PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế –xã hội dường như tôn giáo, tín ngưỡng đang có xu hướng hồi phục và phát triển. Theo khảo sát của các công trình nghiên cứu của ban tôn giáo chính phủ, viện nghiên cứu tôn giáo cho thấy: số lượng các tín đồ của các tôn giáo đang không ngừng tăng lên, hoạt động tín ngưỡng dân gian cũng diễn ra hết sức sôi động ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa lẫn các đô thị lớn (5;1). Lý giải cho điều này, phần lớn các ý kiến đều cho rằng “do đời sống của đa số dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, người dân có điều kiện tốt hơn để thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: tình trạng thất nghiệp, phá sản, cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, làm ăn theo kiểu chụp giật những khó khăn bế tắc đẩy con người đến những stress và khủng hoảng trong cuộc sống. Họ tìm cách giải toả bằng các hình thức khác nhau. Nhu cầu giải toả tâm lý, tìm chỗ dựa tinh thần. Việc cúng lễ của người dân ngày một cao hơn, kể cả những người là tín đồ và không phải là tín đề (Lê Minh Thiện – Viện nghiên cứu tâm lý). Nhưng sự phục hồi và phát triển của tín ngưỡng tôn giáo đang gây ra những vấn đề phức tạp. Bên cạnh những đóng góp tích cực của các tổ chức tôn giáo và các cộng đồng cùng tín ngưỡng vào tín trình bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại sự xâm thực của các luồng văn hoá ngoại lai trong xu thế hội nhập quốc tế củng cố tình đoàn kết dân tộc thì vẫn xuất hiện và tồn tại một số nhóm, cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo đã bị thế lực thù địch, các tổ chức chính trị phản động lợi dụng để chống phá và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta và nhằm mục đích tuyên truyền mê tín dị đoan. Mặc dù trong bối cảnh chung đó dưới sự định hướng của Đảng và Chính phủ đạo phật ở nước ta vẫn phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, rèn luyện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Đạo phật là một trong những tôn giáo rất gần gũi trong hầu hết người dân Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bởi vì nó phù hợp với tâm thức với người gân Châu Á trong đó có Việt Nam. Đạo phật không chỉ thể hiện quan niệm của con người với thế giới quan, nhân sinh quan va số phận của con người trong thế giới ấy ma người ta còn tìm thấy trong tôn giáo này hệ thống giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn cao cả. Chính vì thế, đạo phật không những thoả mãn nhu cầu tu dưỡng phẩm giá nhân cách mà còn đáp ững nhu cầu tâm linh của con người. Do đạo phật có ý nghĩa như vậy nên có thể nói rằng hiện tượng tin tưởng và đi theo đạo phật trong đạo phật hiện nay đã và đang phản ánh những thay đổi về mặt tâm lý – xã hội hiện đang diễn ra ở nước ta hiện nay.
Từ xa xưa, ngay từ những câu chuyện cổ của người Việt, đức phật đã xuất hiện như là những vị thần hộ mệnh cho những kiếp người “đau khổ” những con người thấp cổ bé họng. Do vậy mỗi khi gặp khó khăn, họ thường cầu xin đức phật (tiên ông, tiên bà, bụt, thần ) phù hộ, giúp đỡ cho đến tận bây giờ niềm tin vào đức phật vẫn là niềm tin có sức mạnh thần kỳ giúp con người “dũng cảm” vượt qua những khó khăn.
Có thể nói rằng đạo phật có khả năng đáp ứng nhu cầu của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Nó chứa đựng những nét đẹp, những nội dung phong phú. Xét ở khía cạnh nhân văn đạo phật giúp con người xây dựng ở con người những nét đẹp của Chân - Thiện – Mỹ, dạy cho con người đạo lý làm người. Còn xét ở khía cạnh tâm linh nó là một tín ngưỡng tôn giáo. mặt đạo lý và tín ngưỡng không tách rời nhau là điều kiện để đạo phật ăn sâu, bám dễ vào tâm thức các thế hệ người dân Việt Nam. Nhìn chung, đạo phật đã có những đóng góp tích cực tới đời sống của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Sự ảnh hưởng của đạo phật đã được chứng minh trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Đạo Phật luôn đóng một vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt. Đó là một niềm tin không phải chỉ mang tính chất cá nhân mà đó còn là niềm tin mang tính chung cho đa số cộng đồng người Việt. Tuy nhiên các tín đồ đi theo Đạo Phật có phải vì niềm tin vào sự hiện hữu của đức phật, các bậc thần tiên hay không vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà khoa học quan tâm. nhằm tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi này, tôi thực hiện để tài nghiên cứu “Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích.
Mục đích của niên luận là đưa ra một kết luận có ý nghĩa về niềm tin tôn giáo của các tín đồ trong Đạo Phật. Từ đó đưa ra kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của niềm tin tôn giáo đỗi với sự phát triển của cá nhân và cộng đồng, xã hội.
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên,đề tài cần phải thực hiện được nhữngnhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tàI
- Tim hiểu niềm tin tôn giáo biểu hiện trong đạo phật thông qua một số tài liệu có liên quan
- Chỉ ra những ảnh hưởng tích cực va tiêu cực của niềm tin tôn giáo trong đời sống của cá nhân, cộng đồng, xã hội. Từ đó đưa ra nhưng giải pháp cụ thể
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài niên luận này là “ Niềm tin tôn giáo” được biểu hiện trong Đạo Phật.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vấn đề niềm tin tôn giáo là một trong những vấn đề được rất nhiều ngành khoa học quan tâm trong đó nổi bật là các ngành khoa học tôn giáo, triết học, dân tộc học, văn hoá học, tâm lý học Do đặc điểm của đề tài này là nghiên cứu niềm tin tôn giáo trong đạo phật thể hiện ở góc độ khoa học tâm lý. Cụ thể là ở khía cạnh niềm tin tôn giáo. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài và cũng do yêu cầu khách quan của đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học này để xây dựng cơ sở cho đề tài. Tuy nhiên không vì thế mà đề tài mất đi tính khách quan của nó. đề tài chỉ tập trung khai thác khía cạnh tâm lý được thể hiện ở “ Niềm tin tôn giáo” trong đạo phật.
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một trong những tôn giáo rất gần gũi trong hầu hết người dân Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bởi vì nó phù hợp với tâm thức với người gân Châu Á trong đó có Việt Nam. Đạo phật không chỉ thể hiện quan niệm của con người với thế giới quan, nhân sinh quan va số phận của con người trong thế giới ấy ma người ta còn tìm thấy trong tôn giáo này hệ thống giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn cao cả. Chính vì thế, đạo phật không những thoả mãn nhu cầu tu dưỡng phẩm giá nhân cách mà còn đáp ững nhu cầu tâm linh của con người. Do đạo phật có ý nghĩa như vậy nên có thể nói rằng hiện tượng tin tưởng và đi theo đạo phật trong đạo phật hiện nay đã và đang phản ánh những thay đổi về mặt tâm lý – xã hội hiện đang diễn ra ở nước ta hiện nay.
Từ xa xưa, ngay từ những câu chuyện cổ của người Việt, đức phật đã xuất hiện như là những vị thần hộ mệnh cho những kiếp người “đau khổ” những con người thấp cổ bé họng. Do vậy mỗi khi gặp khó khăn, họ thường cầu xin đức phật (tiên ông, tiên bà, bụt, thần…) phù hộ, giúp đỡ… cho đến tận bây giờ niềm tin vào đức phật vẫn là niềm tin có sức mạnh thần kỳ giúp con người “dũng cảm” vượt qua những khó khăn.
Có thể nói rằng đạo phật có khả năng đáp ứng nhu cầu của cá nhân nói riêng và xã hội nói chung. Nó chứa đựng những nét đẹp, những nội dung phong phú. Xét ở khía cạnh nhân văn đạo phật giúp con người xây dựng ở con người những nét đẹp của Chân - Thiện – Mỹ, dạy cho con người đạo lý làm người. Còn xét ở khía cạnh tâm linh nó là một tín ngưỡng tôn giáo. mặt đạo lý và tín ngưỡng không tách rời nhau là điều kiện để đạo phật ăn sâu, bám dễ vào tâm thức các thế hệ người dân Việt Nam. Nhìn chung, đạo phật đã có những đóng góp tích cực tới đời sống của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Sự ảnh hưởng của đạo phật đã được chứng minh trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Đạo Phật luôn đóng một vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt. Đó là một niềm tin không phải chỉ mang tính chất cá nhân mà đó còn là niềm tin mang tính chung cho đa số cộng đồng người Việt. Tuy nhiên các tín đồ đi theo Đạo Phật có phải vì niềm tin vào sự hiện hữu của đức phật, các bậc thần tiên hay không vẫn là một câu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu cũng như các nhà khoa học quan tâm. nhằm tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi này, tôi thực hiện để tài nghiên cứu “Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích.
Mục đích của niên luận là đưa ra một kết luận có ý nghĩa về niềm tin tôn giáo của các tín đồ trong Đạo Phật. Từ đó đưa ra kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của niềm tin tôn giáo đỗi với sự phát triển của cá nhân và cộng đồng, xã hội.
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên,đề tài cần phải thực hiện được nhữngnhiệm vụ cụ thể sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tàI
Tim hiểu niềm tin tôn giáo biểu hiện trong đạo phật thông qua một số tài liệu có liên quan
Chỉ ra những ảnh hưởng tích cực va tiêu cực của niềm tin tôn giáo trong đời sống của cá nhân, cộng đồng, xã hội. Từ đó đưa ra nhưng giải pháp cụ thể
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài niên luận này là “ Niềm tin tôn giáo” được biểu hiện trong Đạo Phật.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vấn đề niềm tin tôn giáo là một trong những vấn đề được rất nhiều ngành khoa học quan tâm trong đó nổi bật là các ngành khoa học tôn giáo, triết học, dân tộc học, văn hoá học, tâm lý học… Do đặc điểm của đề tài này là nghiên cứu niềm tin tôn giáo trong đạo phật thể hiện ở góc độ khoa học tâm lý. Cụ thể là ở khía cạnh niềm tin tôn giáo. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài và cũng do yêu cầu khách quan của đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học này để xây dựng cơ sở cho đề tài. Tuy nhiên không vì thế mà đề tài mất đi tính khách quan của nó. đề tài chỉ tập trung khai thác khía cạnh tâm lý được thể hiện ở “ Niềm tin tôn giáo” trong đạo phật.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
I. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT
1. Lịch sử hình thành Đạo Phật
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình Đạo Phật đã có những đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của xã hội loài người. Nhưng Đạo Phật có tự bao giờ?
“đứng về mặt bản thể mà xét thì Đạo Phật có từ vô thỉ (không có giới hạn trong thời gian). Vì Đạo Phật là bản tính sáng suốt của chúng sinh nên khi nào chúng sinh cớ mặt là có Đạo Phật. Mà chúng sinh có từ vô thỉ vậy phật có từ vô thỉ (6;6)
nhưng đứng về mặt lịch sử loài người thì Đạo Phật ra đời từ rất sớm “Đạo Phật Buddhism” hình thành ở ấn Độ khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên; người sáng lập là thái tử Sidharta; (Tất Đạt Đa). Họ là Go tam ma (Cồ - Đàm) con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma – gia. Ông sinh ra vào khoảng năm 563 trước CN. Vào lúc đó ở ấn Độ đang tồn tại nhiều trường phái triết học và tôn giáo. theo kinh phật thì lúc đó có tới 62 – 63 trường phái triết học. Còn tôn giáo giữ vị trí thống trị là Đạo Bà Lamôn. trong bối cảnh đó, xã hội Ân Độ có sự phân chia đẳng cấp một cách sâu sắc. Điều này đã gây ra những nỗi thống khổ cho người dân. vì muốn tìm cách giải thoát nhân loại khỏi sự đau khổ trong vòng luân hồi và đồng cảm với nỗi thống khổ của muôn dân là nguyên nhân chính dẫn đến việc thái tử Sidharta từ bỏ đạo Bà Lamôn sáng lập tôn giáo mới. Thái tử Sidharta từ bỏ gia đình, đi tu “khi đã giác ngộ có nghĩa là đã phát hiện được nguyên nhân của nỗi đau nhân thế và cách vứt bỏ nó Ông lấy hiệu là Buddha. Người ta gọi ông là Sakia – Muni nghĩa là thích ca Muni và cũng có nghĩa là nhà hiền triết của xứ Sakia (6.7) và theo lịch sử của Phật giáo, thế giới hiện hành từ trước năm 544 nhưng đây là lấy năm Phật nhập Niết Bàn làm lễ kỷ niệm gọi là ngày Phật đản. Chính ra phải thêm 80 năm “544+80” là 624 năm. Thuyết 624 năm thuộcmột trong 15 thuyết cổ truyền đã tìm ra từ đời trước. Tính đến năm 2006 thì đạo phất đã có 2550 năm lịch sử. Và là một tôn giáo lớn có ảnh hưởng rất lớn ở Ân Độ và các vùng trên thế giới.
2. Giáo lý cơ bản của Đạo Phật
Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một trào lưu triết học, trong đó triết học phật giáo là cơ sở cho những giáo lý Đạo Phật.
Triết học phật giáo là một hệ thống phức tạp, nó đề cập đến nhiều vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong triết học phật giáo chứa đựng cả những quan niệm duy vật và quan niệm duy tâm, đặc biệt nó đã xây dựng được phương phap biện chứng sâu sắc. theo đánh giá của Angghen; tư duy biện chứng của duy vật có rất sớm ở các nhà triết học duy vật HiLạp cổ đại và ở các tín đồ của phật giáo sơ kỳ.
Nếu coi phật giáo là một tôn giáo giải thoát và việc giải thoát gắn với vai trò của con người thì giáo lý cơ bản của phật giáolà “Tứ diệu đế” và “Niết Bàn”. Vì tứ diệu đế lý giải vấn đề khổ và sự diệt khổ, và diệt khổ là để đến thế giới niết bàn.
Tứ diệu đế được phật giáo coi là 4 chân lý hay 4 nền tảng, gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
Khổ đế: phật giáo coi cuộc đời của con người là khổ, theo quan niệm này “cái khổ” bao gồm cả cái khổ và cái vui của đời sống trần tục, vì cái vui cũng chỉ là giả tạm. cho nên nghĩa chung của chữ khổ ở đây là “ Vô thường”. Phật giáo cũng đã cố gắng chỉ ra những cái khổ của đời sống trần tục và quy nó vào “bát khổ” (tám cái khổ). Đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không đạt được thì khổ), quán tăng hội khổ (thù ghét nhau mà phải sống với nhau thì khổ), ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phái xa nhau thì khổ), ngũ uẩn xí thịnh khổ ( sự thụ bẩm của yếu tố vật chất, sự tương tác của giác quan với thế giới bên ngoài – khổ). Tám cái khổ trên thuộc về quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của con người, do vậy ở đây, thoát khổ của phật giáo là thoát khỏi quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của họ.
Tập đế (hay còn gọi là nhân đế): từ chỗ khằng định cuộc đời là khổ, phật giáo đã tìm nguyên nhân dẫn con người đến chỗ khổ. Nếu những nỗi khổ của con người có trong đời sống hiện thực thì phật giáo cũng đi tìm những nguyên nhân của cái khổ trong đời sống hiện thực. Phật giáo đã chỉ ra 10 nguyên nhân sau:
Thứ nhất là tham lam; thứ hai là giận dữ; thứ ba là si mê, thứ tư là khiêu mạn, thứ năm là nghi ngờ, thứ sáu là biên kiến, thứ bảy là tà kiến, thứ tám là kiến thủ, thứ chín là thân kiến, thứ mười là giới cấm. Trong 10 nguyên nhân trên, có những nguyên nhân thuộc về quan hệ hiện thực, có những nguyên nhân thuộc về nhận thức, và có nguyên nhân thuộc về giới luậtdo vậy việc thoát khổ cũng gắn với ba loại hoạt động trên.
Diệt đế; từ việc chỉ ra những nguyên nhân đẫn con người tơis cái khổ ,phật giáo đã khẳng đinh rằng co thể diệt được khổ bằng cách diệt trừ nguyên nhân.những nguyên nhân dẫn con người tới cái khổ do chính con người tạo ra do vậy chính con người là chủ thể của sự diệt khổ ở khía cạnh này phật giáo đã đề cao con người trong việc quyết định số phận của mình .song phật giáo con cho rằng cái khổ của con người ở kiếp nay có thể là do kiếp trươc gây nên,đIều này chứng tỏ tính chất duy tâm tôn giáo của phật giáo.
Đạo đế : do quan niệm có thể diệt được khổ, phật giáo đã chỉ ra con đường thoát khổ; trong phật giá Đại thừa thường dùng “bát chính đạo’(tám con đường chân chính ).Vậy theo phật giáo thì con đường thoát khổ là như thế nào.Nếu xem xét con đường thoát khổ từ hai phái của phạt giáo la tiểu thùa và đại thừa thì co con đường lớn và con đường nhỏ của sự thoát khổ.nếu xem xét tù những nguyên nhân dẫn tói cái khổ thì co con dường của hoạt động hiện thực ,con đường của nhận thức và con đường của việc thực hành các giới luật .nếu xem xét con đường thoát khổ từ mối quan hệ giữa con người với các vị Phật (với tư cách là đâng siêu nhiên thần thánh )thì có con đường của sự tự lực (ở đây Phật chỉ là phương tiện )và con đường cua tha lực (ở đay Phật là thần thánh có thể trợ giúp cho con người trong việc thoát khổ)
-Niết bàn; Niết bàn được Phật giáo coi là trạng thái vắng lặng ,tịch diệt, nếu con người đạt tới thì sẽ sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha. Đây là một trạng thái lý tưởng. Về cơ bản có hai cách giải thích về sự tồn tại của niết bàn :cách thứ nhất cho rằng niết bàn tồn tại ở nơi mà sau khi con người ta chết nếu tu hành đắc đạolinh hồn sẽ đựơc siêu thoát về thế giới Niết bàn. Niết bàn ở đay cũng co nhiều bậc khác nhau.theo cách hiểu thông thường của các tín đồ theo đạp phật thì cho rầng đó là tây phương cực lạc .cách giải thích thú hai cho răng Niết bàn có thể tồn tại ngay tại thế giói trần tục. (sinh tử là niết bàn, Niết bàn là sinh tử) con người có thể đạt tới trạng thái Niết bàn này khi con người đã loại được “tham, sân, si’ khi con người đã loại thoát khỏi vô minh,và sống an nhiên tụ tại, vô ngã vị tha,.như vậy ở cách giải thích thứ nhất nó chủ yếu hướng con người tói thế giói siêu nhiên ,ở cách hiểu thứ hai nó chủ yếu hướng con người vào đòi sống trần tục trên quan niêm phật giáo.
Đối lập với Niết bàn là Địa nguc, việc giải thich về địa ngục cũng giống như sự giải thích về sự tồn tại của Niết ban .vậy xét đến cùng thì theo cách nói của phật giáo la “rốt ráo ‘thì chăng có Địa ngục hay niết bàn .do vậy lý thuyết về niết bàn và địa ngục chủ yéu có giá trị về mật hướng thiện.
3. Phật giáo ở Việt Nam
Hiện nay, phật giáo có khoảng trên 300 triệu tín đồ, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Nam Á và Đông nam châu Á. Và đang co xu thế lan rông sang châu âu va châu mỹ. Chính vì phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá -xã hội và tinh thần của nhân dân cho nên ngay từ xa xưa các vương triều đã rất coi trong hệ thức này. Hiện nay, Đạo phật vận giữ nguyên một nguyên lý ban đầu, chia làm hai ngành lớn là Đại thùa va Tiểu thừa, được thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau.
Phật giáo được du nhật vào Việt Nam từ thế kỷ thứ I, thứ II sau công nguyên thông qua sự giao lưu buôn bán của người ấn độ, sau đó là người Hoa vói người Việt. Về đại thể sự du nhập này bàng hai con đường Đường thuỷ và đường bộ. “Luy Lâu”, trụ sở chính của quạn Giao chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây với hoạt động truyền giáo của khâu _Đà _la (Ksudra, đến Luy Lâu trong khoảng các nam 168-189) đã xuất hiển truyền thuyết Phật giáo Việt nam đầu tiên với Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mộu”(3; 451) .do thích nghi được với các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo Giáo hay những tín ngưỡng như Thờ cúng tổ tiê, tín ngưỡng thờ mẹ …Phật giáo đã nhanh chóng bám rễ vào đất nước ta và phát triển cùng vói lịch sử dân tộc Việt. Và có thể nói rằng, đạo Phật là một tôn giáo rất gần gũi với hầu hết người dân Việt nam, phù hợp với tâm thức của người Việt. Vì thế ngay từ khi mói du nhâp Phập phập giáo đã nhanh chóng phát triển. Nó được từ các vua chúa, quan lại cho đến các tầng lớp Bình Dân tin Tưỏng và đi theo. Và nó đã trở thành một nhân tố tâm linh không thể thiếu được của người dân Việt. Anh hưởng của đạo Phật thường trực tới mức cùng với mái đình, ngôi chùa đã trỏ thành công trình quan trọng của mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu, nếu có lỡ đọ đường đều có thể ghé vào chùa xin ăn hoặc xin nghỉ tạm qua đêm. Thành ngữ ‘của chùa’ ‘tiền chùa ‘có nghĩa là’của công ‘ từ đó mà sinh ra các lối noí : làm chùa, ăn chùa, học chùa…Người Việt nhìn thấy cái gì cũng có thể liên tưởng đến Bụt, Phật. Đói với các cư dân miên núi phía bắc và đông bắc la Pụt , then…
“Đạo phạt ở miền núi phía bắc thuần nhất, theo dòng đại thừa và Tiểu thừa, càng vào phía trong lại chia ra làm nhiều tông phái : Đại thùa,TIểu thùa, Khất sĩ, phật giáo cổ truyền (6;8)
cho đén nay, phật giáo la tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất, có số lượng tín đồ đông đảo nhất ở Việt nam. Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính Phủ thì số lượng tín đồ phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa tham gia các phạt sự khoảng 10 triệu người, còn số chịu ảnh hưởng của phật gần gũi và thân thiết với người Việt nam đến nỗi dường như một người Việt nam bất kỳ, nếu không theo tôn giáo nào thì ắt hẳn theo phật. Pho tượng lớn đồng lớn nhất được đúc trong thời kỳ hiện đại cũng là tượng phật. Đó là tượng phật A_DI_Đà cao 4m, trọng lượng tính cả toà sen la 14 tấn, pho tượng do phường đúc đồng Ngũ xã thực hiện trong 3 năm (1949-1952) hiện đặt ở chùa Thần Quang ở làng Ngũ Xã (Hà nội ) (3 ;463 )
Theo thống kê của UBMTTQVN cả nước có 13.923 ngôi chùa .Số tỉnh, thành phố có số lượng chùa cao nhất tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng xung quan Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Khơme. Số tỉnh ít chùa tập chung chủ yéu ở miền ngược. Và vốn có đầu óc thực tế ,người Việt nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi lễ chùa “thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu tại chợ , thứ ba tu tại chùa . “dù xây chín bậc phù đồ, không bàng làm phúc cứu cho một người (ca dao). Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ ông bà hơn thờ phật “tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kinh mẹ mói là chân tu. Người Việt nam đã đồng hoá ông bà, cha mẹ mình vói các bậc thánh thần.
Những nét khái quát trên về đạo phật đã cho thấy rằng Đạo phật không còn là Đạo phật của ấn Độ hay Trung Hoa nũa mà là Đạo phật của người Việt nam, phù hợp với lối sống, văn hoá và hoàn cảnh của người Việt nam. Cùng với những tín ngưỡng như; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Đạo mẫu …hay các tôn giáo như; Nho giáo, Đạo giáo, Kyto giáo… Phật giáo đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và rèn luyện nên nhân cách cho người Việt. Tạo nên những nét đặc sắc riêng cho phật giáo Việt nam nói chung và con người Việt nam nói riêng.
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm tôn giáo.
Tôn giáo là khái niệm được rất nhiều ngành khoa học xa hội quan tâm và nghiên cứu như; tâm lý học, triết học, văn hoá học ….và từ góc độ nghiên cứu của các khoa học cụ thể người ta đã cố gắng đưa ra định nghĩa về tôn giáo. Tuy nhiên do bản thân tôn giáo là một hiện tượng phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vì thế đẻ đưa ra một định nghĩa về tôn giáo là vấn đè rất khó khăn. vì vậy, mỗi định nghĩa về tôn giáo thường không đầy đủ mà chỉ khai thác một số đặc điểm của tôn giáo trên góc độ nghiên cứu nhất định.
Theo định nghĩa của Ph.ăngghen về tôn giáo dựa trên quan điểm duy vật về lịch sử, cũng như từ quan niệm của Mác về tôn giáo. Ph.ănghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển từ góc độ triết học và tôn giáo như sau: nhưng tất cả mọi tôn giáo chăng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thể siêu trần thế (7;22)
Ở góc độ nghiên cứu xã hội học, jean Golfin cho rằng tôn giáo là một xã hội có chức năng giảI thích nguồn gốc thế giới và con người cũng như số phận của chung ,xây dựng hệ thống chuẩn mực đoạ đúc để đIều chỉnh hành vi của con người. Như vậy theo cách hiểu của xã hội học, tôn giáo là một tổ chức xã hội do con người sáng lập ra để thực hiện các chức năng xã hội .Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu bản chất duy nhất của tôn giáo. Hơn nũa chức năng kể trên cũng không phải là chức năng đặc thù của tôn giáo. Như vậy có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tôn giáo, những định nghĩa đó rất khác nhau về câu chữ nhưng tựu chung đều xem tôn giáo là hệ thống những niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên. theo tôI, tôn giáo được hiểu như sau: tôn giáo là hệ thống niềm tin vào sự tồn tại và sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối mọi hoạt động sống của con người. Hệ thống niềm tin đó thể hiện sự phản ánh thế giới trong nhận thức của con người. Hệ thống niềm tin đó là sự phản ánh hư ảo về những lực lượng bên ngoài, thống trị con người trong cuộc sống hàng ngày. Sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế đã mang hình thức của các lực lượng siêu trần thế. Tôn giáo là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người.
2. Niềm tin tôn giáo
Khái niệm niềm tin
Theo tác giả Nguyễn Đăng Duy “niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở một con người với một con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo được thể hiện ra bằng hành động theo một lẽ sống” trong định nghĩa này, Nguyễn Đăng Duy mới chỉ ra được đối tượng của niềm tin tôn giáo và hình thức biểu hiện của niềm tin mà chưa chỉ ra được thành phần cấu tạo của niềm tin cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống của con người.
Niềm tin là định hướng giá trị được xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của cá nhân. Niềm tin có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Nó không chỉ tác động đến trí tuệ mà còn tác động đến tình cảm, nó có thể làm thay đổi ý thức, động cơ và lối sống của cá nhân. Đối với bất kỳ tôn giáo nào niềm tin tôn giáo bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm.
Với cách tiếp cận sinh học thì R.V. Berxoi cho rằng “niềm tin tôn giáo mang tính di chuyền đặc biệt, chúng có cơ sở sinh học nằm trong cấu trúc của vỏ não và mang tính vô thức. Còn Sfeud đã giảI thích nguồn gốc tôn giáo bằng “mặc cảm Odip”
Như vậy các nhà tâm lý theo khuynh hướng sinh học đã giảI thích niềm tin tôn giáo như hiện tượng mang tính bản năng và vô thức. Quan niệm này bị các nhà tâm lý học Maxit phản đối.
Ở góc độ tâm lý học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Phú cho rằng “niềm tin là sự hoà quyện một cách hữu cơ giữa kiến thức “sự hiểu biết”, tình cảm, ý chí và mang khuynh hướng sẵn sàng thúc đẩy con người hành động phù hợp với những định hướng chuẩn mực giá trị bản thân”.
Như vậy niềm tin được cấu thành bởi ba yếu tố tâm lý: kiến thức – tình cảm – ý chí. Khi ba yếu tố này hoà quyện, thống nhất với nhau thì trở thành động lực bên trong thúc đẩy con người hành động.
“Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý trí đã được con người thể hiện trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận” (Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – tâm lý học đại cương)
Như vậy niềm tin là thuộc tính tâm lý được hình thành trên cơ sở sự nhận thức và rung cảm của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, thể hiện sự tin tưởng đối với đối tượng. Niểm tin khiến cá nhân có ý chí, nỗ lực để hành động phù hợp với quan điểm, nhận thức và xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng.
Khái niệm niềm tin tôn giáo
Khái niệm
Niềm tin tôn giáo là một hiện tượng tâm lý xã hội đặc biệt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người, tới cộng đồng xã hội. Theo GS Đặng Nghiêm Vạn “niềm tin tôn giáo là niềm tin vào thế giới vô hình vào những siêu linh mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra chúng.
Trên quan điểm triết học, TS Trịnh Đình Bảy cho rằng: niềm tin tôn giáo là niềm tin vào chúa trời, tin vào đấng siêu nhân, tin vào nhà thờ, tin vào kinh thánh, kinh phật, coi đó là khâu trung gian để tín đồ nhận được sự nhân từ vào cuộc sống từ trên trời hay cõi niết bàn.
Trên quan điểm tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng: niềm tin tôn giáo là niềm tin của con người vào sự tồn tại của lưc lượng siêu nhiên, vào thế giới vô hình.
Như vậy niềm tin tôn giáo là một hiện tượng, là một niềm tin đặc biệt. Niềm tin tôn giáo là một thuộc tính tâm lý thể hiện sự tin tưởng của con người vào một lực lượng vô hình vốn là sản phẩm tinh thần do họ tạo ra và khoác lên nó cái vẻ huyền bí, siêu nhiên. là sự tin tưởng rằng có một thế giới thứ hai tốt đẹp, hạnh phúc hơn thế giới hiện tại.
Đặc điểm của niềm tin tôn giáo
Cấu trúc tâm lý của niểm tin tôn giáo cũng được tạo thành từ bởi ba thành tố cơ bản: nhận thức, xúc cảm, ý trí và hành động so với cấu trúc tâm lý của các loại niềm tin khác, yếu tố nhận thức trong cấu trúc niềm tin tôn giáo tương đối đặc biệt. Do đối tượng của niềm tin tôn giáo là hiện tượng siêu tự nhiên, vô hình nên con người không thể nhận thức được nó theo cách thông thường nghĩa là hiểu biết đối tượng trước hết thông qua các giác quan mà bằng cảm nhận chủ quan của con người. Do đó bên cạnh một số đặc điểm chung của niềm tin, niềm tin tôn giáo còn có những đặc trưng cơ bản sau:
Niềm tin tôn giáo có tính chất hư ảo:
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tín ngưỡi tôn giáo. các tín đồ tin vào lưc lượng không có thực trong cuộc sống, nó phản ánh mối quan hệ của con người với thế giới siêu nhiên do chính con người tưởng tượng ra. Theo Angghen, tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lưc lượng siêu trần thế.
Tính hư ảo được thể hiện ở chỗ: niểm tin của các tín đồ vào một thế giới khác. Thế giới hư ẩo ở bên kia thế giới thực (thế giới hư ảo sau khi chết)
Niềm tin hư ảo trong thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội - đỗi với cuộc đời và số phận của nhiều cá nhân và những cộng đồng có niêm tin tôn giáo. “trong nội dung của các tôn giáo, tín ngưỡng thường chứa đựng những chuẩn mực, đạo đức của dân tộc và nhân loại. Chứa đựng những yếu tố chân thiện mỹ nên niềm tin tôn giáo phần nào giúp con người “thanh lọc tâm hồn” hướng tới cái thiện. Có niềm tin tôn giáo giúp con người tránh được những căng thẳng trong cuộc sống thường nhật… vun đắp tương lai…có thể nói, niềm tin tôn giáo giúp con người trở nên thánh thiện hơn, giúp họ vượt qua những khó khăn gian khổ trong đời sống hiện thực. Mặt khác niềm tin tôn giáo cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân và cộng đồng khi nó bị các thế lực chính trị lợi dụng, khi nội dung tín ngưỡng tôn giáo mà họ tin tưởng đối lập với lợi ích của cộng đồng, xã hội” (5.47)
Niềm tin tôn giáo là niềm tin tôn giáo không có tính lôgic
Theo GS Đặng Nghiêm Vạn “niềm tin tôn giáo – niềm tin đó phải là niềm tin siêu lý, không dựa vào lý, không dựa vào lý tính và thực nghiệm. Một niềm tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống kinh nghiệm hoặc do sự tu luyện để dần khẳng định vững chắc đó là niềm tin không cần chứng minh, tin để rồi không tin vào những đIều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, một cuộc sống bất diệt”
“Niềm tin tôn giáo được hình thành chủ yếu thông qua quá trình tưởng tượng. Do không giảI quyết được những mâu thuẩn và bế tắc trong cuộc sống hiện thực khiến con người tìm lối thoát bằng cách tưởng tượng ra một viễn cảnh hoàn hảo đối lập với hiện thực, xây dựng nên biểu tượng siêu linh trên cơ sở những chất liệu của thế giới tự nhiên và xã hội loàI người. Và tác giả của nó lại cúi đầu tự nhận là sản phẩm của chính sản phẩm mà họ làm ra. Rõ ràng đIều này không phù hợp với lôgic thông thường càng không phù hợp với quy luật khách quan (5.48)
Chính vì niềm tin tôn giáo không có tính lôgic cho nên trong quá trình nhận thức của mình buộc con người phảI thừa nhận quyền lực tối cao của một lực lượng nào đó nhưng không thể giảI thích được, không tiếp cận được, không vươn tới được. Tất cả chỉ dựa trên linh cảm và niềm tin sâu sắc. không chỉ có thế các tín đồ còn sẵn sàng tin và hành động theo quy luật của tư duy
Như vậy bản chất của niềm tin tôn giáo không phù hợp với nhận thức. Bởi lẽ nó chỉ hướng đến khách thể mà chúng ta không nhận biết được, không tiếp cận được. Có thể nói, niềm tin tôn giáo không dựa trên một luận chứng khoa học nào cả. nhưng đối với các tín đồ thì nó là lẽ sống, là cứu cánh của cuộc đời họ. Người ta có thể chấp nhận mọi gian khổ, khó khăn, thậm chí còn có thể đổi cả tính mạng của mình để phụng sự cho niềm tin ấy. Và niềm tin trong Đạo Phật cũng bị ảnh hưởng bởi các tinh thần chung đó.
Niềm tin tôn giáo là niềm tin có tính chất bền vững ở các tín đồ.
Nói đến niềm tin là nói đến một định hướng giá trị vững chắc trong nhận thức và hành động của con người. Nhưng niềm tin tôn giáo lại là một niềm tin hết sức bền vững, một sự bền vững đặc biệt so với các niềm tin khác ở các tín đồ
Sự bền vững của niềm tin tôn giáo thể hiện ở chỗ những người theo tôn giáo tin vào các lực lượng siêu nhiên, vào thế giới hư ảo một cách mê muội, một cách mù quáng, vì niềm tin tôn giáo của mình họ có thể sẵn sàng tất cả kể cả tính mạng của mình. Tính bền vững của niềm tin tôn giáo còn thể hiện ở chỗ cá nhân tin vào niềm tin mà họ đã theo đuổi trong suốt cuộc đời của mình – một niềm tin dường như không thay đổi. Đây cũng là một yếu tố cơ bản để giảI thích tinh thần “tử vì đạo” tới mức mê muội của các tín đồ, là lý do để giảI thích sức sống của tôn giáo, cũng như sự bám dễ vững chắc của hiện tượng này trong đời sống xã hội
Từ những phân tích ở trên về các đặc điểm của niềm tin tôn giáo chúng ta có thể rút ra nhận xét: niềm tin tôn giáo là một niềm tin rất bền vững, một niềm tin hướng đến những lưc lượng và thế giới khônng tồn tại. Theo quy luật tâm lý học, chính sự hư ảo đã góp phần làm cho niềm tin tôn giáo tồn tại và sâu sắc thêm. mặt khác một niềm tin bền vững đã làm cho một số tín đồ có những hành vi thiếu minh mẫn hay cực đoan. Cũng do chính các đặc điểm này mà tôn giáo đã bị không ít người lợi dụng vào các hoạt động tín ngưỡng tiêu cực, không phù hợp với lối sống văn hoá như mê tín, dị đoan, buôn thần bán thánh hay lợi dụng vào các mục đích chính trị làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội (1.76)
CHƯƠNG II: NIỀM TIN TRONG ĐẠO PHẬT CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Nhìn nhận niềm tin trong Đạo Phật từ góc độ tâm lý học
Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã chú ý đến mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và các trạng tháI tâm lý của con người. Dêmocrit đã cho rằng”con người thường rơI vào những hoàn cảnh khó khăn, họ không thể khắc phục được, họ dao động giữa niềm tin và nỗi sợ hãi. Do vậy con người đã tin vào các lực lượng không tồn tại trong thực tế, để tìm kiếm sự che chở và giúp đỡ. Hay tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và bản thân con người. Người ta ai cũng sợ chết và cần có niềm tin an ủi. Bản chất của thần học là chứa đựng nhân bản học. Là sự tưởng tượng phong phú của con người. Nó thể hiện sự mềm yếu, bất lực của con người đối với các vấn đề xã hội, là sự thể hiện bản chất con người dưới hình thức thần bí. Việc tôn thờ và tin tưởng các vị thần, tin, phật… cũng như bao hình thức tín ngưỡng tôn giáo, con người muốn tìm sự giao hoà giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình. Giữa sức mạnh trần thế và sức mạnh siêu trần thế. Nhờ đó con người sẽ vững tin hơn ở cuộc sống khó khăn hiện tại. Sự phù hộ, giúp đỡ, cứu giúp của Đức phật sẽ là nguồn động lực giúp con người vững tin trong cuộc sống. Các quá trình tâm lý như: tưởng tượng, cảm xúc, ý trí đã đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của niểm tin trong đạo phật. Tất cả thể hiện sự thành kính sùng bái đối với đấng tối cao (Bụt, Phật…)
1.1. Những biểu hiện của niềm tin trong Đạo Phật
Một trong những đặc điểm của Đạo Phật đó là tính bền vững và đặc đIểm này được thể hiện thông qua hành động cụ thể của người có tín ngưỡng tôn giáo. do vậy những người tin vào sự hiện hữu của một thế giới, của cõi niết bàn – một thế giới không có khổ đau, không có bất công ngang tráI - đã bày tỏ niềm tin của mình thông qua hành vi thực hành tôn giáo.
Hành vi thực hành tôn giáo trong Đạo Phật chính là việc đI lễ chùa. đến chùa lễ phật và thánh thần là thể hiện niềm tin, thực hành theo giáo lý của Đạo Phật (hay còn gọi là những hành vi tôn giáo của Đạo Phật) (6.15)
Nhìn nhận vấn đề từ lịch sử tôn giáo cho thấy Phật giáo từ buổi đầu du nhập đã có sự hội nhập sâu đậm với các tín ngưỡng dân gian bản địa. Tiếp đó, Phật giáo hoà đồng cùng với các tôn giáo khác như: Nho giáo, Đạo giáo…hình thành tư tưởng tam giáo đồng nguyên. Chùa không chỉ là nơI tu hành của người xuất gia mà còn là nơI đáp ứng nhiều nhu cầu của cộng đồng. Nha sư đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc như: thầy giáo, thầy cũng, thầy địa lý, thầy tướng số, thầy thuốc… do vậy các nhà sư từ xa xưa đã thể hiện nhiều lễ thức ngoài Phật giáo và đến nay mức độ có thể cao hơn do tác động trực tiếp của đIều kiện kinh tế xã hội.
Theo công trình nghiên cứu “nhu cầu đI lễ chùa của người Hà nội qua nghiên cứu thực tế” của Lê Minh Thiện cho thấy: nhu cầu đI lễ chùa của người dân chủ yếu tập trung vào cầu bình an: 88.3%, cầu sức khoẻ 77.8%, cầu sự nghiệp và tài lộc chỉ chiếm gần nửa số người đI lễ 53.6% và 49.1%, cầu trí tuệ chiếm 46.6% còn các nhu cầu khác như: cầu duyên 34.8% và cầu giảI quyết khó khăn 35.2%. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tính thực dụng của người đI lễ chùa ngày càng cao, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôI lại cho thấy xu hướng thực dụng đang có chiều hướng thay đổi. Các nhu cầu tài lộc, cầu sự nghiệp, cầu giảI quyết khó khăn, cầu tình duyên chiếm tình duyên chiếm tỉ lệ thấp. Ngược lại nhu cầu thoả mãn tinh thần tìm sự bình an chiếm tỉ lệ cao. Cỗu giảI thoát, mục đích cốt cán của mọi tôn giáo cũng như Phật giáo chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm 13.6%. Vởy là quan niệm phật giáo trong tâm linh của người Việt đã có sự thay đổi. Phật giáo đã mang tính dân gian, đI vào giải quyết những vấn đề vật chất vàtinh thần của cuộc sống hàng ngày. Liệu đó có phảI là niềm tin vào một cõi niết bàn?
Những hành vi tôn giáo đó thường được gọi là nghi lễ hay lễ thức, tuy rằng thuật ngữ đó khó bao hàm được tất cả nội dung. Có thể nói nghi lễ là một mối quan hệ của thực tế ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động và tổng quát qua thực hành hành vi tôn giáo. Mỗi hình thức tôn giáo lại có những nghi lễ thể hiện ở những dạng khác nhau mang tính đặc thù và bắt buộc. Chính những nghi lễ này là chiếc cầu nối, là môI trường tôn giáo – một môI trường hành động có liên kết với một thế giới siêu linh mà họ có quan hệ. Việc lễ chùa là cầu nối giữa ta và Phật.
Trong đạo phật, việc đI lễ chùa tuân theo chu kỳ thời gian: ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng, ngoài ra ngày kỵ phật, thánh… hay các lễ tết của dân tộc với quan niệm dương nào âm vậy (6.16) ví dụ
Ngày 1 tháng riêng: vía đức phật Di lặc (Đức di lặc đản sinh)
Ngày 8 tháng riêng: cúng sao giải hạn
Ngày 15 tháng riêng: lễ thượng nguyên
Ngày 8 tháng hai: vía phật Thánh ca xuất gia
Ngày 15 tháng bảy: Lễ Vu lan, vào mùa báo hiếu tứ ân
(theo phật giáo đại thừa)
“phật chỉ lấy đIều hoạ phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến vậy? Trên từ vương công đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về phật thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền của để làm chùa, xây tháp thì hớn hở vui vẻ, như trong tay đã cầm được cái biên lai để ngày sau đi nhận số tiền báo trở lại. Cho nên trong từ Châu thành đến Châu phủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin, hễ chỗ nào có nhà ở thì có chùa phật, bỏ đI thì làm lại, hư thì sửa lại” (Thích Thanh Từ).
Ở đạo phật, ngôi chùa chính là không gian thiêng liêng nhất, con người đã tạo ra một không gian linh thiêng đến tối linh để con người đến cầu khấn, đến để đặt niềm tin, hy vọng. Chỉ đắm mình trong nghi lễ để cầu mong một hạnh phúc, phúc lành hay tránh tai hoạ, con người mới thấy mình nhỏ bé trước những điều bí ẩn ở các vị thần linh do tính siêu nhiên mà họ tin tưởng. Họ vừa tôn trọng, vừa sợ hãi. Thấy mình chưa vươn tới được hay có một khoảng cách nhất định với các vị đó. Nhưng lại có sự ham muốn được các vị đó cứu giúp. Nghi lễ hay rộng hơn các thành phần, hành vi tôn giáo theo ý họ có thể làm phát động, khơi dậy cái ma lực cái phép màu trong cái thực thể siêu linh – vị thần linh hộ mệnh - đã làm thoả mãn yêu cầu của họ mong sự tốt lành tránh được tai hoạ. Sau khi thực hành hay tham gia một nghi lễ, con người cảm thấy thoải mái. Tăng thêm niềm tin hoặc cảm thấy giảm được nỗi đau tinh thần. Trong nghi lễ yếu tố tình cảm chiếm vao trò quan trọng
Một số hình thức biểu hiện cụ thể
Cầu nguyện, cầu xin, khấn lễ
Là hành vi thông thường phổ biến của bất kỳ một tôn giáo nào với tư các cá nhân hay cộng đồng trong đạo phật thì hình thức này được thể hiện bằng hành vi thức thức thắp hương xin các vị thánh thần khấn lễ và cầu nguyện. Và khấn lễ cầu nguyện này là do sự thúc ép của bản thân hay có quy định của từng tôn giáo. “giá trị cúng lễ bao gồm tâm + vật chất, vật chất cũng biể hiện cái tâm. Lựa chọn cách thức dậng lễ nào phù hợp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và sự hiểu biết về giáo lý và quan niêm của mỗi người. Theo giáo lý của phật giáo yếu tố quan trọng ở tín đồ là đức tin. Đức tin là đồ lễ cao nhất. Sự biểu hiện của đức tin và hành vi thể hiện của đức tin chịu tác động của xã hội. Nó biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế hàng hoá phát triển. Đức tin cũng được vật hoá và thể hiện thông qua đồ lễ. Người đI lễ mong muốn được nhận cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần như nhu cầu làm ăn may mắn, nhiều tiền bạc, công danh, tấn tới, tìm được cảm giác thoảI máI yên tâm hàI lòng. (Lê Minh Thiện).
Lễ Hội
Lễ hội và đạo phật – tín ngưỡng dân gian có quan hệ đặc biệt. Đó là mỗi quan hệ tương hỗ. Lễ hội chính là không gian xã hội, là môI trường sống của các nghi thức, nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và thể hiện rõ nét niềm tin của con người vào thế giới siêu nhiên.
Có rất nhiều loại lễ hội, tuỳ theo tính chất và quy mô mà phân ra làm các loại khác nhau: có loại mang tính chất dân dã được truyền từ đời này qua đời khác có thể hoàn toàn thế tục hay là nửa thiêng, nửa tục. Có loại hoàn toàn mang tính chất tôn giáo hay là của một tôn giáo (6.18)
Lễ hội và tín ngưỡng tôn giáo –tín ngưõng dân gian là nhu cầu sinh hoạt văn hoá tin thần của mọi cộng đồng ,mọi dân tộc.Du các cộng đồng và dân tộc đó có trình đọ nào của sự tiến bộ xã hội. Có thể nói ,lễ hội là “bảo tàng sống “ ,hội tụ và giói thiẹu các mặt sinh họat văn hoá truỳên thống của các dân tộc .Tín ngưỡng _lễ hội dân gian là những giá trị tâm linh thể hiện trí tụe va khát vọng của con người ,giúp con người có được niềm tin va hy vọng ,mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc .Có thẻ hiểu được cơ sở tồn tại của các lễ hội và tín ngưỡng dân gian ma các dân tộc ở nước ta gìn giữ thì mới hiểu được sức sống mãnh liệt của các dân tộc anh em trảI qua các bước thăng trầm của lịch sử ,đứng vững trước mọi sự tác động từ bên ngoài, nhất là về mặt tâm linh .ý nghĩa thưc tiễn đó lại càng trở nên cấp thiết khi toàn dân ta đang bước vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước.
Kiêng cữ
Người Việt nam có câu: có thờ có thiêng, có kiêng có lành để thấy rằng kiêng cữ là một bộ phận của hành vi tôn giáo khiến tín đồ có ý thức hơn về hành vi tôn giáo của mình. “các sách báo tôn giáo hay dân tộc học nước ngoài thường dùng để chỉ những giới hạn quy định bởi các tục lệ giữa những đồ vật, những thức ăn mang tính nghi lễ, những cơ sở thờ tự, những hành vi xã hội mang tính cấm kỵ hay thiêng, hay giữa các hạng người vua quan thần dân tù trưởng, thầy cúng và dân thường. Nhưng kiêng cữ thật đa dạng và phong phú liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của con người và tự nhiên. ví dụ các tín đồ theo đạo phật phảI kiêng ăn thịt chó, hành tỏi, kiêng dục (Đoàn Thị Thanh Huyền).
Có thể nói rằng những kiêng cữ này nhằm chống lại những cám dỗ, những nhơ bẩn của cuộc sống trần tục. Nhằm giúp cho các tín đồ tự hoàn thiện bản thân, làm tròn trách nhiệm với cộng đồng hay tôn giáo… là chiếc cầu nối để tín đồ đến với cõi niết bàn nhanh hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều biểu hiện lạc hậu cần được giảm bớt hay cảI thiện nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội.
Nói đến niềm tin là nói đến một định hướng giá trị vững chắc trong hành động của con người. Và những hành vi tôn giáo có rất nhiều, nó đan xen, kết hợp với nhau. Và chỉ lưu ý: nếu nội dung tôn giáo tự nó đI vào lòng các tín đồ thì ngược lại nhờ các hành vi tôn giáo mà tín đồ đI vào lòng tôn giáo. Hai thứ đó hợp lại tạo nên niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng (6.19). Niềm tin tôn giáo là một niềm tin đặc biệt. Tính đặc biệt này không phảI do tôn giáo là một vấn đề xã hội vừa mang tính bộ phận, tính khu vực, vừa mang tính toàn cầu mà do khách thể tôn giáo quy định. Chính vì thế, nội dung tôn giáo đI vào lòng các tín đồ qua sự tìm hiểu của cá nhân và do sự giúp sức của tập thể, cộng đồng và vì thế mà hành vi tôn giáo thường mang tính tập thể và tính cấu kết các tín đồ trong cùng một cộng đồng. Và những yếu tố này đã là nhân tố là nền móng vững chắc tạo nên niềm tin ở các tín đồ. Là phân nhân tố cần thiết quan trọng của bất kỳ một tôn giáo nào.
2.2. Những biểu hiện tiêu cực của niềm tin tôn giáo (mê tín, dị đoan)
2.2.1. Khái niêm mê tín dị đoan
Theo từ điển tiếng Việt thì: mê tín là tin một cách mù quáng vào cái thần bí, vào những chuyện thần thánh, ma quỷ, số mệnh hoặc ưa chuộng, tin tưởng một cách mù quáng không biết suy xét. Và dị đoan là đIều quáI dị do tin tưởng nhảm nhí mà có (7.623)
Theo từ điển Anh - Việt thì “Supertion” nghĩa là:
Niềm tin là những sự kiện nào đó không thể giải thích được bằng lý trí của con người hoặc các định luật vật lý, sự sợ hãI phi lý về cái không biết hoặc huyền bí – sự mê tín.
Ý nghĩa lòng tin của nhiều người không dựa trên lý lẽ đúng đắn hoặc hợp lôgic (1.19)
Như vậy mê tín dị đoan là những niềm tin không có cơ sở khoa học, chỉ đơn thuần theo cảm tính, không có suy xét. Hay mê tín là niềm tin mê muội, cuồng nhiệt, không trên cơ sở khoa học và lẽ phảI thông thường, huyền bí.
2.2.2. Những biểu hiện của mê tín, dị đoan
Xem bói
Là hình thức phổ biến của hiện tượng mê tín dị đoan. Xem bói bao gồm nhiều thể loại khác nhau: gieo quẻ, sóc đĩa, bói kiều.
Xem bói là hình thức đang gây tranh cãI hiện nay. Nó là hình thức làm mê hoặc con người, lôI kéo con người lại gần với các thế lực siêu nhiên. Xét ở mặt tâm lý, xem bói là một hình thức giảI toả tâm lý, giảm strees, giúp cho các tín đồ quên đI những mệt mỏi trong cuộc sống thực của họ. Nhưng xét ở mặt xã hội nó là một hiện tượng xã hội cần phảI lên án. Bởi nhiều thầy bói đã lợi dụng lòng tin của các tín đồ mà làm giàu bất chính hay lợi dụng lòng tin của các tín đồ đẻ mưu đồ chính trị, làm ảnh hưởng đến trật tự trị an của xã hội.
Lên đồng
Hỗu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà đồng, là sự táI hiện lại các hình ảnh các vị thánh nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các đệ tử, con nhang. Đồng bóng hay lên đồng không hề có cơ sở khoa học nào mà hoàn toàn dựa trên niềm tin cuồng tín của các tín đồ “khi nhập linh hồn, bóng của họ vào ông đồng, bà đồng còn gọi bà cốt với nghĩa là ghi tạc thần linh vào xương cốt gọi là ốp đồng hay giáng đồng rồi làm việc quan (tứclà thời gian thực hiện các nghi lễ) và xuất hồn (thắng đồng), được gọi là một giá đồng (nghĩa là thời gian các vị thần linh ngự trên cái giá của mình là ông đồng hay bà đồng để làm việc)”(4.125)
Những hình thức này nhằm chiêm cảm tình của các tín đồ. Cũng như hiện tượng bói toán xét ở mặt tâm lý lên đồng còn là một hình thức nhằm giảI toả tâm lý giúp cho các tín đồ đến gần với các bậc thánh thần hơn… nhưng xét ở mặt khoa học, nó là một hiện tượng phản khoa học cần phảI lên án và dẹp bỏ.
Giải hạn sao
Theo quan niệm của nhà phật, mỗi một cá nhân được sinh ra đã được ứng với một vì sao. Hay mỗi thân chủ có một tuổi nhất định, ứng với tuổi đó là các sao của từng năm. vì thế theo lịch của phật giáo đại thừa. Ngày mùng 8 tháng riêng là ngày lễ cúng sao giảI hạn… các tín đồ cho rằng sao chiếu mệnh của mình đen nên không làm ăn được gì bị ốm đau triền miên vì thế cần phảI hoá giảI những sao đen đuổi đó để mình gặp may mắn trong cuộc sống.
Xem tướng
Bao gồm tướng mặt, tướng đI đứng, tiếng người. Tuy là tướng mạo bên ngoài có thể phản ánh phần nào những nét tính cách của một cá nhân nhưng không phảI tất cả mọi may rủi, sướng khổ, buồn vui của con người đều được mã hoá trong tướng mạo cùng với đầy đủ mọi thông số về thời gian và địa điểm của sự cố đó. Đây chỉ là những phán quyết dựa trên cơ sở kinh nghiệm và suy diễn của một vàI cá nhân nào đó.
Xem số tử vi
Tương tự như sao giảI hạn, số tử vi là hệ thống những quẻ bói được mã hoá tương ứng với các sao, các tinh tú của vũ trụ (cơ sở của nó là sự thống kê từ một số lượng rất nhiều về những đặc điểm hình dáng, tính cách, nghề nghiệp… tổng hợp lấy những đặc trưng chung nhất đặt thành các sao. Những người rơI vào phạm vi ảnh hưởng của sao nào thì có những tính chất như nội dung của sao đó quy định. Song cũng như tướng mạo, tuyệt đối hoá tử vị thành một thứ định mệnh cho con người là đIều cực đoan và có nhiều sai lầm) (6.33)
Tóm lại niềm tin có vai trò trong sự phát triển của tôn giáo. Nhưng mê tín dị đoan là những niềm tin mê muội phản khoa học và vì thể chúng ta phảI lưu ý vấn đề này để có cách giảI quyết đúng đắn và kịp thời để hạn chế và xoá bỏ các hiện tượng này một cách triệt để.
III. VẤN ĐỀ NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1. Vấn đề niềm tin tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa
Tôn giáo là một phạm trù lịch sử ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Những người nguyên thuỷ đã từng sống hàng triệu năm không có tôn giáo. Tôn giáo ra đời từ thời cuối của công xã nguyên thuỷ, tồn tại trong các xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Khi con người đạt đến mức trưởng thành cao và đIều kiện sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của xã hội đạt đến trình độ rất cao thì tôn giáo sẽ không còn lý do tồn tại.
Đạo phật phản ánh nhu cầu giảI phóng và nhu cầu hạnh phúc của con người, nó có ý nghĩa giáo dục nhân văn, nhân đạo đối với quần chúng. Nó thâm nhập với quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ, biến thành đức tin, lối sống đạo đức của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. ậ Việt Nam sinh hoạt tôn giáo (đạo phật) đã trở thành một nhu cầu tinh thần và tình cảm của dân tộc gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc.
Mờy năm gần đây sinh hoạt tôn giáo ở nước ta có phần phát triển, đình chùa miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo xây cất lại. Số người tham gia các hoạt động tôn giáo ra tăng những hoạt động lễ hội gần đây gần gũi với tôn giáo càng nhiều, mang nhiều màu sắc khác nhau bao gồm cả mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng sau một thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, nay có xu thế đổi mới và dân chủ hoá nên có đIều kiện thể hiện, đáp ứng nguyện vọng của các tín đồ. Mặt khác cũng nói lên đIều không bình thường vì trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần tuý mà còn biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín di đoan. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “tín ngướng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tư do tin ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
3.2. Ý nghĩa của niềm tin trong đạo phật
Khi đạo phật du nhập vào việt Nam, Đức phật đã được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người (không chỉ phật tử) thoát mọi tai hoạ: nghiêng vai ngửa vái phật trời - đương cơn nạn đồ người trầm luân? làm nên mây mưa sấm chớp để mùa mang tốt tươi. Ban cho người hiếm muộn con (có tục đi chùa cầu tự) Ban cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc vào lúc giao thừa) Cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mới nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn người chết).
Cùng với sự phát triển của xã hội các nghĩ của con người cũng phát triển theo, những tư tưởng tiến bộ khoa học được con người tiếp thu và vận dụng vào cuộc sống. Nhưng không phảI vì thế mà đạo phật mất đi gía trị thiêng liêng của nó. Tuy rằng đất nước đang vươn tới một xã hội văn minh hiện đại nhưng vẫn phảI giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là tư tưởng nhân văn, lòng nhân áI và tinh thần lạc quan. Hướng con người tới Chân Thiện Mỹ. Những tư tưởng, lời dạy trong đạo phật đã giúp con người vượt qua những khó khăn, gian khổ. Giúp những mảnh đời bất hành tìm đến tương lai.
Đạo phật còn có ý nghĩa to lớn là giúp cho người dân duy trì không gian linh thiêng những truyền thống văn hoá. Phật giáo không khẳng định mình từ những gì nó thể hiện. Mà nó thể hiện giá trị của mình qua những giá trị văn hoá mà nó mang lại. Khi người dân hướng tới Phật hay đi vào lễ chùa… trong lòng mỗi người luôn
coi đức Phật là thiêng liêng, cao quý nhất. Và luôn phảI gìn giữ sự thanh tịnh cho nơI thờ phật cũng như tâm hồn mình. Trong cái không gian linh thiêng ấy, quá khứ và hiện tại, hư vô và trần tục, giữa cái phàm trần và cái siêu phàm gặp gỡ nhau để cùng nhau vươn tới cái chân thiện mỹ. Đây là giá trị tâm linh mà đạo Phật có được.
Ý nghĩa tâm linh
Không phải ngẫu nhiên ở Việt Nam lại có nhiều chùa đến vậy. Việt này bắt nguồn từ sự ý thức về lòng biết ơn khát vọng hạnh phúc và khát vọng về một thế giới bình an. Nó được thể hiện rất cụ thể khi mỗi cá nhân đứng trước những hoàn cảnh khó khăn hay đứng trước bàn thờ Phật. Niềm tin ở đây chỉ là những niềm tin hư ảo. Nhưng chỉ cần cái hư ảo ấy mà cuộc sống trần tục bớt bộn bề lo toan để rôI mỗi khi có việc cần giúp đỡ người ta lại cầu mong sự trợ giúp của đức Phật và sau những thành công thì họ lại tạ ơn, vì tin rằng đã nhận được sự giúp đỡ của đức Phật.
Chính vì những ý nghĩa cao cả ấy mà đã quy định sự tồn tại vững bền của niềm tin trong đạo Phật của người Việt.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Đối với bất kỳ tôn giáo nào, niềm tin tôn giáo cũng chiếm vị trí trung tâm. Thuật ngữ tín đồ trong ý thức của chúng ta đồng nghĩa với khái niệm “con người có niềm tin tôn giáo” không thể đến với tôn giáo hoặc trở thành tín đồ hay theo tôn giáo nếu cá nhân đó thiếu niềm tin tôn giáo.
Cuộc sống luông căng thẳng và đầy bon chen, con người luôn gặp những bất ổn về mặt tâm lý, người ta tìm đến với tôn giáo như một cứu cánh cho sự thất bại cuộc sống hiện tại. Con người luôn khao khát dựa vào lực lượng siêu nhiên nhằm tìm kiếm sự che chở, giúp đỡ các ước muốn về một cuộc sống cực lạc và vĩnh hằng là một nhu cầu của con người. Theo quy luật của tâm lý những nhu cầu nào mà chưa được thoả mãn thì nó là động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Vì thế thế giới cực lạc mãI là khát khao, là ước vọng là sự vươn tới của con người. Đối với dân tộc ta vốn coi trọng cái tình, cái nghĩa, quý mến những cái đẹp cộng với những giá trị nhân văn cao cả, Phật giáo đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Như vậy bằng rất nhiều lý do khác nhau có được từ việc tìm hiểu “niềm tin trong đạo Phật của người Việt” tôI có thể khẳng định rằng:
Các tín đồ đến với Phật giáo với nhiều nhu cầu khác nhau phụ thuộc vào chính cá nhân họ, phần lớn là tìm chỗ dựa tinh thần, giải quyết các nhu cầu hiện tại của con người và tìm kiếm sự an ủi, sự thanh thản. Một số lễ thức đã giúp cho người đi lễ chùa giảI toả những căng thẳng và tìm lại sự thăng bằng sau những biến đổi thất thường trong cuộc sống của họ. Việc tạo niềm tin từ tất cả những gi vừa gần gũi, vừa thiêng liêng, vừa hư thực đã làm nên sức sống cho đạo phật trong lòng người dân Việt nói riêng và các tín đồ của đạo Phật nói chung. Đây cũng là khía cạnh tâm lý quan trọng khi nghiên cứu về tôn giáo hay tín ngưỡng. Nếu chúng ta không quan tam đến khía cạnh tâm lý này thì không thể lý giải được bản chất của đạo Phật cũng như các tôn giáo khác. Thông qua việc nghiên cứu niềm tin trong Đạo Phật ta còn có thể có cơ sở để hiểu sâu về tôn giáo này.
Nắm được những đặc điểm cơ bản của niềm tin tôn giáo sẽ giúp chúng ta đề ra được những chủ trương, biện pháp phù hợp và có hiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục những người theo tôn giáo, để họ có thể phát huy và cống hiến tiềm năng của mình cho công cuộc đổi mới đất nước nhằm xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, công bằng và văn minh “tốt đời đep đạo”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tâm lý học tôn giáo (Vũ Dũng – NXB Khoa học)
Tập bàI giảng tôn giáo học (GS.TS Nguyễn Hữu Vui)
Tiềm về bản sắc văn hoá Việt Nam (Trần Ngọc Thêm)
Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía bắc (Hoàng Lương – NXB ĐH Quốc Gia)
Nguyên nhân tâm lý – xã hội thúc đẩy người dân HảI Hởu đi lễ chùa (Đoàn Thị Thanh Huyền)
Tạp chí tâm lý học (Số 2/83)
Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý)
Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Niềm tin tôn giáo trong Đạo Phật của người dân Việt Nam” em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan và các thầy cô trong khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồi Loan đã tạo đIều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.
Khả năng bản thân có hạn nên chắc chắn đề tài vẫn có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 1 năm 2007
Sinh viên
Phạm thị thương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Niềm tin tôn giáo trong đạo Phật của người Việt Nam.doc