Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác

Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác? Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống? Trả lời: Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người( nhận thức, tình cảm, hành động ) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia nhận thức làm 2 loại: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cảm giác và tri giác là 2 phần khác nhau của nhận thức cảm tính. Chúng chỉ phản ánh bề ngoài, không bản chất của sự vật, hiện tượng.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 63656 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác? Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống? Trả lời: Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người( nhận thức, tình cảm, hành động ) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia nhận thức làm 2 loại: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cảm giác và tri giác là 2 phần khác nhau của nhận thức cảm tính. Chúng chỉ phản ánh bề ngoài, không bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác: Cảm giác và tri giác đều là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng đều phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật. Đều phản ánh hiện tượng khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhưng cảm giác và tri giác khác nhau ở những đặc điểm cơ bản sau: Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở của những cảm giác nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của những cảm giác mà là sự phản ánh cao hơn cảm giác. Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan. Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này nên khi có kinh nghiệm thì chỉ cần tri giác một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng ta cũng có thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng. Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này là sự khái quát từ mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của đối tượng tri giác ở một khoảng thời gian nào đó. Tri giác là quá trình hành động tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể. Các quy luật: Cảm giác: + Quy luật ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác thì phải kích thích vào các giác quan song không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu sẽ không gây ra cảm giác hoặc kích thích quá mạnh những sẽ không còn thấy cảm giác mà chỉ khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định thì mới có thể gây ra được cảm giác. Giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Cảm giác có 2 ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới là kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác và ngưỡng cảm giác phía trên là kích thích tối đa mà vẫn còn gây ra cảm giác. VD: Ta bị ngã từ trên cao xuống. Lúc đầu ta không cảm thấy đau vì bị kích thích quá mạnh và ta dường như cảm thấy là không sao nhưng sau một lúc mới dần dần thấy đau. + Quy luật thích ứng của cảm giác: Cảm giác của con người có khả năng thích ứng, đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ của vật kích thích. Nếu cường độ kích thích mạnh thì sẽ giảm độ nhạy cảm ngược lại nếu cường độ kích thích yếu thì sẽ tăng độ nhạy cảm và cảm giác mất hoàn toàn khi kích thích kéo dài với cường độ không đổi. VD: Buổi tối khi tắt đèn đi ngủ, ta có thể thích ứng ngay được với bóng đêm. Nhưng khi đang ngồi trong bóng tối mà lại bật đèn lên thì độ thích ứng của ta sẽ giảm xuống, phản ứng lại là nheo mắt một lúc. + Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác: Cảm giác của con người có thể tác động qua lại lẫn nhau. Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhảy cảm của cơ quan phân tích kia và sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia. VD: Ở những người điếc thì bao giờ cơ quan thị giác của họ cũng nhạy cảm hơn người bình thường và ở những người mù thì khả năng nghe của họ tốt hơn rất nhiều so với người bình thường. Tri giác: + Quy luật về tính đối tượng của tri giác: Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên khi con người tạo ra hình ảnh tri giác thì phải sử dụng một tổ hợp các hoạt động của các cơ quan phân tích, đồng thời phải đem sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đang tri giác để tách các đặc điểm của sự vật, đưa chúng vào hình ảnh của các sự vật, hiện tượng. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi của con người. + Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Có vô số sự vật, hiện tượng tác động vào con người, nó đa dạng đến mức mà con người không thể tri giác và phản ứng với những kích thích đó một cách đồng thời được. Chúng chỉ tách ra một cách rõ ràng và tự giác từ vô số những tác động đó một vài tác động mà thôi. Tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh, vì vậy những sự vật, hiện tượng nào càng được phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri giác một cách dễ dàng và đầy đủ. Sự lựa chọn tri giác không có tính cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau. Quy luật này được sử dụng nhiều trong: trang trí, bố cục, trong dạy học, thay đổi kiểu chữ, màu mực khi viết bảng, minh hoạ nếu ta muốn cho học sinh tri giác dễ dàng hơn… + Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác: Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa nhất định. Khi ta tri giác một sự vật, hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình thì ta có thể gọi được tên sự vật, hiện tượng đó và xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định. Ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng tìm trong nó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết hoặc xếp nó vào một loại sự vật, hiện tượng đã biết, gẫn gũi nhất với nó. Quy luật này được ứng dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. VD: Sử dụng tài liệu trực quan thì phải kèm theo lời chỉ dẫn để học sinh quan sát một cách đầy đủ và sâu sắc. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng mới mẻ khi tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết. + Quy luật về tính ổn định của tri giác: Điều kiện tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi song chúng ta vẫn tri giác được sự vật, hiện tượng đó là ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc…Hiện tượng này nói lên tính ổn định của tri giác. Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác trong cách điều kiện tri giác khác nhau. VD: Khi coi truyền hình thì hình người trên màn hình nhỏ hơn rất nhiều so với người thực bên ngoài nhưng ta vẫn có hình ảnh con người lớn như hình ảnh thưc của họ ở bên ngoài. Quy luật tổng giác: Ngoài tính chất và đặc điểm của vật kích thích, tri giác của con người còn phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tình cảm, động cơ…của bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc tri giác vào nội dung đời sống tâm lý và đặc điểm nhân cách của chủ thể tri giác được gọi là hiện tượng tổng giác. Chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác. UD: Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta phải tính đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, xu hướng, hứng thú, tâm lý của học sinh khi chúng tri giác. Việc tích luỹ tri thức kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu…cho học sinh làm cho sự tri giác của họ tinh tế, nhạy bén hơn. Ảo giác: Trong một số trường hợp, tri giác không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Những trường hợp này tuy không nhiều nhưng nó có tính quy luật. Ảo giác được vận dụng trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang phục…để phục vụ cho cuộc sống con người. Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật và chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ xung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt động nhận thức cao hơn (tư duy và tưởng tượng). Trong quá trình dạy và học, giáo viên cần vận dụng các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác một cách tích cực để nâng cao hiểu quả dạy học và giáo dục. 2) Phân tích các quy luật của tình cảm? Phân biệt xúc cảm và tình cảm? Các quy luật của tình cảm: + Quy luật lây lan: Tình cảm của con người có thể truyền, lây lan từ người này sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy có hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm của người này đối với người kia…Đó chính là biểu hiện của quy luật lây lan tình cảm. VD: + Quy luật thích ứng: Nếu tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì nó sẽ suy yếu dần và trở lên chai dạn. Đó chính là sự thích ứng. VD: + Quy luật tương phản: Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Đó là sự tác động qua lại giữa xúc cảm tình cảm âm tính với xúc cảm tình cảm dương tính thuộc cùng một loại. Nghĩa là một xúc cảm tình cảm này có thể làm tăng cường một xúc cảm tình cảm khác đối với cực của nó. Đó là sự cảm ứng hay tương phản trong tình cảm. VD: + Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm cá nhân, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc nhưng chúng lại không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau. VD : Sự ghen tuông của những ông chồng, bà vợ hay của những người đang yêu. Trong sự ghen tuông, tình cảm của họ lẫn lộn : có yêu, có ghét, có hờn giận, có nhớ thương. + Quy luật di chuyển : Tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Bởi vậy cho nên người ta thường có lúc giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm… VD : Một số cá nhân trong tập thể lớp không có ý thức học tập, hay nói chuyện riêng…Giáo viên rất không hài lòng với một số cá nhân này và dần dần giáo viên sẽ không có thiện cảm với lớp. + Quy luật về sự hình thành tình cảm : Tình cảm được hình thành bởi những xúc cảm cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa. VD : Tình cảm giữa con cái với cha mẹ, hay là tình anh em. Con cái thường xuyên được sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng của cha mẹ giành cho mình và dần dần tình cảm được tổng hợp, khái quát lại. Cũng giống như câu chuyện tình yêu, càng gần nhau thì tình yêu sẽ đến nhanh và tình cảm giành cho nhau cũng dần dần sâu đậm nhưng ngược lại, khi cách xa nhau thì tình cảm giành cho nhau sẽ dần nhạt phai. Phân biệt xúc cảm và tình cảm? Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Xúc cảm là những rung động của con người trước một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó đang trực tiếp thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu động cơ con người, xúc cảm không ổn định bằng tình cảm, nó dễ thay đổi Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới xung quanh nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau: Xúc cảm Tình cảm  Có ở người và động vật. Là một quá trình tâm lý. Xuất hiện trước. Có tính thời đại, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống… Thực hiện chức năng sinh học : giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể. Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng. Chỉ có ở người Là một thuộc tính tâm lý. Xuất hiện sau. Có tính xác định và ổn định. Thực hiện chức năng xã hội : giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách một nhân cách. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với định hình động lực thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. Tóm lại, tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại và được thể hiện qua những xúc cảm và tình cảm có ảnh hưởng rất lớn và chi phối các cảm xúc của con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống.doc
Luận văn liên quan