Đối tượng kế toán
II. Liên hệ đơn vị hành chính sự nghiệp(Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai) và DN thương mại(Công ty CP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng) để làm rõ nội dung của đối tượng kế toán(tài sản và nguồn vốn) theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu.
III. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp.
IV. Tổng kết chung.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung của đối tượng kế toán theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Đề tài: Đối tượng kế toán. Liên hệ với 1 đơn vị hành chính sự nghiệp và 1 DN cụ thể để làm rõ nội dung của đối tượng kế toán theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu.
Lời mở đầu
Ngày nay Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế - tài chính lớn trong khu vực cũng như trên thế giới (WTO, APEC...). Yêu cầu của quản trị kinh doanh môi trường mới luôn đòi hỏi những thông tin đa dạng, theo nhiều mức độ khác nhau để phục vụ cho các quyết định kinh tế. Kế toán là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp làm được điều này.
Ở Việt Nam hệ thống kế toán đã được hình thành và hoạt động khá hiệu quả trong nhiều năm và ngày càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng những yêu cầu mới.
Hạch toán kế toán là một môn khoa học kinh tế. Vì vây nó có đối tượng riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bày đề tài thảo luận trên.
Cấu trúc bài gồm:
Đối tượng kế toán
Liên hệ đơn vị hành chính sự nghiệp(Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai) và DN thương mại(Công ty CP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng) để làm rõ nội dung của đối tượng kế toán(tài sản và nguồn vốn) theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu.
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tổng kết chung.
--------------------------------------
I.Đối tượng kế toán:
Cũng giống như các môn khoa học kinh tế khác, kế toán cũng nghiên cứu quá trình tái sản xuất nhưng thông qua nghiên cứu tài sản, nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn),sự tuần hoàn của vốn qua các quá trình hoạt động và các mối quan hệ kinh tế - pháp lý phát sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của DN.
1. Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm
Tài sản là tất cả những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài.
- Có giá phí xác định.
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực này.
1.2. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một doanh nghiệp được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm. Thuộc tài sản ngắn hạn bao gồm:
+ Tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý), Tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền(khoản đầu tư có thể thu hồi trong 3tháng,cổ phiếu ngắn hạn..)
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trong vòng một năm như: góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng như: phải thu khách hàng ngắn hạn, phải thu nội bộ, trả trước ngắn hạn cho người bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
+ Hàng tồn kho: Là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho kinh doanh thương mại, gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.
+ Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn và thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- Tài sản dài hạn: Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Tài sản dài hạn bao gồm:
+ Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (>1năm). Một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi nó thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau:
1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
2. Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 10 triệu trở lên).
Tài sản cố định bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
P TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
P TSCĐ vô hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một số tiền mà đơn vị đã đầu tư nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai, gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng.
+ Đầu tư tài chính dài hạn: (>12tháng) Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích sinh lời, có thời gian thu hồi gốc và lãi trên một năm, như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
+ Các khoản phải thu dài hạn:(>12tháng) Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, như: phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
+ Bất động sản đầu tư: là toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất,sử dụng nhà hoặc 1 phần của đất của nhà,do đơn vị kiểm soát nắm giữ với mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không để sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường.
+ Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn.
2. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
2.1. Khái niệm
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.
2.2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động. Đây không phải là một khoản nợ và do đó doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh toán. Với những loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu được hình thành khác nhau,nguồn hình thành nguồn vốn chủ sở hữu:
+Vốn của nhà đầu tư:vốn nhà nước.vốn liên doanh liên kết,vốn cổ đông.
+Thặng dư vốn cổ phần:phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá bán thực tế phát hành.
+Lợi nhuận chưa phân phối: Là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, trong khi chưa phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị và là một nguồn vốn chủ sở hữu.
+Lợi nhuận giữ lại:là phần lợi nhuận sau thuế được giữ lại để tích lũy bổ sung vốn.
+Các quỹ của đơn vị:quỹ đầu tư và phát triển,quỹ khen thưởng phúc lợi,quỹ dự phòng tài chính.
+Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc các khoản chênh lệch do dánh giá lại tài sản khi có quyết định của nhà nước.
- Nợ phải trả: Là số vốn vay, vốn chiếm dụng của các tổ chức, các nhân mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán.
Nợ phải trả được phân loại theo thời hạn thanh toán, gồm có:
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc chu kì kinh doanh. Ví dụ: vay ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn, tiền đặt trước ngắn hạn của người mua, các khoản phải trả, phải nộp ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản nhận kí quỹ, kí cược ngắn hạn…
+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên 1 chu kì kinh doanh, như: vay dài hạn, nợ dài hạn về thuê tài chính TSCĐ, các khoản nhận kí quỹ dài hạn, nợ do mua tài sản trả góp dài hạn, phải trả người bán dài hạn, tiền đặt trước dài hạn của người mua…
Việc phân loại tài sản và nguồn vốn có thể được khái quát qua bảng sau:
Tài sản
Nguồn vốn
I.Tài sản ngắn hạn
I.Nợ phải trả
1.Tiền
1.Nợ ngắn hạn
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
4.Hàng tồn kho
1.Vốn của nhà đầu tư
5.Tài sản ngắn hạn khác
2.Thặng dư vốn cổ phần
II.Tài sản dài hạn
3.Lợi nhuận chưa phân phối
1.Tài sản cố định
4.Lợi nhuận giữ lại
2.Đầu tư tài chính dài hạn
5.Các quỹ của đơn vị
3.Các khoản phải thu dài hạn
6.Các khoản chênh lệch tỷ giá
4.Bất động sản đầu tư
5.Tài sản dài hạn khác
2.3 Phương trình kế toán:
Tổng Nguồn vốn = Tổng Tài sản
Tổng Nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
3.Sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động(sự tuần hoàn của vốn):
Trong quá trình kinh doanh,các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh gây nên sự biến động,chuyển hóa của tài sản,nguồn hình thành tài sản tạo thành các quá trình kinh tế khác nhau và được diễn ra liên tục kế tiếp nhau.Trong các doanh nghiệp quá trình sản xuất kinh doanh gồm:
- Quá trình cung cấp:là khâu khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh,là quá trình DN sử dụng tài sản bằng tiền mua máy móc,thiết bị,vật tư hàng hóa,tài sản của DN chuyển hóa từ tiền sang hàng,DN nhận quyền sỡ hữu về hàng và mất quyền sở hữu về tiền.
- Quá trình sản xuất:là quá trình DN sử dụng lao động kết hợp với máy móc thiết bị tác động vào các đối tượng lao động nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng,là quá trình DN tiêu hao các nguồn lực(chi phí bán ra) và thu được kết quả(sản phẩm,hàng hóa dịch vụ thu được).
- Quá trình bán hàng(tiêu thụ):là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,là quá trình tài sản từ hình thái sản phẩm,hàng hóa chuyển sang hình thái tiền tệ.Đơn vị mất quyền sở hữu về hàng hóa nhưng được quyền sở hữu về tiền tệ.
Vốn bằng tiền
Quá trình cung cấp
Vốn dự trữ cho sx
Quá trình sản xuất
Vốn thành phẩm
Quá trình tiêu thụ
4.Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN ngoài các quan hệ kinh tế liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị còn phát sinh các quan hệ kinh tế liên quan đến các tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị như:
Quan hệ về hàng hóa nhận giữ hộ
Quan hệ về TSCĐ thuê ngoài
Quan hệ về các hợp đồng…
Các quan hệ đó thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của DN,cần nhận thức đầy đủ đảm bảo cho DN thực hiện đúng,có hiệu quả.
II. Liên hệ đơn vị hành chính sự nghiệp(Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai) và DN thương mại(Công ty CP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng )để làm rõ nội dung của đối tượng kế toán(tài sản và nguồn vốn) theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu.
Tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp thương mại.
Giới thiệu sơ bộ về doanh nghiệp:
(…28 cổ đông và người được ủy quyền dự họp, đại diện cho 1.280.467 cổ phần bằng 76,72% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết….)
Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng nguyên trước đây là một công ty nhà nước trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển theo các giai đoạn :
-Năm 1991 : Công ty Dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Trung ( Middle Airports Services Company – MASCO) trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1808/QĐ-TCCBLĐ của Bộ Giao thông vận tải ngày 11/10/1991 trên cơ sở các bộ phận dịch vụ, xây dựng công trình hàng không tại các sân bay thuộc Cụm cảng Hàng không miền Trung (sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang …)., thực hiện các dịch vụ cung ứng suất ăn, bán hàng bách hóa, dịch vụ ăn uống, kinh doanh ta-xi, xây dựng và sửa chữa các công trình hàng không.-Năm 1995 : Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1808/QĐ-TCCBLĐ của Bộ Giao thông vận tải ngày 11/10/1991.
Năm 1996 : Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng thành viên thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam theo quyết định số 328/CP ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính Phủ.Phạm vi hoạt động của công ty là cả khu vực miền Trung, cho đến thời điểm trước cổ phần hóa ( 05/4/2006) công ty có các đơn vị trực thuộc sau:1. Xí nghiệp cung ứng suất ăn,2. Xí nghiệp dịch vụ thương nghiệp,3. Chi nhánh công ty tại sân bay Phú Bài,4. Đội xe Taxi hàng không,5. Chi nhánh công ty tại sân bay Nha Trang,Chi nhánh công ty tại Quảng Nam,6. Đại lý bán vé máy bay tại Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ,7. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp,8. Trung tâm dịch vụ quảng cáo.
Năm 2006 : Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ, theo quyết định số 372TTg ngày 04/04/2003, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và Đại hội cổ đông thành lập ngày 05/04/2006 thông qua nghị quyết Đại hội, thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng , tên giao dịch : Danang Airport Services Company- viết tắt là MASCO.
Đến nay, trải qua 18 năm (1991-2009) kể từ khi thành lập, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nói chung và ngành Hàng không nói riêng, MASCO ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh dịch vụ tại các cảng Hàng không sân bay miền Trung.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG
Mẫu số B 01a-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 30 tháng 06 năm 2010
TÀI SẢN MÃ SỐ VNĐ
A. Tài sản ngắn hạn
21.138.185.274
I - Tiền và các khoản tương đương tiền
3.550.782.318
II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
121
-
III - Các khoản phải thu
130
9.945.226.312
IV - Hàng tồn kho
140
5.715.845.518
V - Tài sản ngắn hạn khác
150
1.926.331.126
B. Tài sản dài hạn
36.340.042.942
I - Các khoản phải thu dài hạn
210
-
II - Tài sản cố định
33.332.298.588
III - Bất động sản đầu tư
217
-
IV - Các khoản đầu tư tài chínhdài hạn
250
-
V. Tài sản dài hạn khác
260
3.007.744.354
Tổng tài sản
57.478.228.216
A. Nợ phải trả
27.191.082.304
I - Nợ ngắn hạn
315
15.907.245.429
II - Nợ dài hạn
342
11.283.836.875
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
30.287.145.912
I - Vốn chủ sở hữu
410
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu
411
26.591.150.000
2. Thặng dư vốn cổ phần
4112
-
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4111
-
4. Cổ phiếu quỹ (*)
419
-
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
-
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
413
-
7. Quỹ đầu tư phát triển
414
-
8. Quỹ dự phòng tài chính
415
477.082.970
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
-
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
421
3.218.912.942
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
441
-
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
417
-
II - Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
2. Nguồn kinh phí
461
-
3. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
466
-
Tổng nguồn vốn
57.478.228.216
GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
Nguyễn Thanh Đông Trần Thanh Hải Nguyễn Thị Minh Huyền
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 7 năm 2010
Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta thấy tổng tài sản: 57.478.228.216 trđ gồm tài sản ngắn hạn: 21.138.185.274 trđ, tài sản dài hạn: 36.340.042.942trđ và được hình thành từ nguồn vốn gồm nợ phải trả: 27.191.082.304 trđ, vốn chủ sở hữu: 30.287.145.912 trđ.
Vốn chủ sở hữu: 30.287.145.912 trđ gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu: 26.591.150.000trđ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 3.218.912.942trđ. Đây là công ty cổ phần thương mại do đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chính là vốn góp của các cổ đông, doanh nghiệp huy động bằng cách phát hành cổ phiếu với giá trị: 26.591.150.000trđ và chiếm 87,78% vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận để lại của hoạt động kinh doanh là: 3.218.912.942trđ chiếm 10,63% đây là phần lợi nhuận mà các cổ đông được chia theo tỷ lệ cổ phần của mình trong công ty sau khi đại hội cổ đông.
Nguồn vốn hình thành nên tài sản được biểu hiện bằng:
- Tài sản ngắn hạn: 21.138.185.274trđ gồm:
+ Tiền và cac khoản tương đương tiền: 3.550.782.318trđ
+ Cac khoản phải thu: 9.945.226.312trđ
+ Hàng tồn kho: 5.715.845.518trđ
+ Tài sản ngắn hạn khỏc: 1.926.331.126trđ
Nguồn vốn còn được hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp với tài sản cố định là: 33.332.298.588trđ và cỏc tài sản dài hạn khỏc 3.007.744.354trđ
Tài sản và nguồn vốn quan hệ mật thiết với nhau nguồn vốn hình thành nên tài sản, tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn bằng nhau. Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ do nguồn vốn quyết định. Muốn mở rộng quy mô doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu…1.1 Tài sản:
a, Tài sản ngắn hạn:
DN có khoản tiền măt là 3.550.782.318 triệu đồng :hình thái biểu hiện là tiền tệ . Thuộc quyền sở hữu của DN, DN có quyền sử dụng mà không phải hoàn trả.
Các khoản phải thu 9.945.226.312 triệu đồng. Hình thái biểu hiện là tiền tệ, 9.945.226.312 triệu này đang nằm ở khâu thanh toán, đang bị chiếm dụng. Do thuộc quyền sở hữu của DN nên DN có thể thu hồi 9.945.226.312 triệu khi đến hạn.
Hàng tồn kho 5.715.845.518trđ. Hình thái biểu hiện là hàng hóa. Thuộc quyến quản lý của doanh nghiệp. DN co quyền bán để thu hồi vốn, tái sản xuất.
b, Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định hữu hình 33.332.298.588 triệu đồng. hình thái biểu hiện là vật chất . Do doanh nghiệp nắm giữ, thuộc quyền quản lý của DN, DN sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất của DN.
Do doanh nghiệp là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên với việc khấu hao tài sản cố định phức tạp hơn các doanh nghiệp sản xuất,chỉ phát sinh các tài sản cố định khác và ở đây là: 3.007.744.354trđ
1.2. Nguồn vốn.
a, Nợ phải trả.
Vay và nợ ngắn hạn: 15.907.245.429. DN đang chiếm dụng 1 khoản tài sản là 1500 triệu đồng ,biểu hiện dưới dạng giá trị tiền tên. DN phải có trách nhiệm thanh toán.
b, Vốn chủ sở hữu.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 26.591.150.000triệu đồng.Thuộc quyền sở hữu của DN, DN có quyền sủ dụng số tiền này phục vụ hoat động kinh doanh mà không phải hoàn trả.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.218.912.942 triệu đồng. biểu hiện ở hình thái giá trị và thuộc quyền sở hữu của DN.
Tài sản, nguồn vốn trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai
Tiền thân của Công ty cổ phần thủy điện Gia lai là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Gia Lai được thành lập ngày 14/03/2002. Vốn điều lệ 6.000.000.000 đồng gồm có 02 thành viên góp vốn là Công ty Điện Gia Lai góp 50% và Công ty Điện lực 3 góp 50%. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Ngày 02/6/2008 Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Gia Lai chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần thuỷ điện Gia Lai và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 03 000196. Vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng, để gia tăng nguồn lực tài chính triển khai đầu tư Dự án Nhà máy thủy điện H’Mun và phát triển Công ty.
Công ty đầu tư xây dựng Sở hữu - Vận hành - Kinh doanh ( BOO) nhà máy thủy điện H’Chan tại xã Đê-Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai công suất 12 MW. Nhà máy khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2002 hoàn thành đưa vào vận hành tháng 9/2006. Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình là 121,11 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình 54 triệu KWh/năm.
Hiện nay Công ty đang đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện H’Mun tại xã Barmaih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Nhà máy có công suất 16,2 MW, tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Theo kế hoạch sẽ hoàn thành đưa vào vận hành phát điện tổ máy số 01 vào cuối năm 2009.
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
TÀI SẢN
Mã số
VNĐ
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
83.964.310.054
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
49.992.719.822
1
Tiền
111
17.749.103.822
2
Tiền gửi ngân hàng
112
32.243.616.000
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
4.500.000.000
1
Đầu tư ngắn hạn
121
4.500.000.000
2
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
-
III
Các khoản phải thu ngắn hạn
26.388.430.803
1
Phải thu của khách hàng
131
3.999.223.127
2
Phải thu nội bộ
136
22.062.325.491
3
Các khoản phải thu khác
138
326.882.185
IV
Hàng tồn kho
128.030.000
1
Hàng mua đang đi đường
151
128.030.000
2
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
159
-
V
Tài sản ngắn hạn khác
2.955.129.429
1
Tạm ứng
141
694.238.173
2
Chi phí trả trước ngắn hạn
142
2.260.891.256
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
185.344.464.746
I
Các khoản phải thu dài hạn
-
II
Tài sản cố định
185.319.962.364
1
Tài sản cố định hữu hình
211
110.428.611.862
- Nguyên giá
122.024.949.409
- Giá trị hao mòn lũy kế
(11.596.337.547)
2
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
241
74.891.350.502
III
Bất động sản đầu tư
-
IV
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
V
Tài sản dài hạn khác
24.502.382
1
Chi phí trả trước dài hạn
242
24.502.382
2
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
243
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
269.308.774.800
NGUỒN VỐN
Mã số
VNĐ
A
NỢ PHẢI TRẢ
201.725.264.422
I
Nợ ngắn hạn
138.305.755.053
1
Vay ngắn hạn
311
14.787.008.548
2
Phải trả cho người bán
331
4.890.280.647
3
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
333
1.069.860.465
4
Phải trả người lao động
334
529.086.544
5
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
338
117.029.518.849
II
Nợ dài hạn
63.419.509.369
1
Vay dài hạn
341
63.419.509.369
2
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
347
-
B
VỐN CHỦ SỞ HỮU
67.583.510.378
I
Vốn chủ sở hữu
67.583.510.378
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
65.932.430.000
2
Quỹ đầu tư phát triển
414
1.651.080.378
3
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
421
-
II
Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
269.308.774.800
.
Tài sản
Số tiền
Hình thức sở hữu
Hình thái biểu hiện
1
Tiền
17.749.103.822
Do cty nắm giữ
Hình thái tiền tệ
2
Tiền gửi ngân hàng
32.243.616.000
Do cty (ngân hàng) nắm giữ
Hình thái tiền tệ
3
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
4.500.000.000
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
4
Phải thu của khách hàng
3.999.223.127
Do cty(khách hàng) nắm giữ
Hình thái giá trị
5
Phải thu nội bộ
22.062.325.491
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
6
Các khoản phải thu khác
326.882.185
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
7
Hàng tồn kho
128.030.000
Do cty nắm giữ
Hình thái hiện vật
8
Tài sản ngắn hạn khác
2.955.129.429
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
9
Tài sản cố định hữu hình
110.428.611.862
Do cty nắm giữ
Hình thái hiện vật
10
Tài sản dài hạn khác
24.502.382
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
TỔNG TÀI SẢN
269.308.774.800
Nguồn vốn
11
Nợ ngắn hạn
138.305.755.053
Do cty nắm giữ
Tiền tệ
12
Nợ dài hạn
63.419.509.369
Do cty nắm giữ
Tiền tệ
13
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
65.932.430.000
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
14
Quỹ đầu tư phát triển
1.651.080.378
Do cty nắm giữ
Hình thái giá trị
TỔNG NGUỒN VỐN
269.308.774.800
III.Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và đơn vị hành chính.
Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có những loại hình tổ chức kinh doanh sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); nhóm công ty. (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).
Doanh nghiệp là sản phẩm, là đối tượng để làm việc chứ không phải là địa điểm để đến làm việc.
Doanh nghiệp là sản phẩm của bản kế hoạch cuộc đời của doanh nhân.
Doanh nghiệp là biểu tượng cho đam mê, uớc mơ của doanh nhân.
Doanh nghiệp là công cụ để doanh nhân đạt được tự do hoàn toàn.
Doanh nghiệp phản ánh khao khát muốn thay đổi thế giới của doanh nhân
Đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đơn vị HCSN là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN Ví dụ như các cơ quan có nhiệm vụ thu - chi NSNN Các cấp , VP Quốc hội, VP chính phủ, toà án và viện kiểm sát...., các bộ, cơ quan ngang bộ , HĐND, uỷ ban ND các cấp ...Theo cơ chế quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp chia làm 3 loại+ đơn vị HCSN thuần tuý không thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí+Đơn vị HCSN hoạt động theo chế độ khoán biên chế và kinh phí+Các đơn vị HCSN hoạt động theo cơ chế QLT/chính áp dụng cho đơn vị SN có thu.VD:Trường đại học, bệnh viện
Ở các doanh nghiệp thương mại:
- Tài sản thường rất phong phú: bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn
- Sự biến động của tài sản luôn luôn xảy ra. Bởi muốn đạt lợi nhuận thì doanh nghiệp phải luôn luôn tiến hành sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ. khấu hao tài sản cố định là luôn luôn có, hàng tồn kho là không tránh khỏi. Các khoản phải thu, phải trả khách hàng, người bán luôn biến động qua các chu kỳ kinh doanh
- Các quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp: kế toán luôn phải theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: kế toán các quá trình cung cấp, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ, chí phí bán hàng chi phí quản lí doanh nghiệp, phỉa xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở các đơn vị hành chính sự nghiệp:
- Tài sản ngắn hạn thường không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán, chủ yếu là các tài sản dài hạn. các tài sản ngắn hạn thì sẽ dược hạch toán trong kì kinh doanh ít khi có số dư cuối kì.
- Sự biến động của tài sản: quá trình hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp là quá trình thực hiện dịch vụ mà đơn vị đó đem lại cho người có nhu cầu sử dụng. do đó sự biến động của tài sản ít xảy ra, đó chỉ là khấu hao tài sản cố định, và mua sắm trang thiết bị mới, hay đầu tư xây dựng cơ bản
- Quá trình hoạt động kinh doanh: không gồm nhiều quá trình. Hết mỗi kì kinh doanh thì kết quả hoạt động thường không xác định rõ ràng, xác định kết quả hoạt động phải dựa trên sự tổng hớp qua nhiều năm.
IV. Tổng kết chung
Qua việc đi sâu tìm hiểu về đối tượng kế toán cũng như sự khác biệt giữa đối tượng kế toán trong DNTM với đơn vị hành chính sự nghiệp, chúng ta có thể đi đến những tổng kết sau:
Đối tượng của kế toán là:
+ Tài sản và nguồn tài sản
+ Sự vận động tài sản
+ Quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Trong các DNTM thì tài sản chính là nguồn lực do DN kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai.
Tài sản trong DNTM thường đa dạng phong phú bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Do đó sự biến động của tài sản luôn luôn xảy ra.
Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, tài sản ngắn hạn thường được hạch toán trong kì kinh doanh, ít khi có số dư cuối kì. Còn tài sản dài hạn thì thường phong phú. Sự biên động về tài sản ít xảy ra. Hầu như chỉ là khấu hao tài sản cố định, và mua sắm trang thiết bị mới, hay đầu tư xây dựng cơ bản…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung của đối tượng kế toán theo hình thái biểu hiện và theo hình thức sở hữu.doc