Phân tích các đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại

Trên thế giới, hoạt động thương mại qua trung gian đã xuất hiện từ luau, do nhu cầu của việc mở rộng quy mô và cường độ buôn bán hàng hóa của thương nhân. Ngay từ thế kỷ 19, luật pháp của nhiều nước trên thế giới (như Pháp, Đức, Ý, Nhật) đã quan tâm điều chỉnh các hoạt động thương mại qua trung gian. Ở nước ta, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động trung gian thương mại, đồng thời, các hoạt động này được tập hợp thành một chế định: Các hoạt động trung gian thương mại (tại chương V, từ Điều 141 đến Điều 177).

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Trên thế giới, hoạt động thương mại qua trung gian đã xuất hiện từ luau, do nhu cầu của việc mở rộng quy mô và cường độ buôn bán hàng hóa của thương nhân. Ngay từ thế kỷ 19, luật pháp của nhiều nước trên thế giới (như Pháp, Đức, Ý, Nhật) đã quan tâm điều chỉnh các hoạt động thương mại qua trung gian. Ở nước ta, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động trung gian thương mại, đồng thời, các hoạt động này được tập hợp thành một chế định: Các hoạt động trung gian thương mại (tại chương V, từ Điều 141 đến Điều 177). Trong hoạt động thương mại, bên trung gian thực hiện các dịch vụ nhằm tạo điều kiện để bên có nhu cầu bán hàng, cung ứng dịch vụ… thiết lập quan hệ với bên có nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ… hoặc thông qua bên này mà hàng hoá, dịch vụ sẽ đến được với bên thứ ba. Trong nền kinh tế thị trường, theo pháp luật Việt Nam, tồn tại bốn hình thức hoạt động trung gian thương mại chủ yếu đó là: Đại diện cho thương nhân, Môi giới thương mại, Ủy thác mua bán hàng hóa, Đại lý thương mại. Các hoạt động trung gian thương mại có những đặc điểm chung sau : Thứ nhất, dịch vụ trung gian thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Trong hoạt động dịch vụ trung gian thương mại, bên trung gian có thể là bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác và bên đại lý. Bên trung gian có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền). Tuy nhiên, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó. Trong các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại, bên thuê dịch vụ ủy quyền cho bên thực hiện dịch vụ thay mặt mình mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, theo đó bên trung gian có thể đàm phán, gian dịch với bên thứ ba. Bên được thuê làm dịch vụ là người trung gian nhận sự ủy quyền của bên thuê dịch vụ và thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba. Khi đó, thương nhân trung gian có thể sử dụng danh nghĩa của mình hoặc danh nghĩa của bên thuể dịch vụ, tùy thuộc loại hình dịch vụ mà học cung ứng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch đối với bên thứ ba sẽ thuộc về ai. Trên thực tế chúng ta thấy có rất nhiều công ty, văn phòng môi giới nhà đất. Các công ty, văn phòng môi giới này chính là một hình thức trung gian thương mại. Họ chuyên tư vấn, môi giới trong lĩnh vực nhà đất cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ và nhận thù lao từ hoạt động đó. Thứ hai, bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Để thực hiện các dịch vụ trung gian thương mại thì bên trung gian phải là thương nhân theo quy định tại Điều 6 Luật thương mại. Ngoài ra đối với một số dịch vụ thương mại, bên trung gian còn phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do. Họ không phải là người làm công ăn lương, điều này thể hiện ở chỗ họ có trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Ví dụ : các đại lý, tổng đại lý phân phối một sản phẩm nào đó. Họ là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập. Thứ ba, dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo quy định của luật thương mại, các hoạt động dịch vụ như : đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại...( Điều 142, 159 và 168… Luật Thương mại 2005). Các hợp đồng này đều có tính chất song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức của các hợp đồng này bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm: điện báo, TELEX, Fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ theo quy định tại điều 142 Luật thương mại 2005, quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian thương mại một cách hợp lý. Các dịch vụ trung gian thương mại thực sự đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế cũng như các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, khi sử dụng các dịch vụ TGTM, các thương nhân phải nắm chắc các đặc điểm pháp lý của từng loại hoạt động TGTM để quyết định lựa chọn sử dụng cho phù hợp với nhu cầu của mình. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế, thương nhân Việt Nam cũng nên biết sự tương đồng và khác biệt trong các hình thức hoạt động TGTM chủ yếu trên thế giới so với Việt Nam để tránh những hiểu lầm đáng tiếc dẫn đến thua thiệt lớn trong hoạt động kinh doanh. Tài liệu tham khảo Giáo trình Luật thương mại. Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân 2006. Luật Thương mại 2005. Ts. Nguyễn Thị Vân Anh – Trường Đại học Luât Hà Nội – Các hình thức pháp lý chủ yếu của trung gian thương mại. Tạp chí luật học. Trường Đại học Luật Hà nội, Số 01/2006, tr. 4 – 12. vi.wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các đặc điểm chung của các hoạt động trung gian thương mại.doc
Luận văn liên quan