Nuôi thử nghiệm cá lồng nước lợ với các đối tượng cá hồng và cá chẽm ở Xã Lộc Trì

NUÔI THỬ NGHIỆM CÁ LỒNG NƯỚC LỢ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CÁ HỒNG VÀ CÁ CHẼM Ở XÃ LỘC TRÌ Tóm tắt nội dung Chi Hội nghề cá Đông Hải thuộc xã Lộc Trì nằm ở phía Nam của Tỉnh, tiếp giáp với Thành Phố Đà Nẵng. Nước lợ ở trong vùng đầm phá được pha trộn giữa nguồn nước mặn đưa vào từ cửa biển Tư Hiền và nguồn nước ngọt trong đất liền. Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường dẫn tới các yếu tố môi trường nước cũng thay đổi theo, đặ biệt là độ mặn thay đổi phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Vào mùa mưa, độ mặn của nước có khi giảm xuống chỉ còn 5 phần ngàn (ppt). Vì vậy, việc chọn mô hình nuôi các đối tượng cá nước lợ có khả năng chống chịu sự thay đổi môi trường lớn là rất cần thiết và quan trọng để giúp bà con cải thiện cuộc sống. Mô hình thử nghiệm nuôi cá chẽm và cá hồng (gồm cá hồng bạc và cá hồng đỏ) được xây dựng nhằm mục đích đánh giá những tác động của môi trường và hiệu quả kinh tế của mô hình so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương. Sau 4.5 tháng thực hiện mô hình (từ 2/5/2010 đến 20/9/2010) các yếu tố môi trường tại địa điểm nuôi biến động theo sự biến động thời tiết, đặc biệt là những ngày đang nắng nóng lại gặp giông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá, vào những ngày này thì cá thường bỏ ăn. Còn các yếu tố môi trường khác đều nằm trong khoảng cho phép đối với sinh trương của cá. Ở mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng có ưu điểm là đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường lớn, và thu được hiệu quả kinh tế 5,197,000 VND, cao hơn 2 lần so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương, nhưng sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, luôn bị động trong những ngày trở trời., đồng thời đầu ra của sản phẩm khó khăn. MỤC LỤC Phần I. Tóm tắt iv 1. Thông tin chung về mô hình iv 2. Tóm tắt nội dung v Phần II. Báo cáo chính . 1 1. Giới thiệu 1 2. Tổng quan 1 2.1 Thời gian và địa điểm . 1 2.2 Thiết kế và xây dựng lồng nuôi 2 2.3 Phương pháp lựa chọn địa điểm nuôi 3 2.4 Phương pháp quản lý lồng nuôi và theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá . 3 2.5 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường 4 2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế 4 3. Kết quả thảo mô hình 4 3.1 Biến động của các yếu tố môi trường . 4 3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá . 5 3.3 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở lồng nuôi truyền thống. . 10 4. Thảo luận 12 5. Kết luận và Kiến nghị 13 5.1 Kết luận 13 5.2 Đề nghị . 13 Tài liệu tham khảo 14 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Quy cỡ và mật độ giống thả nuôi thí nghiệm 3 Bảng 2. Quy cỡ và mật độ giống thả ở lồng nuôi đối chứng 3 Bảng 3. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường . 4 Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài cá chẽm 5 Bảng 5. Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của cá chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau (theo Sakares. W, 1986) 6 Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài của cá lồng . 7 Bảng 7. Tỷ lệ sống và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá chẽm . 9 Bảng 8. Tỉ lệ sống và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá hồng . 9 Bảng 9. Tốc độ tăng trọng lượng và chiều dài của cá dìa . 10 Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của cá nâu 11 Bảng 11. Ước lượng hiệu quả kinh tế ở lồng nuôi thí điểm . 12 Bảng 12. Hiệu quả kinh tế ở mô hình đối chứng 12

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi thử nghiệm cá lồng nước lợ với các đối tượng cá hồng và cá chẽm ở Xã Lộc Trì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO VỀ NUÔI THỬ NGHIỆM CÁ LỒNG NƯỚC LỢ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CÁ HỒNG VÀ CÁ CHẼM Ở XÃ LỘC TRÌ Dự án Quản Lý Tổng hợp các hoạt động Đầm phá (IMOLA) tỉnh Thừa Thiên Huế (FAO, GCP/VIE/029/ITA) Nguyễn Văn Huy Đại học Nông Lâm Huế, 10/2010 ii MỤC LỤC Phần I. Tóm tắt ............................................................................................................................ iv  1. Thông tin chung về mô hình ................................................................................ iv  2. Tóm tắt nội dung .................................................................................................... v  Phần II. Báo cáo chính ................................................................................................................. 1  1. Giới thiệu ................................................................................................................ 1  2. Tổng quan .............................................................................................................. 1  2.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 1  2.2 Thiết kế và xây dựng lồng nuôi .......................................................................... 2  2.3 Phương pháp lựa chọn địa điểm nuôi ................................................................ 3  2.4 Phương pháp quản lý lồng nuôi và theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá ....... 3  2.5 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường .................................................... 4  2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế ............................................................ 4  3. Kết quả thảo mô hình ............................................................................................ 4  3.1 Biến động của các yếu tố môi trường ................................................................. 4  3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá ................................................................................. 5  3.3 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở lồng nuôi truyền thống. ..................................................................................................................... 10  4. Thảo luận .............................................................................................................. 12  5. Kết luận và Kiến nghị .......................................................................................... 13  5.1 Kết luận ............................................................................................................ 13  5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 13  Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 14  DANH SÁCH BẢNG Bảng 1. Quy cỡ và mật độ giống thả nuôi thí nghiệm .................................................................... 3  Bảng 2. Quy cỡ và mật độ giống thả ở lồng nuôi đối chứng .......................................................... 3  Bảng 3. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường ........................................................... 4  Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài cá chẽm ...................................................... 5  Bảng 5. Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của cá chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau (theo Sakares. W, 1986) .................................................................................................................. 6  Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài của cá lồng ................................................. 7  Bảng 7. Tỷ lệ sống và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá chẽm ....................... 9  Bảng 8. Tỉ lệ sống và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá hồng ......................... 9  Bảng 9. Tốc độ tăng trọng lượng và chiều dài của cá dìa ............................................................. 10  Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của cá nâu ...................................................................................... 11  Bảng 11. Ước lượng hiệu quả kinh tế ở lồng nuôi thí điểm ......................................................... 12  Bảng 12. Hiệu quả kinh tế ở mô hình đối chứng .......................................................................... 12  iii DANH SÁCH HÌNH Hình 1. Địa điểm thực hiện mô hình (màu vàng) ........................................................................... 2  Hình 2. Lồng nuôi cá ...................................................................................................................... 2  Hình 3. Tăng trưởng chiều dài của cá chẽm ................................................................................... 6  Hình 4. Tăng trưởng trọng lượng cá chẽm ...................................................................................... 7  Hình 5. Tăng trưởng chiều dài của cá hồng .................................................................................... 8  Hình 6. Tăng trưởng trọng lượng cá hồng ...................................................................................... 8  Hình 7. Tăng trưởng trọng lượng cá dìa ....................................................................................... 10  Hình 8. Tăng trưởng trọng lượng cá nâu ...................................................................................... 11  iv Phần I. Tóm tắt 1. Thông tin chung về mô hình 1. Tên mô hình Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lồng nước lợ. 2. Đơn vị thực hiện - Đơn vị hỗ trợ kinh phí: Dự án IMOLA - Đơn vị thực hiện mô hình: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 3. Địa điểm thực hiện Chi hội nghề cá Đông Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Cán bộ phụ trách mô hình Nguyễn Văn Huy, Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản, khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm Huế. 5. Hộ thực hiện mô hình Mô hình được tiến hành tại hộ gia đình Ông Trần Phúc, thuộc Chi Hội nghề cá Đông Hải, xã Lộc Trì, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Mục tiêu của mô hình Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. - Đánh giá tác động đến môi trường. Mục tiêu chung: - Cung cấp các thông tin kỹ thuật, lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện thực tế, giúp bà con ngư dân xã Lộc Trì có thể áp dụng thành công mô hình trong tương lai. 7. Phương pháp thực hiện mô hình Phương pháp điều tra khảo sát chọn hộ, vị trí đặt lồng, thiết kế và xây dựng lồng nuôi, chọn loài nuôi và mật độ thả. Phương pháp cho ăn và quản lý lồng nuôi. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế: Để đánh giá hiệu quả kinh tế bằng việc tiến hành theo dõi, thu thập thông tin từ một lồng nuôi có cùng kích cỡ đã có sẵn tại địa phương, gọi là lồng nuôi truyền thống để so sánh. 8. Các tiêu chí chọn hộ như sau: Tổ chức họp Chi hội nghề cá Đông Hải, để Chi hội bầu ra hộ thực hiện mô hình. Hộ được chọn phải có nhiều kinh nghiệm, có khả năng chia sẽ kết quả mô hình cho các thành viên trong Chi hội nghề cá sau khi mô hình kết thúc Đánh giá kết quả mô hình Ở mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng có ưu điểm là đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường lớn (trừ loài cá hồng bạc), và thu được hiệu quả kinh tế 5,197,000 VND, cao hơn 2 lần so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương v 2. Tóm tắt nội dung Chi Hội nghề cá Đông Hải thuộc xã Lộc Trì nằm ở phía Nam của Tỉnh, tiếp giáp với Thành Phố Đà Nẵng. Nước lợ ở trong vùng đầm phá được pha trộn giữa nguồn nước mặn đưa vào từ cửa biển Tư Hiền và nguồn nước ngọt trong đất liền. Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường dẫn tới các yếu tố môi trường nước cũng thay đổi theo, đặ biệt là độ mặn thay đổi phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Vào mùa mưa, độ mặn của nước có khi giảm xuống chỉ còn 5 phần ngàn (ppt). Vì vậy, việc chọn mô hình nuôi các đối tượng cá nước lợ có khả năng chống chịu sự thay đổi môi trường lớn là rất cần thiết và quan trọng để giúp bà con cải thiện cuộc sống. Mô hình thử nghiệm nuôi cá chẽm và cá hồng (gồm cá hồng bạc và cá hồng đỏ) được xây dựng nhằm mục đích đánh giá những tác động của môi trường và hiệu quả kinh tế của mô hình so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương. Sau 4.5 tháng thực hiện mô hình (từ 2/5/2010 đến 20/9/2010) các yếu tố môi trường tại địa điểm nuôi biến động theo sự biến động thời tiết, đặc biệt là những ngày đang nắng nóng lại gặp giông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá, vào những ngày này thì cá thường bỏ ăn. Còn các yếu tố môi trường khác đều nằm trong khoảng cho phép đối với sinh trương của cá. Ở mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng có ưu điểm là đối tượng nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường lớn, và thu được hiệu quả kinh tế 5,197,000 VND, cao hơn 2 lần so với mô hình nuôi truyền thống tại địa phương, nhưng sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, luôn bị động trong những ngày trở trời., đồng thời đầu ra của sản phẩm khó khăn. 1 Phần II. Báo cáo chính 1. Giới thiệu Cá chẽm (Lates calcalifer) là đối tượng đã được nuôi phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong hơn 10 năm qua. Nó có thể nuôi trong các vùng nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Nuôi cá chẽm trong lồng ở các vùng ven biển phổ biến nhất là ở Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Đây là phương pháp đơn giản và thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với nuôi ao. Vì vậy hình thức nuôi cá chẽm trong lồng đã phát triển rất nhanh trong mấy năm trở lại đây. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nuôi trồng thủy sản mới chỉ bắt đầu phát triển rất nhanh trong 10 năm trở lại đây. Nuôi cá chẽm tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung như: Nha Trang, Bình Định..., bước đầu thu được hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ven biển. Ở Thừa Thiên Huế, cá chẽm là một trong những đối tượng nuôi mới được bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng và các ao đầm nước lợ tại một số điểm trên địa bàn đã bước đầu thu được hiệu quả kinh tế. Vì vậy, việc phát triển nuôi cá chẽm rộng rãi trong tỉnh là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa dạng hoá đối tượng sản phẩm, hạn chế rủi ro. Xã Lộc Trì nằm ở phía Nam của tỉnh, tiếp giáp với Thành Phố Đà Nẵng. Nước lợ ở trong vùng đầm phá được pha trộn giữa nguồn nước mặn đưa vào từ cửa biển Tư Hiền và nguồn nước ngọt trong đất liền. Độ mặn thay đổi thường xuyên phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Vào mùa mưa, độ mặn của nước có khi giảm xuống chỉ còn 5 phần ngàn (ppt). Các hoạt động nuôi trồng thủy sản của bà con trong xã hầu như chưa phát triển, thu nhập chủ yếu dựa vào đánh bắt tự nhiên. Tính đến năm 2010, toàn xã chỉ có 3 hộ nuôi cá lồng, nguồn giống chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên và hiệu quả không cao. Vì vậy, mong muốn của bà con trong xã là xác định được mô hình nuôi cá phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của địa phương vừa mang lại hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường . Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự hỗ trợ của Dự án Imola và sự giúp đỡ kỹ thuật của cán bộ Trường Đại học Nông Lâm Huế tiến hành xây dựng mô hình thí điểm “Kỹ thuật nuôi ghép cá Chẽm và cá Hồng trong lồng” tại Chi Hội Nghề cá Đông Hải, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Tổng quan 2.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010. Địa điểm: xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 Hình 1. Địa điểm thực hiện mô hình (màu vàng) 2.2 Thiết kế và xây dựng lồng nuôi Kích cỡ và hình dạng lồng nuôi được thiết kế dựa vào quy cỡ của lồng đang được nuôi tại địa phương nhằm mục đích so sánh hiệu quả kinh tế. Hình dạng lồng nuôi được mô tả qua sơ hình 2. Hình 2. Lồng nuôi cá Lồng nuôi thí nghiệm: lồng nuôi được thiết kế bằng lưới có dạng hình cữ nhật, kích cỡ lồng tương đương với lồng tại địa phương dài * rộng * cao = 6 * 4 * 2 m, kích thước mắt lưới 2a =22 mm. Khung lồng là các cọt tre cắm quanh để giữ lưới được ổn định. Lồng nuôi được cắm sâu 1m nước khi triều xuống, khoảng cách từ đáy lồng đến mặt đất là 0,3 m và chiều cao của lồng phía trên mặt nước là 1 m. Lồng được ngăn thành hai phần, một phần có chiều dài 4 m dành để nuôi cá hồng (trong đó cá hồng đỏ chiếm khoảng 85% tổng đàn cá hồng), phần còn lại 2 m nuôi cá chẽm. Số lượng và kích cỡ giống thả được mô tả chi tiết ở bảng 1. 3 Bảng 1. Quy cỡ và mật độ giống thả nuôi thí nghiệm Quy cỡ giống thả Cá chẽm Cá hồng Mật độ (con / m3) Số lượng (con) Trọng lượng (g / con) Số lượng (con) Trọng lượng (g / con) 160 136.8 320 81.5 20 Lồng đối chứng: để đánh giá hiệu quả kinh tế, tiến hành theo dõi, thu thập thông tin từ một lồng nuôi có cùng kích cỡ đã có sẵn tại địa phương, gọi là mô hình truyền thống. Loài cá thả là cá dìa và cá nâu, được mô tả chi tiết ở bảng 2. Bảng 2. Quy cỡ và mật độ giống thả ở lồng nuôi đối chứng Quy cỡ giống thả Cá dìa Cá nâu Mật độ (con / m3) Số lượng (con) Trọng lượng (g / con) Số lượng (con) Trọng lượng (g / con) 300 30 300 37.7 25 2.3 Phương pháp lựa chọn địa điểm nuôi Vùng quy hoạch nuôi cá lồng của xã Lộc Trì có độ sâu rất hạn chế, nơi sâu nhất cũng chỉ đạt 1.5m. Vào những ngày trời nắng nóng hoặc trở trời, nền đáy lại tỏa ra một lượng nhiệt ẩn cao, có thể gây chết cho cá. Vì vậy địa điểm nuôi phải được khải sát rất kỹ càng, là nơi mà có nhiệt độ thấp nhất so với những nơi khác vào những ngày trời nắng. ít sóng to, gió lớn (tránh nơi sóng > 2 m) và tốc độ dòng chảy nhỏ (dưới 1 m / giây) nếu không sẽ làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh. Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm. Đảm bảo hàm lượng oxy từ ≥ 4 mg / lít, nhiệt độ 25-30 oC, độ mặn ổn định ≥ 15 ppt. Tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè qua lại. 2.4 Phương pháp quản lý lồng nuôi và theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá Thức ăn sử dụng ở mô hình thí điểm là nguồn cá tạp (có sẵn tại địa phương), số lượng cho ăn theo phần trăm trọng lượng thân. Cho cá ăn 2 lần mỗi ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều, lượng thức ăn cho cá thay đổi theo phần trăm trọng lượng thân (từ 8% ở tháng thứ nhất, 7 % ở tháng thứ hai, 6 % ở tháng thứ ba và 5 % trọng lượng thân từ tháng thứ tư trở đi) . Lúc cá còn nhỏ, thức ăn được cắt nhỏ ra cho vừa với cỡ miệng của cá. Còn thức ăn ở mô hình truyền thống tại địa phương là các loại rong, được cho ăn theo nhu cầu của cá hàng ngày (Đối với mô hình truyền thống, thức ăn của cá có các yêu cầu về dinh dưỡng với các loại tảo khác nhau). Định kỳ 15 ngày kiểm tra một lần, bắt ngẫu nhiên mẫu cá trong lồng để đo chiều dài 4 và cân trọng lượng. Lượng thức ăn hàng ngày, tốc độ tăng trưởng của cá, số cá chết … được ghi chép đầy đủ để đánh giá kết quả cuối cùng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và về sinh lồng nuôi 2 lần mỗi tuần để vệ sinh sạch sẽ các sinh vật bám xung quanh lồng để tăng cường trao đổi oxy hòa tan đông thời kiểm soát tình hình dịch bệnh cho cá nuôi. Sau 3 tháng nuôi, lồng được di chuyển đến một địa điểm khác có điều kiện môi trường tốt hơn. 2.5 Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường bao gồm: Nhiệt độ (t0), hàm lượng oxy hòa tan (DO), pH, được theo dõi hàng ngày, hàm lượng NH3, độ mặn của nước (ppt) được theo dõi hàng tuần. 2.6 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi Tỷ suất lợi nhuận hay hiệu quả đồng vốn: là số lãi thuần túy so với số vốn đầu tư 3. Kết quả thảo mô hình 3.1 Biến động của các yếu tố môi trường Sự biến động của các yếu tố môi trường trong thời gian thực hiện mô hình được mô tả qua bảng 3. Bảng 3. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường Thời gian nuôi (ngày) Nhiệt độ (t0) Độ mặn (ppt) pH DO (mg/l) NH3(mg/l) 1-15 27.6 ± 1.8 19.37 ± 1.7 7.75 ± 0.3 0.46 ± 0.04 0.01 ± 0.02 16-30 28.2 ± 1.6 20.88 ± 0.8 8.02 ± 0.1 0.48 ± 0.03 0.03 ± 0.02 31-45 27.6 ± 2.6 20.85 ±1.6 8.07 ± 0.2 0.43 ± 0.05 0.00 46-60 24.6 ± 0.9 23.11 ± 1.2 8.1 ± 0.1 0.48 ± 0.02 0.03 ± 0.01 61-75 24.4 ± 0.9 24.71 ± 0.5 7.97 ± 0.1 0.48 ± 0.03 0.04 ± 0.00 76-90 25.4 ± 0.7 23.56 ± 0.5 8.1 ± 0.1 0.47 ± 0.05 0.04 ± 0.00 91-105 23.3 ± 1.1 22.57 ± 2.6 7.98 ± 0.1 0.48 ± 0.04 0.03 ± 0.01 106-120 23.8 ± 0.9 20.44 ± 0.9 7.85 ± 0.1 0.41 ± 0.02 0.02 ± 0.00 121-135 22.9± 0.8 17.67 ± 0.9 7.68 ± 0.2 0.46 ± 0.04 0.02 ± 0.00 Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi hầu như rất ít có sự biến động lớn, do đây là hệ thống nuôi hở, mặc dù thời tiết luôn có sự thay đổi thất thường. Nhìn chung, các yếu tố môi trường luôn nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển. Một điều đáng chú ý là nếu như trong cùng một ngày, trời đang nắng to và đột ngột chuyển qua mưa giông thì đây là hiện tượng rất nguy hiểm cho cá, do hạn chế về độ sâu của nước. Khi gặp hiện tượng này người nuôi cần chuẩn bị một địa điểm khác có nhiệt độ của của nước ở tầng đáy thấp hơn để di chuyển lồng đến. 5 Hàm lượng khí NH3 biến động phụ thuộc vào giá trị pH. Mà pH lại tương đối ổn định trong suốt quá trình nuôi. Điều này liên quan đến khả năng quản lý thức ăn, và số lượng lồng nuôi trong vung ít. Cả hai mô hình nuôi cá truyền thống và mô hình nuôi thí điểm đều nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá lồng của Chi hội nghề cá Đông Hải, vì đây là các hệ thống nuôi hở nên sự biến động của các yếu tố môi trường đo được tại vị trí lồng nuôi là hoàn toàn giống nhau. 3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá 3.2.1 Tốc độ tăng trưởng của cá ở lồng nuôi thí điểm a) Tốc độ tăng trưởng của cá chẽm Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá chẽm được mô tả chi tiết trong bảng 4. Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài cá chẽm Thời gian nuôi (ngày) Trọng lượng trung bình − W ± S (g) Chiều dài trung bình − L ± S (cm) Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g / con / ngày) Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm / con / ngày) 0 136.80 ± 6.09 19.80 ± 1.56 0 0 15 194.53 ± 8.70 22.27 ± 1.03 3.85 ± 0.69 0.16 ± 0.12 30 284.33 ± 5.61 24.53 ±1.68 5.99 ± 0.62 0.15 ± 0.12 45 397.07 ± 5.16 26.40 ± 1.05 7.52 ± 0.38 0.12 ± 0.10 60 514.27 ± 4.8 28.80 ± 1.56 7.81 ± 0.36 0.16 ± 0.10 75 608.67 ± 6.00 31.20 ± 1.65 6.29 ± 0.49 0.16 ± 0.18 90 725.33 ± 7.01 33.07 ± 1.07 7.78 ± 0.56 0.12 ± 0.13 105 825.60 ± 6.66 35.53 ± 2.16 6.68 ± 0.66 0.16 ± 0.15 120 950.93 ± 5.44 37.87 ± 1.64 8.36 ± 0.63 0.16 ± 0.18 135 1097.40 ±11.4 40.53 ± 1.18 9.76 ± 0.91 0.18 ± 0.10 Trung bình 7.12 ± 0.58 0.15 ± 0.13 Để đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt, nguồn giống đưa vào nuôi có kích cỡ tương đối lớn (136.8 g / con), thời gian nuôi là 4.5 tháng. Nhìn chung, cá tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 1097.4 g / con sau 135 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt trung bình 7.12 g / con / ngày. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Sakares,1986 nuôi ở các mật độ khác nhau được thể hiện ở bảng 5. 6 Bảng 5. Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của cá chẽm nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau (theo Sakares. W, 1986) Thời gian nuôi (tháng) Mật độ (con / m2) 16 24 32 0 67.8 67.8 67.8 1 132 138 139 2 225 229 226 3 263 268 264 4 326 332 312 5 381 385 359 6 499 487 455 Tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của cá chẽm cũng được thể hiện ở hình 3 & 4. Tăng trưởng chiều dài của cá chẽm (cm) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 thời gian nuôi (ngày) ch iề u dà i ( cm ) L(cm) Hình 3. Tăng trưởng chiều dài của cá chẽm 7 Tăng trưởng trọng lượng của cá chẽm (g) 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 thời gian nuôi (ngày) tr ọn g lư ợ ng (g ) W (g) Hình 4. Tăng trưởng trọng lượng cá chẽm b) Tốc độ tăng trưởng của cá hồng Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá hồng được mô tả chi tiết trong bảng 6. Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài của cá lồng Thời gian nuôi (ngày) Trọng lượng trung bình − W ± S (g) Chiều dài trung bình − L ± S (cm) Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g / con / ngày) Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm / con / ngày) 1 81.5 ± 6.07 16.67 ± 1.11 0 0 15 103.1 ± 4.15 18.47 ± 1.19 1.31 ± 0.42 0.12 ± 0.10 30 149.8 ± 6.13 20.8 ± 0.74 3.98 ± 0.29 0.09 ± 0.11 45 208.7 ± 7.14 21.86 ± 0.96 2.88 ± 0.5 0.16 ± 0.09 60 245.9 ± 4.81 22.63 ± 0.67 2.79 ± 0.46 0.02 ± 0.18 75 311.1 ± 4.75 23.84 ± 0.31 5.48 ± 0.51 0.1 ± 0.08 90 372.8 ± 5.19 24.47 ± 0.3 2.98 ± 0.35 0.02 ± 0.08 105 415.73 ± 6.16 25.67 ± 0.54 2.86 ± 0.49 0.08 ± 0.04 120 455.9 ± 5.59 26.63 ± 0.31 2.35 ± 0.47 0.06 ± 0.03 135 519.3 ± 4.68 27.98 ± 0.51 4.56 ± 0.51 0.09 ± 0.04 Trung bình 3.24 ± 0,44 0.09 ± 0.03 Hai loài cá hồng chủ yếu đưa vào nuôi là cá hồng đỏ và hồng bạc, có kích cỡ trung bình 81.5 g / con, thời gian nuôi là 4.5 tháng. Tốc độ tăng trưởng của cá hồng chỉ đạt 50 % tốc độ tăng trưởng của cá chẽm, và phần lớn cá hồng chết sau hai tháng nuôi do thay đổi thời tiết. . Sau 4.5 tháng nuôi, cá chỉ đạt 519.3 g / con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt trung bình 3.24g/con/ngày. Tăng trưởng chiều dài và trọng lượng cá hồng còn được trình bày ở hình 5 & 6. 8 Tăng trưởng chiều dài của cá hồng 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 ngày thả 15 30 45 60 75 90 105 120 135 Thời gian nuôi (ngày) C hi ều d ài (c m ) L(cm) Hình 5. Tăng trưởng chiều dài của cá hồng 0 00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 Tr ọn g lư ợ ng (g ) Tăng trưởng trọng lượng cá hồng Hình 6. Tăng trưởng trọng lượng cá hồng 9 3.2.2 Tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn ở lồng nuôi thí điểm Tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cá được mô tả chi tiết ở Bảng 7 và 8. Bảng 7. Tỷ lệ sống và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá chẽm Chỉ tiêu Tỷ lệ sống (%) Tổng lượng thức ăn sử dụng (kg) Tổng trọng lượng cá tăng (kg) FCR Thời gian nuôi Ngày thả 100 0 0 0 15 98.75 24.85 8.73 2.85 30 96.87 30.98 13.37 2.32 45 95.62 36.66 16.72 2.19 60 95 55.71 17.39 3.20 75 93.75 63.16 13.07 4.83 90 93.75 63.84 17.55 3.64 105 93.75 63.07 15 4.20 120 93.75 75 18.75 4.00 135 93.75 86.38 22.05 3.92 Trung bình 3.46 Bảng 8. Tỉ lệ sống và tỉ lệ tiêu tốn thức ăn (Feed consumption rate) của cá hồng Chỉ tiêu Tỷ lệ sống (%) Tổng lượng thức ăn sử dụng (kg) Tổng trọng lượng cá tăng (kg) FCR Thời gian nuôi Ngày thả 100 0 0 0 15 96.88 27.79 5.9 4.71 30 95 30.04 13.57 2.21 45 80.63 37.39 8.31 4.50 60 80.63 49.04 9.58 5.12 75 80 51.56 16.22 3.18 90 78.13 55.76 13.55 4.12 105 78.13 58.21 10.73 5.42 120 78.13 62.76 10.05 6.24 135 78.13 69.02 15.83 4.36 Trung bình 4.43 Sau 4.5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá chẽm đạt khá cao (93.75 %), và hệ số chuyển hóa thức ăn đạt trung bình 3.46, hệ số này thay đổi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá và các yếu tố môi trường. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sakares, 1986, khi ông cho rằng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thay đổi từ 3-10, phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thức ăn. Đồng thời ông cũng cho rằng trong điều kiện bình thường tỷ lệ sống của cá chẽm đạt từ 80-95 %. Trong khi đó, tỷ lệ sống của cá hồng chỉ đạt 78.13 %, thấp hơn nhiều so với cá chẽm, ngược lại, hệ số chuyển hóa thức ăn lại cao hơn, trung bình lên đến 4.43. Trong quá trình theo dõi mô hình cho thấy, loài cá hồng đỏ có khả năng chống chịu với sự thay đổi đột ngột của môi trường tốt hơn so với loài cá hồng bạc. 10 3.3 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ở lồng nuôi truyền thống. 3.3.1 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá dìa được trình bày ở bảng 9 và hình 7. Bảng 9. Tốc độ tăng trọng lượng và chiều dài của cá dìa Thời gian nuôi Trọng lượng trung bình − W ± S (g) Tỷ lệ sống (%) Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g /con/ngày) Ngày thả 37.7± 2.97 100 0.0 15 46.6± 2.77 93.7 0.60± 0.32 30 67.9± 3.86 88.3 1.42± 0.27 45 94.3± 5.18 85 1.76± 0.47 60 113.9± 5.38 79.3 1.31± 0.54 75 139.1± 3.41 74.7 1.68± 0.43 86 180.8± 3.29 72.3 2.78± 0.24 Trung bình 1.59 Tăng trưởng trọng lượng của cá dìa (g) 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 180.0 200.0 Ngày thả 15 30 45 60 75 86 Thời gian nuôi (ngày) Tr ọn g lư ợ ng (g ) W (g) Hình 7. Tăng trưởng trọng lượng cá dìa Hiện nay nghiên cứu về nuôi thương phẩm cá dìa trong lồng loài Siganus guttatus ở Việt Nam hầu như vẫn chưa co tài liệu nào công bố cụ thể để có những so sánh. Kết quả theo dõi mô hình cho thấy, ca dìa tăng trưởng chậm, mặc dù thả với kích cở tương đối lớn, sau 3 tháng nuôi cá tăng trưởng được 143.1 g /con, tăng trưởng tuyệt đối chỉ đạt 1.59 g / con / ngày, tỷ lệ sống chỉ đạt 72.3 %. Qua quá trình theo dõi cho thấy rằng, cá dìa không có sức chịu đựng cao với sự thay đổi bất thường của môi trường. Hầu như cá bỏ ăn sau 86 ngày nuôi do sự thay đổi đột ngột của thời tiết và phải bán vào thời điểm 180.8 g / con. 3.3.2 Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá nâu 11 Tăng trưởng của cá nâu được mô tả qua bảng 10 và hình 8. Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng của cá nâu Thời gian nuôi Trọng lượng trung bình − W ± S Tỷ lệ sống (%) Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g / con / ngày) 0 30.07± 3.51 100 0.00 15 41.60± 4.1 88.7 0.77± 0.36 30 50.47± 5.14 87.7 0.59± 0.41 45 64.93± 4.59 75 0.96± 0.56 60 81.47± 5.42 71.3 1.10± 0.48 75 95.20± 4.74 67.7 0.92± 0.48 86 107.20± 6.35 67.7 0.80± 0.49 Trung bình 0.91 Tăng trưởng trọng lượng của cá nâu 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 ngay tha 15 45 60 75 86 Thời gian nuôi (ngày) Tr ọ ng lư ợ ng (g ) W (g) Hình 8. Tăng trưởng trọng lượng cá nâu Cũng giống như cá dìa, tốc độ tăng trưởng của cá nâu rất chậm, sau gần 3 tháng nuôi, cá chỉ tăng 87.13 g / con, và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối đạt 0.91g/con/ngày, tỷ lệ sống sau 3 tháng nuôi chỉ đạt 67.7 %. Khả năng chống chịu với sự thay đổi môi trường thấp, nên người dân đã phải bán cá vào thời điểm sau 86 ngày nuôi. 3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế Sau 4.5 tháng nuôi, mặc dù cá đã đạt đến kích cỡ thương phẩm nhưng vẫn chưa thu hoạch hoàn toàn mà chỉ thu hoạch rải rác vào những ngày mà giá bán cao. Khối lượng cá thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Cho đến nay, chúng tôi đã thu hoạch được 4 đợt, trung bình mỗi đợt 10 kg, trong đó cá chẽm đã thu hoạch được 20 kg, mỗi kg cá bán với giá trung bình 65,000 VND, số tiền thu được là 1,300,000 VND và cá hồng đã thu hoạch được 20 kg, mỗi kg cá bán với giá 70,000 VND, số tiền thu được là 1,400,000 VND. Như vậy, tính đến nay, tổng số tiền thu được từ việc bán cá là 2,700,000 VND. Vì vậy, phân tích hiệu quả kinh 12 tế của mô hình thí điểm là chỉ ước lượng dựa vào số cá còn lại trong lồng, trọng lượng trung bình của cá và giá bán cá trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Kết quả ước lượng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thí điểm được mô tả chi tiết ở bảng 11. Còn đối với mô hình nuôi truyền thống thì đã kết thúc, đánh giá hiệu quả kinh tế cuối cùng được mô tả chi tiết qua bảng 12. Bảng 11. Ước lượng hiệu quả kinh tế ở lồng nuôi thí điểm Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền (VND) 1. Tổng chi Giống 480 con 8,000 3,840,000 Thức ăn 940 kg 8,000 7,520,,000 Lồng 2 1,000,000 2,000,000 Công chăm sóc 4.5 600,000 2,700,000 Tổng 16,060,000 2. Tổng thu Cá Chẽm 164.6 kg 70,000 11,522,000 Cá Hồng 129.8 kg 75,000 9,735,000 Tổng 21,257,000 3. Lãi ròng 5,197,000 Hiệu quả động vốn 32% Bảng 12. Hiệu quả kinh tế ở mô hình đối chứng Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền (VND) 1. Tổng chi Giống 600 con 3,000 1,800,000 Thức ăn (công) 3 tháng 300,000 900,000 Lồng 1 cái 2,000,000 2,000,000 Công chăm sóc 3 tháng 600,000 1,800,000 Tổng 7,700,000 2. Tổng thu Cá Dìa 39,2 kg 120,000 4,704,000 Cá Nâu 21,8 kg 200,000 4,360,000 Tổng 9,064,000 3. Lãi ròng 2,564,000 4. Hiệu quả đồng vốn 33% Ở mô hình nuôi thí điểm có ưu điểm là cá chẽm và cá hồng đỏ thường có khả năng chịu đựng với sự thay đổi môi trường, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng có nhược điểm là vốn đầu tư cao hơn, sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, luôn bị động trong những ngày trở trời, nếu nuôi với số lượng lồng nhiều thì dễ bị ô nhiễm mỗi trường nếu không quản lý tốt thức ăn và đồng thời đầu ra của sản phẩm khó khăn. Mô hình nuôi truyền thống có ưu điểm là, nguồn thức ăn là các loại rong, nên dễ kiếm, chủ động được nguồn thức ăn cho cá, sản phẩm dễ bán, nuôi cá không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nhưng đây là các đối tượng có khả năng chịu đựng sự thay đổi môi trường kém. Cá chết hoàn toàn sau ba tháng nuôi và giá bán vì thế cũng thấp hơn giá cá còn sống. Cá cũng tăng trưởng chậm. 4. Thảo luận Kết quả thử nghiệm mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng trong lồng bước đầu khẳng định rằng: 13 Cá chẽm và cá hồng đỏ là những đối tượng dễ nuôi, khả năng chịu đựng với sự thay đổi lớn về môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tốc độ tăng trưởng của cá chẽm ở mô hình thí điểm cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Sakares, 1986 ở mật độ nuôi tương đương. Hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình nuôi thí điểm cao gấp 2 lần so với mô hinh nuôi truyền thống tại địa phương, nhưng vốn đầu tư cũng cao hơn gấp 2 lần. Số liệu từ bảng 11 và 12 cho thấy hiệu quả đồng vốn của 2 mô hình thí điểm và truyền thống là tương đương nhau. Ở hình nuôi thí điểm cá chẽm và cá hồng thì thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể được giải thích là do thị hiếu của người dân. Phải chăng cá có kích cỡ cang lớn thì sẽ khó bán hơn so với kích cỡ nhỏ, vì nó phù hợp với bữa ăn của gia đình. Vấn đề giải quyết thức ăn cho mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như phát triển nuôi đại trà, đặc biệt là những ngày trở trời không thể đánh bắt được cá tạp. Vì vậy, cần tìm ra hướng giải quyết thức ăn cho mô hình này nếu muốn phát triển rộng, những cần đảm bảo đúng chiến lược phát triển để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh như một số Chi hội nghề cá trên địa bàn tỉnh đã gặp phải. Từ kết quả mô hình thí điểm và kết quả theo dõi mô hình truyền thống tại địa phương thì kinh nghiệm đúc kết được đó là phải xác định mùa vụ thả cả phù hợp là điều hết sức quan trọng để tránh những rủi ro do thay đổi thời tiết vào mùa hè. 5. Kết luận và Kiến nghị 5.1 Kết luận Cá chẽm và cá hồng đỏ là những đối tượng cá dữ, thức ăn chủ yếu là nguồn cá tạp tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và có khả năng chống chịu tốt hơn so với cá hồng bạc, cá dìa và cá nâu đối với sự thay đổi bất thường của môi trường, phù hợp với điều kiện nuôi của xã Lộc Trì. Thị trường của cá chẽm và cá hồng gặp nhiều khó khăn khi nuôi với số lượng lớn bởi vì: Thứ nhất, cá tự nhiên khai thác vẫn còn đủ để cung cấp cho nhu cầu của người dân trong vùng. Thứ hai, Nếu bán cho các nhà hàng thì giá quá rẻ, không có lãi. 5.2 Đề nghị Cần phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá chẽm và cá hồng tại vùng đầm phá xã Lộc Trì nhưng cần quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày cho cá để đảm bảo ổn định về môi trường trong tương lai, vì nguồn thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp. Nên thả giống giống cá chẽm và cá hồng vào đầu tháng 2 âm lịch để đạt kích cỡ thu hoạch trước mùa lũ. Lúc cá còn nhỏ, thức ăn nên được cắt nhỏ sao cho vừa với cỡ miệng của cá. Các yếu tố môi trường nên được theo dõi hàng ngày để có những giải pháp đối phó khi thời tiết thay đổi đột ngột, giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi. 14 Mật độ nuôi cá chẽm và cá hồng nên thay đổi như sau: 3 tháng đầu thả với mật độ 30 con / m2 vì lúc này cá còn nhỏ nên không cần nhiều không gian. Các tháng còn lại nên san thưa sang một lồng khác sao cho mật độ lúc này là 15 con / m2 để đảm bảo không gian hoạt động và hàm lượng oxy hòa tan cho cá. Cần giúp đỡ bà con ngư dân trong việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Phát triển đồng thời mô hình truyền thống tại địa phương nhưng cần lưu ý về mùa vụ thả giống do môi trường thay đổi đột ngột và thường xuyên để tránh những rui ro. Vì vậy, mùa vụ thả giống cá dìa và cá nâu nên từ tháng 12 âm lịch. Tài liệu tham khảo Kungvankij, P. et. al. 1986. Biology and culture of seabass (Lates calcarifer), NACA Training Manual Series No. 3, NACA/RLCP. Bangkok, 70 p. Sakaras, W. 1986. Optimum stocking density of seabass (Lates calcarifer) culture in cages. ACIAR Proceedings No. 20. 172–175pp. Canberra Printing Co. Melbourne.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNuôi thử nghiệm cá lồng nước lợ với các đối tượng cá hồng và cá chẽm ở Xã Lộc Trì.pdf