Phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn

Mục lục Trang Đặt vấn đề 1 Nội dung I . Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia 1-13 tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn A. Vụ việc 1 1-5 B. Vụ việc 2 . 5-9 C. Vụ việc 3 9-13 II. Một số giải pháp hoàn thiện qui định của pháp luật về . 13-14 việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn Kết luận 14 Đặt vấn đề : Quan hệ hôn nhân ở nước ta được Luật Dân sự và Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Ly hôn cũng và một vấn đề quan trọng thuộc quan hệ trên. Ở nước ta hiện nay, tình trạng ly hôn đang có xu hướng gia tăng. Vấn đề phân chia tài sản chung của các cặp vợ chồng khi ly hôn cũng gặp một số bất cập và thường xảy ra tranh chấp. Sau đây là ba vụ việc liên quan đến việc chia tài sản chung hợp nhất của các cặp vợ chồng khi ly hôn. Nội dung : I . Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn A. Vụ việc 1Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã thụ lý vụ kiện xin ly hôn giữa: - Anh Lê Hữu Hà sinh năm 1967, đăng kí hộ khẩu thường trú tại số nhà 30 Tô hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. - Chị Hoàng Thị Liên sinh năm 1968, đăng kí hộ khẩu thường trú tại số nhà 30 Tô hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Nội dung vụ kiện như sau: Anh Hà và chị Liên, đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vào tháng 10 năm 1990, và ở chung với bố mẹ chồng. Đến tháng 2/1996 được bố mẹ chồng cho 26 m2 đất ở chợ Nghĩa Tân, anh chị xây nhà cấp 4 và ra ở riêng. Năm 2002, anh chị xây nhà 2 tầng trên diện tích đó. Trong quá trình chung sống anh chị đã có một người con là Lê Minh Hằng (sinh tháng 3 năm 1999). Trong quá trình chung sống anh chị có nhiều mâu thuẫn đặc biệt là từ khi chị Liên sinh cháu Trang.

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề : Quan hệ hôn nhân ở nước ta được Luật Dân sự và Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Ly hôn cũng và một vấn đề quan trọng thuộc quan hệ trên. Ở nước ta hiện nay, tình trạng ly hôn đang có xu hướng gia tăng. Vấn đề phân chia tài sản chung của các cặp vợ chồng khi ly hôn cũng gặp một số bất cập và thường xảy ra tranh chấp. Sau đây là ba vụ việc liên quan đến việc chia tài sản chung hợp nhất của các cặp vợ chồng khi ly hôn. Nội dung : I . Ba vụ việc tranh chấp về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn A. Vụ việc 1 Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã thụ lý vụ kiện xin ly hôn giữa: - Anh Lê Hữu Hà sinh năm 1967, đăng kí hộ khẩu thường trú tại số nhà 30 Tô hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. - Chị Hoàng Thị Liên sinh năm 1968, đăng kí hộ khẩu thường trú tại số nhà 30 Tô hiệu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Nội dung vụ kiện như sau: Anh Hà và chị Liên, đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội vào tháng 10 năm 1990, và ở chung với bố mẹ chồng. Đến tháng 2/1996 được bố mẹ chồng cho 26 m2 đất ở chợ Nghĩa Tân, anh chị xây nhà cấp 4 và ra ở riêng. Năm 2002, anh chị xây nhà 2 tầng trên diện tích đó. Trong quá trình chung sống anh chị đã có một người con là Lê Minh Hằng (sinh tháng 3 năm 1999). Trong quá trình chung sống anh chị có nhiều mâu thuẫn đặc biệt là từ khi chị Liên sinh cháu Trang. Tháng 02/2006 anh chị viết đơn thuận tình ly hôn rồi gửi lên Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội -Về con cái: anh chị đã thỏa thuận được với nhau, cụ thể chị Liên sẽ nhận việc nuôi cháu Trang. - Về tài sản : Vợ chồng anh Hà-chị Liên có căn nhà 2 tầng diện tích 26m2 tại số nhà 30 Tô Hiệu và số cổ phiếu trị giá 510 triệu đồng. Do không thỏa thuận được với nhau nên yêu cầu tòa phân chia theo pháp luật. Anh Hải cho rằng: vợ chồng anh được bố mẹ anh cho mảnh đất ở chợ, qua bạn bè anh mới biết việc vợ mình đã giấu chồng đầu tư chơi cổ phiếu mà không bàn bạc gì với anh. Giờ anh muốn Tòa án chia đôi số cổ phiếu ấy, đồng thời cho anh sử dụng mảnh đất ở chợ. Chị Liên hoàn toàn không đồng ý. Chị cho biết tuy số cổ phiếu ấy được tạo ra trong hời kỳ hôn nhân nhưng số tiền mua đất cổ phiếu ban đầu là do chị đứng ra vay bạn bè mình được 50.000.000 đồng, chị đã bán số trang sức của mình (được bố mẹ và họ hàng bên ngoại tặng trong ngày cưới), đồng thời được bố mẹ ruột mình làm giấy tờ cho tiền (đứng tên chị), số tiền là 42.000.000 đồng. Tổng cộng chị gom góp được 104.000.000 đồng, rồi gửi người chị họ ở Hà Nội đầu tư giùm. Cổ phiếu được giá chị đã bán bớt một phần để nhanh chóng trả hết được nợ. Số cổ phiếu hiện nay chị sở hữu ước tính trị giá 510.000.000 đồng. Ông Quang (bố chị Liên) cũng đã xác nhận về điều này. Ông cho hay số tiền ấy là cho riêng con gái mình. Anh Hà không liên quan gì. Tại bản án sơ thẩm số 62/2006/HNGD-ST Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã ra quyết định giải quyết việc ly hôn và tranh chấp tài sản sau ly hôn giữa anh Lê Hữu Hà và chị Hoàng Thị Liên như sau: Về hôn nhân: xét thấy giữa họ có mâu thuẫn trầm trọng, áp dụng điều 89, điều 90 bộ luật hôn nhân gia đình tòa án đã quyết định cho anh Hà và Chị Liên được ly hôn. Về tài sản, qua quá trình lấy lời khai và xác minh trên thực tế Tòa án đã xác định được tài sản chung của hai anh chị gồm: Qua điều tra xác minh được tài sản của anh chị còn có một căn nhà 2 tầng ở chợ với diện tích 26 m2 (nơi chị Liên bán thuốc tây) là của bố mẹ anh Hà cho là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Hoàn toàn phù hợp với lời khai của các đương sự. Căn cứ vào yêu cầu của anh Hà, Tòa án đã áp dụng điều 95, 97, 98 luật hôn nhân gia đình và điều 219, 217, 224 bô luật dân sụ Viêt Nam quyết định : anh Hà toàn quyền sử dụng 26 m2 ngôi nhà ở chợ. Qua định giá xác định giá trị ngôi nhà là 350.000.000 đồng. Anh hà có nghĩa vụ thanh toán cho chị Liên số tiền là 175.000.000 đồng. Tòa xác định toàn bộ số cổ phiếu mà chị Liên đang sở hữu là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Hai anh chị mỗi người sẽ được chia một nửa số cổ phiếu. Không đồng tình với quyết định của Tòa án chị Liên đã viết đơn khiếu nại. Tại bản án phúc thẩm số 16/2006/HNGD-PT Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vẫn giữ y án sơ thẩm về vấn đề chia tài sản giữa anh Hà chị Liên khi ly hôn. Nhận xét của nhóm: Trước hết nhóm em hoàn toàn đồng tình với quyết định của Tòa án về việc quyết định chấp nhận thuận tình ly hôn cho anh Hà và chị Liên theo điều 89, điều 90 bộ luật hôn nhân gia đình bởi quyết định này dựa trên căn cứ thực tế, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bản án của Tòa án chưa thực sự “thấu tình, đạt lý”, chưa quán triệt được nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong sản xuất và nghề nghiệp theo qui định tại điểm C khoản 2 điều 95. Xét thấy chị Liên là người trực tiếp nuôi con và công việc của chị là bán thuốc tây ở chợ nếu như theo quyết định của Tòa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như thu nhập của chị sau này. Dựa trên cơ sở này nhóm em xin đưa ra cách giải quyết vụ việc như sau: Tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng, theo đó có thể hiểu trường hợp ngôi nhà vợ chồng được cha mẹ tặng cho chung hoặc cho riêng nhưng vợ chồng đã thỏa thuận là tài sản chung thì căn nhà được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp đó việc chia tài sản khi ly hôn được giải quyết theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Bố mẹ anh Hà đã thực hiện các thủ tục tặng cho bất động sản cho vợ chồng anh chị theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005, việc tặng cho này hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện theo Điều 465 Bộ luật dân sự. Vì thế đó là tài sản chung của anh Hà và chi Liên. Xét thấy diện tích ngôi nhà quá nhỏ, không thể phân chia cho cả hai bên cùng sử dụng, đồng thời nghề nghiệp của chị Liên là bán thuốc tây ở chợ, đây là công việc đem lại thu nhập chính cho chị và chị là người trực tiếp nuôi con chưa thành niên (cháu Trang) nên cần phải cho chị Liên trực tiếp sử dụng ngôi nhà để chị tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh và nuôi con. Đồng thời theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc bằng giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”. Như vậy chị Liên phải có nghĩa vụ thanh toán cho anh Hà số tiền tương đương với giá trị mà anh Hà được hưởng. Còn xét về số cổ phiếu, theo quan điểm của nhóm em đó là tài sản riêng của chị Liên. Tại Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cá nhân có quyền thự do kinh doanh. Chị là người đứng tên số cổ phiếu ấy, số tiền để mua cổ phiếu là từ tài sản riêng của chị (chị được bố mẹ cho riêng và đã được xác nhận trên thực tế). Đồng thời, theo quy định tại Điều 32 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đồ dùng, tư trang cá nhân được tặng cho riêng là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp số trang sức ấy được cho với mục đích là cho vợ chồng để đầu tư kinh doanh. Nên việc chị Liên lấy tiền mua cổ phiếu là không liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Do vậy lợi tức phát sinh từ số cổ phiếu là thuộc quyền sở hữu của chị Liên. Việc Tòa án chia đôi số cổ phiếu đó cho anh Hà là không đúng. Về nguyên tắc khi ly hôn tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. B. Vụ việc 2 a. Nội dung : Vụ án do tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương giải quyết về vấn đề ly hôn và tranh chấp tài sản sau khi ly hôn giữa : Chị Nguyễn Thị Quỳnh sinh năm 1968, cư trú tại số 32 đường Nguyễn Trãi, thị trấn Sao Đỏ và Anh Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1965, hiện cư trú tại số 84 đường Âu Cơ, thị trấn Sao Đỏ, Hải Dương. Trong đơn xin ly hôn ngày 12/6/2006 chị Nguyễn Thị Quỳnh trình bày : -Chị và anh Hải kết hôn ngày 16/5/1990 tự nguyện và có đăng kí tại tại UBND thị trấn Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương. Sau khi cưới, anh chị sống hạnh phúc nhưng đến năm 2004 phát sinh mâu thuẫn do bất đồng quan điểm sống và thường xuyên đánh cãi, chửi nhau. Ngày 13/4/2005 chị đã có đơn xin ly hôn và sau khi được hòa giải đã rút đơn để và đoàn tụ nhưng vợ chồng vẫn xảy ra mâu thuẫn. Chị thấy tình cảm vợ chồng không còn nữa nên xin được ly hôn anh Hải. Theo đơn xin ly hôn của chi Quỳnh trình bày : - Con chung : không có - Tài sản : Vợ chồng có 100m2 đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng thửa số 324 do UBND thị trấn Sao đỏ cấp năm 2000. 100m2 đất do bố mẹ chồng chị Quỳnh tách cho vợ chồng chị và căn nhà+công trình phụ 24m2 trên diện tích đó do anh Tuấn (anh trai anh Hải) làm trước khi anh chị kết hôn. Chị Quỳnh đã đề nghị tòa án cho chị được hưởng quyền sử dụng đất còn căn nhà do anh chồng làm nên chị không yêu cầu giải quyết. Ngoài ra tài sản vợ chồng còn bao gồm 99 triệu đồng do anh Hải đi lao động ở Malaysia gửi về. Chị đã rút ra 13,5 triệu đồng trong số tiền đó để mua xe máy và số tiền còn lại hiện do anh Hải quản lí. Chị cũng cho biết sau khi đi lao động tai Maysia anh Hải có 4 lần sang Hàn Quốc để làm việc. Chị quỳnh muốn tòa án chia đôi đất ở, ai hưởng hiện vật thì trả chênh lệch cho người kia bằng tiền. Tại đơn gửi tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương anh Hải trình bày: - Nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng là do bất đồng quan điểm sống khi anh hải đi malaysia về, vì vậy vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Anh xác định tình cảm vợ chồng không còn và Chị Quỳnh xin ly hôn anh đồng ý. Về con chung : không có Về tài sản: + Anh cho biết vợ chồng không có tài sản chung, 100m2 và căn nhà trên diện đó là của anh trai anh Hải là anh Nguyễn Văn Tuấn ( hiện đang ở Nga ) được bố mẹ anh Hải cho từ trước khi kết hôn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng anh như thế nào anh cũng không biết vì khi đó anh đang ở nước ngoài. Bố mẹ anh không có đơn đề nghị tặng cho hay tách đất cho vợ chồng anh. Vì vậy anh cho rằng GCN QSD đất do thị trấn Sao Đỏ cấp là không đúng. + Số tiền 99 triệu anh đi lao động tại Maylaysia về thì vợ chồng đã Mua xe máy hết 13,5 triệu và số còn lại anh đi sang Hàn Quốc hết 4 lần mua vé vì vậy nên không còn tiền. Yêu cầu của chị Quỳnh về chia đôi số tài sản còn lại anh Hải không đồng ý. Ông Nguyễn Văn Thành và bà Phạm Thị Thảo ( bố mẹ của anh Hải ) trình bày về GCN QSD đất của vợ chồng anh Hải và chị Quỳnh: Nhà và đất anh Hải và chị Quỳnh tranh chấp là nhà ông bà cho anh Tuấn trước khi 2 người kết hôn, nhưng ông bà không làm giấy tờ gì để thể hiện việc cho đất của mình cho anh Tuấn. Khi kết hôn ông bà đã cho anh Hải và chị Quỳnh ở nhờ nhà đất của anh Tuấn. Năm 2002 địa phương làm xác minh để cấp bìa đỏ, anh Tuấn và anh Hải ở nước ngoài nên ông bà làm thủ tục có nói là của vợ chồng anh Hải và kí tên vào giấy tờ xác minh quyền sử dụng đất, chị Quỳnh kí tên vào phần chủ hộ. Sau đó ông Thành và bà Thảo là người nộp lệ phí chuyển dịch địa chính cấp bìa đỏ cho anh Hải và nhận 2 GCN QSD đất của ông bà và vợ chồng anh Hải. Quyết định của tòa án : Tại bản án dân sự số 32/2007/HNGD ngày 23/8/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương : - Áp dụng điều 89, điều 91 luật hôn nhân gia đình xử chị Nguyễn Thị Quỳnh được ly hôn anh Nguyễn Văn Hải - Về quan hệ tài sản : áp dụng điều 95, điều 97 Luật hôn nhân gia đình và điều 219, 217, 224 bô luật dân sụ Viêt Nam tòa án quyết định : +Xác nhận căn nhà 24m2 thuộc quyền sở hữu của anh Tuấn tạm giao cho anh Hải quản lí. +Xác nhận diện tích 100m2 tại thửa số 324 do UBND thị trấn Sao Đỏ cấp năm 2000 mang tên anh Hải chị Quỳnh thuộc quyền sở hữu của 2 vợ chồng anh Hải chị Quỳnh, giá trị mảnh đất đã định giá là 525 triệu đồng. +Giao cho anh Hải sử dụng 100m2 đất theo GCN QSD đất tại thửa số 324 và được hưởng giá trị là 350 triệu đồng và phải trả chênh lệch cho cho chị Quỳnh là 175 triệu đồng vì đây là mảnh đất của bố mẹ anh Hải và không có đóng góp gì của chị Quỳnh vào số bất động sản này. +Về số tiền 99 triệu đồng tòa án xác định anh Hải đã chi đi Hàn quốc và mua xe tổng cộng hết 51 triệu. Số còn lại là 48 triệu anh Hải đang quản lí chia cho chị Quỳnh là 24 triệu. Nhận xét của nhóm : - Tòa án đã áp dụng Áp dụng điều 89,điều 91 luật hôn nhân gia đình xử chị Nguyễn Thị Quỳnh ly hôn anh Nguyễn Văn Hải là hoàn toàn hợp lí vì tình cảm giữa hai vợ chồng đã không còn mặc dù đã được hòa giải. - Về quan hệ tài sản : Tòa án áp dụng điều 95 và 97 luật hôn nhân gia đình ra quyết định: + Tòa án xác nhận căn nhà 24m2 của anh Tuấn và giao cho anh Hải quản lí là chính xác bởi vì theo nội dung vụ án thì anh Hải và chị Quỳnh đều thừa nhận căn nhà đó do anh Tuấn xây trước khi anh chị lấy nhau. Do đó căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của anh Tuấn và anh Hải là em trai và được giao quyền sử dụng đất trên căn nhà đó nên giao cho anh Hải quản lí căn nhà đó khi anh Tuấn ở nước ngoài là hợp lí. - Tòa án đã xác nhận 100m2 đất là tài sản chung của anh Hải và chị Quỳnh là hợp lí bởi vì : ông Thành và bà Thảo đã kí vào xác nhận GCN QSD đất của anh Hải và chị Quỳnh khi chính quyền làm sổ đỏ và sau đó ông bà cũng là người nộp tiền lệ phí vì vậy đó là căn cứ để xác nhận ông bà đã cho anh Hải và chị Quỳnh số đất nói trên. Còn theo lời khai của anh Hải và ông Thành bà Thảo muốn xác nhận 100m2 đất không phải của vợ chồng anh Hải chị Quỳnh nhằm bảo vệ lợi ích của mình khi anh Hải ly hôn và không muốn bị chia số tài sản đó. Nhưng qua những căn cứ của vụ án thì xác định đó là tài sản chung của vợ chồng anh Hải chị Quỳnh là hợp lí. - Về quyết định của tòa án chia cho anh Hải sử dụng 100m2 và được hưởng 350 triệu giá trị và chỉ phải trả cho chị Quỳnh 175 triệu tiền chênh lệch ( = ½ giá trị anh Hải được hưởng ) là không hợp lí . Bởi vì tòa án đã xác nhận đó là tài sản chung của vợ chồng và theo điều 95 bộ luật hôn nhân gia đình thì nguyên tắc là chia đôi. Vợ chồng anh Hải chị Quỳnh đã lấy nhau hơn 15 năm và đều đóng góp công sức của mình vào việc quản lí, duy trì và phát triển số tài sản đó nhưng tòa án lại chia cho anh Hải được hưởng quyền lợi về tài sản đó gấp đôi chị Quỳnh là bất hợp lí. Theo ý kiến của nhóm em nên áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn tại điểm a khoản 2 điều 95 Luật hôn nhân gia đình vì đóng góp của vợ chồng về 100m2 đất này là như nhau. - Khoản tiền 99 triệu anh Hải đi lao động tại Malaysia trong thời gian chung sống vợ chồng là tài sản chung của vợ chồng và sau khi trừ số tiền đã mua xe máy và 4 lần anh Hải đi Hàn Quốc còn lại là 48 triệu chia ½ cho mỗi người là có căn cứ. C. Vụ việc 3 : Sự việc: Năm 2001, ông Bùi Văn Anh và bà Lê Thị Thu ly hôn, tài sản chung là căn nhà 2 tầng ở Q.4. TPHCM, do ông bà  mua giấy tay chưa hợp thức hóa và không yêu cầu tòa chia. Theo như thỏa thuận của hai người, Ông Anh tự nguyện giao nhà cho bà Thu và ba con sử dụng.              Sau đó, bà Thu hợp thức hóa chủ quyền nhà, với giấy ly hôn và giấy xác nhận độc thân, bà được đứng tên chủ quyền. Năm 2007, bà Thu  bán nhà và được công chứng. Ông Anh  biết được, kiện lên TAND TPHCM Giải quyết của TAND TP.HCM: bà Thu được xử thắng kiện nhưng đã tốn nhiều thời gian và tiền bạc để hầu tòa Nhận xét về cách giải quyết của tòa:Tòa xử như vậy là hợp lý, song có phần không thuận tình Hợp lí: Khoản 1 Điều 96 Luật Nhà ở quy định: “Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu bằng văn bản”. Thế nhưng trong nhiều trường hợp thì giấy chủ quyền nhà đất lại không thể hiện được căn nhà thuộc quyền sở hữu riêng của người đứng tên. Do vậy, người dân cần nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xác định việc này.Trong trường hợp này, bà Thu đã trình giấy ly hôn và giấy xác nhận độc thân khi làm thủ tục hợp thức hóa căn nhà, nên căn nhà lúc này đã trở thành tài sản riêng của bà, chứ không còn là tài sản chung hợp nhất nữa. Vậy nên bà hoàn toàn có quyền bán căn nhà mà mình đứng tên *Có phần không thuận tình:        Ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng ông Anh, bà Thu. Nên khi ly hôn, tài sản chung phải được chia cho cả hai bên đương sự để đảm bảo quyền lợi của nhau.Tuy nhiên trong trường hợp này, ông Anh đã phải ra đi tay trắng mà không được hưởng bất kì giá trị nào từ căn nhà, bởi căn nhà giờ đây đã từ tài sản chung hợp nhất chuyển thành tài sản riêng của bà Thu. Mặc dù trước đó, theo thỏa thuận hai vợ chồng, ông đã tự nguyện giao nhà cho vợ và hai con sử dụng nhưng điều đó không có nghĩa  ông thuận tình cho vợ mình được tự định đoạt những gì liên quan đến căn nhà đó: làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử dụng sau đó quyết định bán nhà.Tuy nhiên những điều bà Thu làm là không có gì trái pháp luật và quyết định của TA cũng hề bao hàm sự thiên vị cho bên nào Giải quyết của nhóm: Phải chăng trong trường hợp này, TA đừng nên dựa vào những căn cứ trước mắt mà tiến hành phân chia tài sản, mà nên căn cứ vào nguồn gốc khối tài sản đó trong thời gian sống chung, như thế có lẽ sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên điều này cũng rất khó, bởi những bằng chứng, chứng nhân tố quan trọng nhất khi xét xử một vụ án, TA cần dựa vào chúng để ra quyết định cuối cùng chứ không phải dựa trên tình cảm. Vậy nên trong trường hợp này, việc ông Anh không được nhận bất kì giá trị nào từ ngôi nhà , trong khí đó nó là tài sản chung của hai vợ chồng tuy là thiệt thòi song các bằng chứng lại không hề ủng hộ ông, trừ khi có yêu cầu phân chia có lợi cho ông hơn từ phía bà Thu. Nhận xét chung:           Nguyên nhân do đâu mà khi vợ chồng ông Anh- bà Thu đã ly hôn, đã tiên hành phân chia tài sản , sau đó lại phải nhờ TA can thiệp để giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản một lần nữa? Là do ngay ban đầu, khi ly hôn, họ đã tự tiến hành phân chia tài sản mà không cần nhờ tới TA?           Đó chỉ là 1 trong rất nhiều trường hợp tương tự - tự phân chia tài sản khi ly hôn. Điều này không sai, không trái luật tuy nhiên phần phần lớn các cặp vợ chồng khi ly hôn nếu thực hiện theo cách này đều gặp nhiều khó khắn, rắc rối, không ổn thỏa?          “Điều 95 Luật HNGĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”. Nếu các bên thỏa thuận phân chia thì tòa công nhận và không thu án phí theo mức giá trị tài sản. Tuy nhiên, nhiều vợ chồng có tài sản, nhưng lại khai “không có tài sản chung”. Sau khi bản án ly hôn có hiệu lực lại kiện tòa xin chia.            Theo NĐ 70/1997/NĐ-CP quy định, nếu yêu cầu chia tài sản ly hôn giá trị 100 triệu đồng phải đóng án phí 5 triệu đồng; 200 triệu, đóng 9 triệu; 500 triệu đóng 18 triệu và một tỷ đóng 28 triệu. Một số vụ ly hôn, đương sự tự thỏa thuận phân chia, nhằm không mất phí, mất công phải “hầu tòa”. Ngoài ra, trong một số vụ ly hôn, người ta còn tự thỏa thuận cho, tặng tài sản: nhà đất, xe cộ... trước khi ly hôn, để không phải đóng thuế chuyển quyền sử dụng (đất), lệ phí trước bạ.             Tuy nhiên, sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, hai bên lại không chịu hợp tác để hợp thức hóa tài sản đã thỏa thuận chia, nên xảy ra nhiều tranh chấp. Để việc phân chia được thuận lợi, êm đẹp, đối với tài sản có giá trị trong gia đình như tiền, vàng, thiết bị máy móc thì nên lập tờ thỏa thuận, có chữ ký của hai bên, có người làm chứng. Đối với các tài sản mà theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà đất, xe cộ, tàu thuyền... cần phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, sau đó phải làm thủ tục trước bạ và đăng ký (đăng bộ) theo quy định.               Tóm lại chính do suy nghĩ ngai thủ tục, sợ phải mất phí.... các cặp vợ chồng khi ly hôn đã tự tiên hành phân chia tài sản, để rồi kéo theo hàng loạt các rắc rối.Để tránh hậu quả đó., các cặp vợ chồng nên cân nhắc kí trước khi quyết định tự phân chia tài sản hay nhờ đến dự can thiệp của TA? II. Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn 1.Trên thực tế có không ít các trường hợp vợ chồng có hành vi phá tán, giấu giếm tài sản chung của vợ chồng. Trước khi Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn, khi ly hôn không có tài sản chung ly hôn. Dẫn đến trường hợp không thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người vợ (chồng) hợp pháp của người đó cũng như những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng. Theo quan điểm của nhóm em thì các nhà làm luật cần quy định thêm quy định đó là: vợ chồng phải có trách nhiệm kê biên tài sản thuộc tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Đồng thời trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là cần phải xác minh lại những tài sản được liệt kê ra là hoàn toàn đúng và đầy đủ. 2. Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều cặp vợ chồng do bất hòa, nhưng chưa muốn ly hôn, họ sống ly thân. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng hai bên không hề thực hiện với nhau. Đến khi ly hôn, tòa án quyết định tài sản của họ tạo ra trong thời kì ly thân là tài sản chung. Quyết định của tòa án có phù hợp không ? Theo quan điểm của nhóm em luật cần điều chỉnh thêm những qui định về thời gian vợ chồng sống ly thân và tài sản khi vợ chồng sống ly thân tạo ra thì sẽ là tài sản riêng của mỗi người. 3. Ngoài ra các nhà làm luật càn dự liệu thêm trường hợp : Sau khi đã chia tài sản của vọe chồng trong thời kì hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn thì vấn đề chia tài sản chung có cần đặt ra nữa hay không? Quan điểm của nhóm em cho rằng nếu sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, đến khi ly hôn thì sẽ không chia tài sản chung mà đã chia trong thời kì hôn nhân rồi. Nhưng nếu có những căn cứ phát sinh tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân như vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung thì sẽ tiến hành chia bình thường khi ly hôn. Kết luận Tình trạng ly hôn hiện nay gia tăng dẫn đến những vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng tăng lên. Để giải quyết những tranh chấp này thấu đáo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể pháp luật phải có những điều chỉnh phù hợp. Đồng thời về phía các chủ thể nên có sự thỏa thuận rõ ràng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng khi ly hôn.doc