Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. Để xác đinh một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không thì ta cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Cũng giống như bất kì loại vi phạm pháp luật nào thì vi phạm hành chính cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố. Một trong bốn yếu tố đó chính là mặt khách quan của vi phạm hành chính, mặt khách quan đó có những nét đặc trưng nhưng cũng hết sức phức tạp.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. Để xác đinh một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không thì ta cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này được mô tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Cũng giống như bất kì loại vi phạm pháp luật nào thì vi phạm hành chính cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố. Một trong bốn yếu tố đó chính là mặt khách quan của vi phạm hành chính, mặt khách quan đó có những nét đặc trưng nhưng cũng hết sức phức tạp. Hành vi vi phạm hành chính. Bất kì một hiện tượng nào cũng có hình thức biểu hiện của nó. Vi phạm hành chính có hình thức biểu hiện là hành vi. Đây là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng. Những suy nghĩ, quan điểm tư tưởng xấu chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa phải là vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ rang trong các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính. Hành vi được biểu hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Ví dụ về hành vi vi phạm hành chính biểu hiện dưới dạng không hành động là người lái xe ô tô bốn chỗ có trang bị dây an toàn nhưng không cài dây an toàn cho người ngồi phía trước. Hành vi này bị cấm được quy định tại điểm n khoản 1 điều 8 nghị định số 34/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là hành vi không làm điều mà pháp luật buộc phải làm. Ví dụ về hành vi biểu hiện dưới dạng hành động là hành vi thả rông bò trong thành phố. Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật hành chính được quy định tại Điểm c khoản điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật của hành vi mà còn có thể kết hợp với yếu tố khác. Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm :Có khi cùng một hành vi nhưng nếu thực hiện ở địa điểm này là vi phạm hành chính nhưng nếu thực hiện ở địa điểm khác thì không vi phạm hành chính. Ví dụ hành vi đỗ xe, nếu đỗ ở bãi đỗ xe thì không phải là vi phạm hành chính, nhưng nếu đỗ ở long đường hay những nơi cấm đỗ xe thì đó là hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 nghị định số 34/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thời gian thực hiện hành vi vi phạm: ví dụ như hành vi mở nhạc trong đma cưới nếu mở vào ban ngày sẽ không bị coi là vi phạm hành chính. Hành vi này chỉ bị coi là vi phạm hành chính gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong giờ nghỉ đêm của nhân dân theo quy định của điều 8 Nghị định 73/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội khi thực hiện trong khoảng thời gian từ 22h đến 5h sang. Công cụ và phương tiện vi phạm : ví dụ hành vi khai thác nguồn lợi sinh vật chỉ bị coi là “vi phạm bảo vệ da dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” theo quy định tại điều 7 Nghị định 26-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường khi nó được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện hủy diệt hàng loạt. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nhìn chung hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp. hành vi của tổ chức cá nhân bị coi là vi phạm hành chính chỉ khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Ví dụ hành vi làm rơi gỗ đá hoặc các vật phẩm khác trên đường sắt được coi là hành vi xâm phạm công trình giao thông đường sắt theo quy định tại khoản 5 điều 32 Nghị định của Chính phủ số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 khi nó “gây tai nạn cho đoàn tàu nhưng chưa đến mức gây thiêt hại truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khách quan là một trong bốn yếu tố để cấu thành vi phạm hành chính. Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm hành chính. Vì vậy, việc tìm hiểu về yếu tố này sẽ giúp làm rõ hơn tính chất, biểu hiện của nó trong những vi phạm hành chính cụ thể. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam 2. Nghị định của Chính phủ số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 3. Nghị định 73/2010/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội 4. Nghị định số 34/2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 5. Nghị định 26-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính.doc