Chuyên đề 7
Tin học
PHẦN I - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm về hệ điều hành
Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất cho máy tính điện tử có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động cơ sở của máy tính, giúp phần mềm của người sử dụng có thể chạy được trên máy tính. Các hệ điều hành thông dụng hiện nay: MS-DOS, Windows, Unix, Linux, OS/2, Macintosh
1.2. Máy tính và Nguyên lý hoạt động của máy tính
1.2.1. Khái niệm về máy tính
Máy tính là công cụ dùng lưu trữ và xử lý thông tin. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau:
Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hoá ở dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1. Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 BIT (Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài ra, còn có các đơn vị đo khác:
1 Byte = 8 bits
1 KB (KiloByte) = 1024 Bytes
1 MB (MegaByte) = 1.024 KB
1 GB (GigaByte) = 1.024 MB
1 TB(TeraByte) = 1.024 GB
1 PB (PetaTyte) = 1.024 TB
Để trao đổi thông tin giữa người và các thiết bị trong máy, người ta xây dựng bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, các chữ số, các câu lệnh Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm bảng mã chuẩn. Trong đó, mỗi ký tự được mã hoá bởi một số nhị phân 8 BIT. Tổng số ký hiệu trong bảng mã ASCII là 256 ký tự.
1.2.2. Các thành phần cơ bản của máy tính:
Bao gồm: Phần cứng và phần mềm
XỬ LÝ
DỮ LIỆU ĐẦU VÀO
DỮ LIỆU
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi cpa 2010 môn tin học phần I và phần II - Chuyên đề 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký tự
Ctrl + Shift + Đánh dấu tới cuối đoạn văn
hiện hành
Ctrl + Shift + Đánh dấu ngược về đầu
từ đang đứng
Shift + PgUp Đánh dấu tới cuối màn
hình
Ctrl + Shift + Đánh dấu về cuối từ
đang đứng
Shift + PgDn Đánh dấu tới đầu màn hình
Shift + End Đánh dấu tới cuối dòng
hiện tại
Ctrl + Shift +
Home
Đánh dấu tới đầu văn bản
đang soạn thảo
Shift + Home Đánh dấu tới đầu dòng
hiện tại
Ctrl + Shift +
End
Đánh dấu tới cuối văn bản
đang soạn thảo
Shift + Mở rộng vùng đánh dấu
xuống 1 dòng
Ctrl + A Chọn toàn bộ văn bản
([Menu] Edit > Select All)
Shift + Mở rộng vùng đánh dấu
lên 1 dòng
F8 + phím mũi
tên
Bật tắt chế độ EXT ở thanh
trạng thái
4.3.4. Sửa và xoá
Phím Công dụng
Backspace hoặc Delete hoặc
kích vào nút
Xoá đi vùng văn bản đang được đánh dấu
Backspace Xoá ký tự đằng trước dấu nhắc
Delete Xoá ký tự đằng sau dấu nhắc
Ctrl + Backspace Xoá cả từ phía trước dấu chèn (phím Num Lock phải tắt)
Ctrl + Delete Xoá cả từ phía sau dấu chèn (phím Num Lock phải tắt)
Ctrl + Z hoặc [Menu] > Edit >
Undo hoặc kích vào nút
Khôi phục lại đoạn văn vừa xoá/ huỷ hành động vừa thực
hiện, bạn có thể undo nhiều cấp
4.3.5. Chuyển chữ hoa, chữ thường
Sử dụng chức năng: Format > Change Case, sau đó lựa chọn các tuỳ chọn như
sau:
Sentence Case : Chữ hoa đầu câu
lowercase: chuyển thành chữ thường
UPPERCASE: chuyển thành chữ hoa
Title Case: Chữ Hoa Các Ký Tự Đầu
tOGGLE cASE: đổi ngược thường thành hoa và ngược lại
4.3.6. Chèn các ký tự đặc biệt
Khi cần chèn các ký tự đặc biệt (không có trên bàn phím), bạn có thể tìm
chúng ở Symbol. Bạn thực hiện như sau:
1. Đưa dấu nhắc đến vị trí bạn định chèn ký tự đặc biệt
2. Chọn lệnh [Menu] Insert > Symbol..., xuất hiện một bảng
3. Chọn Symbols, trong hộp Font bạn chọn Font chứa ký tự cần chèn
(thường là Windings hoặc Winding 2 là 2 font có nhiều ký tự đặc biệt)
1. Chọn ký tự bạn định chèn, nhấn nút Insert, lặp lại nếu bạn muốn chèn
thêm các ký tự khác
2. Chọn Close để kết thúc quá trình chèn
Ví dụ như: ...
Gán một tổ hợp phím gõ tắt cho ký tự đặc biệt.
Nếu phải thường xuyên chèn một ký tự đặc biệt, bạn có thể gán cho nó một
tổ hợp các phím gõ tắt. Để gán bạn thực hiện
Thực hiện [Menu] Insert > Symbol như trên.
Trong bảng Symbol như trên bạn chọn ký tự cần chèn, chọn nút Shortcut
Key, xuất hiện hộp hội thoại Customize.
Con trỏ tự chuyển vào hộp Press New Shortcut Key, nhấn tổ hợp phím mà
bạn muốn gán, chọn nút Assign, chọn Close để quay trở lại bảng Symbol
Lặp lại bước 2 và 3 cho việc gán các ký tự tiếp theo
Chọn nút Close để kết thúc
4.3.7. Chèn các công thức toán học
1. Trên menu Insert, chọn Object, Create new, Microsoft Equation…
2. Sử dụng thanh công cụ Equation để soạn các công thức toán theo yêu cầu
Nếu bạn thường xuyên phải gõ các công thức toán học thì có thể chèn biểu
tượng kích hoạt thanh công cụ Equation lên thanh công cụ bằng cách:
1. Trên menu View, chọn Toolbar, Customs…
2. Chọn tab Command
3. Trong hộp Catagories chọn Insert
4. Trong hộp Commands chọn Equation Editor và kéo biểu tượng lên thanh
công cụ.
4.3.8. Tìm kiếm và thay thế
* Tìm kiếm
Để tìm kiếm bạn theo các bước sau:
+ Chọn [Menu] Edit > Find hoặc Ctrl + F, xuất hiện hộp hội thoại Find
+ Trong mục Find What bạn gõ vào văn bản hoặc bạn có thể cắt dán đoạn
văn cần tìm
+ Nếu cần tìm các văn bản có định dạng bạn chọn nút Format để đặt các
định dạng như Font, Paragraph, Langue hoặc Style
+ Lúc bạn chọn định dạng cho đoạn văn bản cần tìm thì nút No Formatting
sẽ bật sáng cho phép bạn chọn, chọn nút này thì lúc đó bạn sẽ tìm một đoạn không
kể định dạng
+ Nếu chỉ tìm định dạng thì bạn bỏ trống hộp Find What, chọn nút Format
rồi chọn các Format mà bạn cần tìm Font, Paragraph, Langue hoặc Style
Lựa các tuỳ chọn bạn cần gồm
Match Case: Có sự phân biệt chữ hoa, chữ thường
Find Whole Word Only : Tìm chính xác văn bản chỉ định
Sound Like: Tìm những từ có phát âm tương tự (tiếng Anh) như
“Kathy” và “Cathy”, “Colour” và “Color”
+ Trong hộp hội thoại Search: Phạm vi tìm có:
All : Tìm toàn bộ văn bản
Down: Tìm từ vị trí con trỏ bàn phím về văn bản.
Up: Tìm từ vị trí con trỏ bàn phím ngược lên đầu văn bản.
+ Nếu tìm thấy một đoạn văn bản bạn chọn nút Find Next để tìm tiếp
+ Để kết thúc tìm kiếm chọn hoặc nhấn phím ESC
* Tìm kiếm và thay thế
Bạn có thể muốn thay thế nhiều từ hoặc đoạn văn cũ bằng những nội dung
mới, khi đó bạn thực hiện
+ Chọn [Menu] Edit > Replace hoặc nhấn Ctrl + H, xuất hiện hộp hội
thoại Replace
+ Trong hộp Find What bạn nhập văn bản hoặc định dạng tương tự phần
Find nêu trên
+ Trong hộp Replace bạn gõ vào văn bản thay thế, định dạng cũng như trên
Các tuỳ chọn giống như mục Find
Chọn nút Find Next, nếu Word tìm thấy đoạn văn bản cần thay thế thì bạn
có thể chọn các tuỳ chọn sau
Tuỳ theo yêu cầu mà bạn chọn một trong các thao tác sau
Replace Thay thế văn bản/định dạng vừa tìm thấy và tiếp tục
tìm
Replace All Thay thế tất cả
Find Next Không thay thế, tiếp tục tìm
+ Chọn nút Close để kết thúc
4.3.9. Chức năng tự sửa lỗi Autocorrect
Trong khi soạn thảo văn bản bạn thường hay gõ nhầm hoặc hay sai lỗi
chính tả, bạn có thể dùng tính năng AutoCorrect để bắt Winword tự sửa cho bạn.
Bạn cũng có thể dùng chức năng này để tạo các ký tự gõ tắt cho một cụm từ hay
lặp lại trong văn bản.
Tạo một mục để sửa lỗi tự động/gõ tắt
Hãy gõ một lần từ/cụm từ cần sửa lỗi hoặc gõ tắt, sau đó bạn chọn phần văn
bản đó
Chọn [Menu] Tools, AutoCorrect
Hộp hội thoại AutoCorrect xuất hiện, đoạn văn bản bạn đánh dấu sẽ tự
động hiển thị trong mục With
Trong hộp hội thoại Replace, gõ vào nhóm ký tự tắt mà bạn định dùng để
khi bạn gõ nhóm đó ra thì nhóm đó sẽ tự thay thế bởi phần văn bạn đánh dấu
Để Word tự thay thế ngay thì bạn phải đánh dấu vào hộp:
Replace Text as You Type
Chọn nút Add, chọn OK
Sửa đổi, xoá, tắt chức năng AutoCorrect
Sửa đổi
Thực hiện lệnh [Menu] Tools > AutoCorrect xuất hiện hộp hội thoại
AutoCorrect
Lựa chọn một trong các việc:
Thay đổi tên: lựa tên trong hộp Replace xoá tên cũ, gõ tên mới, chọn nút
Add
Sửa nội dung văn bản thay thế: chỉ việc chọn đoạn văn rồi sửa, chọn nút
Replace khi kết thúc
Xoá một mục AutoCorrect
Khi không dùng đến AutoCorrect bạn xoá đi bằng cách
Chọn [Menu] Tools > AutoCorrect xuất hiện hộp hội thoại AutoCorrect
Lựa mục muốn xoá, chọn Delete, chọn OK
Tắt chức năng AutoCorrect
Bỏ dấu chọn mục Replace Text as You Type trong hộp thoại
AutoCorrect
4.3.10. Chức năng nhập văn bản tự động Autotext
Một chức năng hỗ trợ cho người dùng không phải gõ đi gõ lại một phần văn
bản hoặc đồ hoạ nhiều lần đó là chức năng Autotext. Với chức năng này bạn gán
cho đối tượng một tên, khi cần bạn chỉ cần gọi tên đó ra và thông báo đó là
Autotext (nhấn F3 hoặc kích vào nút Autotext trên thanh công cụ)
Tạo một Autotext
1. Chọn đoạn văn bản hoặc đối tượng đồ hoạ
2. Lên menu Insert, chọn Autotext
3. Nhập tên tắt cho mục Autotext trong hộp hội thoại Enter AutoText
entries here (tối đa 32 ký tự, có thể có khoảng trống)
Trọng mục Lookin: bạn có thể chọn hiệu lực của Autotext cho các văn bản
đang mở hay cho toàn bộ (Normal.dot)
Chọn nút Add
Sử dụng Autotext
Gõ vào tên của Autotext
Nhấn F3 hoặc Alt+Ctrl+V
Thay đổi một mục nhập văn bản tự động
+ Sửa nội dung
+ Nhập lại đoạn văn bản tự động
+ Thay đổi nội dung
+ Chọn lại đoạn văn bản vừa sửa
+ Kích vào nút Autotext hoặc chọn [Menu] Tool > Autocorrect... >
chọn phiếu Autotext
+ Chọn hoặc nhập vào tên cũ
+ Chọn Add, Word hỏi bản có ghi đè Autotext cũ hay không
+ Chọn Yes
Xoá một AutoText
+ Khi không dùng đến một AutoText bạn có thể xoá chúng đi
+ Chọn Tool, Autocorrect... ,chọn phiếu Autotext
+ Chọn tên AutoText bạn muốn xoá
+ Chọn Delete
4.4. Định dạng văn bản
Định dạng (formatting) văn bản tức là dùng các kiểu dáng để làm cho văn
bản rõ ràng mạch lạc và thống nhất trong toàn bộ tài liệu.
Định dạng ký tự (Font) bao gồm: kiểu font, kích cỡ font, màu sắc,...
Định dạng đoạn (paragraph) bao gồm: định khoảng cách giữa các dòng,
khoảng cách giữa các đoạn, căn lề trái, phải hay căn đều 2 bên, lùi vào đầu dòng...
Định dạng ký tự được áp dụng cho đơn vị nhỏ nhất là ký tự. Nếu bạn muốn
định dạng ký tự cho một phần văn bản nào đó, bạn phải bôi đen.
Định dạng đoạn áp dụng cho đơn vị nhỏ nhất là một đoạn văn bản. Nếu bạn
muốn định dạng đoạn cho nhiều đoạn văn bản, bạn phải bôi đen các đoạn đó.
4.4.1 .Định dạng ký tự
1. Chọn phần văn bản cần định dạng ký tự
2. Chọn [Menu] Format Font, xuất hiện hộp hội thoại Font gồm 3 mục:
Font, Character Spacing và Text Effects.
Mục Font, bao gồm các lựa chọn:
Font: chọn font.
Size: chọn cỡ chữ
Font Style: chọn kiểu chữ, gồm:
+ Regular: chữ bình thường
+ Italic: chữ nghiêng
+ Bold: chữ đậm
+ Bold Italic: chữ vừa đậm, vừa nghiêng
Font Color: chọn màu chữ
Underline style: chọn kiểu chữ gạch chân
Underline Color: màu đường gạch chân.
Effect: một số kiểu chữ đặc biệt
Mục Character Spacing, bao gồm các lựa chọn:
Scale: quy định tỷ lệ co giãn bề ngang của ký tự
Spacing: quy định khoảng cách giữa các ký tự
+ Normal: bình thường
+ Expanded: các ký tự cách nhau xa hơn bình thường
+ Condensed: các ký tự gần nhau hơn bình thường
+ By: quy định khoảng cách dãn ra hoặc sát lại
Position: quy định các ký tự cao lên hay thấp hơn so với bình thường
Mục Text Effect: quy định hiệu ứng động của các ký tự, chỉ có tác dụng
trên màn hình, không có tác dụng khi in.
Bao gồm các lựa chọn:
None: chữ bình thường
Blinking Background: chữ trên nền nhấp nháy
Las Vegas Lights: chữ có những ngôi sao màu chạy xung quanh
.....
Ngoài ra, ta có thể sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng ký
tự cho văn bản đang soạn thảo:
Kích chuột ở nút (tên phông chữ). Chúng ta sẽ nhận được danh
sách các font chữ đã được cài đặt, kích chuột để chọn font chữ thích hợp
Kích chuột ở nút (cỡ chữ) để chọn cỡ chữ.
Kích chuột ở các nút để chọn các kiểu chữ đậm, nghiêng, gạch
chân
4.4.2. Định dạng đoạn văn bản:
1. Chọn các đoạn văn bản cần định dạng đoạn (nếu chỉ định dạng một đoạn
thì không cần bôi đen mà chỉ đặt con trỏ bàn phím tại đoạn đó)
2. Chọn [Menu] Format Paragraph, xuất hiện hộp thoại Paragraph gồm 2
mục: Indents and Spacing và Line and Page Breaks.
Mục Indents and Spacing, gồm các lựa chọn:
Alignment: chọn cách căn lề cho đoạn
+ Left : căn theo lề trái
+ Right : căn theo lề phải
+ Centered : căn thẳng giữa
+ Justified : căn theo cả hai lề
Có thể sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
để chọn cách căn lề cho đoạn.
Indentation: chỉnh vị trí lề cho đoạn (so với lề trang)
+ Left: chỉnh lề trái của đoạn
+ Right: chỉnh lề phải của đoạn
(Có thể sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
để thực hiện nhanh 2 thao tác này)
+ Special: chỉnh lề đặc biệt:
None: bình thường
First line: khoảng cách từ lề trái đến dòng đầu của đoạn
Hanging: khoảng cách từ lề trái đến các dòng sau của đoạn, trừ dòng
đầu tiên
(Có thể sử dụng các nút lệnh:
trên thước kẻ ngang để thực hiện nhanh các thao tác này)
Spacing: quy định khoảng cách giữa các đoạn và khoảng cách giữa các
dòng trong đoạn
+ Before: Khoảng cách đến đoạn văn bản trên
+ After: Khoảng cách đến đoạn văn bản dưới
+ Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn (dãn dòng)
Single: dãn dòng đơn (khoảng cách giữa các dòng bình thường, tự động
thay đổi theo kích thước chữ).
Double: Dãn dòng gấp đôi (bằng 2 lần khoảng cách dòng bình thường).
1.5 line: Dãn dòng gấp rưỡi (bằng 1,5 lần khoảng cách dòng bình
thường).
Exactly: Quy định chính xác khoảng cách giữa các dòng, tính bằng point
(1pt : 1/72 inch)
Multiple: Quy định chính xác khoảng cách giữa các dòng, tính theo
dòng.
Mục Line and Page Breaks quy định cách ngắt dòng và ngắt trang trong
đoạn, gồm các lựa chọn:
Widow/Orphan Control: tránh hiện tượng dòng đầu tiên của đoạn ở cuối
trang và dòng cuối cùng của đoạn ở đầu trang.
Keep line together: tránh ngắt trang giữa đoạn.
Keep with next: tránh ngắt trang ở giữa đoạn đang chọn và đoạn kế tiếp.
Pager break before: chèn dấu ngắt trang vào đầu đoạn đang chọn.
Suppress line before: không in con số chỉ dòng trong đoạn. (Chỉ có tác
dụng khi đánh dấu dòng tự động)
Don't Hephenate: không dùng dấu nối khi ngắt dòng trong một đoạn.
4.4.3. Bullets và Numbering
Đối với những phần văn bản có tính chất liệt kê dưới dạng danh sách các
khoản mục, ta có thể tạo danh sách khoản mục dạng ký hiệu và số thứ tự.
Chọn [Menu] Format > Bullets và Numbering, xuất hiện hộp hội thoại
Bullets and Numbering với các mục:
Bulleted: Đánh dấu hoa thị đầu đoạn – với các kiểu bullets có sẵn để chọn
Ngoài ra, ta còn có thể chọn các mẫu khác bằng cách chọn
Customize/Character hoặc Picture để vào bảng chọn 1 kiểu bullet mới. Chú ý Indent
At là vị trí thụt vào từ lề trái.
Numbered: đánh số thứ tự cho các đoạn với các kiểu Number có sẵn để
chọn.
Chú ý: bạn còn có thể chọn các kiểu đánh số khác bằng cách chọn
Customize.
Number Format: định dạng lại cách đánh số 1.; (1); 1)...
Number Style: kiểu số, la mã, abc,...
Start At: bắt đầu đánh số từ
Chú ý Indent At là vị trí thụt vào từ lề trái.
Outline Numbered: đánh số thứ tự cho đoạn theo nhiều lớp.
Ngoài ra, có thể đánh Bullets hoặc Number cho các đoạn theo các lựa chọn
mặc định bằng cách nhấp chuột vào các biểu tượng trên thanh công cụ.
4.4.4. Định dạng mẫu Style
Style là một bộ các định dạng được tạo sẵn cho một đoạn văn bản
(paragraph style) hay các ký tự (character style). Mỗi Style được đặt một tên riêng.
Khi áp dụng Style vào văn bản, văn bản sẽ lập tức có tất cả các định dạng
của Style này. Style giúp người sử dụng định dạng một cách nhanh chóng và thống
nhất cho toàn bộ văn bản.
Khi thay đổi định dạng một Style, tất cả các phần văn bản được áp dụng
Style đó cũng thay đổi theo.
Có một số Style có tên do Word định nghĩa sẵn như Normal, Heading 1…
Người sử dụng có thể chỉnh sửa các style này để phù hợp với các yêu cầu, hoặc tạo
thêm các style mới.
Với lệnh Style trên menu hoặc với hộp Style ta có thể áp dụng các Style có
sẵn hoặc có thể sử dụng các Style tự tạo
Áp dụng một style
Để áp dụng một paragraph style, hãy đặt con trỏ văn bản ở đoạn văn bản cần
áp dụng.
Trên [Menu] Format chọn Style and Formatting
Chọn Style mong muốn trong cột Pick formatting to apply.
Hoặc có thể sử dụng nút Style trên thanh công cụ
* Tạo một style mới
Chọn [Menu] Format > Style and formatting > New Style
Trong hộp Name, nhập tên của style mới
Trong hộp Style Type, chọn loại style bạn muốn tạo
Trong hộp Style base on: chọn kiểu style sẽ áp dụng mặc định cho style
mới.
Trong hộp Style for following paragraph: chỉ định kiểu style áp dụng cho
đoạn văn kế tiếp
Để ấn định các định dạng cho style mới, chọn các biểu tượng định dạng có sẵn
trong ô Formatting nhấn nút Format hoặc nhấp chuột tại nút Format rồi thực hiện định
dạng.
* Sửa một style
Chọn [Menu] Format > Style and formatting
Trong hộp Style, trỏ chuột vào style bạn muốn sửa đổi, nhấn nút mũi tên
kế bên rồi chọn Modify.
Nhấn nút Format để sửa các thuộc tính của style
* Xoá một style
Chọn [Menu] Format > Style and formatting
Chọn style bạn định xoá sau đó nhấn nút Delete (hoặc chọn delete sau khi
nhấp chuột tại mũi tên kế bên tên style)
Chú ý:
Nếu bạn xoá một paragraph style tự tạo thì Word sẽ áp dụng Normal style
cho tất cả các đoạn văn có style vừa bị xoá.
Nếu bạn xoá một style có sẵn (built-in style), bạn có thể lấy lại style đó
bằng cách nhấn vào All Styles trong hộp List.
4.4.5. Thiết lập Tab Stop
Mỗi lần gõ phím Tab, con trỏ sẽ dừng lại tại một vị trí, gọi là vị trí dừng
của Tab (Tab Stop). Khoảng cách từ vị trí dừng của Tab này đến vị trí dừng của
Tab khác gọi là độ dài của Tab (ngầm định là 0,5 inch =1,27 cm).
Có 5 loại Tab sau:
Tab trái (Left Tab): căn thẳng bên trái cột.
Tab phải (Right Tab): căn thẳng bên phải cột
Tab giữa (Center Tab): căn thẳng giữa cột.
Tab thập phân (Decimal Tab): căn theo dấu chấm thập phân (đối với các cột
số)
Tab chèn vạch đứng (Bar Tab): chèn một vạch đứng tại điểm dừng của Tab
Việc dùng các Tab Stop rất tiện lợi khi ta cần gõ một văn bản căn theo cột
(mà không cần phải kẻ bảng). Ký tự đầu tiên của mỗi cột ứng với một Tab Stop.
Khi nhập văn bản cho một cột xong, ta chỉ cần ấn phím Tab, con trỏ sẽ sang cột
tiếp theo.
Việc thay đổi Tab và định dạng đường đi cho tab có thể thực hiện như sau:
Chọn [Menu] Format > Tab:
Chú ý:
Ở đầu trái của thước ngang có nút cho phép người sử dụng chọn kiểu Tab.
Kích chuột liên tiếp tại nút này, ta sẽ thấy xuất hiện 5 kiểu Tab:
Để đặt Tab, ta chọn kiểu Tab, sau đó kích chuột tại điểm dừng của Tab trên
thước.
Muốn huỷ bỏ Tab thì kích chuột và kéo biểu tượng Tab ra khỏi thước.
4.5. Các thao tác với với bảng (Table)
4.5.1. Tạo bảng:
* Kẻ bảng:
Một Table được tạo từ các hàng và các cột, giao của hàng và cột là một ô.
Ta có thể làm đầy các ô bằng văn bản hoặc các hình đồ hoạ.
Chọn [Menu] Table >Insert Table
+ Tab stop position: vị trí dừng của Tab
+ Aligment: kiểu Tab
+ Leader: lựa chọn ký hiệu lấp đầy đường
đi của Tab
+ Set : xác nhận các Tab đã thiết lập.
+ Clear: xoá 1 Tab nào đó
+ Clear All: xoá tất cả các Tab
Number of Columns: đánh số cột cần thiết của bảng hoặc chọn tăng giảm
số cột.
Number of Rows: đánh số hàng (dòng) cần thiết của bảng hoặc chọn
tăng giảm số hàng.
Fixed column width: chọn độ rộng của mỗi cột. Nếu để Auto thì độ rộng
của mỗi cột sẽ phụ thuộc vào số cột của bảng và chiều rộng trang in.
+ AutoFit to contents: tự động điều chỉnh độ rộng cột theo lượng văn bản
gõ vào.
Auto Format: chọn nhanh các mẫu table có sẵn.
Hoặc:
Kích chuột vào biểu tượng
Sau đó kích chuột vào một ô để xác định ô góc dưới bên phải của bảng.
Hoặc:
Kích chuột tại biểu tượng , xuất hiện thanh công cụ Table and Border.
Kích chuột tại biểu tượng rồi rê chuột để vẽ các đường tuỳ ý.
* Chọn các ô, dòng, cột
Chọn một ô: đưa con trỏ chuột đến mép trái ô đó cho đến khi thấy mũi tên
xuất hiện thì kích chuột, hoặc sử dụng lệnh Table Select Cell.
Chọn một dòng: rê chuột từ ô đầu đến ô cuối dòng, hoặc sử dụng lệnh
Table Select Row.
Chọn một cột: đưa con trỏ chuột đến mép trên của bảng cho đến khi thấy
mũi tên xuất hiện thì kích chuột, hoặc sử dụng lệnh Table Select Column.
Chọn toàn bộ bảng: Kích chuột tại biểu tượng ở góc trái trên của
bảng, hoặc sử dụng lệnh Table Select Table
* Thay đổi độ rộng cột và dòng:
Trỏ chuột vào đường kẻ cột/dòng cho đến khi tạo ra mũi tên hai chiều, rê
chuột để tăng giảm độ rộng tuỳ theo yêu cầu.
* Thêm cột/dòng/ô:
Chọn [Menu] Table > Insert
Columns to the Left: thêm cột vào bên trái con trỏ
Columns to the Right: thêm cột vào bên phải con trỏ
Row Above: thêm dòng trên con trỏ
Row Below: thêm dòng dưới con trỏ
Cells: thêm ô
* Xóa cột/dòng:
Chọn cột/dòng cần xoá > chọn [Menu] Table > Delete:
Table: xóa cả table
Columns: xoá cột
Row: xoá dòng
Cells: xoá ô
Chia ô:
Muốn chia 1 ô trong bảng thành nhiều ô, bạn chọn ô cần chia > chọn Table
> Split Cells
Number of column: khai số cột cần tách
Number of row: khai số dòng cần tách
* Hợp ô: Chọn các ô cần hợp > Table > Merge Cells
* Đóng khung và tạo nền cho các ô trong bảng
Chọn các ô muốn đóng khung, kẻ đường.
Thực hiện lệnh Format Borders and Shading, xuất hiện hộp thoại
Border and Shading.
Chọn Border để kẻ khung
Setting: chọn kiểu kẻ khung
Style : chọn kiểu đường kẻ
Width: chọn độ đậm nhạt của đường kẻ
Color : chọn màu đường kẻ
Chú ý: nếu không muốn sử dụng kiểu kẻ khung có sẵn thì có thể chọn từng
loại đường cần kẻ ở các nút tương ứng trong mục Preview.
Chọn Shading để tạo màu nền
+ Fill: chọn màu nền (Nếu chọn No Fill sẽ không có màu.)
+ Style: chọn kiểu nền
4.5.2. Sắp xếp và đánh số cho các ô
* Sắp xếp thông tin
Có thể sắp xếp nội dung trong bảng theo trật tự chữ cái, theo số hay theo
ngày tháng. Cũng có thể sắp xếp văn bản hay danh sách được đánh theo cột, các
cột ngăn cách bởi các dấu tab, dấu phẩy, hay các dấu chỉ định khác. Ngầm định là
Word sẽ sắp xếp lại các hàng theo nội dung của cột đầu tiên. tuy nhiên bạn có thể
chỉ ra một hay các cột khác làm cơ sở cho việc sắp xếp.
Để sắp xếp dữ liệu trong bảng:
Đặt con trỏ bàn phím ở một ô trong bảng
Chọn [Menu] Table > Sort
Dưới mục Sort By, chọn Khoá chính.
Trong hộp Type chọn kiểu trường Text (văn bản), Number (số), hay Date
(ngày),
Chọn mục Ascending(tăng) hay Descending (giảm)
Chọn tiếp các cột khoá phụ tuỳ theo yêu cầu, lặp lại bước 3 và 5 đối với
Then By
Chọn OK
(Chọn Option để đặt các thông số khác, ví dụ có phân biệt chữ hoa, chữ
thường)
Chọn Undo để huỷ sắp xếp
* Đánh số cho các ô trong bảng
Chọn cột/hàng ô sẽ đánh số
Nhấn vào nút Numbering/Bulltets
Chú ý:
Để số bắt đầu từ 1, chọn Format > Bullets and Numberring > Restart
Numberring
Để đánh số tiếp , chọn Format > Bullets and Numberring > Continue
previous list
4.5.3. Các chức năng đặc biệt
* Tính toán trong bảng
Có thể cộng, trừ, chia hay tính trung bình cộng các ô. Hoặc tính phần trăm
và tìm các ô lớn nhất, nhỏ nhất trên một vùng.
Địa chỉ của các ô trong một bảng
Địa chỉ các ô được đánh thành A1, A2, B1, B2, v.v.., trong đó chữ
cái là cột, chữ số là hàng
Chú ý: Địa chỉ ô trong Word, không giống với địa chỉ ô trong
Microsoft Excel ở chỗ chúng luôn luôn là địa chỉ tuyệt đối tuy
không có dấu đô la ($). Ví dụ địa chỉ A1 trong Word tương tự như
$A$1 trong Microsoft Excel
Khi sử dụng địa chỉ ô trong công
thức, sử dụng dấu phảy để căn cách
giữa các ô riêng lẻ và dấu hai chấm
để ngăn cách giữ ô đầu tiên và ô
cuối cùng của một vùng như minh
hoạ trong hình bên
Có hai cách để chỉ định trọn một
hàng hay cột. Nếu sử dụng 1:1 để
chỉ một hàng và khi bạn thêm một
cột vào bảng thì tính toán của bạn sẽ
Bao gồm cả cột mới thêm; nếu chúng ta dùng a1:c1 để chỉ một hàng thì tính toán sẽ
chỉ gồm các gồm các hàng a,b và c.
Để tham chiếu đến các ô trong một bảng khác, hoặc tham chiếu đến một ô ngoài bảng,
hãy đặt tên cho bảng sử dụng bookmark. Ví dụ trường { =average(Table2 b:b) } sẽ
tính trung bình cho các ô ở cột B của bảng được đánh dấu bookmark là Table2.
Thực hiện tính toán trên một bảng
Chọn ô cần chèn công thức
Trên Table, nhấn Formula
Nếu Word để suất một công thức không vừa ý, hãy xoá
nó ra khỏi hộp Formula
Trong hộp Paste function, nhấn chọn một hàm. Ví dụ để
tính tổng cộng nhấn SUM. Để trỏ tới nội dung của một ô
trong bảng, nhập địa chỉ ô trong cặp dấu ngoặc của hàm.
Ví dụ để cộng các ô A1 và B4 công thức sẽ là
SUM(a1,b4)
Chú ý: Word chèn kết quả
tính toán dưới dạng một
trường trong ô bạn chọn.
Nếu thay đổi số liệu trong
các ô liên quan, chúng ta
có thể cập nhật lại kết quả
bằng cách chọ trường và
nhấn F9 hay tổ hợp phím
ALT+SHIFT+U. Bạn cũng
có thể nhấn chuột phải rồi
chọn Update
Trong hộp Number format, nhập một định dạng thể hiện
kết quả. Ví dụ để hiển thị một số dưới dạng phần trăm
thập phân, chọn 0.00%.
* Căn chỉnh vị trí bảng trong văn bản:
Chọn [Menu] Table > Table Properties
Size: quy định kích thước của bảng (Nếu không, kích thước bảng sẽ mặc
định là toàn bộ chiều ngang của trang văn bản)
Alignment: Vị trí bảng trên trang giấy
Left: bảng sẽ nằm bên trái trang văn bản.
Center: bảng sẽ nằm giữa trang văn bản
Right: bảng sẽ nằm bên phải trang văn bản.
(Chú ý: có thể sử dụng các biểu tượng căn đoạn văn bản trên thanh công cụ
để thực hiện nhanh các chức năng này)
Text wrapping: Around: text sẽ nằm xung quanh bảng
* Lặp lại tiêu đề của bảng trên các trang liên tiếp:
Khi một bảng dữ liệu trải dài trên nhiều trang, nếu không có tiêu đề thì rất khó
đọc dữ liệu ở các trang tiếp theo. Để hiện tiêu đề của bảng cho tất cả các trang ta làm
như sau:
Chọn vùng tiêu đề bảng
Table/Heading Rows Repeat
Hoặc:
Trong hộp hội thoại Table Properties > chọn Row
Đánh dấu chọn mục
* Vẽ đồ thị
Bạn có thể tạo các dạng đồ thị mảnh, thanh, cột, đường, quạt và các loại
khác nhờ vào Graph. Bạn có thể tạo đồ thị trên bảng của Word hay các ứng dụng
khác; Bạn cũng có thể mở Diagram, nhập trực tiếp dữ liệu vào phần bảng tính và
tạo một đồ thị.
Để tạo một đồ thị bạn làm như sau:
Chọn một trong các cách:
+ Nếu đã có dữ liệu trong bảng chọn phần bảng chứa dữ liệu
+ Nếu chưa có dữ liệu, đến vị trí mà bạn muốn bố trí đồ thị.
Lên Insert, chọn Picture, chọn Chart
Chọn một trong các loại biểu đồ
Nhấn OK
Chọn một trong các cách:
+ Để chỉnh sửa hay bổ xung dữ liệu vào đồ thị, bạn kích vào cửa sổ bảng
tính, và sau đó thực hiện các thay đổi. Bạn bổ xung thông tin vào bảng tính giống
như cách mà bạn sẽ làm trên bảng của Word hay bảng tính của Excel.
+ Trên thanh công cụ, lựa chọn các dạng đồ thị mà bạn muốn cũng như
đặt các thông số khác (minh hoạ trong hình).
Nhấn vào một điểm bên ngoài đồ thị để thoát khỏi Chart và cập nhật đồ thị
vào tài liệu.
* Hiệu chỉnh một đối tượng đồ thị
Kích kép vào đối tượng đồ thị mà bạn muốn hiệu chỉnh
Kích chuột phải và chỉnh sửa, bổ xung các định dạng
4.6. Thiết lập trang in
4.6.1. Đặt lề:
Lề là khoảng cách từ mép trang giấy tới cạnh của phần văn bản. Thông
thường Word in văn bản và hình vẽ trong diện tích được giới hạn bởi các lề, còn
các thông tin chứa trong đầu trang hay cuối trang (kể cả số trang) được đưa ra
ngoài lề. Một khi lề đã được điều chỉnh thì các thông số đó tác động đến toàn bộ
văn bản. Có thể sử dụng lề trang mặc định hoặc chỉ định lề riêng theo phong cách
của mỗi người sử dụng. Để thay đổi lề trang ta thực hiện như sau:
Chọn [Menu] File >Page Setup > Margin
Top: lề trên
Left: lề trái
Bottom: lề dưới
Right: lề phải
(Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chuột để nhanh chóng thay đổi lề bằng
cách kéo các biểu tượng lề của trang trên thước kẻ ngang và thước kẻ dọc đến vị
trí thích hợp)
Gutter: gáy để đóng sách
Gutter position: vị trí gáy sách (bên trái hoặc phía trên)
4.6.2. Chọn hướng in
Chọn [Menu] File >Page Setup > Margin
Orientation: chọn:
+ Portrait: in dọc giấy
+ Landscape: in ngang giấy
4.6.3. Dàn trang
Chọn [Menu] File >Page Setup > Margin
Multiple Pages: chọn
+ Normal: dàn mỗi trang văn bản trên 1 trang giấy
+ Mirror margin: dàn trang để các lề đối xứng nhau giữa hai trang in. (Lề
của trang chẵn và trang lẻ sẽ ngược nhau).
+ 2 pages per sheet: dàn 2 trang văn bản trên một trang giấy
+ Book fold: tự động dàn 2 trang văn bản trên một tờ giấy để đóng lại
thành sách theo đúng thứ tự.
4.6.4. Chọn kích thước giấy in
Chọn [Menu] File >Page Setup > Paper
Trong mục Paper size: chọn khổ giấy in (A4, A3,...)
Nếu không có khổ giấy bạn cần, chọn Custom size rồi chỉ định kích thước
giấy ở các mục Width (độ rộng) và Height (chiều dài)
Chú ý:
+ Để các áp dụng các thiết lập trên cho toàn văn bản hay chỉ từ trang hiện
tại trở đi, chọn các mục tương ứng trong mục Apply to
Để các thiết lập trên trở thành mặc định cho tất cả các văn bản, chọn
Default
+ Sử dụng các khổ giấy khác nhau cho các phần khác nhau của văn bản
Chọn [Menu] File > Page Setup > Paper Source.
Để chỉ định khay giấy cho trang đầu của văn bản, chọn kiểu đặt giấy mong
muốn trong hộp First page.
Để chỉ định khay giấy cho các trang còn lại, chọn kiểu đặt giấy trong hộp
Other pages.
Chú ý: Một số máy in không hỗ trợ tính năng này.
4.6.5. Thiết lập Header và Footer:
Tiêu đề đầu trang (header) và cuối trang (footer) phần văn bản được in trên
đầu (hoặc cuối) mỗi trang của văn bản. Thông thường, mục này được sử dụng để
thêm vào văn bản tên tác giả, tên tài liệu, logocủa đơn vị, ngày tháng, số trang...
Tiêu đề đầu/cuối được đặt trong lề trên /dưới của trang văn bản.
Để đặt tiêu đề, chọn [Menu] View > Header and Footer, khung trình bày
tiêu đề sẽ xuất hiện cùng với thanh công cụ Header and Footer như sau:
Gõ nội dung tiêu đề đầu trang ở khung Header, tiêu đề cuối trang ở khung
Footer.
Cuối cùng, kích chuột tại nút Close để trở về chế độ soạn thảo thông
thường
Từ trái sang phải, thanh công cụ Header and Footer có các nút sau:
+ Insert AutoText: chèn các mẫu có sẵn (như: số trang, tên tác giả văn
bản, ngày, giờ, đường dẫn tệp...)
+ Insert Page Number: chèn số trang
+ Insert Number of Page: chèn tổng số trang của văn bản
+ Format Page Number: định dạng lại cách đánh số trang
+ Insert Date: chèn ngày hiện tại
+ Insert Time: chèn giờ hiện tại
+ Pager Setup: định dạng trang in
+ Show/Hide Document Text: hiển thị/không hiển thị nội dung trang hiện
tại
+ Same as Previous: chọn tiêu đề như trang trước
+ Switch between Header and Footer: chuyển con trỏ giữa tiêu đề đầu và
cuối
+ Show Previous: xem tiêu đề trang trước
+ Show Next: xem tiêu đề trang kế tiếp
Chú ý:
Có thể định dạng lại Font chữ, thay đổi mầu, tạo Shading thêm hình đồ
hoạ... để trang trí Header và Footer.
Tiêu đề đầu & cuối trang chỉ xuất hiện trong print layout view
Để tạo tiêu đề của trang đầu tiên khác với các trang còn lại, hoặc tiêu đề cho
các chẵn riêng, các trang lẻ riêng, chọn nút Page Setup (hoặc chọn File Page
Setup) chọn Layout.
4.7. In ấn
4.7.1. Xem một tài liệu trước khi in (print Preview)
* Xem trước khi in
Để xem tài liệu trước khi in, nhấn nút Print Preview
Để thoát khỏi chế độ print preview và quay lại màn hình trước đó, nhấn
Close.
Hiệu chỉnh văn bản trong chế độ print preview
Trong chế độ print preview, chọn trang cần hiệu chỉnh.
Nhấn chọn phóng to vùng văn bản cần hiệu chỉnh.
Nhấn nút Magnifier . Khi con trỏ chuyển từ kính lúp thành chữ I, thực
hiện các sửa đổi
Để quay lại chế kính lúp, nhấn nút Magnifier lần nữa.
Ngăn ngừa tài liệu nhảy sang trang mới khi chỉ còn ít dòng
Nếu chỉ có một lượng ít văn bản xuất hiện trên trang cuối của một tài liệu
ngắn, chúng ta có thể giảm bớt số trang bằng cách nhấn biểu tượng Shrink to Fit
trong chế độ Print preview. Đặc tính này làm việc tốt nhất với các tài liệu chỉ
có vài trang như thư tín và các bản ghi nhớ. Để co nhỏ tài liệu, Word giảm tỷ lệ co
chữ dùng trong tài liệu.
Chú ý: Thận trọng khi sử dụng chức năng này trên các văn bản dài, có
định dạng phức tạp, vì toàn bộ văn bản có thể bị định dạng lại, không hợp với ý
muốn ban đầu.
- Different odd and even: tạo
tiêu đề cho trang chẵn riêng,
trang lẻ riêng.
- Different first page: tạo tiêu đề
của trang đầu tiên khác với các
trang còn lại.
4.7.2. Thực hiện in
* In nhanh toàn bộ một văn bản:
Nhấn biểu tượng Print trên thanh công cụ.
* In có lựa chọn:
Chọn [Menu] File > Print.
Printer: chọn loại máy in và một số tham số cần thiết khác cho máy in.
Page range: chọn phạm vi in
+ All: In toàn bộ tệp văn bản.
+ Current page: In trang hiện thời (là trang văn bản có con trỏ bàn phím).
+ Selection: In phần văn bản đã được bôi đen.
+ Pages: In một số trang văn bản.tùy ý.
Number of copies: số bản cần in.
Print : Lựa chọn thứ tự khi in
+ All pages in range: lần lượt in các trang đã chọn.
+ Odd pages: chỉ in các trang lẻ trong số các trang đã chọn
+ Even pages: chỉ in các trang chẵn trong số các trang đã chọn
Zoom: quy định số trang văn bản được in trên 1 trang giấy (thông thường là
1 page)
Chú ý: Nếu chọn in nhiều bản, bạn lưu ý lựa chọn trong ô Copies
để in theo thứ tự của văn bản hay in theo thứ tự của số trang.
* Huỷ in
Nếu tắt chế độ in hậu trường (background printing), chọn Cancel hay nhấn
ESC.
Nếu ở chế độ in hậu trường (background printing), nhấn kép vào biểu tượng
máy in trên thanh trạng thái(status bar).
Chú ý: Nếu tài liệu quá ngắn và lại đang ở chế độ in hậu trường thì có thể
biểu tượng máy in xuất hiện rất nhanh.
* Bật/tắt chế độ in hậu trường
Chọn [Menu] Tools > Options > Print.
Dưới mục Printing options, chọn Background printing.
Chú ý: ở chế độ in hậu trường chúng ta có thể tiếp tục làm việc với Word
trong khi in. In hậu trường sẽ cần thêm bộ nhớ hệ thống. Để tăng tốc độ in, bỏ
chọn hộp Background printing.
4.8. Một số chức năng nâng cao
4.8.1. Chèn dữ liệu từ một file khác:
Trong quá trình soạn thảo văn bản, ta muốn kết hợp nhiều file lại với nhau
hoặc chèn thêm một số file hình ảnh vào.
Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn file
Chọn [Menu] Insert > File
Chọn file cần chèn > Insert
4.8.2. Template
* Sử dụng các Template có sẵn:
Trong Word có rất nhiều mẫu có thể dùng để tạo một tài liệu mới nhanh
chóng và dễ dàng.
Mẫu là tập hợp các định dạng được thiết kế sẵn cho việc soạn văn bản theo
một mục đích nào đó, ví dụ như: mẫu thư, fax (Letters & Faxes); mẫu bản ghi nhớ
(Memos); mẫu báo cáo (Reports)... được trình bày ở các dạng khác nhau và nhóm
lại trong kẹp hồ sơ Templates.
Bạn có thể sử dụng các mẫu này như một sự gợi ý về cách trình bày và ý
chính cho tài liệu mới mà bạn cần tạo.
Chọn [Menu] File >New > General Templates
Di chuyển giữa các tab và chọn Template cần thiết
OK
* Tạo Template:
Bạn có thể tự tạo các mẫu cho riêng mình để thực hiện nhanh chóng hơn
các công việc thường phải lặp lại hàng ngày như giấy mời, công văn gửi cấp trên,
hoặc các bộ phận chức năng, thư, báo cáo...
Đánh 1 đoạn văn bản hay dùng, trang trí đẹp
Chọn [Menu] > File > Save As
Trong ô Save as type: chọn Document Template
Trong ô File name: gõ tên file chứa Template > Save
* Gọi Template đã tạo:
File/New
Chọn Template cần thiết/Creat New
4.8.3. Trộn văn bản (Mail Merge)
Trong công việc hàng ngày bạn phải tạo giấy mời gửi cho nhiều người ở
nhiều đơn vị khác nhau. Word giúp bạn chỉ cần gõ một giấy mời sau đó điền tên
người nhận (không phải mất công gõ hàng loạt giấy mời). Để làm được điều này ta
sử dụng chức năng Mail Merge trong Word..
* Chuẩn bị dữ liệu:
Một file giấy mời
Một file chứa dữ liệu cần trộn vào giấy mời, bao gồm: tên, chức danh, địa
chỉ, điện thoại... của những người nhận giấy mời
STT Tên người Chức danh Điện thoại Địa chỉ
1 Nguyễn Sơn Lâm Giám đốc 9330099 Công ty ABC
2 Trần Hoà Bình Trưởng phòng 15080 Công ty ABC
3 Tạ Phương Lan Vụ trưởng 15081 Vụ Đầu tư
4 Hoàng Tuấn Ngọc Vụ phó 5742525 Vụ Tài vụ
5 Bùi Minh Hải Vụ phó 9630124 Vụ Hợp tác
* Cách làm:
Mở file giấy mời
Chọn [Menu] Tools > Letter and Mailings > Mail Merge Wizard
Chọn Letter, sau đó thực hiện lần lượt các bước:
Bước 1 - Starting Document: Chọn Use the current Document
Bước 2 - Select Recipients:
+ Chọn Use an existing List
+ Chọn Browse
+ Chọn tên file chứa dữ liệu trộn > Open
+ Đánh dấu vào những tên người cần gửi hoặc bỏ đánh dấu nếu không
cần > OK
Bước 3 – Write your letter
+ Chọn More Item
+ Chọn các trường cần đưa vào giấy mời
+ Insert > Close
+ Định dạng lại các trường vừa Insert vào (đậm, nghiêng...)
Bước 4 – Preview your letter
+ Nếu muốn xem lại danh sách người gửi giấy mời thì chọn Edit recipient
list
Bước 5 - Complete the Merge
+ Nếu muốn in luôn thì chọn Printer
+ Nếu muốn chỉnh sửa văn bản thì chọn Edit individual letter/All
+ Chỉnh sửa font, cỡ chữ, tạo các đường kẻ...
+ File mới có tên Letter1, có thể Save file lại
4.8.4. Tạo Danh sách
Chuẩn bị dữ liệu:
Một file chứa dữ liệu tạo label
Cách làm:
Chọn Tools > Letter and Mailings > Mail Merge Wizard
Chọn Label
Bước 1 – Starting Doc:
+ Chọn Use the current Document
+ Chọn Label Options
+ New Label
+ Lable name: đặt tên label
+ Number across: số cột
+ Number down: số dòng
+ Vào các thông số về khoảng cách lề
+ OK
Bước 2 - Select Recipients:
+ Chọn Use an existing List
+ Chọn Browse
+ Chọn tên file chứa dữ liệu/Open/OK
Bước 3 – Arrange your label
+ Chọn More Item
+ Chọn các trường đưa vào label/Insert
+ Close
+ Update all label
Bước 4 – Preview your label
Bước 5- Complete the merge
+ Printer: in ra máy in
+ Edit individual letter/All: chỉnh sửa trước khi in (font, cỡ chữ, tạo các
đường kẻ...)
+ File mới có tên Label1, có thể Save file lại
4.8.5. Tạo và in phong bì, nhãn dán
Tạo địa chỉ một người gửi trên phong bì
Chúng ta có thể tạo một địa chỉ người gửi ngầm định, địa chỉ này sẽ luôn
xuất hiện trên phong bì thư khi in. Chúng ta cũng có thể đưa hình ảnh logo hay các
hình khác lên bì thư.
Tạo địa chỉ người gửi chỉ gồm văn bản
Trên Tools menu, nhấn Options, sau đó chọn phiếu User Information.
Trong hộp Mailing address, nhập địa chỉ người gửi
Tạo địa chỉ khứ hồi có một ảnh logo
Để tự động đưa một biểu tượng lên phong bì, chúng ta lưu hình ảnh, bao
gồm cả vị trí trên bì thư và định dạng dưới một mục AutoText có tên
EnvelopeExtra1.
Sử dụng một chương trình tạo ảnh như Microsoft Paint, để tạo logo. Hay
sử dụng ảnh có sẵn
Trong Word, nhập phần văn bản cho địa chỉ khứ hồi.
Nhấn vào nơi bạn muốn chèn ảnh logo.
Trên Insert menu trong Word, trỏ tới Picture, và nhấn From File.
Chọn tệp ảnh cần chèn, nhấn Insert.
Chọn ảnh mới chèn.
Trên Insert menu, trỏ tới AutoText, chọn New.
Trong hộp Please name your AutoText entry, nhập EnvelopeExtra1, và
nhấn OK.
Word chèn ảnh tự động lên bì thư mỗi khi in
Chú ý
Chúng ta có thể tạo hai mục EnvelopeExtra AutoText như trên. Ví dụ
chúng ta muốn Word tự chèn thêm các đoạn văn quảng cáo mỗi khi in phong bì,
chúng ta có thể tạo một mục AutoText thứ hai có tên là EnvelopeExtra2. Nếu đưa
cả hai AutoText vào một mẫu (template), thì các thư được tạo với mẫu này sẽ chứa
cả hai mục địa chỉ người gửi. Nếu chỉ muốn sử dụng một địa chỉ, ta phải tạo một
mẫu mới hoặc phải xoá đi một mục AutoText
Nếu không muốn in địa chỉ người gửi lên phong bì, hãy đánh dấu chọn
trong hộp Omit của phiếu Envelopes trong mục Envelopes and Labels. Khi bỏ
chọn hộp Omit, thì Word vẫn in mục AutoText EnvelopeExtra trên phong bì.
4.8.6. Chèn ghi chú, chú thích
* Chèn ghi chú (comment)
Chọn phần văn bản mà bạn muốn tạo ghi chú
Chọn [Menu] Insert > Comment
Gõ nội dung cần ghi chú trong quả cầu hộp thoại comment
Chú ý : Để mở hoặc tắt ghi chú bạn chọn hoặc bỏ chọn View>Markup
* Xoá bỏ một comment:
- Để nhanh chóng xoá bỏ một comment đơn, hãy nhấn chuột phải lên
comment rồi nhấn Delete Comment
* Xoá bỏ nhiều comment:
Hiện thanh công cụ Reviewing bằng cách chọn View > Toolbar
Trên thanh công cụ , nhấn mũi tên kế bên Reject Change/Delete Comment,
rồi nhấn Delete all comments in Document
* Che giấu các comment lúc in:
Trên menu file, nhấn Print
Trong hộp Print what, chọn Document (thay vì chọn Document showing
markup)
Nhấn OK
* Chèn chú thích (Footnote & Endnote):
Trong các tài liệu dài, có các đoạn trích dẫn hoặc có những đoạn cần giải
thích thêm cho rõ nghĩa, bạn có thể sử dụng tính năng chèn chú thích nhằm giải
thích, bình chú chi tiết cho phần văn bản đó.
Các chú thích có thể đặt ở cuối mỗi trang - gọi là Footnote, hoặc có thể đặt
tất cả ở cuối văn bản - gọi là Endnote.
Các chú thích này sẽ được Word đánh số tự động.
* Chèn chú thích
- Đưa con trỏ tới điểm cần chèn chú thích
- Chọn menu Insert > Reference > Footnote
Footnote: đặt chú thích ở cuối trang.
Endnote: đặt chú thích ở cuối văn bản.
Number format: chọn kiểu của số chú thích.
Start at: chọn số bắt đầu
Numbering: chọn cách đánh số chú thích:
+ Continuous: các chú thích được đánh số liên tục cho đến hết
+ Restart each section: các chú thích được đánh lại từ đầu sau mỗi section
+ Restart each page: các chú thích được đánh lại từ đầu sau mỗi trang
- Chọn Insert
* Di chuyển hoặc sao chép một chú thích:
Chọn dấu tham chiếu chú thích của chú thích mà bạn muốn di chuyển hay
sao chép
Để di chuyển nó, hãy rê dấu đến vị trí mới
Để sao chép, hãy nhấn giữ CTRL và sau đó rê đến vị trí mới
Để cuộn xem tất cả các chú thích, hãy chuyển sang chế độ xem Normal
(View > Normal) và chọn Footnotes trên menu View.
4.8.7. So sánh hoặc trộn tài liệu
Nếu nhiều người xem thực hiện các thay đổi và các lời bình chú trong các
bản sao tách rời của tài liệu gốc, bạn có thể tiếp tục làm thay đổi tài liệu và gửi nó
cho người khác xem, Word sẽ hiển thị tất cả những gì mà bạn đã bổ sung và những
gì mà người xem đã thay đổi.
Mở bản sao đã được hiệu chỉnh của tài liệu
Trên menu Tool, nhấn Compare and merge Documents
Chọn tài liệu gốc, nhấp mũi tên nằm kế bên Merge, rồi chọn một trong các
nội dung sau:
+ Merge: để hiển thị kết quả so sánh ngay trong tài liệu gốc.
+ Merge into current document: để hiển thị kết quả so sánh trong tài liệu
đang mở.
+ Merge into new document: để hiển thị kết quả so sánh trong một tài liệu
mới.
Để so sánh song song trên hai tài liệu: chọn Window > Compare slide by
side with...
4.8.8. Tạo mục lục:
Tính năng tạo mục lục tự động trong Microsoft Word cho phép bạn nhanh
chóng tạo mục lục cho các văn bản dài. Tuy nhiên đặc tính này chỉ có hiệu lực khi
bạn định dạng tài liệu theo mẫu (Styles). Trong đó:
Các tiêu đề định dạng theo các mẫu Heading
Nội dung văn bản định dạng theo mẫu Normal
Để tạo bảng mục lục, bạn làm như sau:
Chọn vị trí đặt mục lục
Chọn Insert > Reference > Index and Table
Chọn Table of Content
+ Show page number: hiện số trang
+ Right align page number: số trang được căn lề phải
+ Tab leader: chọn kiểu đường dóng từ tên mục đến số trang
+ Show levels: hiện số cấp tiêu đề đưa vào mục lục (ví dụ: chọn 3 thì
word sẽ tự động đưa vào mục lục tất cả các tiêu đề áp dụng các mẫu từ heading 1
đến heading 3)
OK
Hiển thị văn bản khi bấm vào mục lục
Chọn Tools > Options > Edit
Bỏ chọn ở ô Use Ctrl + Click.
Lưu ý: khi thay đổi văn bản mục lục không tự động cập nhật, vì vậy muốn
mục lục khớp với văn bản cần làm lại các bước trên khi có sự thay đổi các mục
trên văn bản.
4.8.9. Vẽ biểu đồ
Chọn Insert > Diagram
Chọn kiểu biểu đồ
OK
+ Insert Shape: thêm các box tuỳ chọn
+ Layout: chọn các kiểu biểu đồ tương ứng
+ Select: đánh dấu các box theo mức
+ Chọn kiểu biểu đồ theo mẫu có sẵn
+ Cách phối hợp text và biểu đồ
4.8.10. Bảo mật văn bản:
Trong Word, bạn có nhiều cách thức để hạn chế các khả năng truy cập vào
tệp văn bản, bao gồm:
Gán mật khẩu để mở văn bản, những người không biết mật khẩu này sẽ
không thể mở văn bản ra được.
Gán mật khẩu để sửa chữa văn bản; một khi văn bản được mở ra nhưng
những người không biết mật khẩu này không thể lưu những sửa chữa cũng như
thay đổi tùy tiện trong văn bản. Người không biết mật khẩu này chỉ có thể lưu văn
bản (nếu có sửa chữa) với một tên tệp khác với tên ban đầu.
Yêu cầu những người khác mở văn bản dưới dạng chỉ đọc. Nếu mở văn bản
dưới dạng chỉ đọc và sửa chữa văn bản, những gì đã sửa chữa chỉ lưu lại được
trong một tệp có tên khác biệt, nếu lưu nó với tên không đổi thì những thay đổi
không được cập nhật vào văn bản.
Gán mật khẩu mở văn bản
Chọn Tools > Options > Security
Password to open: mật khẩu để mở văn bản
Password to modify: mật khẩu sửa văn bản
OK
Gõ lại đúng mật khẩu mở file khi hiện thông báo Reenter Password to open
hoặc Reenter Password to modify
Chọn OK
Lưu ý: mật khẩu phân biệt chữ thường và chữ hoa. Nếu bạn gán mật khẩu
cho một văn bản và sau đó lại quên mật khẩu thì không thể mở văn bản hay loại bỏ
chế độ bảo vệ cũng như khôi phục lại các thông tin trong đó. Vì vậy lưu giữ một
danh sách các mật khẩu ứng với từng tệp văn bản ở một nơi tin tưởng là một cách
thức làm việc tốt nhất.
Bỏ đặt mật khẩu:
Chọn Tools > Options > Security
Xoá mật khẩu đi
OK
4.8.11. Tự động phục hồi tài liệu:
Bạn có thể bảo vệ các file làm việc bằng cách sử dụng tính năng
AutoRecover để lưu bản sao tài liệu tạm thời theo định kỳ bạn đang làm việc .
Để phục hồi công việc của bạn sau khi mất điện hoặc hệ thống gặp sự cố,
bạn có lẽ đã mở đặc tính AutoRecover trước khi vấn đề xảy ra. Bạn có thể cài đặt
khoảng cách lưu tài liệu xảy ra thường xuyên hơn cứ 10 phút một lần theo cài đặt
mặc định của nó. Chẳng hạn bạn cài đặt nó để lưu cứ 5 phút một lần, bạn sẽ phục
hồi được nhiều thông tin hơn nếu cài đặt nó lưu cứ mỗi 10 phút.
Cách thực hiện:
Chọn Tool > Option > Save
Chọn hộp Save AutoRecover into every
Trong hộp minutes: chỉ định khoảng cách bao lâu bạn muốn Word lưu các
file
Để xác định một vị trí dành cho các file phục hồi tự động
Chọn Tool > Option > File Locations
Trong hộp Files type , chọn AutoRecover
Chọn Modify > chọn một folder khác với folder mặc định
4.8.12. Chèn ảnh và tạo Auto Shape
a. Chèn ảnh
Word cung cấp cho người dùng một thư viện đồ hoạ (Clip Gallery) chia
làm các nhóm, từ con người (People), nhà cửa (Building) đến động, thực vật...để
chèn một ảnh, trỏ vào Picture trên Insert, nhấn Clip Art, chọn ảnh cần chèn.
Có thể dùng lệnh Find để tìm ảnh cần thiết.
Chèn ảnh từ Clip Art
Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn ảnh
Chọn Insert > Picture > Clip Art
Chọn phiếu Clip Art hay Pictures
Chọn nhóm ảnh mong muốn, sau đó nhấn kép lên ảnh muốn chèn
Sau khi chèn chúng ta có thể chuyển đổi ảnh thành hình vẽ và sau đó sử
dụng các công cụ trên thanh Drawing để hiệu chỉnh ảnh.
Chèn ảnh từ một file ảnh
Đặt con trỏ đến vị trí cần chèn ảnh
Chọn Insert > Picture > From File.
Tìm tệp ảnh cần chèn.
Kích vào ảnh cần chèn.
Nếu muốn chèn ảnh dưới dạng trôi nổi để có thể dễ dàng kéo ảnh đến mọi
chỗ cũng như đưa ảnh ra đằng trước hay đằng sau lớp văn bản hoặc các đối tượng
khác chọn hộp Float over text.
Để chèn ảnh trực tiếp vào lớp văn bản, xoá chọn hộp Float over text.
Thêm ảnh vào Clip Gallery
Chọn Insert > Picture > Clip Art.
Trên phiếu Clip Art, nhấn Import Clips.
Tìm đến thư mục có ảnh cần thêm vào Clip Art.
Chọn ảnh, nhấn nút Open
Thêm các từ khoá (keywords) nếu cần, chọn categories hay tạo category
mới để lưu giữ ảnh, sau đó nhấn OK.
Phân rã và sửa các ảnh Clip Art
Chọn ảnh Clip Art cần sửa.
Trên thanh Drawing, nhấn Draw, sau đó chọn Ungroup.
Để sửa từng đối tượng đã phân rã của ảnh tiếp tục chọn các đối tượng đó và
phân rã tiếp cho đến khi có các đối tượng nguyên thuỷ có thể hiệu chỉnh được.
Sử dụng các công cụ trên thanh Drawing để hiệu chỉnh ảnh.
Ví dụ sẵp xếp lại các phần, nhóm các phần, tô mầu khác,...
Để phục hồi các đối tượng lại thành ảnh cũ, chọn tất cả các nhóm sau đó
nhấn Group.
b. Tạo một AutoShape
AutoShape là các mẫu hình vẽ có sẵn trong Word để trang trí trên văn bản.
Mỗi mẫu hình vẽ gọi là một đối tượng vẽ. Các đối tượng vẽ có thể nằm chồng lên
nhau, có thể nằm trên hoặc nằm dưới văn bản.
Để vẽ hình, ta phải bật thanh công cụ Drawing bằng lệnh View
Tooalbars Drawing, hoặc kích chuột tại nút trên thanh công cụ.
Khi đó thanh công cụ Drawing sẽ xuất hiện:
Muốn vẽ một hình, ta kích chuột tại nút AutoShape chọn nhóm hình cần
vẽ chọn hình cần vẽ đưa con trỏ chuột vào vùng văn bản muốn vẽ hình rê
chuột cho đến khi kích thước hình vẽ vừa ý.
Điều chỉnh AutoShape bằng thanh công cụ Drawing
Chọn đối tượng cần điều chỉnh.
Chọn Line Style: để chọn độ đậm nhạt của nét vẽ.
Chọn Dash Style: để chọn kiểu của nét vẽ (nét liền, nét đứt,...).
Chọn Arrow Style: để chọn kiểu của đường mũi tên.
Chọn Fill Color: để tô màu cho đồi tượng.
Chọn Line Color: để chọn màu cho đường viền của đối tượng.
Chọn Shadow Style: để chọn kiểu bóng cho đối tượng.
Chọn 3-D Style: để chuyển một hình phẳng thành hình nổi 3 chiều.
Điều chỉnh AutoShape bằng menu
Chọn đối tượng cần điều chỉnh
Thực hiện lệnh Format AutoShape, xuất hiện hộp thoại Format
AutoShape
Chú ý: với một số hình cơ bản như: đường
thẳng, mũi tên, hình vuông/hình chữ
nhật, hình tròn/hình oval, có thể kích
chuột tại các nút tương ứng trên
thanh công cụ Drawing.
Nhóm các đối tượng
Để tạo một được một hình vẽ hoàn chỉnh có thể cần tạo nhiều đối tượng. Vì
vậy, sau khi vẽ xong, ta nên nhóm các đối tượng này thành một hình duy nhất để
dễ cho việc quản lý.
Chọn Color and Lines để:
+ Tô màu nền cho đối tượng
+ Chọn kiểu kiểu và màu cho
đường viền
+ Chọn kiểu mũi tên
Chọn Size để thay đổi kích thước
cho đối tượng.
Chọn Layout để:
+ Chọn cách dồn văn bản xung
quanh đối tượng
+ Chọn cách căn lề cho đối tượng.
Muốn tách nhóm các đối tượng, ta chọn chức năng Ungroup.
Tạo Text Box
Text Box là một loại AutoShape đặc biệt, cho phép người sử dụng đặt một
khung văn bản vào vị trí bất kỳ trong văn bản.
Để tạo một Text Box, ta làm như sau:
Thực hiện lệnh Insert Text Box, hoặc kích chuột tại biểu tượng trên
thanh công cụ Drawing.
Rê chuột để xác định kích thước của Text Box.
Nhập nội dung vào Text Box.
Để điều chỉnh Text Box, thực hiện lệnh Format Text Box và thực hiện
tương tự như điều chỉnh AutoShape.
Công cụ Word Art
Word Art là công cụ chuyên dụng để tạo các hiệu ứng đặc biệt đối với văn
bản.
Ví dụ:
Để tạo một Word Art, ta làm như sau:
Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn một Word Art
Thực hiện lệnh Insert Picture Word Art,
hoặc kích chuột tại biểu tượng trên thanh công cụ Drawing
Trên bảng chọn Word Art Gallery, chọn một mẫu Word Art OK
Nhập nội dung văn bản và định dạng font, kiểu và cỡ chữ theo ý muốn
OK
Muốn điều chỉnh đối tượng Word Art, ta làm như sau:
Chọn đối tượng
Thực hiện lệnh View Tools Bar Word Art để xuất hiện thanh công cụ
Word Art và sử dụng thanh công cụ này để chỉnh sửa.
Để nhóm các đối tượng, ta làm như sau:
Chọn các đối tượng cần nhóm
Kích chuột tại nút Draw
Chọn Group
Muốn chỉnh sửa chi tiết hơn thì thực hiện lệnh Format Word Art, xuất
hiện hộp thoại Format Word Art. Hộp thoại này tương tự như các hộp thoại
Format AutoShape và Format Text Box ở trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- n thi CPA 2010 mn Tin h7885c PH7846N I.pdf
- n thi CPA 2010 mn Tin h7885c PH7846N II.pdf