Ô nhiễm đất do chiến tranh hóa học vi trùng dầu và các vấn đề liên quan

Bãi đất đá diện tích rộng 120 m2 thuộc cảng Dầu khí Vũng Tàu bị nhiễm dầu nhiều năm (trước kia là nền xưởng máy). Độ sâu lớp đất đá bị nhiễm dầu từ 5 cm đến 50 cm. Không thể dùng các chất thấm dầu thông thường để xử lý vì dầu đã ngấm sâu xuống lớp đất đá. Giải pháp tối ưu nhất để khắc phục ô nhiễm là dùng chế phẩm vi sinh Enretech-1 có khả năng hút, cố định và phân hủy dầu bởi các chủng vi sinh "ăn dầu" có sẵn trong các xơ bông của Enretech-1

ppt20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm đất do chiến tranh hóa học vi trùng dầu và các vấn đề liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH VIÊN NHÓM 5 1. Nguyễn Văn Quyền 2. Nguyễn Đức Thiện 3. Nguyễn Minh Đức 4. Nguyễn Bá Trung Đức 5. Nguyễn Thị Vân Anh 6. Nguyễn Thị Khánh Ly 7. Phạm Thị Hương 8. Trịnh Thị Tố Uyên 9. Nguyễn Trọng Huỳnh Chủ đề 6 Ô NHIỄM ĐẤT DO CHIẾN TRANH HÓA HỌC VI TRÙNG DẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Là hậu quả các hoạt động của con người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Nguyên nhân Do nhân sinh: Do chất thải sinh hoạt, công nghiệp,... Do hoạt động nông nghiệp. Do tác nhân vật lý: nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của chất thải), chất phóng xạ,... Do các nhân hóa học: phân bón, chiến tranh hóa học, dầu,... Do tác nhân sinh học: trực khuẩn, thương hàn, vi trùng,... Do con người tác động. CHIẾN TRANH HÓA HỌC Ô nhiễm MTĐ do chất độc hóa học: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất hóa học độc hại gây ra. Tác nhân gây ra CTHH Theo định nghĩa của LHQ 1969: là “…những hóa chất – dù là khí, chất lỏng hay chất đặc – có thể sử dụng vì ảnh hưởng độc hại của chúng trên con người, thú vật và thực vật.” Vũ khí hóa học là những vũ khí không chỉ bao gồm những độc chất nhưng còn kể cả đạn dược và thiết bị sử dụng để phân tán độc chất nữa. Chất độc được định nghĩa bao gồm: “ ... bất cứ hóa chất nào có tác hại đến sự sống của con người, và gây ra tử vong, thương tật cho con người và thú vật.” Chất độc DIOXIN Dioxin được xem là một trong những độc chất nguy hiểm nhất trong các hóa chất do con người tạo ra và biết đến. là một thành phần hóa học độc hại nhất của chất màu da cam, là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư, ban clor, bệnh tiểu đường, một số dị tật bẩm sinh như chứng nứt đốt sống, và có tác hại đến hệ thống nội tiết và hệ thống miễn dịch... Chiến tranh hóa học ở Việt Nam Có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải: 76,9 triệu lít hóa chất xuống đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có: 64% là độc chất màu da cam 27% là hóa chất màu trắng 8,7% hóa chất màu xanh 0,6% hóa chất màu tím Tổng số lượng dioxin được xịt xuống Việt Nam khoảng 370kg. Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2.63 triệu ha. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Hậu quả Những người Việt Nam trực tiếp tiếp xúc với hóa chất bị mắc bệnh ung thư gan, bệnh phổi và tim, khuyết tật đến khả năng sinh sản, các rối loạn da và thần kinh. Thế hệ con cháu của họ bị dị tật nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cũng như nhiều loại bệnh tật, tuổi thọ bị thu hẹp. Nhiều khu rừng trên một diện tích rộng lớn của miền Nam Việt Nam đã bị tàn phá. Môi trường được hình thành trong nhiều thế kỷ đã bị hủy diệt và sẽ không thể hồi sinh được sự đa dạng từng có trong hàng trăm năm tới. Nhiều loài động, thực vật rừng quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng, làm ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư sống nhờ vào việc khai thác chúng. Các dòng sông và nước ngầm ở một số vùng đã bị ô nhiễm vì hóa chất. Xói mòn và sa mạc hóa có nguy cơ làm thay đổi môi trường, gây ra sự xáo trộn đời sống. VI TRÙNG Tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng. Vũ khí sinh học Vò khÝ sinh häc lµ lo¹i vò khÝ huû diÖt lín, t¸c dông s¸t th­¬ng ph¸ ho¹i dùa trªn c¬ së sö dông c¸c lo¹i vi sinh vËt kh¸c nhau ®Ó g©y bÖnh truyÒn nhiÔm cho ng­êi vµ ®éng thùc vËt, c©y cèi, hoa mµu. Vò khÝ sinh häc bao gåm: C¸c t¸c nh©n sinh häc vµ c¸c ph­¬ng tiÖn sö dông chóng. C¸c ph­¬ng tiÖn sö dông th­êng lµ: Bom, §¹n ph¸o, Tªn löa vµ c¸c thiÕt bÞ phun r¶i. Ảnh hưởng của VKSH chØ g©y bÖnh truyÒn nhiÔm cho ng­êi, ®éng vËt, ph¸ ho¹i mïa mµng, nh­ng kh«ng ph¸ huû c¬ së vËt chÊt kü thuËt, c«ng tr×nh kiÕn tróc... t¸c h¹i ngÊm ngÇm, ©m Ø, cã thêi gian ñ bÖnh. sinh häc cã thÓ t¹o ra nh÷ng t¸c nh©n sinh häc míi, lµm xuÊt hiÖn c¸c æ dÞch míi. g©y mÊt c©n b»ng sinh th¸i, phá hoại mùa màng, xáo trộn tình hình các động vật nuôi cũng như động vật trong thiên nhiên. DẦU Các hiện tượng tràn dầu, rò rỉ dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Nguyên nhân Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền: Trong quá trình vận chuyển và sản xuất công nghiệp, khối lượng dầu mỏ bị tháo thải qua hoạt động công nghiệp vào hệ thống cống thoát nước của nhà máy đổ ra sông rồi ra biển. Số lượng dầu mỏ thấm qua đất và lan truyền ra biển ước tính trên ba triệu tấn mỗi năm. Do tàu chở dầu bị tai nạn, đắm trên đại dương: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm biển và đại dương bởi vì trên 60% tổng sản lượng dầu mỏ khai thác được trên thế giới đã được vận chuyển bằng đường biển. Tác động Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì: Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng đủ làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổi khí bị cắt đứt. Kết quả là các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất. Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái. Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa. Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật. Khi dầu thấm dần vào trong lòng đất, sẽ chiếm chỗ các mao quản và phi mao quản, đẩy nước và không khí ra ngoài làm môi trường đất bị giảm thiểu không khí và nước, ảnh hưởng tới tính chất của đất và hệ sinh thái trong đất. Khi dầu xâm nhập vào đất, chúng làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lí học và hóa học của đất, chúng biến các hạt keo thành “trơ” , không có khả năng hấp phụ và trao đổi nữa, làm cho vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh, giảm tính dẻo và tính dính. Dầu là những hợp chất cao phân tử có thể tiêu diệt trực tiếp hầu hết các thực vật, động vật, sinh vật trong đất( trừ một số sinh vật có thể phân giải được dầu như corinebacterium, pseudomonas, nấm đơn bào candida). Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất, làm tắc cắc đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất trong khu vực. Vì nguyên nhân này mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển do dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn cho vi sinh vật trong đất bị ô nhiễm. Biện pháp Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó co thể tiếp xúc với không khí làm cho dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy. Xử lí đất bằng hóa chất trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu. Thí nghiệm bằng nhiều cách khác nhau, chọn ra một phương pháp thích hợp nhất. Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí). Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoạc tiếp xúc với không khí hoăc vi sinh vật hoạc rửa trôi chuyển hóa tự nhiên. Một số cách giải quyết - Rắc đều bột Enretech-1 nên toàn bộ khu vực bị ô nhiễm. Dùng máy xúc trộn hỗ trợ cho Enretech-1 tiếp xúc tốt nhất với đất đá nhiễm dầu. Ngay khi tiếp xúc, các xơ bông Enretech-1 hút dầu rất mạnh, cố định dầu bên trong xơ bông và không nhả lại môi trường. Quá trình vi sinh phân hủy dầu bắt đầu diễn ra. Sau 30 ngày lượng dầu giảm tới 80% và quá trình phân hủy sinh học vẫn tiếp tục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhd_nhom_6_4399.ppt