Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Nhưng kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp chính là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chính chúng ta . Nếu con người chỉ lao động cho bản thân mình thì người đó có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, một triết gia vĩ đại, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng không bao giờ người đó có thể trở thành một người thật sự hoàn thiện và vĩ đại . Nếu chúng ta đã lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người; khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng, và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hài của chúng ta "Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp" - tác phẩm của Các Mác viết trong các kỳ thi tốt nghiệp tại trường trung học Tơ-ria vào tháng Tám 1835. Chỉ còn lưu giữ được bảy tác phẩm viết tay do anh thanh niên Mác thực hiện trong các kỳ thi đó: tác phẩm được nhắc tới ở đây viết bằng tiếng Đức về một đề tài tự do, tác phẩm bằng tiếng La - tinh viết về chế độ cộng hoà Ô-guy-xtơ, tác phẩm về đề tài tôn giáo (hai tác phẩm sau được công bố tron phần phụ lục của tập này), bài tập về tiếng La - tinh không có sự chuẩn bị sơ bộ, bản dịch từ tiếng Hy Lạp, bản dịch ra tiếng Pháp, tác phẩm về toán học (tất cả đều được công bố trong "Karl Marx - Friedrich Engels. Historisch - kritische Gesamtausgabe". Erste Abteilung. Band 1, zweiter Halbband, S.164-182. Berlin, 1929). Trong bản thảo viết tay của tác phẩm có nhiều chỗ do giảng viên môn sử và môn triết I. Vít-ten-bắc, lúc đó là hiệu trưởng trường trung học gạch dưới (trong lần xuất bản này những chỗ này không được sao lại). Ông đã có nhận xét sau đây: "Khá tốt. Luận văn phong phú về tư tưởng và trình bày có hệ thống. Nhưng cả ở đây nữa nói chung tác giả vẫn rơi vào khiếm khuyết vốn có của mình, đó là việc tìm kiếm quá nhiều những cách diễn đạt hình tượng tinh tế. Do đó, trong nhiều chỗ gạch dưới của bản trình bày thiếu sự khúc triết và sự rõ ràng cần thiết, thường thiếu sự chính xác trong từng câu văn cũng như cả đoạn". Bản thân tạo hoá đã xác định cho loài vật một phạm vi hoạt động mà nó phải vận động trong khuôn khổ phạm vi đó, và loài vật bình thản vận động trong phạm vi đó mà không biểu hiện ý nguyện vượt ra ngoài phạm vi đó, thậm chí không ngờ về sự tồn tại của một phạm vi nào khác. Cũng như vậy, con người đã được thượng đế chỉ ra mục tiêu chung - hoàn thiện loài người và chính bản thân mình, song thượng đế đã dành cho chính họ tự mình tìm kiếm những phương tiện mà con người có thể dùng để đạt được mục tiêu ấy; thượng đế dành cho con người cơ hội có được trong xã hội một địa vị phù hợp nhất với người đó và đem lại cho người đó khả năng tốt nhất để đề cao bản thân và xã hội. Khả năng có được sự lựa chọn ấy là ưu việt to lớn của con người so với những sinh vật khác của tạo hoá, nhưng đồng thời sự lựa chọn ấy là hành động có thể thủ tiêu toàn bộ cuộc sống của con người, làm hỏng tất cả mọi kế hoạch của con người và biến con người trở thành bất hạnh. Do đó, nghiêm túc cân nhắc sự lựa chọn ấy là bổn phận trước nhất của một chàng trai bắt đầu bước vàođường đời của mình và không muốn phó mặc cho may rủi quyết định những công việc hệ trọng nhất của mình. Trước mắt mỗi người đều có mục tiêu mà ít ra thì bản thân người đó cho là vĩ đại và mục tiêu ấy thật sự là như thế, nếu mục tiêu ấy được thừa nhận là vĩ đại bởi chính niềm tin sâu sắc nhất, bởi tiếng nói sâu lắng nhất của trái tim, bởi vì thượng đế không khi nào để mặc cho con người trần gian hoàn toàn không có người lãnh đạo; thượng đế nói bằng một giọng nói nhỏ nhẹ nhưng đầy tự tin.

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp ...Nhưng kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp chính là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chính chúng ta... Nếu con người chỉ lao động cho bản thân mình thì người đó có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, một triết gia vĩ đại, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng không bao giờ người đó có thể trở thành một người thật sự hoàn thiện và vĩ đại... Nếu chúng ta đã lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người; khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng, và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hài của chúng ta "Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp" - tác phẩm của Các Mác viết trong các kỳ thi tốt nghiệp tại trường trung học Tơ-ria vào tháng Tám 1835. Chỉ còn lưu giữ được bảy tác phẩm viết tay do anh thanh niên Mác thực hiện trong các kỳ thi đó: tác phẩm được nhắc tới ở đây viết bằng tiếng Đức về một đề tài tự do, tác phẩm bằng tiếng La - tinh viết về chế độ cộng hoà Ô-guy-xtơ, tác phẩm về đề tài tôn giáo (hai tác phẩm sau được công bố tron phần phụ lục của tập này), bài tập về tiếng La - tinh không có sự chuẩn bị sơ bộ, bản dịch từ tiếng Hy Lạp, bản dịch ra tiếng Pháp, tác phẩm về toán học (tất cả đều được công bố trong "Karl Marx - Friedrich Engels. Historisch - kritische Gesamtausgabe". Erste Abteilung. Band 1, zweiter Halbband, S.164-182. Berlin, 1929). Trong bản thảo viết tay của tác phẩm có nhiều chỗ do giảng viên môn sử và môn triết I. Vít-ten-bắc, lúc đó là hiệu trưởng trường trung học gạch dưới (trong lần xuất bản này những chỗ này không được sao lại). Ông đã có nhận xét sau đây: "Khá tốt. Luận văn phong phú về tư tưởng và trình bày có hệ thống. Nhưng cả ở đây nữa nói chung tác giả vẫn rơi vào khiếm khuyết vốn có của mình, đó là việc tìm kiếm quá nhiều những cách diễn đạt hình tượng tinh tế. Do đó, trong nhiều chỗ gạch dưới của bản trình bày thiếu sự khúc triết và sự rõ ràng cần thiết, thường thiếu sự chính xác trong từng câu văn cũng như cả đoạn". Bản thân tạo hoá đã xác định cho loài vật một phạm vi hoạt động mà nó phải vận động trong khuôn khổ phạm vi đó, và loài vật bình thản vận động trong phạm vi đó mà không biểu hiện ý nguyện vượt ra ngoài phạm vi đó, thậm chí không ngờ về sự tồn tại của một phạm vi nào khác. Cũng như vậy, con người đã được thượng đế chỉ ra mục tiêu chung - hoàn thiện loài người và chính bản thân mình, song thượng đế đã dành cho chính họ tự mình tìm kiếm những phương tiện mà con người có thể dùng để đạt được mục tiêu ấy; thượng đế dành cho con người cơ hội có được trong xã hội một địa vị phù hợp nhất với người đó và đem lại cho người đó khả năng tốt nhất để đề cao bản thân và xã hội. Khả năng có được sự lựa chọn ấy là ưu việt to lớn của con người so với những sinh vật khác của tạo hoá, nhưng đồng thời sự lựa chọn ấy là hành động có thể thủ tiêu toàn bộ cuộc sống của con người, làm hỏng tất cả mọi kế hoạch của con người và biến con người trở thành bất hạnh. Do đó, nghiêm túc cân nhắc sự lựa chọn ấy là bổn phận trước nhất của một chàng trai bắt đầu bước vàođường đời của mình và không muốn phó mặc cho may rủi quyết định những công việc hệ trọng nhất của mình. Trước mắt mỗi người đều có mục tiêu mà ít ra thì bản thân người đó cho là vĩ đại và mục tiêu ấy thật sự là như thế, nếu mục tiêu ấy được thừa nhận là vĩ đại bởi chính niềm tin sâu sắc nhất, bởi tiếng nói sâu lắng nhất của trái tim, bởi vì thượng đế không khi nào để mặc cho con người trần gian hoàn toàn không có người lãnh đạo; thượng đế nói bằng một giọng nói nhỏ nhẹ nhưng đầy tự tin. Nhưng đó là tiếng nói dễ bị làm im bặt, và điều mà chúng ta xem là niềm khích lệ thì có thể đã được sinh ra bởi khoảnh khắc, - và cũng hoàn toàn có khả năng là khoảnh khắc ấy lại thủ tiêu niềm khích lệ ấy. Có thể trí tưởng tượng của chúng ta đã được thổi bùng lên, những cảm giác của ta đã được kích động, những bóng ma lởn vởn trước con mắt chúng ta, và chúng ta nhiệt thành hướng tới mục tiêu mà ta mường tượng ra, mục tiêu mà chính thượng đế đã chỉ ra cho chúng ta; nhưng những điều mà chúng ta cuồng nhiệt ghì chặt vào trái tim thì lại mau chóng làm cho chúng ta xa lánh ra, - và thế là tất cả sự tồn tại của chúng ta đã bị huỷ hoại. Vì thế chúng ta phải nghiêm túc cân nhắc xem nghề nghiệp được lựa chọn có thật sự cổ vũ chúng ta không, tiếng nói nội tâm của ta có tán đồng nghề đó hay không, phải chăng sự hào hứng của ta là một sự lầm lạc, phải chăng những gì mà chúng ta coi là tiếng gọi của thượng đế thì thật ra lại là sự tự lừa dối. Nhưng liệu chúng ta có thể nhận ra điều đó được không, nếu không tìm thấy chínhnguồn khích lệ ấy? Cái vĩ đại được bao quanh bằng ánh hào quang, ánh hào quang khơi dậy niềm hư danh, mà niềm hư danh lại dễ dàng có thể làm nảy sinh niềm khích lệ hay là điều mà ta cho là sự khích lệ; nhưng những ai bị lôi cuốn bởi con quỷ háo danh thì lý trí không còn có thể kiềm chế được nữa, và thế là con người lao vào nơi mà sức mạnh không gì khắc phục được lôi kéo anh ta vào đó: con người không còn tự mình lựa chọn vị trí của mình trong xã hội nữa, mà việc đó đã được quyết định bởi vận may rủi và ảo tưởng. Sứ mạng của chúng ta tuyệt nhiên không phải là kiếm lấy cái địa vị xã hội, trong đó chúng ta có được khả năng lớn nhất để nổi bật: một địa vị như thế không có nghĩa là khi có được nó thì có thể là trong một loạt năm dài chúng ta không một lần nào cảm thấy mệt mỏi, sự hăng say của chúng ta sẽ không bao giờ cạn kiệt, sự khích lệ của chúng ta sẽ không bao giờ nguội lạnh. Ngược lại, chúng ta sẽ mau chóng cảm nhận ra rằng những ước nguyện của chúng ta đã không được thoả mãn, rằng những ý tưởng của chúng ta đã không được thực hiện, chúng ta sẽ than phiền thượng đế, nguyền rủa loài người. Nhưng không chỉ riêng niềm hư danh mới có thể gây nên sự khích lệ bất chợt của nghề này hay nghề kia. Có thể, chúng ta đã tô vẽ nghề đó trong trí tưởng tượng của mình, - đã tô vẽ nghề đó đến mức là nghề đó đã biến thành phúc lợi cao cả nhất mà cuộc sống có thể đem lại. Chúng ta đã không phân tách nghề nghiệp đó trong suy tư, đã không đem cân đo tất cả sức nặng của nó, trách nhiệm vĩ đại mà nghề đó trút lên chúng ta; chúng ta xem xét nó chỉ từ xa, mà khoảng cách thì lại đánh lừa con mắt. Trong trường hợp này thì lý trí của chính chúng ta không thể mách bảo chúng ta được, bởi vì lý trí ấy không dựa vào kinh nghiệm, cũng không dựa vào sự quan sát sâu sắc, đã bị đánh lừa bởi các cảm giác, bị loé mắt bởi sự tưởng tượng. Nhưng chúng ta hướng con mắt chúng ta vào đâu, ai sẽ là người hậu thuẫn cho chúng ta ở nơi mà lý trí của chúng ta đã lìa bỏ chúng ta? Trái tim mách bảo chúng ta rằng đó là cha mẹ chúng ta, họ đã kinh qua con đường đời lớn lao, họ đã trải qua sự khắc nghiệt của số phận. Và nếu sự hào hứng của chúng ta còn duy trì được sức mạnh của mình, nếu chúng ta còn tiếp tục yêu nghề đã được chọn, cảm thấy gắn bó với nghề đó và sau khi đã bình tĩnh thảo luận về nó, thấy được tất cả gánh nặng của nó, tất cả mọi khó khăn của nghề đó - lúc đó chúng ta phải lựa chọn nghề đó, lúc đó chúng ta sẽ không bị lừa bởi sự hào hứng, sẽ không bị lôi cuốn bởi sự hấp tấp. Nhưng chúng ta không phải bao giờ cũng có thể lựa chọn cái nghề mà chúng ta gắn bó; những quan hệ của chúng ta trong xã hội, ở chừng mực nào đó, đã bắt đầu được xác lập trước khi chúng ta có thể tác động ở mức độ nào đó vào những quan hệ ấy. Ngay như bản chất thể chất của chúng ta thường mâu thuẫn với ta một cách đáng sợ, nhưng không một ai dám xem thường các quyền của bản chất ấy. Thật ra, chúng ta đủ sức đứng lên trên bản chất ấy, nhưng như vậy lại sẽ càng nhanh chóng diễn ra sự sụp đổ của chúng ta; trong trường hợp này chúng ta quyết định xây dựng toà nhà trên một nền đất xốp, và thế là toàn bộ cuộc sống của ta biến thành cuộc đấu tranh bất hạnh giữa nguyên tắc tinh thần và nguyên tắc thể chất. Nhưng khi một người không thể thắng, trong chính bản thân mình, những yếu tố đấu tranh với nhau, thì làm sao người đó có thể chống chọi lại sự lấn tới không gì cản được của cuộc sống, làm sao người ấy có thể hành động một cách bình tĩnh được? Mà chỉ có sự yên tĩnh mới có thể làm xuất hiện những việc làm vĩ đại và tuyệt diệu; sự yên tĩnh ấy là cơ sở mà chỉ có trên đó những trái quả chín mới ra đời được. Nhưng bất kể là trong trạng thái thể chất không phù hợp với nghề của ta, chúng ta không thể làm việc lâu được và ít khi ta làm việc trong niềm vui sướng, song dù sao thì ý nghĩ cho rằng chúng ta đã đem hy sinh phúc lợi của mình cho bổn phận cũng thúc đẩy chúng ta hành động tích cực, tuy rằng với một sức lực yếu ớt. Nếu chúng ta lựa chọn một nghề mà chúng ta không có những năng lực cần thiết để làm nghề ấy thì chúng ta sẽ không bao giờ thực hiện được nó một cách xứng đáng và ta sẽ mau chóng nhận ra, với nỗi hổ thẹn, rằng bản thân ta bất lực và phải tự nhủ rằng chúng ta là những sinh vật vô dụng của tạo hoá, rằng trong xã hội chúng ta là những thành viên không có khả năng thực hiện sứ mệnh của mình. Khi đó hậu quả tự nhiên nhất sẽ là sự khinh bỉ đối với chính bản thân mình; mà liệu có một cảm giác nào đau khổ hơn thế không, liệu có cảm giác nào có thể được bù đắp ít hơn cảm giác đó bởi những tặng vật của thế giới bên ngoài không? Sự khinh bỉ đối với bản thân chính là con rắn mãi mãi dày vò và xé nát trái tim, hút hết dòng máu đầy sức sống của nó, tiêm vào trái tim đó nọc độc của lòng thù ghét con người và nỗi tuyệt vọng. Sự lầm lạc về những năng lực của ta đối với một nghề nào đó mà chúng ta đã đem ra xem xét như vậy là lỗi lầm báo thù cho bản thân nó, và thậm chí nếu nó không hứng lấy sự lên án của thế giới bên ngoài thì nó cũng gây cho chúng ta những nỗi đau đớn còn kinh khủng hơn là những sự đau đớn mà thế giới bên ngoài có thể gây nên. Nếu chúng ta đã cân nhắc tất cả những điều đó và nếu những điều kiện cuộc sống của chúng ta cho phép ta lựa chọn bất kỳ một nghề nào thì khi ấy chúng ta có thể lựa chọn cái nghề sẽ đem lại cho chúng ta phẩm giá lớn nhất, lựa chọn một nghề dựa trên các ý tưởng mà chúng ta hoàn toàn tin vào sự chân chính của nó. Chúng ta có thể lựa chọn một nghề nghiệp mở ra môi trường hoạt động rộng rãi nhất vì loài người và đưa chúng ta xích gần đến mục tiêu chung, mà đối với mục tiêu này thì mọi nghề nghiệp chỉ là phương tiện, - nhằm xích lại gần đến sự hoàn thiện. Phẩm giá chính là điều đề cao con người nhiều hơn cả, là cái đem lại sự cao đẹp tối thượng cho hoạt động của con người, cho tất cả mọi ước nguyện vươn tới của con người, là cái cho phép con người đứng cao hơn đám đông một cách vững chắc, khiến họ phải kinh ngạc. Nhưng chỉ có cái nghề mà trong đó chúng ta không phải là những công cụ nô lệ, mà trong đó chúng ta sáng tạo một cách độc lập trong giới của mình mới có thể đem lại phẩm giá; đó là cái nghề không đòi hỏi ta phải có những hành động đáng chê trách - đáng chê trách chí ít cũng xét về vẻ bề ngoài -, cái nghề mà ngay cả một người ưu tú nhất cũng có thể bắt tay làm với niềm kiêu hãnh cao đẹp. Cái nghề đem lại tất cả những cái đó ở mức độ lớn nhất thì lại không phải bao giờ cũng là nghề cao nhất, nhưng luôn luôn là một nghề đáng mong muốn nhất. Một nghề không phù hợp với phẩm giá của chúng ta hạ thấp chúng ta như thế nào thì cũng như vậy chúng ta kiệt lả dưới gánh nặng của một nghề nghiệp dựa trên những ý tưởng mà về sau bị chúng ta thừa nhận là sai lầm. Ở đây chúng ta không thấy sự giải thoát nào khác ngoài sự tự lừa dối. Mà sự giải thoát do sự tự lừa dối đem lại thì thật là khủng khiếp biết nhường nào! Những nghề nghiệp đi vào bản thân cuộc sống thì ít, mà nghiên cứu những chân lý trừu tượng thì nhiều, - rất nguy hiểm đối với một chàng trai chưa có được những nguyên tắc dứt khoát, những tín niệm vững chắc và không thể lay chuyển được. Thế nhưng những nghề nghiệp ấy lại được chúng ta xem là cao quý nhất, nếu chúng cắm rễ sâu trong trái tim chúng ta, nếu những ý tưởng thống trị trong những nghề nghiệp ấy lại được chúng ta hiến dâng cuộc đời mình và tất cả những hoài bão của mình để hy sinh cho những ý tưởng đó. Những nghề đó có thể đem lại hạnh phúc cho những ai có sứ mạng thực hiện chúng, nhưng chúng đem lại sự diệt vong cho những ai bắt tay vào những nghề ấy một cách vội vã, thiếu suy ngẫm, do bị say mê trong giây phút. Ngược lại, sự coi trọng những ý tưởng được dùng làm cơ sở cho nghề nghiệp của chúng ta lại tạo ra cho ta một địa vị cao hơn trong xã hội, đề cao phẩm giá của chúng ta, làm cho những hành động của chúng ta trở thành không thể lay chuyển được. Những người đã lựa chọn một nghề mà mình đánh giá cao thì sẽ rùng mình khi nghĩ rằng mình có thể không xứng đáng với nghề đó, - người đó sẽ hành động một cách cao đẹp chí ít cũng vì địa vị cao quý mà người ấy có được trong xã hội. Nhưng kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp chính là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chính chúng ta. Đừng nên nghĩ rằng hai lợi ích ấy có thể thù địch với nhau, đấu tranh với nhau, rằng lợi ích này phải thủ tiêu lợi ích kia; bản chất con người được cấu tạo khiến cho con người chỉ có thể đạt được sự hoàn thiện của mình bằng hoạt động cho sự hoàn thiện của những người cùng thời, với mình và vì phúc lợi của họ. Nếu con người chỉ lao động cho bản thân mình thì người đó có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, một triết gia vĩ đại, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng không bao giờ người đó có thể trở thành một người thật sự hoàn thiện và vĩ đại. Lịch sử công nhận là những vĩ nhân chỉ những ai bằng lao động vì mục tiêu chung, tự bản thân mình trở nên cao đẹp hơn; kinh nghiệm ca ngợi những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất; bản thân tôn giáo dạy chúng ta rằng cái lý tưởng mà mọi người hướng tới đã hy sinh bản thân mình cho nhân loại, - vậy ai dám bác bỏ những lời dạy bảo đó? Nếu chúng ta đã lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể lao động nhiều nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người; khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng, và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hài của chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhững suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp.docx
Luận văn liên quan