Câu hỏi: Phân tích khái niệm, đặc điểm, chức năng của CQHCNN? Theo anh, chị để nâng cao năng lực của CQHCNN cần áp dụng những giải pháp nào?
Trả lời:
1) Khái niệm
CQHCNN là một bộ phận của CQNN được NN thành lập, trao quyền, bảo đảm các điều kiện, phương tiện để thực hiện chức năng chủ yếu là QLNN.
Cơ quan HCNN tạo thành một chính thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau. Mỗi CQHCNN là một khâu, một mắt xích trong hệ thống.
- Tính thống nhất của HT các CQHCNN được QĐ bởi tính thống nhất về nghiệp vụ, chức năng QLNN- chức năng điều hành, chấp hành của chúng.
- HĐ của HT các CQHCNN được HP và PL quy định.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần 1 - Khái niệm, đặc điểm, chức năng của Cơ quan hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Phân tích khái niệm, đặc điểm, chức năng của CQHCNN? Theo anh, chị để nâng cao năng lực của CQHCNN cần áp dụng những giải pháp nào?
Trả lời:
1) Khái niệm
CQHCNN là một bộ phận của CQNN được NN thành lập, trao quyền, bảo đảm các điều kiện, phương tiện…để thực hiện chức năng chủ yếu là QLNN.
Cơ quan HCNN tạo thành một chính thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau. Mỗi CQHCNN là một khâu, một mắt xích trong hệ thống.
- Tính thống nhất của HT các CQHCNN được QĐ bởi tính thống nhất về nghiệp vụ, chức năng QLNN- chức năng điều hành, chấp hành của chúng.
- HĐ của HT các CQHCNN được HP và PL quy định.
2) Đặc điểm của CQHCNN
1. Các cơ quan HCNN được thành lập để thực hiện chức năng QLHCNN, nghĩa là hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật, được tiến hành trên cơ sở HP, luật, pháp lệnh để thực hiện PL.
2. Hoạt động của cơ quan HCNN mang tính thường xuyên , liên tục, và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp đưa đường lối chính sách , PL vào cuộc sống.
3. Các cơ quan HCNN là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương, cơ sở, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là CP.
4. Thẩm quyền của cơ quan HCNN chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành và điều hành.Thẩm quyền của các cơ quan HCNN chủ yếu được quy định trong các VBQPPL về tổ chức BMNN hoặc trong những quy chế…
5. Các cơ quan HCNN đều trực tiếp, hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực NN ,chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực NN ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó.
6. Hoạt động của cơ quan HCNN khác với hoạt động của cơ quan quyền lực, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của Toà án.
7. Hệ thống cơ quan HCNN có nghĩa vụ tổ chức bảo đảm quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân bằng các chương trình kinh tế -xã hội và phân phối một cách công bằng cho mọi công dân.
3). Chức năng của CQHCNN
Theo HP 1992, HT các CQHCNN gồm có:
- CP (Điều 109);
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBNDCC và các CQ chuyên môn thuộc UBND- CQHCNN ở địa phương;
a. CP - CQHCNN cao nhất
Điều 109 HP nước CHXHCNVN hiện hành quy định địa vị pháp của CP như sau:
“CP là cơ quan chấp hành của Quốc hội, CQHCNN cao nhất của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa VN.
CP thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội, quốc phũng, an ninh và đối ngoại của NN; bảo đảm hiệu lực của BMNN từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và PL; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
CP chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Về tổ chức và hoạt động của CP được quy định tại chương II, Luật TCCP ngày 25-12-2001
b. Bộ, cơ quan ngang bộ
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của CP, được thành lập và thực hiện chức năng chủ yếu là QLNN về ngành hoặc lĩnh vực.
Theo Điều 116 HP 1992 thì: "Bộ trưởng và các thành viên khác của CP chịu trách nhiệm QLNN về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của PL".
Theo Điều 2 Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, CQ ngang Bộ (thay thế Nghị định 86/2002/NĐ-CP): Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của CP, thực hiện chức năng QLNN về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ.
Phạm vi quản lý của bộ, ngành hoặc lĩnh vực được phân công gồm:
- HĐ của mọi tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội;
- HĐ của mọi tổ chức hành chính sự nghiệp thuộc cácc thành phần khác nhau và cơ quan trực thuộc chính quyền;
- HĐ của mọi công dân, mọi tổ chức, người nước ngoài trong lĩnh vực bộ quản lý.
c. CQHCNN ở địa phương
- UBND (Điều 123 HP 1992)
Thực hiện chức năng QLHCNN ở địa phương trên cơ sở nghị quyết của HĐND và quyết định của CQNN cấp trên trực tiếp;
Nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật TC&HĐ của HĐND và UBND.
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Ngày 4/2/2008 CP đã ban hành Nghị định số 13/2008/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và theo quy định của PL.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
2. Các giải pháp hoàn thiện CQHCNN
a, Phương hướng, quan điểm về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính
Để khắc phục các nhược điểm tồn tại và bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính sau một thời gian NN ta đã tiến hành cải cách hành chính, chúng ta cần xác định các phương hướng tiếp tục cải cách bộ máy hành chính một cách rõ ràng và cụ thể sau:
Thứ nhất, cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. Trong tầm nhìn này phải hướng tới tạo ra một mô hình cải cách quản lý hành chính công mới.
Thứ hai, tiến hành ra soát, làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ những chồng chéo trùng lặp giữa các cơ quan hành chính vơi nhau và phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống bộ máy hành chính.
Thứ ba, trong thời gian tới, thực hiện được một cách căn bản việc chuyển đổi chức năng của hệ thống hành chính sang tập trung vào quản lý hành chính NN vĩ mô, tách chức năng này với chức năng quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp.
Thứ tư, phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các CQHCNN trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Thứ năm, xác định rõ về mặt tổ chức các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách, xây dựng PL với các cơ quan thực thi chính sách, PL.
Thứ sáu, thực hiện bước chuyển thực sự trong phân cấp giữa trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động trong quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm cảu các cấp trong hệ thống hành chính.
Thứ bảy, trong cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính cần phải phân biệt những vẫn đề có tính nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc làm rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền: Một việc chỉ giao cho một cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm, việc phối hợp trách nhiệm với các cơ quan khác được giao cho chính cơ quan phụ trách công việc này.
- Nguyên tắc tách bạch cơ quan làm chính sách và cơ quan thực hiện chính sách: Hết sức tránh giao cho một cơ quan nhiệm vụ vừa nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách, chế độ vừa thực thi vấn đề đó.
- Nguyên tắc thủ trưởng: Chỉ huy và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính thuộc về người đứng đầu cơ quan đó.
- Nguyên tắc dân chủ: Mọi hoạt động của hệ thống hành chính đều nhằm vào việc bảo đảm, phát triển dân chủ và vì lợi ích của nhân dân.
- Nguyên tắc giám sát: Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của CQHC.
b. Tiếp tục cải cách cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của CP
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính của CP giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng CP đề ra mục tiêu thiết lập: ”Cơ cấu tổ chức của CP gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng PL, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện”. Đây là những định hướng, mục tiêu hoàn toàn phù hợp.
- Cần nghiên cứu làm rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của CP trong nền hành chính. Cụ thể là giải quyết mối quan hệ quản lý hành chính với Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND tối cao và VKSND tối cao nhất là vấn đề quản lý biên chế và ngân sách.
- Phân định rõ quyền quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước của Quốc hội với quyền quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của CP; xác định rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong quan hệ với CP; phân định chức năng công tố, thanh tra, kiểm sát giữa CP với Viện Kiểm sát.
- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại cơ cấu CP, số lượng thành viên CP, địa vị pháp lý, tổ chức của cơ quan khác thuộc CP (các ban, tổng cục còn lại), nhất là các cơ quan hoạt động sự nghiệp, cung ứng dịch vụ công.
- Phân định rõ hơn thẩm quyền giữa CP với Thủ tướng; giữa CP với các Bộ
c. Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP.
- Phương hướng đổi mới tiếp tục cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ những năm trước mắt cần quán triệt phương châm đã được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001): “Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ theo hướng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công” và Chương trình Tổng thể cải cách hành chính của CP giai đoạn 2001-2010: ” Bộ máy các bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công”.
- Trên cơ sở khẳng định rõ ba chức năng chủ yếu của bộ là QLNN về ngành, lĩnh vực, đại diện chủ sở hữu tài sản NN tại doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ công để phân định lại vị trí vai trò giữa bộ, cơ quan ngang bộ với các cơ quan thuộc CP không chỉ với cơ quan có chức năng QLNN (đẫ được chuyển đổi mạnh gần đây) mà cả với những cơ quan hoạt động sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công theo hướng cũng phải chuyển về các bộ, để chỉ còn lại những cơ quan thuộc CP làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc quản lý vĩ mô của CP.
- Tiếp tục cải cải cách cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang bộ có các cơ cấu như vụ, cục, tổng cục với số lượng khá lớn.
- Thống nhất, ổn định, quy định chức năng thảm quyền rõ ràng đói với việc sắp xếp, điều chuyển các cơ quan thuộc CP (các tổng cục) về các bộ.
- Khắc phục lề lối làm việc lề mề, qua quá nhiều khâu, nhiều nấc và thiếu quyết đoán trong các CQHCNN các cấp như đã nêu ra ở trên. Giảm bớt số lượng Thứ trưởng và bảo đảm thực hiện đúng chức năng của Thứ trưởng là giúp Bộ trưởng chứ không phải phân chia các mặt công tác để phụ trách như hiện nay dẫn đến sự phân tán. Áp dụng cơ chế làm việc trực tiếp với các chuyên viên.
d. Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính NN ở địa phương
- Hoàn thiện tổ chức Uỷ ban nhân dân trên cơ sở mô hình tổ chức hiện hành
+ Xác định lại tính chất và các mối quan hệ của Uỷ ban nhân dân với Hội đồng nhân dân và với các CQNN cấp trên
+ Hoàn thiện cách thức thành lập Uỷ ban nhân dân.
+ Đổi mới cơ cấu thành phần và tổ chức của Uỷ ban nhân dân.
+ Phân định cụ thể và đầy đủ chức trách giữa tập thể và cá nhân và giữa các cá nhân trong Uỷ ban nhân dân.
- Nghiên cứu tổ chức lại cơ quan hành chính ở một số cấp
- Hoàn thiện tổ chức các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân
+ Xác định vị trí, chức năng của các cơ quan chuyên môn là bộ máy giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành và lĩnh vực ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến địa phương, cơ sở.
+ Thiết kế các mô hình các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân theo hướng giảm thiểu các cơ quan chuyên môn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phần 1 [Ôn tập] - Khái niệm, đặc điểm, chức năng của Cơ quan hành chính nhà nước.doc