Ô nhiễm đất do ký sinh trùng và biện pháp xử lý

Bạn đã bao giờ phải tiếp những vị khách không mời mà đến? Họ thật sự gây phiền toái, đúng không? Nhưng cuộc sống của chúng ta còn phiền toái hơn nhiều, khi "vị khách" đấy thuộc họ ký sinh trùng. Trong số các loài sinh vật sống trên trái đất, ký sinh trùng chiếm đa số. Mỗi sinh vật trên trái đất này đều là vật chủ của ít nhất một loại ký sinh trùng. Nhiều loài, trong đó có con người, mang khá nhiều ký sinh trùng. Ký sinh trùng trong đất hay nói chính xác là ấu trùng của ký sinh trùng trong đất đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tại Việt Nam thì chủ yếu là do việc dùng phân tươi để bón cho cây trồng, dùng nước bẩn nhiễm ký sinh trùng để tưới rau và một lý do khác để ký sinh trùng có mặt trong đất là do ý thức vệ sinh kém của con người. Đất là môi trường trung gian để đưa ấu trùng của ký sinh trùng vào cơ thể con người và gây ra nhiều ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, em đã tìm hiểu và đưa ra một số thông tin về vấn đề “Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và biện pháp xử lý” để hạn chế ký sinh trùng trong đất và bảo vệ sức khoẻ con người. MỤC LỤC –ª— MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA . 3 ĐẶC ĐIỂM KÝ SINH TRÙNG 4 MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP Ở VN . Vị trí kí sinh 7 Diễn biến chu kỳ của một số giun sán đường ruột . 8 Số liệu thực tế về tình hình nhiễm giun trong đất ở Việt Nam . 14 Tác hại của một số loại giun sán đường ruột 16 PHÒNG CHỐNG KÝ SINH TRÙNG VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 18 BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO KÝ SINH TRÙNG . 20 Biện pháp xông hơi khử trùng bằng hơi nước . 20 Khử trùng đất bằng biện pháp sinh học . 21 Biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide 23 Biện pháp dủng tác nhân sinh học (Nấm Trichoderma) . 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm đất do ký sinh trùng và biện pháp xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN GVHD : GS – TSKH LÊ HUY BÁ LỚP : ĐHMT3A TÊN : TRỊNH HỒNG KHẢI MSSV : 07708461 TP.HCM, Ngày 04 Tháng 05 năm 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN GVHD : GS – TSKH LÊ HUY BÁ LỚP : ĐHMT3A TÊN : TRỊNH HỒNG KHẢI MSSV : 07708461 TP.HCM, Ngày 04 Tháng 05 năm 2010 LỜI MỞ ĐẦU Bạn đã bao giờ phải tiếp những vị khách không mời mà đến? Họ thật sự gây phiền toái, đúng không? Nhưng cuộc sống của chúng ta còn phiền toái hơn nhiều, khi "vị khách" đấy thuộc họ ký sinh trùng. Trong số các loài sinh vật sống trên trái đất, ký sinh trùng chiếm đa số. Mỗi sinh vật trên trái đất này đều là vật chủ của ít nhất một loại ký sinh trùng. Nhiều loài, trong đó có con người, mang khá nhiều ký sinh trùng. Ký sinh trùng trong đất hay nói chính xác là ấu trùng của ký sinh trùng trong đất đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tại Việt Nam thì chủ yếu là do việc dùng phân tươi để bón cho cây trồng, dùng nước bẩn nhiễm ký sinh trùng để tưới rau và một lý do khác để ký sinh trùng có mặt trong đất là do ý thức vệ sinh kém của con người. Đất là môi trường trung gian để đưa ấu trùng của ký sinh trùng vào cơ thể con người và gây ra nhiều ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, em đã tìm hiểu và đưa ra một số thông tin về vấn đề “Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và biện pháp xử lý” để hạn chế ký sinh trùng trong đất và bảo vệ sức khoẻ con người. ( ( ( MỤC LỤC ((( MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA 3 ĐẶC ĐIỂM KÝ SINH TRÙNG 4 MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT THƯỜNG GẶP Ở VN Vị trí kí sinh 7 Diễn biến chu kỳ của một số giun sán đường ruột 8 Số liệu thực tế về tình hình nhiễm giun trong đất ở Việt Nam 14 Tác hại của một số loại giun sán đường ruột 16 PHÒNG CHỐNG KÝ SINH TRÙNG VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 18 BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO KÝ SINH TRÙNG 20 Biện pháp xông hơi khử trùng bằng hơi nước 20 Khử trùng đất bằng biện pháp sinh học 21 Biện pháp xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide 23 Biện pháp dủng tác nhân sinh học (Nấm Trichoderma) 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 ( ( ( NỘI DUNG Một số định nghĩa Ký sinh trùng Ký sinh trùng là những sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Tuỳ loại ký sinh trùng mà hiện tượng ký sinh có khác nhau: Ký sinh trùng ký sinh vĩnh viễn: suốt đời sống trên / sống trong vật chủ ví dụ: giun đũa sống trong ruột người. Ký sinh trùng ký sinh tạm thời: khi cần thức ăn/ sinh chất thì bám vào vật chủ ví dụ như muỗi đốt người khi muỗi đói. Tuỳ vị trí ký sinh người ta còn chia ra: Nội ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống lâu trong cơ thể như giun sán sống trong ruột người. Ngoại ký sinh trùng: là những ký sinh trùng sống ở da, tóc, móng. Xét về tính đặc hiệu ký sinh trên vật chủ có thể chia ra: Ký sinh trùng đơn thực: là những ký sinh trùng chỉ sống trên một loại vật chủ. Ví dụ giun đũa ở người chỉ sống trên người. Ký sinh trùng đa thực: là những ký sinh trùng sống trên nhiều loại vật chủ khác nhau. Ví dụ sán lá gan nhỏ có thể sống ở người hoặc mèo. Ký sinh trùng lạc vật chủ: là những ký sinh trùng có thể sống trên vật chủ bất thường như cá biệt người có thể nhiễm giun đũa lợn. Vật chủ Là những sinh vật bị ký sinh nghĩa là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất nhưng cần phân biệt vật chủ chính và vật chủ phụ. Vật chủ chính là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới. Ví dụ muỗi là vật chủ chính trong chu trình của ký sinh trùng sốt rét, người là vật chủ chính trong bệnh sán là gan. Vật chủ phụ là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa trưởng thành. Vì dụ như cá mang ấu trùng của sán lá gan. Chu kỳ Là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ giai đoạn non như trứng hoặc ấu trùng đến khi trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới. Tuỳ từng loại ký sinh trùng mà chu kỳ có thể khác nhau từ đơn giản đến phức tạp – qua một hay nhiều vật chủ nhưng khái quát có thể chia thành 2 loại: Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ chỉ cần một vật chủ như chu kỳ giun đũa ở người. Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ cần từ 2 vật chủ trở lên mới có khả năng khép kín chu kỳ như chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét cần 2 vật chủ là người muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét. Ngoài ra, có một số loại chu kỳ cần phải có giai đoạn phát triển ngoại cảnh, ngoại giới như chu kỳ giun đũa, giun tóc, giun móc… Đặc điểm ký sinh trùng Kích thước thay đổi tuỳ theo loại và tuỳ theo giai đoạn phát triển. Hình thể cũng khác nhau tuỳ từng loại và tuỳ vào giai đoạn phát triển. Màu sắc của ký sinh trùng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí ký sinh và môi trường. Cấu tạo cơ quan: do biến hoá qua nhiều niên đại nên cấu tạo của ký sinh trùng thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh. Những bộ phận không cần thiết đã thoái hoá hoặc biến đi hoàn toàn như giun đũa không có cơ quan vận động. Nhưng một số cơ quan thực hiện chức năng tìm vật chủ, bám vào vật chủ, chiếm thức ăn của vật chủ rất phát triển như bộ phận phát hiện vật chủ của muỗi, ấu trùng giun móc. Cơ quan sinh sản cũng rất phát triển. Đặc điểm sinh sản: ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và nhiều. Các hình thức, các kiểu sinh sản của ký sinh trùng: Sinh sản vô giới: từ một ký sinh trùng nhân và nguyên sinh chất phân chia, số lượng phân chia nhiều ít là tuỳ vào từng loại ký sinh trùng để tạo ra những ký sinh trùng mới. Sinh sản hữu giới: có nhiều loại sinh sản hữu giới như: Sinh sản lưỡng giới: có thể thực hiện giao hợp chéo giữa hai bộ phận sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể. Sinh sản hữu giới giữa các thể đực và cá thể cái như giun đũa, giun tóc… Việc ký sinh trùng sinh sản rất sớm, rất nhanh, rất nhiều là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm mầm bệnh, tăng khả năng nhiễm và tái nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng cho người và động vật. Đặc điểm sống, phát triển và phân bố. Đời sống của ký sinh trùng cũng như mọi sinh vật khác liên quan mật thiết tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quần thể sinh vật khác. Tuổi thọ ký sinh trùng rất khác nhau có loại chỉ sống vài tháng như giun kim, có loại sống hàng năm như giun tóc, giun móc, sán dây. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng: sinh cảnh, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, quần thể và lối sống của con người. Phân loại ký sinh trùng: nhìn chung có thể chia thành 4 ngành: Ngành đơn bào: lớp chân giả, lớp trùng roi, lớp trùng lông, lớp trùng bào tử. Ngành giun sán: ngành giun tròn, ngành phụ giun dẹt, ngành giun đốt Ngành chân đốt: lớp nhện, lớp côn trùng. Ngành nấm: lớp nấm tiếp hợp, lớp nấm túi, lớp nấm đảm và lớp nấm bất toàn. Tác hại của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng Tác hại về dinh dưỡng, sinh chất. Tác hại tại chỗ, tại vị trí ký sinh. Tác hại do nhiễm các chất gây độc. Tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh. Tác hại làm thay đổi thành phần và các bộ phận khác của cơ thể. Gây nhiều biến chứng nội ngoại khoa khác. Diễn biến của hiện tượng ký sinh trùng Khi hiện tượng ký sinh mới xảy ra thường có phản ứng mạnh với vật chủ chống lại ký sinh trùng và phản ứng tự vệ của ký sinh trùng để tồn tại nhưng diễn biến này có thể dẫn tới một số hậu quả sau: Ký sinh trùng chết. Ký sinh trùng tồn tại nhưng không phát triển. Ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một số giai đoạn của chu kỳ và tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ. Vật chủ ký sinh không bị bệnh, chưa bị bệnh hoặc đã bị bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng Ngoài những quy luật chung của bệnh học như có thời gian ủ bệnh, thời kỳ bệnh phát, thời kỳ bệnh lui và sau khi khỏi bệnh, bệnh ký sinh trùng có một số tính chất riêng: Diễn biến dần dần tuy nhiên có thể có cấp tính và ác tính. Gây bệnh lâu dài. Bệnh thường mang tính chất vùng (vùng lớn hoặc vùng nhỏ) liên quan mật thiết tới các yếu tố địa lý hoặc thổ nhưỡng. Bệnh ký sinh trùng thường gắn chặt với điều kiện kinh tế - xã hội. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng Nguồn mang mầm bệnh: có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xác súc vật, phân, chất thải, đất nước rau cỏ thực phẩm… Con đường lây truyền Ký sinh trùng ra ngoại cảnh, môi trường hoặc vào vật chủ khác bằng nhiều cách. Qua phân như nhiều loại giun sán. Qua chất thải như đờm. Qua da như nấm gây bệnh hắc lào. Qua máu, từ máu qua sinh vật trung gian như ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ. Qua dịch tiết từ vết lở loét như ấu trùng giun chỉ. Qua nước tiểu như trứng sán máng. Một số loại bệnh ký sinh trùng đường ruột thường gặp ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khá đầy đủ về đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu nhiệt đới, hệ động thực vật rất phong phú,… về mặt kinh tế xã hội cũng là nước đang phát triển, dân trí nói chung còn thấp ở nhiều bộ phận dân chúng, phong tục tập quán ở nhiều vùng còn lạc hậu nên nhìn chung ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng vẫn còn khá phổ biến. Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới, mức phổ biến khác nhau. Hàng đầu là các bệnh giun sán, giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá gtan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Khoảng 70 -80% người dân nhiễm ít nhất một loại sán nào đó. Hai phần ba diện tích đất đai, trên một phần ba dân số nằm trong vùng sốt rét lưu hành làm cho nước ta nằm trong vùng sốt rét nặng của thế giới, hàng năm vẫn có rất nhiều người bị bệnh sốt rét. Các bệnh đơn bào như amip, trùng roi đường tiêu hoá, sinh dục cũng phổ biến tại một số nơi. Vị trí ký sinh Mỗi loại ký sinh trùng nói chung thường ký sinh ở một số cơ quan, một số bộ phận nhất định của cơ thể vật chủ. Ví dụ: Ký sinh ở tá tràng: giun móc, giun mỏ. Ký sinh ở ruột non: giun đũa, sán dây lợn và sán dây bò trưởng thành. Ký sinh ở ruột già, vùng manh tràng: giun tóc, giun kim. Ký sinh ở góc hồi manh tràng, đại tràng Sigma và trực tràng: amip. Diễn biến chu kỳ của một số giun sán đường ruột Chu kỳ giun đũa: Giun đũa đực và cái trưởng thành ký sinh ở ruột non, sau khi giao hợp giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra điều kiện ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng. Người bị giun đũa là do ăn uống phải trứng giun đũa có mang ấu trùng. Khi vào dạ dày, ấu trùng giun đũa thoát khỏi vỏ trong nhờ sức co bóp của dạ dày và tác động của dịch vị. Ấu trùng xuống ruột non, chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi vào gan. Thời gian qua gan sau 3 – 7 ngày. Sau đó ấu trùng đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi để vào phổi. Tại phổi, ấu trùng tiếp tục phát triển tới giai đoạn 4 rồi di chuyển theo các nhánh phế, khí quản để tới vùng hầu họng. khi người nuốt ấu trùng sẽ rơi xuống đường tiêu hoá và dừng lại ở ruột non để phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể mất khoảng 60 – 75 ngày. Chu kỳ giun đũa ở người Chu kỳ giun móc / mỏ: Giun móc / mỏ đực, cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng, sau khi giao hợp. Giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng ăn các chất hữu cơ có trong đất để phát triển. Phát triển đến một giai đoạn nào đó, ấu trùng có khả năng xuyên qua da, niêm mạc để xâm nhập vào cơ thể người. Sau khi xuyên qua da, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi tới phổi. Từ phế nang ấu trùng di chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng hầu họng và được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại ở tá tràng và phát triển thành giun móc / mỏ trưởng thành. Đầu con giun móc và chu kì giun móc ở người Chu kỳ giun tóc: Giun tóc đực và cái trưởng thành ký sinh ở đại tràng chủ yếu là vùng manh tràng. Sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi trứng giun sẽ phát triển thành trứng mang ấu trùng. Người ăn phải trứng giun tóc mang ấu trùng lẫn trong rau, quả tươi, nước lã… trứng qua miệng, thực quản tới dạ dày. Nhờ sức bóp cơ học và tác dụng của dịch vị làm cho ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng. Ấu trùng di chuyển thẳng tới manh tràng để phát triển thành giun tóc trưởng thành. Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể mất khoảng 30 ngày. Chu kỳ giun tóc ở người Chu kỳ giun kim: Giun kim đực và giun kim cái trưởng thành ký sinh ở manh tràng. Sau khi giao hợp, giun kim đực bị chết và bị tống ra ngoài theo phân. Giun kim cái di chuyển theo đại tràng để tới hậu môn và di chuyển đến các nếp nhăn của hậu môn. Giun kim thường đẻ về đêm. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái teo lại và chết. Khoảng 6 – 8 giờ sau khi đẻ, gặp điều kiện thuận lợi ấu trùng bụ sẽ chuyển thành ấu trùng thanh. Ngay ở hậu môn có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển. Vì vậy, người nhiễm giun kim dễ tự tái nhiễm nếu dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó đưa trực tiếp vào miệng hoặc cầm vào thức ăn, nước uống gián tiếp đưa trứng giun vào miệng. Khi ăn phải trứng giun kim có ấu trùng, vào đường tiêu hoá, ấu trùng thoát khỏi vỏ và di chuyển đến manh tràng rồi dừng lại ở đó để phát triển thành giun kim trưởng thành sau 2 – 4 tuần. Chu kỳ giun kim ở người Sinh chất của giun đường ruột. Trong quá trình ký sinh ở người, giun đường ruột chiếm các chất dinh dưỡng của vật chủ. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho giun sán truyền qua đất chủ yếu là các sinh chất, máu, tổ chức của cơ thể. Ví dụ giun đũa sử dụng các sinh chất ở ruột non; giun móc / mỏ lấy dinh dưỡng bằng cách ngậm miệng vào niêm mạc ruột để hút máu; giun tóc cắm phần đầu vào niêm mạc của đại tràng để hút máu; giun kim sử dụng các sinh chất từ thức ăn đã được tiêu hoá ở ruột. Chu kỳ của sán dây lợn: Sán trưởng thành không đẻ trứng. Trứng sán nằm trong các đốt già. Đốt già rụng ra khỏi thân sán rồi theo phân ra ngoài. Bệnh nhân thường không dễ nhận ra là mình bị bệnh. Các đốt già của sán dây bò thường tự động chui ra hậu môn để ra ngoài vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nên bệnh nhân dễ phát hiện mình bị mắc bệnh. Khi lợn hoặc bò ăn phải trứng sán dây lợn hoặc sán dây bò phát tán ở ngoại cảnh khi vào tới dạ dày, ấu trùng thoát vỏ xuyên qua thành ruột theo tuần hoàn bạch huyết hoặc xuyên tổ chức để tới cư trú ở tổ chức da, cơ vân, các nội tạng phát triển thành nang ấu trùng. Người ăn phải ấu trùng sán dây lợn hoặc sán dây bò có trong thịt lợn hoặc thịt bò chưa được nấu chín, khi tới ruột non, ấu trùng sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau 2,5 – 4 tháng. Người sẽ mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn có lẫn trong rau quả tươi hoặc uống nước lã có trứng sán, khi trứng sán vào tới dạ dày, ấu trủng thoát vỏ xuyên qua niêm mạc ruột theo tuần hoàn bạch huyết hoặc xuyên tổ chức để tới cư trú dưới da, tổ chức cơ vân hay cơ quan nội tạng khác. Chu kỳ sán dây lợn và sán dây bò ở người Tuổi thọ của giun sán khác nhau tuỳ theo từng loại: Giun đũa có đời sống ngắn thường dài từ 13 – 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột đẩy ra ngoài theo phân. Đời sống của giun móc / mỏ dài hơn: giun móc khoảng 4 – 5 năm còn giun mỏ khoảng 10 – 15 năm. Tuổi thọ của giun tóc trung bình khoảng 5 – 6 năm. Đời sống của giun kim rất ngắn khoảng 1 -2 tháng. Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành có thể sống tới hàng chục năm. Ấu trùng sán dây lợn cũng có thể sống trong cơ thể vài chục năm. Sự sống, phát triển và phân bố của giun sán ký sinh đường ruột chịu ảnh hưởng của các yếu tố: thới tiết, khí hậu, môi trường, thức ăn, tác nhân sinh học, thổ nhưỡng, hành vi và tập quán của con người. Số liệu thực tế về tình hình nhiễm giun trong đất ở Việt Nam Điều tra sự ô nhiễm trứng giun đũa ngoại cảnh ở miền Bắc của Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Hà Nội (1998) cho thấy 100g đất có từ 1,4 - 127 trứng, 100g rau có 0,8 trứng, 1 lít nước ao có 0,2 trứng. Điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc / mỏ ở ngoại cảnh miền Bắc: Vùng đồng bằng: 100 – 140 ấu trùng/ 100g đất. Vùng trung du: 8 - 35 ấu trùng/ 100g đất Vùng núi: 0,2 – 0,7 ấu trùng/ 100g đất. Điều tra sự ô nhiễm trứng giun tóc ở ngoại cảnh miền Bắc có 6,8 – 33,5 trứng/ 100g đất Khả năng phát tán của mầm bệnh giun sán đường ruột ra môi trường lớn, mặt khác trứng giun sán đường ruột có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh. Ví dụ ở điều kiện thích hợp về mặt nhiệt độ, ẩm độ, trứng giun đũa có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh đến vài năm mà vẫn có khả năng lây nhiễm cao. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun sán đường ruột thay đổi theo tuổi: trẻ em là lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa cao do chưa có ý thức vệ sinh tốt. Đặc điểm dịch tễ học của giun sán đường ruột liên quan mật thiết tới thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, nghề nghiệp, sinh cảnh, tập quán… nên sự phân bố tình hình nhiễm giun sán đường ruột cũng thay đổi tuỳ theo miền, vùng địa lý. Theo số liệu điều tra của Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Hà Nội (1998) về tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở Việt Nam: Tỷ lệ giun đũa: Miền Bắc: vùng đồng bằng 80 – 95%, vùng trung du 80 – 90%, vùng núi 50 – 70%, vùng ven biển 70%. Miền Trung: vùng đồng bằng 70,5%, vùng núi 38,4%, vùng ven biển 12,5%. Miền Nam: vùng đồng bằng 45 – 60%, vùng Tây Nguyên 10 – 25%. Tỷ lệ nhiễm giun móc / mỏ: Miền Bắc: vùng đồng bằng 3 – 60%, vùng trung du 59 – 64%, vùng núi 61%, vùng ven biển 67%. Miền Trung: vùng đồng bằng 36%, vùng núi 66%, vùng ven biển 69%. Miền Nam: vùng đồng bằng 52%, vùng Tây Nguyên 47%, vùng ven biển 68%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc: Miền Bắc: vùng đồng bằng 58 - 89%, vùng trung du 38 - 41%, vùng núi 29 - 52%, vùng ven biển 28 - 75%. Miền Trung: vùng đồng bằng 27 - 47%, vùng núi 4,2 – 10,6%, vùng ven biển 12,7%. Miền Nam: vùng đồng bằng 0,5 - 1,2%, vùng Tây Nguyên 47%, vùng ven biển 68%. Giun kim có chu kỳ phát tiển trực tiếp, không phụ thuộc vào những yếu tố địa lý, khí hậu nên bệnh giun kim phân bố rộng khắp mọi nơi. Mức độ phân bố của bệnh giun kim chủ yêu tuỳ thuộc vào trình độ vệ sinh, nếp sinh hoạt. Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh. Bệnh giun kim thường mang tính tập thể nhỏ và gia đình. Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuếch tán ở mọi chỗ: ở chăn chiếu và mọi vật dụng khác như ghế ngồi. Đối với trẻ em nhiễm giun kim có thể thấy trứng giun kim ở móng tay. Theo kết quả điều tra tại một số vùng của Viện sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Hà Nội tỷ lệ nhiễm giun kim như sau: miền Bắc 29 -43%, miền Trung 7,5%, Tây Nguyên 50% và đồng bằng Nam Bộ 16 – 47%. Người mắc sán dây phần nhiều là nam giới ở tuổi 21 – 40 tuổi (nam mắc 75%, nữ mắc 25%). Khả năng phát triển của trứng và ấu trùng sán dây: ở ngoại cảnh sau 1 tháng, trứng mất khả năng sống. Nhiệt độ 50 – 600C, ấu trùng sán dây lợn chết sau 1 giờ. Bệnh sán dây phân bố khắp nơi, tuỳ thuộc vào tập quán, vệ sinh ăn uống. Ở Việt Nam bệnh sán dây lợn thường gặp nhiều ở miền núi 6%. Tỷ lệ bệnh sán dây lợn (22%) ít hơn sán dây bò là 78%. Tác hại của một số loại giun sán đường ruột Bệnh giun sán đường ruột gây tác hại đáng kể đến sức khoẻ cộng đồng và kinh tế. Tác hại của các loại giun sán này đối với vật chủ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại ký sinh trùng, tuỳ mức độ nhiễm và thời gian nhiễm. Tác hại tại vị trí ký sinh Các biểu hiện tác hại tại vị trí ký sinh khác nhau tuỳ thuộc vào loại giun sán đường ruột. Đối với giun đũa, đa số lượng giun nhiều, do pH ruột bị rối loạn có thể gây ra tình trạng tắt ruột. Giun chui vào ống mật lên gan, chui vào ống tuỵ, vào ruột thừa gây các biến chứng viêm đường mật, túi mật cấp, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tuỵ cấp, viêm ruột thừa… Giun móc/ mỏ bám vào niêm mạc tá tràng và gây hiện tượng viêm loét thành tá tràng. Trường hợp nhiễm nhiều giun tóc có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng đáng kể. Giun tóc kích thích các tổn thương ở ruột già gây hội chứng giống lỵ. Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm giun kim là ngứa hậu môn, thường xuất hiện vào buổi tối tương ứng với thời gian giun kim cái đẻ trứng. Ruột bị nhiễm giun kim có thể bị viêm kéo dài, phân thường lỏng, đôi khi có lẫn máu và chất nhầy. Những thương tổn ruột có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, buồn nôn, đau bụng âm ỉ, ỉa chảy kéo dài. Việc ỉa chảy kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Sán dây trưởng thành gây tác hại cơ giới dáng kể: gây đau bụng, đau chủ yếu ở vùng hổi tràng đôi khi giống như cơn đau ruột thừa. Đôi khi cơ thể sán gây tắc hoặc bán tắc ruột. Tác hại về dinh dưỡng, sinh chất Giun sán dường ruột chiếm một phần sinh chất, máu của cơ thể vật chủ, nếu số lượng giun sán nhiều thì lượng sinh chất và máu của cơ thể bị mất càng lớn. Đây là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, gây thiếu máu. Khả năng chiếm chất dinh dưỡng của giun sán đường ruột rất lớn: Giun đũa là loại giun lớn, ký sinh ở ruột, thường giun đũa ký sinh với số lượng lớn nên tác hại chiếm thức ăn là tác hại lớn nhất của giun đũa đối với cơ thể người. Bên cạnh chiếm thức ăn, giun đũa còn chiếm Vitamin đặc biệt là Vitamin A và Vitamin D. Nếu nhiễm nhiều giun và tình trạng nhiễm giun kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng nổi bật của giun đũa là toàn thân gầy còm, rối loạn tiêu hoá. Giun móc / mỏ sống ở vùng tá tràng và phần đầu của ruột non là vùng giàu mạch máu, hơn nữa phương thức hút máu của giun móc / mỏ lại lãng phí nên vật chủ mất nhiều máu. Một giun móc / mỏ trong một ngày hút khoảng 0,07 – 0,26ml máu. Như vậy với người nhiễm 500 giun móc mỗi ngày có thể mất từ 40 – 80ml máu. Ngoài tác hại hút máu, giun móc / mỏ tiết ra chất chống đông máu và chất ức chế cơ quan tạo máu nên gây nên tình trạng thiếu máu của cơ thể. Giun tóc ký sinh ở đại tràng và hút máu của vật chủ. Số lượng giun tóc nhiễm nhiều có thể gây thiếu máu, nhược sắc kèm theo tiếng thổi của tim và phù nhẹ. Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non, lấy dinh dưỡng bằng thẩm thấu dinh dưỡng ở trong ruột. Bệnh nhân sẽ suy dinh dưỡng do sán chiếm thức ăn. Tác hại do nhiễm các chất gây độc Giun sán đường ruột tiết ra những chất độc hoặc những sản phẩm chuyển hoá gây độc cho cơ thể vật chủ. Các chất này có thể gây chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, hoặc có thể gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ hoặc toàn thân. Giun đũa có chất độc vì vậy có người tuy nhiễm giun đũa ít nhưng rất đau bụng và ngứa. Trong huyết thanh của những người nhiễm giun đũa cũng có những chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng này gây hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và gây hội chứng Loeffler. Giun móc tiết ra chất độc ức chế cơ quan tạo máu. Sản phẩm chuyển hoá và các chất tiết của sán dây gây độc cho hầu hết các hệ thống và tổ chức của cơ thể. Thực nghiệm cho thấy dịch tiết từ sán gây tổn hại hệ thống tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thống thần kinh và các tuyến nội ngoại tiết. Tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh Giun sán đường ruột có thể mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Giun đũa trong khi di chuyển sẽ mang mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm) từ ruột tới cơ quan khác (gan, đường mật, túi mật, tuỵ). Ấu trùng giun móc / mỏ, giun lươn khi xâm nhập qua da có thể mang vi khuẩn ở ngoại cảnh gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc ấu trùng mang theo vi khuẩn vào mạch máu, mô… Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng Nguyên tắc Phòng chống trên quy mô rộng lớn vì đa số là bệnh xã hội, phổ biến, nhiều người mắc, dễ lây lan. Phòng chống trong thời gian lâu dài, có các kế hoạch nối tiếp nhau, vì các bệnh ký sinh trùng thường kéo dài, tái nhiễm liên tiếp. Kết hợp nhiều biện pháp. Lồng ghép việc phòng chống bệnh ký sinh trùng với các hoạt động, các chương trình, các dịch vụ y tế sức khoẻ khác. Xã hội hoá công việc phòng chống, lôi cuốn cộng đồng tự giác tham gia. Kết hợp phòng chống bệnh ký sinh trùng với việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhất là ở tuyến cơ sở. Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước. Phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người kết hợp chặt chẽ với việc phòng chống bệnh ký sinh trùng thú y – vật nuôi và chống ký sinh trùng ở môi trường. Biện pháp chủ yếu: Diệt ký sinh trùng: phát hiện và điều trị triệt để cho những người bệnh và những người mang ký sinh trùng. Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian hoặc ở sinh vật trung gian truyền bệnh. Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh bằng nhiều biện pháp. Làm tan vỡ, cắt đứt chu kỳ của ký sinh trùng. Chống ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh. Quản lý và xử lý phân. Phòng chống côn trùng đốt. Chỉ dùng nước sạch, thực phẩm sạch để ăn uống. Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể. Kiểm tra sát sinh chặt chẽ. Giáo dục sức khoẻ để thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ, tạo hành vi có lợi cho sức khoẻ (không dùng phân tươi để bón cây trồng, không ăn tiết canh, ngủ màn). Phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao trình độ giáo dục, dân trí. Phát triển mạng lưới y tế công cộng tới tận thôn bản. Biện pháp xử ký ô nhiễm đất do ký sinh trùng để trồng cây Ký sinh trùng được truyền vào đất qua trứng giun sán, ấu trùng của chúng, sau thời gian ủ bệnh tương đối sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho người. Hay nói cách khác, đất chỉ là môi trường trung gian để ký sinh trùng có thể hoàn tất chu kỳ của mình và truyền bệnh sang người. Đa số ấu trùng không thể tồn tại quá lâu trong môi trường đất mà không có vật chủ cho nên biện pháp xử lý khi đất bị ô nhiễm ấu trùng của ký sinh trùng tương tự như xử lý đất ô nhiễm do vi sinh vật. Ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: Dùng hơi nước nóng để xông hơi khử trùng đất Nước nóng có ý nghĩa quan trọng trong việc khử trùng đất. Nước ở 95oC sẽ được đưa vào đất từ độ sâu 20 – 25 cm trở lên. Phương pháp này được áp dụng vào thời điểm trước khi trồng cây ở một số khu vực nhỏ. Phương pháp này cần có nồi hơi để làm nóng hơi nước. Tại Nhật Bản, họ đã áp dụng phương pháp này và khẳng định rằng đất khử trùng có thể kéo dài đến ba năm. Hạn chế của phương pháp này là không có sự đồng nhất về nhiệt độ trong đất ở các độ sâu cần thiết. Phương pháp này cần nhiều nước và nhiên liệu. Hơi nước là phương pháp khử trùng đất chủ yếu ở nhà kính công nghiệp trước khi có phương pháp xông hơi đất bằng hoá chất. Sử dụng hơi nước sẽ có hiệu quả cao và đặc biệt là an toàn với môi trường. Có nhiều phương pháp xông hơi khác nhau ví dụ như tạo ra những đụn đất và dẫn ống chứa hơi nước vào để sưởi ấm và khử trùng ở độ sâu 30 cm; bơm hơi nước vào đường ống bên dưới mặt đất để khử trùng ở độ sâu 45cm. Phương pháp đầu tiên được áp dụng tại Ý và một số nước khác trong việc sản xuất rau nhà kính có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra ở Ý họ còn kết hợp hơi nước với Kali hydroxyt để tạo ra phản ứng toả nhiệt với nước ở một số cánh đồng mở và kết quả là phương pháp này giảm tỉ lệ mắc Fusarium đến 77 – 96% so với chỉ sử dụng hơi nước là 77 – 86%. Sử dụng hơi nước cần phài có nồi hơi và nhiên liệu tuy nhiên có thể thay thế cho những tấm bạt. Phương pháp này có khả năng chọn lọc thấp. Xử lý ký sinh trùng trong đất bằng phương pháp xông hơi  Máy khử trùng đất bằng hơi nước Khử trùng đất bằng phương pháp sinh học Khử trùng sinh học dựa trên việc đưa chất hữu cơ vào đất. Trong điều kiện kỵ khí các chất hữu cơ này sẽ được lên men tạo ra các chất khí tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh. Nhiều trang trại rau chỉ trồng một số loại rau nhất định nên vấn đề luân canh là không thể. Các loại rau này rất dễ bị bệnh truyền qua đất như tuyến tùng, nấm ký sinh và côn trùng làm giảm đáng kể năng suất cây trồng. Có một số giải pháp cho vấn đề này như dùng hoá chất hay khử trùng hơi nước và phát triển hệ thống Hydroponics. Khử trùng đất bằng phương pháp sinh học thì rất hữu ích đối với những trang trại trồng rau, chỉ cần đất đủ ấm để thực hiện quá trình lên men. Nhiệt độ cao thì cần thiết với phương pháp này vì thế nó được thực thực hiện chủ yếu vào mùa hè. Khử trùng đất bằng phương pháp sinh học sẽ trồng được 40 tấn/ha đối với cỏ ryegrass ở Ý hoặc áp dụng cho một số cây trổng ở những nơi khác. Ngoài ra ở đây người ta có thể thay thế cỏ ryegrass bằng cúc vạn thọ như là một tác nhân sinh học chống lại bệnh giun tròn. Giun tròn và bệnh hại cây do giun tròn gây ra Cắt cỏ và xới đất ở độ sâu 30 – 40cm. Nếu sản xuất nhiều hơn thì xới sâu hơn. Sau đó nén đất lại và phủ lên một tấm bạt để tạo môi trường kỵ khí. Sáu tuần sau, quá trình lên men đã hoàn thành. Quá trình này sẽ giết chết nấm và vi sinh vật gây bệnh trong đất mặc dù quá trình này còn lệ thuộc nhiều vào bệnh có mặt trong đất. Kết quả rất tốt đối với một số loại ký sinh trùng như giun tròn và nấm cụ thể là Verticilium. Các ảnh hưởng lên côn trùng và cỏ dại thì không rõ ràng. Thu thập dữ liệu cho vấn đề này thì tương đối khó khăn. Tuy nhiên khử trùng bằng phương pháp sinh học ít gây ra sự tác động đến cuộc sống trong đất như là phương pháp sử dụng hơi nước. Nhược điểm của phương pháp sử dụng hơi nước là nó sẽ giết chết gần như tất cả mọi thứ trong đất. Phủ những tấm phim lên đất sau khi cày xới để tạo môi trường kỵ khí Sau quá trình khử trùng này người ta sẽ trồng một số loại cây như cải bắp, cải bông xanh, cây mù tạc hay Rhaphanus sativus. Những cây trồng này sẽ phóng thích ra một loại chất độc gọi là “isothiocyanate” khi chúng chết đi. Hoá chất này có liến quan đến methan sodium và giết chết một số mầm bệnh trong đất. Một cây trồng khác cũng thích hợp đó là Sorghum (cây lúa miên). Loại cây này sẽ phóng thích cyanides trong suốt quá trình phân huỷ giết chết giun tròn và một số loại nấm như Verticillum. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp khử trùng này sẽ ngăn chặn được sự ô nhiễm của một số tuyến trùng. Ngoài ra, nấm còn được kiểm soát tốt: Vertillum bị giết khoảng 90% so với phương pháp khử trùng đất bằng hoá chất. Khử trùng đất bằng hơi Methyl Bromide Methyl bromide là khí không màu, cực kỳ dễ bay hơi, điểm sôi là 4 - 6 oC. Trong tự nhiên methyl bromide được tạo ra từ biển, rừng, núi lửa và cỏ cháy. Methyl bromide là hoá chất quan trọng để bảo vệ thân gỗ, bảo quản thực phẩm sau khi thu hoạch để chống lại các loại ký sinh trùng cũng như côn trùng khác. Methyl bromide cũng như các loại hoá chất nông nghiệp khác, chỉ được sử dụng bởi những người có trình độ cao, được đào tạo rộng rãi trong việc kiểm soát dịch hại và cách sử dụng hoá chất. Methyl bromide làm tăng nguồn cung cấp, chất lượng, chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đối với một số loại cây, rau, quả, hạt, ngũ cốc… Methyl bromide có độc tính cao sử dụng bằng cách xông hơi để chống lại động vật gậm nhấm, côn trùng, ve và một loạt các ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh trong đất. Người ta khử trùng đất nhà kính bằng methyl bromide ở dạng hơi và thổi lên trên mặt đất dưới một bao polyethylene. Khí này nặng gấp ba lần không khí và dễ dàng xâm nhập vào đất. Mô hình phân tử của Methyl bromide (CH3-Br) Trước đây, một số máy móc được sử dụng để tiêm trực tiếp methyl bromide vào trong đất. Trong quá trình này, ít nhất bốn công nhân phải cùng làm và họ chỉ được cung cấp một mặt nạ với nồng độ khí tại đây là trên 1000 ppm. Trong suốt quá trình này, nồng độ có thể dao động từ 30 - 3000ppm. Năm ngày sau khi phun, nồng độ trong không khí sẽ giảm 4ppm, đến ngày thứ chín thì nồng độ methyl bromide giảm 15ppm và đến ngày mười một thì không còn methyl bromide trong không khí. Sử dụng tác nhân sinh học là nấm Trichodermar để tiêu diệt nấm ký sinh trên rễ cây (nấm ký sinh trên thực vật là một loại của ký sinh trùng) Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh. Hình thái nấm Trichoderma và sản phẩm Tricô – ĐHCT cuả trường đại học Cần Thơ Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài. Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm ký sinh gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu (endochitinase) hơn các chủng hoang dại do đó T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm ký sinh gây thối rễ trên đồng ruộng. Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm. ((( TÀI LIỆU THAM KHẢO LÊ HUY BÁ, Sinh thái môi trường đất, 2000, NXB Đại học quốc gia TP HCM. TRẦN CẨM VÂN, Vi sinh vật học môi trường, 2003, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. NGUYỄN THANH HÀ, Giáo trình vi sinh – ký sinh trùng, 2005, NXB Hà Nội. NGUYỄN NGỌC SAN, Đại cương về ký sinh trùng, Bộ môn Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng, Học viện quân y. LÊ HỒNG HINH - PHẠM VĂN THÂN, Vi sinh – ký sinh trùng, 2005, NXB Y học. Một số tài liệu tiếng anh như “Biological soil disinfection”, “Methyl bromide fumigation in soil disinfection”, “Plant parasitic nematodes” lấy từ mạng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔ Nhiễm Đất Do Ký Sinh Trùng Và Biện Pháp Xử Lý.doc
Luận văn liên quan