Phân biệt vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh còn ở Mĩ thì án lệ ít quan trọng hơn
2. Luật thành văn ở Mỹ có vai trò quan trọng hơn luật thành văn ở Anh
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU
Anh và Mỹ đều là 2 nước thuộc dòng họ commonlaw nhưng vai trò của luật thành văn và án lệ ở hai quốc gia này có những điểm khác biệt nhất định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật so sánh trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2008.
2. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb Tp Hồ Chí Minh năm 2003.
3. Luật so sánh (bản tiếng Việt), Micheal Bogdan năm 2002.
4. Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật châu Âu (Trích trong sách “ Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây, phương pháp điều chỉnh của pháp luật, các án lệ và các văn bản, tài liệu” của tác giả Gary F. Bell, do Nhà xuất bản Foundation phát hành tại New york năm 1996, trang 19-23)
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Anh và Mỹ đều là hai nước thuộc dòng họ commonlaw nhưng vai trò của luật thành văn và án lệ ở hai quốc gia này có những điểm khác biệt nhất định.
B.GIẢi QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Án lệ ở Anh và Mỹ
Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh còn ở Mĩ thì án lệ ít quan trọng hơn.
Trong cả hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì đều tôn trọng nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là tuân thủ các pháp quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này, các tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Tuy nhiên sự tuân thủ nguyên tắc “stare decisis” ở Anh có phần khắt khe hơn rất nhiều so với ở Mỹ.
- Án lệ ở Anh đậm nét hơn vì ở Anh nó đã trở thành một nguyên tắc đã ăn sâu vào tiềm thức của người Anh. Việc bám sát vào tiền lệ pháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt. Mức độ tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc stare decisis của các tòa án ở Anh thể hiện ở sự không muốn phủ nhận các phán quyết trong quá khứ của chính mình. Ngoài ra các tòa án Anh tạo ra luật và thay đổi luật bằng các bản án của họ nhưng các thẩm phán có xu hướng ra sức biện luận trong các bản án của mình rằng trong các vụ án đang thụ lý họ không làm gì hơn ngoài việc “ tìm ra” các quy định pháp luật đã có và đã được động đến trong án lệ.
Ở Anh, những phán quyết của Thượng nghị viện, Tòa phúc thẩm và tòa cấp cao (High court) có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cấp thấp hơn. Tuy nhiên không phải toàn bộ các phán quyết của các tòa án này đều có giá trị ràng buộc mà chỉ có những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc. Phán quyết của Tòa phúc thẩm và Tòa án cấp cao không có giá trị ràng buộc Thượng nghị viện nhưng thông thường Thượng nghị viện rất tôn trọng phán quyết của các tòa án này. Từ sau năm 1966 thì Thượng nghị viện Anh không bắt buộc phải tuân thủ các phán quyết của chính mình. Phán quyết của Tòa án hình sự trung ương, Tòa địa hạt và tòa án hình sự và gia đình không phải là án lệ và không có giá trị ràng buộc.
Trong mỗi bản án thì cũng chỉ có phần các nguyên tắc để ra phán quyết (ratio decidendi) là có giá trị ràng buộc, còn phần bình luận của thẩm phán (obiter dictum) chỉ có giá trị tham khảo.
- Ở Mỹ, tiền lệ pháp được các tòa án trích dẫn thường xuyên nhưng trong các bản án cũng dành nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung, so với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mỹ đề cập nhiều hơn đến hệ quả thực tiễn của một phán quyết xem nó có phù hợp với nhu cầu chính sách hay không. Có nhiều lý do giải thích cho sự khác nhau này ở Anh và Mỹ.
Về mặt lịch sử, nước Mỹ ban đầu vốn là thuộc địa của Anh, từ khi mới giành được độc lập năm 1776 thì họ đã không hề muốn phụ thuộc vào vương quốc Anh, tiền lệ pháp có nguồn gốc từ Anh nên không thực sự được ưa chuộng, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Mặt khác, nước Mỹ là hợp chủng quốc, người Anh tuy chiếm phần đông nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của các dân tộc khác, với bản sắc văn hóa, tôn giáo, chủng tộc khác nhau, do đó, việc tiếp thu, chấp nhận thụ động án lệ - một thứ cứng nhắc và ra đời từ rất lâu không phù hợp với người Mỹ.
Về mặt thực tiễn thì cấu trúc tòa án của Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn tới án lệ của nước này. Bởi như đã phân tích ở trên thì nước Mỹ có 13 bang khi mới thành lập và hiện nay là 50 bang. Hệ thống tòa án đồ sộ với cả 2 mảng là tòa án liên bang và tòa án bang, trong mỗi mảng thì lại chia ra nhiều cấp xét xử và có thể có nhiều tòa án phụ trách các lĩnh vực khác nhau.
Ở Mĩ phán quyết của các tòa án tối cao ở cấp bang và liên bang không chịu sự ràng buộc của chính mình; tòa án bang không bị bắt buộc tuân thủ án lệ của các tòa án ở các bang khác, ví dụ một phán quyết của tòa phúc thẩm cuối cùng (Court of Appreals) của New York không bị bắt buộc tuân thủ án lệ của tòa phúc thẩm cuối cùng của bang Michigan. Tuy nhiên các phán quyết phù hợp của các tòa án bang khác thường được viện dẫn, giá trị thuyết phục phụ thuộc vào việc tòa án nào đã đưa ra quyết định đó.
Trong một số lĩnh vực mà chỉ có liên bang mới có thẩm quyền xét xử thì đương nhiên, các phán quyết của tòa án liên bang sẽ có giá trị như tiền lệ pháp, và các bang sẽ phải tuân theo, ví dụ như nếu tòa án liên bang đã tuyên một đạo luật nào đó là vô hiệu, trái với hiến pháp thì tất nhiên, các bang sẽ không được phép áp dụng đạo luật này.
Tòa án tối cao của Mỹ cũng khẳng định rằng kết quả xét xử của một vụ việc có thể dựa trên chính sách chung nhiều hơn là dựa vào án lệ và rằng triết lý của tòa án thay đổi tùy theo quan điểm cá nhan của người thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời điểm giải quyết vụ việc.
Qua đây có thể khẳng định một lần nữa, việc áp dụng nguyên tắc stare decisis ở Mỹ không nghiêm ngặt như ở Anh.
2. Luật thành văn ở Mỹ có vai trò quan trọng hơn luật thành văn ở Anh
* Hiến pháp :
Ở Anh không có hiến pháp thành văn, thực chất chỉ có những văn bản luật có tính chất như hiến pháp đó là Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật kế vị ngai vàng, Charter of Liberties 1100, The Petition of Right (1628), English Bill of Rights (1688), Scotland Act of 1998 and Associated Legislation (1998),Government of Wales Act of 1998 and Associated Legislation ( 1998), Northern Ireland Act of 1998 and Associated Legislation,The Belfast Agreement (1998),The Human Rights Act (1998) .
Ngay từ khi ra đời thì nước Mỹ đã rất coi trọng luật thành văn. Hiến pháp năm 1789 là văn kiện pháp lý có tính chất tối cao, đây có thể coi là bản hiến pháp đầu tiên và là bản hiến pháp nổi tiếng nhất trong lịch sử với trên 200 năm tồn tại. Bản hiến pháp này dựa trên nền tảng học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu và học thuyết về kiềm chế đối trọng quyền lực.
Ở Anh không hề có sự phân biệt về tầm quan trọng của những văn bản mang tính hiến pháp so với pháp luật thông thường nên cũng không có cơ quan bảo hiến, còn ở Mỹ, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất nên Tòa án tối cao Mỹ là cơ quan có chức năng bảo hiến.
Một điểm chứng minh vai trò của luật thành văn trong nguồn luật của Mĩ đó là cơ quan lập pháp của Mỹ thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của tòa án, các án lệ điển hình, hoạt động pháp điển hóa ở Mỹ được tiến hành thường xuyên hơn so với ở Anh. Một lĩnh vực nếu cùng có luật thành văn và án lệ điều chỉnh thì tất nhiên luật thành văn sẽ được ưu tiên áp dụng.
Một điểm nữa khiến cho luật thành văn ở Mỹ trở nên quan trọng đó là vì tốc độ làm luật của các luật gia Mỹ thực sự rất đáng khâm phục. Đầu năm 2002 những vụ bê bối tài chính của các công ty hàng đầu của Mỹ trong nhiều lĩnh vực như Worldcom (công ty trong lĩnh vực viễn thông), Enron (trong lĩnh vực năng lượng), đã là động lực cho sự ra đời của Đạo luật Sarbanes–Oxley 2002 còn có tên khác là Luật Bảo vệ nhà đầu tư và sửa đổi chế độ kế toán ở Công ty Cổ phần, gọi tắt là SOX hoặc SarbOx, được Quốc hội Mỹ ban hành ngày 30/7/2002 (Tác giả của đạo luật này là 2 nghị sĩ Paul Sarbanes và Michael Oxley).
Tuy là một nước nằm trong dòng họ pháp luật commonlaw nhưng có rất nhiều chế định luật thành văn của Mỹ là khuôn mẫu và là chuẩn mực của nhiều bộ luật hiện hành của các nước trên thế giới, đó là những bộ luật điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong khoảng vài chục thập kỷ trở lại đây, ví dụ như Luật sở hữu trí tuệ, luật về tội phạm công nghệ thông tin,…
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây có thể thấy được những điểm khác biệt căn bản trong vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ. Dù cùng là những nước nằm trong dòng họ common law, pháp luật Mỹ có nguồn gốc từ pháp luật Anh nhưng sau khi du nhập vào Mỹ thì nó đã có những biến dạng; điều này được quy định bởi các nhân tố về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử và địa lý của nước Mỹ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb Tp Hồ Chí Minh năm 2003.
2. Luật so sánh (bản tiếng Việt), Micheal Bogdan năm 2002.
3. Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật châu Âu (Trích trong sách “ Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây, phương pháp điều chỉnh của pháp luật, các án lệ và các văn bản, tài liệu” của tác giả Gary F. Bell, do Nhà xuất bản Foundation phát hành tại New york năm 1996, trang 19-23)
CÁC WEBSITE:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ.doc