Hỏi cung là một hoạt động điều tra hình sự, do điều tra viên tiến hành tác động trực tiếp vào tâm lý bị can, với mục đích thu được lời khai đúng, đầy đủ sự thật về vụ án và những tin tức cần thiết khác.
Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can không chỉ là khôi phục trí nhớ, không chỉ hướng dẫn cho bị can khai báo (khai đúng, khai hết) mà đây còn là cuộc đấu tranh lý từ với lý trí. Việc bị can có khai báo hay không và khai báo như thế nào điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành lời khai là một quá trình phức tạp về mặt chủ quan có sự chi phối của nhận thức, tình cảm, nhu cầu, lập trường, lý tưởng .
Về mặt khách quan, sự hình thành lời khai của bị can phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của điều tra viên là nhân tố trung tâm chủ đạo. Giải quyết những vắn đề trên thực chất là quá anh tác động tâm lý của điều tra viên đối với bị can, việc làm của điều tra viên nhằm động viên, khích lệ hoặc giải toả những yếu tố tâm lý của bị can. Do bị khởi tố là bị can cho nên ở bị can đã xuất hiện những yếu tố tâm lý mới, trong đó có nhiều yếu tố kìm hãm việc khai báo thành khẩn của bị can. Vì vậy, việc cán bộ điều tra phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng phương pháp tác động phù hợp sẽ có tác động mạnh đến tư tưởng, nhận thức của bị can. Đồng thời, làm xuất hiện những cảm xúc nhất định ở bị can từ đó bị can có sự chuyển đổi thái độ khai báo, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác hỏi cung bị can.
Thực tế cho thấy từ năm 1996 đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, trưng tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước xảy ra nhiều vụ án "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” . Theo tổng kết của phòng ANĐT - CATP Hà Nội thì loại án này chiếm 35% tổng số các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố do phòng ANĐT thụ lý điều tra. Hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả đã gây ảnh hưởng.xấu đến sự quản lý của gà nước trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, gây tâm lý lo ngại cho nhân dân. hơn nữa điều này càng trở nên nguy hiểm khi nó phù hợp với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực đế quốc và bọn nhảu cách mạng trong lĩnh vực kinh tế.
Qua nghiên cứu hồ sơ một số vụ án, chúng tôi thấy cán bộ điều tra đế chú ý đến việc phát hiện những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và vận đụng có hiệu quả các phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm trội "tàng trữ, lưu hành tiền giả". Việc này đã mang lại hiệu quả cao trong điều lửa loại án trên. Song đây còn là vấn đề phức tạp cần phải được tổng kết thành những kinh nghiệm chung.
45 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong những vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bị khi khai cung rất đa dạng:
Tại trại tạm giam, trong những ngày mới bị bắt có những bị can tỏ ra lì lợm, ngoan cố, thậm chí thách thức trước cơ quan điều tra vì chóng tin rằng: cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng, hoặc chứng cứ về hành vi phạm tội của chóng còn non... Như trường hợp bị can Nguyễn Đức Thuận, Bùi Văn Hoà trong hai vụ án tàng trữ lưu hành tiền giả với số lượng lớn (hồ sơ vụ án AK 430/98, AK 438/98). Đô ở trong trại tạm giam Thuận, Hoà đã thiếu thông tin về đồng bọn và những diễn biến ngoài xã hội, điều tra viên đã nắm bắt được đặc điểm tâm lý của hai bị can này sau khi tiến hành tác động tâm lý, kết quả cả hai bị can đều chuyển đổi thái độ khai báo..Những buổi đi cưng sau hai bị can đều nhận tội với thái độ hoàn toàn khác.
Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy số bị can nữ chiếm tỷ lệ đông (13/25 số bị cán). Những bị can nữ dựa vào thế "phận con gái" lấy nước mắt để tự minh oan cho mình trong các buổi đi cưng. Cũng có thể chóng sợ tội nặng hoặc ân hận, hoặc quá khổ khi chịu cảnh tù tội.Cũng có thể đây chỉ là cái cớ,, để chúng chối tội. Ví như bị can Phạm Thị Thắng khi hỏi cung đến ba lần khác nhau lần nào bị can cũng khóe nhưng không chịu thú nhận hành vi phạm tội của mình.
Cũng có bị can lúng túng, bối rối trước những câu hỏi đi vào chi tiết của vấn đề mà điều tra viên hỏi thẳng, chứng tỏ rằng bị can đã khai gian dối còn che dấu như Nguyễn Văn Mạnh trong vụ V211/98. Có bị can khai báo khá trôi chảy, tỏ ra là thành khẩn nhưng thực chất chỉ là câu chuyện được bị can chuẩn bị từ trước nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự- Như trường hợp bị can Nguyễn Thị Cúc hồ sơ án V 167/97 khi khai cung về nguồn gốc tiền giả nhưng không tránh được mâu thuẫn: Khi ở ngã ba Cò Lòi, Mai Sơn, Sơn La, bị can đổi tiền lẻ ra tiền chẵn loại 50.000Đ để mang đi đường cho tiện khi về đến bến xe phía Nam - Hà Nội bị can lại đổi tiền giả loại 50.000Đ ra tiền thật (tiền lẻ) để tiêu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm là phương pháp cán bộ điều tra dựa vào sản phẩm hay kết quả hoạt động mà bị can đã tiến hành để phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Quá trình hỏi cung các bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” do điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã tiến hành áp dụng phương pháp này trong những trường hợp sau:
2.2.1. Nghiên cứu lời khai của bị can.
Lời khai của bị can là sản phẩm tư duy của bị can về hành vi phạm tội của chứng trước những câu hỏi điều tra viên đặt ra. Nghiên cứu lời khai của bị can điều tra viên có thể nhận định, đánh giá về độ chính xác, tính trưng thực và những yếu tố tâm lý nào là động cơ tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can. Đồng thời qua đó cũng hệ thống lại quá trình tư duy và dự đoán hướng khai báo tiếp theo của bị can.
Về mặt pháp lý, điều 48 khoản 2 điểm b và điều 54 khoản 2 bộ luật tố tụng hình sự thì lời khai của bị can là chứng cứ. Như vậy bản cung là chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can nên trong quá trình khai báo các bị can tỏ ra rất thận trọng.
Kết quả nghiên cứu, khảo sát có 25/25 bị can chiếm 100% số bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” được điều tra viên sử dụng phương pháp này để phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật của bị can. Điều tra viên nghiên cứu lời khai của bị can do cơ quan điều tra cấp quận, huyện cơ quan điều tra khác chuyển đến.
Qua nghiên cứu hồ sơ điều tra viên biết được yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật của bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền tàng trữ lưu hành tiền giả AK 430/98. Tại cơ quan công an quận Cầu Giấy Thuận luồn từ chối việc y lưu hành tiền giả nhưng trong bản cung ngày 30/10/1998 Thuận khai: "Trước đây, tôi không khai vì tôi sợ bị trả thù và sợ liên luỵ đen giữa đình...". Cũng trong vụ án này nghiên cứu lời khai của Nguyễn Văn An là chồng của bị can Chuyền do An không hiểu pháp luật nên đã nhận tội thay vợ. Trong vụ Vương Thanh Thuỷ (hồ sơ án AK 438/98) bị can Trương Trọng Tống là cậu ruột của Thuỷ, qua nghiên cứu lời khai điều tra viên phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm Tống khai báo là sợ tội nặng vì dính hu vào vụ án lớn. Để trốn tránh trách nhiệm bị can Tống đã đổ tội cho cháu.
Nghiên cứu lời khai của bị can để phát hiện mâu thuẫn, phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật của bị can còn phải để đối chiếu với hành vi phạm tội của chúng. Như bị can Phạm Thị Thắng (hồ sơ án AK.450/98), lời khai đã mâu thuẫn với hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả của thị. Trong khi lưu hành tiền giả bị can có rất nhiều tiền lẻ không dùng để mua chiếc bánh giá 2.500đ mà lại dùng tờ tiền giả 20.000Đ. Thắng còn cất giấu 1.100.000Đ tiền giả loại 20.000Đ trong người.
2.2.2. Nghiên cứu lời khai của người bị hại, người làm chứng lời khai của bị can khác
Tại điều 54 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: "Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội".
Với loại án "Tàng trữ, lưu hành tiền giả đây là hoạt động rất quan trọng, một mặt đảm bảo tính khách quan toàn diện, mặt khác do yêu cầu điều tra loại án, điều tra viên phải chứng minh được lỗi cố ý của bị can biết là tiền giả mà vẫn tàng trữ, lưu hành. Nếu không có lời khai của họ công việc điều tra chứng minh tội phạm này sẽ gặp khó khăn.
Kết quả nghiên cứu 25/25 bị can tức 100% số bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả được điều tra viên sử dụng phương pháp này để phát hiện yếu tố tâm lý kiên hãm hoạt động khai báo sự thật của bị can: Như trường hợp anh Nguyễn Đăng là người bị hại trong vụ Nguyễn Tiến Trung cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả (hồ sơ V 164/97) đã khai về hành vi lưu hành tiền giả của Trung ngày 20/11/1996: "Khi xe đến phố Dã Tượng, Trung móc túi ra còn 40.000Đ trả cho tôi và xin xé tờ 50.000Đ tiền giả đi". Hoặc trong vụ Đặng Hữu Hưng (hồ sơ án AK 433/98) qua lời khai của người bị hại, người làm chứng chứng minh thủ đoạn gian dối của Hưng. Theo lời khai của bà Lan thì Hưng mua một bao thuốc Vina lẻ bằng tờ 50.000Đ sau đó mua tiếp một cây thuốc Vina bằng tờ 50.000Đ thứ hai mặc dù trong túi Hưng có tiền lẻ nhưng không dùng để mua thuốc Bà Lan khai: " Tôi nghi là tiền giả vào nhà cùng con gái hẻm tra lại thì pha hiện đúng là tiền giả. Con tôi là Thuỷ gọi điện cho công an quận. Sau khi anh ta phát hiện thấy gia đình tôi báo công an thì anh ta bỏ chạy..." (Biên bản ghi lời khai ngày 13/8/1998), còn Hưng lại bịa đặt lý do khác để bảo vệ y: "Do bà Lan hô ăn cắp xe máy nên tôi bỏ chạy" (Biên bản hỏi cung 14/8/1998)
Trong vụ án khác, khi nghiên cứu lời khai của Vương Thanh Thuỷ (hồ sơ án AK 438/98) điều tra viên biết được việc Vương Thanh Hằng tức chị ruột của Thuỷ đã đưa tiền giả cho Bùi Văn Hoà, Bùi Mạnh Hùng và Trương Trọng Tống để tiêu thụ. Ở các bị can này đều có tâm lý "sợ tội nặng, sợ liên luỵ đến người thân trong gia đình".
Trong vụ án Nguyên Thị Chuyền tàng trữ, lưu hành tiền giả (hồ sơ án AK 430/98), nghiên cứu lời khai của Chuyền điều tra viên biết rõ hơn về thủ đoạn tàng trữ, tiêu thụ tiền giả của chúng. Hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, mức độ hành vi phạm tội của từng bị can và người có liên quan.
2.2.3- Nghiên cứu vật chứng thu được.
Vật chứng của loại án là tiền giả, tiền thật do bị can tiêu thụ tiền giả mà có, phương tiện vận chuyển tiền giả... Đối với tiền giả tập trung nghiên cứu về chất liệu, màu sắc, số xài, phương pháp in... Đặc điểm khác biệt của vật chứng là tiền giả phải được cơ quan có thẩm quyền giám định.
Tiền giả được bị can tàng trữ, lưu hành dù ít hay nhiều đều có ý nghĩa chứng minh tội phạm. Qua khảo sát 25 bị can chúng tôi thấy số lượng tiền giả càng lớn thì tâm lý "sợ bị xử lý nặng" càng thể hiện rõ. Như trường hợp bị can Phạm Thị Thắng (hồ sơ án AK 450/99) bị bắt ngày 11/3/1999 khi đang lưu hành tiền giả loại 20.000Đ. Bị bắt Thắng hoảng hốt, lo sợ nếu như bị khám người. Tiến hành khám xét người biết là không thể che dấu được Thắng van xin không khám người và vứt số tiền giả còn lại đi. Kết quả giám định kết luận số tiền giả Thắng mang đi tiêu thụ là tiền giả, trong đó có nhiều tiền giả có số xài trừng nhau, được in bằng phương pháp in offset.
Tiến hành khám xét nhà ở của Phạm Thị Thắng thu giữ được 0/ tờ tiền loạt 20.000Đ có số xài ngược. Trong các buổi hỏi cung Thị Thắng không giải thích được lý do có số tiền giả đó và lúng túng khi trả lời câu hỏi điều tra viên đặt ra "Tại sao có tiền lẻ mà chị không tiêu?".
Trong vụ Đặng Hữu Hưng (hồ sơ án AK 433/98) thì thủ đoạn tiêu tiền giả của Hưng giống cách thức của Thắng, mặc dù có tiền lẻ (tiền thật) trong người không tiêu mà lại đùng tiền giả mệnh giá lớn 50.000Đ đổi thành tiền thật. Căn cứ vào bút lục 33 về tiền án, tiền sự "04 tờ 50.000Đ giả cùng phương pháp làm bóc tách Phô tô đen trắng và vẽ, dán lại thành tờ 50.000Đ có một mặt thật một mặt giả". Trong vụ Nguyễn Thị Chuyền "Tàng trữ, lữ hành tiền giả bị can Chuyền khai nhận: "Số tiền giả loại 5.000Đ tôi nhận từ Thuận 690 tờ (Biên bản hỏi cung bị can 2/18/1998) tức Chuyền đã nhận 34.500.000Đ tiền giả. Khi cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà ở của Chuyền đã thu được 31.000.000Đ tiền giả số tiền còn lại bị can Chuyền đã dùng vào việc cơi hoặc còn cất giấu ở đâu Chuyền không khai. Sợ tội nặng khiến Chuyền không khai nhận số tiền giả còn lại và đã khai là vì sợ bị phát hiện nên đã đất số tiền giả đó.
Đối với vụ Nguyễn Đình Cầu (hồ sơ án V254/99) lại mang sắc thái riêng, qua nghiên cứu lời khai ban đầu tại còng an phường Quảng An và đánh giá về kiểu cách tiêu tiền của Nguyễn Đình Cầu cơ quan ANĐT- CATP Hà Nội nhận định khả năng Cầu còn tiền giả. Đúng như nhận định, sau khi tiến hành khám xét nhà ở của Cầu tại Hải Phòng cơ quan điều tra thu giữ được tổng số tiền giả 60 triệu đồng. Không những vậy khi khám xét còn thu được 1.860 địa VCD đồi truỵ như vậy ngoài lưu hành tiền giả Cầu còn phạm tội mới, điều này góp phần mở rộng vụ án.
Tóm lai, nghiên cứu vật chứng thu được có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định hành vỉ phạm tội của bị can. Mặt khác là chứng cứ đấu tranh với những đối tượng có lý sự "cùn" khai rằng chúng không biết là tiền giả khi bị bắt mới biết là tiền giả.
2.3. Phương pháp nghiên cứu lai lịch, tiểu sử bị can.
Là phương pháp nghiên cứu tài liệu phản ánh về quá khứ của bị can, về những bí mật đời tư và chủ yếu nghiên cứu lý lịch bị can. Đó là những tài liệu phản ánh khái quát về con người bị can với rất nhiều các thông số khác nhau: giới tính, nghề nghiệp, quê quán, quan hệ gia đình, xã hội, biến cố đời tư, quá trình thay đổi nhận thức dân đến hành vi phạm tội...
Phương pháp này giúp điều tra viên "mô hình hoá" hay dựng lại được "chân dung tâm ly" của bị can làm cơ sở để phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Kết quả khảo sát 25/25 bị can được điều tra viên sử dụng phương pháp này. Như vụ án Vương Thanh Thuỷ, trong quá trình đấu tranh với bị can Bùi Văn Hoà giai đoạn khi mới bị bắt giam, y tỏ ra ngoan cố gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Nhưng khi nghiên cứu lai lịch tiểu sử bị can thì thấy Bùi Văn Hoà có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân từng có tiền án tiền sự, có mẹ già đau yếu không có ai nuôi dưỡng, có hai con còn nhỏ, Hoà bị tàn tật, vợ bỏ... Qua nghiên cứu lai lịch tiểu sử và nghiên cứu các bản cưng điều tra viên xác định được yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật về hành vi phạm tội của Hoà là: sợ tội nặng, sợ liên tuy đến gia đình và bị can phạm tội do hám lợi, do bị người thân rủ rê.
Trong vụ Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn "Tàng trữ, lưu hành tiền giữa, việc đấu tranh với bị can Nguyễn Đức Thuận cũng gặp không ít khó khăn Qua nghiên cứu lai lịch tiểu sử bị can, điều tra viên biết được: Thuận từng làm công an, cảnh sát bảo vệ trại tạm giam Tân Lập - Vĩnh Phú nhiều lần chuyển công tác năm 1990 làm cảnh sát trực ban công an phường Quỳnh Mai đến 1991 có sai phạm cùng bạn xấu có hành vi lừa đảo xe đạp của người khác nên bị thôi việc. Có hai đời vợ, lần thứ nhất có vợ và con nhưng bị mất vì tai nạn giao thông đây là nỗi đau của Thuận. Vợ thứ hai hiện đang có con nhỏ, được biết Thuận rất thương yêu vợ con... Ở Thuận xuất hiện tâm lý sợ tội nặng vì Thuận là người hiểu điều đó, hiểu luật, sợ liên luỵ đến vợ con. Mặt khác quá trình phạm tội y tỏ ra thận trọng từ khâu tổ chức giao nhận, vận chuyển tiền giả, có sự tin tưởng ở đồng bọn nên y cho rằng: "Cơ quan điều tra chưa thể biết hết về hành vi phạm tội của Thuận Nhưng với nhiệm vụ là phải điều ra làm rõ vụ án, và điểm khởi đầu từ Thuận vì Thuận giữ vai trò chính trong vụ án. Kết quả từ việc phát hiện ra yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo của Thuận và dùng phương pháp tác động tâm lý cùng chiến thuật hỏi vòng quanh,củng cố từng bước hợp lý buộc bị can phải khai báo sự thật.
2.4. Phương pháp trò chuyện.
Là phương pháp cán bộ điều tra trao đổi trực tiếp bằng lời với bị can hoặc với những người khác có hiểu biết về bị can nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc nắm bắt tâm lý bị can phục vụ cho quá anh xét hỏi.
Khi bị bắt, bị giam giữ bị can phải sống trong môi trường khó khăn, thiếu thông tin về xã hột, về gia đình nếu là vụ án đồng phạm thì sẽ thiếu thông tin về đồng bọn hiện đang ra sao. Ở bị can xuất hiện nhu cầu muốn được giao tiếp, muốn hiểu biết về quá trình điều tra hành vi phạm tội của chúng. Nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý này đồng thời phục vụ cho công tác điều tra. Điều tra viên tiến hành hoạt động giao tiếp trò chuyện với bị can.
Từ đó, phát hiện ra đâu là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Trò chuyện giữa điều tra viên với bị can trong hoàn cảnh tố tụng, để tạo không khí thoải mái, dê chịu, tin cậy, buổi trò chuyện không mang tính cưỡng chế, điều tra viên luôn phải thực hiện tác động tâm lý đến bị can.
Trò chuyện với bị can có thể trước hoặc sau buổi hỏi cung. Qua nghiên cứu khảo sát 25 bị can có 25/25 bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" được điều tra viên sử dụng phương pháp này để phát hiện ra yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Có những bị can tỏ ra ăn năn, hối hận, thương nhớ gia đình như Nguyễn Thị Cúc (hồ sơ án V167/97). Trong khi trò chuyện với cán bộ điều tra Cúc bày tỏ hoàn cảnh gia đình, hỏi cán bộ tội lưu hành tiền giả có nặng không, mức án bao nhiêu liệu có được giảm chút ít gì không, hoặc đặt câu hỏi về gia đình có ai biết việc này không? còn Phan Văn Tuynh đi cùng Cúc hôm đó ra sao?
Có bị can tỏ thái độ gian ngoan, biện bạch cho hành vi phạm tội của chúng như Phạm Thị Thắng (hồ sơ án 450/99), qua trò chuyện Thắng muốn chối tội nên tiến cách minh oan, vì bị người ta lừa hoặc cả tin không biết về tiền giả. Với bị can Mạnh trong vụ án hồ sơ V211/98, qua trò chuyện điều tra viên nhận thấy Mạnh rất sợ liên luỵ đến gia đình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Mạnh là sinh viên còn ăn bám bố mẹ và Mạnh tỏ ra quý trọng bố mẹ.
Đối với những bị can có am hiểu pháp luật, có tiền án, tiền sự khi trò chuyện chóng thường tỏ ra thận trọng, kín đáo dè dặt như bị can Trần Thị Hương, Đặng Hữu Hưng...
Phục vụ yêu cầu đấu tranh, tìm hiểu nguyên nhân tâm lý là động cơ kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can, điều tra viên còn sử dụng phương pháp trò chuyện với những người có hiểu biết về bị can. Như trong vụ Đào Thị Huệ ; vụ Nguyễn Văn Mạnh lưu hành tiền giả loại 200usd, qua gặp gỡ bố, mẹ và bạn của Mạnh biết Mạnh là người con ngoan, từ đó điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tình cảm đối với bị can Mạnh.
Tóm lại: Để đảm bảo phát hiện chính xác yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, điều tra viên không chỉ sử dụng cứng nhắc một phương pháp phát hiện mà cần sử dụng linh động, kết hợp nhiều phương pháp. Bởi vì, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, hơn nữa mỗi loại bị can có đặc điểm tâm lý riêng.
Chương 3
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG HỎI CUNG BỊ CAN PHẠM TỘI: "TÀNG TRỮ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢN” DO ĐIỀU TRA VIÊN THUỘC CƠ QUAN ANĐT - CATP HÀ NỘI TIẾN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỎI CUNG
Tác động tâm lý trong hỏi cung bị can là việc điều tra viên sử dụng những kích thích nhất định tác động trực tiếp tới tâm lý bị can, làm xuất hiện và củng cố những nhân tố tâm lý có ý nghĩa thúc đẩy bị can khai báo sự thật về hành vi phạm tội.
Cơ sở hình thành vấn đề này xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn sau: Về lý luận thì hành vi khai báo của bị can trong hỏi cung bị can được xem là hành vi có ý chí điển hình. Trong thực tiễn thì bất cứ trường hợp nào bị can khai hay không khai hoặc khai như thế nào đều do tâm lý của bị can trực tiếp chi phối.
Xét về bản chất những nhân tố tâm lý chi phối hành động khai báo sự thật của bị can được hình thành trong tâm lý bị can chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm nhân cách của bị can như: nhận thức, quan điểm, lập trường, tình cảm, nhu cầu... với môi trường hoàn cảnh sống cùng các quan hệ xã hội của bị can. Trong đó hoàn cảnh sống và mối quan hệ của bị can được tạo bởi quan hệ tố tụng hình sự giữ vai trò trọng yếu.
Để thu được lời khai đúng, đầy đủ về sự thật của vụ án và những tin tức cần thiết khác thì điều tra viên phải thực hiện nhiều công việc. Trong đó có quá trình nghiên cứu phát hiện ra những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can và dùng phương pháp tác động tâm lý sao cho có hiệu quả nhất. Qua khảo sát thực tế tại cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội, chúng tôi thấy cán bộ điều tra đã sử dụng các phương pháp tác động tâm lý sau đây đối với những bị can phạm tội "Tàng trữ, lim hành nền gia và đã thu được những kết quả tốt đẹp.
Phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can là phương pháp dược tiến hành bằng cách điều tra viên sử dụng lý lẽ, lập luận phân tích, vạch ra chân lý giúp bị can nhận thức rõ đúng sai, phải trái, thiệt hơn trên các vấn đề có liên quan đến bị can, làm cho bị can thay đổi thái độ khai báo và khai báo đúng về hành vi phạm tội của mình.
Về bản chất: phương pháp thuyết phục là một trong những phương pháp tác động tâm lý, được dùng để giải thích, phân tích, khuyên nhủ bằng lý lẽ và lập luận lôgíc. Như giúp bị can thấy được con đường đúng đắn.
Phân tích cho bị can thấy được sự sai trái trong nhận thức, sự mù quáng trong hành động vi phạm pháp luật. Vì lẽ đó phương pháp phân tích thuyết phục được sử dụng phổ biến và linh hoạt trong quá trình hỏi cung bị can.
Kết quả khảo sát chúng tôi thấy điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã sử dụng phương pháp này chủ yếu đối với những bị can có những yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật sau:
Bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng (Tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ loại
Bị can có tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (Tổng số 15/25 bị can chiếm tỷ lệ 60%).
Bị can có yếu tố tâm lý muốn đổ tội cho đồng bọn cùng tham gia trong các vụ án đồng phạm (tổng số 14/25 bị can chiếm tỷ 56%).
Bị can phạm tội: "Tàng trữ, lữ hành tiền giả thường ngoan cố không chịu khai báo là do nhận thức về pháp luật không đúng. HỌ tin vào điều họ nghĩ không nhận tội là không có tội. Để giải quyết vấn đề này điều tra viên sử dụng lý lẽ, lập luận phân tích giải thích và thuyết phục để bị can thay đổi nhận thức thấy được lỗi lầm trong suy nghĩ cũng như trong hành động của mình, thấy được chính sách khoan hồng và nghiêm trị của pháp luật Từ đó bị can chuyển đổi thái độ khai báo từ không khai đến khai, từ khai nhỏ giọt đến khai hết. Như trường hợp bị can Lê Thị Kim Lanh trong vụ án Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả(hồ sơ vụ án AK 430/98). Tại các bản cung ngày 01, 13, 20 tháng 8/1998 sau khi được nghe cán bộ điều tra phân tích, giải thích sự việc, chỉ ra đâu là sự thật và cung cấp thông tin về việc Chuyền đã khai hành vi phạm tội của đồng bọn. Kết quả giải toả được yếu tố tâm lý sợ tội nặng của bị can Lanh và Lanh đã nhận thức được vấn đề. Tại bản cung ngày 20/8 Lê Thị Khu Lanh khai nhận: "Hôm nay tôi được cán bộ phân tích và hiểu được pháp luật, tôi phải thành khẩn khai báo những việc làm phạm tội để được khoan hồng. Lới khai trước đây của tội như vậy là vì tôi sợ tội nặng nên tôi đã khai bớt số lượng tiền giả đã qua tay mình".
Phương pháp thuyết phục là sự tinh tế trong vận dụng các hình thức giao tiếp tâm lý giữa cán bộ điều tra với bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”. Trong đó điều tra viên sử dụng ngôn từ để thuyết phục và ngoài ra điều tra viên còn sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ... khiến bị can khâm phục, kính nể và nghe lời điều tra viên. Có trường hợp điều tra viên dùng cách tranh luận tức là điều tra viên nêu ra vấn đề nào đó rồi dùng lý lẽ, lập luận lôgíc kết hợp với tài liệu chứng cứ thu thập được trên cơ sở pháp lý làm rõ thái độ ngoan cố của bị can. Như đưa ra dẫn chứng khoa học để phân biệt tiền thật, tiền giả: Về loại tiền, màu sắc, chất liệu, kích cỡ, số xeri...
Như trong vụ Đặng Hữu Hưng tàng trữ, lưu hành tiền giả (hồ sơ án AK 433/98). Tiến hành giám định, viện khoa học kỹ thuật hình sự kết luận 04 tờ tiền giả loại 50.000Đ thu giữ ngày 12/8/1998 cùng được làm bằng phương pháp bóc tách, dán ghép một mặt là của giấy bạc thật, một mặt kia được tạo bởi phương pháp Photocopy đen trắng và vẽ mực màu phù hợp với màu của tờ tiền. Hoặc trong vụ án Nguyễn Thị Thắng tàng trữ, lưu hành tiền giả, Thắng tàng trữ, lưu hành tiền giả loại 20.000Đ được in bằng phương pháp in offset. Khi khám nhà Thắng ngày 13/3/1999 phát hiện một tờ giấy bạc loại 20.000Đ có in số xài ngược, khi hỏi vấn đề này bị can không giải thích được. Cũng trong hai vụ án này cả hai đối tượng dùng phương thức, thủ đoạn tương đối giống nhau để lưu hành tiền giả chúng lưu hành tiền giả vào lúc trời tối, dùng loại tiền có mệnh giá lớn mua hàng hoá giá trị nhỏ nhằm đổi tiền giả lấy tiền thật, có nhiều tiền lẻ mà không dùng. Khi bị phát hiện thì chứng sợ hãi, bỏ chạy điều đó chứng minh lỗi cố ý của hai bị can.
Trường hợp khác: bị can Phan Văn Tuynh qua cách đặt câu hỏi, nêu vấn đề một cách lôgíc của điều tra viên sau đó là sự phân tích vạch mâu thuẫn trong lời khai gian dối của bị can Tuynh buộc bị can phải thay đổi thái độ khai báo của mình.
+ Anh cho biết vì sao anh không để toàn bộ số tiền 53 tờ loại 50. 000Đ một túi mà lại để ở hai nơi khác nhau? vì sao anh lại giấu tiền ở bớ tất?
+ Vì sao không biết mẹ anh cất giấu tiền giả mà khi công an đến hỏi anh, chưa hề hẻm tra gì, anh lại phải cất giấu tiền giả từ túi áo ngực xuống bớ tất?
+ Theo anh khai thì anh hoàn toàn không biết về việc mẹ anh đưa cho anh cất giữ tiền giả loại 50.000D. Vậy thì sao khi cơ quan công an thông báo cho mọi người trên Ô tô biết dã bắt dược một người phụ nữ tiều tiền giả loại 50.000D, anh phải thừa nhận ngay là người nhà và đi cùng với người phụ nữ dó Biết đâu công an bắt giữ người phụ nữ khác thì sao? Hay anh đã biết trước mẹ anh đã đưa tiền giả cho anh cất gí (Biên bản hỏi cung bị can ngày 3/1/97). Trước những vấn đề và lý lẽ không thể chối cãi được bị can Phan Văn Tuynh phải khai nhận: "Tôi biết việc làm của tội sử dụng tiền giả là vi phạm pháp luật. (Bản cung 3/1/1997)
3.2. Phương pháp truyền đạt thông tin.
ĐÓ là việc điều tra viên sử dụng những thông tin có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, tác động đến bị can làm xuất hiện ở bị can những nhận thức mới, chúng cảm xúc nhất định, từ đó bị can có sự chuyển đổi động cơ dẫn đến khai báo sự thật về hành vi phạm tội.
Sử dụng những thông tin có liên quan tới sự việc phạm tội của bị can thực chất là việc điều tra viên chủ động cho bị can biết những thông tin về tài liệu, chứng cứ với mục đích tác động mạnh mẽ vào tư tưởng tâm lý bị can buộc bị can phải khai báo sự thật về đồng bọn và bản thân. Cán bộ điều tra thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã sử dụng phương pháp này để tác động đến bị can khi phát hiện ở bị can có những yếu tố tâm lý kiên hãm việc khai báo sự thật chủ yếu sau:
Bị can có tâm lý tin rằng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ cao).
Bị can có tâm lý tin tưởng vào việc đổ tội cho đồng bọn (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ 100%).
Việc vận dụng phương pháp truyền đạt thông tin của điều tra viên rất đa dạng tuỳ thuộc vào khả năng của điều tra viên, vào đốt tượng tác động và tình huống áp dụng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao phương pháp này cần được vận dụng vào những tình huống sau:
Khi có thông tin chắc chắn về vụ án: Qua nghiên cứu 10 vụ án chúng tôi nhận thấy tay việc nắm bắt về các tình tiết, diễn biến vụ án có sự khác nhau song với tinh thần kiên quyết thận trọng thì các vụ án loại này đều được thu thập thông tin một cách đầy đủ nhất. Có vụ án tình tiết ban đầu chỉ là tin báo của một còng dân, sau này phòng PA24, kết hợp và chỉ đạo cùng PA17 Công an thành phố, tiến hành theo dõi bắt quả tang Vương Thanh Thuỷ khi Thuỷ đang lưu hành tờ tiền giả loại 50.000Đ lần thứ 3 tại chợ Hôm ngày 8/10/1998. Trước bằng chứng rõ ràng về hành vi phạm tội quả tang cùng số tiền giả mang theo, mặc dù Thuỷ sợ khai ra sẽ làm liên luỵ đến các chị em gái và người thân nhưng với cách tác động tâm lý, đặc biệt sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin về hành vi phạm tội của Thuỷ cung như mối quan hệ của chị em gái Thủy buộc Thuỷ khai nhận sự thật sau nhiều lần thay đổi nội dung lời khai.
Tình huống khác áp dụng phương pháp truyền đạt thòng tin là khi bị can tỏ ra ngoan cố và có tâm lý tin tưởng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng như vai trò, vị trí của bị can trong vụ án, số lượng tiền giả đã lưu hành, số lần lưu hành và nguồn gốc tiền giả...
Ví dụ: bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ lưu hành tiền giả. Thuận có kinh nghiệm sống và am hiểu pháp luật, là nhân vật chính trong vụ án. Y tỏ ra khôn ngoan, thận trọng chỉ khai nhận là người trung gian môi giới giữa Đào Gia Ngư và Nguyễn Thị Chuyền, việc tiền giả y hoàn toàn phủ nhận. Thuận tin tưởng vào khả năng che dấu hành vi phạm tội của minh vì hoạt động phạm tội được tổ chức chặt chẽ, yếu tố tâm lý này được biểu hiện qua lời khai trong bản cung ngày 16/9/98 như: "Cơ quan điều tra nếu có đủ chứng cứ buộc tội đối với tôi, thì tôi sẽ nhận và khai rõ về đồng bọn". Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của Thuận, điều tra viên phải chứng minh Thuận là một mắt xích trong đường dây buôn bán tiền giả chỉ khi chứng minh được Thuận có đến nhà Chuyền và bàn bạc với Chuyền. Các biện pháp diều tra được triển khai và xác định Thuận trong tháng 6, 7/1998 y có đến nhà Chuyền 03 lần. Điều tra viên tiến hành tác động tâm lý bằng phương pháp truyền đạt cho Thuận thông tin "chị Chuyền ở Phủ Diễn Từ Liêm Hà Nội đã khai nhận trong tháng 6, 7/1998, chị Chuyền đã gặp anh để bàn bạc trao đổi nhiều lần về mua bán tiền giả, anh đã đến 3 lần ". Bị can Thuận cuối cùng khai nhận: Tôi đã đến nhà chị Chuyền đúng là như vậy -.. Tôi xin khai về bản thân và đồng bọn..." (Biên bản hỏi cung 30/10/1998).
Trường hợp Trần Thị Hương(hồ sơ vụ án V198/98) Hương từng có tiền án, từng trải qua nhà tù, bị can tỏ ra ngoan cố che giấu tội lỗi, tin rằng cơ quan điều tra không thể biết về số lần Hương tiêu thụ tiền giả. Biết được tâm lý đó điều tra viên tiến hành truyền đạt thông tin, hỏi thẳng đưa vấn đề cho Hương thấy rõ và không thể che dấu được, bằng cách chứng minh 02 lần tiêu tiền giả ở Hà Nội là mua khoai và trả tiền trọ. Chứng minh 04 lần khác Hương lưu hành tiền giả ở Anh sơn - Nghệ an, quê của Hương. Theo công văn phúc đáp số 273/PA24 phúc đáp yêu cấu điều tra: "Hương dùng tiền giả mua bia của chị Phương ở khối 6 thị trấn Anh sơn. Hương dùng 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ mua thịt lợn của chị Đặng Thị Hoa. Hương đưa 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ cho bà Nguyễn nữ Khanh bà không lấy để mua ngô. Bà Hợi công nhận bán ngờ cho Hương và Hương đã đưa cho bà 02 tờ tiền giả loại 50.000Đ". Tất cả những thông tin đó khiến bị can Hương suy nghĩ, đoán chắc cơ quan an ninh điều tra biết cả rói và đi đến khai báo sự thật,
Như vậy sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin điều tra viên đã đặt bị can vào quá trình suy nghĩ: "Tại sao cán bộ điều tra biết được sự việc đó nhỉ? Chắc hành vi vi phạm pháp luật của mình họ biết cả rồi. Nếu cứ ngoan cố phỏng có lợi gì?...". Để trả lời suy nghĩ đó là cả quá ình đấu tranh động cơ tâm lý cuối cùng buộc bị can phải khai báo sự thật.
3.3. Phương Pháp hướng dẫn tư duy..
Hướng dẫn tư duy là phương pháp mà điều tra viên đưa ra những yêu cầu, những câu hỏi có liên quan đến sự việc phạm tội mà bị can đã thực hiện hoặc liên quan đến các lời khai gian dối của bị can. Qua việc trả lời những câu hỏi đó bị can sẽ thấy được lôgíc của vấn đề mà điều tra viên đã đặt ra và tự mình rứt ra được kết luận: các lời khai của mình là vô lý, không thể che dấu được. Do đó bị can điều chỉnh thái độ khai báo đúng sự thật.
Bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả" thường có tâm lý sợ tội nặng, sợ liên luỵ đến người thân... nên có tư tưởng che dấu tội lỗi và khai báo không thành khẩn. Bản chất của phương pháp hướng dẫn tư duy là bằng cách điều tra viên đặt câu hỏi buộc bị can phải trả lời, phải liên hệ với sự kiện thực tế đã xảy ra, tức là hướng cho bị can khai đúng sự thật, không thể đưa ra lời khai gian dối hoặc nếu đã khai gian dối thì không thể tiếp tục khai gian dài nữa, vì nếu cứ khai trù càng bộc lộ mâu thuẫn, sai phạm.
Kết quả khảo sát 15 bị can trong 10 vụ án, phương pháp hướng dẫn tư duy được điều tra viên thuốc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội áp dụng chủ yếu đối với những bị can có đặc điểm tâm lý sau:
- Bị can có tâm lý tin ráng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ cao).
- Bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ loại
- Bị can có nỗi lo sợ hành vi phạm tội của mình làm ảnh hưởng đến gia đình và người thân khác (tổng số có 12/25 bị can chiếm tỷ lệ 48%).
Phương pháp hướng dẫn tư duy được điều tra viên vận dụng trong các dạng cơ bản sau:
* Điều tra viên đặt câu hỏi vé những vấn đề liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của bị can. Một lần nữa khẳng định cơ quan điều tra có đầy đủ tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can.
Như trường hợp bị can Vương Thanh Hằng trong vụ án Vương Thanh Hằng cùng đồng bọn tàng trữ lưu hành tiền giả. Qua tác động tâm lý bằng phương pháp hướng dân tư duy cán bộ điều tra chứng minh hành vi phạm tôi của Hằng và buộc Hằng phải khai báo sự thật về số tiền giả 84.800.000Đ do đâu mà có và cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành ra sao. Cụ thể với các câu hỏi sau:
+ Ngoài việc chị giao tiền giả cho các em gái của chị là Thuỷ, Hiền, Tú, chị còn giao tiền giả cho những ai là người thân thích của gia đình chị
+ Bị can Vương Thanh Hằng khai rõ vì sao này 10/10/98 chị lại lên TP Thái Nguyên vào nhà ông cậu? Tại nhà ông Trương Trọng Tông chị đã có việc làm gì?
+ Có lần nào chị đưa tiền giả cho anh Bùi Văn Hoà không?
+ Việc chị đưa tiền giả cho anh Hoà có ai biết không?
+ Chị đưa tiền giả cho anh Hoà tại đâu?
+ Chị khai rõ những lần đưa tiền giả cho Thuỷ, Hiền thì có những ai chứng kiên.Thuỷ, Hiền đưa lại tiền thật cho chị thì có ai chứng kiên?
+ Có bao giờ chị giao tiền giả cho Oanh không?
+ Khi giao tiền giả cho Thuỷ, Hiền để đổi ra tiền thật thì Thuỷ, Hiền phải trả lại cho chị là bao nhiêu phần trăm? (Biên bản hỏi cung 23/1O/98)
* Đưa một loạt các câu hỏi chi tiết, cụ thể xung quanh sự biến mà bị can khai báo không đúng sự thật.
Như trường hợp bị can Nguyễn Thị Cúc trong vụ án Nguyễn Thị Cúc và Phan Văn Tuynh tàng trữ lưu hành tiền giả. Trong các lần khai cung bị can Cúc khai gian dối về nguồn gốc tiền, về quan hệ gia đình, giữa các lời khai của Cúc đầy mâu thuẫn. Cụ thể:
+ Chị cho biết vì sao sau khi tiêu thụ được 02 từ tiền giả loại 50.000Đ đến hàng bánh kẹo thử ba (hàng anh Văn Trung Lập) mua hàng, bị chủ cửa hàng phát hiện và nói cho chị biết thì chị lại giật tiền và bỏ chạy?
+ Vì sao chị dùng liên tục tờ tiền giả loại 50.000Đ để mua hàng có giá trị nhỏ và được trả lại 90.000Đ tiền lẻ. Tại sao chị không dùng số tiền lẻ đã được trả lại để trả tiền hàng mà lại tiếp tục đăng tờ tiền giả 50.000Đ trả cho cửa hàng bánh kẹo lần thứ ba?
+ Chị cho biết vì sao khi ở ngã ba Cò Lòi, Mai Sơn, Sơn La chỉ đổi tiền lẻ sang tiền chọn để mang đi cho tiện, nhưng về đến bến xe phía Nam châm đổi tiền chẵn ra tiền lẻ thì tiền gọn làm sao được như ban đầu chị khá?
+ Chị cho biết chính xác tên các con rể của chị mà chị đã cố tình không khai tên tuổi của họ cho cơ quan điều tra biết?
+ Như trên chị đã khai rõ chị trót có hành vi phạm tội thì chỉ một mình chịu tội trước pháp luật chứ chị không muốn làm liên luỵ đến các con rể. Vậy tại sao chị nữa tiền giả cho con rể cất giấu?
+ Chị giải thích thế nào về nguồn gốc tiền giả mà chị có trong khi con gái chị khai hoàn toàn không đúng như vậy?
(Biên bản hỏi cung bị can ngày 10, 20/19/1996)
Ngoài cách đặt câu hỏi theo hai dạng trên điều tra viên có thể đặt câu hỏi làm biến đổi hướng tư duy của bị can. Tức là cách điều tra viên đặt câu hỏi khác với sự chuẩn bị trước của bị can, nếu để bị can trả lời nội dong chúng chuẩn bị trước thì rất có thể ta thu được thòng tin thiếu chính xác.
Như trường hợp bị can Nguyễn Đức Thuận khi đi cung y chuẩn bị kỹ lưỡng lời khai, chỉ nhận là khâu trung gian, môi giới giữa Nguyễn Thị Chuyền với Đào Gia Ngư. Do cán bộ điều tra dự kiến được các tình huống xảy ra và chuẩn bị các phương án trả lời của Thuận nên có cách phá vỡ tính lôgíc trong việc khai báo gian dối của Thuận. Đồng thời đã tạo nên được sự bất ngờ ngoài dự kiến của bị can khiến bị can lúng túng không thể dùng thông tin giả để trả lời.
3.4. Phương Pháp tác động tình cảm..
Đó là phương pháp tác động tâm lý được tiến hành bằng cách sử dụng các yếu tố, các quan hệ tình cảm để tác động đến bị can nhằm làm thay đổi các tâm trạng, tình cảm và thái độ của bị can, dẫn bị can tới khai báo sự thật.
Đây là phương pháp dược điều tra viên sử dụng phổ biến thông qua các quan hệ tâm lý trong đó điều tra viên là chủ thể tác động tâm lý đến bị can dựa trên các quan hệ tố tụng hình sự, quan hệ tình cảm vốn có ở bị can: gia đình, bạn bè, người có uy tín, từ đó tạo nên quan hệ tâm lý tích cực, xoá bỏ hạn chế tiêu cực ở bị can. Thực tế điều tra viên đã áp dụng phương pháp này chủ yếu đối với những bị can phạm tội: tàng trữ, lưu hành tiền giả có đặc điểm tâm lý sau:
- Bị can có nỗi lo sợ lắm liên luỵ đến gia đình và người thân khác (tổng số 25/25 bị can chiếm tỷ lệ cao).
Trường hợp bị can có tâm trạng lo sợ bị xử lý nặng (tổng số 20/25 bị can chiếm tỷ lệ 80%).
Bị can có tâm trạng lo sợ đồng bọn trả thù tuy chỉ có 3 bị can nhưng đều được điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tình cảm để thay đổi thái độ khai báo của chúng.
Thực hiện phương pháp này, điều tra viên đã áp dụng các biện pháp như tác động đến lý trí, tác động bằng pháp luật và dùng tình cảm của bị can để thực hiện phương pháp tác động tình cảm và theo các hướng cơ bản
* Tác động vào tâm trạng, tình cảm đang là yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can.
Ví dụ: Trường hợp bị can Nguyễn Thị Chuyền trong vụ án Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả. Sau khi nghiên cứu lai lịch, tiểu sử, trò chuyện với bị can Chuyền, điều tra viên phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thật của Chuyền. Bằng tác động tình cảm như thông cảm với khó khăn, hoàn cảnh kinh tế của gia đình bản thân Chuyền phạm tội cũng chỉ vì hám lợi, tham tiền, bị rủ rê, lôi kéo. Sự cảm thông đó gây xúc cảm nhất định ở bị can Chuyền, góp phần dẫn tới việc Chuyền khai báo than thân tôi rất ân hận về việc làm vi phạm pháp luật của mình. Tôi xin khai báo trung thực về bản thân và đồng bọn" (Biên bản hỏi cung bị can 1/8/1998).
* Tác động vào tâm trạng, tình cảm vốn có của bị can: như tình cảm về gia đình, bạn bè, họ hàng, quê hương, lứa đôi, sử dụng người có uy tín.
Như bị can Nguyễn Văn Mạnh trong vụ Nguyễn Văn Mạnh lưu hành 200usd giả. Mạnh là sinh viên hiền lành, có ý thức thương yêu bố mẹ và giúp đỡ gia đình lúc khó khăn. Do sợ lắm liên luỵ đến gia đình nên khi mới bị bắt bí can Mạnh không chịu khai báo thành khẩn. Nắm bắt được tâm lý đó điều tra viên đã thức tỉnh ở Mạnh tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, kết hợp với phương pháp phân tích, hướng dẫn tư duy chứng minh hành vi phạm tội của Mạnh qua thái độ chủ quan khi lưu hành tiền giả:
Tại sao Mạnh lại phải giằng co với anh thanh niên ở hiệu vàng. Tại sao Mạnh phải bỏ chạy khi người bình thường không có hành động đó. Đột nhiên Mạnh rủ Hùng đi hát Karaoke ở Xuân Mai vào một đêm mưa. Tại sao Mạnh phải đổi tiền đô la Mỹ sang tiền Việt Nam 03 lần: ở nhà chị Bích, chị Nhung và nhà anh Nguyễn Xuân Trường. Nói là thương yêu bố mẹ vậy tại sao không đưa tiền cho bố mẹ... với nhiều câu hỏi như vậy bị can Mạnh tỏ ra lúng tùng, khó trả lời.
Hoặc trường hợp khác trong vụ án Trần Thị Hương tàng trữ lưu hành tiền giả. ở Hương có đặc điểm tâm lý sợ làm liên luỵ đến người thân trong gia đình là em trai Hương cùng bạn trai của Hương là S Danh Thắng. Bởi khi lưu hành tiền giả, Hương dùng tiền giả thanh toán chi phí trên đường đi cho cả ba người. Hiện tại, Thắng bạn trai của Hương giữ một trọng trách tại huyện Q tỉnh Hà tây. Điều tra viên dùng phương pháp tác động tình cảm và truyền đạt thông tin về hành vi lưu hành tiền giả của Hương. Đến ngày 23/6/1997 bị can thay đổi thái độ khai báo và ân hận vì đã khai man: "Hôm nay tôi xin khai báo một cách chính xác về hành vi lưu hành tiền giả của tội sự thực tôi thường mang theo người sỏ tiền giả này chứ không cất giấu ở đâu. SỞ đ tôi biết là tiền giả mà vẫn tiêu một phần do tiếc tiền, một phần do để lẫn tiền giả, tiền thật.(Biên bản hỏi cung bị can 23/6/1997).
*Tác động vào tâm trạng,tình cảm của bị can như chỉ lo cho bản thân, ít lo cho đồng bọn và tâm trạng hoang mang giao động khi mới bị bắt.
Hướng tác động này chủ yếu được dùng trong các vụ án có đồng phạm để giải toả yếu tố tâm lý "Đổ tội cho đồng bọn..." Như bị can Trương Trọng Tống trong vụ Vương Thanh Thuỷ tàng trữ, lưu hành tiền giả. Bị can Tống là cậu ruột của Thuỷ, Hằng. Vì sợ tội, vì sợ liên luỵ đến con trai nên Tống đổ hết trách nhiệm cho Hằng, cho rằng Hằng đưa tiền giả cho y vì quá tin nên không kiểm tra, vì quá cần tiền và vì dây là tiền Hằng trả nợ y... Điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tình cảm, truyền đạt thông tin, phân tích về việc Hằng đã đưa tiền giả cho bị can Tống như thế nào. Kết quả bị can Tống xin khai nhận sự thật và xin tha tội cho con trai.
3.5. Phương pháp ám thị gián tiếp.
Ám thị là một phương pháp tác động tâm lý mà ở đó người bị tác động tiếp nhận một cách không phê phán những lời lẽ, cử chỉ chứa đựng tư tưởng, ý muốn của chủ thể tác động và thực hiện theo ý muốn đó. Ám thị gián tiếp là một trong những dạng ám thị hay được sử dụng.
Đó là việc điều tra viên đưa ra những thông tin tuy không có liên quan trực tiếp với sự việc phạm tội nhưng có quan hệ đến cuộc sống của bị can. ĐÓ là các sự kiện, các "bí mật" đời tư của bị can... làm cho bị can có xu thế nhận thức rằng cơ quan điều tra đã biết rõ về mình, đã có đầy đủ chứng cứ về hành vi phạm tội của mình. Từ đó tới chỗ bị can xác định phải khai báo sự thật không thể che dấu được nữa.
Áp dụng phương pháp này dựa trên cơ sở: bị can cho rằng cơ quan điều tra chưa biết hết về hành vi phạm tội của chúng và những mối quan hệ xã hội khác. Đối với những bị can thiếu thông tin hoặc có tính đa nghi, hay dao động (khí chất yếu nhằm kích thích đầu óc suy diễn của bị can. Bị can bị ám ảnh bồi suy nghĩ cơ quan điều tra đã biết một phần hoặc đã biết hết hành vi phạm tội của mình, chỉ còn chờ vào sự thành khẩn của mình mà thôi, từ đó buộc bị can chuyển đổi thái độ khai báo.
Như trường hợp bị can Nguyễn Đức Thuận trong vụ Nguyễn Thị Chuyền cùng đồng bọn lưu hành tiền giả. Thuận từng là công an am hiểu pháp luật, khi mới bị bắt ở Thuận có tính nghi ngờ, suy đoán hễ cán bộ điều tra hỏi một vấn đề gì đó là y suy nghĩ, cân nhắc rồi mới trả lời một cách chắc chắn. Sau một thời gian trong trại tạm giam Thuận thiếu thông tin về gia đình, đồng bọn, tiến trình điều tra vụ án... Cán bộ điều tra thực hiện phương pháp ám thị gián tiếp đối với Thuận bằng những thông tin mà nội dung không liên quan trực tiếp đến hành phạm tội của Thuận: Hỏi đời tư của Thuận, truyền đạt thông tin lý do tại sao Thuận lại phải ra khỏi ngành Công an, quá trình công tác Thuận chuyển đổi nhiều lần, đơn vị công tác, số lần chuyển, tại sao Thuận phải trải qua hai lần xây dựng gia đình, thông cảm với sự mất mát trong gia đình của Thuận, vợ trước và con chết do tai nạn giao thông, vợ thứ hai rất thương yêu Thuận, có con còn nhỏ, ân nhân của Thuận là anh Minh... Những thông tin được đưa ra đã kích thích óc suy diễn của Thuận, thúc đẩy hành động khai báo sự thật, từ chỗ ban đầu Thuận thách thức cơ quan điều tra đến khai hết về tội lỗi của y và đồng bọn.
Trường hợp Trương Trọng Tống trong vụ Vương Thanh Thuỷ cùng đồng bọn tàng trữ, lưu hành tiền giả cũng là một đặc trưng tiêu biểu áp dụng thành công phương pháp "ám thị gián tiếp". Bị can Tống ngoan cố đổ tột lỗi cho cháu Vương Thanh Hằng, qua tiếp xúc làm.việc nắm bắt Trương Trọng Tống có con trai là Trương Trọng Phương hiện là sinh viên, sự nghiệp học hành còn ở phía trước. Phương cũng có dính líu đến vụ án. Vậy làm cách nào để bị can Tống khai báo sự thật? Giải quyết vấn đề, điều tra viên chỉ hỏi Trương Trọng Tống về việc học hành của Phương, sự n~liệp sau này của Phương. Điều đó thúc đẩy đầu óc suy diễn của bị can Tống rằng nếu không nhận tội thì con trai mình sẽ bị liên luỵ. Kết hợp với nhiều phương pháp tác động khác, cuối cùng bị can đã khai nhận hành động phạm tội của mình.
Phương pháp ám thị gián tiếp tay không được áp dụng phổ biến như những phương pháp khác song đối với những bị can được áp dụng thì kết quả đem lại rất cao. Nó đã công phá được thái độ ngoan cố của bị can. Khi sử dụng, phương pháp này cần kết hợp với các phương pháp tác động tâm lý khác như đã trình bày trong hai ví dụ trên.
KẾT LUÂN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
Tàng trữ, lưu hành tiền giả là tội xâm phạm ANQG được qui định tại điều 98 của bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đấu tranh với tội phạm tàng trữ, lưu hành tiền giả là một nhiệm vụ quan trọng của lực lượng An ninh nhân dân nhằm phòng chống tội phạm, bảo vệ nền an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước.
Trên từng lĩnh vực nghiên cứu: Tổ chức chiến thuật điều tra vụ án hình sự; tội phạm học; tâm lý nghiệp vụ... Có phương pháp và có mục đích nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực "Tâm lý nghiệp vụ” chọn nghiên cứu đề tài "Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong một số vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả tại địa bàn Thành phố Hà Nội và những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung loại bị can này". Tôi nhận thức rõ đây là một đề tài cần thiết về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu của tội đã tuân thủ đúng qui trình nghiên cứu khoa học bám sát mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu đối chiếu lý luận và thực tiễn.
Kết quả đưa ra được những những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can, những phương pháp phát hiện ra những đặc điểm tâm lý trên của bị can và những phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cung đối với bị can phạm tội: "Tàng trữ, lưu hành tiền giả” đó là: Kết quả nghiên cứu, khảo sát 25 bị can tại địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy bị can không thành khẩn khai báo do những yếu tố tâm lý sau chi phối:
- Sợ bị xử lý nặng vì bị khởi tố về một tội xâm phạm ANQG.
- Tâm lý tin rằng điều tra viên chưa biết hết hành vi phạm tội của bị can.
- Nỗi lo sợ hành vi phạm tội của mình liên luỵ đến người thân trong gia đình và người thân khác.
- Bị can tin tưởng vào việc đổ tội cho đồng bọn trong các vụ án đồng phạm để. trốn tránh trách nhiệm hình sự.
- Tâm trạng lo sợ đồng bọn sẽ trả thù.
Năm yếu tố tâm lý trên là những đặc điểm tâm lý nổi bật đã kìm hãm hành động khai báo sự thật khi khai cong mà chúng tôi thấy được qua nghiên cứu 25 bị can. Song không phải bị can nào cũng hội tụ đầy đủ cả 5 yếu tố đó, mỗi bị can trong từng vụ án, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà một hay nhiều yếu tố tâm lý nào đó nổi lên giữ vị trí chủ đạo chi phối việc khai báo sự thật của chúng trước cơ quan điều tra.
Để giải toả những yếu tố tâm lý đó điều tra viên thuộc cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội sử dụng những phương pháp tác động tâm lý sau:
Phương pháp phân tích thuyết phục.
Phương pháp truyền đạt thông tin.
Phương pháp tác động tình cảm.
Phương pháp hướng dẫn tư duy.
Phương pháp ám thị gián tiếp.
Những phương pháp tác động tâm lý này cùng các chiến thuật điều tra được điều tra viên vận dụng linh hoạt trong quá trình hỏi hỏi cung và đã thu được những thành công tốt đẹp.
Luận văn của tội hoàn thành đúng kế hoạch là nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo phòng PA24 - Công an Thành phố Hà Nội và các đồng chí điều tra viên cùng các thầy giáo khoa Tâm lý trường Đại học An ninh nhân dân đã tận tình chỉ bảo.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu hạn chế, là sinh viên bước đầu làm quen với thực tế nên luận văn không tránh hết khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, các đồng chí cùng các bạn đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo khoa tâm lý trường Đại học An ninh, các đồng chí cán bộ phòng An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã góp công sức, trí tuệ cho sự thành còng của luận văn.
2- ĐỀ XUẤT
2.l. Điều tra viên là chủ thể trong quá trình tác động tâm lý.
Điều tra viên là người đại diện cho cơ quan Nhà nước, thực hiện hoạt động điều tra theo luật định. Với tư cách là chủ thể thực hiện tác động tâm lý đối với bị can phạm tội "Tàng trữ, lưu hành tiền giả”, điều tra viên phải hiểu được tâm lý học nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng. Muốn vậy công tác thực tiễn phải kết hợp với học tập nâng cao trình độ lý luận.
Điều tra viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tâm lý nghiệp vụ nói chung, trong đó có tâm lý hoạt động điều tra, đây là chìa khoá để điều tra viên mở cửa tâm hồn bị can, thực hiện những tác động tâm lý, chiến thuật hỏi cung phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác điều tra vụ án. Ngoài ra, điều tra viên phải chú ý đến việc đúc rút kinh nghiệm xã hội, hiểu biết về các tầng lớp người trong xã hội.
Loại bị can phạm tội tàng trữ, lữ hành tiền giả không có ý thức hệ chống lại chính quyền nhân dân. hận thù giai cấp, họ phạm tội do hám lợi tham tiền, trình độ văn hoá thấp... Song trong quá rình hỏi cung điều tra viên cũng không được chủ quan coi thường loại bị can này, và cũng không quá đề cao loại đối tượng này. Ngay từ đầu điều tra viên phải có ý thức kiên quyết tấn công tội phạm, thể hiện trong kế hoạch điều tra, kế hoạch hỏi cung bị can.
Ngoài việc nắm bắt yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can cần tìm hiểu nắm bắt yếu tố tâm lý tích cực thúc đẩy bị can khai báo sự thật để chúng ta tác động, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hỏi
2.2. Đối với các phương pháp phát hiện
Bị can phạm tội "Tàng trữ lưu hành tiền giả" luôn có ý thức che dấu ý thức chủ quan của mình, biết là tiền giả nhưng vẫn tàng trữ, lưu hành.
Trong giai đoạn điều tra ban đầu cần vận dụng các kiến thức tâm lý tội phạm kết hợp các phương pháp nghiên cứu tâm lý để phát hiện ra đặc điểm tâm lý của bị can. Khi thực hiện các hoạt động tố tụng như bắt. khám xét...cán bộ điều tra quan sát biểu hiện tâm lý và nên cơm chép vấn đề này vào biên bản.
Công việc điều tra là vất vả song điều tra viên không nên coi nhẹ nghiên cứu hồ sơ tài liệu để phát hiện ra yếu tố tâm lý kiên hãm hành động khai báo sự thất của bị can.
Đặc tình trại giam có vai trò quan trọng, là "công cự đặc biệt phục vụ điều tra vụ án, chúng tôi thiết nghĩ diều tra viên nên sử dụng lực lượng này để phát hiện ra những yếu tố tâm lý kiên hãm việc khai báo của bị can, và như thế công việc sẽ mang lại kết quả cao hơn nữa.
2.3. Đối với các phương pháp tác động tâm lý
Khi tiến hành tác động tâm lý bị can, điều tra viên cần có kế hoạch, dự tính các tình huống có thể xảy ra nhằm nâng cao tính chủ động trong tấn công tội phạm và loại trừ tâm lý tiêu cực ở bị can. Tác động tâm lý là cả một quá trình đòi hỏi tính kiên nhẫn ở điều tra viên. Hướng tác động tâm lý đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tránh doạ dẫm, đe nẹt bị can vì khi bị khởi tố về một tội xâm phạm ANQG bị can rất sợ tội nặng, nếu cứ doạ dẫm thì bị can sẽ sợ hãi và có thể khai báo gian dối.
* Một số yêu cầu khi vận dụng các phương pháp tác động tâm lý Phương pháp phân tích thuyết phục.
+ Nội dung phân tích thuyết phục phải phù hợp với thực tế + Nội dung phân tích, thuyết phục phù hợp với trình độ khả năng hiểu biết của bị can
+ Nắm bắt đánh giá diễn biến tư tưởng bị can sau quá trình phân tích thuyết phục.
Phương pháp truyền đạt thông tin
+ Đảm bảo tính bất ngờ của thông tin truyền đạt.
+ Các thông tin phải liên quan đến tội phạm và phải được kiểm tra, xác minh là đúng.
2.4. Đối với lĩnh vực nghiên cứu "Tâm lý tội phạm".
Xuất phát từ quan điểm "Lý luận là màu xám, thực tế mãi mãi là cây đời xanh tươi". Lâu nay xuất hiện tình trạng cần sớm được khắc phục, đó là thực tế xa rời lý luận và ngược lại lý luận không được đổi mới nên xa rời thực tiễn. Chính vì vậy giữa bộ môn tâm lý của trường Đại học An Ninh nhân dân và các đơn vị nghiệp vụ của ngành cần thúc đẩy sự phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học, vừa tổng kết thực tiễn đúc rút kinh nghiệm, vừa ứng dụng lý luận vào thực tiễn để kiểm nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn lý luận tâm lý nghiệp vụ.
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc - Hành vi và hoạt động. NXB Giáo dục - 1993
2. Trương Ngôn - Giáo trình tâm lý học pháp lý - trường ĐHCS - 1995
3. Vũ Trung Quý - Tìm hiểu những yếu tố là động cơ kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can phạm tội truyền bá văn hoá đồi truỵ trên lĩnh vực trung bình - đề tài nghiên cứu khoa học - 1994.
4. Giáo trình tâm lý học xã hội - ĐHTH - 1995
5. Giáo trình tổ chức chiến thuật diều tra vụ án hình sự trường ĐHAN
6. Tâm lý nghiệp vụ an ninh - Trường ĐHAN - 1984
7. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1997
8. Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1996
9. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Ngô Doãn Thanh - 1998
10. Một số tạp chí khoa học và giáo dục công an
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong những vụ án tàng trữ, lưu hành tiền giả.DOC