Phần 1 - Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất

Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công phôí hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện trong HP năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như thế nào? Trả lời: Điều 2 HP năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "NN Cộng hoàXHCNVN là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” 1. Quan niệm về quyền lực nhà nước Với nghĩa chung nhất, quyền lực mà cái mà nhờ đó buộc ng¬ười khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác. Trong xã hội, quyền lực có nhiều loại khác nhau: quyền lực đạo đức, quyền lực tôn giáo, quyền lực dòng họ, quyền lực kinh tế Trong số nhiều loại quyền lực đồng thời tồn tại, đan xen thâm nhập và ảnh h¬¬ưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lực trong xã hội, đáng chú ý nhất là quyền lực công (quyền lực xã hội) và quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực trong xã hội, và bao giờ cũng mang tính giai cấp. Quyền lực chính trị của giai cấp nắm quyền còn đ¬ược tổ chức thành NN. Do vậy, xét về bản chất, quyền lực NN là quyền lực của giai cấp thống trị và nó đ¬ược thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Quyền lực chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhưng để thực hiện quyền lực chính trị, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần 1 - Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công phôí hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện trong HP năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như thế nào? Trả lời: Điều 2 HP năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: "NN Cộng hoàXHCNVN là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” 1. Quan niệm về quyền lực nhà nước Với nghĩa chung nhất, quyền lực mà cái mà nhờ đó buộc người khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác. Trong xã hội, quyền lực có nhiều loại khác nhau: quyền lực đạo đức, quyền lực tôn giáo, quyền lực dòng họ, quyền lực kinh tế…Trong số nhiều loại quyền lực đồng thời tồn tại, đan xen thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lực trong xã hội, đáng chú ý nhất là quyền lực công (quyền lực xã hội) và quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực trong xã hội, và bao giờ cũng mang tính giai cấp. Quyền lực chính trị của giai cấp nắm quyền còn được tổ chức thành NN. Do vậy, xét về bản chất, quyền lực NN là quyền lực của giai cấp thống trị và nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Quyền lực chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân. Nhưng để thực hiện quyền lực chính trị, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 2. Nội dung nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất thể hiện quyền lực NN thuộc về nhân dân, chủ thể cao nhất thực hiện quyền lực NN. Đây là quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo , tổ chức và hoạt động của NN ta không theo nguyên tắc phân chia quyền lực như ở nhiều quốc gia khác. Đồng thời quan điểm này cũng thể hiện sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong học thuyết và thực tiễn áp dụng phân chia quyền lực ở các quốc gia khác. HP 1992 sửa đổi 2001 đã thể hiện một bước tiến trong việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc quyền lực NN thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân công rành mạch, xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng loại CQNN và cơ chế phối hợp chính là điều kiện cốt yếu để đảm bảo thống nhất quyền lực nhà nước. "…Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"(Điều 2 HP năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Sự phân công đó được thể hiện cụ thể như sau: 1). Quốc hội thực hiện quyền lập pháp Vị trí pháp lý của Quốc hội được quy định trong HP nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa VN và cụ thể hóa trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2001( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007). Ở nước Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa VN, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện nền dân chủ gián tiếp bằng cách thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Điều 83 quy định cụ thể vị trí pháp lý của Quốc hội: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước Cộng hoà Xó hội chủ nghĩa VN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh của đất nước; Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của BMNN; về quan hệ xó hội và hoạt động của công dân". Như vậy, Quốc hội chiếm một vị trí cao nhất trong toàn bộ BMNN Cộng hoà xó hội chủ nghĩa VN. Không một CQNN nào trong bộ máy các CQNN của ta có được một vị trí như vậy. Sở dĩ Quốc hội có một địa vị như vậy vỡ Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc bầu ra một cách trực tiếp. Với cách thức thành lập này cộng với quan điểm "Tất cả quyền lực NN đều thuộc về ND, ND thực hiện quyền lực của mình bằng cơ quan đại diện do nhân dân toàn quốc bầu ra", là cơ sở cho Quốc hội có quyền lực cao nhất ở nước Cộng hoà XHCNVN. - Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; - Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước: các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Những vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển toàn diện của đất nước cũng như duy trì trật tự, ổn định xã hội. - Quốc hội xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của BMNN, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong BMNN; trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các CQNN ở Trung ương. - Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của NN, giám sát việc tuân theo HP và PL. 2). CP thực hiện quyền hành pháp Điều 109 HP nước Cộng hũa xó hội chủ nghĩa VN hiện hành quy định địa vị pháp của CP như sau: “CP là cơ quan chấp hành của Quốc hội, CQHCNN cao nhất của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa VN. CP thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội, quốc phũng, an ninh và đối ngoại của NN; bảo đảm hiệu lực của BMNN từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành HP và PL; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. CP chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” CP và các cơ quan QLNN thực hiện quyền hành pháp, tổ chức đời sống xã hội theo quy định của PL, CP là cơ quan chấp hành của Quốc hội, CQHCNN cao nhất CP có chức năng thống nhất quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; lãnh đạo thống nhất bộ máy hành chính NN từ trung ương đến cơ sở về tổ chức cán bộ; bảo đảm thi hành HP và PL; quản lý việc xây dựng kinh tế quốc dân, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; quản lý y tế, giáo dục; quản lý ngân sách NN; thi hành các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; quản lý công tác đối ngoại; thực hiện chính sách xã hội ... của NN. 3)TAND và VKSND thực hiện quyền tư pháp TAND và VKSND thực hiện quyền tư pháp, trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của NN, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 126 HP 1992). - Toà án ND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ PL thông qua hoạt động xét xử. Điều 127 HP 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa VN…" - VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các HD tư pháp theo quy định của HP và PL. Điều 137 của HP 92 quy định: “VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho PL được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.” Bên cạnh việc phân công trong việc thực hiện quyền lực NN thì giữa các CQNN có sự phối hợp trong quá trình thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo tính đồng bộ, ăn khớp trong hoạt động của NN, tạo nên hiệu lực, hiệu quả của QLNN. Sự phối hợp giữa các CQNN được thực hiện trên cả lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp thông các hoạt động phối hợp trong quá trình xây dựng, ban hành PL, tổ chức thực hiện PL, giám sát việc thực hiện PL, xử lý vi phạm PL, tổ chức BMNN. Chẳng hạn, trong quá trình lập pháp, CP có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội; trong quá trình tổ chức thực hiện PL, CP, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao phối hợp với nhau để hướng dẫn thi hành Luật của Quốc hội; trong quá trình tổ chức BMNN, Thủ tướng CP có quyền đề nghị Quốc hội thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang Bộ…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhần 1 [Ôn tập] - Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất.doc
Luận văn liên quan