Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam

Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Hậu quả của rủi ro đạo đức do hai chủ thể này gây nên lại do người gửi tiền vào ngân hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu. Khi nhắc tới rủi ro đạo đức trong nghành ngân hàng, tín dụng là bộ phận hay được nhắc tới nhất. Đây là những cán bộ trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định hồ sơ, ra phán quyết tín dụng. Điều này có thể chứng minh khi những thông tin khởi tố các cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng các ngân hàng liên tục trên các mặt báo vì những hành vi sai phạm của mình. Các hành vi phổ biến như thiếu trách nhiệm trong thẩm định, cấu kết với khách hàng, ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được, liên kết với nhau để vay mượn lòng vòng, thậm chí là vay ké của khách hàng Tuy nhiên, các rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra với cán bộ tín dụng mà có thể ở các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân hàng, thậm chí là giao dịch viên, thủ quỹ. Các hình thức quen thuộc vẫn là lập khống, tất toán khống sổ tích kiệm của khách, cạo sửa sổ tiết kiệm, cầm cố khống các giấy tờ giả. Chính vì thế, một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh: “Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh gắn chặt với tiền, rất nhiều tiền nên bị các vấn đề đạo đức bủa vây là hiển nhiên. Mấu chốt của vấn đề là kiểm soát, kiềm chế thế nào các vấn đề này thôi. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ nhất là khi các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về kiểm soát, chủ quan và dễ dãi trong quản lý”. Mấu chốt là vấn đề con người. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành Ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu. Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.

pdf30 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NH TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM [Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.] GVHD: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG NTH: NHÓM 6 – NHĐ2 – K22 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 1 THÀNH VIÊN NHÓM PHÂN TÍCH 1. Trần Thái Phương Nam 2. Nguyễn Đôn Nhã Uyên 3. Nguyễn Thị Tuyết Chi 4. Nguyễn Thị Phương Thảo 5. Đoàn Nhật Thanh 6. Võ Trần Đức Tuấn 7. Lê Vũ Ngọc Anh PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 2 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 3 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động của các Ngân hàng TMCP trong thời gian qua luôn là một vấn đề được quan tâm không chỉ bởi giới học thuật mà còn cả các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tăng về số lượng nhưng hiệu quả hoạt động của không ít ngân hàng trong trong thời gian qua đang có những diễn biến đáng lo ngại, cùng với hoạt động M&A và thâu tóm diễn ra liên tục trong hệ thống ngân hàng đang đặt ra câu hỏi cho nhiều đối tượng quan tâm rằng giá trị cốt lõi của một ngân hàng nằm ở đâu, qua những con số trên báo cáo tài chính của nó hay những ẩn ý đằng sau các con số đó. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng một cách cẩn thận là rất quan trọng đối với cả giới học thuật lẫn đầu tư. Thành lập từ năm 1989, sau hơn hai mươi năm đi vào hoạt động, ngân hàng TMCP Xuất – Nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đã có những bước tiến to lớn, trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn trên thị trường với thế mạnh về thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ và tài trợ xuất nhập khẩu. Được sự phân công của giảng viên bộ môn, nhóm đã cố gắng thực hiện phân tích báo cáo tài chính của EXIMBANK trong giai đoạn 2008 – 2012 thông qua việc thu thập số liệu liên quan, bên cạnh sự hướng dẫn học thuật từ phía GVHD. Bài phân tích bao gồm nhiều phần với một số nội dung phân tích chủ yếu như sau: -Thứ nhất là phần phân tích về khả năng sinh lợi; -Thứ hai là phần phân tích về các yếu tố rủi ro tác động đến ngân hàng; -Thứ ba là phần kết luận; Trong quá trình thực hiện báo cáo phân tích này, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót về cách dùng từ, câu chữ hay ý nghĩa, nội dung của bài phân tích. Rất hy vọng phần trình bày tiếp sau đây sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý sâu sắc từ thầy GVHD cũng như các nhóm đề tài khác để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 4 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TÊN TIẾNG ANH: VIETNAM EXPORT IMPORT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK TÊN VIẾT TẮT: EXIMBANK MÃ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN: EXIMBANK CHỦ TỊCH HĐQT: Ông Lê Hùng Dũng QUYỀN TGĐ: Ông Nguyễn Quốc Hương LOGO EXIMBANK: 1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Cơ cấu thu nhập của EXIMBANK qua các năm: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Hai nguồn thu nhập lớn của EXIMBANK qua các năm là thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ dịch vụ. Thu nhập lãi thuần có xu hướng tăng mạnh qua các năm, từ 1892 tỷ đồng năm 2008 lên đến 6237 tỷ đồng năm 2011 – tăng trưởng bình quân 230% và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu thu nhập ( từ 70-91%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động truyền thống của ngân hàng. -2000000 0 2000000 4000000 6000000 8000000 2008 2009 2010 2011 2012 1892047 2576735 3669685 6237107 5387261 Thu nhập lãi thuần Lãi thuần từ dv Lãi thuần từ kd ngoại hối vàng Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Lãi thuần từ hđ khác Thu nhập/lỗ từ góp vốn mua cp PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 1 Lãi thuần từ dịch vụ cũng không ngừng tăng lên (từ 109.5 tỷ đồng năm 2008 lên 565.7 tỷ đồng năm 2011). Do có sự hỗ trợ từ các đối tác chiến luợc góp vốn trong và ngoài nước, cụ thể như ngân hàng SMCB của Nhật Bản, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản trong dịch vụ thanh toán quôc tế. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của EXIMBANK trong năm 2008 (33.5%). Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh này lại đem đến một khoản lợi nhuận âm vào năm 2011 (-88.2 tỷ đồng) và tiếp tục thua lỗ sâu hơn vào năm 2012 (-297.4 tỷ đồng). nguyên nhân là do EXIMBANK thực hiện tất toán trạng thái vàng trong năm 2012 và phải chịu chi phí chênh lệch do giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Lãi thuần từ hoạt động khác tăng liên tục từ 2010 đến nay, chủ yếu từ thanh lý tài sản thế chấp. 1.2. Phân tích các chỉ số sinh lời: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. a) Phân tích Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return on asset) ROA có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2009, duy trì ổn định trong 2 năm tiếp theo và giảm đột ngột vào năm 2012. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuần thuần là rất thấp so với các năm trước đó (giảm từ 40% năm 2011 xuống còn 7% năm 2012) 1.74% 1.99% 1.85% 1.93% 1.21% 3.22% 3.47% 2.93% 3.37% 2.77% 7.43% 8.64% 13.51% 20.39% 13.32% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2008 2009 2010 2011 2012 ROA NIM ROE PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 2 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tƣơng quan ROA của EXIMBANK so với một số ngân hàng khác Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 43.12% 35.65% 100.33% 40.01% -7.31% 53.43% 59.27% 60.24% 67.46% -29.62% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng lợi nhuận thuần Tăng trưởng tổng tài sản 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB ROA EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 3 b) Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE – Return on equity) Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. ROE tăng đột phá liên tục từ 2008-2011 từ 7.43-20.39%. Nguyên nhân là từ năm 2009-2011 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng vượt bậc so với vốn chủ sở hữu (lợi nhuận thuần tăng trưởng bình quân 60%, chênh lệch khá lớn so với vốn chủ sở hữu 16%). Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm chỉ còn 13.32%, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế khó khăn của năm vừa qua thì mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của EXIMBANK vẫn khá hấp dẫn, đứng thứ 3 trong số 9 ngân hàng niêm yết. Tƣơng quan ROE của EXIMBANK so với một số ngân hàng khác Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 43.12% 35.65% 100.33% 40.01% -7.31% 132% 7% 3% 11% 8% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng lợi nhuận thuần Tăng trưởng VCSH 13.32% 10.00% 19.81% 12.55% 6.38%7.10% 20.49% 0.34%0.07% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB ROE EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 4 c) Phân tích tỷ suất thu nhập lãi cận biên (NIM – Net interest margin) Tỷ lệ lãi cận biên ròng (NIM) biến động trong suốt giai đoạn 5 năm từ 2008-2012 với chỉ số tăng trong 2 năm 2009, 2011 (tương ứng 3.47 và 3.37%) và giảm trong các năm còn lại (2.77-3.22%). Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ NIM của EXIMBANK cao nhất 3.47% do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ lãi suất, thị trường chứng khoán phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng làm cho thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Năm 2010 NIM giảm xuống còn 2.93% do thời điểm này các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong khi phải cho vay ra với lãi suất “không quá sốc” khiến cho tỷ lệ thu nhập từ lãi có phần giảm sút. Năm 2012 mặc dù tổng tài sản sinh lời bình quan tăng 10.2% so với cùng kỳ nhưng lãi thuần đạt 4902 tỷ đồng giảm 7.6% nên NIM giảm từ 3.37% năm 2011 xuống 2.77% năm 2012. Tỷ lệ NIM giảm do lãi suất cho vay bình quân giảm nhanh hơn lãi suất huy động bình quân trong khi đó tài sản sinh lãi bình quân tăng do EXIMBANK tiếp tục tăng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. So với các ngân hàng niêm yết thì NIM của EXIMBANK là khá thấp, đứng thứ 7/9 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 2.77% 2.16% 4.03% 2.91% 3.66% 5.27% 4.50% 2.27% 3.97% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB NIM EIB BID CTG VCB ACB STB MBB SHB NVB PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 5 d) NNIM (thu nhập ngoài lãi cận biên) Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM liên tục giảm, do thu nhập ngoài lãi tăng trưởng chậm hơn tăng trưởng tổng tài sản sinh lời bình quân. 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÍN DỤNG: 2.1. Hoạt động huy động vốn: a) Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi: Hoạt động huy động vốn của EXIMBANK tăng trưởng không đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2008 đến hết năm 2012 là 27%. Đáng chú ý ở năm 2011 hoạt động huy động vốn tăng trưởng -8% là do tình hình lạm phát của cả nước tăng cao (18,58%) làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của EXIMBANK. Bên cạnh đó trong năm 2011 một lượng lớn tiền huy động bằng vàng đã chuyển sang hình thức giữ hộ vàng làm cho hoạt động huy động vàng của EXIMBANK giảm đáng kể. Thị phần huy động vốn của EXIMBANK chiếm 3% toàn hệ thống và đứng thứ 9 nếu so sánh với các ngân hàng trong hệ thống (đứng sau Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Techcombank, Sacombank và MB bank). 1.40% 1.06% 0.80% 0.59% 0.27% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 6 Biểu đồ: Tăng trƣởng tiền gửi của khách hàng Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Biểu đồ: So sánh lƣợng tiền gửi của khách hàng với một số ngân hàng trong hệ thống Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. b) Cơ cấu tiền gửi của khách hàng: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền tệ: Cơ cấu huy động tiền gửi của EXIMBANK chủ yếu là Việt Nam Đồng và có xu hướng tăng dần từ 61% năm 2008 lên đến 84% vào cuối năm 2012. Sự tăng dần tỷ lệ huy động đồng nội tệ là do lãi suất huy động ngoại tệ giảm, khách hàng chuyển từ gửi vàng sang dịch vụ giữ hộ vàng, cùng với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng cũng góp phần làm giảm tỷ trọng huy động ngoại tệ. 31 39 58 54 70 35% 26% 50% -8% 27% -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi của khách hàng Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng 304 289 285 125 118 108 70 78 12 0 50 100 150 200 250 300 350 Nghìn tỷ đồng PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 7 Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại tiền tệ Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng: tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân chiếm trên 60%, nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp tương đương 8%. Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng lên do EXIMBANK có lợi thế trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu. Cụ thể trong các năm 2008, 2009 hai nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể thì đến các năm 2010 - 2012 tỷ trọng của hai nhóm khách hàng này đã tăng lên hơn 20% trong tổng tiền huy động. Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng khách hàng Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 61% 66% 75% 76% 84% 39% 34% 25% 24% 16% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Ngoại tệ và vàng VND 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Các đối tượng khác DN có vốn nước ngoài DNNN DN ngoài quốc doanh Cá nhân PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 8 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn: tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn (chiếm 89% vào cuối năm 2012). Cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm là do tình hình lãi suất giảm mạnh nên khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn dài. Biểu đồ cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 2.2. Phân tích hoạt động tín dụng: a) Tăng trƣởng dƣ nợ: Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay khách hàng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng trưởng 81% so với năm 2008, nhưng năm 2012 chỉ tăng 0,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn của nền kinh tế, cùng với định hướng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước làm cho các ngân hàng càng thắt chặt tín dụng. So với các ngân hàng cùng hệ thống thị phần EXIMBANK chiếm 3% và đứng thứ 7 (sau Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB và Sacombank). Cơ cấu cho vay theo ngành nghề: trải rộng khắp các ngành nghề, điều này giúp EXIMBANK phân tán rủi ro. Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu như: Công nghiệp chế biến, Nông lâm nghiệp và thủy sản. Điều này thể hiện được thế mạnh trong việc tài trợ xuất nhập khẩu của EXIMBANK. Tuy nhiên với tình hình khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu thì việc tập trung vào ngành này quá nhiều cũng tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ cho vay Bất động sản chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%, đây là điểm sáng của EXIMBANK khi sớm nhận thức được nguy cơ từ khu vực Bất động sản nên đã giảm dần dư nợ từ năm 2009. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi có KH Tiền gửi KKH Tiền gửi khác PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 9 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng: có xu hướng dịch chuyển dần cơ cấu cho vay theo hướng giảm tỷ trọng cho vay cá nhân từ năm 2010 – 2011 (cho vay cá nhân giảm từ 35% năm 2010 xuống còn 25% vào cuối năm 2011), tuy nhiên vào cuối năm 2012 tỷ trọng này lại tăng trở lại, nguyên nhân là do tình trạng thừa vốn của các ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong việc tìm khách hàng, cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản nhà ở phân khúc thu nhập trung bình thấp. b) Chất lƣợng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK năm 2008 là 4,7%, tuy nhiên với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược trong công tác quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,3% vào cuối năm 2012. Tuy nhiên nợ nhóm 2-3 có xu hướng chuyển dần xuống nợ nhóm 4-5 so với thời điểm cuối năm 2011. Điều này cho thấy tình hình nợ xấu sẽ còn tiếp tục tăng cao vào năm 2013. 3. PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT: Bảng phân tích rủi ro lãi suất: ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tài sản nhạy cảm lãi suất Cho vay ngắn hạn 17,982,818 37,493,421 61,728,636 74,532,771 74,863,220 Chứng khoán đầu tƣ 250,000 1,214,272 11,403,501 19,981,918 4,220,000 Tiền gửi tại NHNN 3,438,735 2,115,265 1,540,756 2,166,290 2,269,024 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 9,491,316 6,976,109 32,110,540 64,529,045 57,515,031 Tài sản có khác 4,000,000 38,045 Tổng tài sản nhạy cảm 31,162,869 47,799,067 106,783,433 161,210,024 138,867,275 Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 10 Nợ CP và NHNN 3,594 1,590,119 2,105,848 1,312,357 15,025 Chứng chỉ tiền gửi 1,452,840 8,221,068 Tiền gửi của khách hàng 30.294,788 37,156,708 32,329,959 53,605,495 60,714,110 Vốn tài trợ, ủy thác 1,612 3,461 242 Giấy tờ có giá 20,850,481 16,209,701 8,879,532 Tiền gửi các TCTD khác 1,565,108 2,527,654 33,367,093 71,859,441 57,046,426 Nợ khác 960,439 3,079,136 17,492,854 Tổng nguồn vốn nhạy cảm 33,317,942 49,499,010 88,653,623 142,986,994 126,655,093 Khe hở lãi suất (GAP) -2,155,073 -1,699,943 18,129,810 18,223,030 12,212,182 Tỷ lệ TS nhạy lãi trên NV nhạy lãi 0.94 0.97 1.20 1.13 1.10 Trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Nim sẽ giảm nếu Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất giảm Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 11 Biểu đồ 1: Tài Sản có nhạy lãi Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Biểu đồ 2: Tài sản nợ nhạy lãi Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng EXIMBANK có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất chủ yếu là khoản cho vay ngắn hạn là 17982 tỷ đồng năm 2008, 37493 tỷ đồng năm 2009, 61728 tỷ đồng năm 2010, 74532 tỷ đồng năm 2011; 74863 tỷ đồng năm 2012. Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất cũng như tài sản nhạy cảm lãi 9,491,316 6,976,109 32,110,540 64,529,045 57,515,031 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay ngắn hạn Chứng khoán đầu tư Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác Tài sản có khác 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ CP và NHNN Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi của khách hàng Vốn tài trợ, ủy thác Giấy tờ có giá PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 12 suất đều tăng trong 4 năm 2008, 2009, 2010, 2011 với sự gia tăng mạnh nhất vào năm 2011 tuy nhiên cả 2 đều sụt giảm vào năm 2012. Thay đổi này phần lớn là do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, cộng với suy thoái ở VN trong thời gian vừa qua. Qua năm năm, GAP của ngân hàng chuyển từ nhạy cảm nguồn vốn sang nhạy cảm tài sản. Trong đó mức Gap lớn nhất thuộc về năm 2010. Điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của các khoản cho vay ngắn hạn cũng như tiền gửi và cho vay tại các ngân hang khác trong các năm 2009, 2010 trong khi lần đầu tiên trong 2010 chứng kiến một sự sụt giảm của tài khoản tiền gửi khách hàng. Điều này cơ bản được lý giải là do việc bỏ trần lãi suất cho vay quý 2/2010 đã tạo điều kiện cho EXIMBANK gia tăng dư nợ trong khi việc thắt chặt tín dụng của NHNN làm cho huy động vốn từ người dân - tiền gửi của khách hàng sụt giảm. Trong tình hình đó, EXIMBANK đã linh hoạt thu hút vốn trên thị trường liên ngân hàng đẫn đến việc gia tăng đáng kể của khoản mục tiền gửi của các TCTD khác vào năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, mức gia tăng ở khoản mục cho vay ngắn hạn cùng tiền gửi và cho vay các ngân hàng khác đã có phần chững lại. Điều này được giải thích là do nền kinh tế ngày càng khó khăn, khủng hoảng, số doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện vay vốn không còn nhiều trong khi những doanh nghiệp đủ điều kiện lại không có nhu cầu vay hoặc dè dặt với các khoản vay ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng thừa vốn nhưng không thể cho vay được, do đó dư nợ tín dụng trong năm 2012 có phần chững lại và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm 2013. Điều này đã làm cho Gap có phần sụt giảm vào năm 2012. 4. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG: 4.1. Tổng quan về nợ xấu: Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK giảm qua các năm 2008-2012, ngoại trừ có sự tăng nhẹ giai đoạn năm 2010 – 2011, trong đó cao nhất 4.71% năm 2008 và thấp nhất la năm 2012 với 1.32%. Tỷ lệ nợ xấu tại EXIMBANK đi ngược lại xu hướng tăng qua các năm, dồng thời ở dưới mức 2% (2009-2012) thấp hơn của các ngân hàng TMCP trong nước khác như: Vietcombank, BIDV hay ACB,… Năm 2008 tỳ lệ nợ xấu (dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 của EXIMBANK là 1.001 tỷ đồng đạt mức cao nhất qua các năm 4.71% do tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế như bất động sản đóng băng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp thua lỗ, phá sản…chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới. Tuy nhiên đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK năm 2008 không những vượt mức cho phép 3% mà còn lớn hơn nhiều so với của các ngân hàngTMCP trong nước khác như ACB, BIDV, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 13 Vietcombank…Điều này có thể cho thấy công tác thẩm định tín dụng chưa hiệu quả khiến rủi ro từ hoạt động cho vay của EXIMBANK rất cao , chỉ với EXIMBANK chi nhánh Hà Nội trong năm 2008 đã làm mất 8 tỷ trong cho vay thế chấp bằng kho hàng. Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng giảm đáng kể so với năm 2008. Theo đó, nợ xấu của EXIMBANK được cải thiện, giảm còn 1.83% do thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên trong năm này khiến các khoản nợ vay dần được tất toán. Bên cạnh đó, với gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, nhiều doanh nghiệp đã giảm được áp lực vốn vay, cũng như cơ cấu lại nợ vay, giúp ngân hàng thu được những khoản nợ khó đòi còn tồn ở năm 2008. Nối tiếp các nổ lực về kiểm soát tín dụng, EXIMBANK đã áp dụng các chính sách tăng trưởng tín dụng bến vững, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua các biện pháp cơ cấu lại danh mục cho vay, chú trọng chất lượng tín dụng. Nhờ vậy tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1.42% so với 1.83% vào cuối năm 2009. Đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc quy định tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tỷ lệ cho vay phi sản xuất là 16%. Thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, EXIMBANK đã chủ động cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung đối với lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu, hạn chế tối đa vốn tín dụng đối với lĩnh vực nhiều rủi ro hơn như phi sản xuất , đầu tư kinh doanh chứng khoán (tỷ trọng 1,32%), kinh doanh bất động sản (tỷ trọng 7,14%) và cho vay tiêu dùng. Vì vậy dù tổng dư nợ trong năm 2011 đạt 74.663 tỷ đồng, tăng 19,8% so năm 2010 nhưng nợ xấu tiếp tục giảm xuống mức 1.61% trên tổng dư nợ. Năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn làm nợ xấu của hệ thống NHTM tăng cao nhất là hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản ở mức cao, cụ thể như tỷ lệ nợ xấu tại BIDV (2.67%); Vietcombank (2.26%); 4.71% 1.83% 1.42% 1.61% 1.32% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 2008 2009 2010 2011 2012 NỢ XẤU 2008-2012 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 14 ACB (2.5%)...Tuy nhiên, EXIMBANK đã chú trọng công tác quản trị rủi ro khi đưa Trung tâm Tín dụng vào hoạt động để tăng chất lượng tín dụng các chi nhánh, hoàn thiện chính sách tín dụng. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng của EXIMBANK được kiểm soát tốt. Mặc dù tổng dư nợ cho vay trong năm 2012 của EXIMBANK chỉ tăng 0,3% so với năm 2011, hoàn thành 86% kế hoạch (tương đương 74.922 tỷ đồng), nhưng nợ xấu chỉ chiếm 1,32% trên tổng dư nợ, hoàn thành mục tiêu kế hoạch nợ xấu năm 2012 dưới 2%. 4.2. Cơ cấu nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu của EXIMBANK giảm từ 4.71% năm 2008 xuống còn 1.32% năm 2012 nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ nợ nhóm 5 trong tổng nợ vay của EXIMBANK có xu hướng tăng dần qua các năm (2008: 1,05%; 2009: 1,24%; 2010: 1,27%; 2011: 0.56%; 2012: 1.06%). Do đó nếu nhìn vào tỷ lệ tổng nợ xấu trên tổng dư nợ thì EXIMBANK được đánh giá là khá thành công trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng phân tích tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho thấy công tác kiểm soát này trên thực tế chưa thực sự hiệu quả dẫn đến thất thoát tài sản thế chấp và không thu hồi được nợ. Chính việc nợ xấu tăng khiến ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, lợi nhuận vì thế sẽ giảm. Tuy nhiên áp lực duy trì một mức lợi nhuận ổn định để làm yên lòng các cổ đông và tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu EXIMBANK trên sàn chứng khoán sẽ kích thích ngân hàng phát triển đa dạng các gói sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng của chúng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ xấu của EXIMBANK 2008-2012. Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Để đối phó với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, EXIMBANK đã trích lập dự phòng tín dụng chiếm gần 50% dư nợ xấu qua các năm. Riêng năm 2008 do có nợ xấu cao chiếm 4.71% tổng dư nợ (21.232 tỷ đồng), việc trích lập dự phòng là 320 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 2008 2009 2010 2011 2012 CƠ CẤU NỢ XẤU 2008-2012 Nợ xấu có khả năng mất vốn Nợ nghi ngờ Nợ dưới tiêu chuẩn PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 15 dự phòng cụ thể và 120 tỷ đồng dự phòng chung, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính trong năm 2008 là 206 tỷ đồng. Tuy khoản trích lập dự phòng chỉ chiếm 1.77% tổng dư nợ nhưng với tình hình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn dự phòng rủi ro đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của EXIMBANK trong năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của EXIMBANK giảm dần từ năm 2008 đến 2012 nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng dần giai đoạn 2010-2012 cho thấy EXIMBANK đã có sự chuẩn bị để đối mặt với tình trạng nợ có khả năng mất vốn gia tăng trong thời gian qua. Biểu đồ thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng 2008-2012. Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 5. PHÂN TÍCH RỦI RO THANH KHOẢN: 5.1. Vốn vay liên ngân hàng/ Tổng tài sản: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 5.00% 2008 2009 2010 2011 2012 1.77% 0.99% 0.83% 1.01% 1.01% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ Dự phòng rủi ro tín dụng 0 2 4 6 8 10 2008 2009 2010 2011 2012 Vàng, ngoại tệ VNĐ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 16 Từ biểu đồ trên ta thấy, dư nợ vay liên ngân hàng của EXIMBANK tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2012, trong đó dự nợ tăng đột biến trong năm 2012 với tỷ lệ chiếm gần 9% trong tổng tài sản của ngân hàng trong năm đó. Thêm vào đó, trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, thì dư nợ vay liên ngân hàng của EXIMBANK hoàn toàn là vàng và ngoại tệ, còn riêng trong năm 2012 thì VNĐ chiếm tỷ trọng lớn ước tính khoảng 66% trong tổng số dư nợ vay liên ngân hàng. Chính vì dư nợ vay liên ngân hàng của EXIMBANK thấp khoảng 0.314% năm 2008, 0.63% năm 2009, 1.3% năm 2010, 2.29% năm 2011 nên nhu cầu thanh khoản cho các khoản dư nợ vay này không đáng kể, cho dù là dư nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiên, nhu cầu thanh khoản cho các khoản nợ vay này lớn trong năm 2012 nếu đây là các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, bởi vì trong năm này dự nợ cho vay chiếm gần 9% trong tổng tài sản, lớn hơn rất nhiều so với các năm trước. Có thể giải thích cho sự gia tăng đột biến này trong năm 2012 đó là, nhu cầu thanh khoản từ 3 tháng đến 12 tháng cao hơn cung thanh khoản, khoảng gần 3.000 tỷ, do vậy để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản và để giảm rủi ro thanh khoản nên dư nợ vay liên ngân hàng của EXIMBANK tăng mạnh trong năm này. Trong năm 2009, EXIMBANK cũng bị thâm hụt thanh khoản, với giá trị gần 4.500 tỷ, gấp 1.5 lần so với năm 2012, tuy nhiên dư nợ vay liên ngân hàng chỉ tăng nhẹ, bởi vì trong giai đoạn này nền kinh tế đang bị khủng hoảng trầm trọng nên không chỉ EXIMBANK gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản mà hầu như tất cả các ngân hàng đều rơi vào tình trạng tương tự, do vậy dư nợ này không thể tăng mạnh, mặc dù ngân hàng đang đứng trước mức thâm hụt thanh khoản lớn. 5.2. Dƣ nợ cho vay ròng / Tổng Tài Sản Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay/Tài Sản Cho vay/Tài Sản PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 17 Dư nợ cho vay là tài sản của ngân hàng, nếu dư nợ cho vay ngắn hạn càng lớn thì ngân hàng càng có đủ tài sản để đáp ứng cầu thanh khoản và do vậy mà rủi ro thanh khoản càng thấp. Thêm vào đó, vốn để ngân hàng thực hiện nghiệp cho vay chủ yếu đến từ huy động tiền gửi của khách hàng, do vậy nên nếu ngân hàng huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn lớn và chủ yếu để cho vay ngắn hạn thì xác suất ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản rất thấp. Từ biểu đồ ta thấy, dư nợ cho vay ròng không chỉ thấp và mà còn âm trong hai năm 2008 và 2009. Tức là trong hai năm 2008, 2009 thì ngân hàng cho vay thấp hơn rất nhiều so với huy động, hơn nữa, trong cơ cấu cho vay của ngân hàng ở hình dưới, trong năm 2008 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn khoảng gần 77.5%, trong khi đó cho vay dài hạn chỉ chiếm khoảng 11.68%, còn trong năm 2009 thì tỷ lệ vay ngắn hạn chiếm 71.4% và cho vay dài hạn chiếm 18.47%. Hơn thế nữa, trong cơ cấu tiền gửi khách hàng thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm khoảng 80% trong năm 2008, và 79.94% trong năm 2009. Do vậy nên rủi ro thanh khoản rất thấp trong giai đoạn này. Có thể giải thích cho dư nợ cho vay ròng âm trong giai đoạn này đó là, do nền kinh tế thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn, và có sức ảnh hưởng lớn, do vậy khách hàng vay chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp cũng đang gặp những khó khăn nghiệm trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, và khách hàng cá nhân thì gia tăng tiết kiệm và giảm tiêu dùng. Chính vì lý do đó mà trong hai năm 2008 và 2009 doanh số cho vay của ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với huy động. Giai đoạn thứ hai từ năm 2010 – 2012, thì dư nợ cho vay ròng tăng lên đáng kể và đạt cao nhất vào năm 2011 với tỷ lệ chiếm trên 7% so với tổng tài sản. Trong cơ cấu dư nợ cho vay, thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn mặc dù tỷ lệ này giảm trong giai đoạn này so vơi giai đoạn trước. Cụ thể là trong giai đoạn này tỷ lệ cho vay ngắn hạn đạt khoảng trên 60%, và cho vay dài hạn khoảng dưới 23%. Trong khi đó, trong giai đoạn này, cơ cấu tiền gửi khách hàng thì tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đạt khoảng gần 88%. Vì thế nên cung thanh khoản vẫn đảm bảo cho nhu cầu thanh khoản. Do vậy nên rủi ro thanh khoản vẫn không đáng kể trong giai đoạn này. Việc gia tăng dư nợ cho vay trong giai đoạn này có thể được giải thích bởi sự dần phục hồi của nền kinh tế thế giới và trong nước, thêm vào đó, sự kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính Phủ thông qua việc giảm thuế suất thuế TNDN từ 32% xuống còn 25% từ tháng 9/2009 đã kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước. Vì thế nên dư nợ chơ vay của ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. 5.3. Cơ cấu dƣ nợ cho vay và tiền gửi của khách hàng: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 18 Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. 5.4. Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng / Tổng Tài Sản: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng là những nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng. Do vậy tỷ trọng của chúng trong tài sản càng lớn thì càng đảm bảo cho rủi ro thanh 0 10 20 30 40 50 60 2008 2009 2010 2011 2012 Dài Hạn Trung Hạn Ngắn hạn 0 10 20 30 40 50 60 70 2008 2009 2010 2011 2012 Khác TG có KG TG Không KH 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay TG có KH TG Không KH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 19 khoản ít xảy ra hơn. Dựa trên biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng trên tổng tài sản trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 thay đổi không theo xu hướng, nhìn chung thì tỷ lệ này tương đối cao, cụ thể là 19.67% năm 2008, 20.44% năm 2009, 30.71% năm 2011, 34.5% năm 2012 và cao nhất là gần 40% năm 2010. Từ đó ta thấy nguồn cung thanh khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, tuy nhiên từ biểu đồ trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn đạt tỷ lệ lớn và hầu như là trên 80%, ngoại trừ năm 2009 và năm 2012, với tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt khoảng gần 40% và trên 50%, từ đó cho thấy rằng mặc dù nguồn cung thanh khoản lớn nhưng tỷ trọng tiền gởi có kỳ hạn cao nên kết luận rủi ro thanh khoản là thấp hay cao thì chưa thể kết luận được. Thêm vào đó, trong năm 2009 và 2012 thì EXIMBANK có một khoảng cho vay liên ngân hàng chiếm tỷ lệ cũng khá lớn, cụ thể là trong năm 2009 cho vay liên ngân hàng đạt trên 50%, và trong năm 2012 thì tỷ lệ này thấp hơn và đạt khoảng trên 39%. Do không biết chính xác là tỷ trọng của dư nợ cho vay này là ngắn, trung và dài hạn thế nào nên mặc dù nguồn cung thanh khoản tăng nhưng vẫn chưa đủ căn cứ để đi đến kết luận là rủi ro thanh khoản thấp hay cao. 5.5. Tiền và chứng khoán Chính Phủ / Tổng Tài Sản: Nguồn: Nhóm phân tích tổng hợp. Tiền và chứng khoán Chính Phủ là những tài sản có tính thanh khoản rất cao, do vậy tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng thấp. Dựa trên biểu đồ ta thấy, tỷ trọng tiền và chứng khoán Chính Phủ trong Tổng tài sản của năm 2008 là cao nhất với giá trị trên 45%, trong khi đó giai đoạn từ năm 2010 – 2012 thì tỷ lệ này xấp xỉ nhau và đạt khoảng gần 26%. Trong đó, chỉ có năm 2008 thì EXIMBANK mới đầu tư chứng khoán Chính Phủ sẵn sàng để bán và nó chiếm gần 8% trong tổng số tiền và chứng khoán Chính Phủ của năm đó. Và phần lớn chủ yếu là chứng khoán Chính Phủ giữ đến ngày đáo hạn, chiếm khoảng trên 50% năm 2008 và trên 70% cho tất cả các năm còn 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền Giữ đến ngày đáo hạn Sẵn sàng để bán PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 20 lại, và tiền mặt giữ một tỷ lệ tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2008 – 2012 với giá trị trên 25%. Nguyên nhân cho tỷ lệ cao trong tiền mặt và chứng khoán Chính Phủ ở năm 2008 có thể được nêu ra ở góc độ vĩ mô đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu kết hợp với chính sách thuế, mà cụ thể là thuế TNDN với mức thuế suất khá cao 32%. Do hai yếu tố trên nên nhu cầu vốn của Doanh Nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh rất thấp nên dư nợ cho vay ròng mang giá trị âm trong năm này, tức là huy động lớn hơn cho vay nên tiền mặt tồn quỹ trong năm này là khá lớn. 5.6. Hệ số an toàn vốn: Nhờ quy mô vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của EXIMBANK luôn cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN (9%) và mức tiêu chuẩn của Basel II (12%). Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn CAR có xu hướng giảm từ năm 2008 nhưng so với các ngân hàng trong cùng ngành vẫn ở mức cao. Đặc biệt năm 2008, tỷ lệ an toàn vốn của EXIMBANK đạt mức kỷ lục 45.86% nhờ vào việc phát hành cho cổ đông chiến lược với giá cao, qua đó thặng dư vốn cổ phần tăng đáng kể. Điều này phản ánh khả năng của EXIMBANK trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác là rất cao so với ngân hàng khác. VI. KẾT LUẬN: Qua một số phân tích trên, nhận thấy EXIMBANK có tỷ lệ thu nhập từ tín dụng cao và tăng trưởng qua các năm, chiếm trên 80% tổng thu nhập hoạt động, trong khi đó tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ở mức thấp so với các ngân hàng khác cho thấy khả năng sinh lời từ các hoạt động khác ngoài lãi của EXIMBANK thấp và không hiệu quả, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi hoạt động cho vay gặp khó khăn, thiếu sự đa dạng nguồn thu. Qua việc hoạt động mạnh trên thị trường liên ngân hàng EXIMBANK đang nỗ lực nâng cao hệ số đòn bẩy của ngân hàng. Tuy nhiên, những rủi ro trên thị trường 2 ngày càng gia tăng khi các ngân hàng nhỏ gặp rủi ro về thanh khoản và hệ thống ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu như trong giai đoạn hiện nay. Vì vây, ngân hàng cần phải có những chính sách quản lý hiệu quả để bảo toàn nguồn vốn. Trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ khi có sự tham gia góp vốn của tập đoàn quốc tế, cụ thể là đối tác chiến lược SMBC ( Sumitomo Mitsui Banking Corporation) vào năm 2007 thì với sự tư vấn, hỗ trợ SMBC trong công tác quản lý rủi ro, cùng với việc triển khai tối đa các giải pháp để xử lý nợ khó đòi, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm, trong tầm kiếm soát và ở mức thấp so với các ngân hàng đang niêm yết. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 21 Không chỉ có thế mạnh về thanh toán xuất nhập khẩu, kiều hối và kinh doanh vàng, EXIMBANK còn có truyền thống cho vay cá nhân. Đặc biệt ở thị trường Việt Nam, cho vay cá nhân vẫn đang là một sân chơi lớn cho các ngân hàng cùng tham gia. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 22 PHỤ LỤC I. RỦI RO THỊ TRƢỜNG: 1. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh là do có những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng đến giá trị các công cụ tài chính. Ngân hàng sẽ có nguy cơ chịu rủi ro lãi suất do sự không tương xứng hay chênh lệch giữa ngày đáo hạn hoặc ngày xác định lại lãi suất của tài sản và nợ phải trả và các công cụ ngoại bảng trong một giai đoạn nhất định. Ngân hàng quản lý rủi ro này thông qua việc cân đối ngày xác định lại lãi suất của các tài sản và nợ phải trả. 2. Rủi ro về tiền tệ: Rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỷ giá. 3. Rủi ro về thanh khoản: Ngân hàng và công ty con gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các công nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi Ngân hàng và công ty con có thể không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những khoản công nợ nầy đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản Ngân hàng và công ty con huy động từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của Ngân hàng và công ty con, đồng thời Ngân hàng và công ty con có chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dòng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng và công ty con cũng đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp cần huy động thêm nguồn vốn. Rủi ro thanh khoản còn được hạn chế thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gởi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an toàn có tín đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản. II. RỦI RO NGHIỆP VỤ Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm, gắn chặt với tiền, và luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Trong các vấn đề rủi ro, dường như rủi ro đạo đức đang là nguy cơ ngày càng lớn đối với ngân hàng Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, theo nhà kinh tế học Paul Krugman, rủi ro đạo đức được hiểu là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại” (Paul, 2009). PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 23 Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro đạo đức nảy sinh từ chính hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM). Hậu quả của rủi ro đạo đức do hai chủ thể này gây nên lại do người gửi tiền vào ngân hàng và chính ngân hàng đó gánh chịu. Khi nhắc tới rủi ro đạo đức trong nghành ngân hàng, tín dụng là bộ phận hay được nhắc tới nhất. Đây là những cán bộ trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định hồ sơ, ra phán quyết tín dụng. Điều này có thể chứng minh khi những thông tin khởi tố các cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng các ngân hàng liên tục trên các mặt báo vì những hành vi sai phạm của mình. Các hành vi phổ biến như thiếu trách nhiệm trong thẩm định, cấu kết với khách hàng, ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được, liên kết với nhau để vay mượn lòng vòng, thậm chí là vay ké của khách hàng… Tuy nhiên, các rủi ro đạo đức không chỉ xảy ra với cán bộ tín dụng mà có thể ở các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân hàng, thậm chí là giao dịch viên, thủ quỹ. Các hình thức quen thuộc vẫn là lập khống, tất toán khống sổ tích kiệm của khách, cạo sửa sổ tiết kiệm, cầm cố khống các giấy tờ giả. Chính vì thế, một chuyên gia ngân hàng nhấn mạnh: “Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh gắn chặt với tiền, rất nhiều tiền nên bị các vấn đề đạo đức bủa vây là hiển nhiên. Mấu chốt của vấn đề là kiểm soát, kiềm chế thế nào các vấn đề này thôi. Tuy nhiên, đây là chuyện không dễ nhất là khi các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về kiểm soát, chủ quan và dễ dãi trong quản lý”. Mấu chốt là vấn đề con người. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành Ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu. Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay. Rủi ro đạo đức là điều không thể tránh khỏi. Nhưng, vấn đề là phải làm sao để quản trị tốt, giảm thiểu những rủi ro này. Đây cũng là một câu hỏi lớn dành cho các ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc sắp tới, cũng nhưng quá trình vận hành ngân hàng sau tái cấu trúc sau này. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 24 III. RỦI RO HỐI ĐOÁI Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động tiêu biểu của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi. Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. IV. RỦI RO PHÁP LÝ Hội nhập đồng nghĩa với việc Nhà nước ta phải xóa bỏ chính sách bảo hộ các ngân hàng trong nước và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình thực hiện cam kết gia nhập WTO. Từ ngày 01/4/2007, nước ta sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Việt Nam… Lúc đó, các ngân hàng nước ngoài có quyền bình đẳng với các ngân hàng Việt Nam trong quá trình huy động vốn và các hoạt động ngân hàng khác. Do đó, các ngân hàng nước ta sẽ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế. Về nguyên tắc, khi hợp tác hoặc mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài nói chung và ngân hàng nước ngoài nói riêng, ngân hàng Việt Nam phải ký với ngân hàng nước ngoài văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ. Hợp đồng sẽ là luật của các bên và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên. Cho nên, bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng, bên kia sẽ thực hiện một số quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, như: quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu bên vi phạm gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, quyền phạt vi phạm hợp đồng… Vì vậy, việc các ngân hàng Việt Nam đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với thương nhân nước ngoài phải bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Thực tiễn, khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ quốc tế, các thương nhân nước ngoài thường đưa ra các dự thảo hợp đồng để các ngân hàng Việt Nam xem xét, góp ý kiến trước khi các bên đàm phán với nhau. Có lẽ do nhiều năm (hàng chục hoặc hàng trăm năm) được hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường và theo cam kết gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam phải chuyển sang nền kinh tế thị trường trong thời hạn 12 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2013 25 năm kể từ ngày gia nhập WTO), nên các ngân hàng nước ngoài luôn có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp bên cạnh (luật sư độc lập hoặc văn phòng luật sư) để tư vấn pháp luật cho ngân hàng đó. Cho nên, các dự thảo hợp đồng do ngân hàng nước ngoài đưa ra thường có hướng bảo vệ quyền, lợi ích của ngân hàng nước ngoài, chứ không thực sự bảo đảm quyền bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng. Do vậy, nếu không có chuyên môn và kinh nghiệm, thì các ngân hàng Việt Nam khó có thể phát hiện được những điều khoản trong dự thảo hợp đồng bất lợi cho mình và bị vô hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo pháp luật được lựa chọn làm luật điều chỉnh hợp đồng. Trong quá trình thương lượng và đàm phán dự thảo hợp đồng, các ngân hàng Việt Nam có quyền đưa ra đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ những điểm bất lợi cho mình và nêu rõ lý do. Để bên nước ngoài chấp nhận ý kiến đề xuất của doanh nghiệp Việt Nam, thì ý kiến đó phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và/hoặc thông lệ, tập quán quốc tế. Đối với những vấn đề không được pháp luật quy định, ngân hàng Việt Nam có thể thỏa thuận với bên nước ngoài. Trong trường hợp này, kỹ năng thuyết phục và đàm phán của đại diện bên Việt Nam sẽ giữ vai trò quan trọng quyết định đến kết quả đàm phán. Gần đây, một số hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa ngân hàng Việt Nam với thương nhân nước ngoài có những điều khoản bất lợi cho ngân hàng Việt Nam, nhưng ngân hàng Việt Nam không phát hiện thấy và chấp nhận những điều khoản đó trong hợp đồng. Do đó, rủi ro pháp lý từ những điều khoản nói trên luôn tiềm ẩn đối với ngân hàng Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch với với thương nhân nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_6_9777.pdf
Luận văn liên quan