LỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan, phản ánh tâm lý nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan và ; là sự giải đáp những yêu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Thiên tài Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của thời đại để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn của dân tộc mình. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua nhiều giai đoạn với những bước phát triển khác nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
1. Điều kiện xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn là một xã hội phong kiến bảo thủ và phản động:
Về chính sách cai trị, sau khi lật đổ được triều đại Tây Sơn , chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành 1 chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động. Cụ thể, về đối nội nhà Nguyễn tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta một cách dã man; về đối ngoại thì thực hiện chính sách bế quan toả cảng đối với bên ngoài. Bên cạnh đó, vua quan nhà Nguyễn còn bảo thủ cự tuyệt mọi đề án cải cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời dù là nhỏ bé và quá muộn mằn. Về kinh tế, nhà Nguyễn vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là chủ yếu; không mở trường đào tạo khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Vì thế đã không mở ra được khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là với các nước tư bản Tây Âu.
Thời điểm đó, nhà Nguyễn đã không chuẩn bị tiềm lực vật chất, tinh thần, thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc chống lại kẻ thù bên ngoài. Triều đình nhà Nguyễn không những không có tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà ngược lại còn có thái độ bạc nhược, phản động. Khi thực dân Pháp mới ở ngoài Biển Đông nhăm nhe tiến vào xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn hiếu chiến, chủ quan, coi thường giặc không có biện pháp đối phó. Đến khi Pháp bắn phát súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, thì hết thảy vua quan triều đình khiếp sợ, mất tinh thần, cắt dần đất dâng cho Pháp. Triều đình nhà Nguyễn trong thì sợ dân nổi dậy, ngoài thì bạc nhược trước kẻ thù, từ thế chủ chiến, chống cự yếu ớt dần dần nhân nhượng, cầu hoà và sau cùng là cam chịu đầu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích cho hoàng tộc.
Như vậy, việc nước ta rơi vào tay giặc Pháp vào cuối thế kỷ XIX không phải là một định mệnh lịch sử như nhà Nguyễn nguỵ biện mà là sai lầm của vua quan triều đình. Lịch sử đã cho thấy, dân tộc Việt Nam trong quá khứ từng đọ sức với nhiều kẻ thù hừng mạnh hơn mình gấp bội mà vẫn chiến thắng vẻ vang. Vốn kinh nghiệm và tinh thần yêu nước của dân tộc ta luôn phát huy mạnh mẽ trong thời điểm khó khăn nhất của dân tộc và tạo nên sức mạnh thần kỳ chiến thắng mọi kẻ thù. Nếu giai cấp cầm quyền sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, trong thì dựa vào sức dân, ngoài thì cải thiện mối quan hệ bang giao, chuẩn bị thực lực, quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ đất nước thì mươi ngàn quân Pháp lúc bấy giờ không phải là một lực lượng bất khả chiến thắng. Nhưng vua quan triều đình đã không làm được nhiệm vụ đó mà cam chịu đầu hàng, thậm chí làm tay sai cho Pháp đàn áp nhân dân. Như vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân ta lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phải cùng lúc chống "cả Triều lẫn Tây".
Từ năm 1858 đến suốt thế kỷ XIX, mặc dù triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đớn hèn đã cam chịu đầu hàng nhưng những phong trào vũ trang đấu tranh chống thực dân Pháp của quần chúng nhân dân lần lượt xuất hiện và lan rộng trong cả nước đã viết nên trang sử vẻ vang cho dân tộc: ở Nam bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực; ở Trung bộ có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng...; ở Bắc bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích...Các cuộc khởi nghĩa đều được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi, song trước sau đều thất bại vì còn mang nặng hệ tư tưởng phong kiến. Lãnh đạo những phong trào này là các sĩ phu, văn thân mang ý thức hệ phong kiến, còn nặng tư tưởng tôn quân, chưa thật tin vào lực lượng nhân dân cũng chưa thật tin vào thắng lợi cuối cùng. Điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
Đầu thế kỷ XX, sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất khiến cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hoá sâu sắc. Giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện. Bên cạnh đó là sự du nhập của Tân thư, Tân văn - những học thuyết nước ngoài...và các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Như vậy, trong xã hội Việt Nam đã hội tụ đủ yếu tố thực tiễn và yếu tố lý luận thúc đẩy phong trào cách mạng yêu nước Việt Nam chuyển dần sang phong trào dân chủ tư sản, với một loạt các phong trào khởi nghĩa: phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân, phong trào Việt Nam Quang Phục Hội...Những phong trào này đã ghi thêm những trang sử hào hùng cho dân tộc song cũng chỉ rộ lên một thời gian ngắn rồi kần lượt bị dập tắt, một phần vì chưa lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân, phần khác vì các phong trào này chủ yếu vẫn do các sĩ phu phong kiến cựu học truyền bá và dẫn dắt nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của đất nước. Quan trọng nhất là vì các phong trào này còn gắn với hệ tư tưởng tư sản - đã trở nên lỗi thời và lạc hậu ở phương Tây. Như vậy, một lần nữa lịch sử Việt Nam chứng minh sự thất bại của các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp là do chưa tìm được hệ tư tưởng đúng đắn, hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Khi Nguyễn Tất Thành lớn lên cũng là lúc phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX ở trong thời kỳ khó khăn nhất: trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (02/1907), cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp đẫm máu (04/1908), vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (06/1908), căn cứ của nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01/1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi Nhật (2/1909)...Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi thì phải tìm ra một con đường mới.
2. Quê hương và gia đình.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gai đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân; trên một quê hương giàu truyền thống cách mạng vì thế yếu tố quê hương và gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng của Người.
Cha của Hồ Chí Minh - cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà Nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Nguyễn Tất Thành đã kế thừa được từ chính cha của mình và các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân, gắn bó với nhân dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hành động chính trị - xã hội của mình. Từ năm 19, 20 tuổi Người đã nhận thức rõ được điều này và hiện thực hoá trong từng hành động của mình sau này.
Sau này, chủ thuyết học được ở cha bắt gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được Nguyễn Ái Quốc nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Tư tưởng này có ý nghĩa phương pháp luận đối với Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đối với chúng ta hiện nay, đặc biệt là những người làm công tác xã hội.
Nghệ An - quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm; là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...Mảnh đất này cũng thấm máu anh hùng của biết bao liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến...cả chị và anh trai cảu Bác cũng đều tham gia hoạt động yêu nước, chống Pháp bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất này có vinh dự sinh ra một anh hùng giải phóng dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà văn hoá kiệt xuất của nước Việt Nam.
Cũng chính trong quá trình tham gia những hoạt động cách mạng tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột, đoạ đày của nhân dân mình, đồng bào mình với cuộc sống xa hoa, đồi truỵ, những tội ác dã man, tàn bạo của tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè lũ quan lại Nam Triều. Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối, đương thời cũng có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành.
Chính những điều đó đã ảnh hưởng và nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. Bởi vì, ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau khổ của nhân dân, của đồng bào luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ không thẻ tách rời. Chính điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Do đâu mà Người có được tư tưởng nhân văn tuyệt đỉnh: yêu thương con người, đấu tranh vì tự do của con người dù phải hi sinh cả cuộc đời. Chính là vì Người đã tận mắt chứng kiến cảnh ngộ đối lập đó, Người thấu hiểu cảm giác đau khổ, cùng cực của người dân khi nước mất, nhà tan và chính Người cũng ở vào trong hoàn cảnh ấy.
Bằng trực giác, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường của các tiền bối đã đi, mà cần phải tìm ra một con đường mới. Và, Người đã quyết tâm đến Pháp và từ Pháp đi các nước khác xem họ làm như thế nào, học tập rồi trở về giúp đồng bào mình.
Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc... đã chuẩn bị cho Hồ Chí Minh nhiều mặt, nhưng Người không thể thành công nếu không được đến với những trào lưu mới của thời đại.
3. Thời đại.
Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị vào lúc mà trên phạm vi thế giới, từ cuối thể kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và có tính chất quốc tế, các nước đế quốc liên kết với nhau để xâm chiếm thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một lực lượng quốc tế, chúng tranh giành thuộc địa và nô dịch các dân tộc nhỏ yếu. Lúc này, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Song song với đó, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân cũng không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới mà trở thành lực lượng chống áp bức, bóc lột mang tính chất quốc tế.
Trong quá trình bôn ba vượt ba đại dương, bốn châu lục và đặt chân lên khoảng gần 30 quốc gia, Hồ Chí Minh đã hiểu được bả chất chung của chủ nghĩa đế quốc và màu sắc riêng của từng nước đế quốc khác nhau; đã hiểu được trình độ phát triển cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...của từng nước thuộc địa cùng cảnh ngộ. Khoản cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh về Pháp, đến sống và hoạt động tại Paris. Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Người. Nhờ lăn lộn trong phong trào lao động Pháp, sát cánh cùng với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp năm 1919 - Một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc bấy giờ bênh vực, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột. Người đã trở thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa, theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.
1919 sau khi gia nhập Đảng xã hội Pháp, nhân dịp Hội nghị hoà bình được tổ chức tại Vécxây, Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh những người Việt Nam yêu nước ký tên và gửi tới hội nghị bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Mặc dù rất ôn hoà nhưng bản yêu sách đó không được chấp nhận. Qua sự thật tàn nhẫn đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình, vào lực lượng của mình. Không thể tin theo những tuyên bố bằng lời nói của chủ nghĩa đế quốcmà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những tuyên bố ấy - gọi là Hội nghị hào bình song thực ra là để các nước đế quốc thoả thuận về việc phân chia lại thị trường thế giới. Tuy nhiên, thời điểm đó Nguyễn Ái Quốc vẫn chưa ý thức được đầy đủ và rõ ràng về con đường giải phóng dân tộc mình và các dân tộc thuộc địa.
Cùng thời điểm đó trên thế giới xảy ra ba sự kiện mang ý nghĩa quốc tế, ảnh hưởng nhiều đến cục diện quốc tế, đó là: Cách mạng tháng 10 Nga thành công; tháng 3 năm 1919 V.I.Lênin thành lập Quốc tế cộng sản III thay thế Quốc tế II và việc nhà nước Xô Viết non trẻ đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc đánh vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vấn đề nội chiến. Đây là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới, làm cho lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào vô sản và làm cho bầu không khí chính trị của các nước Châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng xã hội Pháp. Những sự kiện này cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Tháng 7 năm 1920, thời gian Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tua, báo Luymanitê (Nhân đạo) đăng Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin và các văn kiện khác chuẩn bị đưa ra trong Đại hội thứ II Quốc tế cộng sản. Một người đồng chí đã đưa cho Nguyễn Ái Quốc đọc tờ báo đó, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Trước khi tiếp cận với Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sơ bộ đi đến kết luận: Chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đoạ, " dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".
Nhưng đến khi đọc được bản Sơ thảo luận cương của Lênin, Người nói: " Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng nhân dân đông đảo:" Hỡi đồng bào bị đày đoạ đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"". Người cũng đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lậo Đảng cộng sản Pháp.
Đêm kết thúc đại hội Tua (30/12/1920) đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời cũng đánh dấu bước ngoặt mới của cách mạng nước ta, mở ra chuyển biến mớic cho bao thế hệ người Việt Nam: từ người yêu nước thành người cộng sản. Bản Sơ thảo lần thức nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TU TU_NG H_ CH MINH H_C K_.doc
- tutuong1.doc