Niêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh niêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Ông John Shrimpton nhận bằng danh dựngành Luật đại học Newcastle năm 1984. Sau đó, ông làm việc với công ty Bishop Cavanagh của Luân Đôn ởvịtrí tưvấn đầu tư, trước tiên là ở thành phốLuân Đôn, và từnăm 1986 là ởchâu Á. Từnăm 1988 đến năm 1991, ông làm việc cho hãng W.I. Carr (Viễn Đông) ởHồng Kông và là một trong những nhân viên kinh doanh đầu tiên phụtrách các nhà đầu tưcó tổchức. Trong thời gian này, ông đã tưvấn lĩnh vực đầu tư và giao dịch chứng khoán trên các thịtrường Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Sri Lanka. Năm 1991, ông chuyển qua Bangkok, Thái Lan và làm việc với công ty Tài chính Dynamic Eastern của Thái Lan, một công ty tài chính và chứng khoán được niêm yết ởthị trường chứng khoán Thái Lan, ởcương vịGiám đốc kinh doanh phụtrách các nhà đầu tưcó tổchức, nơi ông tạo lập mảng kinh doanh quốc tếcho công ty. Năm 1994, ông trởlại Hồng Kông làm việc cho công ty HSBC James Capel Asia ởvịtrí Giám đốc kinh doanh chuyên trách các nhà đầu tưcó tổchức của Thái Lan. Là một trong những thành viên sáng lập công ty Dragon Capital Group vào năm 1994, ông chuyển vềlàm việc hẳn với công ty Dragon Capital tại TP. HCM vào tháng 11/1996. Ông tham gia vào Ban Giám đốc của cả3 quỹ đầu tưdo công ty Dragon Capital quản lý ngay từnhững ngày đầu thành lập của các quỹcũng nhưtham gia vào Ban Giám đốc của một sốcông ty có sự đầu tưcủa các quỹnày. Ông đảm nhiệm việc tăng vốn và cơcấu quỹcũng nhưkhởi xướng các cơhội đầu tưcho các nhà quản lý đầu tưlà khách hàng của công ty Dragon Capital Group.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh niêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ được xác định theo nguyên tắc sau: o Đối với chứng khoán niêm yết, giá của các chứng khoán niêm yết được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá. o Đối với chứng khoán chưa niêm yết và giao dịch tại các công ty chứng khoán, giá của chứng khoán đó được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch cung cấp bởi ba (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. o Đối với cổ phiếu niêm yết không có giao dịch trong thời gian ít hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, giá của chứng khoán đó được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá chào mua cung cấp bởi ba (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. o Đối với cổ phiếu niêm yết không có giao dịch trong thời gian nhiều hơn hai (02) tuần tính đến ngày định giá, giá trị của chứng khoán đó được xác định như sau: - Bằng 80% giá trị thanh lý của một cổ phiếu tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất trong trường hợp tổ chức phát hành đang trong quá trình chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản; hoặc - Bằng giá mua trong các trường hợp khác; hoặc - Đánh giá theo giá trị đầu tư (cost price). o Đối với các loại tài sản khác như tín phiếu kho bạc, hối phiếu ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, trái phiếu có thời gian đáo hạn dưới một (01) năm kể từ ngày định giá, giá các chứng khoán đó được xác định bằng giá mua cộng với lãi luỹ kế tính đến thời điểm định giá. Trường hợp tài sản là trái phiếu chiết khấu, giá trị tài sản được xác định theo phương pháp định giá theo dòng tiền hoặc theo phương pháp nội suy tuyến tính trên cơ sở giá mua và mệnh giá của trái phiếu; o Đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn trên một (01) năm kể từ ngày định giá, trái phiếu chuyển đổi, giá của các chứng khoán đó được xác định bằng giá thị trường đối với chứng khoán niêm yết hoặc báo giá bởi (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. Trường hợp các chứng khoán đó được giao dịch thỏa thuận và không có giá thị trường, giá các chứng khoán này được xác định theo các mô hình lý thuyết định giá trái phiếu phù hợp; o Đối với chứng khoán phái sinh, giá các chứng khoán này được xác định bằng giá thị trường đối với chứng khoán niêm yết hoặc báo giá bởi (03) công ty chứng khoán không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. Trường hợp các chứng khoán đó được giao dịch thỏa thuận và không có giá thị trường, giá các chứng khoán này được xác định theo các mô hình lý thuyết định giá chứng khoán phái sinh phù hợp; o Đối với các loại tài sản khác của Quỹ như cổ tức, lãi nhận được, tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn không quá 365 ngày, và tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm kể từ ngày định giá, giá trị của các tài sản này được tính theo giá trị thực tế tại thời điểm xác định; o Trường hợp tài sản của Quỹ là bất động sản, giá trị tài sản này phải được định giá bởi một tổ chức định giá độc lập được sự đồng ý của Ngân hàng giám sát và được Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận. Tổ chức định giá này không phải là người có liên quan của Công ty quản lý quỹ và Ngân hàng giám sát. Tài sản này phải được thẩm định và định giá định kỳ sáu (06) tháng một lần. Trường hợp xảy ra những sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản, Công ty quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát phải thông báo với tổ chức định giá; BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 35/50 o Đối với các khoản đầu tư mà phương pháp tính giá chưa được xác định trên đây sẽ được đánh giá theo giá trị đầu tư ban đầu (cost price) và không thay đổi trong suốt thời gian mà khoản đầu tư đó chưa được chuyển nhượng. o Giá của các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc định giá khoa học và khách quan khác đã được Ngân hàng giám sát phê duyệt và Đại hội Nhà đầu tư chấp thuận. • Tổng nợ phải trả của Quỹ đầu tư VF4 là các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ thanh toán của Quỹ đầu tư VF4 tính đến thời điểm xác định giá trị. Phương thức xác định giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán phải được Ngân hàng giám sát xác nhận là phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan. Giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ Giá trị đơn vị quỹ bằng giá trị tài sản ròng của Quỹ chia cho tổng số đơn vị quỹ đang lưu hành. 8.3 Phương pháp tính thu nhập và kế hoạch phân chia lợi nhuận của Quỹ * Phương pháp tính thu nhập: Thu nhập của Quỹ đầu tư VF4 hàng năm gồm hai phần: lãi lỗ thực hiện và lãi lỗ chưa thực hiện. Lãi lỗ thực hiện gồm: • Lãi lỗ thực từ hoạt động đầu tư, • Cổ tức nhận từ các hoạt động đầu tư, • Trái tức từ các loại trái phiếu, • Lãi tiền gửi từ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Lãi lỗ chưa thực hiện chủ yếu do đánh giá lại các khoản đầu tư. Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được kiểm toán, Ban đại diện quỹ sẽ đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm lên Đại hội Nhà đầu tư. Nguồn chi trả cổ tức chỉ được dùng từ lãi đã thực hiện, không sử dụng lãi chưa thực hiện. * Phân chia lợi nhuận của Quỹ: Cổ tức Quỹ có thể được phân phối hàng năm cho nhà đầu tư dựa trên đề xuất của Công ty quản lý quỹ VFM và được sự đồng ý của Đại hội Nhà đầu tư. Tuy nhiên, cổ tức Quỹ sẽ không đáng kể trong khoảng 1-2 năm đầu vì mục tiêu ban đầu của Quỹ là giải ngân và tăng trưởng vốn. Chỉ những nhà đầu tư có tên trong Danh sách nhà đầu tư theo thông báo ngày đăng ký cuối cùng của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM mới được nhận cổ tức. 9. Chế độ báo cáo Công ty quản lý quỹ VFM sẽ chuẩn bị các báo cáo định kỳ của Công ty và của Quỹ đầu tư VF4, trong đó các báo cáo định kỳ của Quỹ đầu tư VF4 có xác nhận của Ngân hàng Giám sát. Các báo cáo này sẽ được Công ty quản lý quỹ VFM gửi đến UBCKNN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi Quỹ được niêm yết tại SGDCK TPHCM, các báo cáo này sẽ được Công ty quản lý quỹ VFM gửi đến SGDCK TPHCM theo đúng quy định của pháp luật hiện hành Các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và các báo cáo về hoạt động của Quỹ sẽ được Công ty quản lý quỹ VFM sao gửi đến các thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 và được cung cấp miễn phí trên trang thông tin điện tử (website) của Công ty quản lý quỹ VFM. 10. Địa chỉ liên lạc giải đáp thắc mắc cho các nhà đầu tư - Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Lầu 8, Tòa nhà Bitexco, 19 - 25 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 36/50 Tp. HCM, Việt Nam Tel: (84.8) 914 3393 Fax: (84.8) 914 3392 Email: info@vinafund.com Website: www.vinafund.com - Chi nhánh Hà nội: Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Phòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: (84.4) 942 8168 Fax: (84.4) 942 8169 BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 37/50 V. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUỸ ĐẦU TƯ VF4 1. Thông tin về Công ty quản lý quỹ VFM 1.1 Thông tin chung về Công ty quản lý quỹ VFM Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFM) là một liên doanh giữa Dragon Capital Management và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), được thành lập theo Giấy phép số 01/GPĐT-UBCKNN ngày 15/07/2003 của UBCKNN. Công ty quản lý quỹ VFM là công ty huy động và quản lý quỹ chính thức của Quỹ đầu tư VF4. Công ty hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Công ty quản lý quỹ VFM đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội, với tổng vốn điều lệ là 100 tỷ đồng do Ngân hàng Sacombank góp 51% và Công ty Dragon Capital Management góp 49%. Công ty quản lý quỹ VFM là công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư. Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý tổng tài sản khoảng 5.000 tỷ đồng thông qua các sản phẩm quỹ: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) và Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2) và một số nguồn vốn ủy thác khác, từ hơn 8.000 nhà đầu tư pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước. 1.1.1 Giới thiệu về đối tác sáng lập Công ty quản lý quỹ VFM * Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Ngân hàng Sacombank được thành lập năm 1991, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam. Sau gần 16 năm hoạt động, Sacombank đã trở thành một trong các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Việt Nam với quy mô vốn điều lệ 4.450 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động gần 190 chi nhánh và điểm giao dịch tại 40 tỉnh thành Việt Nam. Sacombank cũng là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với trên 27.000 cổ đông; có hệ thống các công ty liên doanh và trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý quỹ, kiều hối, chứng khoán, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, quản lý nợ và khai thác tài sản…. Ngân hàng Sacombank đang tiếp tục triển khai hàng loạt các dự án như: mở mạng lưới hoạt động đến những vùng sâu vùng xa, liên kết thành lập trường đại học Sacombank, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Campuchia, Lào và Trung Quốc, thành lập công ty vàng bạc đá quý, công ty liên doanh thẻ... Ngân hàng Sacombank đang hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và là thương hiệu được nhận biết trong khu vực thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ và chuyên nghiệp hóa, chuyên sâu hóa các mảng hoạt động. Năm 2007, Sacombank là đại diện duy nhất của Việt Nam được Euromoney - một tạp chí hàng đầu thế giới về lĩnh vực tài chính trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007 - Best bank - Vietnam 2007”. * Dragon Capital Management Tập đoàn Dragon Capital (DCG) là một định chế ngân hàng đầu tư, tập trung vào thị trường vốn Việt Nam. Được thành lập vào năm 1994, đến nay DCG là công ty quản lý quỹ lớn nhất và giàu kinh nghiệm nhất tại Việt Nam với tổng số tài sản của tập đoàn trên 2 tỷ USD. Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là quỹ đầu tư đầu tiên do DCG quản lý, với tài sản trên 1 tỷ USD và là quỹ phát triển tốt nhất tại Việt Nam. Năm 2006, VEIL là một trong những quỹ đầu tư quốc gia thành công nhất toàn cầu và hầu như chưa có mối liên hệ với những chỉ số chứng khoán bên ngoài. Với sự ra đời của những quỹ tiếp theo, DCG đã phát triển thành một ngân hàng đầu tư hoạt động đa dạng, cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ tài chính bao gồm quản trị công ty, quản lý quỹ, đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp và thị trường vốn, bao gồm tư vấn, chứng khoán và nghiên cứu. DCG có gần 100 nhân viên hiện làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và tại Anh quốc. Văn phòng tại Anh, Dragon Capital Markets (Europe) được Cơ quan Quản lý và Giám sát Dịch vụ Tài chính (FSA) cấp phép. Triết lý định hướng cho DCG là liên kết người sử dụng vốn với nhà cung cấp vốn thông qua thị trường tài chính đang phát triển ở Việt Nam; và thực hiện công việc đó với sự quan tâm tối đa đến những tiêu chuẩn quốc tế về tính BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 38/50 chuyên nghiệp, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; trong khi vẫn giữ được sự cam kết sâu sắc nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước Việt Nam. DCG và các quỹ do công ty quản lý chấp hành đầy đủ tất cả các quy định về chống rửa tiền tại các nơi công ty hoạt động và áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất. Từ năm 2005, công ty tham gia vào tổ chức bảo vệ môi trường Carbon Neutral. 1.1.2 Giới thiệu về cơ cấu Hội đồng Quản trị Công ty quản lý quỹ VFM ƒ Ông Đặng Văn Thành Chủ Tịch (đại diện Ngân hàng Sacombank) ƒ Ông Dominic Scriven Phó Chủ tịch (đại diện Dragon Capital Management) ƒ Ông Nguyễn Tấn Thành Ủy viên (đại diện Ngân hàng Sacombank) ƒ Ông John Shrimpton Ủy viên (đại diện Dragon Capital Management) Dưới đây là thông tin tóm tắt về các thành viên trong HĐQT của Công ty quản lý quỹ VFM. Ông Đặng Văn Thành (CMND số: 022523997) Chủ tịch HĐQT Ông Đặng Văn Thành là một trong những người có công sáng lập Sacombank và là Chủ tịch HÐQT Sacombank từ năm 1995 cho đến nay. Với niềm đam mê và sức sáng tạo không ngừng cùng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính ngân hàng, ông Đặng Văn Thành đã cùng các cộng sự của mình xây dựng Ngân hàng Sacombank trở thành một tên tuổi lớn của ngành tài chính Việt Nam. Ông là tác giả của sáng kiến vàng trong việc kiến nghị ngân hàng nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu đại chúng của Sacombank với mệnh giá 200.000 đồng để dần đưa Ngân hàng Sacombank từ một ngân hàng với số vốn chỉ có 3 tỷ đồng trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ông đã tạo dựng được niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và tạo ra một con đường phát triển an toàn cho Ngân hàng Sacombank trong một nền kinh tế tiến hóa nhanh và đầy thách thức. Dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Văn Thành, tài sản Sacombank hiện nay tăng gấp hơn 2.500 lần trong 16 năm, từ 15 tỉ đồng lên đến đến hơn 38.000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007. Ông Dominic Scriven (Passport: 761100461) Phó Chủ tịch HĐQT Ông Dominic Scriven tốt nghiệp đại học Exeter năm 1985 với bằng danh dự, chuyên ngành Luật và Xã hội học. Ông có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có 18 năm ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông và Việt Nam. Ông đã từng làm việc cho M&G Investment (niêm yết chính thức tại London) Sung Hung Kai & Co (niêm yết chính thức tại Hongkong) và Citicorp Investment Bank. Trong những năm đó, ông đã tham gia tích cực vào lĩnh vực quản lý quỹ, tài chính công và giao dịch thị trường chứng khoán ở hầu hết các thị trường vốn đang phát triển ở châu Á. Năm 1991, ông chuyển đến Việt Nam, học 2 năm tại trường đại học Hà Nội trước khi trở thành đồng sáng lập viên công ty Dragon Capital vào năm 1994. Dragon Capital hiện đang quản lý hơn 2 tỷ USD cho các quỹ trong và ngoài nước, đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân và các công ty cổ phần hóa. Công ty cũng hoạt động tích cực trong mảng tài chính công và phát triển thị trường vốn. Năm 2003, Dragon Capital đã thành lập công ty quản lý quỹ trong nước đầu tiên tại Việt Nam và năm 2005 trở thành cổ đông chiến lược của một số công ty chứng khoán tại Tp. Hồ Chí Minh. Với vốn tiếng Việt lưu loát, ông đã tham gia vào Hội đồng quản trị của một số công ty Việt Nam bao gồm 2 ngân hàng cổ phần và 4 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ông đã được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương OBE “vì những đóng góp cho sự phát triển khu vực tài chính Anh tại Việt Nam” nhân dịp năm mới 2006. Ngoài những hoạt động trong lĩnh vực tài chính trên, ông còn có những sở thích riêng khác, từ việc làm du lịch sinh thái, làm nghệ thuật, tranh cổ động đến việc tham gia ngăn chặn việc kinh doanh động vật hoang dã trái phép. Từ năm 1994 đến nay, ông Dominic Scriven là Giám đốc của công ty Dragon Capital. Ông Nguyễn Tấn Thành (CMND số: 020103263) Ủy viên HĐQT BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 39/50 Ông Nguyễn Tấn Thành đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm. Ông Nguyễn Tấn Thành từng là Phó Chủ Tịch HÐQT Ngân hàng Sacombank. Ông cũng là người có nhiều đóng góp vào sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank trong suốt 16 năm nay. Từ năm 2006 đến nay, ông là Trưởng Ban Kiểm Soát của ngân hàng Sacombank. Ông John Shrimpton (Passport: 761100424) Ủy viên HĐQT Ông John Shrimpton nhận bằng danh dự ngành Luật đại học Newcastle năm 1984. Sau đó, ông làm việc với công ty Bishop Cavanagh của Luân Đôn ở vị trí tư vấn đầu tư, trước tiên là ở thành phố Luân Đôn, và từ năm 1986 là ở châu Á. Từ năm 1988 đến năm 1991, ông làm việc cho hãng W.I. Carr (Viễn Đông) ở Hồng Kông và là một trong những nhân viên kinh doanh đầu tiên phụ trách các nhà đầu tư có tổ chức. Trong thời gian này, ông đã tư vấn lĩnh vực đầu tư và giao dịch chứng khoán trên các thị trường Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan và Sri Lanka. Năm 1991, ông chuyển qua Bangkok, Thái Lan và làm việc với công ty Tài chính Dynamic Eastern của Thái Lan, một công ty tài chính và chứng khoán được niêm yết ở thị trường chứng khoán Thái Lan, ở cương vị Giám đốc kinh doanh phụ trách các nhà đầu tư có tổ chức, nơi ông tạo lập mảng kinh doanh quốc tế cho công ty. Năm 1994, ông trở lại Hồng Kông làm việc cho công ty HSBC James Capel Asia ở vị trí Giám đốc kinh doanh chuyên trách các nhà đầu tư có tổ chức của Thái Lan. Là một trong những thành viên sáng lập công ty Dragon Capital Group vào năm 1994, ông chuyển về làm việc hẳn với công ty Dragon Capital tại TP. HCM vào tháng 11/1996. Ông tham gia vào Ban Giám đốc của cả 3 quỹ đầu tư do công ty Dragon Capital quản lý ngay từ những ngày đầu thành lập của các quỹ cũng như tham gia vào Ban Giám đốc của một số công ty có sự đầu tư của các quỹ này. Ông đảm nhiệm việc tăng vốn và cơ cấu quỹ cũng như khởi xướng các cơ hội đầu tư cho các nhà quản lý đầu tư là khách hàng của công ty Dragon Capital Group. Từ năm 1996 đến nay, ông John Shrimpton là Giám đốc của công ty Dragon Capital. 1.1.3 Giới thiệu về cơ cấu Ban điều hành Công ty quản lý quỹ VFM ƒ Ông Trần Thanh Tân Tổng Giám đốc ƒ Ông Nguyễn Quang Trung Phó Tổng Giám Đốc Thứ Nhất ƒ Ông Phạm Khánh Lynh Phó Tổng Giám đốc (phụ trách huy động vốn) ƒ Ông Trần Lê Minh Phó Tổng Giám đốc (phụ trách chi nhánh Hà Nội) ƒ Ông Trần Anh Tuấn Giám đốc Đầu tư ƒ Ông Phan Thanh Quan Giám đốc Nghiên cứu ƒ Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh Giám đốc Tài chính Dưới đây là thông tin tóm tắt về các thành viên trong Ban điều hành của công ty quản lý quỹ VFM. Ông Trần Thanh Tân (CMND số: 022542023) Tổng Giám Đốc Ông Trần Thanh Tân tốt nghiệp thạc sĩ quản trị của Trường Université Libre de Bruxelles (ULB, Bỉ). Ông Tân từng là Chuyên viên đầu tư cao cấp của Peregrine Capital Vietnam. Sau đó, ông tham gia sáng lập thành lập Dragon Capital Group và giữ chức vụ Giám đốc phụ trách đầu tư và thị trường vốn từ năm 1994 đến 2003. Ông đã tham gia tư vấn cổ phần hóa cho hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác. Ngoài ra, ông Tân còn giữ nhiều vị trí quản trị cao cấp tại một số công ty cổ phần trong danh mục đầu tư của các quỹ mà Dragon Capital quản lý. Từ năm 2003 đến nay, ông Trần Thanh Tân, đại diện phần vốn của Dragon Capital, thành lập và là Tổng Giám Đốc của Công ty quản lý quỹ VFM. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 40/50 Ông Nguyễn Quang Trung (CMND số: 022965731) Phó Tổng Giám Đốc Thứ Nhất Ông Nguyễn Quang Trung tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học kinh tế Tp. HCM. Ông Trung tham gia vào đội ngũ quản trị của Ngân hàng Sacombank vào giữa năm 2006 với vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách các mảng hoạt động quan hệ đối ngoại, quan hệ nhà đầu tư, phát triển thương hiệu, ngân hàng đại lý, hành chính quản trị, xây dựng, quản trị nguồn nhân lực và đào tạo. Ông Trung từng nắm giữ các vị trí chủ chốt như Phó Giám đốc Tài chính ở công ty Jardin Schindler, Giám đốc Tài chính cho Olam Việt Nam và Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu. Từ tháng 6/2007 đến nay, Ông Nguyễn Quang Trung được Ngân hàng Sacombank đề cử sang làm Phó Tổng Giám Đốc Thứ Nhất của Công ty quản lý quỹ VFM. Ông Phạm Khánh Lynh (CMND số: 022109058) Phó Tổng Giám Đốc Ông Phạm Khánh Lynh nhận bằng Thạc sĩ Tài chính - Kế toán của Trường Đại học Swinburne (Úc). Ông Lynh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh doanh, đầu tư chứng khoán và nguyên là Giám đốc Giao dịch và Phát triển thị trường tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (gọi tắt là ACBS), Tham gia vào Công ty quản lý quỹ VFM vào những ngày đầu thành lập với vai trò là Giám đốc Phát triển kinh doanh, ông Lynh đã thành công trong việc huy động vốn cho Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) và Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2). Từ tháng 2/2007 đến nay, ông Lynh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc, phụ trách phát triển kinh doanh của Công ty quản lý quỹ VFM, xây dựng, phát triển các sản phẩm tài chính và huy động vốn cho các Quỹ của công ty. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ trong việc sắp xếp các thương vụ đầu tư của Công ty quản lý quỹ VFM. Ông Trần Lê Minh (CMND số: 011689085) Phó Tổng Giám Đốc Ông Trần Lê Minh gia nhập vào Công ty quản lý quỹ VFM năm 2003 với vị trí Chuyên viên Phân tích đầu tư sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội năm 1995 và Cao học Quản trị tài chính tại Đại học Melbourne, Australia vào năm 2003. Trước đó, ông Minh đã công tác tại 2 công ty kiểm toán hàng đầu là Công ty Ernst & Young Việt Nam và PriceWaterhouseCoopers với vị trí Chuyên viên Kiểm toán cao cấp và Chuyên viên Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp. Từ tháng 7/2007 đến nay, ông Trần Lê Minh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, phụ trách toàn bộ hoạt động, phát triển các hoạt động đầu tư ở khu vực phía Bắc. Ông Trần Anh Tuấn (CMND số: 022581585) Giám Đốc Đầu tư Ông Trần Anh Tuấn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Ông đã tham gia nhiều khóa học về quản lý quỹ, đầu tư chứng khoán. Ông Tuấn đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tư vấn đầu tư. Trước khi tham gia VFM, Ông Tuấn đã có thời gian công tác tại Ngân hàng Firstvina Bank, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi với vai trò chuyên viên cao cấp Phòng Corporate Banking. Năm 2003, Ông gia nhập Công ty quản lý quỹ VFM với vị trí Chuyên viên đầu tư cao cấp và đã từng sắp xếp thành công nhiều thương vụ đầu tư như Công ty CP Kinh Đô, Công ty CP Nước giải khát Chương Dương, Công ty CP Nhà Thủ Đức, Công ty CP Dược phẩm Imexpharm…giúp các quỹ do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý đạt được mức lợi nhuận vượt trội so với các quỹ đầu tư khác. Ông hiện đang là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương, Trưởng ban kiểm soát Công ty Dược Trung Ương 25. Từ tháng 7/2007 đến nay, với tư cách là Giám đốc Đầu tư, thành viên Hội đồng Đầu tư của các quỹ, Ông Tuấn có trách nhiệm quản lý hiệu quả các quỹ do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 41/50 Ông Phan Thanh Quan (CMND số: 340794285) Giám Đốc Nghiên cứu Ông Phan Thanh Quan, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. HCM năm 1991, từng làm việc cho công ty Peregrine Capital Vietnam với vai trò Chuyên viên cao cấp Phân tích Đầu tư và Trợ lý Tổng Giám đốc trong các dự án đầu tư, phân phối hàng hóa, thị trường chứng khoán, cổ phần hóa của công ty. Ông cũng có nhiều năm kinh nghiệm phát triển kinh doanh và thị trường với nhiều chức vụ cao cấp như Giám đốc Phát triển Kinh Doanh của công ty Sao Nam, Giám đốc Trung tâm phân phối máy vi tính FPT Elead. Gần đây nhất, là Giám đốc Kinh doanh Khu vực miền Tây, công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Quốc tế Mỹ (AIA Việt Nam), ông được công ty đề cử tham gia các khóa huấn luyện cao cấp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và nhận được nhiều văn bằng quốc tế về tài chính - bảo hiểm. Ông tham gia Công ty quản lý quỹ VFM vào giữa năm 2007 đến nay với vai trò Giám đốc Nghiên cứu, phát triển phòng nghiên cứu nhằm cung cấp các công trình nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành và các công ty; tạo giá trị cho quyết định đầu tư của bộ phận Đầu tư, Phát triển Kinh doanh và nhà đầu tư. Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh (CMND số: 022247881) Giám Đốc Tài chính Ông Nguyễn Minh Đăng Khánh tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Kế toán tại trường Đại học Tài chính Kế toán Tp. HCM năm 1993 và chuyên ngành Luật tại trường Đại học Luật Tp. HCM năm 2002 cùng với nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về tài chính, kiểm toán tại Vương quốc Anh và Bộ Tài chính. Ông được Bộ Tài chính cấp bằng Kiểm toán viên Độc lập (CPA) năm 1999 và đang hoàn tất giai đoạn cuối chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh. Với hơn 12 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ông đã từng trải qua các chức vụ quan trọng khác nhau như Giám đốc Tài chính, Kiểm toán viên tại các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 4/2006 đến nay, với vai trò là Giám đốc Tài chính tại Công ty quản lý quỹ VFM, ông Khánh đảm nhiệm việc xây dựng và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và các chính sách tài chính lành mạnh trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực và các quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, cung cấp thông tin đáng tin cậy phục vụ cho việc đề ra các quyết định của nhà đầu tư. 1.1.4 Giới thiệu về Hội đồng cố vấn đầu tư của Công ty quản lý quỹ VFM ƒ Ông John Shrimpton Ủy viên HĐQT (xem phần giới thiệu ở mục 1.1.2) ƒ Ông Alex Pasikowski Cố vấn cao cấp Công ty quản lý quỹ VFM (Đặc trách đầu tư chứng khoán niêm yết) ƒ Ông Lê Anh Minh Chủ tịch Hội đồng đầu tư Công ty quản lý quỹ VFM (Đặc trách đầu tư chứng khoán chưa niêm yết) ƒ Ông Hoàng Kiên Thành viên ƒ Ông Vũ Hữu Điền Thành viên ƒ Ông Lê Hoàng Anh Thành viên Dưới đây là thông tin tóm tắt về các thành viên trong Hội đồng cố vấn đầu tư của công ty quản lý quỹ VFM. Ông Alex Pasikowski (Passport: E7073838) Cố vấn cao cấp Công ty quản lý quỹ VFM Đặc trách đầu tư chứng khoán niêm yết Ông Alex Pasikowski tốt nghiệp hạng ưu về kinh doanh thương mại tại Úc. Ông có hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành chứng khoán, trong đó 20 năm làm việc tại Á Châu. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ cao cấp khác nhau tại: Morgan Stanley NY và London, Swiss Bank HK, Lehman Brothers HK và Deutsche Securities HK. Từ 2001 đến nay, Ông Alex Pasikowski là Giám đốc công ty Dragon Capital. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 42/50 Ông Lê Anh Minh (Passport: A1266274B) Chủ tịch Hội đồng đầu tư Công ty quản lý quỹ VFM Đặc trách đầu tư chứng khoán chưa niêm yết Ông Lê Anh Minh tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị và Kinh Tế của Đại học Ngân Hàng năm 1991. Sau đó, ông đã học tiếp sau đại học khoa Quản trị Kinh Doanh, ngành học chính Tài Chính công ty và Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế của trường kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ và tốt nghiệp Cao học vào năm 1998. Năm 1991, ông bắt đầu làm việc với công ty Peregrine Capital Việt Nam, chịu trách nhiệm phần tài chính công ty và mảng đầu tư của các tổ chức tài chính. Trong thời gian đó, ông ta đã hoàn thành việc tiếp quản lần đầu tiên tại Việt Nam một ngân hàng thương mại địa phương (Ngân hàng Đại Nam). Sau đó, được sự bổ nhiệm của Peregrine, ông đã thành công trong việc tái cơ cấu ngân hàng Đại Nam trong vòng 1 năm. Ông đã từng giám sát bộ phận Phát triển kinh doanh và phòng Tín dụng với chức danh Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Nam từ 1994 - 1996. Sau khi hoàn tất chương trình học Thạc sỹ, ông trở về Việt Nam và làm việc cho tập đoàn Coca Cola Đông Nam Á với chức vụ Giám Đốc Tài chính trong 4 năm. Ông Minh gia nhập công ty Dragon Capital vào năm 2002 đến nay với vị trí Giám Đốc và chịu trách nhiệm chính các hoạt động Tài chính công ty của Tập đoàn. Ông Hoàng Kiên (Passport: B0885870) Thành viên Ông Hoàng Kiên tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Tp. HCM với tấm bằng loại ưu và tốt nghiệp chương trình cao học tại trường Cox School of Business tại Dallas Texas, Hoa Kỳ theo chương trình học bổng Fullbright năm 1999. Trước khi gia nhập vào Dragon Capital Group, Ông Kiên đã làm việc 5 năm cho Petro Vietnam trong lĩnh vực hợp đồng dầu khí. Ông Kiên tham gia Dragon Capital Group với vai trò một Chuyên viên đầu tư cao cấp phụ trách phân tích và cấu trúc danh mục đầu tư của công ty từ năm 2000. Từ năm 2004 đến 2007, Ông Kiên là Giám đốc Nghiệp vụ phụ trách quản lý danh mục đầu tư và phân bổ tài sản cho các quỹ đầu tư của công ty Từ năm 2008 đến nay, Ông Kiên là Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư. Ông Vũ Hữu Điền (Passport: B1327023) Thành viên Ông Vũ Hữu Điền tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Trường Đại Học Tài chính - Kế toán Tp. Hồ Chí Minh năm 1996 và tốt nghiệp Cao học Quản trị Kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý của trường Université Libre de Bruxelles (ULB, Bỉ). Ngoài ra, ông đã tham gia nhiều khoá học đặc biệt về quản lý quỹ, chứng khoán và thị trường chứng khoán, quản trị ngân hàng, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, kế toán trưởng… ở trong và ngoài nước. Tham gia vào đội ngũ đầu tư của Dragon Capital với vai trò một Chuyên viên đầu tư cao cấp, ông đã giúp công ty thực hiện thành công nhiều khoản đầu tư chiến lược mà sau này giúp các quỹ do Dragon Capital quản lý đạt được mức lợi nhuận vượt trội so với các quỹ đầu tư khác. Năm 2004, Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc nghiệp vụ phụ trách mảng tài chính công ty và đã có những đóng góp quan trọng cho sự thành công của mảng tư vấn tài chính công ty, tư vấn chiến lược và tư vấn quản trị công ty cho các doanh nghiệp đối tác của Dragon Capital. Từ năm 2006 đến nay, Ông chuyển sang phụ trách quản lý danh mục đầu tư cho 4 quỹ đầu tư của Dragon Capital là VEIL, VGF, VDF và Caledonia với tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD. Ông cũng đồng thời là thành viên của Ủy ban điều hành Dragon Capital và Hội đồng đầu tư của các quỹ này. Trong quá trình công tác tại Dragon Capital, ông cũng đã tham gia tích cực vào việc quản trị một số doanh nghiệp mà Dragon Capital đầu tư vào. Ông đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị của Saigon Ship, thành viên Hội đồng tín dụng Ngân hàng VP, Kiểm soát viên của Công ty Vinamilk, Thủy Sản 4, Giầy Hiệp An… Hiện nay, ông hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Savimex, Dầu Tường An, Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2), Công ty Bê Tông 620 Châu Thới. Từ năm 2008 đến nay, Ông Điền là Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 43/50 Lê Hoàng Anh (CMND số: 022001681) Thành viên Ông Lê Hoàng Anh tốt nghiệp Cao học Ngoại Thương trường Khoa học Kinh tế Budapest (BUES) năm 1994 và nhận bằng Tiến sĩ về mua bán giao dịch có kỳ hạn vào năm 1998. Ngoài ra, ông Hoàng Anh còn nhận chứng chỉ hành nghề môi giới của Sở giao dịch Hàng hóa Budapest năm 1997. Ông Hoàng Anh có nhiều năm kinh nghiệm về chứng khoán, mua bán giao dịch có kỳ hạn và giao dịch bất động sản ở Hungary. Trước khi gia nhập vào Dragon Capital vào năm 2000, ông Hoàng Anh đã làm việc cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM với vị trí Chuyên viên Tài chính. Trong quá trình công tác tại Dragon Capital, ông đã đại diện tham gia vào Hội đồng Quản trị của Công ty Điện Khánh Hòa, Công ty Becamex IJC, Công ty Global Cybersoft... Từ năm 2004 đến 2007, Ông Hoàng Anh là Giám đốc Nghiệp vụ phụ trách nghiên cứu đầu tư của công ty Dragon Capital. Từ năm 2008 đến nay, Ông Hoàng Anh là Giám đốc bộ phận Nghiên cứu của Dragon Capital. 1.1.5 Giới thiệu đội ngũ phụ trách quản lý của Quỹ đầu tư VF4 Nhằm bảo đảm việc quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 một cách hiệu quả nhất và tránh xung đột lợi ích giữa các quỹ mà Công ty quản lý quỹ VFM quản lý, Công ty quản lý quỹ VFM đã lập một Ban trực tiếp quản lý riêng cho Quỹ đầu tư VF4, bao gồm: ƒ Bà Lương Thị Mỹ Hạnh Trưởng nhóm Quản lý danh mục đầu tư. ƒ Ông Ngô Đức Vũ Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư. ƒ Ông Trần Văn Mẫn Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư. ƒ Bà Nguyễn Thị Thu Hằng Trợ lý pháp chế. Dưới đây là thông tin tóm tắt về các thành viên trong Ban quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4. Bà Lương Thị Mỹ Hạnh (CMND số: 023016823 - Đã thi đậu sát hạch CCHN quản lý quỹ đợt I/2007) Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư kiêm Trưởng nhóm Quản lý danh mục của Quỹ đầu tư VF4 (Portfolio Manager) Bà Lương Thị Mỹ Hạnh tốt nghiệp hạng ưu trường Đại học Kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh (Ngoại thương) năm 2000 và được UBCK cấp giấy phép hành nghề quản lý quỹ vào năm 2007. Bà Hạnh đã hoàn tất chứng chỉ CFA bậc 1 và đang hoàn tất giai đoạn cuối chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh. Bà được Công ty quản lý quỹ VFM cử tham gia các khóa học về đầu tư chứng khoán, quản trị... ở trong và ngoài nước. Trước khi gia nhập Công ty quản lý quỹ VFM, bà Hạnh đã có 3 năm kinh nghiệm tại Công ty kiểm toán KPMG. Bà tham gia vào Công ty quản lý quỹ VFM từ khi thành lập và hiện giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư. Bà Hạnh đã từng tham gia thực hiện các thương vụ đầu tư thành công cho các quỹ do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý như Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí, Công ty CP Vinacafé Biên Hòa, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty CP Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Công ty CP Đại lý Liên hiệp vận chuyển, Công ty CP Pin Ắc quy miền Nam, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt... Bà Hạnh từng đảm nhiệm vai trò Trưởng nhóm Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) và Quỹ đầu tư VF1 được xếp là quỹ trong nước có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất năm 2006 theo bảng tổng hợp và đánh giá của tổ chức LCF Rothschild. Từ năm 2007 đến nay, Bà Lương Thị Mỹ Hạnh là Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư của công ty VFM. Được phân nhiệm là Trưởng nhóm Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4, bà Hạnh chịu trách nhiệm xây dựng, cơ cấu danh mục, sắp xếp các thương vụ đầu tư hiệu quả theo mục tiêu và chiến lược của Quỹ đầu tư VF4. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 44/50 Ông Ngô Đức Vũ (CMND số: 012106966 - CCHN quản lý quỹ số: 52/QĐ-CCHNQLQ) Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư khu vực phía Bắc kiêm Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 Ông Ngô Đức Vũ nhận bằng cao học Quản trị tài chính tại trường Quản lý Châu Âu ESCP-EAP, Paris, Pháp và MBA của trường Quản lý, Viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan. Hiện nay, Ông Vũ phụ trách các hoạt động đầu tư khu vực phía Bắc của Công ty quản lý quỹ VFM. Những dự án đầu tư thành công điển hình tại khu vực phía Bắc do ông Vũ tham gia như Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), Tổng công ty XNK Xây dựng Vinaconex, Công ty CP Vận tải biển III (Vinaship), Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC)... Trước khi gia nhập Công ty quản lý quỹ VFM năm 2005, ông Vũ đã có hơn 5 năm kinh nghiệm về kế toán tài chính tại các tổ chức của Liên minh Châu Âu và Chính phủ Đan Mạch. Từ năm 2007 đến nay, Ông Ngô Đức Vũ là Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư khu vực phía Bắc của công ty VFM. Được phân nhiệm là Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4, ông Vũ có trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động đầu tư hiệu quả theo các tiêu chí của Quỹ đầu tư VF4 tại khu vực phía Bắc, đặc biệt là các chương trình cổ phần hóa các tổng công ty lớn. Ông Trần Văn Mẫn (CMND số: 264146579) Chuyên viên đầu tư kiêm Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 Ông Trần Văn Mẫn tốt nghiệp Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM chuyên ngành Tài chính – Tín dụng, ở đó ông được đào tạo chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hiện nay, Ông Mẫn phụ trách các hoạt động đầu tư khu vực phía Nam của Công ty quản lý quỹ VFM. Trước khi gia nhập Công ty quản lý quỹ VFM, ông Mẫn đã có 2 năm kinh nghiệm làm kiểm toán tại công ty Kiểm toán A&C, một trong những công ty kiểm toán rất uy tín trong nước. Với vai trò là Trợ lý Quản lý danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4, ông Mẫn có trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động đầu tư hiệu quả theo các tiêu chí của Quỹ đầu tư VF4 tại khu vực phía Nam. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng (CMND số: 023422173) Trợ lý pháp chế (thay cho Ông Cao Thanh Lâm từ ngày 01/04/2008) Bà Nguyễn Thị Thu Hằng tốt nghiệp Cử nhân Luật chuyên ngành Luật thương mại tại trường Đại học Luật Tp. HCM. Với kinh nghiệm làm việc tại Viện Kiểm soát Nhân dân Tp. HCM, Công ty kinh doanh Bất động sản với vai trò là chuyên viên pháp lý cao cấp, Bà Hằng sẽ đảm nhận việc cố vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 và việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán của Quỹ Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc phân tích đầu tư, lựa chọn các khoản đầu tư hiệu quả, Công ty quản lý quỹ VFM cũng đã xây dựng một bộ phận Nghiên cứu độc lập gồm nhiều chuyên viên phân tích, áp dụng mô hình nghiên cứu, phân tích vĩ mô, vi mô, theo từng ngành và từng công ty. Các chuyên viên phân tích được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn từ những khóa huấn luyện tại các tổ chức tài chính hàng đầu trong nước và các nước trong khu vực. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 45/50 1.2. Tình hình hoạt động của Công ty quản lý quỹ VFM Được thành lập vào ngày 15/07/2003 theo giấy phép thành lập số 01/GPĐT-UBCKNN do UBCKNN cấp, công ty quản lý quỹ VFM trở thành công ty quản lý quỹ đầu tiên ở Việt Nam với dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 16 tỷ đồng. Năm 2006, Công ty quản lý quỹ VFM đã tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng được góp vốn từ Ngân hàng Sacombank và Công ty Dragon Capital Management. Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM được mở rộng thêm một dịch vụ mới là quản lý danh mục đầu tư. Tổng tài sản Công ty quản lý quỹ VFM hiện đang quản lý là khoảng 5.000 tỷ đồng. Các loại hình quỹ mà Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý: - Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1): Đây là quỹ công chúng đầu tiên do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý. Quỹ đầu tư VF1 được cấp phép phát hành và thành lập với tổng vốn huy động ban đầu là 300 tỷ đồng. Sau 2 năm hoạt động có lãi, Quỹ đầu tư VF1 đã tăng vốn điều lệ lần 1 từ 300 tỷ lên 500 tỷ đồng vào năm 2006. Sang năm 2007, Quỹ đầu tư VF1 tăng vốn điều lệ lần 2 thành công từ 500 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2007, tổng giá trị tài sản ròng là 3.837 tỷ đồng, tăng 11,79 lần so với ngày đầu thành lập. - Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2): Đây là quỹ thành viên đầu tiên do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý. Quỹ VF2 được thành lập vào tháng 12/2006 từ 15 đối tác lớn trong ngành tài chính, ngân hàng và công ty niêm yết lớn, ngoài ra còn có sự tham gia của tổ chức tài chính của chính phủ Hà Lan – FMO. Quỹ VF2 có số vốn huy động ban đầu là 400 tỷ đồng, và vừa tăng vốn điều lệ lên thành 962.972.500.000 đồng. Giá trị tài sản ròng của Quỹ tính đến ngày 31/12/2007 đạt 1.109.177.359.000 tăng 177% so với quy mô ban đầu của Quỹ. Ngoài ra, Công ty quản lý quỹ VFM đang triển khai một số quỹ đầu tư mới, dịch vụ quản lý đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Các thông tin về hoạt động của Công ty quản lý quỹ VFM trong quá khứ không có hàm ý đảm bảo cho khả năng hoạt động của Công ty trong tương lai. 2. Thông tin về Ngân hàng giám sát Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Giấy phép số 05/GPHĐLK do UBCKNN cấp ngày 13/07/2000. Địa chỉ: Lầu 06, Tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84-8) 829 2288 Fax: (84-8) 823 0530 Ngân hàng HSBC – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh là một chi nhánh của ngân hàng HSBC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng. Ngân hàng HSBC có kinh nghiệm hơn 60 năm trong việc giám sát và các dịch vụ quản lý liên quan tới danh mục đầu tư cũng như các quỹ đầu tư. Để đảm bảo tính độc lập cho Quỹ đầu tư VF4 do Công ty quản lý quỹ VFM quản lý, Công ty quản lý quỹ VFM đề nghị chọn ngân hàng HSBC làm ngân hàng giám sát cho Quỹ đầu tư VF4. Ngân hàng HSBC cũng đã bày tỏ ý định trở thành Ngân hàng Giám sát cho Quỹ Đầu tư VF4 và cam kết đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan trong hoạt động giám sát đối với Quỹ đầu tư VF4 nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất của nhà đầu tư. Với việc thiết lập một hệ thống truy cập riêng cho Quỹ đầu tư VF4 thì việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư sẽ rất nhanh chóng và đầy đủ. Ngân hàng HSBC sẽ trở thành ngân hàng giám sát chính thức cho Quỹ đầu tư VF4 khi được Đại hội Nhà đầu tư thông qua (đính kèm theo Bản cáo bạch này là Hợp đồng giám sát ở Phụ lục số 05). 3. Thông tin về Công ty kiểm toán Hàng năm, Công ty quản lý quỹ VFM sẽ đề xuất ít nhất 02 công ty kiểm toán để trình Ban đại diện Quỹ. Ban đại diện Quỹ sẽ quyết định lựa chọn công ty kiểm toán để thực hiện việc kiểm toán cho Quỹ đầu tư VF4. Công ty kiểm toán được lựa chọn sẽ thực hiện việc kiểm toán hàng năm tài sản của Quỹ đầu tư VF4 và hoạt động quản lý của Công ty quản lý quỹ VFM để bảo đảm tính chính xác các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư. Công ty kiểm toán của Quỹ đầu tư VF4 là một trong hai Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam và Công ty KPMG. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 46/50 4. Thông tin về Công ty tư vấn luật Nhằm bảo đảm cho hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, Quỹ đầu tư VF4 sẽ chọn công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF) thực hiện việc tư vấn về pháp lý. Công ty VILAF là một trong những công ty luật kinh doanh đầu tiên được thành lập sau khi Việt Nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài từ đầu những năm 1990. Hiện nay, công ty VIlAF có hơn 40 luật sư và các chuyên gia tư vấn pháp lý ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hoạt động tư vấn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, được đánh giá cao trong lĩnh vực tư vấn về ngân hàng và trong những thương vụ tài chính lớn. Hợp đồng tư vấn luật được kèm theo Bản cáo bạch này tại Phụ lục số 05. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 47/50 VI. NIÊM YẾT CHỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ VF4 1. Các thông tin chung về niêm yết chứng chỉ quỹ ƒ Tên chứng khoán: Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam ƒ Loại chứng khoán: Chứng chỉ quỹ ƒ Mệnh giá: 10.000 (Mười nghìn) VNĐ ƒ Tổng số chứng khoán niêm yết: 80.646.000 (Tám mươi triệu, sáu trăm bốn mươi sáu nghìn) chứng chỉ quỹ. ƒ Phương pháp tính giá: Dựa trên mệnh giá cộng thêm phí phát hành chứng chỉ quỹ VF4. ƒ Giá niêm yết dự kiến: 10.300 đồng/chứng chỉ quỹ. 2. Quyết định của Đại hội Nhà đầu tư về việc uỷ quyền cho Công ty quản lý quỹ VFM về việc tiến hành các thủ tục niêm yết Việc niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM đã được Đại hội Nhà đầu tư lần thứ nhất của Quỹ đầu tư VF4 thông qua vào ngày 29/02/2008. Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết số 01/VF4-2008/NQĐH ngày 29/02/2008 của Đại hội Nhà đầu tư thành lập Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) – Công ty quản lý quỹ VFM được Đại hội Nhà đầu tư uỷ quyền tiến hành các thủ tục niêm yết chứng chỉ quỹ của Quỹ đầu tư VF4 trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (Nghị quyết số 01/VF4-2008/NQĐH ngày 29/02/2008 được đính kèm với Bản cáo bạch này tại Phụ lục số 02). 3. Số lượng chứng chỉ quỹ bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc của tổ chức phát hành Tổng số lượng chứng chỉ quỹ của Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 bị hạn chế chuyển nhượng là 17.500.000 (Mười bảy triệu năm trăm nghìn) chứng chỉ quỹ theo Khoản 4, Điều 10 của Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ. Trong đó, các thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư VF4 cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ trong thời gian 6 tháng tiếp theo. VII. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức đăng ký niêm yết: Cam kết về quy mô vốn điều lệ của Quỹ đầu tư VF4 trong suốt thời gian hoạt động là 8.000 (tám ngàn) tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn huy động trong đợt phát hành lần đầu ra công chúng là 806.460.000.000 (tám trăm lẻ sáu tỷ bốn trăm sáu mươi triệu) đồng Việt Nam. Quỹ đầu tư VF4 sẽ tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm trong những năm tiếp theo nhằm đạt tổng vốn điều lệ là 8.000 (tám ngàn) tỷ đồng. VIII. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài Theo Thông tư số 90/2005/TT-BTC và Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg thì tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ VF4 đối với người nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của Quỹ. IX. Các loại thuế có liên quan (thuế thu nhập và các thuế khác liên quan đến chứng khoán niêm yết) Được quy định trong các văn bản pháp lý sau : Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán. Thông tư 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán. X. CAM KẾT Công ty VFM cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung thông tin và các tài liệu đính kèm trong Bản cáo bạch này. XI. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 1. Phụ lục số 01: Điều lệ quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua ngày 16/4/2008. 2. Phụ lục số 02: Nghị quyết số 01/VF4-2008/NQĐH ngày 29/02/2008 của Đại hội Nhà đầu tư lần thứ nhất 3. Phụ lục số 03: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư VF4 11/UBCK-GCN ngày 28/02/2008. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 48/50 4. Phụ lục số 04: Bản sao Giấy phép thành lập Công ty quản lý quỹ VFM số 01/GPĐT-UBCKNN ngày 15/7/2003 và Quyết định về việc tăng vốn điều lệ số 766/QĐ-UBCK ngày 08/12/2006. 5. Phụ lục số 05: Hợp đồng giám sát và Hợp đồng tư vấn luật. 6. Phụ lục số 06:Bản sao Giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư VF4 ra công chúng số 04/UBCK-GCN ngày 18/12/2007. 7. Phụ lục số 07: Báo cáo kết quả huy động vốn đã được ngân hàng giám sát xác nhận và đệ trình UBCKNN 8. Phụ lục số 08: Giới thiệu những văn bản pháp luật liên quan đến chứng chỉ quỹ niêm yết: - Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006; - Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. - Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ, - Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, - Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, - Quyết định 2326/QĐ-BTC ngày 10/07/2007 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán - Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính Phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, - Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính Phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, - Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, - Quyết định 2327/QĐ-BTC 10/07/2007 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng - Công văn 3953/VPCP-QHQT ngày 16/07/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc viên chức cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, - Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán - Quyết định 2329/QĐ-BTC ngày 10/07/2007 của Bộ Tài chính về việc đính chính Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán - Công văn 10997/BTC-CST ngày 08/09/2006 của Bộ Tài chính về việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán - Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam - Thông tư 90/2005/TT-BTC 17/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam - Quyết định 63/2005/QĐ-BTC ngày 14/09/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Quỹ Đầu tư chứng khoán - Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán. - Thông tư 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán. - Các văn bản pháp lý khác có liên quan. BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM (VF4) 49/50 9. Địa chỉ cung cấp Bản cáo bạch: - Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Lầu 8, Tòa nhà Bitexco, 19 - 25 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam Tel: (84.8) 914 3393 Fax: (84.8) 914 3392 Email: info@vinafund.com Website: www.vinafund.com - Chi nhánh Hà Nội: Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) Phòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Tel: (84.4) 942 8168 Fax: (84.4) 942 8169

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNiêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán tp Hcm niêm yết chứng chỉ quỹ trên sở giao dịch chứng khoán tp Hcm.pdf
Luận văn liên quan