Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Thông qua HĐLĐ mà quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động được thiết lập, trách nhiệm hợp đồng cũng được xác định rõ ràng; qua đó quyền lợi của các bên đảm bảo. Với tính chất quan trọng và cần thiết như vậy, hình thức và nội dung của HĐLĐ được quy định rất cụ thể và chặt chẽ trong các văn bản pháp quy. Hình thức và nội dung của HĐLĐ được quy định trong Bộ Luật Lao động (BLLĐ); Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09-5-2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về HĐLĐ Điều 28, BLLĐ quy định “Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.” Hình thức HĐLĐ còn được quy định chi tiết hơn tại Điều 3, Nghị định 44/2003/ NĐ–CP và mục 1, Phần I, Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH. HĐLĐ có thể được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu là : HĐLĐ được giao kết bằng lời nói (bằng miệng) hoặc bằng văn bản hoặc HĐLĐ được giao kết bằng hành vi. Hình thức chủ yếu của HĐLĐ là bằng văn bản. Bởi vì, quan hệ lao động là loại quan hệ phức tạp, thường kéo dài. Văn bản hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của các bên và có căn cứ để phân xử khi có tranh chấp. Hợp đồng này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. HĐLĐ bằng văn bản áp dụng cho các trường hợp sau : HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên (Điều 28, BLLĐ); HĐLĐ đối với người coi giữ tài sản gia đình (Điều 139, BLLĐ), HĐLĐ làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy . Hợp đồng bằng văn bản thì phải theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định. Trường hợp một bên ký HĐLĐ là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thoả thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý. Bản HĐLĐ có thể viết bằng bút mực các mầu (trừ màu đỏ) hoặc đánh máy. HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán, thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản. Hợp đồng có thể được giao kết bằng miệng đối với những công việc có thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình. Trong trường hợp này, nếu cần có người thứ ba chứng kiến thì do hai bên thỏa thuận. Đồng thời, các bên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi các bên chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ : hành vi làm việc của người lao động, hành vi bố trí, trả lương của người sử dụng lao động HĐLĐ cho dù kí bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi đều phải đảm bảo nội dung quy định tại điều 29 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, HĐLĐ trong doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể giảm bớt một số nội dung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Nội dung của HĐLĐ, được quy định tại Điều 29 BLLĐ, Điều 16, 17 Nghị định 43/ 2003/ NĐ – CP Nội dung của HĐLĐ là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng. Về điều khoản, căn cứ vào tính chất có thể chia các điều khoản ra làm 2 loại : điều khoản bắt buộc, điều khoản thỏa thuận; căn cứ vào mức độ cần thiết thì chia thành hai loại :điều khoản cần thiết và điều khoản bổ sung HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau : công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Ngoài những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1, Điều 29 BLLĐ, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác không trái pháp luật. Các nội dung nói trên của HĐLĐ về cơ bản đã được ghi nhận và hướng dẫn chi tiết trong bản HĐLĐ mẫu. Trong các nội dung đó, thời hạn hợp đồng lao động được pháp luật lao động quy định khá cụ thể và là vấn đề khá được quan tâm trên thực tế. Thời hạn HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ, bao gồm : HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung. Thanh tra lao động hướng dẫn cho các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó. HĐLĐ có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trước hết,nó là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Mặt khác, HĐLĐ là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc. Trong tranh chấp lao động cá nhân, HĐLĐ được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp. Đối với quản lý nhà nước, HĐLĐ là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp. Những quy định về nội dung và hình thức HĐLĐ được quy định trong pháp luật lao động là khá cụ thể và chi tiết nên việc áp dụng phổ biến và có hiệu quả. Nó có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ pháp luật lao động. Nếu thực hiện không đúng quy định của pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng : có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Ngoài quy định về nội dung và hình thức của HĐLĐ pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm HĐLĐ được giao kết một cách đúng đắn và hiệu quả nhất, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động. Hiện nay pháp luật Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa chế định về HĐLĐ, nhằm đảm bảo quan hệ lao động được diễn ra an toàn, nhân dân yên tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, vững vàng. Tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, NXB.CAND, Hà Nội, 2009. 2. Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình luật Lao động Việt Nam, NXB GD, Việt Nam, 2009. 3. Bộ luật Lao động năm 1994, sủa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. 4. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. 5. Thông tư 21 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6892 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và hình thức của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Thông qua HĐLĐ mà quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động được thiết lập, trách nhiệm hợp đồng cũng được xác định rõ ràng; qua đó quyền lợi của các bên đảm bảo. Với tính chất quan trọng và cần thiết như vậy, hình thức và nội dung của HĐLĐ được quy định rất cụ thể và chặt chẽ trong các văn bản pháp quy. Hình thức và nội dung của HĐLĐ được quy định trong Bộ Luật Lao động (BLLĐ); Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09-5-2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về HĐLĐ… Điều 28, BLLĐ quy định “Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.” Hình thức HĐLĐ còn được quy định chi tiết hơn tại Điều 3, Nghị định 44/2003/ NĐ–CP và mục 1, Phần I, Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH. HĐLĐ có thể được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu là : HĐLĐ được giao kết bằng lời nói (bằng miệng) hoặc bằng văn bản hoặc HĐLĐ được giao kết bằng hành vi. Hình thức chủ yếu của HĐLĐ là bằng văn bản. Bởi vì, quan hệ lao động là loại quan hệ phức tạp, thường kéo dài. Văn bản hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của các bên và có căn cứ để phân xử khi có tranh chấp. Hợp đồng này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. HĐLĐ bằng văn bản áp dụng cho các trường hợp sau : HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên (Điều 28, BLLĐ); HĐLĐ đối với người coi giữ tài sản gia đình (Điều 139, BLLĐ), HĐLĐ làm việc với tư cách là vũ nữ, tiếp viên, nhân viên trong các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy... Hợp đồng bằng văn bản thì phải theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định. Trường hợp một bên ký HĐLĐ là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thoả thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý. Bản HĐLĐ có thể viết bằng bút mực các mầu (trừ màu đỏ) hoặc đánh máy. HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán, thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản. Hợp đồng có thể được giao kết bằng miệng đối với những công việc có thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình. Trong trường hợp này, nếu cần có người thứ ba chứng kiến thì do hai bên thỏa thuận. Đồng thời, các bên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi các bên chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ : hành vi làm việc của người lao động, hành vi bố trí, trả lương của người sử dụng lao động…HĐLĐ cho dù kí bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi đều phải đảm bảo nội dung quy định tại điều 29 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, HĐLĐ trong doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể giảm bớt một số nội dung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Nội dung của HĐLĐ, được quy định tại Điều 29 BLLĐ, Điều 16, 17 Nghị định 43/ 2003/ NĐ – CP… Nội dung của HĐLĐ là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng. Về điều khoản, căn cứ vào tính chất có thể chia các điều khoản ra làm 2 loại : điều khoản bắt buộc, điều khoản thỏa thuận; căn cứ vào mức độ cần thiết thì chia thành hai loại :điều khoản cần thiết và điều khoản bổ sung HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau : công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Ngoài những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1, Điều 29 BLLĐ, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác không trái pháp luật. Các nội dung nói trên của HĐLĐ về cơ bản đã được ghi nhận và hướng dẫn chi tiết trong bản HĐLĐ mẫu. Trong các nội dung đó, thời hạn hợp đồng lao động được pháp luật lao động quy định khá cụ thể và là vấn đề khá được quan tâm trên thực tế. Thời hạn HĐLĐ là khoảng thời gian có hiệu lực của HĐLĐ, bao gồm : HĐLĐ không xác định thời hạn; HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung. Thanh tra lao động hướng dẫn cho các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó. HĐLĐ có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trước hết,nó là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Mặt khác, HĐLĐ là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc. Trong tranh chấp lao động cá nhân, HĐLĐ được xem là cơ sở chủ yếu để giải quyết tranh chấp. Đối với quản lý nhà nước, HĐLĐ là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp. Những quy định về nội dung và hình thức HĐLĐ được quy định trong pháp luật lao động là khá cụ thể và chi tiết nên việc áp dụng phổ biến và có hiệu quả. Nó có ý nghĩa rất lớn trong quan hệ pháp luật lao động. Nếu thực hiện không đúng quy định của pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng : có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Ngoài quy định về nội dung và hình thức của HĐLĐ pháp luật Việt Nam còn có nhiều quy định khác nhằm HĐLĐ được giao kết một cách đúng đắn và hiệu quả nhất, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động. Hiện nay pháp luật Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa chế định về HĐLĐ, nhằm đảm bảo quan hệ lao động được diễn ra an toàn, nhân dân yên tâm sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, vững vàng. Tài liệu tham khảo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, NXB.CAND, Hà Nội, 2009. Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình luật Lao động Việt Nam, NXB GD, Việt Nam, 2009. Bộ luật Lao động năm 1994, sủa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động. Thông tư 21 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNội dung và hình thức của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.docx
Luận văn liên quan