Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý cũng là những nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp, những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Các nhà lãnh đạo hiện nay có một phong cách quản lý mới và hợp lý hơn. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách phù hợp với điều kiện xã hội và ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp. Vậy phong cách lãnh đạo của phương Đông và phương Tây có gì khác nhau và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay?
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề về phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thông qua các nội dung sau:
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm lãnh đạo của một số nhân vật điển hình
3. Phong cách lãnh đạo theo kiểu phương Tây
4. Sự khác biệt giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
5. Vận dụng vào điều kiện của Việt Nam
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay, những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi phải là người có giá trị đối với tổ chức mà họ quản lý. Người lãnh đạo là người vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của tổ chức. Có thể khẳng định rằng, lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố của môi trường. Vậy lãnh đạo là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Có điều gì khác biệt giữa lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông, khả năng vận dụng chúng ở Việt Nam ra sao?
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó người lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác mà đôi khi chỉ là sự mị dân. Đó cũng không chỉ là khả năng gây cảm tình, thuyết phục người khác mà đôi khi đó là kỹ năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người một mức cao hơn, đưa việc thực hiện đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách con người vượt qua những giới hạn thông thường.
Trong bất kỳ một gia đình, một tập thể, một tổ chức hay một quốc gia nào mà không có người lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu, đối với doanh nghiệp thì lãnh đậo là hoạt động quan trọng nhất.
- Tầm nhìn của người lãnh đạo: lãnh đạo thực thụ là người có tầ
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông? Khả năng vận dụng vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM
Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo
phương Đông? Khả năng vận dụng vào Việt Nam?
Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý cũng là những nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức. Khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp, những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Các nhà lãnh đạo hiện nay có một phong cách quản lý mới và hợp lý hơn. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách phù hợp với điều kiện xã hội và ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh nghiệp. Vậy phong cách lãnh đạo của phương Đông và phương Tây có gì khác nhau và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay?
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề về phong cách lãnh đạo và lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thông qua các nội dung sau:
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm lãnh đạo của một số nhân vật điển hình
3. Phong cách lãnh đạo theo kiểu phương Tây
4. Sự khác biệt giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
5. Vận dụng vào điều kiện của Việt Nam
1. Tầm quan trọng của lãnh đạo
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hiện nay, những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi phải là người có giá trị đối với tổ chức mà họ quản lý. Người lãnh đạo là người vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của tổ chức. Có thể khẳng định rằng, lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công của một doanh nghiệp nhưng lại bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố của môi trường. Vậy lãnh đạo là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Có điều gì khác biệt giữa lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông, khả năng vận dụng chúng ở Việt Nam ra sao?
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó người lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác mà đôi khi chỉ là sự mị dân. Đó cũng không chỉ là khả năng gây cảm tình, thuyết phục người khác mà đôi khi đó là kỹ năng của người phụ trách bán hàng. Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người một mức cao hơn, đưa việc thực hiện đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách con người vượt qua những giới hạn thông thường.
Trong bất kỳ một gia đình, một tập thể, một tổ chức hay một quốc gia nào mà không có người lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu, đối với doanh nghiệp thì lãnh đậo là hoạt động quan trọng nhất.
- Tầm nhìn của người lãnh đạo: lãnh đạo thực thụ là người có tầm nhìn đúng đắn, được ví như hệ thần kinh trung ương trong một cơ thể có thể cảm nhận những phản ứng bên ngoài thấy được và nghĩ ra được những giải pháp tối ưu để điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể tồn tại và phát triển
- Trách nhiệm của người lãnh đạo: là một tấm gương có ảnh hưởng rất lớn đến cấp dưới, là ngưòi đựợc sự ủy nhiệm của tập thể có bổn phận giải thích, bảo vệ, thực hiện cho kỳ được những công việc vì lợi ích tối cao của cả tập thể
- Vai trò của người lãnh đạo: nhân tố trung tâm tập hợp lực lượng nhằm thực thi mục tiêu của doanh nghiệp một cách tốt nhất
- Định hướng của người lãnh đạo: lãnh đạo là người dẫn đường chỉ lối cho mọi hoạt động của doanh nghiệp “Một ngưòi lãnh đạo xứng đáng phải biết cách làm cho đội ngũ của mình thấy những thành quả đạt được, đồng thời với những nguy hiểm họ đang đương đầu, nhằm dùng những kết quả đó mà chứng minh rằng họ đang đi đúng hướng”(Carrard).
Như đã nói ở trên, lãnh đạo có rất nhiều đặc trưng khác nhau tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Sự khác biệt về vị trí địa lý về lịch sử phát triển của các vùng, miền trên thế giới đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá giữa các dân tộc từ đó dẫn đến những nét đặc trưng rất riêng đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng như đối với mỗi tổ chức dù là kinh tế, xã hội hay tôn giáo.
Phương thức lãnh đạo đối với mỗi tổ chức thuộc các nền văn hoá khác nhau cũng có những nét khác biệt rất căn bản. Người ta thường so sánh giữa văn hoá phương Tây, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của đạo thiên chúa, nơi được coi là có trình độ phát triển cao hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản trị tổ chức, doanh nghiệp với những giá trị tương tự của phương Đông, nơi được coi là thuỷ tổ của đạo Phật với những giá trị mang tính nhân văn của Khổng tử nhưng có một trình độ phát triển tương đối thấp hơn về kinh tế và khoa học kỹ thuật.
2. Phong cách lãnh đạo phương Đông thông qua quan điểm lãnh đạo của một số nhân vật điển hình
Lãnh đạo phương Đông do chưa có nghiên cứu một cách hệ thống nên chưa thành một học thuyết mà mới chỉ nghiên cứu thông qua quan điểm lãnh đạo của các học giả. Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi xin đề cập đến 3 quan điểm lãnh đạo của 3 học giả điển hình phương Đông là Lão Tử, Lưu Bị và Tào Tháo.
Trước hết là quan điểm lãnh đạo của Lão Tử. Tư tưởng của Lão Tử được biểu lộ qua cuốn Đạo Đức Kinh, vỏn vẹn chỉ có năm ngàn chữ, thế mà đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Trung Hoa. Tư tưởng của Lão Tử có thể khái quát như sau:
- Chống xã hội đương thời: Lão Tử luôn luôn giữ thái độ đả kích tập tục và chế độ xã hội đương thời, khiến cho tư tưởng và hành vi của Người, nhất nhất đều trái ngược với tình trạng thực tế trong lúc đó. Lúc đó là thời đại hiếu chiến, nước nào cũng lo tăng cường binh bị thì Lão Tử bảo rằng: “Giai binh giả bất tường chi khí”. (Quân lực mạnh, là thứ chẳng lành), và rằng: "Dĩ Đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ". (Kẻ biết dùng Đạo mà phò chúa, thì chẳng lấy chiến tranh làm phương tiện, để cưỡng bức thiên hạ). Đang lúc phần tử trí thức đua nhau chu du liệt quốc, ai nấy cố gắng thuyết phục vua chúa các nước chấp nhận ý kiến của mình, mong có thể làm được cái gì đó, thì Lão Tử lớn tiếng cảnh cáo họ rằng: "Thủ thiên hạ thường dĩ vô sự, kịp kỳ hữu sự, bất túc dĩ thủ thiên hạ". (Được thiên hạ thường là chẳng gây nên chuyện, nếu đã gây nên chuyện, thì không đủ tư cách để được thiên hạ). Đó là lý tưởng chính trị trong thuyết "Vô vi" của Lão Tử.
- Chất phác quy chân: Đây là đời sống lý tưởng của Lão Tử. Bối cảnh dựng lên lý tưởng này có hai mặt: Về mặt chính trị, là thái độ ghét bỏ hành động bạo lực và đời sống xa xỉ, tâm tư dối trá của tầng lớp quyền thế trong xã hội đương thời; về mặt cá nhân đã gọi là "Ẩn quân tử", thì chất phác quy chân (Đời sống đơn giản bình dị, trở về với chân thật, với thiên nhiên), mới thật là đúng với cảnh sống mà Lão Tử hằng mơ ước.
- Công thành phất cư: Lão Tử cho rằng, mọi thành quả đó, rất có thể đưa lại tai họa cho con người. Lão Tử bảo: "Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trường nhi bất tể, thi vi nguyên đức". (Sống mà không giữ của, làm mà chẳng ỷ công, dù lớn cũng không đứng làm chủ tể, đó mới là cái đức nguyên vẹn) và rằng: "Công toại thân thoái, thiên chi đạo". (Khi đã đạt tới thành quả rồi thì rút lui ngay, là đúng với lẽ trời) và "Vi giả bại chi, chấp giả thất chi". (Kẻ ham làm sẽ gặp thất bại, kẻ ôm giữ sẽ bị mất mát).
- Họa phước vô môn: Lão Tử cho rằng, cái lẽ đó không chắc chắn. Bởi trong quá trình đời người, đâu là họa đâu là phước, thật khó nói lắm. Lão Tử bảo rằng, họa ư, lắm khi phước nhờ đó mà có; phước ư, biết đâu đó là căn nguyên của họa. Cho nên đã có chuyện "Tái ông thất mã, yên tri phi phúc".
- Dĩ nhu khắc cương: Lão Tử tin rằng "Nhu nhược thắng cương cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm hơn nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể thắng nổi nước). Thuyết "Nhu khắc cương", là một trong những đặc điểm của triết lý Lão Tử.
Từ tư tưởng của Lão tử, nếu phân tích riêng về quan điểm lãnh đạo, có thể đúc rút từ một trong những giáo huấn của Ông đối với học trò: “Người lãnh đạo giỏi nhất hiếm khi lên tiếng nói mà chỉ lẳng lặng theo dõi, động viên tập thể. Người lãnh đạo không thành công khi cấp dưới tán thưởng, xu nịnh và cuối cùng, họ thất bại khi tập thể ganh ghét, tỵ hiềm”.
Những triết lý đạo giáo ấy đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của những nhà lãnh đạo sáng suốt. Có thể áp dụng qua điểm đó vào phương thức lãnh đạo và quản trị nhân lực hiện nay. Có thể hiểu như sau:
Chọn mặt gửi vàng: Tìm được nhân viên vừa ý cả về năng lực lẫn tính cách quyết định 80% thành công về sau của người lãnh đạo. điều đầu tiên người lãnh đạo cần ở nhân viên chính là sự nhiệt tình và thân thiện, bởi công việc tập thể đòi hỏi từng thành viên phải hạn chế tối đa cái tôi để hòa đồng và đóng góp cho thành quả chung. Người lãnh đạo có thể rèn luyện bất kỳ chuyên môn nào cho nhân viên mới, nhưng khó thể bắt buộc họ hòa đồng, vui vẻ bởi vì thân thiện không phải một kỹ năng có thể đào tạo được.
Xây dựng lòng tự trọng cho nhân viên: Nếu người lãnh đạo xem nhẹ vị trí của cấp dưới thì sự cống hiến của nhân viên ấy cũng sẽ ít tương ứng. Người lãnh đạo giỏi phải luôn tự hỏi bất kỳ hành động, lời nói nào của mình có khích lệ nhân viên không, hay chỉ làm họ thêm e dè, bức xúc. Một cử chỉ nhỏ như lời khen ngợi, mời ăn trưa, hỏi han chuyện gia đình… đều rất quan trọng, để từng cá nhân cảm thấy được tôn trọng và từ đó hết lòng đóng góp cho công việc chung.
Sự tôn trọng luôn phải đến từ hai phía: Người lãnh đạo giỏi còn phải biết bảo vệ và bênh vực quyền lợi nhân viên. Tại nhà hàng nổi tiếng nhất Nam Phi là Carnivore, thực khách còn nhớ mãi chuyện người quản lý Peter đã đuổi thẳng hai người khách đã vô cớ nạt nộ bồi bàn. Điều này không hề làm giảm uy tín của Carnivore (hai năm gần đây doanh thu của nhà hàng vẫn đứng đầu tại Nam Phi) mà còn khiến người quản lý Peter được nhân viên thêm kính trọng. Điều này thêm một lần nữa khẳng định: nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là một nhà lãnh đạo đắc nhân tâm.
Khích lệ tinh thần cấp dưới thường xuyên và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên: Khi nhân viên nói rằng: “Sếp thật may mắn khi có tôi giúp giải quyết công việc!” thì người lãnh đạo hãy tỏ ra phấn khởi thật sự, vì đó là chất xúc tác cho mọi sự nỗ lực, cống hiến của nhân viên. Người lãnh đạo nên đề ra “lịch khen thưởng” trong suốt năm cho từng cá nhân. Những khen thưởng cụ thể sẽ là động lực tinh thần tốt để gắn kết tình cảm giữa mọi người, phát huy tối đa sức mạnh của tập thể.
Có nhiều nhà lãnh đạo chỉ cho phép nhân viên làm y theo khuôn mẫu những kế hoạch đã đề ra nhằm hạn chế sơ suất. Điều này hoàn toàn sai lầm. Sự thành công của một dự án nhiều khi đến từ chính đề xuất của nhân viên. Một ví dụ: trong 40 năm hoạt động của Toyota, họ đã tiếp nhận trên 20 triệu ý kiến đóng góp và phần lớn đều mang lại hiệu quả nhất định. Đây cũng là quan điểm của Microsoft hay IBM khi thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin nơi mọi nhân viên đều có thể đề xuất ý kiến đóng góp cho lãnh đạo và tổ chức.
Không bỏ quên những nhân viên bình thường: Thông thường, người lãnh đạo chỉ chú ý đến những cá nhân xuất sắc, hoặc những người còn thụ động trong công việc. Hậu quả là một số nhân viên thường thường bậc trung hầu như bị lãng quên và họ sẽ làm việc hời hợt cho xong trách nhiệm. Người lãnh đạo phải biết thúc đẩy bộ phận nhân viên này nhiệt tình trở lại trong công việc bằng cách tiếp lửa, truyền sự say mê cống hiến cho họ.
Phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm: Cuối cùng, nên có sẵn bảng liệt kê những ưu, khuyết điểm của nhân viên và của chính bản thân. Ai cũng có thể phạm sai lầm, nên đừng vội phê bình nhân viên khi họ mắc lỗi mà hãy hỏi họ đã học được gì từ sai lầm vừa phạm phải. Khai thác điểm mạnh, hạn chế và khắc phục dần sự non kém của đội ngũ nhân viên sẽ giúp con đường đi đến thành công của doanh nghiệp ngắn hơn.
Về quan điểm lãnh đạo của Tào Tháo: Tào Tháo được mang danh kẻ gian hùng. Trong những thời kỳ đầu còn loạn lạc. Tào Tháo đã xông pha trận mạc, dù đứng giữa vòng vây của nhiều kẻ thù nhưng cuối cùng cũng bình định được phương Bắc trung nguyên rộng lớn. Triết lý sống "Thà phụ người chứ không bao giờ để người phụ mình". Chính vì triết lý này, nếu ai làm trái ý ông điều gì, người đấy nghiễm nhiên trở thành kẻ thù của ông, dù trung thành hay không trung thành. Là người cũng rất trọng tài và đa mưu mà Tào Tháo đã có trong tay rất nhiều mãnh tướng và quân sư tài năng. Tào Tháo có công dẹp loạn khăn vàng, chống lại Đổng Trác, tiêu diệt Lã Bố, anh em Viên Thiệu, Viên Thuật. Cho đến sau này khi gặp Khổng Minh thì sự nghiệp thống nhất đất nước của Tào Tháo phải chững lại.
Khác với Lão tử có thể nói là một học giả, một nhà nghiên cứu, Tào Tháo là một nhà lãnh đạo thực sự, quan điểm lãnh đạo của Ông xuất phát từ thực tế, từ sự nhìn nhận về cục diện hoàn cảnh và quan điểm của cá nhân Ông về cách dùng và quản trị người. Có thể tổng hợp quan điểm lãnh đạo của Tào Tháo vào một số nội dung sau:
Dùng mọi cách để thu phục lòng người và tập hợp đám đôn: Tào Tháo có phẩm chất của một người lãnh đạo lớn đó là khả năng tập hợp, hiệu triệu đám đông. Tào Tháo có thể dùng mọi thủ đoạn nhưng không phải là không thực lòng khi chiêu mộ nhân tài. Cứ nhìn cách Tào Tháo đối xử với Điển Vi khi mất và những phát biểu coi trọng các tướng lĩnh hơn cả người thân đã tạo nên một sự tin tưởng về tính minh bạch, không vị thân của người lãnh đạo.
Khi lâm vào tình trạng hết lương thực do bị quân địch vây, Tào Tháo đã chủ ý dùng thủ đoạn “thí” Quan quản lương để yên lòng quân sĩ. Đây là cách hành xử hiểu theo nghĩa thông thường thì là “một thủ đoạn tiểu nhân” nhưng nó lại có hiểu quả ngay tức thì cho đại cuộc - ở đây là nguy cơ tan rã và tinh thần xuống cấp của toàn tổ chức. Ở đây có thể coi là việc hy sinh lợi ích của một số ít người để đạt được lợi ích của cả một tập thể - Nguyên lý này cũng đã và đang được áp dụng ở nhiều tổ chức nhưng có thể ở những cấp độ khác nhau.
Cận thận trong mọi hoạt động, bảo hiểm rủi ro toàn bộ: Đây chính là phương châm “giết nhầm còn hơn bỏ sót” hoặc “thà ta phụ người còn hơn người phụ ta” của Tào Tháo. Đây chính là quan điểm phòng ngừa và ngăn chặn mọi rủi ro trước khi nó có thể xảy đến với mình. Quan điểm lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp đang nắm giữ thị phần về một số sản phẩm đều có thể hiểu đang áp dụng theo hướng này. Thực chất các doanh nghiệp chi phối đều có xu hướng loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ mà xét thấy có thể có nguy cơ cạnh tranh với mạnh dù là trong ngắn hạn hay dài hạn.
Áp dụng chế độ thưởng phạt phân minh: Nhìn vào cách thiết lập và tổ chức quân đội của Tào Tháo sẽ thấy sự nhất quán và khoa học trong phương thức lãnh đạo của Tào Tháo. Trong tổ chức của Tào Tháo có sự phân quyền và lựa chọn các vị trí lãnh đạo phù hợp cho mỗi vị trí. Cách xử lý cấp dưới cũng dứt khoát và nghiêm khắc tạo nên kỷ cương, chặt chẽ cho tổ chức.
Học giả thứ ba của phương Đông nhóm chúng tôi muốn nói đến là Lưu Bị. Lưu Bị là một người sống rất vì nghĩa. Chính vì thế mà ông lận đận nay đây mai đó trong suốt gần 30 năm đầu loạn lạc. Cơ duyên khiến cho ông gặp được Khổng Minh để rồi chiếm được vùng Tây Thục hình thành thế chân vại tam phân. Mặc dù thế ông cũng có tài lãnh đạo rất giỏi, các tướng dưới tay ông lúc nào cũng luôn muốn ra trận để lập công. Ngụy Diên không vì chuyện mang tiếng "cốt phản chủ" nhưng lúc nào cũng luôn hăng hái xông pha đánh Ngụy. Là một người rất được lòng dân, nên khi chiếm được Tây Thục, vẫn có thể vỗ yên lòng dân trong thời gian ngắn. Dùng tấm lòng mình để lãnh đạo và trị nước.
Có thể nói Lưu Bị là một điển hình của một người lãnh đạo biết khắc phục được những điểm yếu của mình. Cái điểm yếu lớn nhất của Lưu Bị chính là năng lực điều hành tổ chức nhưng bù lại Ông lại rất biết cách sử dụng “vũ khí tối thượng” của mình là “lòng nhân đức thông qua nước mắt và sự nhẫn nại” để thu phục được một loạt nhân tài trong đó đặc biệt là Khổng Minh và các võ tướng thân cận.
Có thể khái quát quan điểm lãnh đạo của Lưu Bị bằng cụm từ “Lấy tình cảm để thuyết phục nhân tâm” Ở đây đề cập đến “kỳ tích” Lưu Bị ba lần đi mời Khổng Minh. Ở đây thể hiện một phẩm chất của người lãnh đạo đó là biết cách chiêu mộ hiền tài. Cách thức này cũng đã và đang được rất nhiều nhà quản lý áp dụng đặc biệt là trong việc chiêu mộ “chất xám” cao cấp của các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên cũng chính vì lối sống đặt tình cảm quá nặng của Lưu Bị mà dẫn đến việc không nghe lời can gián của Khổng Minh khi nhất quyết đòi trả thù cho Quan Vân Trường. Ở đây chính là điểm cần lưu tâm đối với những người lãnh đạo để chuyện cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chung của tổ chức.
Thông qua việc phân tích phương thức lãnh đạo của một số nhân vật phương Đông như Lão Tử, Lưu Bị, Tào Tháo, có thể rút ra quan điểm lãnh đạo phương Đông như sau:
* Lãnh đạo dựa nhiều trên yếu tố cảm tính và phụ thuộc nhiều vào cá tính của người đứng đầu:
Có thể thấy hầu hết tại các tổ chức, doanh nghiệp phương Đông tiêu chuẩn quản lý, lãnh đạo chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách cá nhân của người đứng đầu. Ít có sự chuẩn hoá chung giữa các tổ chức do cơ cấu tổ chức, vận hành rất khác nhau giữa các nơi.
Yếu tố văn hoá tổ chức cũng được xây dựng với những nét đặc trưng của mỗi người đứng đầu, không thực sự có những chuẩn tắc được áp dụng chung theo qui chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc hiệp hội. Có thể thấy điều này rất rõ qua tác phong lãnh đạo của Tào Tháo và Lưu Bị - hai nhân vật lịch sử của cùng một thời kỳ. Cả hai nhân vật này nếu đánh giá một cách khách quan đều đạt được những thành công như nhau - ở đây đề cập đến thế chân vạc Thục - Nguỵ - Ngô nhưng cách thức lãnh đạo và xây dựng văn hoá tổ chức khác hẳn nhau.
Quan điểm của Tào Tháo là dùng kỷ luật kết hợp với phương pháp “thu phục lòng người” thông qua cơ chế khen thưởng và kỷ luật cũng như việc sử dụng nhiều người ngoài thay cho hoàng tộc trong khi Lưu Bị lại thiên về cách dùng tình cảm để “chinh phục” và có gắng xây dựng một tổ chức dựa trên sự gắn bó theo hướng “tình cảm gia đình” trong toàn hệ thống do mình lãnh đạo.
* Lãnh đạo có xu hướng “thụ động”
Quan điểm lãnh đạo này thể hiện rõ trong triết lý của Lão Tử, khi nhấn mạnh mọi việc nên “thuận theo lẽ tự nhiên” và nhấn mạnh việc nên tập trung vào việc quan sát và đề phòng hơn là chủ động tạo “thế thượng phong” ngay từ đầu. Lão Tử cũng nhấn mạnh đến việc sử dụng “Nhu thắng Cương” có nghĩa là đề phòng và chống đỡ nếu đối phương tấn công.
Đối chiếu với các lãnh đạo phương Đông hiện nay, xu hướng lãnh đạo thụ động vẫn còn rất phổ biến đặc biệt là việc thiết lập các qui chế quản lý, lãnh đạo trong tổ chức của mình doanh nghiệp mình. Cách thức lãnh đạo các thiết chế quản lý vẫn thường đi sau hiện thực kinh doanh hoặc hiện thực xã hội theo kiểu “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” vẫn còn khá phổ biến. Điều này cũng có thể được giải thích là trình độ quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô ở phương Đông chưa cao so với phương Tây và thế giới và nền kinh tế thì đang vận hành theo mô hình mà các nước phương Tây đã có ít nhiều kinh nghiệm.
* Lãnh đạo thiên về “ngắn hạn”:
Chính do việc lãnh đạo có tính thụ động, mang nhiều yếu tố tình cảm đã dẫn đến mô thức quản lý thiên về ngắn hạn của lãnh đạo phương Đông. Cả ba nhân vật được lấy làm điển hình (ở đây không đề cập đến Khổng Minh là một nhân vật được thần thánh hoá quá mức) thì đều không có sự nhấn mạnh về chiến lược hay việc hoạch định dài hạn cho tổ chức. Thông thường các kế hoạch chỉ tập trung vào ngắn hạn trong một năm hoặc cùng lắm là cho năm kế tiếp.
Cũng có thể thấy rõ việc quản lý chiến lược là một trong những mặt hạn chế rõ nét của lãnh đạp phương Đông. Công tác hoạch định chính sách thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp gây cản trở lớn cho tầm nhìn dài hạn. Thông thường thì lãnh đạo phương Đông thường rất tốt trong “sách lược” sử dụng các quan hệ, hoặc “tiểu xảo” để có được lợi thế hoặc lợi ích ngắn hạn nhưng lại tỏ ra yếu thế nếu cạnh tranh dài hạn.
Tiểu xảo và thủ đoạn là những khái niệm rất phổ biến và được áp dụng rất nhiều trong chính trị cũng như kinh doanh tại phương Đông nơi có sự đua tranh gay gắt đối với những lợi ích ngắn hạn trong khi lại bỏ ngỏ nhiều cơ hội trong dài hạn.
3. Phong cách lãnh đạo theo kiểu phương Tây
Do sự thay đổi về địa lý, văn hóa cũng như chính trị mà lãnh đạo phương Tây được chia thành 3 giai đoạn rõ ràng: trước năm 30, từ 1930 đến 1960 và sau 1960.
Trong những công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây trước năm 30 thường nêu lên hai phong cách lãnh đạo cơ bản. Đó là phong cách dân chủ và phong cách mệnh lệnh.
- Phong cách dân chủ được đặc trưng bằng việc người lãnh đạo biết phân chia quyền lực của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.
- Phong cách mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo , người lãnh đạo bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
K. Lêvin, nhà tâm lý học người Mỹ, là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống các phong cách lãnh đạo. Theo ông trong 3 thập kỷ (1930 - 1960), ngoài 2 phong cách lãnh đạo trên còn có một kiểu thứ 3 là phong cách lãnh đạo hình thức.
Phong cách lãnh đạo hình thức : người lãnh đạo chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực tiếp chỉ đạo, thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác ở văn phòng. Chỉ làm việc trực tiếp với người bị lãnh đạo hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo - quản lý, Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo quản lý sau năm 1960. Theo Likeđ có 4 kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý:
- Lãnh đạo độc tài: là người lãnh đạo nắm giữ tất cả quyền hành và trách nhiệm, giao cho cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ đã định.
- Lãnh đạo dân chủ: là người lãnh đạo giao quyền nhưng vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng, công việc được phân chia trên cơ sở quyết định có sự tham gia của cấp dưới.
- Lãnh đạo tự do: người lãnh đạo giao quyền và trách nhiệm cho nhóm, các thành viên của nhóm tự thực hiện công việc theo cách tốt nhất.
- Lãnh đạo theo tình huống: chỉ đạo sát sao, định hướng hỗ trợ, tham gia chia sẻ, trao quyền định hướng kết quả.
Tóm lại cho đến nay có 4 phong cách lãnh đạo phương Tây chủ yếu: Lãnh đạo độc tài, lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo tự do và lãnh đạo theo tình huống.
Các phong cách lãnh đạo nêu trên đều có điểm mạnh, điểm yếu tuy nhiên tại thời điểm xã hội ngày càng phát triển như hiện nay phong cách lãnh đạo dân chủ, coi trọng yếu tố tâm lý con người là chính ngày càng được áp dụng mạnh mẽ tại nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia, vùng và khu vực và hiệu quả của nó đã được kiểm nghiệm, được chứng minh qua sự thành công và mang lại hiệu quả cao hơn của nhiều doanh nghiệp.
4. Sự khác biệt giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
PHƯƠNG ĐÔNG
PHƯƠNG TÂY
1. Đặc trưng con người, xã hội: con người châu Á nhỏ bé, xã hội ít phát triển, ảnh hưởng văn hóa đạo Phật nên phong cách lãnh đạo quan liêu, mang tính mệnh lệnh.
1. Đặc trưng con người, xã hội: xã hội phát triển, con người tầm vóc, tôn trọng tính dân chủ, khai thác yếu tố tâm lý con người một cách mạnh mẽ nên phong cách lãnh đạo theo xu hướng dân chủ.
2. Về tầm nhìn: là ngắn hạn, chủ yếu dùng mẹo. thành công do thời cơ không phải do năng lực, thiên về phát triển các lĩnh vực sản xuất.
2. Về tầm nhìn: là ngắn hạn
3. Văn hóa, chính trị: các nhà lãnh đạo phương Đông bị động, ham muốn vừa phải, không có sẵn quan điểm, chờ ý kiến người khác thì mới bật ra.
3.Văn hóa, chính trị: Các nhà lãnh đạo phương Tây chủ động sáng tạo trong công việc, năng động hơn.
4. Phong cách lãnh đạo: Cái tôi nhiều hơn là dựa vào trí tuệ tập thể, trách nhiệm quyền hạn không rõ ràng.
4. Phong cách lãnh đạo: Dựa vào trí tuệ tập thể, trách nhiệm có trước quyền hạn có sau.
5. Vận dụng vào điều kiện của Việt Nam
Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng một kiểu lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người lãnh đạo phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu lãnh đạo thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp dụng phong cách lãnh đạo vào các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên.
Theo đề xuất của chúng tôi cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm đặc thù của Việt Nam sẽ là Việt Nam phải thay đổi tư duy và phương pháp tiếp cận đồng thời Việt Nam phải phát triển theo xu hướng của thế giới trong điều kiện kết hợp giữa lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây phù hợp với các đặc điểm văn hóa Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt lãnh đạo phương Tây và lãnh đạo phương Đông Khả năng vận dụng vào Việt Nam.DOC