Phân biệt sự khác biệt giữa gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại.
Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài. Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở bên trong bản thân nó. Sự biến đổi xã hội sẽ dẫn theo các yếu tố bên trong nó và những yếu tố khác (Kinh tế- văn hóa- chính trị- quân sự ) thay đổi. Và gia đình là một thành tố tồn tại bên trong xã hội, có thể coi gia đình là một nhóm xã hội sơ cấp, là “tế bào” của xã hội, hay hiểu rộng hơn gia đình là một thiết chế xã hội. Vào những năm đầu đổi mới, “ mở cửa”, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thi trường, kéo theo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào những giá trị truyền thống, đặc biệt trong gia đình Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị. Có thể tùy từng dân tộc, từng vùng, từng dòng họ, từng gia đình mà thay đổi nhiều hay ít. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tôn giáo, lối sống, phông tục, tập quán, tín ngưỡng Trong bài này em muốn đưa ra một số tiêu chí, đánh giá về sự thay đổi của gia đình Việt Nam. Ở đây là hai loại gia đình xưa-nay hay cụ thể hơn là gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại.
Ta cũng có thể xét gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại dựa trên khoảng thời gian, lấy mốc là năm 1945. Trước năm 1945 là gia đình Việt Nam truyền thống, sau năm 1945 là gia đình Việt Nam hiện đại.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 31438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt sự khác biệt giữa gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
Phân biệt sự khác biệt giữa gia đình Việt Nam
truyền thống và gia đình Việt Nam hiện nay.
I. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia
đình hiện đại.
Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ
là sự ổn định bề ngoài. Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở bên trong bản thân nó.
Sự biến đổi xã hội sẽ dẫn theo các yếu tố bên trong nó và những yếu tố khác (Kinh tế-
văn hóa- chính trị- quân sự…) thay đổi. Và gia đình là một thành tố tồn tại bên trong xã
hội, có thể coi gia đình là một nhóm xã hội sơ cấp, là “tế bào” của xã hội, hay hiểu rộng
hơn gia đình là một thiết chế xã hội. Vào những năm đầu đổi mới, “ mở cửa”, với sự tác
động mạnh mẽ của cơ chế thi trường, kéo theo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống,
phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào
những giá trị truyền thống, đặc biệt trong gia đình Việt Nam dù ở nông thôn hay thành
thị. Có thể tùy từng dân tộc, từng vùng, từng dòng họ, từng gia đình …mà thay đổi nhiều
hay ít. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách sinh động và toàn diện cả về
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng, tôn giáo, lối sống, phông tục, tập quán, tín
ngưỡng… Trong bài này em muốn đưa ra một số tiêu chí, đánh giá về sự thay đổi của gia
đình Việt Nam. Ở đây là hai loại gia đình xưa-nay hay cụ thể hơn là gia đình Việt Nam
truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại.
Ta cũng có thể xét gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại dựa
trên khoảng thời gian, lấy mốc là năm 1945. Trước năm 1945 là gia đình Việt Nam
truyền thống, sau năm 1945 là gia đình Việt Nam hiện đại.
Sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại
dựa trên một số tiêu chí, biểu hiện sau:
22
II. Phân biệt gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam
hiện đại:
STT Tiêu chí Gia đình Việt Nam truyền thống Gia đình Việt Nam hiện nay
1 Cơ cấu:
+ Quy mô
gia đình
-Quy mô gia đình lớn, trong gia
đình có nhiều thế hệ. Thường là
“tam đại đầu đường”, “tứ đại đầu
đường.”
- Gia đình đông con.
-Quy mô gia đình giảm dần. Các gia
đình chỉ có hai thế hệ chung sống là chủ
yếu: bố mẹ- con cái.
-Gia đình ít con, mỗi gia đình thường
chỉ sinh từ 1-2 con.
+Loại
hình gia
đình
-Gia đình mở rộng- Có nhiều thế
hệ chung sống theo quan hệ huyết
thống.
- Một người chồng có thể lấy
nhiều vợ.
-Gia đình hạt nhân. Chỉ có thế hệ bố mẹ - con
cái sống trong cùng gia đình. Gia đình
.- Chỉ có 1 vợ-1 chồng theo quy định của pháp
luật pháp.
2 Chức
năng của
gia đình:
- Chức năng sinh sản: Coi trọng
chức năng này, họ coi việc càng
sinh nhiều con thì càng tốt, “con
đàn cháu đống” là có phúc. Đặc
biêt coi trọng con trai.
- Chức năng giáo dục: con cháu
chịu ảnh hưởng từ họ hàng, gia
đình, làng xóm Giáo dục chủ yếu
the tư tưởng Nho giáo, theo những
lễ nghi.Giáo dục con cái bằng
những kinh nghiệm được truyền từ
đời này sang đơi khác. Chỉ có con
trai mới được đi học. Con gái
được giáo dục để làm việc nhà.
-Chức năng kinh tế: Chức năng
- Chức năng sinh sản: Vẫn được chú
trọng, nhưng gia đình hiện đại chỉ sinh
1-2 con là chủ yếu (nhất là những gia
đình ở thành thị). Đã giảm bớt giá trị
con trai.
-Chức năng giáo dục: Ngày càng được
coi trọng hơn. Nhưng gia đình lại chú ý
đến việc học hành của con cái trong
trường như thế nào. Quá trình xã hội
hoá của đứa trẻ được diễn ra nhanh hơn,
được gia đình cho tiếp xúc với xã hội,
với các nhó xã hội nhiều hơn: nhà trẻ,
nhà trường. Cả con trai và con gái đều
được đi học.
- Chức năng kinh tế: Gắn với chức năng
33
sản xuất và tiêu dùng đi đôi với
nhau, do sản xuất tự cung tự cấp là
chính.
- Chức năng tâm lý tình cảm: Vợ
chồng sống với nhau có trách
nhiệm, nghĩa vụ với nhau, cùng
chia sẻ với nhau trong quan hệ vợ
chồng và chăm sóc con cái
tiêu dùng nhiều hơn sản xuất.
-Chức năng tâm lý tình cảm:Cả hai vợ
chồng tuy vẫn cùng chia sẻ với nhau
quan hệ vợ chồng va con cái. Nhưng hai
vợ chồng trong gia đình hiện đại có ít
trách nhiệm và nghĩ vụ với nhau hơn.
Họ coi trọng quan hệ vợ chồng hơn
quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
chức năng
điều chỉnh
và kiểm
soát xã
hội
-Có sự kiểm soát giữa các cá
nhân, theo chiều từ trên xuống,
bố mẹ kiểm soát con cái, thế hệ
trước kiểm soát thế hệ sau.
-Sự kiểm soát của gia đình là
rất chặt chẽ, đặc biệt đối với con
gái.
-Sự kiểm soát các cá nhân theo
gia phong, theo những luật lệ
trong làng…
- Có sự kiểm soát từ trên xuống.
- Sự kiểm soát của gia đình có phần
lỏng lẻo hơn. Nhưng phương tiện kiểm
soát thì đa dạng hơn.
-Sự kiểm soát các cá nhân theo pháp
luật và nề nếp của gia đình.
3 Mối quan
hệ giữa
các thành
viên trong
gia đình
Mối quan hệ giữa các thành viên
được củng cố bằng chế độ tông
pháp và chế độ gia trưởng.
Có sự mâu thuẫn nhau trong
những mối quan hệ và trở nên gay
gắt: mẹ chồng nàng dâu, em chồng
chị dâu.
Mối quan hệ giữa các cá nhân bình đẳng
hơn.
Vẫn còn những mâu thuẫn tồn tại trong
cac mối quan hệ nhưng đã bớt gay gắt.
Các cá nhân có quyền tự do.
4 Vị trí- vai
trò của
phụ nữ
trong gia
đình:
- Chồng: Thường là chủ gia đình,
có quyền quyết định mọi hoạt
động lớn nhỏ trong gia đình.
- Vợ- người phụ nữ thường bị phụ
thuộc vào chồng. Không có vị trí
- Chồng: Vẫn là người chủ trong gia
đình
- Vợ- người phụ nữ đã có vai trò quan
trọng sản xuất, tái sản xuất, tiếp cận các
nguồn lực phát triển, các quyết định, các
44
+Vai trò
của người
phụ nữ
trong gia
đình.
+Người
chủ gia
đình
+Người
sở hữu tài
sản.
+Phân
công lao
đông
trong gia
đình:
quan trọng trong gia đình ( nếu
không sinh được con trai).Người
vợ phải có trách nhiệm sinh con
trai, làm mọi công việc nhà.
- Con cái:
+ Con trai: được coi trọng nhiều
hơn.
+ Con gái:Không có giá trị bằng
con trai.
Thường con cái phải tuân theo lời
của bố mẹ.”Cha mẹ đặt đau con
ngồi đấy”.
sinh hoạt cộng đồng và thụ hưởng phúc
lợi xã hội, gia đình.
- Con cái: Đã giảm phân biệt giữa nam
và nữ. Con cái có quyền lựa chọn bạn
đời cho mình, có quyền quyết định cuộc
sống của mình khi đến tuổi công dân.
5 Nghề
nghiệp
Thường gia đình, dòng họ theo
một nghề nhất định, “cha truyền
con nối” tạo thành “nghề gia
truyền”, hay rộng hơn là thành
một làng nghề.
Chủ yếu làm nghề nông
Các thành viên trong gia đình làm
những công việc khác nhau. Mỗi thành
viên có quyền quyết định nghề nghiệp
cho riêng mình.
Nghề nghiệp phong phú hơn.
6 Kinh tế
gia đình
Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Kinh tế phụ thuộc vào thành viên
chính trong gia đình
- Kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm phần
lớn trong các gia đình, nhưng hiện nay
còn thêm kinh tế phi nông và hốn hợp
phi nông nghiệp – nông nghiệp.
- Mỗi người đều có thể đóng góp những
giá trị kinh tế khác nhau. Không còn
phụ thuộc vào một cá nhân cụ thể (trừ
những gia đình khó khăn)
55
7 Tư tưởng,
Giá trị-
chuẩn
mực gia
đình
Theo tư tưởng Nho Giáo là chủ
đạo.
-Tình yêu lứa đôi trong sáng.
-lòng chung thủy, tình nghĩa vợ
chồng.
-Trách nhiệm và sự hy sinh vô tận
của cha mẹ với con cái.
-Con cái hiếu thảo với cha mẹ.
-Con cháu kính trọng, biết ơn và
quan tâm tới ông bà, tổ tiên.
Tình yêu thương, chăm lo và đùm
bọc anh em, họ hàng.
-Đề cao lợi ích chung của gia
đình.
-Tự hào truyền thống gia đình,
dòng họ.
Tiếp thu tư tưởng, tinh hoa của cả
phương Đông và phương TâyBên cạnh
những giá trị truyền thống, gia đình Việt
Nam còn tiếp thu những giá trị tiên tiến
của gia đình hiện đại như:
- Tôn trọng tự do cá nhân.Tôn trọng
quan niệm và tự do của mỗi người. Tôn
trọng lợi ích cá nhân.
-Dân chủ trong mọi quan hệ
- Bình đẳng nam nữ
- Bình đẳng trong trách nhiệm, nghĩa vụ.
- Bình đẳng trong thừa kế. - Không phân
biệt đối xử đẳng cấp, thứ bậc giữa con
trai- con gái, anh- em
8 Chu kỳ
gia đình
- Vấn đề kết hôn: Tuổi kết hôn
sớm.” Lấy chồng từ thửơ 13”.
-Sinh con: thể hiện vai trò của
người làm bố mẹ.
-Nuôi dạy con, giúp con cái hoà
nhập vào cuộc sống của cộng
đồng làng xã, họ hàng. Có sự nuôi
dạy của ông bà.
- sinh hoạt vợ chồng ít bị ảnh
hưởng.
- Vấn đề kết hôn: Tuổi kết hôn muộn
hơn. Kết hôn theo quy định của pháp
luật.
- Sinh con: gây nên những căng thẳng,
sự thích ứng bố mẹ của những cặp vợ
chồng trẻ.
- Sinh hoạt vợ chồng được quan tâm
nhiều. Là vấn đề mà các cặp vợ chồng
quan tâm.
66
III.Phân tích sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và
gia đình Việt Nam hiện đại:
1. Tiêu chí 1: Cơ cấu gia đình:
Tiếp cận theo lý thuyết cấu trúc- chức năng. Ta xem xét gia đình trong mối quan hệ với
xã hội và xem xét thành phần của gia đình truyền thống và hiện đại khác nhau như thế
nào khi các thành viên trong gia đình thay đổi. Mọi cấu trúc trong gia đình đã được
chuẩn hóa sẽ có những chức năng phù hợp.
+ Quy mô gia đình:
Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tam đại đồng đường”,“tứ đại đồng
đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được
thay thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có
thể đến thế hệ thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng chung sống, mặc dù tuổi
thọ trung bình ngay nay cao hơn trước rất nhiều. “Theo số liệu của các cuộc điều tra dân
số qua các năm cho thấy, qui mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22%
người/hộ năm 1979 xuống còn 4,61 người/hộ năm 1999 và đến thời điểm này còn có thể
ít hơn nữa, tuy chưa có công bố kết quả điều tra mới. Quy mô số gia đình ở các vùng
miền cũng khác nhau, do ảnh hưởng của trình độ dân trí, đặc điểm về kinh tế xã hội,
phong tục tập quán và đặc trưng văn hoá. Ví dụ như: Tại khu vực đồng bằng sông Hồng,
quy mô số gia đình trung bình là 4,1 người, thấp nhất trong cả nước. Vùng Tây Bắc có
qui mô số gia đình trung bình cao nhất, trên 5 người, trong đó có một số dân tộc ở miền
núi phía Bắc có quy mô hộ gia đình lớn hơn rất nhiều so với quy mô hộ trung bình của cả
nước” (nguồn: Theo phân tích của một số nhà xã hội học, sự
thu nhỏ quy mô gia đình nói trên đang tạo thêm nhiều điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng
giới, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn, giảm bớt những mâu thuẫn và
xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia đình nhiều thế hệ. Việc sinh ít con đã trở
nên phổ biến trong các gia đình, cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có
nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều
kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được chăm sóc tốt hơn. Tuy vậy, quy mô gia đình
thu nhỏ cũng gây nhiều khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi và phát triển nhân
77
cách trẻ em. Ví dụ như: Trong những gia đình quy mô nhỏ ở Hà Nội được điều tra, có tới
hơn 30% số người sống ở nội thành cho biết họ không có thời gian hoặc rất ít thời gian để
chăm sóc giáo dục con cái. Sự thu nhỏ quy mô gia đình theo hướng con cái khi có gia
đình riêng sống tách rời cha mẹ đã khiến người già có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cô đơn
và khó khăn về kinh tế, nhất là ở nông thôn-nơi bảo hiểm xã hội đối với người già chưa
phổ biến.. Quy mô của gia đình có ảnh hưởng đến hoạt động và đời sống của từng
thành viên trong gia đình đó.
+ Loại hình gia đình:
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay, được thể hiện trong biến đổi cơ cấu gia
đình. Loại hình gia đình rất phong phú. Thay vào những gia đình mở rộng, gồm nhiều
các thế hệ thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống và thường bị chi
phối bởi chế độ “ gia trưởng” là những gia đình hạt nhân- loại hình gia đình tiên tiến,
phù hợp với xã hội hiện đại- mang tính phổ biến. Theo kết quả điều tra gia đình Việt
Nam năm 2006 ( Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 do ủy ban dân số, gia đình,
trẻ em thực hiện), mô hình hộ gia đình 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái)- gia đình hạt
nhân tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam (chiếm tỉ lệ 63,4%). Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên-
gia đình mở rộng có xu hướng giảm. Trong đó,mô hình gia đình qui mô nhỏ có xu
hướng phổ biến ở thành thị hơn nông thôn và ở nhóm hộ giàu hơn hộ nghèo, tỷ lệ hộ gia
đình có 3 thế hệ ở nông thôn thấp hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành.Trước kia
trong mỗi gia đình người đàn ông được phép lấy nhiều vợ, tùy thuộc vào việc ngươi đàn
ông đó có đủ khả năng về kinh tế hay không. Hôn nhân không do pháp luật quy định.
Nhưng hiện nay, gia đình hạt nhân đang được lan rộng. Mỗi gia đình chỉ có 1 vơ-1
chồng. Hôn nhân được sự đồng ý của cha mẹ, sự công nhận của pháp luật, và được tổ
chức cưới theo nghi thức đời sống mới. Tuổi kết hôn của cả nam lẫn nữ đều có xu
hướng tăng cao và sau khi kết hôn, đôi vợ chồng thường có nơi ở riêng và số con của
cặp vợ chồng đa số là trên dưới 2 con.
2. Tiêu chí 2: Chức năng của gia đình:
Tương ứng với những cơ cấu của gia đình, ta có những chức chức năng phù hợp. Theo
thuyết chức năng, nó sẽ hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc và hệ quả của
88
cấu trúc gia đình. Ta sẽ phân tích thành phần tạo nên cấu trúc của chúng,xem các thành
phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào. Sự phân tích gia đình theo cách tiếp cận
chức năng bao gồm 4 câu hỏi chính: Các chức năng của gia đình là gì? Quan hệ chức
năng giữa gia đình và các bộ phận khác của xã hội là gì? Gia đình thực hiện những chức
năng gì đối với cá nhân? Mối liên hệ giữa cấu trúc gia đình và chức năng gia đình? Thiết
chế gia đình là hệ thống quy định ổn định là tiêu chẩn hoá tính giao và sự truyền chủng
của con người.
Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về bản chất, gia đình có 4 chức năng cơ bản (sinh
sản.giáo dục, kinh tế, tâm lý- tình cảm) ngoài ra còn có các chức năng khác như: chăm
sóc sức khỏe của người già, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, điều chỉnh hành vi tình dục và giới,
xã hội hoá trẻ em…
Thứ nhất: Chức năng sinh sản, đại bộ phận người Việt cho rằng sinh con là một chức
năng quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, đã có một sự chuyên đổi nhận thức về mặt số
con, con trai hay gái...Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, tỉ lệ người
đồng ý rằng gia đình phải có nhiều con chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6% người cao tuổi,
6.6%người độ tuổi 18-60 và 2,8% vị thành niên), khác hẳn với gia đình truyền thống
trước kia, hầu như nhà nào cũng sinh rất nhiều con. Mọi người coi sinh đẻ , coi số con
càng đông thì gia đình ấy lại càng có phúc. Quan niệm “gia đình nhất thiết phải có con
trai” vẫn được bộ phận đáng kể người dân ủng hộ (gần 37% người độ tuổi 18-60), trong
đó nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45,5% ở
nhóm có thu nhập thấp nhất, 26% ở nhóm có thu nhập cao nhất). Lí do để giải thích vì
sao phải có con trai chủ yếu vẫ là “để có người nối dõi tông đường” (85,7%), “ để có
người nương tựa lúc tuổi già”(54,2%) và để có người làm việc nặng(23,4%)... tuy nhiên
có khoảng 63% người cho rằng không nhất thiết phải có con trai. Cho thấy bộ phận
người dân đã tự nhận thức được giá trị của con cái trong cuộc sống gia đình nói chung.
Thứ hai, chức năng giáo dục. Dù là gia đình Việt nam truyền thống hay hiện đại thì
giáo dục là một phần không thể thiếu được trong gia đình, nó thể hiện sự dạy dỗ của ông
bà, bố mẹ với con cái, cháu chắt. Chúng ta thấy rằng gia đình truyền thống thì con cái sẽ
có được sự chỉ bảo, dạy dỗ của cả ông bà, chú bác, bố mẹ nhiều hơn gia đình hiện
đại.Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn đứng cơ hội truyền thụ những hiểu biết về
việc nuôi dạu con cái từ thế hệ ông bà cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ trẻ mới lập gia đình cho
99
dù có nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ nhưng vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ, xung
quanh việc nuôi dạy con cái vì giới tre ngày nay trông cậy vào tri thức khoa học và
chuyên môn hơn là sự hiểu biết của bố mẹ.
Thứ 3: Chức năng kinh tế của gia đình: được quyết định phù thuộc vào công việc hay
mức thu nhập của các thành viên trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng của gia đình có
ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Gia đình Viêt Nam
truyền thống chủ yếu hoạt động kinh tế nhỏ lẻ,riêng rẽ, tự cung tự cấp là chính. Nhưng
hiện nay gia đình Việt Nam đã có sự thay đổi, các thành viên trong gia đình thực hiện
hoạt động kinh tế ngoài gia đình. Xu hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các
thành viên trong gia đình dẫn đén chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như một đơn vị
kinh tế thu hẹp lại. Chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam hiện đại bộc lộ rõ hơn ở các
hoạt động tiêu dùng hơn là hoạt động tạo thu nhập. → Ta luôn coi gia đình như một đơn
vị kinh tế để đảm bảo cho sinh hoạt của gia đình và các thành viên trong gia đình đó.
Thứ 4: chức năng tâm lý-tình cảm của gia đình. Trong gia đình Việt Nam truyền
thống coi trọng những giá trị về vợ chồng, con cái- bố mẹ theo những chuẩn mực nhất
định. Người vợ kì vọng vào vai trò trụ cột kinh tế,vai trò làm cha của người chồng hơn là
vào tình yêu và sinh hoạt vợ chồng. Còn người chồng lại coi trọng vào sự đảm đang, vai
trò làm vợ, làm mẹ của người vợ. Những gia đình Việt nam truyền thống thường không
thấy ly dị như gia đình hiện đại. Gia đình Việt Nam hiện đại vẫn coitrongj những giá trị
truyền thống đó,nhưng bây giờ họ có thể tự do tìm cho mình một đối tượng theo tình
cảm, họ dễ chia tay nhau hơn, dễ thay đổi hơn.
→ bốn chức năng cơ bản của gia đình là những điểm chung cho gia đình Việt Nam
truyền thống và hiện đại. Nhưng tùy thuộc vào mỗi loại gia đình mà những chức năng
này lại có cách thức biểu hiện khác nhau.
Thêm 2 chức năng quan trọng nữa là điều chỉnh và kiểm soát các cá nhân trong gia đình.
Ở gia đình Việt Nam truyền thống luôn có sự kiểm soát chặt chẽ giữa các thành viên
trong gia đình hơn gia đình hiện đại Nhưng sự kiểm soát này lại tạo nên sự mất tự do, sự
ngột ngạt với các thành viên. Sự kiểm soát bao giờ cũng theo chiều dọc từ trên xuống..
Giúp cho gia đình ổn định và giữ được nền nếp.
3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
101
0
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thể hiện cơ cấu của gia đình như thế
nào. Và nó cũng được biểu hện trong thuyết tương tác- biểu trưng. Đó là áp dụng để
nghiên cứu, xem xét quá trình xã hội hóa trẻ em, phân tích quan hệ giữa cha mẹ và con
cái, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.Nghiên cứu các vai trò vị trí trong gia
đình là ta nghiên cứu quan hệ bên trong gia đình. Điều đó nói lên mỗi vai trò trong gia
đình đều liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên được củng
cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia
đình (vợ- chồng; cha- con; anh- em) tuân theo một tôn ti, trật tự chặt chẽ. Là vợ chồng
thì phải hòa thuậ thương yêu nhau, phu xướng thì vợ phải tùy; là cha con thì cha phải
hiền từ, biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập,. Là con
cái thì phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ. Là anh em thì phải
biết đoàn kết,thương yêu, đùm bọc lẫn nhau... Cho đến nay, mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình thì lỏng lẻo hơn. Sức Nặng của tôn ti trật tự dù vẫn còn nhưng đã
giảm dần, và bây giờ là sự đề cao tự do cá nhân, bình đẳng trong mối quan hệ. Vì hiện
nay số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giảm, thu nhâp của gia đình lại tăng lên
nên cha mẹ có điều kiện nuôi con tốt hơn. Cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn bố mẹ đều
không có thời gian chăm sóc con cái học tập, vui chơi giải trí. Nhiều bậc cha mẹ phó
mặc con cái cho nhà trường,các đoàn thể trong việc giáo dục nhân cách, văn hóa. Đồng
thời, cũng có không ít con cái con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha
mẹ.Do đó mà mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong một số gia đình Việt Nam trở
nên lỏng lẻo,nảy sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội trong giới thanh thiếu niên hiện nay.
4. Vị trí- vai trò của phụ nữ trong gia đình:
Phân công lao đông trong gia đình:Vì gia đình là một thiết chế xã hội. Mà ta biết
rằng thiết chế với tư cách một quy tắc các lễ nghi, những hành động và việc chuyển đổi
từ một vai trò sang vai trò khác bên trong thiết chế. Vị trí- vai trò của người vợ hoặc
chồng sẽ được phân công hoặc chuyển đổi cho nhau qua một số tình huống cụ thể, điều
kiện cụ thẻ để gia đình đảm bảo được tính ổn định.
111
1
Phân công lao động theo giới là chủ yếu trong gia đình Việt Nam có sự khác nhau
trước kia và hiện nay. Trước kia sự phân công lao động theo phương thức người phụ nữ
hay người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc trong nhà (nội chợ, chăm sóc
người thân trong gia đình...) Người vợ không được can dự vào các công việc lớn. Còn
nam giới/ người chồng phù hợp với các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở
bên ngoài gia đình và xã hội. Cho đến nay, sự phân công lao động trong gia đình Việt
Nam hiện đại có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình, cả hai vợ chồng cùng đi
làm bên ngoài, công việc nội trợ gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn...
Quan niệm về người chủ gia đình: Trong gia đình Việt Nam truyền thống, người chủ
gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực, va đóng góp vượt trội, được
các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Họ là những người quyết định chính cho
những vấn đề lớn của gia đình. Người chủ của gia đình thường là đàn ông/ người chồng.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa dạng Người chủ
gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/ người vợ; hay cả hai vơ
chồng cùng làm chủ gia đình tuy thuộc vào phẩm chất, năng lực, đóng góp của họ trong
mỗi gia đình cụ thể. Qua đây có thể thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được
vị trí, vai tro của mình trong gia đình.
Sở hữu tái sản: Trước đây, tỉ lệ người đàn ông/ người chồng đứng tên các giấy tờ sở
hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so vơi người phụ nữ/ngươi vợ. Điều này
bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Việt Nam truyền
thống(trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ). Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia
đình giải thích phân nào lí do người chồng có tiếng nói và quỳen quyêt định cao hơn
người vợ trongnhững công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên qua trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như các chính sách của Nhà nước đang làm thay đổi mối
quan hệ giữa vợ- chồng về quyền sở hữu tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người
phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu Tài sản của hộ gia đình hơn.
5. Nghề nghiệp trong gia đình:
Trước kia nghề nghiệp chính trong gia đình truyền thống Việt Nam là nghề nông. Sau
vụ mùa cả nhà hoặc cả họ cùng nhau làm một số nghề thủ công: đan nón, dệt, thêu…
Nghề nghiệp trong gia đình truyền thống thường được truyền tư đời này sang đời khác:
“Cha truyền con nối” làm cho tín chất nghề nghiệp trong gia đình không đa dạng. Nhưng
121
2
hiện nay thì nghề nghiệp trong gia đình hiện đại đã có sự thay đổi rõ ràng. Mỗi cá nhân
trong gia đình có thể tự lựa chọ cho mìn một nghề mình thích. Vì tự do cá nhân và dân
chủ được đề cao khiến cho cá nhân trong gia đình có quyền phát triển tốt hơn. Có nhiều
nghề nghiệp mới đang xuất hiện làm cho các thành viên được hoạt động và tìm cho
mình công việc thích hợp. Dù bây giờ con cái vẫn chịu ảnh hưởng định hướng nghề
nghiệp bởi cha mẹ.
6. Kinh tế gia đình:
Gia đình truyền thống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún ,
tự cấp tự túc để sinh sống và đảm bảo cuộc sống.80% dân số sống bằng nghề nông. Vì
vậy nó đã quy định cơ cấu kinh tế trong gia đình Việ Nam. Kinh tế nông nghiệp không
được mở rộng, không có sự quan tâm của chính sách hỗ trợ. Nhưng kinh tế gia đình đã
có sự thay đổi rõ ràng. Gia đình hiện đại có nguồn lợi kinh tế thu được từ phi nông
nghiệp hoặc hốn hợp phi nông nghiệp. Nhóm hộ gia đình Phi nông nghiệp là những gia
đình có nguồn thu nhập từ lương bổng, từ các lĩnh vực hoạt đọng kinh tế, dịch vụ.
Các gia đình chịu ảnh hưởng của cơ chế thi trường nên đã có những hoạt động kinh tế
phù hợp, phong phú, đáp ứng những nhu cầu của thị trường. Số thành viên đóng góp vao
kinh tế cho gia dình cũng nhiều hơn
7.Tư tưởng- giá trị , chuẩn mực của gia đình Việt Nam:
Vì gia đình được coi như một thiết chế xã hội, nên nó sẽ kiên quan đến các dạng ứng
xử gia đình, vai trò, chuẩn mực của gia đình được quy định. Một thiết chế bao gồm một
loạt các chuẩn mực. Một thiết chế định rõ hành vi đúng và không đúng bằng việc phân
định ranh giới giữa các thành viên và những người không phải thành viên của thiết chế,
bằng việc bố trí các thành viên theo các vai trò xã hội cụ thể. Thiết chế với tư cách một
qui tắc sử dụng các lễ nghi, hành động,và việc chuyển đổi từ một vai trò sang vai trò
khác bên trong thiết chế.
Về mặt tư tưởng, gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,chính vì
vậy nên những cách ứng xử, xác định vai trò, chuẩn mực của gia đình Việt Nam về mỗi
cá nhân trong gia đình đều bị chi phối bởi quan niệm Nho giáo. Theo quan niệm Nho
giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan
131
3
hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai
mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong
kiến ở Việt Nam mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia
trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với
các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội
phải thực hiện. Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính
quy phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các
phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn cho con
người. Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình thì vợ -
chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải hiền từ biết
thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập. Ngược lại, phận làm
con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha
mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải
biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị. Trong
quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi trước hết phải có lòng trung thành trong quan hệ vua tôi
và trên dưới. Người dưới phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử
với kẻ dưới phải lấy chữ nhân làm đầu, phải biết giữ lễ và phải có lòng tín thật. Xét
chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà
yêu cầu đối với người.Đây chính là những giá trị mà gia đình Việt Nam truyền thống tiếp
thu và coi đó là những chuẩn mực để đưa nó vào cuộc sống, nếp sống từ bao đời nay.Bên
cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có nguyên nhân từ
việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội. Để bảo đảm sự ứng xử được đúng, Nho
giáo yêu cầu mỗi người phải làm tết vai trò của mình. Vai trò đó được xác định bởi danh
phận của mỗi người do xã hội quy định. Đó là phận làm vua, phận làm tôi, phận làm cha,
phận làm con.... Danh phận của mỗi người quy định cách ứng xử của họ. Cách ứng xử
theo danh phận Nho giáo gọi là lễ. Theo Nho giáo, nếu trong xã hội mỗi người đều làm
tất bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình. Nếu xã hội thái bình thì mọi người ai cũng
được an cư lạc nghiệp. Khi đó tất cả những người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả
sẽ được mọi thành viên trong xã hội quan tâm giúp đỡ. Để làm được điều đó, Nho giáo
đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của gia đình. Được ví như cái nước nhỏ, Nho giáo cho
rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định của xã hội. Vì vậy, những hành vi ứng
141
4
xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ
thuộc vào danh phận mỗi người. Những quy định này, nếu loại bỏ những yếu tô bảo thủ,
mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn có giá trị. Do đó, kế thừa những tư tưởng tích cực
của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm
thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là
việc làm cần thiết giúp cho những giá trị tốt đẹp giữa người với người, giữa các thành
viên trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại được đảm bảo theo một trật tự,
đạo đức nhất định.
Gia đình Việt Nam hiện đại không những vần tồn tại những tư tưởng- giá trị của Nho
giáo mà nó còn bổ sung thêm những giá trị, tư tưởng mới, tiến bộ, phù hợp với cuộc sống
hiện nay như đã nêu ở trên. Ta thấy rằng gia đình Viêt Nam đã biến đổi một cách toàn
diện và ngày càng trở thành một thực thể hoàn thiện, năng động phù hợp với những điều
kiện kinh tế- xã hội có nhiều biến động.
8. Chu kỳ gia đình:
Chu kỳ gia đình lấy việc gia đình cũng như cá nhân đươc tồn tại tiếp diễn với sự lặp đi
lặp lại của sinh và tử làm tiền đề và định ra giai đoạn bước ngoặt: là lúc trải nghiệm quan
trọng mà gia đình gặp phải từ khi 2 vơ chồng kết hôn cho đến lú chết đi. Chu kì gia đình
bình thường được tiếp diễn bởi các giai đoạn kết hôn, sinh con,ngừng sinh con, nuôi dạy
con cho đến khi con cái rời khỏi gia đình, kết thúc nuôi dạy con cái đến già nua và đến
khi qua đời. Xem xét chu kì của gia đình cũng là một tiêu chí để đánh giá xem sự khác
nhau giữa các chu kỳ của gia đình Việt Nam truyền thống và gia đìn Việt Nam hiện đại ra
sao? Nhìn nhận chu kì gia đình có ảnh hưởng đén từng thành viên như thế nào.
Sự biến đổi chu kỳ gia đình thể hiện trước hết ở vấn đề kết hôn. Gia đình truyền thống
thường để con cái kết hôn rất sớm, người ta gọi là tảo hôn. Nhưng hiện nay tuổi kết hôn
trung bình có xu hướng tăng. Trog đó tuổi kết hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn,
những người làm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thờng kết hôn muộn hơn những
người làm công việc đơn giản. Sau khi kết hôn người phụ nữ sé sinh con. Người phụ nữ
trong gia đình hiện đại sẽ chịu nhiều áp lực hơn ngừi phụ nữ trong gia đình truyền thống.
151
5
Vì đó là những áp lực công việc, áp lực xã hội để hoàn tất vai trò của mình thật không dê
dàng. Tỷ trọng thời gian dan cho việc nuôi dạy con cái cũng giảm dần.Việc rút ngắn thời
gian sinh con làm tăng tỷ lệ có việc làm của phụ nứ đã lập gia đình. Thêm vào đó, khi kì
vọng về mức sống của gia đình ngày àng cao hơn thì việc duy trì mức sống ở một mức độ
nào đó chỉ bằng thu nhập của người chồng là việc rất khó trong thời đại Công nghiệp hoá.
Do đó, hiên nay, tỷ lệ phụ nữ đi làm ngày càng tăng, số người phụ nữ hoat động xã hội
lớn hơn rất nhiều so với trước kia.
IV. Kết luận và khuyến nghị:
Tóm lại, ta có thể thấy một số xu hướng biến đổi đặc trưng từ gia đình truyền thống đến
gia đình hiên đại ở Việt Nam qua những tiêu chí thể hiện sự khác nhau giữa chúng:
Thứ nhất: Qui mô gia đình Việt Nam đang dần thu hẹp lại. Gia đình hạt nhân trở nên phổ
biến.
Thứ 2: Chiều chức nang của gia đình có sự thay đổi
Thứ 3: Các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo.
Thứ 4: Vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình à ngoài xã hội được cải thiện
Thứ 5: Cơ cấu kinh tế và nghề nghịe trong gia đinh biến đổi phù hợp với thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
So sánh giữa gia đình truyền thống và hiện đại ở Việt Nam để thấy rõ hơn những ưu
nhược điểm của hai loại gia đình, và cho thấy những vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn
và nguy cơ bởi xung đột giữa quan điểm giá trị truyền thống,v à quan điểm gia trị mới,
mâu thuẫn giữa thế hệ trước và thế hẹ sau của xã hội Việt Nam. Do vậy để giải quyết
mâu thuẫn và “xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc…” thì chúng ta
cân phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống trong hoàn cảnh xã
hoọi mới, và đảm bảo quyền tự do dân chue mỗi cá nhân trong gia đình. Cần tập trung
vào một số vấn đề sau: có hệ giải pháp thiết thực để thực hiện tốt nhất chiến lược củng cố
và xây dựng gia đình; có hẹ chính sách hữu hiệu hỗ trợ phat triển kinh tế hộ gia đình;
161
6
phát triển giáo dục nâng cao dân trí; có chính sách tích cực đâye mạnh đoàn tụ gia đình;
đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, tăng cường thực hiênh công tác dân số, kế hoạch
hoá gia đình; mở rộng tuyên truyền bình đẳng giới trong gia đình…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt sự khác biệt giữa gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện nay.pdf