Phân tích bản chất giai cấp của Đảng cộng sản Việt Nam

Giữ vững và phát huy bản chất công nhân của Đảng là một vấn đề lớn trong công tác xây dựng Đảng đối với Đảng cộng sản ở các nước trên thế giới nói chung và Đảng ta nói riêng. Đây là vấn đề thuộc bản chất của Đảng cộng sản, vì vậy cuộc đấu tranh giữa những người cộng sản chân chính với các phần tử cơ hội, thù địch theo chủ nghĩa xét lại, những kẻ muốn thủ tiêu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ trước tới nay cũng chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề này. Việc xác định bản chất của Đảng cũng là tiêu chí để phân biệt một Đảng cộng sản chân chính với các đảng phái chính trị khác, nội dung ấy là vấn đề cơ bản, bao trùm, có tính nguyên tắc đối với các Đảng cộng sản. Đối với Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 80 năm lịch sử kể từ khi ra đời cho đến nay Đảng ta luôn khẳng định: đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua việc xác định bản chất của Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Liệu Đảng ta có phải chỉ mang bản chất của giai cấp công nhân hay không? Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội như thế nào? Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH như ngày nay bản chất của Đảng có thay đổi hay không? Những câu hỏi như vậy đã thôi thúc em đi tìm câu trả lời cho mình, dưới ánh sáng từ tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài:’’ Phân tích bản chất giai cấp của Đảng cộng sản Việt Nam” cho bài tập lớn học kỳ của mình.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 41942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bản chất giai cấp của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Giữ vững và phát huy bản chất công nhân của Đảng là một vấn đề lớn trong công tác xây dựng Đảng đối với Đảng cộng sản ở các nước trên thế giới nói chung và Đảng ta nói riêng. Đây là vấn đề thuộc bản chất của Đảng cộng sản, vì vậy cuộc đấu tranh giữa những người cộng sản chân chính với các phần tử cơ hội, thù địch theo chủ nghĩa xét lại, những kẻ muốn thủ tiêu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ trước tới nay cũng chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề này. Việc xác định bản chất của Đảng cũng là tiêu chí để phân biệt một Đảng cộng sản chân chính với các đảng phái chính trị khác, nội dung ấy là vấn đề cơ bản, bao trùm, có tính nguyên tắc đối với các Đảng cộng sản. Đối với Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt 80 năm lịch sử kể từ khi ra đời cho đến nay Đảng ta luôn khẳng định: đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua việc xác định bản chất của Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Liệu Đảng ta có phải chỉ mang bản chất của giai cấp công nhân hay không? Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội như thế nào? Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH như ngày nay bản chất của Đảng có thay đổi hay không? Những câu hỏi như vậy đã thôi thúc em đi tìm câu trả lời cho mình, dưới ánh sáng từ tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài:’’ Phân tích bản chất giai cấp của Đảng cộng sản Việt Nam” cho bài tập lớn học kỳ của mình. 1 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Bản chất giai cấp của Đảng ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta ngay từ ngày đầu thành lập đã xác định bản chất giai cấp công nhân là vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về đảng cộng sản, nó là vấn đề cốt lõi trong xây dựng đảng. Theo kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng cộng sản, thì đảng cộng sản là đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nước mình và toàn bộ giai cấp vô sản thế giới. Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền về tay giai cấp vô sản. Vận dụng sáng tạo luận điểm đó, Hồ Chí Minh đã kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước cùng với những tiền đề khác để hình thành Đảng cộng sản Việt Nam. Người còn đi đến kết luận: Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của dân tộc Việt Nam. Trong bản báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 năm 1951) Người tiếp tục khẳng định:’’Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.” Năm 1961 luận điểm sáng tạo đó được Người nhắc lại: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị ”. Luận điểm đó đã định hướng việc xây dựng Đảng của giai cấp công nhân gắn bó máu thịt với nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam. 2 II/ Bản chất giai cấp của Đảng, cách thức nhìn nhận trong quá trình lịch sử Đảng ta ra đời từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trong thời kỳ đầu giai công nhân còn nhỏ bé do đó việc xây dựng Đảng theo bản chất của giai cấp công nhân là cực kỳ quan trọng. Ngày nay khi giai cấp công nhân đã đông đảo và lớn mạnh, đất nước đang tiến hành xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa với thế giới bên ngoài. Mặt trái của cơ chế thị trường với những nhân tố tiêu cực đang từng ngày, từng giờ tác động lên các cán bộ, đảng viên. Đi kèm với đó là hoạt động tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Điều đó đang hối thúc việc giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước đây trong nhận thức không ít người đã đồng nhất vấn đề bản chất giai cấp của Đảng với việc trả lời câu hỏi Đảng của ai ? Do đó nảy sinh không ít ý kiến khác nhau. Có người cho rằng Đảng cộng sản dứt khoát phải là đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Tuy nhiên nhiều người lại có suy nghĩ khác họ cho rằng ở Việt Nam giai cấp công nhân còn ít ỏi, thành phần xuất thân của đảng viên là công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số đảng viên của Đảng. Hơn nữa kể từ khi thành lập đến nay Đảng luôn được nhân dân lao động và toàn dân tộc thừa nhận là lực lượng lãnh đạo, là đại diện cho nhân dân cả nước, nếu nói Đảng ta chỉ là Đảng của giai cấp công nhân xem ra không đúng, không phù hợp với thực tế Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến một thực trạng đó là sự chia rẽ, cô lập khó tập hợp lực lượng của cả nước trong thời kỳ chiến tranh cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về vấn đề này Đảng ta khẳng định: về bản chất thì Đảng ta mang bản chất của giai cấp công nhân, song về mặt lợi ích với tư cách là lực lượng lãnh đạo cách mạng thì Đảng ta là của nhân dân lao động và cả dân tộc chứ không phải của riêng giai cấp công nhân. Cho nên Điều lệ Đảng (đã được thông qua tại Đại hội VIII) ghi rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là nét đặc thù của Đảng ta. Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa thì nó cũng không nằm ngoài nguyên lý: một giai cấp có thể có nhiều đảng, song mỗi chính đảng bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Tức là phải đứng trên lập trường của một giai cấp, quan điểm của một giai cấp để thực hiện lý tưởng của giai cấp, theo hệ tư tưởng của một giai cấp. Tại Đại hội II (1951) Đảng ta đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam nhưng bản chất vẫn không hề thay đổi. Đảng vẫn phấn đấu, rèn luyện theo lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Khi nói Đảng ta là đảng của giai cấp đồng thời là đảng của dân tộc không có nghĩa là không thấy rõ bản chất giai cấp của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp đã sớm nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình đó là lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng. Không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh lật đổ bọn đế quốc, thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân mà còn phải tiến hành sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đó là mục tiêu tương lai, lâu dài cho giai cấp công nhân trong sứ mệnh của mình. Ở nước ta tuy rằng giai cấp nông dân là giai cấp chiếm số đông trong dân cư và họ có một tinh thần cách mạng rất cao, song do tính phân tán của một nền sản xuất nhỏ lẻ, tư tưởng tư hữu làm cho giai cấp nông dân không thể là lực lượng lãnh đạo được. Vì vậy chỉ có giai cấp công nhân đại diện cho một nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất công nghiệp và được vũ trang bằng hệ tư tưởng sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin mới có thể đảm đương được vai trò lãnh đạo. Đối với các giai tầng xã hội khác càng không thể đảm đương được, điều này đã được nhận thấy từ rất sớm và được thực tiễn đất nước kiểm nghiệm. Với tư cách một chính đảng thực sự thì không thể mang bản chất của nhiều giai cấp được. Còn khi đã là một chính đảng mà lại cho rằng đảng của nhân dân lao động và dân tộc cả về bản chất giai cấp sẽ làm biến mất chất đảng, đảng không còn là lãnh tụ chính trị nữa, không còn là đội tiên phong nữa. Nhưng xét từ khía cạnh khác về mặt lợi ích với tư cách là người đại diện, Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc là thống nhất. Đảng là đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc không chỉ trước mắt mà cả tương lai lâu dài. Đó không phải chỉ riêng là sách lược mà còn là mục đích là lý tưởng của Đảng. Phải phân tích đầy đủ cả hai khía cạnh trên chúng ta mới tránh được nhận thức mơ hồ, lẫn lộn bản chất giai cấp của Đảng. Phê phán những quan điểm sai lầm không thấy rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hoặc chỉ thiên về liên minh công nông mà không thấy được vai trò của các tầng lớp, giai cấp khác cùng với liên minh công nông tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta cần phải hiểu một cách thống nhất rằng bản chất của giai cấp công nhân không phải là do số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân quyết định, mà cái quyết định ở đây là nền tảng tư tưởng của Đảng. Đảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, mục tiêu đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. III/ Vấn đề giữ vững bản chất giai cấp của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(năm 1976) của Đảng, Đảng ta đã khẳng định bài học quan trọng nhất về xây dựng đảng là bài học về tính giai cấp của Đảng, và tính tiên phong của Đảng. Mặc dù ra đời từ một nước lạc hậu, đảng viên xuất thân từ thành phần công nhân còn ít ỏi,nhưng nhờ phát huy được bản chất của giai cấp công nhân nên đảng ta đã trở thành đội ngũ kiên cường trong phong trào cộng sản quốc tế. Từ khi hòa bình thống đến nay Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là bản chất giai cấp công nhân của Đảng được thể hiện rất rõ ở những bước ngoặt của cách mạng ở những thời điểm khó khăn phức tạp. Việc Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thành cuộc đổi mới là một ví dụ điển hình. Thực tiễn đổi mới hơn hai mươi năm qua đã thể hiện rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta, bộc lộ những ưu điểm và cả những tồn tại, hạn chế. Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường, số đông đảng viên vẫn phát huy được bản chất của giai cấp công nhân, bên cạnh đó đã có một bộ phận cán bộ đảng viên chạy theo lợi ích cá nhân, lấy đồng tiền làm lẽ sống, phai nhạt lý tưởng, tham nhũng suy đồi đạo đức lối sống. Từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền cho đến nay, đã có nhiều đảng viên được Đảng giới thiệu và được nhân dân bầu hoặc bổ nhiệm để nắm quyền lực nhà nước. Trong khi số đông đảng viên vẫn nêu cao ý thức trách nhiệm trước dân, trước Đảng thì một phần nhỏ cán bộ đảng viên có ý thức xây dựng Đảng rất kém, muốn thoát li khỏi sự lãnh đạo của Đảng, coi thường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng,quan liêu xa dân, sách nhiễu dân. Các biểu hiện suy thoái về đạo đức, tác phong, lối sống làm mất bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận đảng viên trong những năm gần đây có dấu hiệu nặng nề hơn. Mặc dù chúng ta đã nói nhiều đến điều này song phân tích mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng đó chưa sâu và chưa thống nhất, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng thế hệ đảng viên đầu tiên là thế hệ đánh Pháp,đánh Mỹ thể hiện rõ nhất bản chất của giai cấp công nhân. Nhưng thế hệ Đảng viên mới có biểu hiện suy thoái, không có bản chất của giai cấp công nhân, điều đó có đúng hay không ? Vì sao bản chất giai cấp công nhân của một bộ phận đảng viên sau chiến tranh, nhất là trong công cuộc đổi mới lại trở nên sa sút đến vậy ? Ở đây có những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động qua lại rất phức tạp, song do yêu cầu của bài tập không tập trung vào vấn đề này, nên người viết không đi sâu vào tìm hiểu, xin đề cập ở một dịp khác, một cơ hội khác nếu có điều kiện. Tuy nhiên đứng trước những nguy cơ và thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài đã và đang đòi hỏi Đảng ta phải phấn đấu hơn nữa, nâng cao bản lĩnh và sức chiến đấu của Đảng. Quán triệt tốt cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để giữ vững và phát huy hơn nữa bản chất giai cấp công nhân của Đảng. C/ KẾT VẤN ĐỀ Sau khi hoàn thiện bài viết của mình, em đã hiểu rõ hơn bản chất giai cấp của Đảng dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng Đảng ta nguyện phấn đấu suốt đời cho lợi ích không phải chỉ riêng cho giai cấp công nhân mà cho toàn bộ nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng viên của Đảng là những người con ưu tú của đất nước này không phân biệt thành phần, địa vị miễn là họ phải chung một mục đích, một lý tưởng của Đảng, đem hết sức mình ra để dựng xây Tổ Quốc. Họ phải giác ngộ lý tưởng của Đảng, phấn đấu, rèn luyện để mang bản chất của giai cấp công nhân. Vấn đề bản chất giai cấp của Đảng là vấn đề phức tạp và rất bức thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy nó cần được nhận thức đúng đắn để cho Đảng ta tiếp tục vững bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do phạm vi của một bài tập nhóm có hạn và với vốn kiến thức chưa được sâu cho nên bài viết cũng chưa đề cập hết những yêu cầu của đề tài. Bài viết cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội-năm 2003. 2/ Tư tưởng Hồ Chí Minh- Một số nhận thức cơ bản Tác giả: T.S Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên); T.S Vũ Ngọc Am; Cử nhân Trịnh Thị Phương Oanh. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội- năm 2009 3/ Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh ( Hỏi-Đáp), Tác giả T.S Trần Thị Huyền- CN. Phạm Quốc Thành ( đồng chủ biên) CN. Nguyễn Anh Cường; TS. Nguyễn Tiến Dũng; ThS Lã Qúy Đô; CN. Đặng Thanh Trâm. NXB Giáo dục- năm 2004 4/ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV(1976) 5/ 6/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích bản chất giai cấp của Đảng cộng sản Việt Nam.doc