Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về quản lý chất thải – hóa chất và bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
Vận dụng hệ thống pháp luật xử phạt đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung, làm tổn hại ảnh hưởng đến môi trường để người dân hiểu và thực hiện theo pháp luật.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm hóa chất – chất thải công nghiệp đối với sinh thái đất và sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Sự phát triển của quá trình CN: 2. Các độc chất từ quá trình công nghiệp: Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp. Hóa chất từ hoạt đông công nghiệp. 3. Ảnh hưởng của hóa chất – chất thải công nghiệp: Môi trường sinh thái đất. Sức khỏe công đồng – con người. 4. Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm hóa chất_chất thải công nghiệp đến môi trường sinh thái đất và sức khỏe con người: 1. Sự phát triển của quá trình CN: 1. Sự phát triển của quá trình CN: 1. Sự phát triển của quá trình CN: Vấn đề môi trường: Vấn đề môi trường: Vấn đề sức khỏe: Vấn đề sức khỏe: Ngạt thở hóa học Hóa chất gây kích thích đối với mắt 2.1. Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp: Chất thải công nghiệp : Chất thải từ hoạt động sản xuất thép, cơ khí, gốm sứ, gia công kim loại, sửa chữa ôtô, xe máy... chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ... Chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân huỷ, sunfua... Tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất, môi trường sống của sinh vật và con người... Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp : - Khu xây dựng, công trình xây dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố...). Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp : - Khu dân cư, Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ...). Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp : - Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện...)… Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp : - Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp - nông nghiệp - chất thải đô thị, chất thải rắn từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp… Phân loại chất thải công nghiệp: + Theo dạng: - Chất thải dạng rắn: - Chất thải dạng lỏng: - Chất thải dạng khí : + Theo mức độ nguy hiểm : - Chất thải nguy hại. - Chất thải không nguy hại. Chất lượng môi trường Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Ô nhiễm hóa chất từ các hoạt động công nghệp. Hóa chất có thể được chia làm 4 loại: Hóa chất gây ăn mòn. Hóa chất dễ gây cháy. Hóa chất gây phản ứng. Hóa chất độc. Sodium Carbonate Na2CO3 ACETONE Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc Melamine trong sữa Hóa chất chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây ô nhiễm môi trường sinh thái đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người… CALCIUM HYPOCHLORITE HÓA CHẤT TẨY RỬA HÓA CHẤT SƠN MẠ KẼM 3.1. Môi trường sinh thái đất: Chất thải_hóa chất bị rơi vải trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất. Do trong rác có các thành phần độc hại như: thuốc BVTV, hóa chất, VSV gây bệnh. Nước rỉ từ chất thải_hóa chất không được thu gom, xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất do: - Nước rỉ chất thải_hóa chất chứa nhiều kim loại nặng. - Có thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao. - Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Các chất thải có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường đất. a. Chất thải – hóa chất rắn: Các chất thải rắn có thể được tích lũy trong đất với một thời gian dài, gây nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường đất. - Chất thải xây dựng: Như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,…trong đất rất khó bị phân hủy. - Các chất thải của các nhà máy: thường chứa một số kim loại nặng hoặc một số chất độc dạng hữu cơ và dạng axit, dạng bazo hoặc các muối khác làm cho đất bị ô nhiễm ở các kiểu khác nhau. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi, gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng. (Hàm lường Pb trong bùn và trong đất tại xã Chỉ Đạo – Hưng yên) (Hàm lượng Pb > 100 ppm được đánh giá là đất bị ô nhiễm) - Chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp (điện tử thải, y tế, thuộc da, xi mạ… ) khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... Không ngừng thải ra môi trường các phế thải trong quá trình sản xuất đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Cadimi… Các kim loại này nhanh chóng tích lũy trong đất. Những vùng mỏ đang khai thác như mỏ pyrite, mỏ than chứa lưu huỳnh, sau khi oxy hoá sẽ sinh ra H2SO4 làm cho môi trường đất trở nên rất chua kiềm hãm hoạt động của các sinh vật sống trong đất do pH đất thấp và hàm lượng sunphat độc tích trữ cao, hạn chế khả năng khoáng hóa dưỡng chất, đất ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng, làm giảm năng suất cây trồng, hệ thống động thực vật kém phát triển... Các hoạt động xây dựng công nghiệp như: xây dựng bến bãi, đường xá, nhà máy,… sẽ phá hủy thảm thực vật và cảnh quan đô thị, làm thay đổi địa hình, sinh vật, ảnh hưởng tới dòng chảy, tạo điều kiện xói mòn đất rữa trôi, trực di các dưỡng chất trong đất. Nghèo kiệt dinh dưỡng. Tại các bãi rác, bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và sinh vật từ chất thải dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất, làm cho đất ngày càng chay hóa, nhiễm độc. (ảnh bãi chôn lấp rác thải) b. Chất thải – hóa chất lỏng: Thải bỏ nước làm mát từ các thiết bị máy móc của các khu công nghiệp – nhà máy cơ khí: Khi nhiệt độ trong đất tăng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ, giết chết nhiều loài sinh vật, làm hủy hoại môi trường đất, đất chai cứng mất chất dinh dưỡng và dần mất tính năng sản xuất. Nhiệt độ trong đất tăng dẫn đến giảm hàm lượng Oxy và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kỵ khí, tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có mùi khó chịu độc cho cây trồng, hủy hoại nhiều sinh vật có ích trong đất như: NH3, H2S, CH4 và Aldehit… Dùng nước thải thành phố, khu công nghiệp cho hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp: Nước thải công nghiệp từ các nhà máy thải ra hoặc nước cống thành phố được dùng để tưới cho cây, lâu dài tích luỹ lại có thể gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật đất, làm giảm độ màu mỡ, nén dẽ đất, tích lũy độc chất theo thời gian gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển cây trồng cũng như sức khoẻ của con người và gia súc. Dùng nước của một số nhà máy có chứa muối mặn, chất kiềm hoặc chất axit sẽ làm cho đất dần dần hoá mặn, hoá kiềm hoặc hoá chua từ đó làm giảm khả năng sản xuất của đất, làm suy giảm hoạt động của các loài sinh vật sống trong đất. Nghiêm trọng nhất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loại nặng như: Cd, Ni, Cr... rất độc và khó phân hủy. Các nhà máy hoá chất, các xưởng sản xuất nông dược thải ra Hg, Pb, As. Các chất này sau khi tích luỹ trong đất thì khó loại ra, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường đất, tích lũy trong sinh vật, thực vật… Nông dân dùng nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoặc nước cống thành phố để tưới cho cây. c. Chất thải – hóa chất khí: Khí thải công nghiệp làm ô nhiễm đất: Thường gặp nhất là SO2,, CO2, CO, NO2, NO, HF… Chúng được nước mưa kéo xuống đất, có khả năng tích lũy cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn. làm cho đất trở nên hóa chua, hàm lượng flo hoà tan trong đất tăng lên, tạo nên nhiều hợp chất độc, tác động xấu đến cây trồng, sinh vật và làm thoái hóa đất. Khí thải tại một số làng nghề tái chế kim loại có chứa các chất như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất chứa nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm thay đổi thành phần của đất, pH, quá trình nitrat hóa, kìm nén họat động của các sinh vật đất, giảm khả năng khoáng hóa dưỡng chất, đất mất dần dinh dưỡng, … Các chất thải khí được thải ra từ ống khói của các nhà máy sau khi được kéo xuống đất sẽ tác dụng với các vật chất khác trong đất hình thành các muối khoáng làm cho đất trở nên mặn hóa không còn khả năng canh tác. Các chất phóng xạ từ hoạt động công nghiệp làm ô nhiễm đất: Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. Các chất phóng xạ tồn tại trong đất thường là K40, Ra87, C14. Hóa chất_chất thải gây nên mối nguy hiểm cho sức khỏe con người thường có 3 đặc điểm sau: Bền vững trong môi trường, dễ tích lũy trong cơ thể sống và độc tính cao. - Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm… có trong rác- hóa chất không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người. - Dioxin, các khí độc từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người, gia súc … Bệnh về da, Bệnh phổi, phế quản, ung thư, Sốt xuất huyết, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác. Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài. Bệnh về da: Không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom chất thải vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da gây viêm da. Chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản: Chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn cao. Chảy nước mắt, mũi, viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Bệnh sốt xuất huyết: Cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác: DỊCH BỆNH CÁI CHẾT ĐEN 1. Kích thích. Tác động kích thích của hóa chất là làm cho tình trạng phần cơ thể tiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thể thường bị tác động này là da, mắt và đường hô hấp. a. Kích thích đối với da. b. Kích thích đối với mắt. c. Kích thích đối với đường hô hấp. Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehit, sunfur, axit và kiềm ở dạng sương mù, khí hoặc hơi khi tiếp xúc với đường hô hấp trên mũi, họng sẽ gây ra cảm giác nóng rát. Một vài hóa chất như sunfur dioxit, clo và than bụi… tác động dọc theo đường hô hấp gây ra viêm phế quản, đôi khi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi. 2. Di ứng. a) Dị ứng da: Những chất gây dị ứng là epoxy, thuốc nhộm azo, dẫn xuất nhựa than đá, axit cromic... b) Dị ứng đường hô hấp. Các hóa chất gây hại là: toluen dissoxianat, fomandehit... Triệu chứng bệnh này là ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. 3. Gây ngạt. a) Ngạt thở đơn thuần: Cacbonic, metan, nitơ, etan… b) Ngạt thở hóa học: Các hóa chất như: hydro xianua, hydro sunfua… 4. Gây mê và gây tê. Tiếp xúc với nồng độ cao các hóa chất: etanol, propanol, axetol, metyl-etyxetol, axetylen, hydrocacbon… 5. Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan cơ thể. Nhiễm độc do hóa chất sẽ tác động đến một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, ảnh hưởng này không tập trung một điểm hay vùng nào trên cơ thể. Một số chất gây tổ hại cho gan, tùy thuộc vào loại, liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn đến tổn hại mô gan, dẫn đến xơ gan, giảm chức năng của gan. Các dung môi: alcol, cacbon tetraclorua, tricloetylen… Cản trợ thận đào thải chất độc: etylen glycol, cacbon đisunfua, cacbon tetraclorua. Các chất khác như cađimi, chì, nhựa thông, etanol, toluen, xylen…sẽ làm hỏng dần chức năng của thận. Tiếp xúc lâu dài với các dung môi, sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn… Tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ có thể gây suy giảm hệ thần kinh hay rối loạn tâm thần… 6. Ung thư: Tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất, tạo nên sự phát triển tự do của tế bào, dẫn tới khối u ung thư. Những khối u này sẽ xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với hóa chất. các chất asen, crom, niken… có thể gây ung thư phổi. 7. Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Một số chất tác động đến cơ thể con người gây đột biến gen tạo những biến đổi không mong nuốn cho thế hệ tương lai 8. Bệnh bụi phổi. Do hít nhiều khí bụi. Khả năng hấp thụ oxy sẻ giảm và bệnh nhân sẻ có hiện tượng thở ngắn, gắp trong các hoạt động phải dùng đến sức lực. Các chất gây bệnh bụi phổi: silic tinh thể, amiang, berili… Môi trường sinh thái đất: Điều tra và phân tích đất : Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: Ðổi đất, lật đất: Thay cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật: Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây hoa, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất. Thực hiện luật môi trường: Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải – hóa chất. Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng các chất, các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí như khói, khí, bụi... Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội . Giảm lượng CTR tại nguồn. Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn. Phát triển công nghệ mới. Phân loại rác tại nguồn. Cần phải coi trọng việc phát triển tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải – hóa chất. Chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân compost. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Xã hội hoá công tác quản lý chất thải – hóa chất. Xây dựng các chính sách về tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và quản lý chất thải – hóa chất trong xã hội. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về quản lý chất thải – hóa chất và bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Vận dụng hệ thống pháp luật xử phạt đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung, làm tổn hại ảnh hưởng đến môi trường để người dân hiểu và thực hiện theo pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- group_5_4269.ppt