 Digit al ELPH (2000) - Độ phân
giải: 1.600 x 1.200 pixel (1.92MP), Casio Exilim EX-S1 (2002) - Độ phân giải: 1.280
x 960 pixel (1.22MP).
Xu hướng chung của thế giới hiện đại là càng nhỏ càng gọn thì càng tốt, máy
ảnh cũng vậy. Canon chính là đại gia đầu tiên đi tiên phong với trào lưu máy ảnh du
lịch. Tuy kích thước có phần nhỏ bé, nhưng những chiếc máy ảnh này vẫn đảm bảo
được sức mạnh với độ phân giải tương đối cao.
18
Hình 11 Casio Exilim EX-S1 (2002)
12. Máy ảnh fullframe xuất hi ện
Hai đại diện tiêu biểu: Contax N Digital (2002) - Độ phân giải: 3.040 x 2.008
pixel (6.1MP), Canon EOS-1Ds(2002) - Độ phân giải: 4.064 x 2.704 pixel
(10.99MP).
Máy ảnh fullframe là các thiết bị có cảm biến rất to, xấp xỉ khổ film của máy
ảnh SLR.Contax N Digital chính là sản phẩm đầu t iên thuộc dạng này.Nó được trang
bị cảm biến CCD có kích thước đến 35 mm.
Hình 12 Contax N Digital (2002)
13. Sự phát triển mạnh mẽ của máy ảnh kĩ thuật số (2003 -2004)
Sản phẩm tiêu biểu: Canon EOS Digital Rebel D300 (2003) - Độ phân giải:
3.072 x 2.048 pixel (6.29MP),Olympus E-1 (2003) - Độ phân giải: 2.560 x 1.920
pixel (4.91MP), Epson R-D1 (2004) - Độ phân giải: 3.008 x 2.000 pixel (6.01MP).
Bước sang thế kỷ 21, máy ảnh kĩ thuật số phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt,
kĩ thuật tinh vi cũng như mức độ đại chúng với giá cả dễ chấp nhận hơn. D300 là
19
thiết bị SLR đầu tiên có giá dưới 1000 USD còn Epson R-D1là model đầu tiên trang
bị bộ phận định vị.
Hình 13 Canon EOS Digital Rebel D300 (2003)
14. Máy ảnh DSLR tốt nhất
Đó chính là Nikon D3X.Xuất hiện vào 2008, chiếc máy ảnh này có vẻ ngoài rất hầm
hố cùng sức mạnh đáng kinh ngạc với độ phân giải ảnh lên t ới 6.048 x 4.032 pixel
(24.38MP).Đây thật sự là niềm mơ ước cho giới đam mê.
Hình 14 Nikon D3X
15. Máy ảnh 3D
Sản phẩm t iêu biểu: Fujifilm FinePix Real 3D W3 (2010) - Độ phân giải:
3.648 x 2.736 pixel (9.98 MP), Sony Cyber-DSC-TX7 (2010) - Độ phân giải: 3.648 x
2.736 pixel (9.98 MP).
Đây có thể xem là bước đột phá to lớn của ngành công nghiêp máy ảnh
số.Chức năng chụp ảnh và quay phim 3D đem đến những trãi nghiệm hình ảnh cực kì
mới lạ, chân thực cho người dùng.Fujifilm và Sony là những nhà sản xuất đi t iên
phong trong trào lưu 3D mới mẻ này.
20
Hình 15 Fujifilm FinePix Real 3D W3 (2010)
16. Những sản phẩm cao cấp nhất
Sản phẩm tiêu biểu: Pentax 645D (2010) - Độ phân giải: 7264 x 5440 pixel
(39.51MP).
Hình 16 Pentax 645D (2010)
Pentax 645D là chiếc máy ảnh medium format DSLR đầu tiên được bán với
giá dưới 10.000 U SD. So với độ phân giải chỉ 100 x 100 của chiếc máy ảnh số đầu
tiên,thì sức mạnh lên tới 7.264 x 5.440 pixel của thiết bị thật sự là một sự chênh lệch
quá lớn. Những sản phẩm cao cấp như thế này vẫn luôn được xem như là dòng máy
giành riêng cho thợ chụp ảnh chuyên nghiệp.
Không chỉ cho ra hiệu năng quá lớn, nó còn đòi hỏi kĩ thuật chuyên môn rất
cao mới có thể khai thác hết.Bên cạnh đó, mức giá trên trời cũng chính là rào cản lớn
nhất khiến cho rất ít người dùng có cơ hội sở hữu những dòng máy này.
21
IV. Phân tí ch các nguyên lý sáng tạo được áp dụng trong Camera kĩ thuật số.
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Ngay từ đầu, camera chụp hình và lưu vào băng casset. Tới ngày
hôm nay, camera được cấu t ạo từ những chi tiết nhỏ, mỗi chi tiết đảm
nhận 1 vai trò, ống kính rời, thẻ nhớ,…
2. Nguyên tắc tách khỏi
- Camera đầu tiên khá rườm rà (hình trên phần III, 1), từ từ, đã được
thiết nhỏ gọn hơn.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
- Những bộ phận quan trọng như ống kính ngày càng được cải thiện,
màn hình thay bằng màn hình cảm ứng, tiện nghi hơn cho người sử
dụng.
4. Nguyên tắc kết hợp
- Kết hợp quay phim trong máy chụp hình, kết hợp upload hình trực
tuyến. K ết hợp thẻ nhớ trong lưu ảnh.
- Kết hợp máy chiếu trong máy chụp hình.
Hình 17 Nikon kết hợp máy chiếu
5. Nguyên tắc vạn năng
- Máy chụp hình có t hể quay phim, ghi âm, tích hợp máy chiếu.
6. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
- Dùng chân máy để giữ máy ảnh cố định khi chụp, không mất thời
gian di chuyển, điều chỉnh.
7. Nguyên tắc dự phòng
22
- Các bộ phận của máy ảnh đều có thể được thay thế nếu có lỗi, như
màn hình, thẻ nhớ, ống kính.
8. Nguyên tắc linh động
- Mục đích ban đầu của loại máy ảnh ống kính rời không gương lật
(MILC) là có thể hoán đổi ống kính và có chất lượng hình ảnh của
máy ảnh DSLR trong một t hân máy nhỏ. Để có được điều này, các
nhà sản xuất đã t hay thế khung ngắm TTL bằng một khung ngắm
điện tử, trong đó chiếc gương lật được bỏ đi để giảm kích thước máy.
9. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
- Người dùng tương tác với máy ảnh thông qua màn hình t ích hợp trên
máy ảnh.
10. Nguyên tắc tự phục vụ
- Máy ảnh có tính năng tự chụp ảnh hẹn giờ trước.
- Máy ảnh lấy nét tự động, tự điều chỉnh mắt đỏ…
11. Nguyên tắc sao chép
- Các máy ảnh sao chép, kế thừa mẫu mã, tạo lựa chọn đa dạng.
12. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt
- Máy ảnh càng ngày giảm giá thành nhằm phục vụ đông đảo người
tiêu dùng.
13. Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
- Một số bộ phận như tay cầm thay bằng nhựa, m àn hình chống trầy
xước.
14. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
- Các máy ảnh du lịch nhỏ gọn được thiết kết nhiều màu sắc bắt mắt.
- Một số máy ảnh có thể có tính năng thay đổi màu sắc ảnh.
15. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
- Máy ảnh được bo tròn các cạnh tay cầm để dễ cầm nắm hơn, thẩm
mỹ hơn.
- Ống kính hình tròn để xoay, điều chỉnh tiêu cự.
16. Nguyên tắc làm thay đổi thông số hóa lý của đối tượng
23
- Ống kính, một số chức năng trong máy ảnh có thể thay đổi như màu
sắc, điều chỉnh độ sáng, t iêu cự…
17. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa
- Các máy ảnh compact thông thường (máy ảnh nhỏ gọn, ngắm là
chụp) thì chỉ được trang bị những bộ cảm biến nhỏ, không có khung
ngắm TTL và không có ống kính rời. Các ống kính gắn cố định trên
máy ảnh comp act có thể là một ống kính s iêu zoom đa năng như
trong những chiếc máy ảnh cầu nối (Bridge camera), tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp những bộ cảm biến nhỏ hơn cho hình ảnh tương đối
nghèo nàn, đặc biệt là trong trường hợp thiếu sáng do chúng không
nhận được ánh sáng nhiều như đối với những bộ cảm biến lớn. Tuy
nhiên như vậy giá thành sản phẩm sẽ giảm, mà vẫn đảm bảo nhu cầu
chụp ảnh du lịch, gia đình cho người sử dụng.
Hình 18 Máy ảnh Compact
18. Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành (composite)
- Trong một máy ảnh, sử dụng nhiều chất liệu phù hợp khác nhau tùy
theo bộ phận cấu tạo, chức năng.
24
Hình 19 Tay cầm, ống kính, thân máy từ nhiều vật liệu khác nhau
19. Nguyên tắc sử dụng trung gian
- Máy ảnh Sony SLT là sự kết hợp giữa máy ảnh DSLR và MILC, sử
dụng một gương mờ (có tính năng bán trong suốt, gương cố định).
M áy SLT không có khung ngắm quang học, cũng như gương lật, vì
vậy chúng đóng vai trò trung gian giữa máy DSLR và MILC.
Hình 20 Sony SLT
V. Kết luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, camera kĩ thuật số
đã có những bước tiến vượt bậc trong vòng 35 năm phát triển. Ngày nay, chiếc
máy ảnh không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, do giá thành hạ và chất
lượng ngày càng được nâng cao. Tất cả là nhờ khoa học công nghệ, trong đó
việc áp dụng đúng đắn các nguyên lý sáng tạo góp phần to lớn cho sự phát
triển này.
25
VI. Tài liệu tham khảo
[1] GS.TSKH Hoàng Kiếm, Bài giảng các môn nguyên lý lập trình nâng cao, các
hệ cơ sở tri thức, phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
[2] GS.TSKH Hoàng Kiếm, Giải một bài toán trên máy tính như thế nào, Nhà
xuất bản giáo dục – 2001
[3] GS.TSKH Hoàng Kiếm – Thanh Thủy – Chi Mai, Đôi cánh I Ca Rơ, Nhà xuất
bản thống kê H à Nội, 1990.
[4] TS Phan Dũng, Làm thế nào để sáng tao, Ủy ban khoa học và kỹ thuật Tp.Hồ
Chí Minh, 1992
[5] TS Phan Dũng, Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (giáo trình sơ
cấp), Sở khoa học – công nghệ và môi trường, 1997
[6] TS Phan Dũng, Sổ tay sáng t ạo: các thủ t huật (nguyên tắc cơ bản), Sở khoa
học – công nghệ và môi trường, 1994.
[7] Các Websites.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ppnck_khmt_0208480140_anh_1003.pdf