Ông K có một người con gái duy nhất là H. Vợ ông mất từ năm 1990, con gái ông đã lấy chồng và cả hai đều ở cùng ông, Năm 2008 ông K mất, có di chúc để lại cho vợ chồng chị H căn nhà và quyền

Qua tình huống trên ta thấy càng rõ hơn mức độ phức tạp của của các vụ tranh chấp cũng như các biện pháp giải quyết các vấn đề xung quanh vấn đề đất đai. Để giải quyết những tình huống xảy ra trên thực tế một cách đúng đắn, chính xác, khách quan và phù hợp với pháp luật là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phải trau dồi, bồi dưỡng thêm cho cán bộ các kiến thức về Luật Đất đai, tránh việc giải quyết sai gây thiệt hại cho quyền và lợi ích chính đáng của người dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó người sử dụng đất cũng cần phải tiếp cận các cơ sở, căn cứ pháp lý, nắm được các quy định của pháp luật hiện hành để hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế các vụ tranh chấp xảy ra và tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Từ đó góp phần sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhất, ổn định tình hình Đất đai vốn đã rất nóng và nhạy cảm, đồng thời cũng làm nên sự bình ổn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ông K có một người con gái duy nhất là H. Vợ ông mất từ năm 1990, con gái ông đã lấy chồng và cả hai đều ở cùng ông, Năm 2008 ông K mất, có di chúc để lại cho vợ chồng chị H căn nhà và quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất đai là tài nguyên quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội. Liên quan đến mọi cá nhân, mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, được nhà nước hết sức quan tâm, nó có một chế độ pháp lý riêng biệt. Không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có các quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Như nghĩa vụ phải trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vẫn còn rất những bất cập. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau giải quyết một tình huống sau: Ông K có một người con gái duy nhất là H. Vợ ông mất từ năm 1990, con gái ông đã lấy chồng và cả hai đều ở cùng ông, Năm 2008 ông K mất, có di chúc để lại cho vợ chồng chị H căn nhà và quyền sử dụng 2 ha đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm ở ngay phía sau ngôi nhà (khi ông còn sống, con gái ông vẫn giúp cha trồng cấy trên mảnh đất đó và đến khi ông mất con gái ông vẫn tiếp tục sử dụng đất đó). Nhưng theo quy hoạch thời gian tới tỉnh chủ trương mở khu công nghiệp tại đây, vì vậy căn nhà và 2 ha đất sẽ bị thu hồi. Theo thông báo của UBND xã thì vợ chồng chị H sẽ chỉ được bồi thường phần đất có ngôi nhà, còn 2 ha đất nông nghiệp thì không được bồi thường do thời gian còn sống ông K chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai, mặt khác vợ chồng chị H không được thừa kế 2 ha đất nông nghiệp vì chồng chị H là cán bộ Nhà nước. Hỏi: Việc thông báo bồi thường của UBND xã như trên là đúng hay sai? Vì sao? Anh (Chị) hãy tư vấn cho gia đình chị H để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Giúp đỡ chị H soạn thảo đơn khiếu nại về bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi đất? NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1. Việc thông báo bồi thường của UBND xã như trên là đúng hay sai? Vì sao? Trong trường hợp trên được hiểu là vợ chồng chị H được thừa kế hợp pháp căn nhà của ông K để lại, tuy nhiên họ phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh đây là tài sản thừa kế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự phải có bản di chúc có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với quyền sử dụng đất và căn nhà. Mặt khác căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất 2 ha đó phải được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp thì vợ chồng chị H được bồi thường toàn bộ phần đất có ngôi nhà khi bị Nhà nước thu hồi như thông báo của UBND xã. Tuy nhiên, việc UBND xã thông báo vợ chồng chị H không được bồi thường 2 ha đất nông nghiệp do thời gian còn sống ông K chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai, mặt khác vì chồng chị H là cán bộ nhà nước, là hoàn toàn sai và không hợp lý vì: Theo Điều 740 Luật Đất đai 1995 khi cá nhân “có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích” thì có chia thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy, vợ chồng chị H hoàn toàn có đủ điều kiện được hưởng thừa kế theo quy định của Luật Đất đai 1995. Luật Đất đai năm 2003 ra đời vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất đã có sự thay đổi lớn, Luật Đất đai thực sự coi quyền sử dụng đất như một loại tài sản và đất nông nghiệp cũng được coi là tài sản thừa kế như các loại tài sản khác. Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Tại Chương 33, phần thứ 5, Điều 734 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: “Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai” Theo Điều 735 cũng ghi rõ: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Cả trong Luật Đất đai năm 2003 và bộ luật Dân sự năm 2005 không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Toà án không chỉ căn cứ vào Bộ luật Dân sự mà căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết cho phù hợp. Tại khoản 1 Điều 99 Nghị định số 18/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định: “d: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất…” Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đều được nhận quyền sử dụng đất thông qua thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật, không phân biệt nghề nghiệp, thành phần, chức vụ. Việc cho rằng chồng chị H là cán bộ Nhà nước nên vợ chồng chị H không được thừa kế 2 ha đất nông nghiệp là không hợp lý. Vì như đã nêu ở trên chị H là người có đủ điều kiện để hưởng thừa kế 2 ha đất nông nghiệp đó theo quy định của pháp luật. Chị H không phải là cán bộ Nhà nước, khi ông K còn sống, chị H vẫn giúp cha trồng cấy trên mảnh đất đó, đến khi ông mất chị H vẫn tiếp tục sử dụng mảnh đất đó. Hơn nữa, trong các điều khoản của pháp luật không quy định nếu chồng hoặc vợ là cán bộ Nhà nước thì không được quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Vợ chồng chị H có nhu cầu sử dụng đất và chị H có điều kiện trực tiếp sử dụng mảnh đất đó đúng mục đích cho nên họ được quyền thừa kế phần diện tích 2 ha đất nông nghiệp đó. Như vậy, vợ chồng chị H đã thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định để được thừa kế 2 ha diện tích đất nông nghiệp. Họ không thể bị tước quyền thừa kế đối với quyền sử dụng 2 ha đất nông nghiệp trồng cây hằng năm mà người cha để lại, họ hoàn toàn có đủ điều kiện để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất. Việc UBND cho rằng ông K chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai nên vợ chồng chị H không được bồi thường là sai. Vì theo luật đất đai năm 2003 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thì: “Trong trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường, hỗ trợ” Theo quy định tại phần II điểm 1.2 Thông tư số 116/2004/TT- BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tại khoản 3 Điều 6 nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 quy định: “Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước”. Nghĩa vụ tài chính bao gồm: tiền sử dụng đất phải nộp, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa đất khác của người có đất bị thu hồi (nếu có), tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất đai. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền bồi thường đất thì số tiền được trừ tối đa bằng số tiền bồi thường đất. Từ những căn cứ trên, ta có thể khẳng định rằng việc thông báo bồi thường của UBND xã như trên là sai và thiếu căn cứ. Anh (Chị) hãy tư vấn cho gia đình chị H để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình? Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình chị H phải thu thập đầy đủ chứng cứ và làm đơn khiếu nại lên cấp chính quyền ban đầu là cấp huyện về thực trạng vấn đề đang diễn ra. Việc gia đình chị được UBND xã thông báo bị thu hồi đất mà không được bồi thường. Các vấn đề cần làm rõ là: Các văn bản, giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ông K (bố chị) và bản di chúc để lại 2 ha diện tích đất nông nghiệp đó của bố chị H cho vợ chồng chị. Có xác nhận của UBNX phần đất của gia đình chị không xảy ra tranh chấp. Khi có đầy đủ thì làm đơn khiếu nại lên UBND huyện để họ xem xét giải quyết. Thủ tục khiếu nại cụ thể như sau: Theo Điều 33 Luật khiếu nại tố cáo quy định: “1. Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tên địa chỉ tổ chức, cá nhân, cơ quan bị khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên. 2. Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại. 3. Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ quy định tại khoản 1 và 2 điều này”. Trường hợp vợ chồng chị H không đồng ý với thông báo của UBND xã thì có thể làm đơn khiếu nại lên UBND huyện giải quyết và thông báo cho UBND xã về hành vi không hợp lý của mình. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia đình chị H. Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày người nhận được quyết định giải quyết của chủ tịch UBND huyện, mà gia đình chị không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì chị H có quyền khởi kiện ra Tòa án Nhân dân hoặc UBND cấp tỉnh. Giúp đỡ chị H soạn thảo đơn khiếu nại về bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi đất? CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI BỊ THU HỒI ĐẤT Kính gửi: Chủ tịch UBND huyện…..……………….….……….…………………………………………………….. Tên tôi là: …………....H (tên đầyđủ) Sinh ngày.…….tháng……...năm…....…... Thường trú tại:…………….……………………….………………………………..……. Số CMT (hoặc hộ chiếu) ……………………………….……………….……………….. Ngày cấp……………………………….Nơi cấp:……....………………….…………….. Hiện đang (làm gì, ở đâu): ….…………………………….…………….………..………. Tôi làm đơn này xin trình bày một vấn đề như sau: Bố tôi là: ……………………..K. Mẹ tôi là: …….………………(đã mất từ năm 1990). Bố mẹ tôi có một người con gái duy nhất là tôi (……………………H). Tôi đã lập gia đình và cả hai vợ chồng tôi đều ở cùng bố. Năm 2008 bố tôi mất, có di chúc để lại cho vợ chồng tôi căn nhà và quyền sử dụng 2 ha đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm ở ngay phía sau ngôi nhà (khi bố tôi còn sống, tôi vẫn giúp cha trồng cấy trên mảnh đất đó và đến khi ông mất tôi vẫn tiếp tục sử dụng mảnh đất đất đó). Nhưng theo quy hoạch thời gian tới tỉnh chủ trương mở khu công nghiệp tại đây, vì vậy căn nhà và 2 ha đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi. Theo thông báo của UBND xã………………… thì vợ chồng tôi sẽ chỉ được bồi thường phần đất có ngôi nhà, còn 2 ha đất nông nghiệp thì không được bồi thường. Theo UBND xã……………….thông báo là do thời gian còn sống bố tôi chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về đất đai, mặt khác vợ chồng tôi không được thừa kế 2 ha đất nông nghiệp vì chồng tôi là cán bộ Nhà nước. Tôi được biết theo quy định của Pháp luật thì thông báo của UBND xã……………… là sai và không hợp lý. Việc không được bồi thường 2 ha đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chúng tôi đã xâm phạm quyền lợi hợp pháp của chúng tôi. Nay tôi làm đơn này kính mong cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, để bảo vệ đúng quyền lợi hợp pháp của chúng tôi. Tôi xin cam đoan trước cơ quan tổ chức, về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung đã khiếu nại. Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan! (Địa danh), Ngày…. Tháng…. năm..…. Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua tình huống trên ta thấy càng rõ hơn mức độ phức tạp của của các vụ tranh chấp cũng như các biện pháp giải quyết các vấn đề xung quanh vấn đề đất đai. Để giải quyết những tình huống xảy ra trên thực tế một cách đúng đắn, chính xác, khách quan và phù hợp với pháp luật là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phải trau dồi, bồi dưỡng thêm cho cán bộ các kiến thức về Luật Đất đai, tránh việc giải quyết sai gây thiệt hại cho quyền và lợi ích chính đáng của người dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó người sử dụng đất cũng cần phải tiếp cận các cơ sở, căn cứ pháp lý, nắm được các quy định của pháp luật hiện hành để hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế các vụ tranh chấp xảy ra và tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Từ đó góp phần sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả nhất, ổn định tình hình Đất đai vốn đã rất nóng và nhạy cảm, đồng thời cũng làm nên sự bình ổn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2009. 2. Trần Quang Huy (Chủ biên), Nguyễn Văn Phương, Pháp luật Đất đai- Bình luận giải quyết tình huống, NXB Tư pháp Hà Nội 2005. 3. Phạm Kim Dung, Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật Dân sự năm 2005. NXB Tư pháp, Hà Nội 2005. 4. Luật Đất đai năm 2003. 5. Luật Dân sự năm 2005. 6. Luật Khiếu nại tố cáo. 7. Nghị định số 18/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003. 8. Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 9. Thông tư số 116/2004/TT- BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH7885c ky 2737845t 273ai.doc
  • docbamp224i t7853p l7899n th432417ng m7841i.doc
Luận văn liên quan