Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008-2012

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của PNB nhìn chung thấp hơn hẳn so với mặt bằng các ngân hàng tương đương. Trong khi tỷ lệ trung bình trong giai đoạn nay theo xu hướng tăng thì tỷ lệ của PNB lại giảm. Như vậy có thể thấy tuy tín dụng vẫn được duy trì và tăng trưởng nhưng tính hiệu quả thì không cao. Phần thu nhập ngoài lãi (hoạt động mua bán chứng khoán) gia tăng như đã đề cập đã bù đắp được sự sụt giảm của thu nhập lãi thuần và nhờ đó mà PNB tránh được việc thua lỗ ở năm 2012. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mà hệ quả là từ việc phát s inh thêm các khoản nợ xấu và việc tăng vốn điều lệ làm gia tăng tổng tài sản, dẫn đến ROA và ROE không thể duy trì như các năm trước. Tỷ lệ sinh lời của PNB đang thấp nhất nếu so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô và sức mạnh cạnh tranh. Đây là vấn đề cần lưu ý nếu PNB tính toán đến các cơ hội phát triển trong tương lại.

pdf32 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÂN TÍCH BCTC NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 2008 - 2012 Thành viên thực hiện: 1. Âu Hải Khắc Nguyên 5. Đỗ Lê Phú Cương 2. Trần Thị Tuyết Vân 6. Trương Mỹ Kim 3. Trần Lê Ánh Thu 7. Dương Cao Kiều Quyên 4. Nguyễn Tú Anh 8. Phan Huỳnh Tuấn (Báo cáo này được đính kèm các Báo cáo Tài chính đã kiểm toán của NHTMCP Phương Nam các năm 2008, 2009 ,2010, 2011, 2012) 2 MỤC LỤC A. Thông tin tổng quan về ngân hàng Phương Nam (PNB) I. Giới thiệu về ngân hàng Phương Nam : II. Cơ cấu sở hữu III. Năng lực cạnh tranh B. Năng lực tài chính I. Kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động II. Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn 1. Phân tích cơ cấu tài sản 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn III. Phân tích khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động 1. Phân tích ROA và ROE trong giai đoạn 2008 – 2012 2. Tỷ lệ lãi cận biên NIM IV. Phân tích các hệ số rủi ro của PNB C. Kết luận 3 A. THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM (PNB): I.Giới thiệu về ngân hàng Phương Nam : Các sự kiện/mốc thời gian nổi bật/quan trọng trong lịch sử hoạt động của Ngân hàng - Ngày 19/05/1993: Ngân hàng TMCP Phương Nam (Ngân hàng Phương Nam) được thành lập với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Ngân hàng Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh. - Năm 1997: Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ trương đó, Ngân hàng Phương Nam đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003, gồm có: sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997; sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999; năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội; năm 2001 sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú; năm 2003, sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ - Hiện nay Ngân Hàng TMCP Phương Nam (Ngân hàng Phương Nam) đã có những bước đi vững chắc và đầy ấn tượng. Trải qua nhiều thăng trầm, đến 2013 Ngân Hàng TMCP Phương Nam có 141 Chi Nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn điều lệ đạt hơn 4.000 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt hơn 75.269 tỷ đồng Cơ cấu tổ chức:  Hội đồng quản trị: gồm có: - Ông Mạch Thiệu Đức, chủ tịch HĐQT - Ông Trầm Trọng Ngân, phó chủ tịch thường trực HĐQT - Ông Trịnh Phước Hiệp, phó chủ tịch HĐQT 4 - Cùng 6 thành viên HĐQT. - Ban Tổng giám đốc: do ông Nguyễn Văn Nhân làm Tổng giám đốc và 9 Phó giám đốc. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược Sứ mệnh: Ngân hàng Phương Nam luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong chất lượng từng dịch vụ, thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn với nhiều giá trị cộng thêm,… Cùng với tiêu chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”, Ngân hàng Phương Nam mang sứ mệnh đem sự thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và đến từng khách hàng Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam được công nhận trên thị trường tài chính các nước trong khu vực thông qua nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp và phương hướng kinh doanh mới và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của Ngân hàng Phương Nam (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên bất động sản). 5 Chiến lược hoạt động Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến lược phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính như: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,… Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và năng lực tài chính lành mạnh. Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về các dịch vụ tài chính, làm cầu nối đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng. II. CƠ CẤU SỞ HỮU: Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Phương Nam tính đến cuối năm 2012 như sau: - Gia đình ông Trầm Bê nắm 20,14% cổ phần. Trong đó, ông Trầm Bê sở hữu 8,36% cổ phần và là cổ đông cá nhân lớn nhất của ngân hàng này. Hai con của ông là Trầm Trọng Ngân nắm 4,24% và Trầm Thuyết Kiều nắm 7,36%. Đầu năm 2012, ông Bê 6 đã rút khỏi HĐQT Southern Bank để chuyển sang HĐQT của Sacombank, nơi ông và các con đang nắm giữ 6,7% cổ phần. - United Overseas Bank của Singapore với 19,99% cổ phần . - Tropical Investments Việt Nam đang nắm giữ 5,68% cổ phần. - Các thành viên HĐQT khác, Tổng giám đốc và người có liên quan nắm giữ hơn 6,3%. - Các cổ đông khác chiếm 53,51% cổ phần. III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH: Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Triển khai đầy đủ các dịch vụ thương mại điện tử hiện đại gồm bộ sản phẩm Ebanking, mobile banking, SMS banking, phone banking và các dịch vụ thẻ như thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế Mastercard khá thành công theo định hướng ngân hàng bán lẻ - Tận dụng, học hỏi được công nghệ, quản trị điều hành từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài có đáng tin cậy như UOB - Khách hàng trung thành, đặc biệt là cộng đồng người gốc Hoa - Quy mô và điểm giao dịch còn ít, khó cạnh tranh với các NHTM lớn khác - Hoạt động phi tín dụng chưa mang tính cạnh tranh so với các NHTM lớn - Thị trường tập trung TP Hồ Chí Minh và miền Tây, chưa tận dụng được hết nhu cầu của các địa phương, vùng miền khác. - Thương hiệu chưa mạnh, phân khúc khách hàng chưa rõ ràng. - Dịch vụ ngân hàng hiện đại tuy được triển khai nhưng chưa tạo uy tín và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác 7 Cơ hội (O) Thách thức (T) - Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang phát triển khá tốt, người tiêu dùng dần có thói quen chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. - Thị trường dịch vụ tài chính Ngân hàng Việt Nam quy mô còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, tiềm năng phát triển còn lớn. - Áp lực cạnh tranh cao từ hệ thống NHTM trong nước và hệ thống NHTM nước ngoài khi hội nhập hoàn toàn thị trường tài chính theo cam kết WTO. - Tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và sự chuyển dịch hoạt động ngân hàng truyền thống sang ngân hàng hiện đại đòi hỏi các ngân hàng phải có tiềm lực tài chính dồi dào và hệ thống quản trị theo các Quy tắc quốc tế. B. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH: TÀI SẢN CÓ CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2.255.849 1.511.277 2.779.605 2.557.091 1.539.903 II. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 456.375 428.024 946.091 138.024 2.710.502 III. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 1.659.483 5.966.469 12.226.614 9.501.199 88.234 1. T iền, vàng gửi tại các TCTD khác 1.659.483 5.966.469 12.226.614 9.501.199 86.152 2. Cho vay các TCTD khác - 2.082 3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác - - IV. Chứng khoán kinh doanh 1.202.313 1.957.913 4.449.193 - - 1. Chứng khoán kinh doanh 1.255.688 2.008.048 4.499.328 - - 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh -53.375 -50.135 -50.135 - - V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 39.729 2.757 18.386 - VI. Cho vay khách hàng 9.479.136 19.588.539 30.984.764 34.856.676 42.724.593 1. Cho vay khách hàng 9.539.821 19.785.792 31.267.327 35.338.516 43.633.578 8 2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -60.685 -197.253 -282.563 -48.184 -908.985 VII. Chứng khoán đầu tư 1.215.044 1.277.674 3.425.924 3.359.734 1.916.383 1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 0 13.299 658.519 651.206 819.999 2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 1.215.044 1.147.924 2.770.645 2.769.146 1.157.002 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 0 -3.240 -3.240 -60.618 -60.618 VIII. Góp vốn, đầu tư dài hạn 379.322 143.291 142.520 174.636 137.971 2. Vốn góp liên doanh 93.411 93.350 - - 3. Đầu tư vào công ty liên kết 33.000 - - 4. Đầu tư dài hạn khác 252.911 49.941 142.520 174.636 137.971 IX. Tài sản cố định 600.574 779.037 1.090.577 1.299.903 1.398.939 1. Tài sản cố định hữu hình 493.121 636.772 846.646 1.025.600 1.108.091 a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 565.246 744.822 994.011 1.234.622 1.387.802 b. Hao mòn tài sản cố định hữu hình -72.125 -108.050 -147.365 -209.022 -279.711 3. Tài sản cố định vô hình 107.453 142.265 243.931 274.303 290.848 a. Nguyên giá tài sản cố định vô hình 110.817 147.291 252.336 290.887 316.911 b. Hao mòn tài sản cố định vô hình -3.364 -5.026 -8.405 -16.584 -26.063 XI. Tài sản có khác 3.473.693 3.820.913 4.187.034 18.085.221 23.958.921 1. Các khoản phải thu 1.405.332 3.239.992 3.382.378 14.405.344 16.604.624 2. Các khoản lãi, phí phải thu 354.064 449.922 794.764 3.638.359 6.376.444 3. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 41.518 977.853 4. Tài sản Có khác 1.714.297 130.999 9.892 - - TỔ NG TÀI SẢN CÓ 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 TÀI SẢN NỢ CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐ N CHỦ SỞ HỮU I. Các khoản nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 59.344 5.000.000 - II. Tiền gửi và vay các TCTD khác 6.663.374 11.018.041 17.815.271 14.683.697 6.347.688 1. T iền gửi của các TCTD khác 6.663.374 11.018.041 17.815.271 12.035.051 1.377.672 2. Vay các TCTD khác 2.648.646 4.970.016 III. Tiền gửi của khách hàng 9.044.745 14.720.676 28.584.325 33.410.242 56.750.699 IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 10.207 - - V. Vốn tài trợ, Ủy thác đầu tư, cho vay TC TD chịu rủi ro 18.420 13.636 19.162 12.519 895 VI. Phát hành giấy tờ có giá 2.363.128 6.009.765 9.552.711 11.962.668 6.442.596 VII. Các khoản nợ khác 289.115 705.786 690.248 913.444 1.391.906 1. Các khoản lãi, phí phải trả 240.216 393.011 509.840 9.044 618.154 2. Thuế TNDN hoãn lại phải trả 683.152 3. Các khoản phải trả và công nợ khác 48.315 311.131 178.420 218.471 768.548 4. Dự phòng rủi ro khác (DP cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng) 584 1.644 1.988 2.777 5.204 TỔ NG NỢ PHẢI TRẢ 18.378.782 32.537.454 56.661.718 65.973.526 70.933.784 VIII. Vốn và các quỹ 2.382.734 2.935.682 3.573.361 4.017.344 4.335.768 1. Vốn của TCTD 2.199.046 2.618.937 3.050.812 3.254.615 4.042.135 9 a. Vốn điều lệ 2.027.553 2.568.132 3.049.000 3.212.480 4.000.000 b. Vốn đầu tư XDCB 326 326 326 326 326 c. Thặng dư vốn cổ phần 434.345 49.978 986 41.309 41.309 d. Cổ phiếu quỹ -263.678 - - g. Vốn khác 500 500 500 500 500 2. Quỹ của TCTD 56.623 68.605 93.570 16.674 173.182 5. Lợi nhuận chưa phân phối 127.065 248.140 428.979 595.989 120.451 IX. Lợi ích của cổ đông thiểu số - TỔ NG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐ N CHỦ SỞ HỮU 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 Tổng tài sản Ngân hàng Phương Nam, trong giai đoạn 2008-2012, có nguồn tổng tài sản tăng qua các năm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng không đều và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tính đến đầu năm 2013, tổng tài sản là 75.269.552 triệu đồng, gấp 3,6 lần so với năm 2008. 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 2,008 2,009 2,010 2,011 2,012 Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ Tương tự như các thành viên khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của PNB là các khoản mục liên quan đến hoạt động tín dụng. Kế đến là các khoản tiền gửi tại NHNN, các TCTD, phần còn lại là tài sản cố định và một số khoản phải thu khác. Tốc độ tăng trưởng của các khoản mục trên Cân đối Nợ - Có của PNB có sự khác nhau, cụ thể: 10 + Cho vay khách hàng: chiếm 45 – 57% tài sản, trong đó tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2009 với tỷ lệ 107% và tăng chậm dần trong 2 năm sau đó. Năm 2012, cho vay khách hàng tăng 23%. + Tài sản có khác, mà cụ thể là 2 khoản phải thu và khoản lãi, phí phải thu cũng góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng trong tổng tài sản của PNB. Tốc độ tăng trưởng của các khoản lãi, phí phải thu cao nhất vào giai đoạn 2010-2011, tăng từ 794,764 tỷ đồng lên đến 3.638,359 tỷ đồng. + Tiền gửi NHNN có khá nhiều sự biến động qua các năm. Cuối năm 2012, khoản này tăng từ 138 tỷ lên 2.700 tỷ, tức tăng hơn 18 lần. + Bên cạnh sự tăng trưởng của các khoản mục nêu trên, cơ cấu tài sản của PNB cũng có sự sụt giảm của một số khoản mục khác. Cho đến thời điểm cuối năm 2012, giá trị chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chỉ còn 1.157 tỷ đồng, giảm 58,22% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 1,54% trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng. Về cơ cấu nguồn vốn: Tương tự như tổng tài sản, tổng nguồn vốn của ngân hàng Phương Nam cũng tăng qua các năm. + Khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh trong vào cuối năm 2012 (đạt 1.377 tỷ đồng) trong khi khoản vay các tổ chức tín dụng khác tăng để bù đắp phần nào cho sự sụt giảm này. Khoản vay các tổ chức tín dụng khác phát sinh vào năm 2011 với 2.648,65 tỷđồng và lên đến 4.970,016 tỷ đồng vào năm 2012, tức tăng 1.9 lần. Kết quả là Tiền gửi và tiền vay các TCTD khác đạt 6.347 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. + Tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, tiền gửi của khách hàng đạt mức tăng trưởng ngoạn mục gấp 1.9 lần năm trước nhưng đến năm 2011 chỉ đạt 16,88%. Năm 2012, tiền gửi có khả quan hơn khi tăng trở lại với mức tăng gần 70%. 11 Về vốn điều lệ: chấp hành theo quy định của NHNN, PNB đã kêu thực hiện việc tăng vốn từ các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Năm 2010, PNB đã tăng vốn lên trên 3000 tỷ đồng theo quy định của NHNN Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006. Hiện nay, vốn điều lệ của PNB là 4000 tỷ đồng, tức cao hơn vốn pháp định 25%. I. KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1.888.682 2.297.103 3.933.128 8.458.289 9.370.446 2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự 1.671.043 1.888.990 3.621.551 8.289.697 9.656.004 I. Thu nhập lãi thuần 217.639 408.114 311.577 168.592 -285.558 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 26.968 57.134 40.472 51.045 41.935 4. Chi phí hoạt động dịch vụ 13.061 9.251 9.118 13.476 12.583 II. Lãi /lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 13.907 47.884 31.354 37.569 29.352 III. Lãi /lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 65.825 79.744 141.85 191.183 -45.813 IV. Lãi /lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh -230 139.671 429.409 550.738 - V. Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 9.839 1.195.763 5. Thu nhập từ hoạt động khác 33.565 42.422 102.562 56.811 334.052 6. Chi phí hoạt động khác 847 9.65 810 3.015 67.574 VI. Lãi /lỗ thuần từ hoạt động khác 32.718 32.773 101.752 53.796 266.478 VII. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 97.001 44.269 49.798 148.314 145.667 VIII. Chi phí hoạt động 264.281 291.903 406.988 657.284 709.077 IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 162.578 460.55 658.752 502.747 596.812 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 26.140 149.634 126.283 254.378 47.484 XI. Tổn g lợi nhuận trước thuế 136.438 310.916 532.468 248.369 121.972 7. Chi phí thuế TNDN hiện hành 19.374 62.776 113.49 22.771 1.521 8. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - XII. Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp 19.374 62.776 113.49 22.771 1.521 XIII. Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp 117.065 248.14 418.979 225.598 120.451 XIV. Lợi ích của cổ đông thiểu số 136 - - 12 XV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 768 1.256 1.573 726 325 1. Cơ cấu thu nhập: 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi thuần 217.639 408.114 311.577 168.592 (285.558) Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 13.907 47.884 31.354 37.569 29.352 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 32.718 32.773 101.752 53.796 266.478 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 97.001 44.269 49.798 148.314 145.667 CƠ CẦU THU NHẬP CỦA PNB Cơ cấu thu nhập của NH Phương Nam (PNB) có sự chuyển dịch và biến đổi khá lớn trong thời gian qua. Trong năm 2008 và 2009, thu nhập từ lãi thuần chiếm trên 50%. Từ năm 2009 về sau, thu nhập lãi thuần bắt đầu giảm dần và mang giá trị âm vào năm 2012. 13 Ngược lại, thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán ngày càng chiếm ưu thế. Năm 2012, hoạt động mua bán chứng khoán đã chiếm tới 92% tổng thu nhập của PNB. a) Thu nhập lãi thuần: Thu nhập từ lãi của PNB tăng dần qua các năm, tuy mức tăng có khác biệt qua các năm. Tăng mạnh nhất vào năm 2011 với tỷ lệ 115% và tăng chậm nhất vào năm kế tiếp 2012 với tỷ lệ 11%. Sự gia tăng của thu nhập lãi phù hợp với mức độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng và sự biến động lãi suất của thị trường trong thời gian này. Tương ứng với thu nhập, chi phí lãi cũng tăng trưởng tương tự. Tuy nhiên, chênh lệch giữa thu nhập và chi phí lãi ngày càng thu hẹp. Đặc biệt năm 2012, chi phí lãi lớn hơn cả thu nhập lãi. 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ CP lãi/ Thu nhập lãi 88% 82% 92% 98% 103% b) Thu nhập hoạt động dịch vụ: không ổn định qua các năm 14 Năm 2009 là năm doanh thu dịch vụ cao nhất trong thời gian qua, đạt 57 tỷ đồng, trong đó mảng thanh toán quốc tế đạt 100,7% kế hoạch. Các năm sau, doanh thu dịch vụ tăng giảm khá thất thường, một mặt do sự cạnh tranh về phí và chất lượng dịch vụ từ các ngân hàng có quy mô lớn hơn, mặc khác do hoạt động thanh toán, ngân quỹ, bão lãnh .. của các khách hàng cũng sụt giảm do ảnh hưởng của kinh tế chung. Đặc thù hoạt động dịch vụ là chi phí khá thấp, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận từ mảng này khá cao. Cụ thể các năm qua luôn có đạt tỷ lệ trên 70%, tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngòi nước trong hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín dụng khá gay gắt, dẫn đến tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần: 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ lợi nhuận/ DT dịch vụ 52% 84% 77% 74% 70% c) Kinh doanh ngoại hối: Kinh doanh ngoại hối không phải là thế mạnh của PNB. Năm 2012, mảng này lỗ 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2011 lãi đến 191 tỷ đồng 15 II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN - NGUỒN VỐN: 1. Phân tích cơ cấu tài sản : Một số khoản mục lớn trên Cân đối kế toán của Ngân hàng Phương Nam a. Tiền mặt /Tổng tài sản Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Thực tế chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống. Chính vì vậy, khả năng thanh toán trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền mặt 2.255.849 1.511.277 2.779.605 2.557.091 1.539.903 16 Tổng tài sản 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 Tỷ lệ tiền mặt/Tổng tài sản 10,87% 4,26% 4,61% 3,65% 2,05% Nhìn chung, có thể thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2012. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản của ngân hàng vào năm 2008 là cao nhất với tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản là 10,87%, sau đó tỷ lệ này giảm mạnh còn 4,26% vào năm 2009, tiếp theo có tăng nhẹ lên 4,61% vào năm 2010 và tiếp tục giảm dần trong năm 2011 và 2012 với tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản lần lượt là 3,65% và 2,05%. b. Tín dụng/Tổng tài sản Cơ cấu cho vay của ngân hàng Phương Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, cụ thể ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Cho vay khách hàng 9.479.136 19.588.539 30.984.764 34.856.676 Nợ ngắn hạn 6.172.233 13.730.217 21.715.884 28.990.043 Nợ trung hạn 3.150.197 5.938.690 9.473.958 6.295.215 Nợ dài hạn 217.391 116.884 77.485 53.258 Tỷ lệ Nợ ngắn hạn/Cho vay 65,11% 70,09% 70,09% 83,17% 17 Tỷ lệ Nợ trung hạn/Cho vay 33,23% 30,32% 30,58% 18,06% Tỷ lệ Nợ dài hạn/Cho vay 2,29% 0,60% 0,25% 0,15% Ta thấy trong cơ cấu cho vay khách hàng của ngân hàng Phương Nam trong giai đoạn 2008 – 2012,cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng, chiếm khoảng hơn 2/3 trên tổng cho vay khách hàng, Tỷ trọng này cao nhất là 83,17% vào năm 2011. Trong khi đó các khoản vay trung hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30% trên tổng cho vay khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011 đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu cho vay của ngân hàng khi tỷ trọng nợ trung hạn giảm xuống còn 18,06% và tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên tương ứng. Khác với nợ ngắn hạn và nợ trung hạn, nợ dài hạn của ngân hàng Phương Nam chiếm tỷ trọng rất thấp, vào năm 2008, tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng cho vay khách hàng là 2,29%, những năm sau đó, tỷ trọng nợ dài hạn luôn duy trì ở mức thấp là dưới 1%. Cơ cấu nợ của ngân hàng tương đối ổn định. Xu hướng lãi suất cao trong giai đoạn 2008 – 2012, tiền gửi thường chủ yếu được huy động với kì hạn ngắn hơn với các kì hạn trung và dài hạn. Chính vì vậy, việc duy trì cơ cấu nợ với tỷ trọng nợ ngắn hạn là chủ yếu khoảng hơn 2/3), còn lại là nợ trung hạn và cuối cùng là nợ ngắn hạn với tỷ trọng rất thấp của ngân hàng. Tỷ lệ Cho vay/Tổng tài sản như sau: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay khách hàng 9.479.136 19.588.539 30.984.764 34.856.676 42.724.593 Tổng tài sản 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản 45,66% 55,22% 51,44% 49,80% 56,76% 18 Nếu tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2008 – 2012 thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng trong giai đoạn này có khuynh hướng biến động với mức độ thay đổi tương đối thấp. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng thấp nhất là 45,66% vào năm 2008. Quy mô tín dụng ngân hàng năm 2008 cũng đạt mức thấp nhất trong giai đoạn này. Điều này có thể do ảnh hưởng của việc siết chặt dòng tiền trong lưu thông của NHNN thông qua quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm rút về 20.300 tỉ đồng vào đầu năm 2008 để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao của năm 2007. Sau cú sốc chống lạm phát này, lãi suất trên thị trường tăng vọt cả huy động lẫn cho vay. Việc này dẫn đến tình trạng nguồn vốn huy động được của ngân hàng ứ đọng khi các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân khó tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất cao. Từ cuối năm 2008, gói kích thích kinh tế của Chính phủ dành trị giá 150.000 tỷ đồng bắt đầu phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, số tiền cho vay khách hàng của ngân hàng Phương Nam năm 2009 tăng đột biến 106,65% so với năm 2008. Với tốc độ tăng của chỉ tiêu cho vay khách hàng cao hơn cả tốc độ tăng của tổng tài sản trong năm 2009, tỷ tệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng Phương Nam tăng từ 45,66% lên 55,22% (tốc độ tăng 9,56%) và chỉ 19 tiêu cho vay khách hàng trên tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng xét về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tiếp tục đến năm 2010, chỉ tiêu cho vay tiếp tục tăng 58,18%, đạt 30.984.764 triệu đồng. Với tốc độ tăng cao của tổng tài sản trong năm 2010, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản năm 2010 không có nhiều biến động, chỉ giảm nhẹ còn 51,44%. Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm, thậm chí có các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, tạm ngưng hoạt động hay rơi vào cảnh phá sản, thu nhập của các cá nhân cũng có xu hướng giảm. Tình hình cho vay khách hàng của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Phương Nam nói riêng trong năm 2011 nhìn chung không tăng trưởng cao như những năm trước. Chỉ tiêu cho vay khách hàng của ngân hàng Phương Nam năm 2011 đạt 34.856.676 triệu đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 12,5%. Tình hình cho vay khách hàng của ngân hàng Phương Nam trong năm 2012 duy trì mức tăng trưởng 22,57% so với năm 2011. Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng vẫn tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó do không còn áp lực phải tăng vốn điều lệ. Vì vậy, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản của ngân hàng năm 2012 đạt mức 56,76%, tỷ lệ này tăng 6,96% so với năm 2011. c. Đầu tư/ Tổng tài sản: Đvt: Triệu đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Chứng khoán đầu tư 1.215.044 1.277.674 3.425.924 3.359.734 1.916.383 Góp vốn, đầu tư dài hạn 379.322 143.291 142.520 174.636 137.971 Đầu tư 1.594.366 1.420.965 3.568.444 3.534.370 2.054.354 Tổng tài sản 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 Đầu tư/ Tổng tài sản 7,68% 4,01% 5,92% 5,05% 2,73% 20 Trong đó, các khoản mục đầu tư, góp vốn dài hạn cụ thể: Đvt: Triệu đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Ngân hàng ACB 170.000 - - - - Công ty CP ĐT Tài chính Châu Á 66.000 - - - - Công ty CP Chứng khoán Miền Nam/ Phương Nam (*) 2.000 2.000 2.000 36.665 - Chánh Phương Film 3.411 3.350 2.578 - - Công ty Cấp nước Chợ Lớn 14.170 14.170 14.170 14.200 14.200 Trường Đại học Tư thục VCCI 330 360 360 360 360 Công ty TNHH XD Ngân Thuận 90.000 90.000 90.000 90.000 90.000 Công ty Itraco 21 21 21 21 21 Công ty CP TM Vàng Bạc Đá Quý Phương Nam ( NJC) 33.000 33.000 33.000 33.000 33.000 Công ty CP Sao Mai - - - - 390 Các khoản đầu tư dài hạn khác 390 390 390 390 - (*) Năm 2011 Công ty CP Chứng khoán Miền Nam được đổi tên thành Chứng khoán Phương Nam Các khoản mục chứng khoán đầu tư: Đvt: Triệu đồng Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 2008 2009 2010 2011 2012 Chứng khoán nợ - - - - - Chứng khoán Vốn do các TCTD khác trong nước phát hành - 72.020 595.633 528.532 704.613 Chứng khoán Vốn do các TCKT khác trong nước phát hành - 60.971 62.886 122.674 115.382 Dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn sàng để bán - - - (60.168) (60.168) 21 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 2008 2009 2010 2011 2012 Chứng khoán Chính Phủ 115.044 77.923 49.146 49.146 110.232 Chứng khoán Nợ do các TCTD khác trong nước phát hành - 400.000 300.000 300.000 - Chứng khoán Nợ do các TCKT trong nước phát hành 1.100.000 670.000 2.421.500 2.420.000 1.046.700 Dự phòng giảm giá Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn - (3.240) (3.240) - - Nhìn chung, tỷ lệ Đầu tư/ Tổng tài sản có xu hướng giảm dần từ 7.68% năm 2008 qua các năm đến năm 2012 xuống còn 2.73%. Năm 2009, tỷ lệ này giảm mạnh do 2 nguyên nhân chính: (i) tổng tài sản của Ngân hàng tăng hơn 1,5 lần; (ii) Giảm đầu tư vào Ngân hàng TMCP Á châu, Công ty đầu tư tài chính Châu Á và Công ty Chánh Phương film. Năm 2010, tổng tài sản ngân hàng tiếp tục tăng hơn 1,5 lần, nhưng đầu tư tăng nhanh hơn kéo tỷ lệ Đầu tư/ Tổng tài sản tăng nhẹ. Cụ thể, chứng khoán đầu tư tăng hơn 2,5 lần (trong đó, chứng khoán vốn do các TCTD khác trong nước phát hành tăng đến hơn 8 lần và chứng khoán nợ do các TCKT khác trong nước phát hành tăng hơn 2,5 lần). Đầu tư dài hạn gần như giữ nguyên ngoại trừ việc tiếp tục giảm đầu tư tại Công ty Chánh Phương Film. Năm 2011 đầu tư giảm nhẹ do, việc dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn sàng để bán nên kéo theo giảm giá trị khoản mục chứng khoán đầu tư. Đồng thời PNB thóa toàn bộ vốn tại Chánh Phương Film nữa. Mặc dù vậy trong năm 2011, đầu tư của Ngân hàng vẫn có điểm đáng lưu ý, đó là việc góp vốn mạnh vào công ty Chứng khoán Miền Nam, đổi tên công ty này thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam, đưa ông Trầm Khải Hòa, con trai ông Trầm Bê (PCT HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam) làm Chủ tịch HĐQT của Công ty này. Công ty Cổ phẩn chứng khoán Phương Nam sau đó đã có rất nhiều hoạt động, nổi bật nhất là việc đầu tư mạnh vào cổ phiếu của Sacombank. 22 Năm 2012, tỷ lệ Đầu tư/ Tổng tài sản giảm xuống 1 mức rất thấp, đạt 2,73%. Nguyên nhân của việc này, là do tổng tài sản tiếp tục tăng, trong khi đầu tư giảm rất mạnh. Ở khoản mục chứng khoán đầu tư thì Chứng khoán nợ do các TCKT khác trong nước phát hành giảm hơn 1/2, còn đầu tư dài hạn cũng giảm khi Ngân hàng không đầu tư tiếp vào Công ty chứng khoán Phương Nam. d. Tài sản cố định/ Tổng tài sản: Đvt: Triệu đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Tài sản cố định hữu hình 493.121 636.772 846.646 1.025.600 1.108.091 Tài sản cố định vô hình 107.453 142.265 243.931 274.303 290.848 Tài sản cố định 600.574 779.037 1.090.577 1.299.903 1.398.939 Tổng tài sản 20.761.516 35.473.136 60.235.078 69.990.870 75.269.552 Vốn điều lệ 2.027.553 2.568.132 3.049.000 3.212.480 4.000.000 TSCĐ/ Vốn điều lệ 29,62% 30,33% 35,77% 40,46% 34,97% TSCĐ/ Tổng tài sản 2,89% 2,20% 1,81% 1,86% 1,86% Nhìn chung, tỷ lệ này khá ổn định và dao động quanh mức 2%. Tổng tài sản tăng theo từng năm và tài sản cố định cũng có mức tăng khá tương đồng. Trừ trường hợp từ năm 2008 sang năm 2009 tỷ lệ này giảm khá mạnh do tốc độ tăng của tổng tài sản quá nhanh, còn lại những năm tiếp theo không có nhiều biến động. Tỷ lệ tài sản cố định trên vốn điều lệ cũng được giữ trong khoảng 30-40% phù hợp với quy định “các TCTD không được sử dụng quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động” của Nghị định 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Các loại tài sản cố định hữu hình có mức tăng mạnh qua từng năm là nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện truyền tải; còn về tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất và bản quyền phần mềm máy tính. Đây là điều bình thường, phù hợp với quy mô tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng. Đồng thời thể hiện chính sách đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện 23 kỹ thuật đi đôi với sự tăng trưởng của Ngân hàng, góp phần xây dựng ngân hàng có tính chuyên nghiệp và hiện đại. 2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của NH chủ yếu là từ tiền gửi của khách hàng. Cụ thể 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi và vay các TCTD khác 32,09% 31,06% 29,58% 20,98% 8,43% Tiền gửi của khách hàng 43,56% 41,50% 47,45% 47,74% 75,40% Phát hành giấy tờ có giá 11,38% 16,94% 15,86% 17,09% 8,56% Các khoản nợ khác 1,39% 1,99% 1,15% 1,31% 1,85% Vốn và các quỹ 11,48% 8,28% 5,93% 5,74% 5,76% + Tiền gửi và vay các TCTD khác: giảm mạnh trong 2 năm 2011, 2012. Nguyên nhân chủ yếu là tiền gửi của các TCTD giảm mạnh và tăng tỷ lệ vay các TCTD nhằm bù đắp phần thiếu hụt trên. + Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng tăng nhanh từ 47,74% tăng lên 75.4%. Chủ yếu từ tiền gửi không kỳ hạn tăng trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại giảm: 2008 2009 2010 2011 2012 THEO KỲ HẠN Tiền gửi có kỳ hạn 8.29% 5.94% 6.72% 3.81% 1.96% Tiền gửi không kỳ hạn 91.71% 94.06% 93.28% 96.19% 98.04% THEO LOAI HÌNH Tổ chức KT 15.89% 23.91% 27.12% 18.47% 14.26% Tiền gửi của cá nhân 85.73% 81.50% 72.98% 81.61% 85.78% + Tỷ lệ Tiền gửi trên Nguồn vốn huy động: 2008 2009 2010 2011 2012 TG của TCTD # 32% 31% 30% 21% 8% TG kh/hàng 44% 41% 47% 48% 75% Khác 13% 19% 17% 18% 10% 24 III. KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: 1) Phân tích ROA và ROE trong giai đoạn 2008 – 2012: Sự biến động mạnh trong ROA và ROE của PNB chia thành 2 giai đoạn chính: - Từ 2008 – 2010: ROE tăng từ 5,15% đến 12,87%. ROA cũng tăng từ 0,62% lên 0,88%. - Từ 2011 – 2012: ROA và ROE đều giảm mạnh. ROE giảm từ 12,87% trong năm 2010 xuống chỉ 2,88% trong năm 2012; ROA giảm từ 0,88% xuống xuống 0,17% So sánh với các ngân hàng khác trong hệ thống: Các ngân hàng được lựa chọn trên tiêu chí những tương đồng về quy mô, mạng lưới và năng lực cạnh tranh kinh doanh (Nguồn: Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm năm 2012) 25 ROA các ngân hàng tương đồng về Quy mô, mạng lưới và năng lực cạnh tranh Xét về ROA, PNB có tỷ lệ ROA xếp vị trí khá thấp. Đứng vị trí cuối cùng trong các ngân hàng so sánh. ROA của PNB trung bình 5 năm giai đoạn này chỉ đạt 0.58% so với 1.31% của nhóm NH so sánh. ROE các ngân hàng tương đồng về Quy mô, mạng lưới và năng lực cạnh tranh 26 Tương tự ROA, ROE của PNB cũng ở mức khá thấp. Ngoại trừ năm 2008 và 2009, ROE của PNB cao hơn OCB và HDBank, các năm còn lại đều ở vị trí thấp nhất so với các ngân hàng khác. ROE trung bình của PNB chỉ đạt 7.23%, trong khi trung bình của các ngân hàng này là 10,53%. Kết quả trên cho thấy PNB hoạtt động kém hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong cùng nhóm so sánh. 2) Tỷ lệ lãi cận biên – NIM: 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 1,15% 1,45% 0,65% 0,26% -0,39% Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên -0,29% 0,19% 0,73% 0,51% 1,21% Nguồn: tính toán từ Báo cáo thường niên PNB 2008 - 2012 Xu hướng chung cho thấy NIM giảm dần từ năm 2010 đến 2012. Ngoại trừ năm 2009, NIM tăng từ 1.15% năm 2008 lên 1.45% năm 2009 dẫn đến ROA và ROE đều tăng. 27 Chênh lệch lãi suất bình quân trong giai đoạn 2008 – 2012 Tương tự NIM, chênh lệch lãi suất bình quân của PNB nhìn chung xu hướng giảm chiếm ưu thế. Thậm chí đến năm 2012 lãi suất đầu vào vượt lãi suất đầu ra trong năm 2012 đưa tỷ lệ này xuống -0.57%.Chênh lệch giảm dần lãi suất đầu vào đầu ra cho thấy áp lực cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng. So sánh tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giữa PNB và các ngân hàng khác: 28 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của PNB nhìn chung thấp hơn hẳn so với mặt bằng các ngân hàng tương đương. Trong khi tỷ lệ trung bình trong giai đoạn nay theo xu hướng tăng thì tỷ lệ của PNB lại giảm. Như vậy có thể thấy tuy tín dụng vẫn được duy trì và tăng trưởng nhưng tính hiệu quả thì không cao. Phần thu nhập ngoài lãi (hoạt động mua bán chứng khoán) gia tăng như đã đề cập đã bù đắp được sự sụt giảm của thu nhập lãi thuần và nhờ đó mà PNB tránh được việc thua lỗ ở năm 2012. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mà hệ quả là từ việc phát s inh thêm các khoản nợ xấu và việc tăng vốn điều lệ làm gia tăng tổng tài sản, dẫn đến ROA và ROE không thể duy trì như các năm trước. Tỷ lệ sinh lời của PNB đang thấp nhất nếu so sánh với các ngân hàng có cùng quy mô và sức mạnh cạnh tranh. Đây là vấn đề cần lưu ý nếu PNB tính toán đến các cơ hội phát triển trong tương lại. IV.PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM: 1) Rủi ro tín dụng: thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Hệ số này là tín hiệu cảnh báo cho mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng. 29 Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng trở lại sau khi đạt giá trị thấp nhất vào năm 2010. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức cảnh báo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (>3%). Việc trích lập dự phòng các khoản nợ xấu theo đúng tinh thần của QĐ 493/NHNN làm tăng thêm chi phí, dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh. Xem xét tương quan giữ các khoản dự phòng và sự tăng trường của tổng dư nợ cho thấy PNB chưa đánh giá một cách đúng mức về các rủi ro tín dụng đi kèm khi tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, năm 2010 tăng trưởng dư nợ 59% nhưng chi phí trích lập dự phòng lại giảm 16%. Hệ quả là tỷ lệ trích lập dự phòng tăng cao ở các năm sau do buộc phải trích lập thêm khi các khỏa nợ bị chuyển nhóm. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản của PNB đứng thứ 2 sau PGBank nếu so với các ngân hàng cùng quy mô và năng lực cạnh tranh. Điểm chung của các ngân hàng trong cùng nhóm so sánh là tỷ lệ nợ xấu khá cao, gần chạm mức cảnh báo của NHNN. Khoảng cách giữa PNB và 30 ngân hàng có nợ xấu thứ 3 là Saigonbank khá thấp tuy nhiên việc gần chạm ngưỡng 3% sẽ cho thấy độ rủi ro cả về kinh doanh lẫn pháp lý. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng 2) Nhóm hệ số thanh khoản: - Quy mô vốn điều lệ: như đã đề cập, PNB hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu về vốn pháp định theo Nghị định 14/NĐ-CP (vốn pháp định 3.000 tỷ đồng). Theo các quy định của Luật các TCTD và quy chế cho vay của NHNN, việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa với việc tăng quy mô huy động và khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng. - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu – CAR: tỷ lệ này được quy định tại TT13/2000/TT- NHNN, tỷ lệ này tối thiểu phải là 9%. PNB luôn đạt và duy trì tỷ lệ này lớn hơn 9%. - Hệ số vốn tự có/ vốn huy động – hệ số H1: quy chuẩn chung thì hệ số này phải đạt từ 5% trở lên. Hiện nay PNB đảm bảo được chỉ tiêu này. Năm 2008, hệ số 31 này đạt đến 13%. Có 2 vấn đề xem xét khi hệ số này quá cao: (i) – Hệ số H1 cao, rủi ro càng thấp; (ii) – Hệ số H1 cao, hiệu quả hoạt động thấp. Như vậy có thể thấy việc huy động tăng trong các năm qua đã kéo giảm tỷ lệ H1 xuống tiệm cận mức 5%, cho thấy khả năng huy động nguồn khá hiệu quả đi kèm là tỷ lệ rủi ro cũng tăng lên. - Hệ số cấp tín dụng/ tiền gửi huy động (hệ số H5): Theo thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010, Nhà nước quy định tỷ lệ này của ngân hàng không được vượt quá 0,8. Như vậy, PNB đã cho vay vượt quá mức cấp tín dụng trên tiền gửi huy động cho phép, thậm chí cho vay đã vượt quá huy động vào trước năm 2012. - Hệ số tương quan giữa tiền gửi tại các TCTD và tiền vay từ các TCTD (hệ số H7): Chính vì cho vay vượt quá huy động nên PNB phải tìm kiếm sự bù đắp bằng khoản vay từ các TCTD. Hệ số tương qua giữa tiền gửi và tiền vay tại các TCTD trong thời gian quan luôn nhỏ hơn 1 cho thấy PNB đang phụ thuộc khá nhiều vào việc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là nghi vấn cho thấy PNB đang đối mặt với các khó khăn về thanh khoản. 32 KẾT LUẬN Thực tế chứng minh cho vấn đề về thanh khoản của PNB khi vào năm 2011, PNB bị đặt vào tình trạng thiếu thanh khoản và xếp vào nhóm 4 trong tiêu chí phân loại của NHNN. Và tất nhiên NHNN đã hành động bằng việc cho PNB vay trên liên ngân hàng của như chỉ đạo các Ngân hàng có gốc Nhà Nước sở hữu hỗ trợ tối đa thanh khoản cho PNB. Đến năm 2012, vấn đề thanh khoản cơ bản đã đảm bảo khi huy động tăng nhanh hơn tăng tín dụng, tỷ lệ cho vay/huy động giảm về mức 75%, thấp hơn chuẩn an toàn 0,8 mà NHNN quy định. Sang năm 2013, PNB được xếp vào các ngân hàng nhóm 2 và cho phép tăng trưởng tín dụng đến 15%. Tuy nhiên, việc tính toán các hệ số an toàn dựa trên số liệu kế toán mang tính chất thời điểm, có nghĩa là giữa rủi ro trên sổ sách và rủi ro thực tế hoạt động có độ vênh nhất định. Do vậy PNB vẫn sẽ còn tiềm ản nhiều nguy cơ thanh khoản trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_10_1498.pdf
Luận văn liên quan