Hệthống quản lý chất lượng quốc tếISO 9000 có thểnói là một
trong những tấm giấy thông hành quan trọng cho việc đưa sản phẩm dệt
may Việt Nam vào thịtrường Mỹ. Hiện nay, đã có hệthống quản lí chất
lượng Quốc TếISO 9000 với phiên bản 2000 yêu cầu cao hơn, do đó
doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin vềphiên bản mới này. Áp
dụng hệthống quản lý chất lượng quốc tếsẽgiúp cho các doanh nghiệp
sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định hơn nữa nó còn giảm được chi phí trong quá trình sản xuất, do vậy sẽnâng cao được
khảnăng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu và đôi nét xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án: "NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
DOANH THU."
Đề án môn học
1
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐÔI
NÉT XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG MỸ
2
I. Khái niệm mục đích-các hình thức - vai trò của xuất khẩu 2
1. Khái niệm và mục đích 2
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 2
3. Sự cần thiết của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói
riêng đối với Việt Nam
4
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu 6
1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 6
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10
III. Đôi nét xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ 11
1. Những gặt hái ban đầu 11
2. Quan hệ bước sang trang mới 12
CHƯƠNG II: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG MỸ
14
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 14
1. Tình hình sản xuất 14
2. Thị trường xuất khẩu 14
II. Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam 17
1. Những thuận lợi và triển vọng 17
2. Những khó khăn 19
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN
CHO DNVN KHI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG MỸ.
23
I. Về phía các doanh nghiệp 23
1. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xâm nhập thị trường
Mỹ.
23
2. Tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ 24
3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
quốc tế
24
II. Về phía nhà nước 25
1. Có những chính sách ưu đãi và cơ chế quản lý thông thoáng 25
2. Đầu tư hơn nữa cho ngành dệt may 25
Đề án môn học
2
Lời nói đầu
Đại hội Đảng VI đã mở ra một bước phát triển mới cho nền kinh
tế nước ta. Với quá trình đổi mới không ngừng của nền kinh tế thì hoạt
động kinh doanh Quốc tế cũng ngày càng phát triển ở Việt Nam. Ngày
nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự
tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá,
kinh doanh quốc tế phát triển là một tất yếu. Khi đề cấp tới kinh doanh
quốc tế chúng ta không thể không nhắc tới lĩnh vực xuất khẩu bởi vì nó
là hình thức kinh doanh cơ bản nhất và là một trong những nguồn thu
ngoại tệ chủ yếu của quốc gia, xuất khẩu của công nghiệp những năm
gần đây đã có nhiều thành tựu to lớn mà một trong những mặt hàng có
phần đóng góp không nhỏ trong thành tựu đó chính là mặt hàng dệt may.
Trong những năm trước đây xuất khẩu dệt may Việt Nam sang 1
số thị trường truyền thống như các nước Đông Âu, Liên Xô cũ đã có
những thành tựu to lớn. Ngày nay những thị trường này đã bị thu hẹp
đáng kể nhưng xuất khẩu dệt may Việt Nam lại đang đứng trước những
thị trường tiềm năng mới mà một trong những thị trường đó là Mỹ.
Cùng với sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ thương mại Việt –
Mỹ chắc chắn xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ sẽ nhiều triển vọng.
Xuất phát từ những lý luận trên và bằng vốn kiến thức đã học em
quyết định chọn đề tài của đề án môn học là:
Khả năng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ-.
Đề án được chia thành 3 phần chính như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về xk và đôi nét xuất
khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ.
Chương II: Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ.
Chương III :Những giải pháp thúc đẩy và tháo gỡ khó khăn cho
Đề án môn học
3
doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ.
Đề án môn học
4
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐÔI
NÉT XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG MỸ
I. KHÁI NIỆM VÀMỤC ĐÍCH – CÁC HÌNH THỨC – VAI TRÒ CỦA XUẤT
KHẨU
1. Khái niệm và mục đích
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà
có được đầy đủ mọi thứ hàng hoá. Việc bán hàng hoá của một quốc gia
này sang một quốc gia khác đã cho phép một nước tiêu dùng tất cả các
mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng. Vởy xuất khẩu
là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho một quốc gia khác trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Dựa trên cơ sở là sự
phát triển hoạt động mua bán hàng hoá trong nước, hơn bao giờ hết
xuất khẩu đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trong
tất cả các ngành các lĩnh vực, dưới mọi hình thức đa dạng phong phú và
không chỉ với hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Nhưng
cho dù thế nào thì mục tiêu của xuất khẩu vẫn nhằm đem lại lợíich cho
tất cả các bên tham gia.
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
a. Xuất khẩu trực tiếp
Là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách
hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Hình thức này được
áp dụng khi nhà sản xuất đã đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán
hàng riêng của mình và kiểm soát trực tiếp thị trường. Tuỳ rủi ro kinh
doanh có tăng lên song nhà sản xuất có cơ hội thu lợi nhuện nhiều hơn
nhờ giảm bớt các chi phí trung gian và nắm bắt kịp thời những thông
tin về biến động thị trường để có biện pháp đối phó.
Đề án môn học
5
b. Xuất khẩu gián tiếp.
Là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập
đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của
mình ra nước ngoài. Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới
tham gia vào thị trường quốc tế áp dụng. Ưu điểm của nó là doanh
nghiệp không phải đầu tư nhiều cũng như không phải triển khai lực
lượng bán hàng, các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương ở nước ngoài.
Hơn nữa rủi ro cũng hạn chế vì trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ
chức trung gian. Tuy nhiên phương thức này làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ, không liên hệ
trực tiếp viứu nước ngoài, vì thế nên việc nắm bắt thông tin về thị
trường cũng bị hạn chế, dẫn đến chậm thích ứng các biến động của thị
trường.
c)Xuất khẩu theo nghị định thư (XK trả nợ)
Đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu
theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số hàng hoá nhất định
theo chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký kết giữa hai
chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các
khoản chi phí cho nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, tránh sự
rủi ro trong thanh toán.
d) Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng phát triển
và phổ biến rộng rãi bởi những ưu điểm của nó mang lại. Đặc điểm của
loại hình này là hàng hoá không phải vượt qua biên giới quốc gia mà
khách hàng vẫn có thể mua được. Do vậy xuất khẩu không cần đích
thân ra nước ngoài đàn phán với người mua mà người mua tự tìm đến
với họ. Mặt khác doanh nghiệp sẽ tránh được những rắc rối hải quan,
khồng phải thuê phương tiện vận chuyển mua bảo hiểm hàng hoá …Nên
giảm được lượng chi phí khá lớn. Đồng thời hình thức này cho phép
Đề án môn học
6
doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao.
e)Gia công quốc tế.
Là một hình thức kinh doanh, theo đó một bên nhập nguyên vật
liệu, hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của
ÁGЉ_¿____Ѐ__
Đề án môn học
7
橢橢
công ) để chế biến thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận
thù lao (tiền gia công). Đây cũng là hình thức đang phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt ở các nước có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú.
Bởi vì thông qua gia công, các quốc gia này sẽ có điều kiện đổi mới,
cải tiến máy móc thiết bị và kĩ thật công nghệ, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, nâng cao năng lực sản xuất.
g)Tái xuất khẩu
Là việc xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu về
nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Hình thức này cho
phép thu lợi nhuận cao mà không phải không phải tổ chức sản xuất, đầu
tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị… Chủ thể tham gia hoạt động xuất
khẩu này nhất thiết phải có sự góp mặt của 3 quốc gia: nước xuất khẩu
– nước NK – nước tái xuất khẩu.
3.Sự cần thiết phải xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng
dệt may nói riêng đối với Việt Nam
a) sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con
đường ngắn nhất để khắc phục nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên muốn có
được điều này phải cần một số vốn lớn để nhập khẩu hàng hoá, thiết bị,
kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, nguồn vốn này có thể lấy từ
nhiều nguồn như : đầu tư nước ngoài vay nợ, viện trợ … Nhưng nguồn
vốn quan trọng nhất để nhập khẩu là thu từ xuất khẩu. Có thể khảng
định rằng xuất khẩu quyết định quy mô tốc độ tăng trưởng của nhập
khẩu
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
Đề án môn học
2
xuất phát triển.
Cơ cấu xuất khẩu và sản xuất thế giới đã và đang thay đổi mạnh
mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế thế giới là một tất yếu đối với nước ta. Có
thể nhìn nhận theo hai hướng khác nhau về tác động của xuất khẩu đối
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất.
Một là: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do
sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa .
Trong khi nước ta còn chậm phát triển, sản xuất nói chung còn
chưa đủ cho tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động dựa vào sự thừa ra của sản
xuất thì xuất khẩu mãi mãi nhỏ bé, tăng trưởng thấp. Từ đó, sản xuất
và chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra rất chậm chạp .
Hai là: Coi thị trường mà đặc biệt là thị trường thế giới là hướng
quan trọng là để tổ chức sản xuất. Điều này tác động đến sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mà nó thể hiện ở chỗ :
+Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát
triển .
+xuất khẩu tạo khả năng để mở rộng thị trường tiêu thụ .
+xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và
nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này có nghĩa là xuất khẩu
là phương tiện quan trọng để đưa vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào
Việt Nam để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước .
+Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về mặt giá cả cũng như chất lượng.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi để thích ứng
với thị trường .
- xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm
và cải tiến đời sống nhân dân.
Đề án môn học
3
-xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại .
b. Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế Việt
Nam
Như chúng ta đã biết, ngành dệt may có vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân bởi vì nó vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa
lại vừa là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia nhờ việc xuất khẩu
những sản phẩm của ngành .
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 thị
trường trên thế giới và tính đến năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu
của ngành đạt 1700 tr USD đứng thứ 3 sau dầu thô và nông sản . Cho
đến nay ngành dệt may đã có quan hệ buôn bán với 200.000 công ty
thuộc hơn 40 nước trên thế giới và khu vực và giờ đây hàng dệt may
Việt Nam lại có thêm thị trường Mỹ rộng lớn, sức mua cao.
Trong tương lai gần ngành may sẽ còn phát triển không ngừng và
sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân.
Biểu 1: Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may đến năm 2010
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu Thực hiện
1995
Kế hoạch
2000
Kế hoạch
2005
Kế hoạch
2010
Kim ngạch XK 750 2000 3000 4000
Trong đó :hàng may mặc 500 1630 2200 3000
Tỷ lệ 66,67% 81,5% 73,3% 75%
(Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển ngành công ty dệt may đến
năm 2010 _ Bộ Việt Nam).
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU
1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
-Các yếu tố cạnh tranh
Đề án môn học
4
Sơ đồ 1: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của Michael E.Porter.
Những người mới bước vào kinh doanh nhưng có
khả năng tiềm tàng rất lớn
Cạnh tranh giữa các công ty hiện tại
Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Người
mua
Người
cung cấp
Mỗi doanh nghiệp , mỗi ngành kinh doanh hoạt động trong môi
trường và điều kiện cạnh tranh không giống nhau. Hơn nữa, môi trường
này luôn thay đổi khi chuyển từ nước này sang nước khác. Khi tiến
hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang nước ngoài, một số doanh
nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh cơ hội và biến thời cơ thuận lợi
thành thắng lợi nhưng cũng không có ít doanh nghiệp gặp phải những
khó khăn, thử thách, rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với nhiều
công ty quốc tế có nhiều lợi thế và tiềm năng hơn.
Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp
phải bao gồm:
+ Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó là sự xuất
hiện các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở
rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, thị phần của các công ty khác.
+Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối
tương quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá
hoặc giảm giá, giảm chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với
công ty.
+ Khả năng mặc cả của khách hàng : khách hàng có thể mặc cả
thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng hoá mua từ công ty
Đề án môn học
5
hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá.
+ Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: do giá cả của sản
phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản
phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trường
của công ty.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: trong điều kiện này, các công ty
cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khách biệt hoá của sản phẩm
hoặc việc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại
trong thị trường.
- Các yếu tố VH – XH
Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu
thị trường là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm
cũng như sự tăng trưởng của các đoạ thị trường mới. Do có sự khác
nhau về nền văn hoá đang tồn tại ở các quốc gia nên các nhà kinh
doanh phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành xuất
khẩu sang thị trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ
thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá
nước ngoài.
Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực
kỳ quan trọng là nối sống, tập quan ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi
như là những hàng rào chắn các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất
khẩu.
-Các yếu tố kinh tế
Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc
phải có những kiến thức nhật định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh
nghiệp xác định được những ảnh hưởng của những doanh nghiệp đối
với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại, đồng thời doanh nghiệp
cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế quốc gia đối
với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
Đề án môn học
6
Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế
của một quốc gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói
chung có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài. Mà tính ổn định trước hết và
chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế
lạm phát. Có thể nói đây là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan
tâm hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất khẩu.
- Các yếu tố chính trị.
Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính
ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Không
có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát
triển hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất
khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu môi
trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh
nghiệp muốn hoạt động.
-Các yếu tố luật pháp.
Một trong những bộ phận của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy
trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm và nắm
vững luật pháp luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó doanh nghiệp đang
và sẽ tiến hành xuất khẩu những sản phẩm của mình sang đó, cũng như
các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này.
Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp
được quyền kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dưới hình thức
nào. Ngược lại, những mặt hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn
chế hay không được quyền kinh doanh. Như vậy, luật pháp không chỉ
chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên chính quốc
Đề án môn học
7
gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
-Các yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt
động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay,
nhờ có sự phát triển như hũ bão của khoa học, công nghệ đã cho phép
các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao hơn, quy mô sản xuất kinh
doanh tăng lên, có khả năng đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ttừ
đó, doanh nghiệp có thể chống chọi được với sự cạnh tranh gắt trên thị
trường quốc tế.
2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc doanh nghiệp là một trong các nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung
hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nó được hiểu như là nền văn hoá của tổ
chức doanh nghiệp, được hình thành và phát triển cùng với quá trình
vận hành doanh nghiệp. Nền văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu
tố cấu thành: triết lý kinh doanh, tập quán, thói quen, truyền thống,
phong cách sinh hoạt, lễ nghị được duy trì sử dụng trong doanh nghiệp.
Tất cả các yếu tố này đã tạo nên bầu không khí, một bản sắc và
tinh thần đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào
có nền văn hoá phát triển cao thì sẽ có khí thế làm việc hăng say, đề
cao sự sáng tạo, chủ động trung thành. Ngược lại, một doanh nghiệp có
nền văn hoá thấp sẽ là sự bàng quan, bất lực hoá đội ngũ lao động của
doanh nghiệp.
Do các nhân tố bên trong có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, nên ngày nay hầu hết mọi doanh nghiệp
đều chú trọng đầu tư đến những yếu tố này.
Các yếu tố bên trong bao gồm:
- Ban lãnh đạo doanh nghiệp: đây là bộ phận đầu não của doanh
nghiệp. Ban lãnh đạo là người đề ra mục tiêu, xây dựng những chiến
Đề án môn học
8
lược, kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch. Vì vậy, trình độ
quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: một cơ cấu tổ chức phù hợp
sẽ phát huy được trí tuệ của các thành viên trong doanh nghiệp, phát
huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể đồng thời vẫn đảm bảo cho
việc ra quyết định, truyền tin và thực hiện sản xuất kinh doanh nhanh
chóng hơn nữa, với cơ cấy tổ chức đúng đắn sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp
nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận, từ đó có thể giải quyết kịp thời mọi
vấn đề nảy sinh.
-Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hầu hết các doanh nghiệp đều
nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân viên có năng lực và trình độ
trong việc đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở
dĩ như vậy là vì các hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi đã có
sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, đối tác, phương thức giao dịch,
đàm phán và ký kết hợp đồng… muốn vậy, doanh nghiệp phải có được
đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu luật pháp quốc tế, có khả năng phân
tích, dự báo những biến đổi của thị trường, thông thạo các phương thức
thanh toán quốc tế, có nghệ thuật giao dịch đàm phán kỹ kết hợp đồng.
- Các nguồn lực khác: đấy là ht cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như:
+ Văn phòng làm việc
+ Hệ thống nhà xưởng, nhà kho cùng các thiết bị vận tải.
+ Máy móc thiết bị.
+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
III. ĐÔI NÉT XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG MỸ
1. Những gặt hái ban đầu
Ngày 3/2/1994 Mỹ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam
và sau đó Mỹ cho phép các công ty Mỹ được xuất khẩu các nhu cầu
Đề án môn học
9
thiết yếu cho con người: lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục… lúc
này, quan hệ giữa Bộ Thương mại Việt Nam với đại diện thương mại
Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ đã có những tiếp xúc, thoả thuận cùng nhau
giữ mối liên lạc thường xuyên hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp hai
nước đẩy mạnh buôn bán XNK và đầu tư hoạt động thương mại Việt –
Mỹ đã có những bước tiến quan trọng (xem biểu 2)
Đề án môn học
10
Biểu 2:Kim ngạch xuất khẩu Mỹ – Việt
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 1-2000
Xuất khẩu 198,9 319,2 241,8 294,77 334,75 38,32
Nhập khẩu 252,9 720,3 464 453,62 504,04 48,25
Tổng 415,8 1039,5 705,8 748,39 80/8,79 86,48
Nguồn: Kinh tế và phát triển số 5+6 – 2000
Năm 1996, 4,8% hàng xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển
sang Mỹ chiếm 0,04% tổng số hàng nhập khẩu của Mỹ ( ngân hàng thế
giới 1998).
Năm 1994 và 1995 “nông nghiệp và lâm nghiệp và chế biến lâm
sản chiếm ưu thế hơn trong hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Năm 1996 các mặt hàng xuất khẩu: nhiên liệu và khai khoáng, chế tạo
cơ bản, may mặc và chế tạo công nghiệp nhẹ tăng nhanh hơn các hàng
hoá nông nghiệp đem đến cho Việt Nam một mô hình đa dạng hơn các
mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ”.
Kim ngạch XNK có chiều hướng gia tăng nhưng làm thế nào để
cho gia tăng ổn định và bền vững thì đòi hỏi có sự nỗ lực cao hơn của
cả hai quốc gia.
2. Quan hệ bước sang trang mới.
Lần đầu tiên sau 8 năm vòng đàm phán song phương ngày
25/7/1999 tại Hà Nội hai bên đã thoả thuận được về nguyên tắc các
điều khoản của hiệp định thương mại song phương. Hiệp định xử lý các
vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư giữa hai nước.
Ngày 13/7/2000 tại Washington, Bộ trưởng thương mại Việt Nam
Vũ Khoan và bà Charleen Barshefski, đại diện thương mại thuộc phủ
tổng thống Hoa Kỳ đã thay mặt Chính phủ hai nước ký hiệp định
thương mại giữa nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc
Đề án môn học
11
Hoa Kỳ, khép lại một quá trình đàm phán phức tạp kéo dài 4 năm ròng,
đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp Việt Nam rất mong chờ vào tương lai tốt đẹp
của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mối quan hệ này
được thiết lập trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đối với các doanh nghiệp
Mỹ đã mở ra nhiều khả năng đầu tư buôn bán với Việt Nam, một cánh
cửa để xâm nhập vào thị trường Đông Dương. Các doanh nghiệp xuất
khẩu dệt may Việt Nam sẽ có một thị trường mới để xuất khẩu hàng
may mặc, một mặt hàng mà Việt Nam có rất nhiều thuận lợi, nhiều lợi
thế như giá nhân công rẻ_
Thị trường Mỹ đang hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt Nam tuy nhiên cũng đầy những thử thách và khó khăn.
Đề án môn học
12
CHƯƠNG II
TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG MỸ .
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM .
1. Tình hình sản xuất.
Trong những năm của thập kỷ 90, ngành dệt may có tốc độ phát
triển không ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt 13% năm 1994, sau giảm
xuống dưới 1% vào năm 1995 và lại tăng lên 14% năm 1997. Tốc độ
phát triển không đều nói trên một phần là do sự yếu kém của của ngành
dệt trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước của các sản phẩm dệy
may Việt Nam so với sản phẩm dệt ngoại, phần khác là do thiếu nguồn
vốn nhập trang thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất vào những năm
1995 và 1996.
Đặc biệt là tỷ trọng giá trị tổng sản lượng ngành dệt trong GDP
có xu hướng giảm dần, chiếm gần 4% GDP năm 1993 xuống còn gần
2% GDP năm 1998 và trong ngành dệt may cũng phản ánh xu hướng
này. Mặc dù dệt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành dệt may nhưng tỷ
trọng của ngành dệt đã giảm đi rất nhiều từ gần 80% năm 1993 xuống
còn 6% năm 1998.
Tình trạng công nghệ lạc hậu đã làm cho ngành dệt không có khả
năng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của nguyên liệu đầu vào cho
ngành may, ngành may phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, và như
vậy đất nước mất đi nhiều cơ hội cho sản xuất thay thế nhập khẩu trong
khâu sử dụng khá nhiều lao động của ngành dệt.
2. Thị trường XNK
Từ khi Việt Nam thực hiện quá trình đổi mới (từ năm 1989), giá trị xuất
khẩu hàng dệt may có tăng lên. Trong đó ngành may có mức độ tăng
Đề án môn học
2
cao hơn ngành dệt. Ngành dệt may đã chuyển từ thị trường Liên Xô cũ
và Đông Âu sang thị trường phương Tây và châu Á. Thị trường xuất
khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam bao gồm thị trường có quota
và phi quota. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu có Quota dệt may
Việt Nam bắt đầu xâm nhập thị trường này từ năm 1993 khi hiệp định
buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết và có hiệu
lực cho đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt vào thị trường EU tăng
lên hàng năm. Thị trường xuất khẩu phi Quota được mở rộng mạnh
trong những năm gần đây. Nhật Bản là thị trường phi Quota lớn nhất.
Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước nhập khá
nhiều hàng dệt của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục xuất
khẩu hàng dệt may sang Nga và các nước Đông Âu nhưng chủ yếu dưới
hình thức đổi hàng và thanh toán nợ
Đối với thị trường Mỹ, sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu
vào thị trường này có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Phần lớn
xuất khẩu là hàng may mặc.Bắc Mỹ là một thị trường lớn của thế giới,
kim ngạch nhập hàng dệt may hàng năm gần 40 tỷ USD. Dẫn đầu xuất
hàng dệt may sang Mỹ là Trung Quốc rồi đến các nước ASEAN. Việt
Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ còn rất khiêm tốn. Năm
1994 Mỹ nhập khẩu 2,3 triệu USD sợi và quần áo đứng thứ 19 trong số
những nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ và chiếm 0,05 thị phần thị
trường Mỹ (nguồn Bộ Thương mại Mỹ). Sản phẩm dệt may xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ chiếm chủ yếu là quần áo, chiếm tới 98%. Còn
hàng sợi dệt còn rất nhỏ. Thị trường Mỹ là một thị trường mới đối với
các mặt hàng Việt Nam chính vì vậy mà đã phần nào tác động vào kim
ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam nói chung và của hàng dệt may
nói riêng. Trong tương lai chúng ta có nhiều hy vọng vào quan hệ
thương mại Việt Nam và Mỹ sẽ có bước phát triển và ngành dệt may
Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng đó.
Đề án môn học
3
Biểu 3: Những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt
Nam
Đơn vị: triệu USD
Thị trường Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Thị trường không Quota
Nhật Bản 325 252 280
Đài Loan 198 200 160
Nga 42 52 53
Hàn Quốc 76 40 31
Singapore 56 26 38
Mỹ 23 24 23
Astralia 17 10 14
Hồng Kông 27 13 7
Mailaixia 8 4 6
Ba Lan 10 14 16
Lào 3 3 5
Thị trường cần Quota
Đức 165 182 177
Pháp 32 55 40
Anh 32 55 40
Hà Lan 43 43 35
Bỉ 18 25 32
Italia 27 30 22
Tây Ban Nha 14 24 20
Canada 18 22 18
Thuỷ Điển 11 11 10
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 10-1999.
Đề án môn học
4
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM
1. Những thuận lợi và triển vọng
Trong hơn 10 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới và mở
cửa của Đảng nhà nước, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng
phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, không
ngừng đổi mới đầu tư công nghệ theo hướng gắn với thị trường xuất
khẩu như thị trường EU, Nhật, Canada… đây là những thị trường mà
ngành dệt may Việt Nam có được bước phát triển đáng khích lệ, sản
xuất được những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng đáp ứng
được yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đạt mức tăng trưởng
bình quân hàng năm trên 14% cho thấy ngành công nghiệp dệt may đã
trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Hiện nay cả nước có khoảng 758 đơn vị tham gia sản xuất và xuất
khẩu hàng dệt may, trong đó tổng công ty dệt may Việt Nam - đơn vị
chủ đạo của ngành dệt may, hiện nay có 39 đơn vị doanh nghiệp thành
viên, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng liên tục qua các năm
mức tăng trưởng trung bình đạt trên 40%/ năm. Kim ngạch xuất khẩu từ
chỗ vài trăm triệu rúp chuyển nhượng và USD đã vượt lên trên 1 tỷ
USD từ năm 1997 đứng vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau dầu
thô và là ngành xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng ổn định trong một thời
gian dài.
Đề án môn học
5
Biểu 4: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
Năm Kim ngạch xuất
khẩu dệt may
Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Tỷ trọng
/tổng số
1992 350 2985 11,7%
1994 550 4054 13,6%
1995 750 5200 14,4%
1996 1150 7255 15,2%
1997 1349 8759 15,4%
1998 1351 9361 14,4%
1999 1682 11523 14,6%
Nguồn: Bộ Thương mại
Qua số liệu trên, cho thấy xuất khẩu hàng dệt may chiếm một tỷ
trọng càng tăng cơ cấu hàng xuất khẩu chung của cả nước, năm sau cao
hơn năm trước, chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của ngành công nghiệp
dệt may nước ta và càng thể hiện tính đúng đắn trong việc đầu tư xây
dựng phát triển ngành dệt may thành một trong những ngành xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam.
Với thị trường Mỹ mặc dầu là 1 thị trường mới nhưng giá trị xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ vẫn tăng.
Biểu 5: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Hàng dệt 0,11 1,78 3,59 5,326 5,053 8,147 10,436
Hàng may 2,45 15,09 20,01 20,602 21,347 26,57 36,036
Cộng 2,56 16,87 23,6 25,928 26,40 34,717 46,466
Nguồn: Phát triển kinh tế số 98-1999.
Với kết quả xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ
Đề án môn học
4
như trên tuy còn nhỏ bé nhưng là một nỗ lực đáng khen của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chưa có quy chế tối huệ quốc. Nhưng
có một điều chắc chắn rằng, một khi có hiệp định thương mại song
phương và quy chế tối huệ quốc (MFN hay NTR) thì kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ tăng nhanh và sẽ ở mức mà Việt Nam
đã đạt được ở châ Âu và Nhật Bản.
- Xét trên phương diện thuận lợi ở thị trường Mỹ các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội.
+ Thị trường Mỹ được công nhận là thị trường tiêu thụ lớn nhất
thế giới về các sản phẩm dệt may (54 tỷ USD năm 1997). Mỹ có nhiều
tầng lớp dân cư, đan sắc tộc cơ cấu thị trường Mỹ có sự phân tầng xã
hội rất rộng: thượng lưu, trung lưu và tầng lớp bình dân. Tuy nhu cầu
và thị hiếu khác nhau nhưng nhìn chung xu hướng tiêu dùng ở Mỹ là
đơn giản, tiện dụng, không quá cầu kỳ. Tính đa dạng của thị trường là
điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp của ta có thể lựa chọn thâm nhập
nhóm hàng nào cho phù hợp.
+tại Mỹ hiện nay có một số đông việt kiều đang sinh sống, họ sẽ
là những người đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy cũng như tiêu
dùng các sản phẩm may mặc của Việt Nam.
+ Quan niệm của người Mỹ về Việt Nam đã có nhiều thay đổi.
Trong quan niệm của họ đã có những thay đổi theo hướng tốt đẹp chắc
chắn họ sẽ có mong muốn được trao đổi buôn bán với Việt Nam nhiều
hơn.
+ Nhà nước ta đã có một số chính sách ưu đãi cho các doanh
nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi
thế vì giá nhân công rẻ có thể cạnh tranh với một số nước khác xuất
khẩu hàng dệt may vào Mỹ.
2. Những khó khăn
Triển vọng về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sau khi kí
Đề án môn học
5
hiệp thương mại Việt –Mỹ là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay một trong
những khó khăn để hàng dệt may thâm nhập vào thị trường Mỹ là do
nước ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc nên quan hệ thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ chưa phát triển đúng tiềm năng và nhu cầu của cả
hai nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
này còn khá khiêm tốn chỉ đạt 26,4 triệuUSD, trong kho đó kim xuất
khẩu hàng dệt may, của Trung Quốc sang Mỹ là 4,5 tỷ USD, Mexico là
6 tỷ USD. Trên thị trường Mỹ, hàng hoá của Việt Nam kém sức cạnh
tranh do thuế nhập khẩu của Mỹ phân biệt rõ thuế suất tối huệ quốc và
thuê suất đánh vào những nước không được hưởng quy chế tối huệ
quốc. Thuế suất không có MFN thường cao hơn, rất nhiều so với thuế
suất MNF nhất là so với hàng dệt may Việt Nam. Thuế nhập khẩu rất
cao 45-50%. Mức thuế cao nhất đối với hàng của Việt Nam là 76%
trong khi mức thấp nhất của các nước là 20,6% (xem biểu 6)
Ngay cả khi hiệp định thương mại được ký kết các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam cần phải nỗ lực chuẩn bị rất nhiều mới có thể thâm
nhập được thị trường này. Bởi lẽ thị trường Mỹ có nhu cầu tiêu dùng
lớn hàng dệt may từ chất liệu cotton và pha cotton. Các nhà nhập khẩu
Mỹ thường giao dịch theo hình thức mua bán FOB vì vậy các doanh
nghiệp phải đảm đương cả khâu chuẩn bị nguyên liệu phụ liêu, tổ chức
sản xuất và giao hàng đúng thời hạn:
Biều 6: Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ.
Thuế suất % Mặt hàng
Nếu có MFN Không có MFN
Giầy dép 6 35
Quần áo bằng cotton 10 45
Bộ thể thao 8,6 90
Áo sơ mi 20,6 45
Áo T-Shirts 19,6 90
Đề án môn học
6
Jackéts 15,5 90
Nguồn: phát triển kinh tế số 98-1999.
Không chỉ có quy chế đãi ngộ tối huệ quốc( The Most – Favoured
nation treatment) – MFN nay được đổi thành Normal Trade-NTR- Quan
hệ thương mại bình thường được thể hiện toàn bộ trong chương 1( trong
số 4 chương) của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch ( General
Treement on Tariff and Trade- GATT). Qui chế tối huệ quốc qui định
các nước thành viên có GATT ( nay là WTO- World Trade
Organization) dành cho nhau chế độ đối xử ưu đãi nhất trong quan hệ
kinh tế thương mại đặc biệt là lĩnh vực thuế quan. Trên thực tế, Mỹ đã
dành NTR cho tất cả các nước bạn hàng của mình kể cả các nước
XHCN. Ưu tiên lớn nhất của quy chế MFN( NTR) là giảm và miễn thuế
các sản phẩm xuất khẩu của những nước chưa được hưởng quy chế
MFN( NTR) vào Mỹ chịu thuế xuất nhập khẩu gấp sáu lần sản phẩm
xuất khẩu của các nước hưởng quy chế MFN( NTR). Bên cạnh đó, còn
có cả hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized system of Preerences –
GDP) cũng tác động rất lớn tới các sản phẩm xuất khẩu. Theo hình thức
này các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan bằng không
đối với một số sản phẩm bán từ nước đó vào Mỹ. Nhưng mặt hàng chỉ
được miễn thuế nếu đáp ứng được các yêu cầu như sản phẩm được xuất
khẩu trực tiếp từ nước đang hưởng GSP sang Mỹ và sản phẩm được chế
biến hoặc sản xuất toàn bộ hoặc hơn 35% giá trị gia tăng tại nước đang
hưởng GSP. Và theo luật pháp Mỹ, Việt Nam chỉ được hưởng ưu đãi
GSP sau khi đã đạt được quy chế tối huệ quốc (MFN) và phải là thành
viên của WTO và IMF. Do đó ngay cả khi Việt Nam đã có quy chế tối
huệ quốc thì vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa Việt Nam và các
nước châu Á khác đang hưởng quy chế GSP trong vấn đề đề xuất hàng
qua Mỹ.
Hệ thống quản lý hạn ngạch dệt may ở Mỹ. Mỹ là một nước thành
Đề án môn học
7
viên của hiệp định đa sợi (Muil-Fibex arangement –MFA) là hiệp định
hạn chế bằng Quota các hàng dệt may và nhập khẩu vào các nước công
nghiệp phát triển, nhằm bảo vệ công nghiệp dệt may và đảm bảo công
ăn việc làm ở các nước này. Mỹ căn cứ vào hiệp định MFA để ký hiệp
định hàng dệt may với 41 nước, kim ngạch nhập khẩu theo các hiệp
định song phương này của Mỹ chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng dệt may của Mỹ. Tuy đã ký cho các nước hưởng Quota, ưu
đãi thuế quan nhưng Mỹ vẫn giành quyền chủ động. Khi xét thấy nền
sản xuất trong nước bị hàng hoá nhập đe doạ Mỹ sẽ đơn phương giành
quyền cắt bỏ các ưu đãi đã thoả thuận. Khi tiến hành đàm phán hiệp
định song phương, mức quota sẽ được định đoạt trên cơ sở kim ngạch
thực hiện giữa hai nước, thông thường khi hạn ngạch đó đạt tới 100.000
tálà Mỹ bắt đầu chú ý và khi con số đó đã gia tăng Mỹ sẽ đặt vấn đề
đàm phán ký hiệp định hàng dệt may song phương với mức hạn ngạch
khởi điểm thông thường là 200.000 tá. Do vậy trong khoảng thời gian
1,2 năm đầu sau khi ký hiệp định thương mại Việt Mỹ các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam phải nỗ lực tối đa để đạt số lượng hành xuất
khâủ cao, Mỹ sẽ đưa ra hạn ngạch có lợi cho Việt Nam.
Thị trường Mỹ tuy là thị trường nhập khẩu nhiều nhưng ở Mỹ vẫn
có một thị phần đáng kể dành cho các doanh nghiệp Mỹ, cho nên điều
đầu tiên khi thâm nhập thị trường này doanh nghiệp Việt Nam phải
cạnh tranh ngay với nền công nghiệp may hùng hậu của Hoa Kỳ. Lực
lượng cạnh tranh lớn thứ hai là các nước đang phát triển trong đó nước
có ưu thế rất mạnh là Trung Quốc. Những đối tác này đã xây dựng quan
hệ với Mỹ khá lâu, họ đã có mạng lưới kinh doanh trên thị trường .
Do hai nước cách nhau tương đối xa, do đó vận tải, thông tin liên
lạc khá tốn kém. Mặt khác hạ tầng kỹ thuật của ta ( giao thông vận tải,
bến bãi, kho tàng, thông tin liên lạc, thông tin thị trường, tư vấn, thanh
toán, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì …) tất cả đều có, nhưng để có thể
Đề án môn học
8
phục vụ tốt cho cạnh tranh ở thị trường Mỹ thì còn có một khoảng cách
phải khắc phục dần dần.
Khâu yếu của ngành may Việt Nam là thiết kế mẫu mã nên phải
tập trung đầu tư nghiên cứu để có thể sản xuất ra những sản phẩm với tỉ
lệ sử dụng nguyên liệu phụ trong nước cao hơn và tiến dần đến việc xây
dựng nhãn hiệu riêng cho sản phẩm dệt may của Việt Nam .
Dệt may Việt Nam đã phát triển từ rất sớm nhưng đến nay tình
trạng chung vẫn còn nhỏ bé, lạc hậu và phụ thuộc vào bên ngoài. Một
nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư còn quá thấp, mới đạt khoảng 10-
15% so với nhu cầu cộng với sự đổi mới cơ chế còn chậm chạp, chất
lượng sản phẩm còn thấp chưa hoà nhập với thị trường thế giới. Chỉ có
khoảng 10 % sản phẩm dệt may của Việt Nam là tương đương được
chất lượng của các nước phát triển. Bởi vậy, tìm ra chiến lược phát
triển mạnh công nghiệp may của Việt Nam đang đặt ra hết sức cấp bách
.
Đề án môn học
9
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨU VÀ THÁO GỠ KHÓ
KHĂN CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY SANG MỸ.
I. VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xâm nhập
thị trường Mỹ.
Thị trường Mỹ đã mở ra một cơ hội cho các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam xâm nhập. Nhưng cơ hội này không tự
bản thân nó đến dễ dàng với ta mà đòi hỏi mỗi chúng ta phải chủ động
tìm kiếm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh
nghiệp thuộc ngành khác nói chung từ trước đến nay đã quen với cơ chế
xin cho, cơ chế này đã gây cho doanh nghiệp những bước đi không chủ
động. Các doanh nghiệp luôn luôn trông chờ vào các chính sách của
nhà nước mà những chính sách này thì thay đổi rất chậm chạp. Bởi vậy
để có thể thành công trên thị trường Mỹ - một thị trường vô cùng linh
hoạt thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất lớn. Chủ
động ở đây còn bao hàm cả vấn đề nguyên vật liệu. Nếu chúng ta quá lệ
thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu ở một số ít thị trường thì
khi có những biến động trên thị trường như cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ trong khu vực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn rất
nhiều trong sản xuất vì đa số ngành may Việt Nam sử dụng sợi vải nhập
khẩu từ nước ngoài. Cần tiến tới giảm bớt khoảng cách giữa ngành dệt
và may để ngành dệt có thể sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho
ngành may. Chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây
dựng đội ngũ làm công tác thị trường năng động và vững mạnh, lập các
văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn tại Mỹ để đẩy mạnh các hoạt
động tiếp thị, chọn các kiốt phân phối và tiêu thụ, tăng cường quảng
cáo khuyếch trương nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt may
Đề án môn học
10
Việt Nam trên thị trường Mỹ.
2. Tìm hiểu kỹ hệ thống luật pháp phức tạp của Mỹ.
Để triển khai quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ một cách có
hiệu quả, trước tiên cần hiểu rõ luật pháp của Mỹ và cách thức điều
hành hoạt động kinh tế đối ngoại Mỹ.
Nước Mỹ có một hệ thống pháp luật phức tạp. Luật của các bang
là khác nhau. Có thể lại là trái ngược nhau. Ở nước Mỹ có nhiều các hệ
thống luật lệ khác nhau. Muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ các
nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm tới luật về trách nhiệm
sản phẩm (Product Libility Law) quy định nhà sản xuất và người bán
hàng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm có ý gây hại cho người
tiêu dùng, hệ thống luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng nhằm đảm
bảo cho họ được thông tin đầy đủ về hàng hoá và khi sử dụng hàng thì
được bảo hành trong thời gian quy định. Luật chống độc quyền, luật
chống phá giá. Bằng cách nào mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể
tìm hiểu được những quy định của pháp luật Mỹ đó là thông qua mạng
thông tin toàn cầu Internet, qua các văn phòng xúc tiến thương mại. Nói
chung Mỹ là nước thể chế hoá chặt chẽ quyền lợi của người tiêu dùng
nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh trong một xã hội
văn minh.
3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng quốc tế.
Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 có thể nói là một
trong những tấm giấy thông hành quan trọng cho việc đưa sản phẩm dệt
may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Hiện nay, đã có hệ thống quản lí chất
lượng Quốc Tế ISO 9000 với phiên bản 2000 yêu cầu cao hơn, do đó
doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về phiên bản mới này. Áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp
sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định hơn nữa nó còn
Đề án môn học
11
giảm được chi phí trong quá trình sản xuất, do vậy sẽ nâng cao được
khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Giá cả của sản
phẩm của hàng dệt may Việt Nam xuất vào Mỹ thường có giá cao và
phải qua nhiều trung gian nếu hạ thấp được giá thành thì sẽ tăng được
sức cạnh tranh. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng
không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho đông đảo người tiêu
dùng. Thị trường Mỹ không giống với thị trường trong nước ở đây yếu
tố chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp.
II. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC
1. Có những chính sách ưu đãi và cơ chế quản lý thông
thoáng.
Đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào việc kinh doanh
xuất khẩu dệt may nhà nước cần có những chính sách ưu đãi như áp
dụng thuế xuất 10%. Những ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp
là rất quan trọng, những chính sách ưu đãi sẽ khuyến khích doanh
nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may. Cơ chế quản
lý của nhà nước ta là điểm đáng bàn. Với cơ chế còn mang nặng tư
tưởng của thời kỳ bao cấp đã cản trở rất nhiều đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp kiến nghị về vấn
đề này nhưng sự giải quyết của nhà nước rất chậm trễ, chính sự chậm
trễ này đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. Cơ
chế quản lý của ta chưa có sự thống nhất giữa các ngành, các cấp và
giữa các vùng. Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu là rất khó khăn phải
qua rất nhiều các Bộ các ngành mà mỗi Bộ mỗi ngành đều cho mình là
quan trọng hơn cả. Ngay trong việc kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu
có rất nhiều đoàn thanh tra khác nhau đã tạo ra một tâm lí không an tâm
trong việc sản xuất.
2. Đầu tư hơn nữa cho ngành dệt may.
Đề án môn học
12
Nhà nước cần có chính sách ưu tiêu đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước cho các doanh nghiệp của ngành dệt may với lãi xuất ưu
đãi và có sự bảo lãnh của Chính phủ. Trên thực tế chỉ có các doanh
nghiệp dệt quốc doanh được hưởng sự ưu đãi này. Ví dụ nếu như doanh
nghiệp nào được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư của nhà nước doanh
nghiệp đó chỉ phải chịu lãi suất là 0,3%/tháng, thấp hơn nhiều so với
vốn vay đầu tư thông thường khác là 0,7%/tháng. Tuy nhiên sự hỗ trợ
này của nhà nước rất không đáng kể. Nguồn vốn cho vay đầu tư lớn
nhất chỉ khoảng 50 triệu đồng.
Với các doanh nghiệp trang thiết bị công nghệ đóng vai trò rất
quan trọng vậy nguồn vốn đầu tư sẽ lấy ở đâu? chính là từ sự đầu tư
một phần không nhỏ của nhà nước. Đối với nghành dệt may trang thiết
bị công nghệ còn là một khâu yếu chính vì vậy đã hạn chế rất nhiều đến
chất lượng những sản phẩm sản xuất ra do đó khi nhập máy móc trang
thiết bị của Nước ngoài mà đặc biệt đó lại là một phần của bộ phận góp
vốn các doanh nghiệp phải chú ý đến giá thành của máy móc thiết bị và
công nghệ để tránh sự thua thiệt cho nhà nước nói chung và cho hoạt
động sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp nói riêng. Nếu thực
hiện được các công việc một cách tuần tự và đúng đắn thì sẽ mang lại
hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước.
Đề án môn học
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách
1. PTS. Đỗ Đức Bình; Kinh Doanh Quốc Tế;
Nhà xuất bản giáo dục-1997
2. GS.PTS Tô Xuân Dân; Kinh tế học quốc tế;
Nhà xuất bản thống kê-1999
3. PGS.TS Trần Trí Thành; Quản trị kinh doanh xuất- nhập khẩu;
Nhà xuất bản thống kê 1999
B. Tạp chí và báo.
1. Châu Mỹ ngày nay sô 5-2000
2. Châu Mỹ ngày nay sô 4-1997
3. Thương mại số 22 –2000.
4. Tạp chí công nghiệp số 9-1997
5. kinh tế châu Á - Thái Bình Dương số 3-1997.
6. Nghiên cứu kinh tế số 270, 11-2000.
7. Thời báo kinh tế Việt Nam số 134, 8-11-2000.
8. Con số và sự kiện 12-1997.
9. Thương mại số 2+3-1998.
10. Thương mại số 3-2000.
11. Kinh tế và phát triển số 36 tháng 5+6-2000.
12. Phát triển kinh tế số 98-1999.
Đề án môn học
14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề án NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐÔI NÉT XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG MỸ.pdf