Những tính chất cơ bản cua dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp luật

Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội. 1.Tính khuynh hướng Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như: thái độ rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối.

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tính chất cơ bản cua dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu So với các nước dân chủ trên thế giới, nơi mà con người có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, tự do ngôn luận, dư luận xã hội phát triển, thì Việt Nam vẫn còn là một trong những nước có dư luận xã hội bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố tác động. Một xã hội chỉ thực sự dân chủ khi mà ý kiến, quan điểm của tất cả mọi người đều được lắng nghe và tôn trọng, có như vậy đất nước mới thực sự phát triển. Việc nghiên cứu dư luận xã hội là vô cùng quan trọng, thông qua việc nghiên cứu, sẽ cho thấy vai trò to lớn của dư luận xã hội đối với đời sống con người. Do đề tài có ý nghĩa sâu sắc, và sức bao trùm rộng lớn. Bài tiểu luận này chỉ xin đề cập tới một khía cạnh của dư luận xã hội,đó là những tính chất cơ bản cua dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp luật. Với kiến thức còn hạn chế. Bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô để giúp em hoàn thiện được kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử xã hội, nó hình thành, tồn tại và phát triển cùng với bản thân xã hội loài người. Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến , quan điểm có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Dư luận xã hội là sự thể hiện ý chí, thái độ của cộng đồng xã hội, của các nhóm xã hội nên nó có tác động manh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân trong quá trình tham gia vào các lĩnh vực đời sống xã hội. Để hiểu sâu sắc về dư luận xã hội, ta phải phân tích các tính chất cơ bản của nó. I, Các tính chất cơ bản của dư luận xã hội. 1.Tính khuynh hướng Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định: tán thành, phản đối hay lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực; tiến bộ, lạc hậu…Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như: thái độ rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. Tính khuynh hướng còn biểu thị ở sự thống nhất và sung đột của dư luận xã hội. Việc xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được thể hiện bằng đồ thị. Đồ thị có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn đều có tỷ lệ số người ủng hộ cao, biểu thị sự xung đột. Đồ thị có dạng hình chữ J khi trong xã hội chi có một quan điểm được ủng hộ cao, biểu thị sự thống nhất. VD: Về vấn đề gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam, đại đa số mọi người đều cho rằng đó là một cơ hội tốt để Việt Nam vươn lên, phát triển nhanh chóng. Đó là biểu thị của sự thống nhất, chung quan điểm của phần lớn số đông. VD: Về quan điểm về sự ra đời của văn hóa, có rất nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất với nhau. Đó là biểu thị cho sự mâu thuẫn, sung đột. một khái niệm nhưng có nhiều ý kiến khác nhau. 2. Tính lợi ích Tính lợi ích của dư luận xã hội thể hiện ở chỗ đối tượng của dư luận xã hội là các lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội. Gồm có lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân. VD: Về việc giá xăng dầu tăng cao năm 2007, đã làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng ngiêm trọng, giá cả các mặt hàng leo thang, dẫn đến sự khó khăn cho người dân. Đã có rất nhiều ý kiến của người dân đề nghị nhà nước phải có biện pháp khắc phục hiệu quả, để cải thiện tình hình. Lợi ích về vật chất của nhân dân, cụ thể là tiền bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá xăng dầu, nên lập tức xuất hiện các ý kiến đòi giảm giá xang dầu. Lợi ích tinh thần được đề cập đến khi các vấn đề đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội, các phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả một dân tộc. VD: Về vấn đề sống thử hiện nay, đa số dư luận cho rằng không nên sống thử vì những mặt bất cập của nó ảnh hưởng tới thuần phong mĩ tục của xã hội. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến ủng hộ việc sống thử, vì sống thử tạo cho bản thân nhiều kinh ngiệm trước khi tạo lập một gia đình thực sự. Nhưng lợi ích chỉ là điều kiện cần để tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ chính là sự nhận thức của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. 3. Tính lan truyền Dư luận xã hội có tính lan truyền, thể hiện ở chỗ nó là biểu hiện của hành vi tập thể, có nghĩa là hành vi có hiệu ứng phản xạ quay vòng, bắt đầu từ một cá nhân hay nhóm nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm khác.Trong quá trình lan truyền, cần phải có các yếu tố xúc tác như hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp có tính thời sự. Nhờ đó thông tin được lan truyền nhanh chóng và được các cá nhân khác bày tở ý kiến, đóng góp, chia sẻ. VD: Sự kiện khung bố ngày 11tháng 9 xảy ra tại Mĩ năm 2001 đã làm xôn xao dư luận toàn nước Mĩ. Vụ việc đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu, thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.Cho thấy sự lan truyền của thông tin, ban đầu chỉ trong nội bộ nước Mĩ, sau đó cả thế giới đều biết đến, đưa ra các nhận định, ý kiến của mỗi người về sự kiện này. 4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi Dư luận xã hội vừa có tính bền vững tương đối vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư luận xã hội chỉ qua một thời gian ngắn đã thay đổi, nhưng cũng có những dư luận xã hội qua một khoảng thời gian rất dài vẫn không thay đổi.Tính bền vững của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay các quá trình quen thuộc, dư luận xã hội thường rất bền vững. VD: Nhà yêu nước Phan Bội Châu, có công lao rất lớn trong công cuộc cứu quốc.Được dư luận đánh giá rất cao về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đến nay thì điều đó vẫn không thay đổi. Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản đối. Nhưng ý kiến của đa số nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống. Tính biến đổi của dư luận xã hội thể hiện ở hai đặc điểm: Biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: Sự phán xét đánh giá của dư luận xã hội ở nhưng nơi khác nhau và có văn hóa khác nhau thì sẽ khác nhau. VD:Ở các nước Phương tây, việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân được dư luận dễ dàng chấp nhận, nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ, chỉ trích ở Việt Nam. Rõ ràng có sự khác nhau giữa dư luận xã hội ở các nước phương tây và dư luận xã hội ở Việt Nam. Biến đổi theo thời gian: Khi thời gian thay đổi, các quan niệm của mọi người về một vấn đề nào đó cũng có thể thay đổi. Xã hội phát triển, nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán cũng biến đổi, khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội cũng thay đổi. VD:Trong thời kì phong kiến, việc đàn ông có thể có nhiều vợ là chuyện dễ dàng được chấp nhận. Nhưng trong thời đại hiện nay, hôn nhân chỉ được dựa trên cơ sở một vợ một chồng. Nam nữ bình đẳng. Dư luân xã hội thời phong kiến coi trọng phái nam thì bây giời nam nữ đều có quyền được đối xử như nhau. Dư luận xã hội có thể không được biểu hiện ra, gọi là dư luận xã hội tiềm ẩn, tồn tại trong xã hội thiếu dân chủ, hoặc khi sắp có sự việc sắp tới, chưa xảy ra, hiện thời chưa cấp bách. VD: Trong thời kì phong kiến, các tầng lớp dưới như nông dân luôn bị áp bức và bóc lột, nhưng không ai dám lên tiếng vì sự dã man tàn bạo chính quyền Vua chúa. Tất cả nông dân đều có chung quan điểm là thù ghét, oán hận tầng lớp trên, nhưng không thể hiện ra ngoài. 5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội. Sự phản ánh thực tế của dư luận xã hội có thể đúng có thể sai. Dù đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế. Dù sai đến mấy, thì trong dư luận xã hội vẫn có những điều hợp lý, rất quan trọng. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn so với dư luận của thiểu số. VD: Khi người đàn ông ngoại tình thì dư luận xã hội chê cười người vợ là "không biết giữ chồng", người phụ nữ ngoại tình sẽ được tặng mỹ từ "lăng loàn, lẳng lơ, mất nết". Cùng một sự việc hiện tượng, người phụ nữ thì "vi phạm chuẩn mực đạo đức, nhân cách", người đàn ông thì không có lỗi. II, Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật. Trong lĩnh vực pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân, thứ hai, phê phán, lên án các hành vi tiêu cực, sai trái, phạm pháp, phạm tội. Dư luận xã hội định hướng cho mọi người cái cần phải làm. Cái được phép, cái có thể, cái bị ngăn cấm trong các hành vi xã hội theo đúng các nguyên tắc, quy định của pháp luật, là phương tiện hữu hiệu góp phần ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi tiêu cực, phạm pháp, phạm tội. Trong nhiều trường hợp, dư luẫn xã hội là công cụ mà nhà nước và nhân dân phát hiện ra các vụ việc tiêu cực trong bộ máy nhà nước và trong xã hội. Dư luận xã hội đòi hỏi các cá nhân, nhóm trong xã hội phải có trình độ học vấn, năng lực hiểu biết về pháp luật. Đó là một tác dụng rất quan trọng của dư luận xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc, người dân vi phạm pháp luật là do thiếu hiểu biết. ko nắm bắt được các quy định của pháp luật. Từ Sự đòi hỏi đó của dư luận xã hội mà các cá nhân phải học tập, rèn luyện để nâng cao hiểu biết về pháp luật, làm giảm các vụ việc tiêu cực có thể xảy ra. Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của pháp luật. Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình nhận thức pháp luật. Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật Dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn. Dư luận xã hội có tác dụng là phương tiện kiểm tra xã hội đối với hành vi pháp luật của mọi người. Dư luận xã hội ủng hộ những mực thước, cách cư xử đúng đắn, tạo ra các chuẩn mực xã hội, góp phần định hướng để hình thành những hành vi ứng xử hợp pháp, đúng đạo đức. Dưới áp lực của dư luận xã hội mọi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi nào đó. Dư luận xã hội có tác dụng phê phán, lên án mạnh mẽ các hiện tượng tiêu cực, trừng phạt các cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu cực, phạm pháp, phạm tội. Sự phê phán đó có tác dụng răn đe cảnh báo, thức tỉnh đối với những cá nhân, tổ chức khác phải luôn tuân thủ pháp luật, không thực hiện hành vi trái pháp luật. Những phán xét, đánh giá (khen - chê, biểu dương - lên án...) của dư luận xã hội đối với hành vi của các cá nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là "tấm gương" để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Dư luận xã hội đưa ra các lời khuyên, khuyến cáo đối với mọi người, mỗi người trong quá trình sinh hoạt phải biết lắng nghe dư luận xã hội, từ dư luận xã hội sẽ nhận được những lời khuyên có ích. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư vấn về cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. III, Giải pháp nâng cao tác dụng của dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội. 1.Trong lĩnh vực pháp luật Nhà nước phải có một cơ chế hợp lý để nắm bắt kịp thời những thông tin mà dư luận xã hội phản ánh về những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong xã hội. Nhà nước phải dựa vào dân để chống tiêu cực và vi phạm pháp luật là điều hết sức quan trọng vì vậy nhà nước phải tạo môi trường dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện ý kiến, quan điểm của mình, có thể dựa vào một số cách sau như xây dựng các hòm thư góp ý,tố giác. Tổ chức các cuộc họp định kì để nhân dân phát biểu. Nhưng các cấp chính quyền không được chỉ nói suông mà phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Đó là điều nhân dân mong mỏi quan tâm nhất. Công tác điều tra cũng phải được công khai , điều đó tạo niềm tin cho mọi người tin tưởng vào nhà nước vào đảng. Nhà nước phải có biện pháp cổ vũ,động viên dư luận xã hội tích cực phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật. Ngược lại, có biện pháp răn đe, cảnh báo các cá nhân tổ chức phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đôi khi dư luận xã hội chưa chắc đã đúng, vì vậy nhà nước phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những dư luận xã hội đó. Tránh gây sự hoang mang lo sợ hoặc đánh giá không đúng vấn đề, dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 2. Trong các lĩnh vực xã hội Lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trước hết phải nắm bắt kịp thời các sự kiện, hiện tượng mang tính thời sự liên quan đến tổ chức, đơn vị mình, các sự kiện, hiện tương liên quan đến lợi ích của giai cấp, quốc gia dân tộc cũng như nắm bắt và làm chủ được dư luận xã hội về sự kiện, hiện tượng đó để làm cơ sở cho việc định hướng dư luận xã hội. Đánh giá khách quan hệ quả và sự tác động của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng đối với các nhóm công chúng và dự báo được những phát sinh từ hệ quả tác động của báo chí. Những tình huống có thể phát sinh bao gồm cả những phản ánh tích cực hay phản ánh tiêu cực, đồng thuận hay không đồng thuận, ủng hộ hay phản đối … về một nôi dung thông tin nào đó được cung cấp đến công chúng . Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, trong đó việc nghiên cứu cần phải làm rõ tính quy luật và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh các luồng ý kiến khác nhau cũng như cơ sở khoa học để đánh giá, phán xét một luồng ý kiến nào đó, nâng cao vai trò chức năng dự báo, chức năng phản biện xã hội trong các nghiên cứu dư luận xã hội. Việc nắm bắt dư luận xã hội cần tuân thủ chặt chẽ các khâu, các công đoạn, các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và khoa học trong quá trình thu thập thông tin. Định hướng dư luận xã hội cũng là việc minh bạch hoá các nguồn thông tin, hạn chế nhận thức sai lệch và loại bỏ tin đồn thất thiệt trong xã hội. Điều này cũng đòi hỏi đội ngũ công tác viên, thông tin viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên và những người có uy tín trong cộng đồng phải có năng lực nhất định trong việc phân tích đánh giá, phán xét các sự kiện xã hội, phân biệt rõ giữa dư luận xã hội và tin đồn cũng như những tác động tiêu cực của tin đồn trong đời sống xã hội. Nâng cao khả năng dự báo, tham mưu trong quá trình nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội. IV, Kết luận Qua bài tiểu luận, cho thấy rõ tính chất của dư luận xã hội và tác dụng của nó tới lĩnh vực pháp luật. Ngoài những tác dụng đó, dư luận xã hội còn có nhiều tác dụng khác đến nhiều mặt khác nhau của đời sống con người. Dư luận xã hội càng phát triển thì những vấn đề xung quanh cuộc sống càng được lan truyền và giải quyết một cách nhanh chóng. Bởi vậy cần phát huy tối đa các tác dụng tích cực của dư luận xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Danh mục tài liệu tham khảo -Tập bài giảng Xã Hội Học. Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB Công An Nhân Dân. -Tạp trí luật học, số 8(87)/2007. Ngọ Văn Nhân, “ Phát huy vai trò của dư luận xã hội đối với công tác phòng chống các hành vi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ở nước ta hiện nay” -Tạp trí triết học Ngọ Văn Nhân, “Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật” Web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXã hội học- Những tính chất cơ bản cua dư luận xã hội và tác dụng của nó trong lĩnh vực pháp luật.doc
Luận văn liên quan