MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Cơ sở của nguyên tắc:
2. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
3. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
II. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Thực tiễn việc sử dụng vũ lực
2. Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lức trong quan hệ quốc tế
KẾT LUẬN
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9952 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Cơ sở của nguyên tắc:
2. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
3. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
II. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Thực tiễn việc sử dụng vũ lực
2. Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lức trong quan hệ quốc tế
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới hiện nay, việc các quốc gia phát triển khoa học kĩ thuật của mình vào cấc lĩnh vực nhằm phục vụ cho mục đích an ninh quốc gia là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu quốc gia lại dùng những nghiên cứu của mình để phát động chiến tranh xâm lược quốc gia khác hay bằng các biện pháp phi quân sự khác nhằm mục đích sử dụng sức mạnh của mình nhằm đạt được một số lợi ích nhất định thì đây lại là những hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại. Cụ thể đó là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
NỘI DUNG
I. Cơ sở, nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Cơ sở của nguyên tắc:
a) Cơ sở thực tiễn:
Trước Chiến tranh thế giới thứ I, việc các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế không hề bị giới hạn bởi một quy phạm pháp luật quốc tế nào. Nó tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của từng quốc gia và quan hệ quốc tế cụ thể.
Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Hiệp ước Paris ngày 27/8/1928 về việc không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách, tuy còn có nhiều điểm hạn chế, nhưng trong hiệp ước đã có qui định một cách dứt khoát và cụ thể nguyên tắc cấm xâm lược. Tại điều 1 của nguyên tắc qui định: “ Các bên tham gia hiệp ước trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế và tuyên bố không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”.
Nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược được khẳng định lại và phát triển thêm trong quy chế của Tào án quốc tế Niu-răm-be và Tokyo xét xử bọn tội phạm Đức – Nhật đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần II chống loài người. Theo hai bản quy chế này, Luật quốc tế cấm chiến tranh xâm lược cũng như cấm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đó.
Với những hậu quả khủng khiếp mà hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX và sự đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới đã thức tỉnh nhân loại về hiểm họa của vấn đề sử dụng vũ lực tiến hành chiến tranh do đó lựa chọn biện pháp hòa bình trong quá trình giải quyết các tranh chấp và bất đồng quốc tế. Điều này là một bước tiến cụ thể nhằm thực hiện nguyện vọng của nhân loại được sống trong an ninh, hòa bình và “phòng ngừa cho thế giới tương lai khỏi thảm họa chiến tranh”.
Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực đã được hình thành qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II và được các quốc gia tham gia thành lập tổ chức Liên hợp quốc khẳng định mạnh mẽ trong Hiến chương của tổ chức này. Trong chương I, điều 2, khoản 4 của Hiến chương ghi rõ: “Trong quan hệ quốc tế, các hội viên Liên hợp quốc không được có hành động đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất cứ một quốc gia nào,...”.
Việc tuyên bố rõ nguyên tắc này trong Hiến chương Liên hợp quốc, một điều ước quốc tế cơ bản có giá trị làm nền tảng cho luật pháp quốc tế hiện đại (ngày 11/12/1946 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết khẳng định những nguyên tắc qui định trong qui chế và bản án của Tòa án quốc tế của Niu-răm-be là những nguyên tắc của Luật quốc tế hiện đại), đã chứng tỏ mong muốn của cộng đồng quốc tế: việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cần phải bị nghiêm cấm và loại bỏ trong quan hệ quốc tế.
Nhưng Hiến chương Liên hợp quốc không dừng lại ở mức độ cấm chiến tranh xâm lược như trong giai đoạn từ 1917 đến 1945. nó phát triển thành nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Hiến chương đã đạt được những bước tiến quan trọng hơn Hiệp ước Paris năm 1928 ở chỗ nếu như Hiệp ước Paris 1928 chỉ cấm dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách thì tại Hiến chương qui định rõ ràng và dứt khoát: cấm các quốc gia dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực vào những mục đích trái với mục đích hòa bình và hợp tác hữu nghị của Liên hợp quốc. Như vậy nếu so sánh với nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực có nội dung rộng hơn nhiều bao gồm ngoài việc cấm xâm lược vũ trang còn cấm cả các hình thức xâm lược khác như xâm lược về kinh tế, tư tưởng và những sự xâm lược gián tiếp... đồng thời với cả những hành động đe dọa sử dụng vũ lực. Việc mở rộng nội dung của nguyên tắc cấm chiến tranh xâm lược là thắng lợi của các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nó hoàn toàn phù hợp với tình hình thế giới sau thế chiến II.
b) Cơ sở pháp lí:
Như trên đã phân tích, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được qui định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc tại chương I, Điều 2, khoản 4.
Trong khuôn khổ những nỗ lực của Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đã từng bước được cụ thể hóa qua các văn kiện quốc tế quan trọng, đáng chú ý là Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đai hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 2625, ngày 14/1/1970. Tuyên bố đã đặt lên hàng đầu nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Phát triển nguyên tắc đã được Hiến chương xác lập trước đó, Tuyên bố chỉ rõ: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vện lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nòa... Việc đe dọa dùng vũ lực như trên sẽ cấu thành sự vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và không bao giờ được sử dụng như là một biện pháp để giải quyết các vấn đề quốc tế”.
Tuyên bố này là một văn kiện có giá trị pháp lí quốc tế vì nó là bằng chứng thể hiện sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong việc nhận thức, cụ thể hóa và cam kết thực hiện các nguyên tắc cơ bản được nêu lên trong Hiến chương lIên hợp quốc, trong đó bao gồm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Sau đó Liên hợp quốc đã tiếp tục thông qua một số văn kiện khác liên quan đế nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe sọa sử dụng vũ lực. Đáng chú ý là Nghị quyết về định nghĩa tội xâm lược (1974), Tuyên bố về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc bỏ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (1987). Ngoài ra nguyên tắc này còn được công nhận và phát triển trong một số văn bản quốc tế khác như: Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu, Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên kết, tổ chức ASEAN...
Như vậy, việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đã được pháp điển hóa trong luật quốc tế hiện đại, mà cụ thể nhất là đã được xác lập trong Hiến chương Liên hợp quốc. Nguyên tắc này không ngừng được cụ thể hóa và củng cố trong quá trình phát triển của luật quốc tế hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay. Có thể nói rằng “nguyên tắc của luật pháp quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một bước đột phá lớn trong thế kỉ XX”. Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là một nguyên tắc đặc biệt cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại và có vai trò quan trọng đối với việc duy trì hòa bình và an ning quốc tế; đồng thời, chi phối các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế...
2. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
a) Cấm xâm lược vũ trang:
Nội dung chính của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực là cấm chiến tranh xâm lược hay xâm lược vũ trang nói chung. Bởi vì xâm lược vũ trang là hành động nguy hiểm nhất trực tiếp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Cho nên luật quốc tế hiện đại mới qui định rằng: “xâm lược vũ trang là tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất chống lại nhân loại và do vậy những kẻ gây ra nó cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất trước nhân loại”.
Nhiều văn bản pháp lí qui định về nguyên tác này:
- Hiệp ước Paris ngày 27/8/1928 cấm chiến tranh xâm lược và cấm dùng chiến tranh làm công cụ quốc sách để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
- Bản án tòa án quốc tế Niu-răm-be qui định “chiến tranh xâm lược không những là hành động không hợp pháp, mà còn là hành động tội ác”, “gây chiến tranh xâm lược không đơn giản là tội ác mang tính chất quốc tế, mà còn tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất”.
- Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc cấm các quốc gia dùng vũ lực để thực hiện những mục đích trái với mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong các hình thức “vũ lực” thì trước hết cấm sử dụng vũ lực quân sự, tức là xâm lược vũ trang.
b) Cấm xâm lược gián tiếp, xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng:
Như đã trình bày, theo Luật quốc tế hiện đại các quốc gia có nghĩa vụ không được tiến hành những hành động xâm lược vũ trang và cả các hình thức xâm lược khác, cụ thể là xâm lược về kinh tế và xâm lược về tư tưởng..
- Xâm lược gián tiếp: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế chống lại các quốc gia khác. Xâm lược gián tiếp khác với xâm lược vũ trang ở chỗ quốc gia xâm lược hoạt động giấu mặt thông qua người khác.
Những hành động sau đây có thể gọi là xâm lược gián tiếp:
+ Xúi giục, giúp đỡ các quốc gia khác đi xâm lược để thực hiện mưu đồ chính trị của mình.
+ Khuyến khích các hành động phá hoại như khủng bố, tàn sát chống nước khác.
+ Khích động gây nội chiến ở nước khác.
+ Hoạt động lật đổ chính quyền ở các nước khác một cách có lợi cho mình.
- Xâm lược kinh tế: là phương pháp hoạt động phá hoại phổ biến của các nước đế quốc và bọn phản động quốc tế nhằm gây sức ép đối với các nước yếu thế hơn bắt các nước này phải phụ thuộc vào chúng về kinh tế và chính trị.
Những hình thức xâm lược kinh tế có thể là:
+ Áp đặt những điều ước kinh tế thương mại không bình dẳng, mang tính nô dịch.
+ Trao đổi kinh tế không ngang giá.
+ Cản trở quốc gia khác thực hiện quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên của mình.
+ Phong tỏa kinh tê và nhiều hình thức cản trở hoạt động kinh tế của quốc gia khác...
Luật quốc tê hiện đại thừa nhaanjcacs quốc gia, bất kể lớn hay nhỏ, mạnh hay yêu, giàu hay nghèo đều có chủ quyền tuyệt đối đối với tài nguyên thiên nhiêm của họ. Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia, luật quốc tế hiện đại cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trong đó có áp lực về kinh tế, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của quốc gia khác hoặc nhằm những mục đích trái với Hiến chương Liên hợp quốc.
- Xâm lược về tư tưởng: là phương pháp hoạt động phổ biến của bọn chủ nghĩa đế quốc và phản động nhằm gây hoang mang, lo sợ, thù hằn trong quần chúng nhân dân.
Những hình thức cấm xâm lược tư tưởng phổ biến hiện nay là:
+ Tuyên truyền chiến tranh.
+ Kích động tư tưởng thù hằng dân tộc.
+ Tuyên truyền, ca tụng vũ khí giết người hàng loạt.
Thông thường, trước khi tiến hành chiến tranh xâm lược, kẻ xâm lược mở ra những chiến dịch lớn nhằm tuyên truyền cho chiến tranh, kích động lòng thù hằn dân tộc.
c) Cấm đe dọa sử dụng vũ lực:
Luật quốc tế hiện dại xem việc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác là một tội ác quốc tế, là một loại vi phạm pháp luật quốc tế riêng biệt.
Những hành động đe dọa sử dụng vũ lực phổ biến trong thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay là:
+ Tập trung quân đội (lục quân, hải quân, không quân) ở biên giới giáp với quốc gia khác.
+ Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác.
+ Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác.
Những hành động này đều trái với tinh thần và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc. Các quốc gia gây ra những hành động như vậy phải chịu trách nhiệm theo qui định của luật quốc tế.
3. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
Hiện nay, Hiến chương Liên hợp quốc chỉ qui định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc khi có sự đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược (các điều từ 39 đến 42).
a) Quyền tự vệ chính đáng:
Điều 51 Hiến chương qui định: “Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên của Liên hợp quốc bị xâm lược, cho đến khi HĐBA tiến hành các biện pháp nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Các biện pháp mà các quốc gia đã tiến hành phải được thông báo ngay lập tức cho HĐBA và các biện pháp này không hề ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của HĐBA, theo qui định của Hiến chương này, hành động nhanh chóng theo cách thức mà cơ quan này cho là cần thiết để duy trì và lập lại hòa bình và an ninh thế giới”. Như vậy, Hiến chương thừa nhận quyền tự vệ chính dấng của các quốc gia hay nói cách khác là có quyền dùng vũ lực quân sự để đánh trả sự tấn công vũ trang của các nước khác, nhưng không đưa ra được định nghĩa về khái niệm “xâm lược”.
Phải đến ngày 14/12/1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết 3314 về định nghĩa xâm lược. Theo đó, xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một nước khác hoặc dưới bất kì hình thức nào khác. Nghị quyết trao quyền cho HDBA kết luận có hay không hành vi xâm lược trong các tình huống cụ thể.
Tuy nhiên quyền tự vệ này của quốc gia được qui định hết sực nghiêm ngặt là đã có sự tấn công vũ trang của nước khác và chỉ khi nào đã bị tấn công vũ trang thì các quốc gia mới có quyền dùng vũ lực đánh trả. Điều này nghĩa là Hiến chương cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị (hành vi tự vệ phải tương ứng với mức độ tấn công).
Theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, quyền tự vệ chính đáng của quốc gia chỉ được tự do trong một thời gian tạm thời. Một khi HĐBA dã quyết định hành động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này.
Các quốc gia có quyền tự vệ cá thể, tức là dùng sức mình để tự bảo vệ, đồng thời cũng có quyền tự vệ tập thể, tức là liên minh với các quốc gia khác trên cơ sở các cam kết quốc tế bình đẳng.
Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc cũng có quyền dùng bạo lực cách mạng đê giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho mình. Đó là quyền tự vệ chính đáng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc các daantoocj bị áp bức dùng lực lượng vũ trang để đạp tan ách gông cùm, giành lại tự do hạnh phúc là hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế hiện nay và không trái với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
b) Sử dụng vũ lực theo quyết định của HĐBA:
Việc sử dụng vũ lực theo ủy quyền của HĐBA được qui định cụ thể tại Điều 39 và các Điều từ 42 đến 47.
Theo qui định tại Điều 39 của Hiến chương, trong trường hợp xác định thấy có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay có hành vi xâm lược, HĐBA có quyền đưa ra các khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần thiết bao gồm cả biện pháp sử dụng vũ lực để đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Tại Điều 42 Hiến chương qui định, tùy từng trường hợp nếu biện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì HĐBA có thể tiến hành các biện pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong tỏa và tiến hanh chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân.
II. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Thực tiễn việc sử dụng vũ lực:
a) Một số trường hợp sử dụng vũ lực bất hợp pháp:
* Việc NATO sử dụng vũ lực ở Kosovo:
Cuộc khủng hoảng ở Kosovo (đây là một tỉnh tự trị của Cộng hòa Serbia thuộc Liên bang Nam Tư) diễn biến dai dẳng và phức tạp. Năm 1989, Milosevic đã xóa bỏ qui chế tự trị mà Tito trao cho Kosovo từ năm 1974. quyết định này đã không được người dân ở Kosovo phục tùng trong một thời gian dài.
Năm 1992, quan hệ giữa chính quyền Ben-grat và một bộ phận dân chúng ở Kosovo căng thảng đến mức Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), được sự chấp thuận của chính phủ Nam Tư, đã triển khai một lực lượng ngăn chặn xung đột tại một số tỉnh của Serbia là Kosovo, Vojvodin và Sandijak. Phái đoàn này đã phải rút đi sau vài tháng sau đó theo yêu cầu của chính quyền Ben-grat. Trong những năm 90, tình hình ở khu vực này trở nên rất căng thẳng. Nhằm chống lại những hoạt động đàn áp của chính quyền Ben-grat, nhiều phong trào chính trị dã xuất hiện ở Kosovo. Với sự ra đởi của các lực lượng này ở Kosovo nhằm vào các đại diện chính phủ Nam Tư ngày càng gia tăng, dẫn đến những đợt trấn áp mạnh tay bằng lực lượng cảnh sát và lực lượng bán quân sự của chính quyền Ben-grat. Nghị quyết 1160 và 1199 của HĐBA về giải quyết vấn đề tại Kosovo đã được đưa ra nhằm khẳng định “tình trạng đang xấu đi ở Kosovo là một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh khu vực”; đồng thời HĐBA đã yêu cầu các nhà chức trách ở Nam Tư và nhà lãnh đạo người dân Kosovo duy trì lệnh ngừng bắn ở Kosovo, và Cộng hòa liên bang Nam Tư phải áp dụng ngay các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tình hình ở Kosovo bằng con đường chính trị.
Tại các đoạn 16, 17 của Nghị quyết 1199, HĐBA tuyên bố nếu chính quyền Ben-grat không tuân thủ những cảnh báo của Liên hợp quốc, HĐBA sẽ xem xét bước tiếp theo và các biện pháp bổ sung. Đay là văn kiện duy nhất của HĐBA mà các thành viên NATO có thể sử dụng để biện minh cho các hành vi trấn áp của mình vì trên thực tế HĐBA đã không thông qua được một nghị quyết nào do có sự phản đối của một số thành viên.
Năm 1998, với vai trò trung gian của Mỹ, tình hình tại đây có xu hướng dịu lại. OSCE đã triển khai 2000 quan sát viên tới Kosovo và ủng hộ việc tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên Nghị quyết số 1203 của HĐBA vẫn khẳng định tình hình ở Kosovo “tiếp tục đe dọa đến nền hòa bình và an ninh khu vực” và nhấn mạnh rằng “cần có những hanh động để đảm bảo an ninh và tự do đi lại của các quan sát viên”. Trong thời gian này, tát cả các hình thức dàm phán và biện pháp xung đột đã được triển khai. Các quan sát viên của OSCE đã nỗ lực để chấm dứt hành động bạo lực tại Kosovo nhưng các cuộc tấn công của người Serbia và vụ thảm sat ở Racak làm 45 người Kosovo thiệt mạng vẫn có nguy cơ tái diễn.
Bất chấp các sáng kiến ngoại giao do các nhóm tiếp xúc đưa ra và qua hoạt động trung gian hòa giải của OSCE, ngày 12/10/1998, NATO tuyên bố sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho một đợt can thiệp quân sự trong 4 ngày nữa, nếu các bên không tìm ra được một giải pháp.
Tháng 10/1998, Ngoại trưởng Mỹ cho biết các lực lượng của Serbia da vi phạm các điều khoản của hai Nghị quyết 1160 và 1199 và theo Ngoại trưởng Mỹ, NATO đã có đủ căn cứ pháp lí để tiến hành những hoạt động quân sự.
Cùng với các đồng minh của mình, Pháp cũng đồng ý rằng các Nghị quyết 1160 và 1199 có những điều khoản áp đặt các nghĩa vụ cụ thể đối với Nam Tư, và cho rằng việc sử dụng vũ lực là nhằm trả đũa lại chính quyền Ben-grat đã vi phạm các nghĩa vụ đó. Bộ trưởng Ngoại giao Đức khẳng định đã hội đủ tất cả các điều kiện để tiến hành những hoạt động quân sự một cách hợp pháp bởi vì HĐBA không có khả năng hàng động trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời, Tổng thư kí NATO cũng đưa ra những lạp luận tương tự để biện minh cho hành động quân sự của tổ chức này: “ Cộng hòa Liên bang Nam Tư đã không đáp ứng các yêu cầu trong Nghị quyết 1160 và 1199, chúng ta đang đối mặt với nguy cơ xảy ra một thảm họa nhân đạo và trong một thời hạn ngắn thì không thể có được ủy quyền của HĐBA”. Sau những sáng kiến cuối cùng mà Richard Holbrooke đề nghị với Tổng thống Milosevich không được chấp thuận, ngày 24/3, trong khi Hội đồng châu Âu đang họp tại Berlin, các nước đồng minh đã quyết định can thiệp quân sự. Cùng ngày hôm đó, Tổng thu kí NATO đã bật đèn xanh cho ACTORD (ch phép hành động quân sự) mà Hội đồng NATO đã thông qua từ trước.
NATO đã tiến hành can thiệp mà không cần viện dẫn tới điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ngày 17/3, Tổng thư kí NATO gửi thư cho Chủ tịch HĐBA nêu rõ “hoạt động quận sự được tiến hành là nhằm bảo vệ các mục tiêu của cộng đồng quốc tế”. Chiến dịch không kích lúc đầu còn hạn chế sau đó mở rộng ra với qui mô lớn. Tổng thống Serbia từ chối chấp nhận những điều kiện mà nhóm tiếp xúc đưa ra.
Ngay từ ngày 26/3/1999, Belarus, Ấn Độ và Nga đã trình lên HĐBA một dự thảo Nghị quyết. Dự thảo này coi việc NATO sử dụng vũ lực là vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hợp quốc và yếu cầu dừng ngay hoạt động can thiệp. Dự thảo này đã bị bác bỏ với 12 phiều chống, chỉ có 3 phiếu thuận. Như vậy là dù không tán đồng với hành động can thiệp, HĐBA cũng không lên án hành vi can thiệp đó. Tuy nhiên, đây không thể hiểu là một sự cho phép của HĐBA, bởi việc HĐBA cho phép phải được thể hiện bằng một nghị quyết rõ ràng.
Với những nỗ lực trung gian được triển khai trong suốt chiến dịch không kích, NATO và Nam Tư đã cùng thương lượng về các vấn đề quân sự, kí kết hiệp định kĩ thuật quân sự ngày 9/6/1999. hiệp định này đã dẫn tới một loạt các sự kiện sau đó: Nam Tư bước đầu rút quân, NATO tạm hoãn các vụ không kích theo lệnh của Tổng thư kí, HĐBA bỏ phiếu thông qua Nghị quyết 1244, Hội đồng khối NATO cho phép triển khai lực lượng KFOR.
Với những tuyên bố của NATO trong việc đưa quân can thiệp vào Kosovo khó có thể nói rằng việc này đã tạo thành một tiền lệ mới về can thiệp nhân dạo, bởi lẽ, tại các cuộc thảo luạn của Đại hội đồng Liên hợp quốc về chủ đề này, rất nhiều nước đã bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ. Đại đa số các thành viên Liên hợp quốc khó có thể chấp nhận việc các cường quốc chủ yếu có thể tự cho mình quyền can thiệp dựa trên những đanh giá của riêng họ về tình hình nhân đạo. Chỉ có điều, nhờ nghị quyết 1244 của HĐBA, lực lượng quân sự của NATO ở Kosovo đã được thừa nhận một cách rõ ràng về mặt pháp lí, ngay cả khi HĐBA quyết định không sử dụng phương án triển khai lực lượng giữ gìn hòa bình do Liên hợp quôc quản lí.
Ngày 29/4/1999, Nam Tư đã gửi một loạt 10 đơn kiện tới Tòa án quốc tế chống lại các quốc gia đã tham gia can thiệp vũ trang vào lãnh thổ nước này. Nam Tư yêu cầu tòa án khẳng định các nước NATO đã vi phạm một loạt các nghĩa vụ quốc tế mà chủ yếu là vi phạm nguyên tắc cám dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nam Tư cũng cáo buộc các nước này đã vi phạm các qui định về xung đột vũ trang, như xâm hại con người và tài sản được bảo vệ đặc biệt, xâm hại môi trường hay các quyền cơ bản của con người. Đồng thời Nam Tư cũng tuyên bố chấp nhận thẩm quyền xét xử của tòa và yêu cầu áp dụng 10 biện pháp khẩn cấp.
Ngày 10/5/1999, tòa đã nhận được những lời biện hộ đầu tiên của các bên liên quan chủ yếu. Nội dung chính là không những phải bác bỏ yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp của Nam Tư mà còn loại bỏ ngay đơn kiện của Nam Tư. Với đa số phiếu tán thành, Tòa án quốc tế đã bác bỏ 10 biện pháp khẩn cấp của Nam Tư và lời giải thích được đưa ra là tòa không có thẩm quyền thụ lí đơn kiện của Nam Tư do đó tòa không có quyền áp dụng a. Tuy nhiên tòa sẽ xem xét về vấn đề thẩm quyền trong thời gian tới. Tòa án quốc tế rất quan tâm tới vấn đề sử dụng vũ lực ở Nam Tư, nhất là trong bối cảnh hiện nay, đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với luật quốc tế.
Hiện nay, vụ việc sử dụng vũ lực ở Kosovo vẫn đang tiếp tục được giải quyết trước Tào án quốc tế vì chính quyền mới của Cộng hòa Liên bang Nam Tư – thay thế tổng thống Molosevich – vẫn không rút đơn kiện.
* Chiến tranh Nga – Georgia:
Cuộc chiến tranh Nga – Georgia diễn ra vào đêm ngày 7 rạng ngày 8/8/2008 trong thời điểm hầu hết các nhà lãnh đọa hàng đầu thê giới đang có mặt tại Trung Quốc để dự lễ khai mạc thế vận hội mùa hè ở Bắc Kinh. Sự kiện nóng này đã ập đến tai các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc... và làm cho âm hưởng sống động của lễ hội bị chùn xuống trên khuôn mặt của một số người liên quan.
Cuộc chiến kết chỉ sau 5 ngày sau đó, với thắng lợi thuộc về Nga và Nam Ossetia, nhưng nó cũng là nhân tố làm cho quan hệ Moscow – Washington, Nga – NATO trở nên băng giá. Sau cuộc chiến, Moscow và Tbilissi thường đổ trách nhiệm cho lẫn nhau. Tổng thống Georgia Saakashvili nói rằng đã chống trả lại một âm mưu của quân đội Nga xâm chiếm lãnh thổ Georgia. Ngược lại Moscow cũng cho rằng đã tiến hành can thiệp dể bảo vệ dân cư hai khu vực nổi dậy mang hộ chiếu Nga. Nhiều câu hỏi được đặ ra là vì sao xảy ra cuộc chiến tranh Nga – Ossetia
* Xung đột ở Afghanistan:
Sau khi chính quyền do quân đội Liên Xô hậu thuẫn sụp đổ, Afghanistan đã trải qua một thời kì tranh giành quyền lực giữa các phe phai trong suốt thập niên 90. một trong các phe phái này lừ lực lượng Taliban đã thắng thế, chiếm giữ thủ đô Kabul và phần lớn lãnh thổ từ năm 1998, đồng thời hị thiết lập một chính quyền vô cùng hà khắc đối với nhân dân đến mức rất nhiều tổ chức phi chính phủ tham gia giúp đỡ trực tiếp dân chúng ở vùng này đã phải lên tiếng vì sự vi phạm nhân quyền của chính quyền.
Chính quyền Taliban không phản ứng những đòi hỏi của Liên hợp quốc được nêu ra tại Nghị quyết 1267 yêu cầu trao nộp Oussama Bin Laden cho các cơ quan có thẩm quyền và trong năm 2000, các băng nhóm có liên quan đến Oussama lại tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công mới. Diễn biến tình hình được Liên hợp quốc theo dõi chặt chẽ.
Với việc thông qua Nghị quyết 1333 của HĐBA, theo đó sẽ áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với Taliban và Oussama. Tuy nhiên chính quyền Taliban đã không thực thi các quyết định này mà tiếp tục dung nạp Oussama, đồng thời từ chối hợp tác với các nước đang truy lùng hắn.
Sau vụ tấn công hôm 11/9, ngày hôm sau 12/9, dưới sự chủ trì của Pháp, HĐBA đã họp và ra thông qua Nghị quyết 1368 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng “thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể, phù hợp với Hiến chương..., cực lực lên án các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng diễn ra hôm 11/9... và coi những hành động này như các hoạt động khủng bố quốc tế khác, là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới”
Nghị quyết 1368 không coi các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ là hành động xâm lược vũ trang nhưng lại ngầm khẳng định rằng Mỹ có quyền trả đũa dựa trên cơ sở Điều 51 Hiến chương. Như vậy Nghị quyết 1368 đã mở đường cho Mỹ hành động và chỉ đưa ra một khung pháp lí rất chung chung.
Trong khuôn khổ cuôc khủng hoảng của Afghanistan, lần đầu tiên NATO viện dẫn tới Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Theo đó, Hội đồng cho rằng cuộc tấn công nhằm vào Mỹ là xuất phát từ bên ngoài do đó ddwwowcj coi như nhằm vào các bên còn lại và vì lẽ đó, các bên này có quyền hỗ trợ Mỹ thực hiện quyền tự vệ chính đáng. Tuy nhiên quyết định này đã không dẫn đến hành động cụ thể nào ví sau đó Mỹ đã quyết định hành động một mình mag không cần đến sức mạnh tập thể của NATO, và chỉ huy động sự hỗ trợ của các thành viên khi cần đến.
Mỹ nhanh chóng triển khai quân tại Afghanistan, với các chiến dịch không kích cũng như trên bộ với cường độ đặc biệt cao tại một số khu vực, lực lượng Tailiban nhanh chóng bị mất quyền kiểm soát ở các vùng dân cư rộng lớn nhưng không bị đập tan hoàn toàn.
Sau đó, HĐABA với tư cách là trung tâm hỗ trợ nhân dân Afghanistan nhanh chóng lập ra một chính quyền lâm thời mới có nhiệm vụ thành lập chính phủ mới cho Afghanistan.
*Triều Tiên đe dọa sử dụng vũ lực:
Hôm 13/6, CHDCND Triều Tiên dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu Mỹ cố tình cô lập họ sau khi HĐBA áp đặt lệnh trừng phạt mở rộng với quốc gia này từ sau vụ thử hạt nhân lần thứ hai từ tháng 5.
Theo lời phát ngôn viên ngoai giao của nước này, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ bắt đầu chương trình làm giàu Uranium và vũ khí hóa plutonium tại nhà mày vũ khí hạt nhân của họ.
Nghị quyết của HĐBA cho phép các quốc gia thành viên có quyền kiểm tra hang háo vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ và hàng không của Triều Tiên, yêu cầu họ tịch thu và phá hủy bất cứ hàng hóa nào vận chuyển vi phạm nghị quyết của HĐBA.
CHDCND Triều Tiên đã khiến cho tình hình căng thẳng leo thang trong vài tháng qua khi họ tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa, tái khởi động nhà máy sản xuất plotinium cấp độ vũ khí và thực hiện vụ thử hạt nhân lần hai.
Hai nhà ngoại giao cấp cao tham gia đàm phán về nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc phát biểu rằng, Trung Quốc không bao giờ nói rõ thực sự họ cõ ý định thực hiện nghị quyết trừng phạt mới hay không. Đại sứ trung Quốc, Zhang Yesui phát biểu nghị quyết này cho thấy sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế đốic với tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời ông cũng thúc giục các nước thận trọng khi kiểm tra hàng hóa của Triều Tiên và ông còn nhấn mạnh “dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên đe dọa sử dụng vũ lực”.
2. Vai trò của Liên hợp quốc đối với việc thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lức trong quan hệ quốc tế:
Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình trong nhiều năm qua Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên trong tình hình quốc tế hiện nay, sự chi phối của các cường quốc mạnh tới chức năng và hoạt động của Liên hợp quốc là không thể phủ nhận.
Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp khi các cường quốc này có những sự vi phạm về các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc nhất là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, thì HĐBA (cơ quan được giao trách nhiệm chính trong việc duy trì an ninh thế giới) đã không có được bất kì một hành động nào nhằm phản đối hay ngăn chặn việc đưa quân bất hợp pháp vào lãnh thổ quốc gia khác (chẳng hạn như trường hợp Mỹ đưa quân vào Kosovo với lí do bảo vệ nhân quyền) hay ngầm đồng ý cho Mỹ và quân đồng minh đưa quân vào Afghanistan và Iraq hay can thiệp vũ trang vao lãnh thổ quốc gia khác.
Liên hợp quốc đã bị chỉ trích không ít lần do không thể hành động một cách rõ ràng và kiên quyết trong việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc các quốc gia sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực nhằm trả đũa quân sự hoặc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia (chẳng hạn như giữa Nga và Israel, hay giữa Nga và Mỹ
KẾT LUẬN
Sự ra đời của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế từ sau chiến tranh thế giới II cho đến nay. Việc cụ thể hóa nguyên tắc này trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong một số văn bản pháp lí quốc tế khác đã tạo ra khuôn khổ pháp lí để từ đó trừng trị các hành vi xâm hại đến các qui định của luật quốc tế.
Điều cốt lõi nhất trong giải quyết xung đột giữa các quốc gia là việc sử dụng vũ lực chỉ có thể được coi là biện pháp cuối cùng, khi tất cả các biện pháp khác đều tỏ ra không có hiệu quả và phải tuân thủ những qui định nghiêm ngặt của luật quốc tế về điều kiện và mức độ đáp trả quân sự. Khi các quốc gia tôn trọng triệt để các nguyên tắc của luật quốc tế trong đó có nguyên tắc này thì khi đó thế giới sẽ tránh khỏi thảm họa chiến tranh thế giới III với mức độ khốc liệt và nguy hiểm hơn nhiều lần so với các cuộc chiến tranh trong quá khứ.
Tài liệu tham khảo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung và Thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.doc