Phân biệt các quy phạm tư pháp quốc tế với các quy phạm pháp luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự
Quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng quy định trực tiếp về cách thức điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Ví dụ Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định trực tiếp việc tổ chức đăng ký kết hôn.
Trong Tư pháp quốc tế thì có hai phương pháp điều chỉnh. Phương pháp thực chất với phương pháp xung đột, tương ứng với hai phương pháp này là hai loại quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.
Quy phạm thực chất cũng quy định trực tiếp cách điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
Quy phạm xung đột không quy định trực tiếp cách điều chỉnh quan hệ mà quy định về cách để chọn ra quy phạm sẽ được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Như vậy, do tính dẫn chiếu của nó mà quy phạm xung đột luôn song hành với quy phạm thực chất trong điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. Như trong ví dụ ở mục 2.2 về Khoản 1 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998, quy phạm xung đột này luôn đi cùng các quy phạm thực chất mà nó dẫn chiếu tới.
2.4 Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng là các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, nhưng nó không mang theo dấu hiệu về yếu tố nước ngoài nào được quy định trong Điều 758 BLDS. Ví dụ quan hệ vợ chồng giữa hai công dân Việt Nam không mang yếu tố nước ngoài.
Đối tượng điều chỉnh của quy phạm Tư pháp quốc tế là quan hệ pháp luật phải đạt đủ 2 điều kiện đó là: thứ nhất nó phải nằm trong các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, và thứ hai nó phải có mang theo 3 dấu hiệu mà Điều 758 BLDS 2005 quy định. Ví dụ: Điều 133 Bộ luật Lao động quy định về người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Yếu tố nước ngoài ở đây là người nước ngoài.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt các quy phạm tư pháp quốc tế với các quy phạm pháp luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Hãy phân biệt các quy phạm tư pháp quốc tế với các quy phạm pháp luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự?
Bài làm.
Trong hệ thống pháp luật Civil Law, một trong hai hệ thống pháp luật phổ biến nhất trên thế giới, người ta phân chia pháp luật thành hai lĩnh vực là luật công (Public Law) với mục đích tối cao là bảo vệ lợi ích nhà nước (lợi ích công), còn luật tư (Private Law) điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể tư (cá nhân, pháp nhân). Với cách phân chia của những hệ thống pháp luật này thì việc phân định rõ ràng luật tư gồm luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự tuy vẫn tồn tại, nhưng trên bình diện để so sánh với tư pháp quốc tế thì việc phân định luật công và luật tư như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu. Đối với truyền thống pháp lý tại Việt Nam thì nội hàm khái niệm luật tư tương đồng với khái niệm quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng hay quan hệ dân sự mở rộng. Điều này xuất phát từ quan điểm coi quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ gốc của luật tư, còn các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình… là quan hệ luật riêng (luật chuyên ngành).
1.Đối tượng, phương pháp điều chỉnh và quy phạm của Tư pháp quốc tế.
1.1 Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, bao gồm dân sự (truyền thống), lao động, thương mại, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự.
Các quan hệ này còn phải đạt thêm điều kiện nữa là có một trong những yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự:
- Chủ thể: có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài.
- Khách thể: quan hệ có liên quan đến tài sản ở nước ngoài hoặc công việc được thực hiện ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
1.2 Phương pháp điều chỉnh và quy phạm tư pháp quốc tế.
Chúng ta có thể định nghĩa: “Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng) mang yếu tố nước ngoài”.
Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp thực chất: khi các quy phạm thực chất đã được nhất thể hóa trong điều ước quốc tế hoặc các quy phạm thực chất được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước quy định trực tiếp các quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Phương pháp xung đột: khi các hệ thống pháp luật khác nhau không có những các điều chỉnh giống nhau ở cùng một quan hệ thì quy phạm xung đột quy định về cách chọn luật sẽ điều chỉnh quan hệ này.
2. Phân biệt quy phạm Tư pháp quốc tế và quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng.
2.1 Nguồn của quy phạm.
Nguồn của quy phạm dân sự theo nghĩa rộng bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, các phong tục tập quán và án lệ (ở Việt Nam ta thì án lệ chưa được công nhận chính thức). Đặc trưng của các nguồn này là đều mang tính chất điều chỉnh quốc nội. Ví dụ như với các tập quán ở Việt Nam, phong tục nghỉ Tết Nguyên đán, hay giỗ tổ Hùng Vương ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được nhà nước thừa nhận và dẫn đến quy định cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên được nghỉ vào ngày ấy.
Nguồn của quy phạm tư pháp quốc tế gồm: luật pháp của mỗi quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán và án lệ. Nguồn của tư pháp quốc tế vừa mang tính chất điều chỉnh quốc nội (bởi nó gồm pháp luật của mỗi quốc gia) và vừa mang tính chất điều chỉnh quốc tế.
2.2 Về cơ cấu của quy phạm.
Quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng cũng có cấu trúc như quy phạm pháp luật thông thường, gồm ba phần: giả định, quy định và chế tài. Trong một quy phạm có thể thiếu đi một bộ phận. Ví dụ khoản 1 Điều 87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”.
Đối với quy phạm tư pháp quốc tế thì có 2 loại với cơ cấu khác nhau. Quy phạm thực chất cũng có cơ cấu như quy phạm pháp luật thông thường, gồm 3 phần : giả định, quy định và chế tài, và có thể thiếu một trong ba phần đó. Còn quy phạm xung đột thì lại gồm 2 bộ phận là Phạm vi và Hệ thuộc, hai bộ phận này luôn gắn liền và không thể tách rời trong bất kì quy phạm xung đột nào. Ví dụ: Trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998 Điều 39 Khoản 1. “Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của bên kí kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh” . Trong quy phạm này phần phạm vi là quan hệ thừa kế động sản, còn phần hệ thuộc là phần quy định việc áp dụng luật nước kí kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
2.3 Các thức điều chỉnh.
Quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng quy định trực tiếp về cách thức điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Ví dụ Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định trực tiếp việc tổ chức đăng ký kết hôn.
Trong Tư pháp quốc tế thì có hai phương pháp điều chỉnh. Phương pháp thực chất với phương pháp xung đột, tương ứng với hai phương pháp này là hai loại quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.
Quy phạm thực chất cũng quy định trực tiếp cách điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
Quy phạm xung đột không quy định trực tiếp cách điều chỉnh quan hệ mà quy định về cách để chọn ra quy phạm sẽ được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Như vậy, do tính dẫn chiếu của nó mà quy phạm xung đột luôn song hành với quy phạm thực chất trong điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế. Như trong ví dụ ở mục 2.2 về Khoản 1 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998, quy phạm xung đột này luôn đi cùng các quy phạm thực chất mà nó dẫn chiếu tới.
2.4 Đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật dân sự theo nghĩa rộng là các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, nhưng nó không mang theo dấu hiệu về yếu tố nước ngoài nào được quy định trong Điều 758 BLDS. Ví dụ quan hệ vợ chồng giữa hai công dân Việt Nam không mang yếu tố nước ngoài.
Đối tượng điều chỉnh của quy phạm Tư pháp quốc tế là quan hệ pháp luật phải đạt đủ 2 điều kiện đó là: thứ nhất nó phải nằm trong các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, và thứ hai nó phải có mang theo 3 dấu hiệu mà Điều 758 BLDS 2005 quy định. Ví dụ: Điều 133 Bộ luật Lao động quy định về người nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Yếu tố nước ngoài ở đây là người nước ngoài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt các quy phạm tư pháp quốc tế với các quy phạm pháp luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự.doc