Đứng về phía tài chính công ty cần sử dụng tốt các đòn bầy tiền lương, tiền
thưởng, cải tiến điều kiện lao động, duy trì và thực hiện tốt hình thức khoán lương
theo sản phẩm theo bậc thợ để công nhân có nỗ lực phấn đấu nâng cao tay nghề.
Bên cạnh đó khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải
tiến sản xuất. Đồng thời công ty nên quy định những hình thức khen thưởng thích
đáng với những công nhân có tay nghề tốt, chịu khó học hỏi. Ngược lại, cắt thưởng
phạt lương đối với những công nhân tay nghề yếu kém không có ý thức bảo quản
TSCĐ của Công ty.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty In tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh sản xuất kinh doanh bảo toàn được vốn cố
định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty in Tài Chính trong những
năm gần đây
Trong những năm gần đây, với những thuận lợi và khó khăn công ty đã có
nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, chú trọng đổi mới máy móc thiết bị sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng nhờ đó công ty luôn đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được trình bày ở biểu 4: "Tình
hình chủ yếu về sản xuất kinh doanh của công ty in tài chính qua các năm 1997 -
2001".
Tổng doanh thu của công ty có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Để đạt
được điều này là do có sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ CBCNV toàn công
ty ( xem biểu 4 ). Trong đó có sự đầu tư đúng đắn TSCĐ hiện đại một cách kịp thời
vào trong quá trình sản xuất - kinh doanh cuả công ty, tích cực tìm kiếm được nhiều
thị trường mới, đẩy mạnh sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị.
Điều này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đáp
ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.
Điều này được thể hiện qua các số liệu cụ thể sau:
-Tổng doanh thu năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 3.864.587 nghìn
đồng, với số tương đối là 15,28%. Trong đó:
+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998 tăng lên so với năm
1997 là 3.909.812 nghìn đồng, với số tương đối là 15,62%.
+ Doanh thu hoạt động khác năm 1998 giảm so với năm 1997 là 45.225
nghìn đồng, với số tương đối là 18,31%.
-Tổng doanh thu năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 7.535.163 nghìn
đồng, với số tương đối là 29,80%. Trong đó:
+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 tăng lên so với năm
1998 là 7.453.963 nghìn đồng, với số tương đối là 29,77%.
+ Doanh thu hoạt động khác năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 81.200
nghìn đồng, với số tương đối là 32,87%.
-Tổng doanh thu năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 25.890.425 nghìn
đồng, với số tương đối là 78,89%. Trong đó:
+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 tăng lên so với năm
1999 là 24.037.795 nghìn đồng, với số tương đối là 73,98%.
+ Doanh thu hoạt động khác năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là
1.852.630 nghìn đồng, với số tương đối là 564,48%.
-Tổng doanh thu năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 26.550.449 nghìn
đồng, với số tương đối là 45,22%. Trong đó:
+ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 tăng lên so với năm
2000 là 18.325.626 nghìn đồng, với số tương đối là 32,42%.
+ Doanh thu hoạt động khác năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là
8.224.823 nghìn đồng, với số tương đối là 377,14%.
Tuy vậy để đánh giá và xem xét một cách toàn diện về tình hình sản xuất -
kinh doanh của công ty, không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh thu mà ta
còn phải xem xét, đánh giá các chỉ tiêu quan trọng khác như: tốc độ tăng trưởng của
lợi nhuận, giá thành toàn bộ, vốn kinh doanh bình quân,...
Tổng lợi nhận của công ty có tốc độ tăng trưởng cũng tương đối cao đặc biệt
là 3 năm trở lại đây ( xem biểu 4 ). Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, tốc độ tăng
trưởng của doanh thu và tốc độ tăng trưởng của vốn kinh doanh bình quân là tương
đối giống nhau, điều này là rất tốt và hợp lý. Đạt được kết quả này là do trong
những năm qua công ty đã thực hiện tốt công tác tài chính, tiến hành công tác khấu
hao TSCĐ nhanh chóng, hợp lý, đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn. Điều này được thể
hiện qua số liệu sau:
-Tổng lợi nhuận năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 201.377 nghìn đồng,
với số tương đối là 13,98 %. Trong đó:
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998 tăng lên so với năm
1997 là 158.629 nghìn đồng, với số tương đối là 12,94%.
+ Lợi nhuận hoạt động khác năm 1998 tăng lên so với năm 1997 là 42.748
nghìn đồng, với số tương đối là 19,92%.
-Tổng lợi nhuận năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là 237.024 nghìn đồng,
với số tương đối là 16,45 %. Trong đó:
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 tăng lên so với năm
1998 là 322.449 nghìn đồng, với số tương đối là 26,30%.
+ Lợi nhuận hoạt động khác năm 1999 giảm so với năm 1998 là 85.425
nghìn đồng, với số tương đối là 39,80%. Đây là một nguyên nhân làm cho tổng lợi
nhuận của công ty trong năm 1999 tăng với tốc độ thấp.
-Tổng lợi nhuận năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 1.197.844 nghìn
đồng, với số tương đối là 71,40 %. Trong đó:
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 tăng lên so với năm
1999 là 1.107.890 nghìn đồng, với số tương đối là 71,55%.
+ Lợi nhuận hoạt động khác năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 89.954
nghìn đồng, với số tương đối là 69,63%.
-Tổng lợi nhuận năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 2.426.705 nghìn
đồng, với số tương đối là 84,39 %. Trong đó:
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 tăng lên so với năm
2000 là 2.108.018 nghìn đồng, với số tương đối là 79,36%.
+ Lợi nhuận hoạt động khác năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 318.687
nghìn đồng, với số tương đối là 145,42%.
Vốn kinh doanh bình quân của công ty được bố sung hàng năm cho nên tốc
độ tăng trưởng của vốn kinh doanh bình quân tương đối cao, nhưng ta thấy vốn kinh
doanh bình quân tăng lại chủ yếu là do vốn lưu động bình quân tăng ( mà nguồn
vốn lưu động bình quân được hình thành chủ yếu là bằng con đường đi vay). Do
vậy đây cũng không phải là một biểu hiện tốt.
- Vốn kinh doanh bình quân năm 1998 tăng so với năm 1997 là 4.552.911
nghìn đồng, với số tương đối là 31,60% ( xem biểu 4 ). Trong đó:
+ Vốn lưu động năm 1998 tăng so với năm 1997 là: 4.570.546 nghìn đồng,
với số tương đối là: 38,60%
+ Vốn cố định năm 1998 giảm so với năm 1997 là: 17.635 nghìn đồng; với
số tương đối là: 0,69%
- Vốn kinh doanh bình quân năm 1999 tăng so với năm 1998 là 5.868.827
nghìn đồng, với số tương đối là 40,73%. Trong đó:
+ Vốn lưu động năm 1999 tăng so với năm 1998 là: 1.222.154 nghìn đồng,
với số tương đối là: 10,32%
+ Vốn cố định năm 1999 tăng lên so với năm 1998 là: 4.646.673 nghìn đồng;
với số tương đối là: 181,05%
- Vốn kinh doanh bình quân năm 2000 tăng so với năm 1999 là 12.102.411
nghìn đồng, với số tương đối là 59,69%. Trong đó:
+ Vốn lưu động năm 2000 tăng so với năm 1999 là: 10.840.208 nghìn đồng,
với số tương đối là: 82,98%
+ Vốn cố định năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là: 1.262.203 nghìn đồng;
với số tương đối là: 17,50%
- Vốn kinh doanh bình quân năm 2001 tăng so với năm 2000 là 17.697.391
nghìn đồng, với số tương đối là 54,66%. Trong đó:
+ Vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 13.522.187 nghìn đồng,
với số tương đối là: 56,57%
+ Vốn cố định năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là: 4.175.204 nghìn đồng;
với số tương đối là: 49,26%
Qua đó ta thấy rằng qua các năm 1997,1998, 1999, 2000, 2001 vốn cố định
của Công ty tăng nhanh cả về tốc độ và quy mô. Điều đó chứng tỏ Công ty đã và
đang chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Giá thành toàn bộ năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là19.326.397
nghìn đồng, 22.889.945 nghìn đồng, 30.837.251 nghìn đồng, 50.578.219 nghìn
đồng, 63.963.508 nghìn đồng. Như vậy, giá thành toàn bộ năm 1998 tăng lên so với
năm 1997 là 3.563.548 nghìn đồng, với số tương đối là: 15,57%. Năm 1999 tăng lên
so với năm 1998 là: 7.947.306 nghìn đồng, với số tương đối là: 34,72%. Năm 2000
tăng lên so với năm 1999 là: 19.740.968 nghìn đồng, với số tương đối là: 64,02%.
Năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là: 13.385.289 nghìn đồng, với số tương đối là:
26,46%.
Ta thấy tốc độ tăng giá thành toàn bộ của công ty tăng cùng với tốc độ tăng
doanh thu. Vậy tốc độ tăng như vậy là rất hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần
lượt là: 11,23%, 10,96%, 10,9%, 8,5%, 7,6%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận giá thành
toàn bộ năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,27%, tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn
bộ năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,06%, tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ
năm 2000 giảm so với năm 1999 là 3,30%, tỷ suất lợi nhuận giá thành toàn bộ năm
2001 giảm so với năm 2000 là 0,9%.
Tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần
lượt là: 6,20%, 5,83%, 5,7%, 5,4%, 5,02%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu
thụ năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,37%, tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ
năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,13%, tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ năm
2000 giảm so với năm 1999 là 0,68%, tỷ suất lợi nhuận giá thành tiêu thụ năm 2001
giảm so với năm 2000 là 0,38%.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu tiêu thụ năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần
lượt là: 5,70%, 5,56%, 5,10%, 4,90% và 4,80%. Nguyên nhân gây ra sự giảm sút là
do tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.
4.3. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ, quỹ khấu hao TSCĐ, của công
ty in Tài Chính
Về công tác quản lý: Công ty đã giao hẳn cho các bộ phận, phân xưởng trực
tiếp sử dụng TSCĐ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về TSCĐ.
Đối với máy móc thiết bị sản xuất, công ty giao cho các phân xưởng phải tổ
chức sản xuất theo đúng qui trình công nghệ và tuân theo đúng các yêu cầu kỹ thuật
của máy móc thiết bị. Công ty đề ra chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị, vệ sinh
công nghiệp, định kỳ và thường xuyên để nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ.
Các máy móc thiết bị được phòng kỹ thuật của công ty đánh giá, các phân xưởng
căn cứ vào đó để tiến hành sản xuất đảm bảo an toàn cho lao động và đảm bảo chất
lượng của sản phẩm. Nếu máy còn mới thì có thể cho chạy hết công suất còn khi
máy đã khấu hao hết từ 45% - 65% thì chỉ có thể cho máy chạy theo khả năng đề
đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm tốt mà không ảnh hưởng đến chất lượng của
máy.
Đối với phương tiện vận tải: công ty giao trực tiếp cho các lái xe quản lý, sử
dụng và tự chịu trách nhiệm trước phương tiện vận tải được giao. Định kỳ hoặc
thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng , sửa chữa nếu có hư hỏng, đảm bảo sự
hoạt động an toàn của xe để đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của công
ty.
Đối với thiết bị dụng cụ quản lý, nhà cửa vật kiến trúc cũng vậy, công ty giao
cho phòng ban, phân xưởng quản lý và sử dụng. Định kỳ hoặc thường xuyên tiến
hành kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty được tốt hơn.
Công ty tiến hành các chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm vật chất
đối với người quản lý sử dụng TSCĐ nhờ đó mà khai thác tốt và bảo quản được
TSCĐ nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và TSCĐ nói chung.
TSCĐ của công ty được tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường
thẳng. Do đó quỹ khấu hao của của công ty được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ và trả
nợ vay.
4.4. Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty in Tài Chính năm 2001
Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn gắn với kết quả bảo toàn vốn. Không thể bảo
toàn vốn khi sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả. Ngược lại, chỉ khi sản xuất kinh
doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng bảo toàn vốn. Đối với VCĐ
cũng như vậy, nếu sử dụng vốn có hiệu quả thì mới có khả năng bảo toàn vốn và
ngược lại.
Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty In Tài Chính là tương đối cao, tuy vậy tình
hình tăng trưởng qua các năm lại không đều nhau ( xem biểu 5 ). Cụ thể là:
Trong những năm qua VCĐ bình quân sử dụng của công ty là:
trong đó:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 200, 2001 lần lượt là:
- Hàm lượng VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là:
Điều đó chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng VCĐ của công ty còn chưa cao.
Nguyên nhân chủ yếu ở đây là việc đầu tư TSCĐ ( ở thời điểm cuối năm) cho nên
vẫn chưa có những kết quả cụ thể. Như vậy trong năm 2002, cán bộ quản lý công ty
cần phải theo dõi sát sao tình hình biến động của hiệu suất sử dụng từ đó đề ra
nhưng biện pháp quản lý kịp thời.
Tuy nhiên như đánh giá ở chương 1, chỉ tiêu quan trọng nhất vẫn là doanh lợi VCĐ
bởi vì xét cho tới cùng mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả sử
dụng VCĐ có cao một phần quan trọng cũng được phản ánh qua chỉ tiêu này.
- Doanh lợi VCĐ: Năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là:
Doanh lợi VCĐ của công ty là rất cao và tăng trưỏng đều qua các năm ( xem biểu 5
). Đạt được diều đó là do công ty đã tìm kiếm được thị trường tiêu thụ mới, đẩy
mạnh sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Đặc biệt là năm 2001
công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm mới 2 máy in OFSET của Đức, xây mới nhà
kho để chứa nguyên vật liệu, sản phẩm và mua mới một nhà kho trong chi nhánh.
5. đánh giá chung thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty in
tài chính
5.1. Ưu điểm
Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện
hạch toán độc lập, trong những năm qua Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong
sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là năm 1999 ngoài những khó khăn và thử thác mới
lại chịu sự tác động mạnh mẽ của nhân tố khách quan. Mặc dù vậy Công ty đã không
ngừng cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu năm sau
đạt cao hơn năm trước, lợi nhuận ngày càng gia tăng và đời sống người lao động đã ổn
định hơn. Thành tích đó ngoài việc phản ánh sự cố gắng nỗ lực trong lao động sản xuất
của cán bộ công nhân viên trong Công ty nó còn phản ánh những kết quả bước đầu của
các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ mà Công ty đã thực hiện.
Có thể đánh giá ưu điểm các phương pháp và quá trình thực hiện nâng cao
hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trên các mặt sau:
- Công tác phân cấp quản lý sử dụng TSCĐ của Công ty tương đối chặt chẽ.
Công ty đã giao trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ cho các phòng ban, phân
xưởng, tổ đội sản xuất, từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với máy
móc thiết bị do họ sử dụng.
- Công ty đã tận dụng triệt để công suất của bộ phận TSCĐ dùng trong sản
xuất kinh doanh. Để thực hiện công tác này, Công ty đã tiến hành áp dụng biện
pháp khoán lương sản phẩm từ đó đã khai thác triệt để khả năng hoạt động của các
loại tài sản này.
- Trong công tác trích khấu hao TSCĐ, Công ty đã chọn thời gian trích khấu
hao phù hợp cho từng loại TSCĐ, thực hiện khấu hao nhanh đối với bộ phận TSCĐ
có độ hao mòn cao để nhanh chóng thu hồi vốn và hạn chế hao mòn vô hình. Việc
phân bổ khấu hao nhìn chung là hợp lý. Số tiền khấu hao được phân bổ một cách
thích hợp vào từng loại chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất
chung, chi phí bán hàng...). Nhờ đó mà đảm bảo tính đúng đắm của việc phân bổ
khấu hao và xác định chính xác giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá.
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
của Công ty còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Qua quá trình xem xét phân
tích có thể thấy trong việc quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty có những nhược
điểm sau:
- Trong quản lý và sử dụng TSCĐ còn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có.
Lượng TSCĐ chưa cần dùng và không cần dùng chờ thanh lý hiện còn đang tồn
đọng, không phát huy được hiệu quả kinh tế, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả
sử dụng VCĐ.
- Trong công tác sửa chữa TSCĐ, Công ty còn chưa thực hiện việc xác định
hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể. Chi phí sửa chữa TSCĐ
còn chưa được quản lý chặt chẽ, và chưa có định mức chi phí cụ thể. Khi thực hiện
công tác sửa chữa TSCĐ, Công ty chưa tiến hành xác định xem chi phí bỏ ra để sửa
chữa công với chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất trong thời gian sửa chữa là lớn
hơn, nhỏ hơn hay bằng với giá trị còn lại của TSCĐ sửa chữa đã được đánh giá lại
theo thời giá hiện tại. Nói cách khác là chưa tính đến hiệu quả của công tác sửa
chữa. Công ty chưa đề ra định mức chi phí sửa chữa đối với từng TSCĐ và kế
hoạch về số chi phí sửa chữa dự kiến chi ra trong năm để có cơ sở so sánh, đánh giá
chất lượng của công tác sửa chữa, tìm ra nguyên nhân cũng như phát hiện những ưu
nhược điểm của công tác này để từ đó có tác động thích hợp.
- Công tác khoán chưa chặt chẽ biểu hiện là công tác này mới chỉ áp dụng
cho cả phân xưởng, cả tổ đội sản xuất, chưa áp dụng đối với từng cá nhân, do đó
chưa gắn chặt ý thức trách nhiệm của từng người lao động với tư liệu sản xuất trong
việc sử dụng chúng.
Trên đây là những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nâng cao
hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong năm qua. Để có thể thực hiện thành công
và hiệu quả hơn công tác này đòi hỏi Công ty phải tận dụng được lợi thế sẵn có và
phát huy được những mặt mạnh của mình, đồng thời phải nghiêm túc xem xét phân
tích kỹ lưỡng những nhược điểm thiếu sót để tìm ra biện pháp khắc phục những vấn
đề còn tồn tại. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty phát triển mở rộng hơn nữa quy mô
sản xuất kinh doanh của mình.
Chương 3
Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định ở Công ty In tài chính
1. Những phương hướng chung để nâng hiệu hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty In
tài chính.
Trong những năm qua, hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty không ngừng
được nâng cao, công tác quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty, đã có nhiều cố gắng
và đạt được những thành tích nhất định. Song bên cạnh đó thì công tác quản lý và
sử dụng VCĐ của công ty cũng còn gặp phải một số hạn chế và thiếu sót như đã
được đánh giá ở phần trên.
Thứ nhất, có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhằm huy động mọi
TSCĐ vào sản xuất với thời gian và công suất tối đa. Tận dụng những công suất
máy còn nhàn rỗi để sản xuất thêm sản phẩm cũng như tận dụng được hết tiềm năng
về nhân lực của công ty.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ hơn về cơ chế khoán sản phẩm đối với từng công
nhân và gắn liền trách nhiệm của từng công nhân sản xuất đối với TSCĐ mà họ trực
tiếp quản lý và sử dụng.
Thứ ba, quản lý tốt hơn chi phí và bảo dưỡng TSCĐ. Tiếp tục thực hiện việc
sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ một cách kịp thời. Cố gắng khắc phục những hạn chế
trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của
công tác này.
Thứ tư, Tiếp tục tăng cường công tác đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi
mới dây truyền công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Quá trình đầu tư có chiều
sâu, có trọng điểm đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá máy móc thiết bị.
Thứ năm, phát huy có hiệu quả năng lực của cán bộ công nhân viên trong
Công ty, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty
trong thời gian tới. Trên đây là phương hướng tổng thể về vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng VCĐ ở Công ty in tài chính.
Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty In Tài Chính, căn cứ vào những thuận lợi của công ty và những yếu tố
khác của thị trường đem lại. Cùng với việc rút ra nhận xét những ưu nhược điểm
của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong những năm gần đây
và kết hợp với những phương hướng của công ty trong thời gian tới, em xin có một
ý kiến đề xuất sung quanh vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở công ty In Tài
Chính.
2. Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty In tài
chính
2.1. Tận dụng một cách triệt để TSCĐ hiện có và sản xuất, thanh lý,
nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng.
Ta biết rằng TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó nếu huy động tối đa
cả số lượng và năng lực của TSCĐ hiện có trong Công ty vào sản xuất thì chắc chắn
sẽ tạo ra được khối lượng sản phẩm nhiều hơn, giá thành sản phẩm hạ lợi nhuận sẽ
tăng lên và tất yếu sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý sử dụng VCĐ đòi hỏi công ty phải:
Đưa toàn bộ số TSCĐ chưa dùng vào phục vụ sản xuất kịp thời để năng lực
sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên.
Tổ chức thực hiện công tác thanh lý nhượng bán TSCĐ không cần dùng để
thu hồi vốn. Đối với TSCĐ chưa cân dùng, công ty phải có hướng đầu tư nghiên
cứu để vận dụng số tài sản này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với số tài sản không cần dùng chờ thanh lý, Công ty cần có những biện
pháp giải quyết kịp thời nhằm thu hồi vốn để đầu tư thêm vào những thiết bị máy
móc mới phục vụ cho sản xuất. Công ty có thể lập báo cáo gửi lên các cơ quan chức
năng có liên quan như cục quản lý vốn và tài sản các doanh nghiệp nhà nước hoặc
sở công nghiệp Hà Nội đề nghị giải quyết thanh toán, nhượng bán nhanh chóng các
TSCĐ không cần dùng để giải phóng vốn. Khi được các cơ quan chức năng cho
phép, Công ty tiến hành tổ chức đấu giá công khai nhằm thu hồi được lượng vốn
lớn nhất, bổ sung cho đầu tư TSCĐ mới, từ đó duy trì và phát triển năng lực sản
xuất cho Công ty. Có như vậy mới làm cho kết cấu TSCĐ của Công ty hợp lý hơn,
tăng tỷ trọng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh và hạn chế đến mức
thấp nhất TSCĐ không cần sử dụng.
Thực hiện được tốt các vấn đề trên đây tức là Công ty đã vận dụng một cách
triệt để các TSCĐ hiện có vào sản xuất, khai thác được tiềm năng sẵn có của mình
góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn VCĐ.
2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm gắn liền với cơ chế khoán
trong quản lý, sử dụng máy móc thiết bị hiện có của Công ty.
Khoán sản phẩm là một hình thức tiên tiến trong công tác tổ chức quản lý
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm gắn liền với lợi ích và trách
nhiệm vật chất của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Nó vừa tạo điều kiện cho người lao động được phát huy tính chủ động sáng
tạo trong sản xuất kinh doanh vừa bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Thực hiện cơ chế khoán đúng đắn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động, quan
tâm đến sản xuất, phấn đấu tăng năng xuất lao động. Từ đó nâng cao ý thức trách
nhiệm bảo quản tài sản cố định mà họ quản lý và sử dụng để đảm bảo cho máy
móc hoạt động tốt, không bị ngừng nghỉ, quá trình sản xuất không bị gián đoạn do
máy hỏng hóc. Nhờ vậy mà sản lượng sản xuất ra ngày càng nhiều, chất lượng tốt,
góp phần tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho công
nhân viên.
Thực tế ở công ty In tài chính trong năm qua việc cơ chế khoán đã có tác
dụng rõ rệt. Nhờ áp dụng cơ chế khoán lương theo sản phẩm,công nhân đã rất tích
cực tăng năng xuất lao động, tận dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị. Nhìn
chung đời sống người lao động đã đảm bảo ổn định và ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, công tác khoán lương sản phẩm của Công ty còn bộc lộ nhiều
điểm chưa chặt chẽ. Biểu hiện là công tác này mới chỉ áp dụng cho cả phân xưởng,
cả tổ đội sản xuất, chưa áp dụng đối với từng cá nhân, do đó chưa gắn chặt ý thức
trách nhiệm của từng người lao động với máy móc trong quá trình sản xuất.Việc
quản lý, sử dụng máy móc thiết bị không phải trách nhiệm của riêng ai mà thuộc
trách nhiệm chung của cả một nhóm người, nếu máy móc có hỏng hóc hay mất mát
thì đã có cả một nhóm cùng chịu trách nhiệm. Chính vì việc giao quyền quản lý và
sử dụng máy móc chưa cụ thể cho từng người lao động nên dẫn đến tình trạng công
nhân chỉ phấn đấu làm sao sử dụng hết công suất, tạo ra nhiều sản phẩm nhận nhiều
lương là được, không cần biết đến tình trạng kỹ thuật máy móc dẫn đến máy móc
không được bảo dưỡng kịp thời sẽ sớm hư hỏng. Vì vậy việc đảm bảo cho máy sử
dụng được lâu dài đòi hỏi ý thức trách nhiệm của người công nhân rất lớn. ở phân
xưởng may của Công ty, mỗi máy may công nghiệp do nhiều công nhân trực tiếp sử
dụng theo từng ca nên việc máy móc hỏng hóc hay cho ra những sản phẩm tồi
không chỉ do một công nhân trực tiếp đứng máy lúc đó mà do cả một quá trình đã
sử dụng. Do đó trách nhiệm của người công nhân ở đây không chỉ đối với ca sản
xuất của mình mà phải là một thái độ trách nhiệm mang tính liên tục trong cả quá
trình sử dụng của một đời máy.
Như vậy, để đạt hiệu quả sản xuất tối ưu thì công tác khoán của công ty cần
phải kết hợp giữa mục đích chung và mục đích riêng. Khoán lương sản phẩm cần
gắn chặt với khoán trong việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị. Công tác khoán
không chỉ áp dụng với phân xưởng và tổ đội sản xuất mà phải áp dụng đối với từng
công nhân để nâng cao trách nhiệm của từng người trong việc quản lý sử dụng máy
móc thiết bị. Chỉ có ràng buộc trách nhiệm cụ thể với lợi ích kinh tế thì mới khuyến
khích được người lao động thật sự gắn bó với công việc họ làm hạn chế tình trạng
vô trách nhiệm trong sản xuất. Từ đó công nhân mới có ý thức quản lý sử dụng máy
móc một cách tự giác, vừa tăng năng suất lao động vừa đảm bảo thu nhập của công
nhân không ngừng tăng lên nhưng mặt khác vẫn đảm bảo năng lực sản xuất của
máy móc thiết bị.
Công ty cũng cần phải thường xuyên kiểm nghiệm năng lực kỹ thuật thực tế
của máy móc, trên cơ sở đó đề ra cơ chế khoán thích hợp về thời gian sử dụng máy
và công suất hoạt động của máy. Ví dụ: đối với máy in còn mới thì được tận dụng
hết công suất nhưng đối với máy đã khấu hao 50% thì chỉ cho máy chạy theo khả
năng có thể đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm tốt mà không ảnh hưởng đến chất
lượng của máy. Dựa trên năng lực thực tế của máy móc mà tiến hành định mức
khoán sản phẩm sát với thực tế, như vậy vẫn đảm bảo cho công nhân phát huy được
năng suất lao động vừa đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho máy móc.
Ngoài cơ chế khoán lương sản phẩm, Công ty nên đa dạng hoá các hình thức
khoán như khoán cả về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, khoán cả về chi phí nguyên
liệu... Đồng thời phải có biện pháp khen thưởng rõ ràng, khen để kích thích thêm
gương làm tốt, phạt để không còn tình trạng sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả
sản xuất của công ty.
Vì hình thức khoán có tính chất kích thích sản xuất rất lớn do vậy công ty
cần phải áp dụng đúng thời điểm. Ví dụ khi mặt hàng in có khách hàng đặt nhiều,
công ty có thể ra mức khoán cao hơn mức bình thường để khuyến khích người lao
động phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, tận dụng triệt để thời gian, công suất
máy móc vào sản xuất. Gắn sản xuất quản lý và sử dụng máy móc làm cho người
công nhân vì quyền lợi thiết thực của chính mình sẽ có ý thức giữ gìn bảo quản máy
móc, hạn chế tình trạng máy hỏng không hoạt động được làm gián đoạn sản xuất.
Trong khi thực hiện cơ chế khoán, công ty phải gắn liền với vấn đề an toàn
lao động, một mặt tránh được thiệt hại do sản xuất bị đột ngột ngắt quãng, mặt khác
đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
Công ty cũng nên thường xuyên tổ chức đánh giá tổng hợp đối với từng đối
tượng sử dụng TSCĐ trên các mặt: bảo quản sử dụng, hiệu quả sản xuất, an toàn lao
động... nhằm khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như đề
ra phương thức mới để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung và VCĐ
nói riêng.
2.3. Cần quan tâm tới hiệu quả sửa chữa TSCĐ, quản lý tốt chi phí sửa
chữa, TSCĐ của Công ty.
Thực tế công tác sửa chữa của Công ty trong thời gian qua đã được thực hiện
một cách kịp thời trên cơ sở theo giõi, giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động của
TSCĐ khá chặt chẽ. Công ty đã lập một xưởng sửa chữa chuyên đảm nhận công
việc này nên cũng đã hạn chế được thiệt haị do TSCĐ bị hỏng hóc, khôi phục được
năng lực sản xuất. Tuy nhiên trong công tác sửa chữa Công ty còn chưa tính đến
hiệu quả sửa chữa đối với từng tài sản được sửa chữa cũng như việc quản lý chi phí
sửa chữa còn chưa thực sự chặt chẽ.
Để công tác sửa chữa được tiến hành tốt, bộ phận tài chính của Công ty cần
phải tính toán dự trù đảm bảo vốn cho công tác sửa chữa. Điều quan trọng nhất ở
đây là phải tính toán đến hiệu quả của việc sử dụng vốn cho công tác sửa chữa lớn
hơn giá trị còn lại ( đã được xác định lại, thì việc bỏ vốn sửa chữa là không hiệu
quả. Khi đó cùng với một số căn cứ khác như yêu cầu về sản xuất, khả năng mua
sắm máy móc thiết bị thay thế ... Công ty sẽ quyết định sửa chữa hay chấm dứt đời
hoạt động của tài sản đó. Trong trường hợp này Công ty nên mạnh dạn loại bỏ tài
sản đó bằng cách đem thanh lý, nhượng bán để đầu tư thay thế tài sản mới.
Công ty cần đưa ra kế hoạch về chi phí sửa chữa đối với từng loại TSCĐ cụ
thể cũng như toàn bộ TSCĐ cần được sửa trong năm. Cần định ra định mức chi phí
sửa chữa dự kiến, khi thực tế phát sinh sẽ tiến hành so sánh chi phí chi phí dự kiến
để có thể đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân điều chỉnh kịp thời chi phí cho hợp lý, hạn
chế việc lãng phí chi phí sửa chữa.
Trong công tác sửa chữa TSCĐ Công ty cũng cần đặt ra định mức kỹ thuật
về nguyên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thời gian sửa chữa để có căn
cứ kiểm tra giám sát công tác này. Đây cũng là căn cứ để Công ty có thể khen
thưởng những người làm nhanh, tiết kiệm chi phí, khuyến khích họ sửa chữa tốt hơn
đồng thời phạt những người làm ẩu, gây lãng phí ...một cách thích đáng để nâng cao
hiệu quả của công tác sửa chữa máy móc.
Công ty còn tiếp tục việc sửa chữa TSCĐ theo định kỳ để kéo dài tuổi thọ
của máy móc thiết bị những cần phải tính toán để tránh kéo dài thời gian sửa chữa
lớn nhằm tiết kiệm chi phí và không làm tăng chi phí sửa chữa thường xuyên giữa
các chu kỳ sửa chữa lớn.
Cùng với việc sửa chữa, Công ty cần đảm bảo tốt việc bảo dưỡng máy móc
thiết bị theo đúng thực trạng và yêu cầu kỹ thuật của máy. Máy móc thiết bị sản
xuất chủ yếu của Công ty là dây chuyền in OFFSET. Dây chuyền này được nhập từ
Đức lại vận hành trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta vì vậy trong quá
trình hoạt động sản xuất, hỏng hóc trục trặc và sự cố kỹ thuật xảy ra là không thể
tránh khỏi. Do vậy, Công ty cần cho tiến hành bảo dưỡng thường xuyên, không chờ
đến khi máy hỏng mới đem sửa chữa từ đó duy trì và nâng cao năng lực hoạt động
của máy móc. Về việc bảo dưỡng thường xuyên, Công ty nên giao cho chính người
công nhân vận hành máy. Nếu họ được giao quyền quản lý và sử dụng thì họ sẽ
nắm khá vững đặc điểm và hiện trạng của máy, vì vậy mà việc bảo dưỡng sẽ được
họ chú ý hơn và làm tốt hơn. Tuy nhiên cũng cần đánh giá chính xác khả năng của
người công nhân có thể làm được việc đó hay không và làm được đến đâu.
Thực hiện tốt những vấn đề trên, Công ty sẽ có điều kiện duy trì và nâng cao
năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên
tục, kéo dài tuổi thọ của máy móc từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
2.4. Tiếp tục đổi mới, đầu tư mua sắm TSCĐ hiện đại hơn nữa:
Giải pháp này dựa trên cơ sở trình độ tay nghề công nhân sản xuất trong
công ty là tương đối cao, (chủ yếu là thợ bậc 6/7 chiếm 60%, số có trình độ tay nghề
thấp, bậc 3/7 chiếm 12%), điều này đảm bảo cho các kế hoạch đầu tư , mua sắm
mới TSCĐ dùng vào quá trình sản xuất - kinh doanh của công ty.
Việc đổi mới TSCĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất
lao động và đảm bảo an toàn lao động. Xét trên góc độ tài chính, sự nhanh nhạy
trong việc đầu tư đổi mới TSCĐ là một nhân tố để hạ thấp chi phí về năng lượng,
nhiên liệu, nguyên liệu, chi phí sửa chữa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó sản
phẩm tiêu thụ nhanh hơn, khấu hao máy móc nhanh sớm thu hồi vốn, hạn chế hao
mòn vô hình trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển.
Trong kinh doanh, việc tăng cường đổi mới trong thiết bị máy móc được coi
là một là một lợi thế để chiếm lĩnh thị trường hàng hoá. Trong điều kiện kinh tế thị
trường vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải luôn chú trọng đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, tăng năng suất lao
động dẫn đến giá thành hạ thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường.
Đặc biệt đối với ngành sản xuất hiện nay, việc đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Do đó công ty rất cần có kế
hoạch đầu tư trang bị thêm vào dây truyền sản xuất hiện có để từng bước nâng cao
công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Còn nếu như sớm tự
thoả mãn với những gì đã đạt được mà không đầu tư mới TSCĐ thì công ty sẽ rất
khó khăn trong việc mở mang hoạt động sản xuất. Do vậy việc đầu tư mua sắm thiết
bị sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược
phát triển sản xuất lâu dài của công ty. Do đó nếu công ty có kế hoạch đầu tư thêm
vào loại tài sản này thì sẽ làm tăng tỷ trọng của TSCĐ dùng trong sản xuất kinh
doanh, từ đó làm cơ cấu TSCĐ hợp lý hơn và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
VCĐ cho công ty.
Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũng cần phải dựa trên khả năng thực
tế về trình độ lao động của công ty. Các máy móc thiết bị càng hiện đại càng đòi hỏi
người sử dụng phải có trình độ tay nghề cao. Vì vậy tiến hành công tác đầu tư mua
sắm máy móc thiết bị dựa trên năng lực của đội ngũ công nhân viên của công ty sẽ
tránh được hiện tượng máy móc thiết bị mua về đạt các yêu cầu đề ra (như yêu cầu
về tiến bộ khoa học kỹ thuật, về công suất...) nhưng lại không sử dụng được do
không có người vận hành hoặc được sử dụng với hiệu quả và năng suất thấp, không
đúng quy trình làm giảm hiệu quả sử dụng máy.
Việc đầu tư máy móc thiết bị phải tiến hành trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt
và dự đoán được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng để từ đó lựa chọn máy
móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty, tránh hiện tượng máy móc
đưa về sử dụng chưa được bao lâu thì phải ngừng hoạt động vì sản phẩm mất thị
trường. Như vậy việc đầu tư TSCĐ đúng hướng sẽ kích thích sản xuất phát triển
còn nếu như đầu tư ồ ạt không đúng hướng thì sẽ lãng phí vốn mà vẫn không mang
lại hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty cũng cần
được tiến hành một cách đồng bộ hơn. Ví dụ như trong năm vừa qua có những tài
sản đã được công ty chú ý đầu tư (như dụng cụ quản lý, máy móc thiết bị) nhưng
cũng có những tài sản đã quá cũ mà vẫn không có kế hoạch nâng cấp đổi mới (như
phương tiện vận tải đã khấu hao hết 80% mà vẫn chưa được thay thế) làm ảnh
hưởng đến hiệu quả chung trong sử dụng VCĐ và TSCĐ của công ty.
Tuy nhiên việc đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị, dây truyền công
nghệ thường đòi hỏi vốn lớn và làm cho chi phí về TSCĐ sẽ tăng lên. Vì vậy việc
đầu tư phải tiến hành có trọng điểm, có chiều sâu để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử
dụng VCĐ cho công ty.
Như trên đã nêu, việc đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị, dây chuyền công
nghệ, đòi hỏi vốn rất lớn. Thực tế hiện nay công ty đang rất thiếu vốn đầu tư để tiến
hành đổi mới TSCĐ. Vay vốn ngân hàng thì do thời gian hoàn vốn quá nhanh làm
ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư hơn nữa vấn đề chi phí để trả lãi vốn vay cũng gây
khó khăn về tài chính cho công ty:
+ Nguồn vốn đầu tiên đó là số lợi nhuận trích lập vào các quỹ: quỹ dự trữ,
quỹ phát triển kinh doanh. Đây là nguồn vốn quan trọng để công ty đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị, đổi mới TSCĐ, mở rộng quy mô sản xuất.
Do vậy những năm tới, công ty cần có những phương hướng, biện pháp tích
cực để đẩy mạnh kết quả sản xuất kinh doanh làm tăng lợi nhuận như hạ giá thành
và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác tiêu thụ, đa dạng hoá mặt
hàng kinh doanh để mở rộng thị trường... từ đó nâng cao mức lợi nhuận hàng năm
để có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bi, mở rộng quy mô sản xuất.
+ Nguồn vốn thứ hai là số trích khấu hao TSCĐ của công ty được Nhà nước
cho phép để lại đầu tư mua sắm TSCĐ. Với số vốn trích khấu hao, công ty đã huy
động vào đầu tư mua sắm TSCĐ với mục đích tăng năng suất của máy móc thiết bị
hiện có.
+ Nguồn vốn thứ ba là khai thác từ vốn tồn đọng do số TSCĐ không cần
dùng chờ thanh lý.
Khi các nguồn vốn trên chưa đủ cho việc đầu tư thì công ty có thể huy động
vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên. Với số cán bộ công nhân viên là 300 người,
nếu công ty có thể huy động được mỗi người từ 5 - 10 triệu đồng thì công ty sẽ có
số vốn là 1,5 tỷ đồng đến 2,5 tỷ đồng, tạo điều kiện bước đầu để công ty đầu tư cho
thiết bị mới. Công ty nên có biện pháp khuyến khích cán bộ công nhân viên cho
công ty vay vốn như đề ra mức lãi suất thích hợp (thấp hơn đi vay vốn ngân hàng và
cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng), cán bộ công nhân viên cho vay được rút tiền theo
thoả thuận... để đảm bảo làm sao tiền vay được rải đều và số dư ổn định.
Tuy nhiên việc huy động các nguồn vốn trên đây vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu vốn dài hạn. Trong xu hướng hiện nay, có sự ra đời của thị trường chứng
khoán tại Việt Nam cũng như chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,
công ty có thể tiến hành huy động vốn nhàn rỗi trong nội bộ công ty bằng cách phát
hành trái phiếu và cổ phiếu. Mỗi cán bộ công nhân viên khi trở thành một cổ đông
hoặc một người chủ cho vay sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc sử
dụng vốn. Để hưởng lợi tức cao thì đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải luôn phấn
đấu, không ngừng nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng đồng vốn nói chung và
VCĐ nói riêng, do đó TSCĐ cũng phải được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Bởi vì có trên cơ sở như vậy mới đảm bảo đưa lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao để
bù đắp chi phí, trả lãi cho người mua trái phiếu và để lại chia cổ phần. Đó là ích sát
thực nhất đối với mỗi người mua cổ phiếu hay trái phiếu.Còn khi sản xuất không
đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận để lại chia cổ phần ít thì lợi tức của mỗi cổ đông
cũng giảm đi (đối với những cổ phiếu thông thường). Vì vậy muốn thu được lợi tức
cao thì cán bộ công nhân viên phải luôn nỗ lực phấn đấu và cố gắng trong vấn đề sử
dụng có hiệu quả kinh doanh trong đó có VCĐ. Đồng thời việc huy động vốn của
cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu sẽ
làm tăng vốn chủ sở hữu dài hạn của công ty (nếu là cổ phiếu) hoặc vốn vay có thời
hạn nhất định (nếu là trái phiếu) đảm bảo lâu dài cho việc đầu tư TSCĐ của công ty.
Việc huy động và sử dụng tốt các nguồn vốn trên đây sẽ tạo thuận lợi cho
công tác đầu tư đối với TSCĐ, từ đó nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, hiệu quả
sử dụng VCĐ và TSCĐ của công ty.
2.5. Không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội
ngũ công nhân viên.
Yếu tố con người là yếu tố quyết định cho tiến trình phát triển của một quốc
gia hay bất kỳ một tổ chức xã hội nào. Con người suy cho cùng là nguyên nhân của
mọi nguyên nhân. Vì vậy mà đối với các doanh nghiệp hiện nay, để đứng vững thì
hơn bao giờ hết trình độ chuyên môn và tay nghề của đội ngũ lao động có tính quyết
định để phát triển và chiến thắng trong sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị
trường.
Tuy trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trong công ty là tương đối
cao, nhưng theo quy luật khách quan của sự phát triển, kiến thức KH - CN luôn
luôn phát triển, đòi hỏi người công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ tay
nghề của mình, đáp ứng được sự phát triển liên tục của KH - CN.
Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sẽ làm cho việc sử dụng TSCĐ tốt
hơn mức độ hao mòn của TSCĐ sẽ giảm đi tránh được hư hỏng và tai nạn bất ngờ,
đồng thời làm sản phẩm sản xuất trên một giờ máy chạy tăng lên làm tăng hiệu quả
sử dụng thiểu số TSCĐ. Bên cạnh đó bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
quản lý kỹ thuật để họ nâng cao trình độ và có điều kiện để tiếp cận với khoa học
công nghệ tiên tiến. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì
việc nâng cao trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn cho người lao động là một
trong những điều kiện để có thể đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại. Bởi vì các
máy móc càng hiện đại càng đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ và tay nghề cao,
nếu không sẽ không phát huy được hết khả năng của máy móc, xấu hơn là sẽ sử
dụng không đúng quy trình gây hỏng máy trước thời hạn.
Nếu công ty chú trọng nâng cao tay nghề và trình độ người lao động, họ sẽ
có khả năng tận dụng tốt hơn công suất máy móc thiết bị, quản lý chặt hơn các
TSCĐ hiện có, sử dụng có hiệu quả hơn các TSCĐ. Đồng thời do phản ánh, phát
hiện của họ là căn cứ để tiến hành công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thanh lý TSCĐ
một cách kịp thời.
Để không ngừng nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ lao động, Công
ty có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng sử dụng TSCĐ.
Đối với cán bộ quản lý kỹ thuật:
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn và dài hạn, tạo điều
kiện cho những cán bộ có khả năng được tham gia các khoá học bồi dưỡng nâng
cao.
- Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong
công ty, từ đó đánh giá, tổng kết những vấn đề nào đã được thực hiện một cách tích
cực, và còn phải khắc phục những hạn chế gì trong công tác quản lý, sử dụng
TSCĐ.
Đứng về phía tài chính công ty cần sử dụng tốt các đòn bầy tiền lương, tiền
thưởng, cải tiến điều kiện lao động, duy trì và thực hiện tốt hình thức khoán lương
theo sản phẩm theo bậc thợ để công nhân có nỗ lực phấn đấu nâng cao tay nghề.
Bên cạnh đó khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải
tiến sản xuất. Đồng thời công ty nên quy định những hình thức khen thưởng thích
đáng với những công nhân có tay nghề tốt, chịu khó học hỏi. Ngược lại, cắt thưởng
phạt lương đối với những công nhân tay nghề yếu kém không có ý thức bảo quản
TSCĐ của Công ty.
2.6. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ mật thiết đến hàng loạt các kế
hoạch của doanh nghiệp từ đầu tư, sản xuất... đến uy tính của sản phẩm. Thực hiện
được việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới hoàn thành các quá trình kinh tế của
sản xuất và mới đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục. Có tiêu
thụ được sản phẩm thì mới tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ hơn và như
vậy máy móc, thiết bị mới có thể phát huy hết công suất, từ đó nâng cao hiệu quả sử
dụng VCĐ - TSCĐ.
Hiện nay, ngoài nhiệm vụ kinh doanh hàng hoá của mình, công ty nhận in
cho các đơn vị khác trong nghành. Chỉ có chủ động trong cả quá trình sản xuất từ
khâu mua nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm thì Công ty mới thực sự thu được
hiệu quả kinh tế cao và đó mới là mục tiêu căn bản của quá trình sản xuất.
Để có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó phát triển có
chiều sâu mặt hàng này, Công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Công ty cần chủ động tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu lớn về mặt
hàng in và sử dụng sản phẩm có tính chất thường xuyên, lâu dài để ký kết các hợp
đồng sản xuất và tiêu thụ, bước đầu tạo cho Công ty có một thị trường tiêu thụ lâu
dài và ổn định.
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường nắm bắt thị hiếu khách
hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm từ đó cải tiến tổ chức sản xuất phù hợp với
yêu cầu sản xuất mới.
- Tích cực đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng cho phân xưởng in, nâng cao
hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, dựa trên việc nắm bắt nhu cầu thị
trường để đi vào sản xuất những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đẹp hợp thị
hiếu khách hàng.
Tóm lại, có tìm được thị trường lâu dài, ổn định cho sản phẩm in thì mới đẩy
mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát huy tối đa công suất máy móc
thiết bị hiện có, phát triển năng lực sản xuất, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng VCĐ - TSCĐ của Công ty. Từ đó tạo
điều kiện cho Công ty mở rộng và phát triển hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh
của mình.
Kết luận
Toàn bộ những nội dung được trình bày trên đây là những lý luận cơ bản
trong việc quản lý, sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp nói chung và thực tế
trong công tác sử dụng vốn cố định ở công ty In Tài Chính. Vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cố định được công ty đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nên kinh tế thị trường. Trong những
năm qua, bên cạnh những thành tích đáng khích lệ đã đạt được, công tác quản lý, sử
dụng vốn cố định của công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng. Điều
đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm
ra những biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cố định trong những năm tới.
Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
là một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn, song em xin mạnh dạn nghiên
cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến, biện pháp về vấn đề quản lý, sử dụng vốn cố
định ở công ty In Tài Chính. Hy vọng rằng những ý kiến đề xuất của em sẽ góp
phần nhỏ bé vào quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của
công ty. Từ đó giúp cho công ty không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
và đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trung tâm QTKDTH 73
Biểu 3: Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định tại Công ty in tài chính năm 2001
Đơn vị: đồng
Phân loại TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ Số tiền khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn TSCĐ
31/12/2000 31/12/2001 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2000 31/12/2001
Tăng (+)
Giảm (-)
I. TSCĐ đang dùng
1. Máy móc, thiết bị 33.111.727.35650.781.956.71415.387.295.40627.339.562.107 0,4647083 0,5383716 0,07366
2. Phơng tiện vận tải 210.698.500 681.674.500 199.608.500 194.130.069 0,9473655 0,2847841 -0,6626
3. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.095.703.750 2.210.945.688 967.796.826 1.665.666.552 0,4618004 0,7533729 0,29157
4. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.459.916.71112.949.096.711 344.402.260 1.549.912.704 0,2359054 0,1196927 -0,1162
II. TSCĐ cha cần dùng - - - - - - -
III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh
lý - - - - - - -
Cộng 36.878.046.31766.623.673.61316.899.102.99230.749.271.432 0,4582429 0,4615367 0,00329
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trung tâm QTKDTH 75
Biểu 2: Tình hình trang bị TSCĐ của Công ty in tài chính năm 2001
Đơn vị: đồng
Phân loại TSCĐ
Đầu năm 2001
Tăng, giảm trong năm 2001
Cuối năm 2001
Nguyên giá GT còn lại Tăng trong
năm
Giảm trong
năm
Nguyên giá GT còn lại
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Máy móc thiết bị
33.111.727.3
56
89,7
9
17.724.431.9
50
88,7
2
17.670.229.35
8 750.979.857
50.030.976.8
57
76,0
6
22.691.414.7
50
64,7
8
Phơng tiện vận tải 210.698.500 0,57 11.090.000 0,06 470.976.000 84.478.500 597.196.000 0,91 403.065.931 1,15
Thiết bị, dụng cụ quản
lý
2.095.703.75
0 5,68
1.127.906.92
4 5,65 115.241.938 8.739.345
2.202.206.34
3 3,35 536.539.791 1,53
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.459.916.71
1 3,96
1.115.514.45
1 5,58
11.489.180.00
0 -
12.949.096.7
11
19,6
9
11.399.184.0
07
32,5
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trung tâm QTKDTH 76
Cộng
36.878.046.3
17 100
19.978.943.3
25 100
29.745.627.29
6 844.197.702
65.779.475.9
11 100
35.030.204.4
79 100
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trung t©m QTKDTH 77
Biểu 4: Tình hình chủ yếu về sản xuất kinh doanh của công ty In Tài chính qua các năm 1997 - 2001
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
So sánh năm
1998 với năm
1997
So sánh năm
1999 với năm
1998
So sánh năm
2000 với năm
1999
So sánh năm
2001 với năm
2000
Số tiền
tăng
(+),
giảm (-
)
% (+;-)
Số tiền
tăng (+),
giảm (-)
%
(+;-)
Số tiền
tăng (+),
giảm (-)
%
(+;-)
Số tiền
tăng
(+),
giảm (-)
% (+;-
)
1. Tổng doanh
thu 21.419 25.284
32.819.
597
58.710.02
2
85.260.4
71
3.864.5
87 15,28
7.535.16
3 29,80
25.890.4
25 78,89
26.550.
449 45,22
DT từ hoạt động
SXKD 21.127 25.037
32.491.
396
56.529.19
1
74.854.8
17
3.909.8
12 15,62
7.453.96
3 29,77
24.037.7
95 73,98
18.325.
626 32,42
DT từ hoạt động
khác 292 247 328.2012.180.831
10.405.6
54 -45.225 -18,31 81.200 32,87
1.852.63
0
564,4
8
8.224.8
23 377,14
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trung t©m QTKDTH 78
2. Tổng lợi nhuận 1.239 1.440
1.677.6
562.875.500
5.302.20
5201.377 13,98 237.024 16,45
1.197.84
4 71,40
2.426.7
05 84,39
LN từ hoạt động
SXKD 1.067 1.226
1.548.4
682.656.358
4.764.37
6158.629 12,94 322.449 26,30
1.107.89
0 71,55
2.108.0
18 79,36
LN từ hoạt động
khác 171 214 129.188 219.142 537.829 42.748 19,92 -85.425 -39,80 89.954 69,63 318.687 145,42
3. Nộp ngân sách 1.070
1.434.27
8
1.926.5
703.354.197
3.621.93
8364.278 25,40 492.292 34,32
1.427.62
7 74,10 267.741 7,98
Thuế doanh thu
(VAT) 627 812.353
1.270.8
192.261.167
2.294.19
1185.353 22,82 458.466 56,44 990.348 77,93 33.024 1,46
Thuế lợi tức
(thu nhập) 357 504.223 536.850 903.161
1.063.76
1147.223 29,20 32.627 6,47 366.311 68,23 160.600 17,78
Thuế sử dụng
vốn 86 117.702 118.901 189.869 263.986 31.702 26,93 1.199 1,02 70.968 59,69 74.117 39,04
4. Vốn kinh
doanh bình quân 9.854
14.407.7
48
20.276.
575
32.378.98
6
50.076.3
77
4.552.9
11 31,60
5.868.82
7 40,73
12.102.4
11 59,69
17.697.
391 54,66
Vốn lu động
bình quân 7.270
11.841.2
84
13.063.
438
23.903.64
6
37.425.8
33
4.570.5
46 38,60
1.222.15
4 10,32
10.840.2
08 82,98
13.522.
187 56,57
Vốn cố định 2.584 2.566.46 7.213.18.475.34012.650.5 -17.635 -0,69 4.646.67 181,0 1.262.20 17,50 4.175.2 49,26
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Trung t©m QTKDTH 79
bình quân 4 37 44 3 5 3 04
5. Giá thành toàn
bộ 19.326
22.889.9
45
30.837.
251
50.578.21
9
63.963.5
08
3.563.5
48 15,57
7.947.30
6 34,72
19.740.9
68 64,02
13.385.
289 26,46
6. Tỷ suất LN/giá
thành toàn bộ 11,23% 10,96% 10,90% 8,50% 7,60% -0,27%
-
0,06
%
-
3,30
%
-
0,90%
7. Tỷ suất LN/giá
thành tiêu thụ 6,20% 5,83% 5,70% 5,40% 5,02% -0,37%
-
0,13
%
-
0,68
%
-
0,38%
8. Tỷ suất LN/DT 5,70% 5,56% 5,10% 4,90% 4,80% -0,14%
-
0,46
%
-
0,30
%
-
0,10%
Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty In tài chính.pdf