Những vấn đề cơ bản của học thuyết keynes

Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ sau: + Thứ nhất, chương trình đầu tư nhà nước là sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước. + Thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ: Keynes chủ trương sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lòng tin, sự lạc quan và tích cực đầu tư của nhà đầu tư. Điều tiết thu nhập thông qua thuế.

ppt30 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề cơ bản của học thuyết keynes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KEYNES Nhóm thực hiện: Kinh tế Nông nghiệp - Khóa 14 I. TÓM TẮT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KEYNES 1. Hoàn cảnh lịch sử của sự xuất hiện trường phái Keynes. - Cuộc khủng hoảng KT thế giới (1929-1933) diễn ra đã làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX xã hội và XH hóa ngày càng cao, độc quyền ra đời và bành trướng thế lực. Lý thuyết KT của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển đề cao sự “tự điều chỉnh KT” không còn phù hợp. - Thêm vào đó, sự thành công trong thực tiễn của lý luận Mác xít về kế hoạch nền KT quốc dân của Liên Xô buộc các nhà KT tư sản nghĩ đến khả năng của NN trong điều tiết KT. Trước thực tiễn đó, Keynes để đề xuất lý thuyết KT TBCN có sự điều tiết của NN và lý thuyết này nhanh chóng được xem như một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử học thuyết kinh tế. I. TÓM TẮT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KEYNES 2. Sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp của John Maynard Keynes. - John Maynard Keynes (1883-1946) ở Anh, ông vừa là nhà kinh tế học vừa là giáo sư kinh tế học của * trường ĐH Tổng hợp Cambridge, đồng thời cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. Ngoài ra, ông còn là nhà hoạt động xã hội tích cực và là chủ bút tạp chí “Nhà kinh tế”. - Keynes xuất bản nhiều tác phẩm: “Cải cách tiền tệ” (1923), “Bàn về tiền tệ” (1930) nhưng nổi tiếng nhất là tác phẩm “Học thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936). I. TÓM TẮT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KEYNES 3. Những đặc điểm chủ yếu trong phương pháp luận của Keynes a. Phân tích nền kinh tế dưới góc độ vĩ mô và có hệ thống. Khác với trường phái Tân cổ điển, Keynes quan tâm đến các nhân tố vĩ mô của nền KT. Ông chủ yếu chú ý tới sự hoạt động của hệ thống KT trong tổng thể như xem xét các khoản thu nhập chung, lợi nhuận chung, SX chung, việc làm chung, đầu tư chung và tiền để dành chung. b. Phủ nhận cơ chế “tự điều tiết” của trường phái kinh tế học Tân cổ điển. Keynes cho rằng không có sự tự điều chỉnh giữa SX, thu nhập, nhu cầu và tiêu dùng trong nền kinh tế TBCN. Ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu thường xuyên xảy ra trong nền KT. Có sự mất cân đối này là do cầu không theo kịp cung và cầu là nhân tố tích cực nhất và là động lực của nền kinh tế. Muốn nâng cao mức cầu phải có sự tác động của nhà nước, có sự điều chỉnh của nhà nước. c. Đề cao vai trò nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Theo Keynes, nền KT không thể có sự tự điều chỉnh, vì vậy cần phải có sự can thiệp của NN. Nhà nước phải kích thích nhu cầu bằng cách: tác động tăng nhu cầu của NN; tăng cường đầu tư NN; in thêm tiền cho lưu thông để hạ thấp lãi suất, kích thích đầu tư tư nhân; tạo ra lạm phát có mức độ để kích thích tiêu dùng. II. CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA JOHN MAYNARD KEYNES Lý thuyết “Hàm tiêu dùng”. Lý thuyết “Số nhân đầu tư”. Lý thuyết “Lãi suất”. Lý thuyết “Tổng cầu” của J. M. Keynes. Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Lý thuyết “Hiệu quả cận biên của tư bản”. 1. HÀM TIÊU DÙNG CỦA KEYNES Ta có hàm tiêu dùng: C = C0 + C (Y-T) Trong đó: C0: Tiêu dùng tự định C(Y-T) : Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng. dC/dY = cy = MPC : mật độ tiêu dùng biên C = C0 + cyY 0 Y= C + S Thu nhập = tiêu dùng + Đầu tư Y= C + I Từ đó: Tiết kiệm = đầu tư S = I 3. LÝ THUYẾT SỐ NHÂN ĐẦU TƯ Do lãi suất là chi phí vốn đầu tư nên lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư dự kiến. Như vậy đường cầu sẽ dốc xuống từ trái sang phải. 3. LÝ THUYẾT SỐ NHÂN ĐẦU TƯ Vậy Keynes sử dụng khái niệm số nhân để chứng minh những hậu quả tích cực của một chính sách đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng để giải quyết việc làm. 4. TỔNG CẦU Mô hình J.Keynes chú trọng nghiên cứu tổng cầu của xã hội, bao gồm: cầu tiêu dùng và cầu đầu tư.  - Về cầu tiêu dùng: Cầu tiêu dùng tồn tại qui luật tiêu dùng cận biên giảm dần. - Về cầu đầu tư: Khối lượng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của tư bản (vốn). Đồ thị 6: cho thấy ảnh hưởng của sự gia tăng trong nhu cầu đầu tư . Ứng với mỗi mức lãi suất, nhu cầu đối với đầu tư (cũng như đối với quỹ cho vay) sẽ cao hơn. Sự gia tăng đối với nhu cầu đầu tư biểu thị qua sự tịnh tiến sang phải của đồ thị hàm đầu tư. Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm cân bằng cũ (điểm A) sang điểm cân bằng mới (điểm B). 4. TỔNG CẦU Xét đến cùng, cầu tiêu dùng và cầu đầu tư đều có xu hướng giảm, làm cho nền kinh tế cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng, nhiều người sẽ mất việc làm, dẫn tới suy giảm kinh tế. 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Dấu chéo Keynes. Đường IS biểu hiện mối quan hệ giữa lãi suất r và thu nhập Y phát sinh từ thị trường hàng hóa, dịch vụ. Để xây dựng mối quan hệ này, ta bắt đầu bằng mối quan hệ đối với hàng hóa, dịch vụ, được gọi là Dấu chéo Keynes: Đường 450 trong đồ thị chỉ ra điểm câu bằng của nền kinh tế. Khi thêm vào đường chi tiêu dự kiến E, đồ thị trên này được gọi là Dấu chéo Keynes. Điểm cân bằng này kinh tế là điểm A, tại đó đường chi tiêu dự kiến E cắt đường 450. Tại điểm A, ta có EA=YA. Đồ thị 9: Dấu chéo Keynes E Y EA YA Y=E E=C+I+G Đồ thị 10 cho thấy sự gia tăng chi tiêu Chính phủ dẫn đến sự gia tăng lớn hơn của thu nhập hay ∆Y>∆G do ảnh hưởng của độ dốc của đường chi tiêu dự kiến E (chi tiêu dự kiến là số tiền mà hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ dự định chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ. Sự khác biệt giữa chi tiêu thực tế và chi tiêu dự kiến là dữ trữ (tồn kho) ngoài kế hoạch). Tỷ lệ ∆Y/∆G được gọi là hệ số nhân chi tiêu chính phủ. Hệ số này cho biết thu nhập gia tăng bao nhiêu khi chi tiêu chính phủ tăng thêm 1 đvt, theo dấu chéo Keynes, hệ số này lớn hơn 1. 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) Chính sách tài chính ảnh hưởng số nhân đến thu nhập, theo hàm tiêu dùng C, thu nhập Y cao hơn, sẽ dẫn đến tiêu dùng cao. Do gia tăng trong chi tiêu chính phủ làm gia tăng thu nhập, tiếp tục làm gia tăng tiêu dùng,… Vì vây, trong mô hình này gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ tạo ra sự gia tăng lớn hơn của thu nhập. Độ lớn của hệ số nhân: qúa trình trên được bắt đầu từ sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ một lượng là ∆G, làm tăng thu nhập Y một lượng là ∆Y. Mức tăng này của thu nhập sẽ dẫn đến tiêu dùng gia tăng một lượng là MPCx∆G (MPC tiêu dùng biên). Sự gia tăng tiêu dùng dẫn đến gia tăng thu nhập một lần nữa, mức độ gia tăng thu nhập MPCx∆G sẽ làm gia tăng tiêu dùng một lượng là MPCx(MPCx∆G), tiếp tục làm gia tăng thu nhập,… Như vậy ∆Y=(1+MPC+MPC2+MPC3+…)x∆G Hệ số nhân chi tiêu CP là: ∆Y/∆G=1+MPC+MPC2+MPC3+… ∆Y/∆G =1/(1-MPC) Chính sách tài chính và hệ số nhân thuế Bây giờ, hãy xét trường hợp thay đổi của thuế có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập. Nếu thuế giảm một khoản là ∆T thì thu nhập khả dụng (Y-T) sẽ tăng một lượng là ∆T. Vì vậy, tiêu dùng sẽ tăng một khoản là MPCx∆T theo từng mức thu nhập Y nhất định, chi tiêu dự kiến sẽ cao hơn. Theo đồ thị 11 chi dự kiến sẽ dịch chuyển lên một đoạn MPCx∆T. Điểm cân bằng của nền KT sẽ dịch chuyển từ điểm A sang điểm B. Ta có: Y=C(Y-T) +I+G. Với giả định I và G không đổi dY=(dC/dY)x(dY-dT)=MPCx(dY-dT)  dY/dT=- MPC/(1-MPC) Đẳng thức trên được gọi là số nhân thuế, cho biết số thu nhập nhập thay đổi khi thuế thay đổi 1 đvt. 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) 2. Chính sách tài chính và đường IS. Để minh họa mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất. Như ta đã biết qua dấu chéo Keynes thu nhập của nền kinh tế phụ thuộc vào chính sách tài chính. Đường IS được xây dựng cho một chính sách tài chính nào đó. Nghĩa là khi xây dựng đường IS ta giả sử là G và I là cố định. Đối với đồ thị 12 sử dụng dấu chéo của Keynes để minh họa tác động của sự gia tăng của chi tiêu của của chính phủ từ G1 lên G2 đến sự thay đổi vị trí của đường IS. Đồ thị này được hình thành với giả định lãi suất cố định và đầu tư dự kiến cũng cố định. Dấu chéo Keynes cho thấy sự thay đổi trong chính sách tài chính sẽ làm gia tăng chi tiêu dự kiến, vì vậy làm tăng thu nhập từ Y1 thành Y2. Do đó sự gia tăng của chi tiêu chính phủ sẽ làm cho đường IS dịch chuyển ra ngoài. Ta sử dụng dấu chéo Keynes để minh họa tác động của sự thay đổi khác của chính sách tài chính lên sự thay đổi vị trí của đường IS. Chính sách thuế, do Chính phủ giảm thuế sẽ làm tăng chi tiêu và thu nhập nên nó sẽ làm cho đường IS dịch chuyển ra ngoài. Giảm chi tiêu chính phủ hay tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập. Vì thế, những thay đổi này sẽ làm cho đường IS dịch chuyển vào trong. 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập. Sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ sau: + Thứ nhất, chương trình đầu tư nhà nước là sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư của tư nhân và nhà nước thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước. + Thứ hai, chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ: Keynes chủ trương sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng, tiền tệ để kích thích lòng tin, sự lạc quan và tích cực đầu tư của nhà đầu tư. Điều tiết thu nhập thông qua thuế. 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) + Thứ ba, mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quốc phòng. + Thứ tư, khuyến khích tiêu dùng cá nhân. Những vấn đề trên được biểu hiện qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của Keynes, cụ thể như sau: (Gỉa định nền kinh tế không có ngoại thương) 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) 1. Chính sách tài chính: 5. LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (tt) 2. Chính sách tiền tệ: Tóm lại Mô hình J.Keynes được ứng dụng vào thực tiễn từ những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX. Ngày nay, đối với những nền kinh tế đang phát triển, trong chừng mực nhất định vẫn có thể ứng dụng thành công. Thông qua việc điều chỉnh chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, có thể kích cầu đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, qua đó gia tăng sản lượng, khuyếch đại tăng trưởng kinh tế. III. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhom_keynes_4925.ppt
Luận văn liên quan