Phan Thanh Giản - Cuộc đời và sự nghiệp

I. Lý do chọn đề tài Đến nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành một hệ thống với nền kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đã chuyển chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền với những tổ chức lũng đoạn có vai trò quyết định tới hoạt động kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đã làm tăng nhu cầu về thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu về: nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và nhân công lao động. Chính vì vậy, các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa ngày càng được đẩy mạnh. Mục tiêu xâm lược trong thời gian này của chủ nghĩa đế quốc là vùng châu Á rộng lớn giàu tiềm năng. Như chúng ta đã biết quá trình xâm lược thuộc địa tìm kiếm thị trường ở châu Á đã được các nước Anh, Pháp tiến hành từ thế kỷ XVII, nhưng đến thế kỷ XIX quá trình này mới thực sự được đẩy mạnh với cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Nhật Bản, Newzeland, Mianma, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam .Cho đến cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước đều bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, chỉ trừ có Nhật Bản và Thái Lan, một hệ thống thuộc địa trên thế giới đã được hình thành. Trước xu thế bành trướng phương Đông của các nước tư bản đế quốc, nhiệm vụ đặt ra cho các nước Châu Á là phải bằng mọi cách bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhưng bảo vệ bằng cách nào trong điều kiện, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ - một chế độ phong kiến lỗi thời với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu? Chính vì vậy, trước sức mạnh của chủ nghĩa phương Tây, hầu hết các nước đều thực hiện chính sách đóng cửa, nhằm ngăn chặn sự xâm lược của bọn đế quốc, ở Việt Nam cũng thế. Chúng ta đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng mở cửa hạn chế không giống như Nhật Bản và Thái Lan khi bị bọn đế quốc xâm lược hai nước ấy đã nhận thức được tính ưu việt của nền văn minh phương Tây. Bên cạnh việc đi xâm lược, nô dịch bóc lột tàn ác nhân dân lao động nhưng các nước tư bản đã vô hình chung đã cung cấp một thứ vũ khí lợi hại cho các dân tộc mà chúng đi xâm lược là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chính vì thế mà họ đã định ra con đường đúng đắn cho dân tộc mình phải mở cửa, học tập khoa học kỹ thuật phương Tây để thoát khỏi họa ngoại xâm. Nhờ đó mà Nhật Bản và Thái Lan đã thoát khỏi ách thống trị của tư bản đế quốc. Sự phát triển của chủ nghỉa tư bản là một nhu cầu phát triển khách quan trong qui luật phát triển của lịch sử nhân loại. Tuy nhiên ta có thể thấy mặt trái của quá trình phát triển này là sự nô địch đàn áp bóc lột những người dân lao động, trước những hành động bóc lột dã man ấy cuộc đấu tranh của các dân tộc, quốc gia với hình thức đấu tranh dân chủ được diễn ra. Năm 1858 thực dân Pháp cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta. Với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế, bóp chết sức kháng chiến của ta buộc chúng ta phải đầu hàng. Trước những âm mưu và hành động xâm lược ấy, ở giai đoạn đầu của cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của triều đình Huế phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đãn phát triển mạnh mẽ bước đầu ngăn chặn bước chân xâm lược của thực dân Pháp. Thế nhưng về sau này, với sức mạnh ưu thế về quân sự cuộc đấu tranh ấy đã gặp phải những khó khăn. Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lược ấy nhà Nguyễn có vị trí và vai trò như thế nào? Toàn bộ hệ thống quan lại của triều đình đã làm gì để cùng nhà vua tìm ra sách lược cứu nước? Trong số đó thì Phan Thanh Giản là vị quan có thể nói là trụ cột của triều đình – ông đã làm gì để cùng với triều đình Huế chống Pháp? Vị trí và vai trò của ông trong việc làm này như thế nào? Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đã có cái nhìn mới, khách quan hơn về vai trò, vị trí của nhà Nguyễn cũng như của Phan Thanh Giản trong công cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về vai trò ấy tôi đã quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu, ngoài ra còn xuất phát từ sở thích và lòng say mê phương pháp nghiên cứu, nhằm áp dụng những kiến thức đã học trong một bài viết cụ thể, cũng như mong muốn góp phần nhỏ bé hiểu biết của mình về Phan Thanh Giản để mọi người biết thêm về ông, đồng thời làm nguồn tư liệu để thực hiện công việc nghiên cứu sau này. Con người là chủ thể của xã hội, con người chính là nhân tố làm nên lịch sử. Mỗi một người đều hoạt động theo mục đích riêng của mình, nhưng những hoạt động ấy lại chịu sự chi phối của những quy luật phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử của một thời đại, một quốc gia dân tộc, ta không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự kiện trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn phải tìm hiểu những con người cụ thể đã góp phần làm nên lịch sử trong các điều kiện khác nhau . Lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân, nhưng các vĩ nhân cũng có vai trò qua trọng trong sự phát triển của xã hội. Vì vậy việc tạo biểu tượng chính xác về các nhân vật lịch sử có ý nghĩa giáo dục hết sức quan trọng. Bởi mỗi nhân vật lịch sử đều đại diện cho giai cấp nhất định, nhiều đặc điểm cá nhân tiêu biểu là đăc trưng chung cho gia cấp mà cá nhân phục vụ. Cho nên trong học tập lịch sử, cần phải hình dung một cách tương đối đầy đủ và rõ ràng từng nhân vật lịch sử cụ thể, qua đó tìm hiểu bản chất từng giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định. Hoạt động của mỗi nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật đại diện cho quyền lợi dân tộc, của quần chúng nhân dân, có tác dụng cụ thể hóa một sự kiện lịch sử làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của dân tộc. Ngoài ra việc tìm hiểu về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản còn có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ về con người ông – một nhân vật mà từ trước tới nay đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau khi nhận định về ông. Để từ đó khi trở về trường với vai trò là người dạy sử cho những học sinh thân yêu của mình tôi có thể phần nào giúp cho các em nhận thức đúng đắn về một con người suốt đời vì dân vì nước vậy mà khi chết đi lại mang tiếng là “ Phan lâm mãi quốc triều đình khí dân”. Đồng thời với vùng đất Nam Bộ ngày nay nơi tôi đang sinh sống và học tập họ đã có những cái nhìn rất thiện cảm về con người Phan Thanh Giản việc nghiên cứu vấn đề này tôi không mong mỏi gì hơn là mọi người chúng ta hãy trả về cho ông những gì mà ông có và mọi người sẽ có tình cảm đặc biệt hơn về con người này. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nhà nước phong kiến dưới triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc đã được giới sử học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đề cập ở những góc độ khác nhau trong công trình nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu về Triều Nguyễn được bắt đầu từ thế kỷ XIX , cho đến nay có rất nhiều công trình được xuât bản lưu hành. Đề tài khóa luận mà tôi thực hiện cũng là vấn đề nằm trong phạm vi nhà nước phong kiến dưới Triều Nguyễn. Ngoài những công trình nghiên cứu về Triều Nguyễn có liên quan đến đề tài, còn có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản với công cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở nửa sau thế kỷ XIX – Một con người được giới sử học đặc biệt quan tâm từ trước tới nay. Khi đề cập tới vấn đề Triều Nguyễn đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu với những tác phẩm khá đồ sộ và có giá trị lớn. Vì vậy ở đây em chỉ xin giới thiệu một số những công trình tiêu biểu có liên quan tới đề tài mà trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tôi tham khảo. Tác giả Trần Trọng Kim với tác phẩm “Việt Nam sử lược” nghiên cứu lịch sử Việt nam từ thời thượng cổ đến khi thực dân pháp xâm lược và cai trị nước ta. Tác phẩm gồm 2 tập, tập 2 gồm 16 chương trong đó từ chương 5 đến chương 11 đề cập tới các vần đề khác nhau dưới thời Tự Đức: như là quan chế, binh pháp, thuế má, vua Tự Đức Tác phẩm do Viện Sử học xuất bản năm 1971. Tác giả Trần Văn Giàu với tác phẩm sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858, do nhà xuất bản Văn hóa xuất bản năm 1958. Tác phẩm gồm 6 chương nghiên cứu về chế độ phong kiến Triều Nguyễn trước khi thực dân pháp xâm lược. Tác giả Nguyễn Phan Quang trong cuốn sách “Việt Nam thế kỷ XIX” (1802 - 1884) đã đề cập đến lịch sử Việt nam trong giai đoạn này. Đây là công trình có sự thu thập từ các nguồn tư liệu gốc, tư liệu điền giã và tiếp xúc với nhiều nhân chứng. Bên cạnh những mảng tài liệu được gạn lọc từ chính sử, tác giả còn bổ sung và đính chính từ nguồn tư liệu địa phương. Tác phẩm gồm 3 phần trong đó phần một nêu nên tình hình xã hội nước ta nửa đầu thế kỷ XIX và chính sách Triều Nguyễn. phần III đề cập tới quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta và đối sách của Triều Nguyễn trước cuộc xâm lược đó. Sách do NXB Tp. HCM xuất bản năm 2002. Tác giả Nam Xuân Thọ với tác phẩm “ Phan Thanh Giản ” ( 1796 - 1867). Tác phẩm gồm 13 chương nêu nên tất cả cuộc đời Phan Thanh Giản về tiểu sử, hành trạng, quá trình đi sứ sang Pháp ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 . Sách do NXB Tân Việt xuất bản năm 1957. Tác giả Nguyễn Duy Oanh với tác phẩm “ Chân dung Phan Thanh Giản ” do Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên xuất bản năm 1974. Tác phẩm là sự kế thừa của tác phẩm Phan Thanh Giản của Nam Xuân Thọ trong đó có bổ sung thêm một số tư liệu lịch sử bằng Hán văn, Pháp văn và một số thơ văn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Tác phẩm gồm 2 phần, phần 1 nói về thân thế và sự nghiệp của Phan Thanh Giản, phần 2 là quá trình sau khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Phần này gồm 5 chương, trong đó Tác giả dành chọn chương 5 để công luận bình phẩm. Tác giả Trương Bá Cần với tác phẩm “Kỷ niệm 100 năm ngày pháp chiếm nam kỳ”. Tác phẩm là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong đó Trương Bá Cần với bài viết “Phan Thanh Giản với việc mất 3 tỉnh miền Tây”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập tới quá trình pháp chiếm Nam Kỳ và mưu lược của Pháp đồng thời nêu nên trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong việc mất 6 tỉnh nam kỳ. Tác phẩm thuộc thể loại văn học “Phan Thanh Giản nỗi đau trăm năm” của tác giả Hoàng Lại Giang. Trên cơ sở những tư liệu trực tiếp hay gián tiếp, những tư liệu văn bản và những tư liệu mang tính chất dân gian tác giả đã dựng lại bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc đời, con người Phan Thanh Giản từ khi mẹ mất cho tới cuối đời của ông Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản là tập hợp tất cả các bài viết của các nhà sử học. Tác phẩm là tập hợp những bài tham luận của 2 cuộc hội thảo vào năm 1994 và 2003 để ghi nhận một chặng đường nhận thức dài cùng với những biến thiên của lịch sử dân tộc. Chân dung Phan Thanh Giản đang dần trở lại với cái nhìn đầy lòng vị tha truyền thống của người Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên tạp chí xưa và nay xuất bản năm 2006. Phan Thị Minh Lễ - Chương Thâu với tác phẩm Thơ văn Phan Thanh Giản, do nhà xuất bản Hội nhà Văn xuất bản năm 2005. Tác phẩm là tập hợp tất cả những bài thơ do Phan Thanh Giản sáng tác trong suốt cuộc đời của mình. Trong đó có bộ Lương Khê Thi văn Thảo, được coi là tư liệu gốc có giá trị về nhiều mặt, có thể giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu, nhận định, đánh giá nhân vật lịch sử có tầm cỡ trong thời kỳ cận đại. Ngoài ra trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí xưa và nay cũng có nhiều bài viết liên quan đến đề tài. Trong đó tiêu biểu là các bài viết của các nhà sử học: Trần Huy Liệu với bài viết “ Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định về Phan Thanh Giản” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 55, tháng 10 năm 1996, tại Hội thảo khoa học ở viện sử học. Qua bài viết tác giả nhận định đối với Phan Thanh Giản, một nhân vật có nhiều khía cạnh, nhiều tình tiết, nên việc đánh giá ông cũng có nhiều phiền phức. Cuối bài viết giáo sư trần kết luận “ Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc của nhân dân”. Từ luận điểm ấy Trần Huy Liệu đã phủ nhận sạch trơn mọi đức hạnh của ông như liêm khiết, yêu nước, thương dân. Ngô Minh với bài viết “Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm”. Qua bài viết tác giả đã nêu lên tâm tư, tình cảm của một người con quê hương Bến Tre khi đến thăm viếng Phan Thanh Giản. Đồng thời tác giả còn khái quát quá trình nhận định đánh giá của giới sử học từ năm 1963 đến nay. Qua bài viết tá giả đã nêu nên ước mong của mình “tôi cứ ước ao không chỉ ở Bến Tre, Vĩnh Long mà tên của Đại thần Phan Thanh Giản tài hoa, khí tiết sẽ được đặt cho nhiều trường học và đường phố miền Nam như trước đây”. Bài viết được đăng trên báo tiền phong ngày 28/9/2008. Huỳnh Công Tín với bài viết “Tưởng nhớ ngày mất của Tiến sĩ Phan Thanh Giản (mồng 5 tháng 7 năm Đinh Mão – 4-8-1867)”. Qua bài viết tác giả đả nêu nên tất cả những đức hạnh tốt đẹp của con người Phan Thanh Giản, sự nghiệp của ông và đồng thời giới thiệu những tập thơ của Phan Thanh Giản. Bài viết được đăng trên bào điện tử cần Thơ ngày 9/8/2008. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về Phan Thanh Giản trên các số tạp chí , báo tuổi trẻ, tiền phong .nhưng ở đây tác giả chỉ xin điểm qua một số bài viết tiêu biểu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi còn tham khảo nguồn tư liệu gốc: Đại nam thực lục, Đại nam liệt truyện, Châu bản triều Tự Đức III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Khi nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản có rất nhiều mặt cần ngiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này em chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu nghiên cứu ở các nội dung sau: Thứ nhất là tìm hiểu tình hình thế giới, khu vực và trong nước ở nửa sau thế kỷ XIX Thứ hai tìm hiểu về tiểu sử và hành trạng của Phan Thanh Giản, bên cạnh đó tìm hiểu những đối sách mà nhà Nguyễn thực hiện trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp đồng thời tìm hiểu vị trí vai trò nhà Nguyễn trong việc bảo vệ nền độc lập như thế nào? Để qua đó sẽ đi vào tìm hiểu nhân vật lịch sử cụ thể là tìm hiểu về Phan Thanh Giản. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài em dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề trình bày, phân tích, nhận định các mối quan hệ tương quan giữa những chính sách mà Triều Nguyễn đề ra trong việc chống Pháp xâm lược trên cơ sở đó vạch ra những việc làm cụ thể cho tưng bộ phận, cá nhân trong đó có Phan Thanh Giản để từ đó rút ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chủ đạo của sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Hơn đâu hết, với một vương triều có thể nói là hết sức phức tạp lâu nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau, việc vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể nghiên cứu càng là yêu cầu đặt nên hàng đầu. Khi thực hiện đề tài này em đã dùng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời còn dùng phương pháp tổng hợp và so sánh đối chiếu lịch sử để nghiên cứu. Em đã không tách rời những hoạt động của Phan Thanh Giản với hoạt động chống Pháp của Triều Nguyễn , với bối cảnh chung của các nước trong khu vực. Việc nhìn nhận đối tượng trong tính hệ thống và trong mối quan hệ so sánh đó sẽ góp phần làm nổi bật thực chất, đặc điểm và có những nhận định khách quan hơn về vị trí vai trò của Triều Nguyễn cũng như của Phan Thanh Giản trong cuộc chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc. V. Bố cục đề tài Phần 1: Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề III. Giới hạn nội dung ngiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu V. Kết cấu đề tài Phần 2: Phần nội dung Chương 1. Hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX I. Hoàn cảnh quốc tế ở cuối thế kỷ XIX II. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược Chương 2. Phan Thanh Giản tiểu sử và hành trạng I. Tiểu sử II. Hành Trạng III. Phan Thanh Giản với công cuộc chống Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc Chương 3. Con người Phan Thanh Giản I. Một con người có nhân cách lớn II. Một nhà yêu nước sớm có tư tưởng canh tân Kết luận

pdf115 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4077 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phan Thanh Giản - Cuộc đời và sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 82 nhận ông là “ Lịch sự tam triều độc khiết thân” và viết một bài thơ điếu Phan Thanh Giản khi ông giã từ trần thế : “ Mình trong sạch trải thờ ba chúa Không ông, ai che chở dân lành...” Ông làm quan cực to, vậy mà sản nghiệp của ông thì không có gì cả. “ Cụ làm quan mà phu nhân ở nhà phải ở cần ăn kiệm, trồng bông dệt vải lấy mà mặc, cấy lúa tỉa răng lấy mà ăn. Nhà thờ tổ tiên thì bằng cột mắm, phên tre, đến khi chết thì cụ trong lều tranh một túp. Vua Tự Đức biết cụ làm quan to mà vẫn nghèo lớn, nên thƣờng hoặc tăng bổng hoặc thƣởng riêng”62. Nhƣ vậy, có thể nói Phan Thanh Giản là ngƣời rất thành đạt trong một hoàn cảnh nghèo khó, là quan đại thần nhƣng cuộc sống của ông lại hết sức bình dị, khiêm tốn và ân cần với dân. Tuy quyền cao chức trọng nhƣng đối với ngƣời thầy dạy mình ông luôn giữ đạo học trò. “Mỗi lần có dịp đi qua Gia Định thì cụ ghé thăm thầy học mà lần nào cụ cũng xuống võng từ đàng xa rồi đi bộ vò lạy mừng. Thầy có cho vật chi nhƣ khoai bắp thì cụ bổn thân mang sách, coi quý hơn vàng”63. Ngoài ra đối với những ngƣời đã lo cơm áo cho ông ăn học tử thuở hàn vi, ông luôn ghi nhớ và tìm cách trả ơn. Đối với dân tình, có điều gì oan trái thì đƣợc tự nhiên đến gặp ông để kêu cầu, ông không dùng uy quyền của mình để mƣu danh lợi cho con cháu, họ hàng. Nói về đức hạnh của ông còn phải nói về đức tính trung quân, ái quốc, nói về chữ trung của cụ Phan là Trung Quân, trung với một ngƣời. Song chúng ta cần biết thời bấy giờ, trung với vua tức là trung với nƣớc, lo cho vua tức là lo cho dân cho nƣớc. Nói về tấm lòng nhân ái, có rất nhiều những 62 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr .417. 63 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr.413. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 83 mẩu chuyện đƣợc kể về đức tính này. Trong một chuyến đi thuyền về chịu tang cha ngang qua đồn Ba Lai, bi cai đồn kêu lại xét hỏi theo chức trách đƣợc giao, ông không cho đó là sự xúc phạm mà còn khen ngợi ngƣời đó làm tròn nhiệm vụ và sai khen thƣởng cho họ. Hay trong một chuyến đi thăm mộ gặp một ngƣời nông dân vác tre đi trƣớc để cành tre quật vào mặt ông. Ông không những không quở trách mà còn gọi ngƣời nông dân lại chỉ cách mang loại cây này đi đƣờng sao không bị vƣớng. Vƣợt trội hơn so với các quan đồng triều là tấm lòng lo lắng cho dân, yêu thƣơng nhân dân của mình. Ngay từ đầu ra làm quan dƣới triều Nguyễn với nhiệm vụ Giám thị kỳ thi Hội ở Huế năm 1828, nhân có bão lụt trong thành, Ông dâng sớ tâu: “ Mƣa to và nạn thủy tai là những triệu trứng không lành, hạ thần cúi xin thánh thƣợng tự sửa mình làm điều nhân đức và giảm bớt số cung nữ, phi tần. Nhƣ thế là thánh hoàng làm theo thiên địa, bách tính sẽ đƣợc sung sƣớng”64. Với tính cƣơng trực và ý thức trách nhiệm với dân với nƣớc, Phan Thanh Giản đã nhiều lần can gián vua, nói lên tình trạng của đất nƣớc về kinh tế, xã hội: “ Ngày nay, lệ khí truyền nhiễm, phát xuất trong hạt Chiêm, Ngãi, làm phiền cho hoàng thƣợng phải nhọc lòng lo nghĩ tự trách mình, chẳng dám coi là việc ngẫu nhiên. Rồi giảm bữa ăn, bỏ âm nhạc, thanh toán nơi ngục thất, đình chỉ những công tác, tìm hỏi dân tình, trông mong sự uốn nắm của bá quan nội ngoại”65. Ông còn vạch ra những tệ nạn do giới quan trƣờng gây ra cho dân chúng, nhất là ở Nam Kỳ: “ Dân sứ này sợ quan nhƣ sợ cọp, nha lại mặc sức thay trắng đổi đen”66. Còn sự thi hành công vụ thì: “ Nha lại mỗi ngày càng thêm sảo quyệt, nhân dân ngày thêm khốn cùng”67. Chính vì vậy ông đã đƣa ra các phƣơng thức để cứu chữa: 64 Võ Xuân Đàn – Hãy trả về cho Tiến sĩ Phan Thanh Giản những giá trị và những hạn chế đích thực. Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. NXB Đồng Nai, 2006, tr. 65 65 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr.75. 66 Nguyễn Duy Oanh - Sđd, Tr.81. 67 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, tr.90. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 84 dựa vào pháp luật để cai trị, nuôi dân chăm cày cấy, cắt giảm tiêu pha phung phí, nuôi quân trù phƣơng lƣợc, ngăn chặn hối lộ, bổ dụng quan lại cần chọn những ngƣời thật thà , chính trực, nghĩa khí, ... có nhƣ thế xã hội mới vững mạnh dân nghèo mới có cuộc sống ám no hạnh phúc, xã tắc mới vững bền. Có câu truyện đƣợc truyền tụng vì lo cho dân mà ông phải chịu hàm oan, bị giáng chức xuống nhiều cấp, từ Tòng nhị phẩm xuống Chánh lục phẩm lo việc tạp vụ tại công đƣờng tỉnh Quảng Nam. Năm 1835, Minh Mạng cử ông làm Tổng đốc tỉnh Quảng Nam, và ngỏ ý đến thăm Quảng Nam vào tháng 6 năm 1836, Phan Thanh Giản đã viết sớ tâu lên vua rằng: “Tất cả dân chúng trong tỉnh đều vui mừng về việc bệ hạ đi đến thăm tỉnh. Song vào tháng 5 tháng 6 mọi ngƣời rất bận rộn trong việc cấy lúa chiêm, thần cho rằng việc nghênh đón bệ hạ sẽ làm lỡ vụ lúa. Vì vậy, thần xin bệ hã hoãn việc du hành để cho dân chăm lo việc đồng áng”68. Vua không nghe cứ đi đến Quảng nam, vừa tới nơi, Phan quỳ trƣớc ngự giá cản vua lại, vì vậy vua phải đình lại việc tuần thú. Qua hành động đó chúng ta thấy Phan thật đáng đƣợc ca ngợi về tấm lòng thƣơng dân tha thiết, ông không sợ lụy tới bản thân để đạ đƣợc mục tiêu ích nƣớc, lợi dân ông luôn đặt dân là gốc: “ Dân vi bổn, xã tắc tứ chi, quân vi khinh” ( Dân là gốc, xã tắc đứng thứ hai, vua xem nhẹ hơn), trong một lá sớ dâng lên vua ông cũng viết: “ Còn nhƣ may ra bệ hạ hồi tâm xét nghĩ, luôn luôn xem dân là quý, là rƣờng cột chống đỡ vƣơng triều, nghiệm rằng cuộc sống là cái gì rất thiết thực, nhu yếu cho dân sinh. Trong trƣờng hợp này, vua chẳng khác chi là thuyền và dân chẳng khác chi là nƣớc, chỉ có nƣớc chở thuyền chứ chƣa từng nghe thuyền trở nƣớc bao giờ”. Hay một sự kiện khác vào năm 1838, vì sơ ý không đóng ấn vào tờ sớ tâu, ông bị giáng xuống chức Lang trung biện lý hộ vụ hàm Chánh tứ phẩm làm nhiệm vụ đi coi mỏ vàng ở Chiên Đàn – Quảng Nam. Ông tâu ngay với vua về việc làm này là “ lợi cho dân thì ít, 68 Đại nam liệt truyện, quyển 36, tập 2. Tr 367. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 85 mà khổ cho dân thì nhiều”. Chính vì lỗi lòng lo cho dân cho nƣớc mà dƣới triều Minh Mạng, ông đã 4 lần bị giáng chức . Song không vì thế mà ông nản chí, trƣớc sau ông vẫn luôn dấn thân vào con đƣờng quang minh chính đại vì dân vì nƣớc. Lần dở lại những trang sử dƣới ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, công đức phục vụ nhân dân và triều đại của Phan Thanh Giản không ai có thể phủ nhận đƣợc. Cay đắng và vinh quang ở chốn quan trƣờng của ông không ngoài mục đích là phục vụ nhân dân và tổ quốc. Tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của Phan Thanh Giản không chỉ biểu hiện qua hành động cụ thể mà còn biểu hiện ở những trang thơ đƣợc viết nên từ tận đáy lòng mình. Ông đã từng thao thức, lo lắng cho đời sống của ngƣời dân trƣớc thiên tai khắc nghiệt. Ông đã nói nên điều trăn trở đó trong bài thơ “ Thu dạ độc khởi” “ Tháng tám còn nồng nực Đồng ruộng kho ráo hoài Khí tiết hàng năm khác Trăng sao mở vận vui Nửa đêm một mình dạy Ngửa cổ trông lên trời Mây đen thƣờng lởn vởn Mƣa gió e chƣa thôi” Hay bài thơ “ Gần sáng” để nói nên mơ ƣớc của mình đƣợc thấy ánh bình minh, thấy cuộc đời dân mình đổi mới trƣớc thời cuộc suy tàn của nhà Nguyễn, nhân dân lầm than khốn khổ cơ cực, đất nƣớc đi trong đêm tối. “Một dãy sông Tƣơng suốt mắt mèo Thuyền chèo ngƣ phủ thấp cheo leo Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 86 Lằn kêu giục chúa chầu sân phụng Gà gáy khuyên chồng lấp dấu cheo Ái soái Thƣờng Quân mới gay chèo Phƣơng đông vừa ló vầng con ác Cửa khổng nho sinh nhóm tựa bèo” Trong những năm làm quan ở Quảng Nam, ông rất lo lắng cho dân mình khi trời hạn hán, mất mùa đói kém, vì vậy ông đã viết lên những câu thơ: “ Trông những thửa ruộng cao thấp kia Mạ lúa đã úa vàng mất nửa Vụ chiêm này dù có đƣợc mùa Sang thu này giá gạo rất cao Huống lại bị hồi hạn giữ Nông dân thật đáng thƣơng! Mong trời sớm xuống hạt mƣa xuân Để kịp thời cho dân tỉnh táo” Năm 1858 thực dân Pháp tiến hành xâm lƣợc nƣớc ta, trƣớc tình hình ấy ông rất lo lắng cho dân, không muốn dân mình phải rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, gia đình chia lìa: “ Lỗi lo nƣớc kia cơn phiến biến Thƣơng bề dân nọ cuộc giao chinh” Với những phẩm hạnh đức độ ấy, các tầng lớp nhân sĩ trí thức và nhân dân Nam Bộ tỏ lòng kính trọng ông vì ông là ngƣời có phẩm chất đáng kính trọng chứ không phải ông làm quan to. Vì vậy trong buổi lễ cúng tế tại đình làng năm 1902, ông Nguyễn Trọng Tồn đọc bài văn tế có đoạn: “ Lễ tua Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 87 bày tỏ chốn quê mùa, nay chính nhờ ông công cả dựng triều Nam, danh cao tày sao Bắc. Ông ra tài giúp nƣớc...cây cam đƣờng còn nhớ thật lâu, giữ đạo làm tôi đến bỏ liều thác, lòng trung thành chói tựa nhựt tinh, việc đạo đức chẳng ai bì kịp...”. Mặc ông không còn nữa nhƣng với những phẩm chất cao đẹp nhƣ là ngƣời có tâm, có chí, trọng nghĩa, liêm chính hơn ngƣời, vì dân vì nƣớc vẫn còn sống mãi nơi trái tim mọi ngƣời. Đó là tƣ tƣởng căn bản của cụ, là điều mà cụ luôn tha thiết mong đợi trong cuộc thƣơng thuyết nhằm tránh nƣớc khỏi loạn lạc, dân không bị khổ ải vì chiến tranh. Có lẽ vì tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân đó là động cơ chi phối mọi việc làm của ông. Cũng vì động cơ ấy mà ông đã chọn con đƣờng nghị hòa vì ông sợ dân chúng đau khổ chết chóc, nói cách khác đi là ông vì thƣơng dân69, theo cách nghĩ của ông việc nghị hòa là phƣơng cách tốt nhất để có thời gian chuẩn bị sức mạnh về mọi mặt “ phú quốc binh cƣờng”trƣớc vì ông hiểu rất rõ sức mạnh của tâu phƣơng: “ Ngƣời ta có thể tƣởng tƣợng ra nhiều cách phòng ngự, nhƣng sự thực là chúng ta không thể chống nổi với những cuộc tấn công của tây phƣơng”. Có lẽ vì động cơ ấy mà đã nhiều lần ông đã đƣa ra những chính sách, hay ngƣời ta thƣờng gọi là những “tƣ tƣởng canh tân” đổi mới phát triển kinh tế của đất nƣớc, muốn dân mình đƣợc ấm no hạnh phúc, muốn đất nƣớc vững mạnh để tránh đƣợc hiểm họa ngoại xâm. Phan đã từng nói: “ Dạy dỗ dân chúng cho khỏi u mê, khuyến khích dân làm lụng cày cấy để thêm lợi tức, khả dĩ mộ thêm binh lính và trả lƣơng hậu cho họ. Nhƣ vậy, dân tình đỡ khổ, lƣơng thảo dồi dào, quân lính cũng đƣợc luyện tập tinh nhuệ”. Ngay từ rất sớm Phan Thanh Giản đã có những tƣ tƣởng mới nhằm đổi mới đất nƣớc, để tìm hiểu rõ hơn những “tƣ tƣởng canh tân” ấy là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu. 69 Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. NXB Khoa học xã hội, 2002, tr. 401. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 88 II. Một nhà yêu nƣớc sớm có tƣ tƣởng canh tân Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “ tƣ tƣởng cải cách” hay còn gọi là “ tƣ tƣởng canh tân” hoặc “tƣ tƣởng đổi mới” ở Việt Nam trong thời kỳ này. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, thuật ngữ “ cải cách ” đƣợc định nhĩa nhƣ sau: “Cải cách là sự đổi mới một số mặt của đời sống xã hội mà không thay đổi căn bản sự vật đó. Sự sửa đổi, cải thiện một số mặt của đời sống xã hội mà không động tới nền tảng của xã hội hiện hành”.70 Về vấn đề cải cách đổi mới ngƣời xƣa cũng đã đề cập tới khá rõ. Trong sách Đại học có chép việc vua Thành Thang khắc hàng chữ ở nơi chậu tắm của mình để cảnh tỉnh là: “ hằng ngày hãy thành thật đổi mới, càng ngày càng mới, lại luôn luôn ngày nào cũng mới”71. Hay trong thiên Khang cáo có chép lời Võ vƣơng nói với Khang Thúc : “hãy khuyến khích cho dân đổi mới”72. Đổi mới ở đay đƣợc hiểu theo nghĩa là đổi mới thay đổi về phong tục, lối sống cho ngày một tốt đẹp hơn hoàn thiện hơn, nhờ đó góp phần làm cho xã hội ngày một vững bền. Ở Việt Nam chúng ta vấn đề đổi mới cũng đã đƣợc nói đến từ rất lâu trong đó tiêu biểu nhất là tƣ tƣởng đổi mới, cải cách của Hồ Quý Ly, sau này là của Quang Trung. Tuy nhiên có thể nói những tƣ tƣởng cải cách ấy vẫn nằm trong khuân khổ của chế độ phong kiến, cải cách nhằm ổn định trật tự chế độ phong kiến mà chƣa có sự ảnh hƣởng của tƣ bản phƣơng Tây. Bƣớc sang thế kỷ XIX khi mà ảnh hƣởng của tƣ bản phƣơng Tây có sự xâm nhập sâu sắc vào nƣớc ta và đặc biệt khi Pháp tiến hành xâm lƣợc nƣớc ta thì những tƣ tƣởng canh tân, đổi mới đã đƣợc các sĩ phu, các nhà văn thân yêu nƣớc đề cập tới. 70 Từ điển Bách khoa Việt Nam I, Trung tâm Biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, Tr. 335. 71 Đoàn Trung Còn, Đại Học – Trung Dung, Trí Đức tòng thơ, Sài Gòn, 1950, Tr. 9 72 Đoàn Trung Còn, Sđd, , Tr. 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 89 Ở trong phần hoàn cảnh nhƣ tôi đã trình bày, dƣới triều Nguyễn, sở hữu tƣ nhân về ruộng đất đã phát triển hơn các triều đại trƣớc rất nhiều nhƣng vẫn chƣa chiếm ƣu thế so với sở hữu Nhà nƣớc và trên danh nghĩa, nhà vua là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nƣớc. Nhà nƣớc phong kiến triều Nguyễn cho phép ruộng tƣ phát triển nhƣng vẫn duy trì chế độ ruộng công nên quá trình tƣ hữu hoá ruộng đất bị kìm hãm. Triều Nguyễn triệt để thi hành chính sách trọng nông ức thƣơng nên đã phục hồi đƣợc nền nông nghiệp vốn bị sa sút nghiêm trọng, triền miên do các cuộc nội chiến. Song chính sách này đã kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế khác nhƣ thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Cả nội thƣơng và ngoại thƣơng đều kém phát triển. Các ngành này chỉ đƣợc duy trì ở mức độ thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của nhân dân và phục vụ cho hoàng gia cũng nhƣ triều đình. Những quy định khắt khe mang tính đẳng cấp về tiêu dùng mà triều Nguyễn đặt ra càng làm hạn chế sức sản xuất trong nhân dân. Chế độ quản lý ruộng đất nhƣ đã nói cùng với chính sách trọng nông ức thƣơng là hai yếu tố cơ bản khiến cho nền kinh tế dƣới triều Nguyễn vẫn mang đặc trƣng chủ yếu là nền kình tế tiểu nông lạc hậu. Sở hữu tƣ nhân tồn tại từ trƣớc đó và tiếp tục đƣợc duy trì dƣới triều Nguyễn nhƣng không đƣợc khuyến khích phát triển, vì vậy, ở thời kỳ này, các nhân tố tƣ bản chủ nghĩa chƣa nảy sinh, kinh tế hàng hoá chƣa phát triển. Một xã hội với nền kinh tế thuần nông, tự cấp tự túc, khép kín nhƣ thế cộng với chế độ chính trị phong kiến trung ƣơng tập quyền chuyên chế thì tự nó không thể nảy sinh nhu cầu cải cách. Nhƣ vậy, xét các nhân tố khách quan nội tại của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, chúng ta thấy các tƣ tƣởng cải cách chƣa thể xuất hiện vào thời gian này do nhu cầu cải cách chƣa xuất hiện. Do đó, mặc dù Minh Mệnh - một vị vua đƣợc coi là sáng suốt và cứng rắn nhất triều Nguyễn đã nhận thức đƣợc tính bất cập của nền giáo dục và đào tạo nhân sự đối với quản lý, điều hành đất nƣớc nhƣng cũng chƣa đƣa đƣợc ra đƣợc một biện Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 90 pháp nào nhằm khắc phục mặt yếu kém đó của nền học thuật nƣớc nhà. Nhận định nêu trên của Giáo sƣ Trần Văn Giàu cho chúng ta thấy rằng chỉ khi Pháp tiến hành xâm lƣợc Việt Nam, khi nguy cơ mất nƣớc xuất hiện thì nhu cầu đổi mới, nhu cầu tự cƣờng mới trở nên cấp bách. Vậy đáp ứng nhu cầu đó ra sao? Năm 1847, Pháp nổ súng lần đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng, đánh chìm 5 chiếc tàu của Việt Nam rồi bỏ đi, mở đầu một đƣờng lối ngoại giao pháo kích. Âm mƣu Pháp can thiệp vào Việt Nam đã rõ ràng, nhƣng do nhiều nguyên nhân nên mãi đến năm 1858 Pháp mới chính thức tiến hành cuộc xâm lƣợc Việt Nam. Từ năm 1847 đến năm 1858 là khoảng thời gian không ngắn mà triều Nguyễn vẫn chƣa có những chuẩn bị tích cực cũng nhƣ những đối sách có hiệu quả nhằm chống lại âm mƣu đó. Đến khi Pháp chiếm đứt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ là Biên Hoà, Gia Định, Định Tƣờng rồi dần dần mở rộng vùng chiếm đóng ra các phần lãnh thổ Việt Nam mà Tự Đúc và triều thần vẫn không xác định đƣợc đƣờng lối giữ nƣớc, không biết là nên chiến hay nên hoà (thực chất là hàng). Sự chậm trễ và sai lầm trong nhận thức và đánh giá kẻ thù, sự bế tắc trong việc hoạch định chiến lƣợc giữ nƣớc đã chứng tỏ năng lực hạn chế của nhà vua và đa số triều thần lúc bấy giờ. So sánh Việt Nam với một số nƣớc trong khu vực cùng thời kỳ, chúng ta sẽ thấy vai trò quyết định của nhân tố chủ quan, của ngƣời lãnh đạo đối với vận mệnh đất nƣớc. Năm 1853, mƣời chiến hạm đen của Mỹ do đô đốc Mathew C.Perry đến cảng Uraga trong vịnh Tokyo đe doạ trực tiếp nền độc lập của Nhật Bản. Sự kiện đó thức tỉnh tinh thần quốc gia của ngƣời Nhật Bản và đƣợc coi là điểm mốc lịch sử đánh dấu sự chấm dứt chính sách đóng cửa, mở đầu cho tiến trình cải cách của Nhật Bản. Kể từ năm 1853 -1868, Nhật Bản đã tiến hành những bƣớc vững chắc, chuẩn bị các tiền đề cơ bản cho công cuộc cải cách Minh Trị, để rồi chỉ hơn ba chục năm sau đó đã trở thành một cƣờng quốc ở Đông Á. Còn ở Việt Nam, phải mất hơn mƣời lăm năm sau khi xuất hiện nguy cơ thực dân Pháp xâm lƣợc Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 91 mới ra đời những đề nghị cải cách đầu tiên. Nhƣ vậy, chỉ sau khi nguy cơ mất nƣớc đã hiển hiện rõ ràng do sự chiếm cứ ba tỉnh miền đông Nam Kỳ của Pháp mới có sự lên tiếng của các chí sĩ tiên tiến - khi họ nhận thức đƣợc yêu cầu cấp bách phải đổi mới, phải tự cƣờng đất nƣớc. Sự trì trệ của trí tuệ Việt Nam thế kỷ XIX có nhiều nguyên nhân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là sự độc tôn Nho giáo của các vua Nguyễn. Quan điểm Nho giáo cho rằng lịch sử xã hội phát triển theo vòng tuần hoàn, thời trị và thời loạn kế tiếp nhau, đắp đổi nhau theo vận hội, thời đại bình trị lý tƣởng của loài ngƣời là các vua Nghiêu Thuấn nên các triều đại sau phải tuân thủ nguyên tắc "pháp tiên vƣơng". Quan điểm đó đã tạo ra sự thụ động và trì trệ trong nhận thức thời cuộc của ngƣời Việt Nam. Đồng thời, sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng "nội hạ ngoại di" của Trung Hoa phong kiến đã tạo ra rào cản ngăn trở tầng lớp trí thức Nho giáo và vua quan triều Nguyễn mở cửa đối với văn minh phƣơng Tây. Chúng ta có thể phân tích sâu hơn tình trạng nói trên bằng việc lý giải hiện tƣợng các vua Nguyễn độc tôn Nho giáo. Nhận thức đƣợc công cụ thống trị về tu tƣởng của Nho giáo, đặc biệt trong việc củng cố vƣơng quyền, Gia Long đã đƣa Nho giáo lên địa vị quốc giáo. Điều này không khác so với triều Lê, song, với việc nhà vua đã biết đến các thành quả của nền văn minh Tây phƣơng thì đây là một bƣớc lùi về mặt tƣ tƣởng. Chính sách đối ngoại sai lầm của các vua Nguyễn, bắt đầu từ Gia Long, đƣợc hoàn thiện và củng cố bởi Minh Mệnh, đƣợc duy trì bởi Thiệu Trị và Tự Đức là một nguyên nhân quan trọng làm cho Việt Nam trở nên lạc hậu so với nhiều nƣớc đƣơng thời. Nói các khác, chính sách đóng cửa, bế quan toả cảng, tự cố thủ trong nền văn hoá Nho giáo đã đƣa Việt Nam tới tình trạng trì trệ về mọi mặt. Mặc dù các vua Nguyễn luôn cử tàu thuyền đi thám sát tin tức các nƣớc xung quanh, mặc dù Minh Mệnh đã tiếp xúc với báo tiếng Anh ở Hƣơng Cảng, mặc dù các vua và triều đình luôn sử dụng hàng hoá mua của phƣơng Tây và các nƣớc lân cận, nhƣng tinh thần tự tôn dân tộc, tƣ tƣởng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 92 nội hạ ngoại di đã khiến họ cự tuyệt việc tiếp thu, học tập, phổ biến các tri thức văn hoá phƣơng Tây ngay từ đầu. Tƣ tƣởng phòng thủ thụ động, tiêu cực đối với sự xâm nhập của văn hoá, văn minh phƣơng Tây nhằm phòng tránh nguy cơ xâm lƣợc từ hƣớng này đã chứng tỏ sự bất cập của giai cấp lãnh đạo nhà Nguyễn trong chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nhìn sang Thái Lan cùng thời kỳ đó, chúng ta thấy một thực tiên khác hẳn. Đầu thế kỷ XIX, Thái Lan - lúc đó là Xiêm có nhiều đặc điểm kinh tế tƣơng tự Việt Nam. Ở Xiêm lúc này cung là xã hội có nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Yếu tố kinh tế hàng hoá đã có nhƣng chƣa phát triển và hoàn toàn do ngƣời Hoa đảm nhiệm. Nội, ngoại thƣơng đều do ngƣời Hoa quản lý. Tuy nhiên, ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, trong nền kinh tế - văn hoá Xiêm đã xuất hiện một số dấu hiệu đầy triển vọng: "... việc buôn bán của Xiêm với các nƣớc phƣơng Tây còn rất hạn chế. Tuy vậy, ảnh hƣởng của phƣơng Tây đối với một số lĩnh vực văn đƣợc duy trì... Phƣơng pháp chữa bệnh của phƣơng Tây đƣợc áp dụng nhƣ tiêm chủng, giải phẫu... Năm 1837 nhà máy in đƣợc xây dựng, tờ báo bằng tiếng Anh đầu tiên đƣợc xuất bản, tờ Bangkok Recorder". Nhƣng thập kỷ đầu thế kỷ này khi Anh, Mỹ yêu cầu vua Xiêm cho đặt quan hệ buôn bán thì đều đạt đƣợc những Hiệp ƣớc thƣơng mại có lợi nhất định. Chấp nhận hy sinh một số chủ quyền, mở rộng cửa với các nƣớc tƣ bản, thi hành chínhsách ôn hoà với các tôn giáo khác ngoài Phật giáo, tận dụng thời gian gấp rút thực hiện chƣơng chƣơng trình âu hoá đất nƣớc, vua Xiêm quyết tâm đƣa nƣớc mình nhanh chóng tiến kịp các nƣớc phƣơng Tây. Thực tế lịch sử cho chúng ta thấy, Việt Nam và Xiêm có cùng một xuất phát điểm về kinh tế vào nhƣng thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhƣng với hai đƣờng lối, hai quan niệm đối lập về ngoại giao của các nhà cai trị đất nƣớc đã tạo ra hai hƣớng lịch sử khác hẳn nhau. Thái Lan bắt đầu chấp nhận một số Hiệp ƣớc bất bình đẳng nặng nề để tranh thủ thời gian bƣớc vào quá trình canh tân, phát triển đất nƣớc, tránh khỏi hoạ xâm lăng, rồi sau đó dần dần giành lại từng bƣớc những chủ quyền đã mất, và Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 93 trở thành một nƣớc phát triển ở Đông Nam Á. Trong khi đó, các vua Nguyễn ở Việt Nam tiếp tục thi hành chính sách đóng cửa, thụ động trƣớc tiến trình xâm lƣợc của thực dân pháp, để rồi lần lƣợt để mất từng phần và cuối cùng là toàn bộ lãnh thổ vào tay quân xâm lƣợc. Nhƣ chúng ta đã biết, các yếu tố văn hóa, văn minh phƣơng Tây đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trƣớc khi quân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc nƣớc ta. Do thái độ và những đƣờng lối sai lầm của vua chúa nhà Nguyễn nên các yếu tố này không có điều kiện phát huy ảnh hƣởng trong đời sống xã hội. Chỉ đến khi Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của khu vực thuộc địa này nhằm làm bàn đạp cho tiến trình xâm lƣợc toàn bộ đất nƣớc Việt Nam thì các yếu tố văn hoá; văn minh đó mới có điều kiện ảnh hƣởng mạnh hơn tới xã hội Việt Nam. Năm 1868, Pháp khánh thành Sở Bƣu điện Sài Gòn. Trƣờng học tiếng Pháp và đào tạo thông ngôn đƣợc thành lập năm 1864. Cũng trong năm đó, thực dân Pháp phát hành cả báo tiếng Pháp và báo tiếng Việt. Các thiết chế mới của xã hội thực dân lần lƣợt đƣợc thiết lập ở ba tỉnh bị chiếm đóng này và dần dần lan toả theo bƣớc chân xâm lƣợc của Pháp. Cũng trong thời gian này, Tự Đức thực hiện lại việc cử ngƣời tới các nƣớc lân cận khảo sát tình hình và cử các phái đoàn đi thƣơng thuyết với Pháp nhằm chuộc lại ba tỉnh đã mất. Điều này đã tạo điều kiện cho một số quan chức của ta đƣợc tiếp xúc với văn hoá, văn minh Tây phƣơng. Chính nhờ các cuộc khảo sát và thƣơng thuyết này mà một số quan lại của triều đình mới nhận thức đƣợc tình thế hiểm nghèo nhƣ ngàn cân treo sợi tóc của vận mệnh dân tộc, nhận thức đƣợc con đƣờng tất yếu phải canh tân, tự cƣờng đất nƣớc để mong thoát khỏi họa vong quốc. Các đề nghị cải cách ở Việt Nam thời kỳ này đã ra đời trong bối cảnh nhƣ vậy. Nghiên cứu sự xuất hiện các tƣ tƣởng canh tân thời kỳ này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bản điều trần đều do các chí sĩ đã đƣợc tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn minh, văn hoá phƣơng Tây đề xƣớng. Nhƣ vậy, một trong những nhân tố khách quan Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 94 mang tính quyết định đối với sự xuất hiện các tƣ tƣởng canh tân thế kỷ XIX là ảnh hƣởng của văn hoá, văn minh phƣơng Tây. Ảnh hƣởng này sẽ ngày một mạnh mẽ, ngày một sâu rộng trong xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, góp phần làm dấy lên phong trào duy tân sôi nổi trên khắp cả nƣớc. Nhƣ vậy ta có thể khẳng định phải cho tới mãi những năm 60 của thế kỷ XIX, sau khi hòa ƣớc Nhâm Tuất đƣợc ký kết, thấy đƣợc nguy cơ thất bại trong cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc đã đến gần. Nhận thức đƣợc tình thế ngàn cân treo sợi tóc của đất nƣớc, vì vậy một số nhân sĩ, quan lại của triều đình đã dâng lên những bản điều trần nhằm sửa đổi các chính sách về quân sự, kinh tế, ngoại giao...theo hƣớng khác hẳn với truyền thống Nho giáo nhằm củng cố và tăng cƣờng sức mạnh về mọi mặt nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc. Trong Nghiên cứu thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trƣớc khi Pháp xâm lƣợc, Giáo sƣ Trần Văn Giàu cũng khẳng định:"Biết rằng thủa ấy xã hội Việt Nam chƣa cấp bách đòi hỏi phải phát triển tƣ bản chủ nghĩa nhƣng công cuộc chống ngoại xâm lại cấp bách đòi hỏi phải duy tân, tự cƣờng, bằng không, bằng trễ thì mất nƣớc”. Có thể nói những đề nghị cải cách của các sĩ phu văn thân yêu nƣớc đã thể hiện một lối tƣ duy mới trong xử lý tình hình thực tiễn của đất nƣớc, chứa đựng những tƣ tƣởng mới trong nhận thức thực hiện. Chúng ta gọi những tƣ tƣởng nhằm sửa đổi, canh tân đƣờng lối, chính sách cai trị đất nƣớc, thay thế chúng bằng những đƣờng lối, chính sách tiến bộ hơn nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu, lỗi thời, đáp ứng yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển của đất nƣớc thời kỳ này là tƣ tƣởng cải cách, tƣ tƣởng canh tân đổi mới. Có thể nói những tƣ tƣởng cải cách đã xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX, đến cuối thế kỷ XIX, những đề nghị cải cách ấy đƣợc đƣa lên triều đình làm thành một xu hƣớng mới trong lịch sử tƣ tƣởng của dân tộc. Đại biểu cho xu hƣớng này là các sĩ phu, quan lại: Nguyễn Trƣờng Tộ, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 95 Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc...họ đƣợc coi là những ngƣời trồng mần khai hóa đầu tiên. Tuy nhiên trong thực tế lịch sử chúng ta thấy, trong suốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nƣớc, thƣơng dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nƣớc, luôn trăn trở về tình trạng của đất nƣớc về tình hình quan liêu của bộ máy công quyền các cấp, về tình trạng lạc hậu về kinh tế, quân sự...Một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nƣớc, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm quyền, để cải cách nền hành chính nƣớc nhà đƣa đất nƣớc tiến lên. Một trong những tờ sớ mang nội dung cải cách đó Tiến sĩ Phan Thanh Giản dâng lên từ rất sớm ngay dƣới triều Vua Minh Mạng. Chính vì vậy mà ta có thể nói ông là ngƣời sớm có tƣ tƣởng canh tân. Dƣới thời vua Minh Mạng ông đã đƣa ra một chân lí trị nƣớc, đó là phải “an dân”. Muốn cho an dân, ông “hối thúc” vua phải trị bọn hại dân: “...ý niệm an dân, sau trƣớc chuyên cần. Để cho luân thƣờng rộng khắp, hành hóa lớn lao, sáng láng trị bình, chỉ mong Hoàng thƣợng một lòng thi hành, nghĩ cũng không phải khó”. Trong tờ sớ dâng lên Thiệu Trị, Phan đã đề xuất nhằm yêu cầu cải cách chốn quan trƣờng, bằng cách dựa vào dân, lấy ý dân để sửa đổi chính pháp: “ Xin vua xuống một đạo Dụ nói rõ: bên trong thì đại thần ngôn quan, bên ngoài thì các viên chức lớn phải đem hết trí nghĩ ra và mối chân tình trung quân ái quốc đối với các điều lợi hại về đời sống của dân không kể lớn nhỏ, không cần kiêng nể, đều phải bày tỏ không nên giấu giếm để cho kẻ có tấm lòng chân thực và có chƣớc lạ, mƣu cao sẽ đƣơc cơ hội đạo đạt lên trên, thì bao nhiêu vụ hƣ thực ở chốn dân gian và các quan lại ai hay, ai dở, đều soi thấu hết. Chừng ấy hoàng thƣợng sẽ chọn điều tốt đem ra thi hành, còn bao nhiêu điều dở sẽ bỏ đi, miễn sao cho những tình tệ của qua lại phải đƣợc tạo thành, quân sĩ phải có thực số, xóm làng ấm no, yên ổn, biên phòng sẽ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 96 vững chắc, rồi sau thế nƣớc sẽ đƣợc tôn trọng lâu dài”73. Trong suốt quá trình làm quan trong triều Phan Thanh Giản đã nhận thức rất rỏ tầm quan trọng của bộ máy quan lại sự tồn tại của bộ máy công quyền nhà nƣớc có ảnh hƣởng tích cực, tiêu cực đến sự phát triển của đất nƣớc, vì vậy ông đã đề nghị tiến hành cải cách ở trốn quan trƣờng , ngoài ra dƣới triều Tự Đức, ông còn đƣa ra 8 điều khuyên can trong đó có đề xƣớng cải các việc tuyển dung quan lại: lựa ngƣời trung lƣơng, đừng cho kẻ ham muốn quyền lợi kiếm đƣờng lo lót, xim thêm lƣơng bổng cho hậu để các qua trau dạ thanh liêm”74. Về mặt quân sự : Xin bớt công việc cho lính rảnh rang để thƣờng thƣờng rèn luyện trận đồ...còn về kế sách giữ nƣớc: Cốt nhất nuôi dân chăm cày cấy, nuôi lính đủ ăn, lƣu ý nhƣ thế thì sức dân đƣợc thƣ thả mà quân có chỗ dạy, sức đất không bỏ phí mà lƣơng có chỗ ra. Quân giỏi, lƣơng đủ nhƣ nƣớc chảy cuồn cuộn không hết”75. Ngoài ra ông còn đƣa ra vấn đề nhằm hạn chế nạn tham nhũng, ăn chơi xa đọa trong tầng lớp vua, quan lại: “Xin vua cẩn thận các việc chơi bời; Xin đừng ham coi hát xƣớng, cần lo chánh nƣớc là hơn; Xa tránh những kẻ thấp hèn lanh lợi; Xin vua chuộng điều tiết kiệm, bớt việc lãng phí xa hoa mà thƣơng xót cho dân, giữ gìn đất nƣớc; Xin bớt kẻ cận thần và giữ theo phép tiền triều thuở trƣớc; Xin vua thêm lƣơng bổng cho hậu để các quan trau dạ thanh liêm, giữ lẽ công bằng, không ham hối lộ cho khỏi hại dân lành”. Đó không chỉ là điều khuyên cho vua mà còn là bài học cho chúng ta ngày nay. Trong một xã hội mà tệ tham ô, hối lộ, lãng phí đã đến mức có thể gọi đƣợc là “quốc nạn” thì rất cần những ngƣời lãnh đạo cấp trên biết nghe và những lãnh đạo cấp dƣới có tấm lòng và nhân cách thẳng thắn nhƣ ông. Tâm sáng này ở Phan Thanh Giản đáng để hậu thế lƣu danh. 73 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr. 95 74 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr. 108. 75 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr. 109. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 97 Tƣ tƣởng canh tân của Phan Thanh Giản càng hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn khi cụ cùng phái đoàn sang Pháp. Sau khi ký hòa ƣớc 1862 , cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, Tự Đức sai sứ bộ sang Pháp để điều đình với Pháp để chuộc lại 3 tỉnh đã mất. Chuyến đi của sứ bộ đƣợc ghi lại trong nhật ký với tiêu đề “ Tây hành nhật ký” là báo cáo của sứ bộ Phan Thanh Giản lên vua Tự Đức do Phạm Phú Thứ thảo và Phan Thanh Giản duyệt lại. Cuốn nhật ký đã ghi lại đầy đủ chi tiết từng hƣớng đi của con tàu, tên các vùng miền đã đi qua với nững tri thức về địa lý, lịch sử, những con số rất cụ thể. Qua chuyến đi sứ Phan Thanh Giản đã nhận thấy rất nhiều điều kỳ thú, mới lạ: những tòa nhà cao tấng, những con đƣờng thủy bộ đƣợc đào xuyên qua để đi cho thẳng, mọi việc đều có máy làm, từ việc làm thừng, bện kính, nấu quặng, làm đạn, súng ống...Điều đặc biệt hơn cả là sứ bộ còn đƣợc ngồi trên xe lửa đi trên hai đƣờng ray bằng sắt, chúng chạy bon bon mà không cần đến voi hay ngựa kéo, còn nữa khi đến sứ châu Âu sứ bộ không thấy đèn dầu, không thấy bấc đèn, mà ngọn lửa từ trên cao quay xuống, ánh sáng lại rực hơn, không hiểu tại sao họ lại sáng chế đƣợc kỳ lạ vậy. Đến lỗi Phan phải thốt lên trong một bài thơ: “ Trăm nghề khéo léo bằng trời đất Chỉ còn việc sống chết là của tạo hóa” Khi về nƣớc, sứ bộ đã thuật lại mọi chuyện nhƣ đèn thắp sáng ngƣợc, ngọn lửa chiếu xuống đất cho mọi ngƣời nghe họ cho đó là chuyện không có thật. Với tầm mắt của cụ ngày một mở rộng “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” của mình sau khi đi Pháp về cụ đã kêu gọi đồng bào mau thức tỉnh canh tân đất nƣớc và khuyên vua : “Nên giao thiệp với các nƣớc bạn, cho dân xuất dƣơng du học, giao thƣơng với nƣớc ngoài... ”76. Tuy nhiên những lời đề nghị của ông đã không đƣợc chấp nhận, vì vậy ông đã viết nên bài thơ: 76 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr. 129 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 98 “ Từ ngày đi sứ tây kinh Thấy việc châu Âu phải giật mình Kêu rủ đồng bào mau thức dậy Hết lời năm nỉ chẳng ai tin”77 Những tƣ tƣởng cải cách của ông sau này các nhà cải cách nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ và Phan Châu Trinh cũng đề xƣớng và phát huy và hoàn thiện tƣ tƣởng ấy. Tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ đƣợc thể hiện rất rõ qua 58 bản di thảo, qua đây ông đã yêu cầu cải cách trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, tài chính), văn hóa ( giáo dục, ngôn ngữ), xã hội ( cải thiện cuộc sống xã hội), chính trị ( nội trị, ngoại giao, quốc phòng). Nhìn chung các đề nghị cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ đều chứa đựng tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lập, tự cƣờng, tấm lòng tự tôn, tự hào dân tộc, coi trọng việc phát huy trí thông minh, lòng ham học, tinh thần cầu tiến bộ của thanh niên, nhân dân ta, với mong muốn làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, đất nƣớc độc lập tự do. Đối với Phan Thanh Giản cũng thế tuy những tƣ tƣởng cải cách của ông chƣa đề cập tới mọi vấn đề nhƣng ông đã phần nào đề cập tới vấn đề nội trị, việc tuyển chọn quan lại, ngoại giao, kế sách đánh giặc... những tƣ tƣởng ấy mặc dù ông chƣa đƣa ra những vấn đề cụ thể nhƣ của Nguyễn Trƣờng Tộ nhƣng ông đã mƣờng tƣợng đƣợc các việc ấy nó là gì? Và phải làm gì? Qua đây ta có thể khẳng định ông chính là một trong những nhà yêu nƣớc sớm có tƣ tƣởng canh tân và là ngƣời mở đƣờng cho xu hƣớng canh tân sau này. Những tƣ tƣởng canh tân ấy của ông cho tới tận bây giờ đối với đất nƣớc ta trong tình thế hiện nay vẫn còn có giá trị nhƣ: việc giao lƣu với các nƣớc bên ngoài, hay vấn đề hạn chế nạn tham nhũng... Trong thời kỳ mở cửa 77 Nguyễn Duy Oanh – Sđd, Tr. 178 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 99 ngày nay khi mà toàn thế giới đều trong quá trình hội nhập quốc tế việc giao lƣu với thế giới bên ngoài là điều hết sức quan trọng góp phần phát triển đất nƣớc về mọi mặt, đây là điều mà đƣợc Phan Thanh Giản đề cập tới từ lâu. Nhƣ vậy với nhận thức sâu sắc về thời cuộc Phan Thanh Giản đã sớm đề sƣớng những tƣ tƣởng nhằm canh tân, đổi mới nhằm phát triển đất nƣớc đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng khủng khoảng của chế độ phong kiến đang ngày một lỗi thời so với su thế phát triển ở bên ngoài. Tuy nhiên có thể nói Phan Thanh Giản là ngƣời “ biết” quá sớm, nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói: “khôn chết, dại chết, biết sống”. Cái “ biết” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nâng ông lên hàng quân sƣ của ba họ: họ Mạc, Lê, Trịnh. Ông sớm tách ra khỏi sự tranh đoạt quyền lực của ba dòng họ để trở thành vị phu tử của 3 triều: Mạc, Lê – Trịnh, Nguyễn. Nhờ đó danh tiếng của ông còn “ sống” mãi đời đời. Đối với cái biết của Phan Thanh Giản, ông biết nhƣng ông không thể xoay đổi đƣợc tình thế, ông đã chấp nhận thua thời cuộc và chấp nhận thiên mệnh: “Trời thời, đất lợi, lại ngƣời hòa Há dễ ngồi coi chẳng nói ra” Cái “biết” về thế và lực của nƣớc Pháp ở châu Âu đã giúp ông mở rộng tầm mắt vì vậy ông đã muốn đổi mới đất nƣớc. Chính vì vậy, ông đã gửi nhiều biểu chƣơng lên vua Tự Đức đề nghị đổi mới, cử ngƣời đi học, mở rộng giao thƣơng với các nƣớc bên ngoài. Những đề nghị ấy đã không đƣợc Tự Đức và triều thần chấp nhận, kể cả các bài điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ gởi lên vua Tự Đức từ năm 1863 cũng không đƣợc lƣu ý. Tại sao những tƣ tƣởng cải cách của các sĩ phu văn thân yêu nƣớc trình lên vua mà không đƣợc thực hiện? Nhƣ chúng ta đã biết trong thời kỳ này triều Đình Huế và Tự Đức đang thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo, không quan Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 100 hệ với phƣơng Tây, chính vì vậy chủ trƣơng mở cửa và đổi mới của Phan Thanh Giản là ngƣợc lại với chính sách của triều đình Huế, nên những yêu cầu đổi mới đã không đƣợc chấp nhận. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 101 KẾT LUẬN Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX với nhiều biến cố thăng trầm. Mở đầu là sự xác lập của vƣơng triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Vƣơng triều Nguyễn đƣơc xây dựng chẳng bao lâu dƣới móng vuốt của bọn xâm lƣợc thực dân Pháp đất nƣớc ta dần rơi vào tay giặc, biến đất nƣớc từ một nƣớc phong kiến độc lập trở thành nƣớc nửa thuộc địa. Trách nhiệm để mất nƣớc chính là do vƣơng triều Nguyễn, tuy nhiên chúng ta cũng không nên phủ nhận những cố gắng, công lao đóng góp của vƣơng triều này trong việc tìm kiếm và thực hiện những biện pháp nhằm củng cố triều đại và bảo vệ quốc gia. Trên thực tế, các vua Nguyễn đã có những đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nhƣng do sự lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc của các vua triều Nguyễn cơ bản không phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, nên cuối cùng tiềm lực không đƣợc bồi dƣỡng, an ninh chính trị không đƣợc đảm bảo, sức đề kháng của dân tộc suy giảm chính vì vậy đã để nƣớc ta rơi vào tay thực dân Pháp. Nhƣ chúng ta đã biết, sau một quá trình chuẩn bị lâu dài, ngày 1/9/1858 thực dân Pháp đã nổ súng tiến hành xâm lƣợc nƣớc ta. Trƣớc tình hình đó toàn thể dân tộc đã đứng lên ra sức chống Pháp xâm lƣợc nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và chủ quyền dân tộc. Là vị quan trong triều, Phan học sĩ - Phan Thanh Giản, đã hết sức lo lắng trƣớc âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp, cả cuộc đời làm quan của ông đã dốc hết tài lực, suốt đời vì dân , vì nƣớc. Phan Thanh Giản – ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm nhƣng với lòng ham học, chăm chỉ cần cù năm 1826 ông đã trở Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 102 thành vị tiến sĩ đầu tiên cũa đất Nam Kỳ, mở đầu cho sự nghiệp trong chốn quan trƣờng. Trong suốt 41 năm cống hiến cho đất nƣớc dƣới 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ông đã cống hiến hết tài năng và sức lực của mình, đảm đƣơng nhiều trọng trách, trải qua nhiều bƣớc thăng trầm, nhƣng trong ông luôn toát nên những phẩm chất cao đẹp. Một tấm gƣơng sáng về đạo đức, lối sống và sự hiếu học, trong đó điều đặc biệt đó chính là tấm lòng yêu thƣơng dân mình sâu sắc. Với tính cƣơng trực, trung chính, lo cho dân cho nƣớc mà dƣới triều Minh Mạng ông đã 4 lần bị giáng chức. Song không vì thế mà ông nản chí, trƣớc sau vẫn luôn giấn thân vào con đƣờng quang minh chính đại vì nƣớc vì dân. Là một trí thức đƣơng thời, Phan Thanh Giản có cái nhìn bao quát và sâu sắc các mặt của đời sống xã hội. ở mỗi cƣơng vị, ông đều có những cống hiến. Khi làm kinh lƣợc phó sứ ở miền Tây Nam bộ cũng nhƣ về kinh đô Huế giữ chức Lễ bộ thƣợng thƣ, ông luôn chăm lo đến việc khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất, mở mang trƣờng học, nhà thƣơng, với mong muốn mở mang dân trí, chấn hƣng đất nƣớc mong sớm phú cƣờng để chống đỡ cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Dƣới chế độ phong kiến đặc biệt là ở thời điểm suy tàn, đại bộ phận quan lại dựa vào quyền thế mà đục khoét nhân nhân, mƣu sinh vinh thân phì gia, chúng ta có đƣợc một vị đại thần nhƣ ông là một điều hiếm hoi. Đối với chúng ta ngày nay, lòng yêu nƣớc thƣơng dân, những nội dung đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tƣ, khoan nhân đại độ thì ở ngay trong bản thân của những đức tính ấy bất cứ ở đâu, trong giai đoạn nào cũng đáng đƣợc trân trọng và kính phục. Đặc biệt những tƣ tƣởng đổi mới của ông nhƣ: Uqn hệ với các nƣớc bên ngoài, mở mang xây dựng phát triển nền dân trí của đất nƣớc.. lúc bấy giờ chúng vẫn còn có ý nghĩa cho tới ngày nay. Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, bên cạnh việc phát triển nền Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 103 kinh tế trong nƣớc, huy động nguồn nội lực, chúng ta cũng cần phải giao lƣu học hỏi, tiếp thu những tri thức có chọn lọc ở bên ngoài, đồng thời việc mở cửa nhƣ thế chúng ta sẽ thu hút đƣợc vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài, nhằm thúc đẩy, kích thích nền kinh tế trong nƣớc phát triển. Đó là tƣ tƣởng khá tiến bộ mà ngày nay chúng ta còn áp dụng. Chúng ta cần đánh giá cao ở mặt này, trả lại cho ông những giá trị đích thực, nhửng giá trị mà nhân dân đã lƣu giữ, mếm mộ hàng trăm năm nay đối với ngƣời trí thức đầu tiên của đất Nam Kỳ. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra ở đây đến những năm cuối thế kỷXIX đất nƣớc ta rơi vào tay giặc, vậy nguyên nhân này do đâu? Trách nhiệm này thuộc về ai? Việc ký hiệp ƣớc năm 1862 và để mất 3 tỉnh miền Tây chúng ta hoàn toàn không thể quy hết trách nhiệm cho Phan Thanh Giản. Vốn nặng tƣ tƣởng Nho giáo, Phan không thể không làm trái lệnh thiên tử. Vả lại trƣớc khi đi nghị hòa, Tự Đức và các quan đại thần ở Viện Cơ mật cũng có sự luận bàn, cử các sứ thần đi nghị về việc hòa, thì các khả năng để đƣa đến hòa hoãn, kể cả khả năng cắt đất và bồi thƣờng cho giặc, do đó Phan không thể và không có quyền thực hiện những điều mà nhà vua không chỉ dụ. Nhƣ vậy việc làm đó của ông chính là việc thừa hành một đƣờng lối sai lầm dẫn đến việc mất đất, Phan Thanh Giản không phải là ngƣời duy nhất có tội mà chỉ chịu một phần trách nhiệm trong việc thực hiện đƣờng lối sai lầm này. Ngƣời có tội với dân với nƣớc chính là Tự Đức. Tƣ tƣởng trung quân của đạo nho không cho phép ông làm trái với lƣơng tâm và tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của mình. Chính vì vậy ông tự thấy mình có tội với dân, với nƣớc nên ông đã tự kết liễu đời mình, bày tỏ nỗi lòng để hậu thế phán xét. Ngày nay chúng ta không kết tội tiền nhân nhƣng qua nghiên cứu để nhận thức đúng những đóng góp của ông cha ta vào sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc để phát huy và không để lịch sử phải lặp lại những sự kiện dù chủ quan hay khách quan mang lại thảm họa cho dân tộc. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 104 Trong sự phát triển của lịch sử xã hội, ngày nay chúng ta càng có cái nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản khoa học, chính xác và tiếp cận gần hơn với chân giá trị của ông, một con ngƣời mà lẽ sống, đạo đức, tƣ cách và học vấn là cả một niềm tự hào của xứ sở, quê hƣơng vùng đất Nam bộ. Để tƣởng nhớ một con ngƣời đã có những cống hiến tích cực cho tổ quốc, để đáp lại lòng ngƣỡng mộ của nhân dân, ngày nay chúng ta đã và đang bảo vệ, tôn tạo các di tích có liên quan tới ông, đồng thời sƣu tầm những tài liệu nghiên cứu để có một bộ sách viết về ông. Nhằm trả lại cho ông những giá trị và những hạn chế đích thực. Đáp ƣớng lòng mong mỏi của nhân dân cả nƣớc và nhân dân Bến Tre – Vĩnh Long là quê hƣơng của Phan Thanh Giản. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 105 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Niên biểu Phan Thanh Giản Năm Tuổi Sự kiện 1796 1 Chào đời tại Việt Nam, thế kỷ XVIII 1826 30 Đỗ đầu tiến sĩ Nam Kỳ, Hàn lâm viện biên tu, lang trung bộ hình, Tham hiệp Quảng Bình 1829 33 Phủ doãn Thừa Thiên, Thị lang bộ Lễ, Hiệp trấn Ninh Bình. 1831 35 Vào Quảng Nam, đánh dẹp Mọi, thất bại bị cách chức, nhƣng cho đoái công chuộc tội. 1832 36 Phục hàm kiểm thảo, sung chức hành tẩu Nội các, thăng viên ngoại lang bộ hộ, chức phủ doãn thừa Thiên, thăng Hồng lô tƣ khanh, Phó sứ sang tàu. Khi về thăng Đại lý tự khanh, sung cơ mật viện đại thần. 1835 39 Bố chính Quảng Nam, quyền ấn Tuần phủ quan phòng. 1836 40 Can vua ngự giá Quảng Nam, bị phát giác bê trễ, quan lại nhũng tệ ở Quảng Nam, giáng làm lục phẩm thuộc viên tại chỗ, lại Thăng thừa chỉ Nội các rồi sung cơ mật viện đại thần. 1838 42 Đi duyệt binh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa về lo việc bộ hộ, bị giáng làm lang trung bộ này, vì sót việc đóng ấn vua, đi khai mỏ bạc ở Thái Nguyên. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 106 1839 43 Thống chính sứ ty Phó sứ rồi thị lang bộ hộ, xử nhẹ tội tên Hữu Quang, bị sụt chức. 1840 44 Phó chủ khảo thừa thiên, chấm bài không tinh bị giáng một bậc, lại thăng thị lang bộ Binh. 1841 45 Thăng tham tri, kiêm việc cơ mật. 1848 52 Thăng hình bộ thƣợng thƣ kiêm Cơ Mật viện đại thần. 1849 53 Giảng quan tòa Kinh Diên, xung chức tả kì kinh lƣợc đại sứ, lãnh tổng đốc Bình Phú 1851 55 Nam kỳ kinh lƣợc phó sứ, chức tuần phủ Gia Định. 1852 56 Cùng với chánh phó Nguyễn Tri Phƣơng dâng sớ điều trần. 1853 57 Về kinh thăng hiệp biện đại học sĩ, lãnh thƣợng thƣ bộ binh, sung chức Kinh Diên và cơ mật. 1856 60 Tổng tài soạn bộ Việt sử thông giám cƣơng mục 1859 63 Hải quân Pháp quấy rối Đà Nẵng, Định Tƣờng và Biên Hòa. 1861 65 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh đồn Kỳ Hòa, chiếm Sài Gòn, Định Tƣờng, Biên Hòa, hạ thành Vĩnh Long. 1862 66 Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hòa ƣớc Nhâm tuất. Phan bị khiển trách, đổi làm tổng đốc Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 107 1863 67 Về kinh, sung chức chánh sứ sang Pháp. 1864 68 Ở Pháp về, tâu xin sửa đổi việc nƣớc, vua không y tấu. 1865 69 Dâng sớ xin về hƣu, vua không cho. Sung chức kinh lƣợc đại thần trông coi 3 tỉnh miền tây. 1866 70 Lấy cớ bệnh già xin nghỉ vua không cho. 1867 71 Mất 3 tỉnh miềm tây. Nhịn đói không chết, uống độc dƣợc tuẫn tiết ngày 01.08.1867 1868 1 năm mất Bị truy tƣớc chức hàm, xóa tên trong bia tiến sỹ. 1886 19 năm mất Khai phục nguyên hàm, dựng bia nhƣ cũ. 1956 Hội thảo Phan Thanh Giản tại Hà Nội. 1966 100 năm mất Nhân dân Vĩnh Long dựng tƣợng đồng tại Hùng Vƣơng - Lê Lai. 1996 130 năm mất Hội thảo tại Vĩnh Long 2003 Tọa đàm "thế kỷ 21 nhìn về Phan Thanh Giản". Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 108 Phụ lục 2: Một vài hình ảnh về Phan Thanh Giản Phan Thanh Giản vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 109 Lễ rƣớc tƣợng cụ đặt tại văn thánh miếu Vĩnh Long Bức tƣợng đồng đặt tại văn thánh miếu Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 110 Đền thờ Phan Thanh Giản Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 111 Trƣờng học mang tên Phan Thanh Giản ở Cần Thơ Cựu học sinh học trƣờng mang tẹn Phan Thanh Giản Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 112 Đƣờng Phan Thanh Giản xƣa, nay là đƣờng Điện Biên Phủ Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu gốc 1. Quốc sử quán triều Nguyễn - Châu bản triều Tự Đức. NXB Khoa học xã hội năm 1987. 2. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam Thực Lục. NXB Khoa học xã hội năm 1970. Tập 32-37 3. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại nam thực lục (chính biên). NXB Khoa học xã hội năm 1971 Tập 31 4. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại nam chính biên liệt truyện. NXB Thuận Hóa – 2002. Tập 4, tr 37-42 5. Quốc sử quán triều Nguyễn - Khâm định việt sử thông giám cƣơng mục. Tập 1 6. Quốc sử quán triều Nguyễn - Khâm định việt sử thông giám tiền biên. Tập 1. Tài liệu sách, báo, tạp chí 7. Cuộc tấn công quân sự đầu tiên của Pháp vào Việt Nam. HenryMacleavuy – Ngô Bắc dịch. 8. Đinh Xuân Lâm ( chủ biên) - Đại cƣơng lịch sử Việt Nam. NXB Giáo Dục. Tập 2 9. Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, XVIII, XIX- NXB Khoa học xã hội- 2003 10. Kỷ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII- XIX. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ĐHSPTp. Hồ Chí Minh. 5-2002 11. Nhiều tác giả - Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới. - NXB ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh – 2005.tr 386- 458. 12. Nguyễn Phan Quang – Việt Nam thế kỷ XIX ( 1802 - 1884). NXB Tp. Hồ Chí Minh năm 2002. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 114 13. Nguyễn Phi Hùng, Buasichalơnsúc – Lịch sử Lào hiện đại. NXB Chính trị quốc gia. Tháng 2-2006. 14. Những vấn đề về triều đại cuối cùng ở Việt Nam. Tạp chí xƣa và nay xuất bản năm 2002. 15. Nguyễn Thế Long - Bang giao Đại Việt triều Nguyễn. NXB Thuận Hóa – 2003. (tr 109- 139). 16. Nguyễn Thế Anh – kinh tế xã hội Việt Nam dƣới các triều Nguyễn. NXB Lửa Thiêng – Sài Gòn 1971 17. Nguyễn Thế Long - Chuyện đi xứ tiếp xứ thời xƣa.– NXB Văn Hóa Thông Tin - 2001 18. Nguyễn Duy Oanh – Chân dung Phan Thanh Giản. Tủ sách bộ Giáo dục và thanh niên, năm 1973 18. Nguyễn Duy Anh – Phan Thanh Giản cuộc đời và tác phẩm. Hội khoa học lịch sử Việt Nam – Đại học Hồng Bàng. Năm 2003 19. Phan Thanh Giản con ngƣời, sự nghiệp và bi kịch cuối đời. Lịch sự sự thật và sử học – NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh 20. Phan Thị Minh Lễ, Chƣơng Thâu - Thơ văn Phan Thanh Giản.. NXB Hội nhà văn. 2005 21. Tây hành nhật ký. Di thảo của cụ Phạm Phú Thứ. NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 2000. 22. Trần Thị Kim Dung – Tri thức Nam kỳ đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp trong nửa sau thế kỷ XIX ( qua các trƣờng hợp Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trƣơng Vĩnh Ký). Luận án tiến sĩ, trƣờng ĐHKHXH&NV. 2003. 23. Trần Văn Giàu – Tổng tập. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội 2006. 24. Tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc dƣới triều Nguyễn – NXB Huế. Năm 1999. 25. Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam từ 1737 – 1945. NXB Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Năm 1971 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trịnh Thành Công SVTH: Lê Thị Lành Trang 115 26. Thế kỷ XIX nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Tạp chí xƣa và nay – NXB Đồng Nai. 2006 27. Trần Thị Thanh Thanh – Tài liệu tham khảo một số vấn đề Triều Nguyễn. 28. Trƣơng Hữu Quýnh – Tìm hiểu một vài điểm về thủ công nghiệp quan xƣởng Việt Nam thời phong kiến. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Năm 1992. 29. Trƣơng Bá Cần - Phan Thanh Giản với việc mất 3 tỉnh Miền Tây kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam Kỳ. 30. Trần Trọng Kim – Việt Nam sử lƣợc. NXB Tân Việt năm 1951. 31. Vũ Huy Phúc (chủ biên) Phạm Quang Trung- Nguyễn Ngọc Cơ - Lịch sử Việt Nam 1858-1896. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia- Viện sử học 32. Quê hƣơng Bến Tre với nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Ban tuyên huấn tỉnh ủy Bến Tre. Tham luận số 2 trong kỷ yếu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhan Thanh Giản - cuộc đời và sự nghiệp.pdf