Thứ ba, theo đánh giá của học viên nhân tố giảng dạy tốt có mức độ hài lòng cao
nhất. Nhưng thực tế theo ý kiến của ban quản lý tại các trung tâm thì hiện nay yếu tố
này còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần
phải có sự cộng tác với Đại học Đà Nẵng mà cụ thể là trường Đại học Sư phạm trong
việc mở thêm lớp đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên biệt dạy nghề cho NKT.
Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính như thu
hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức để có kinh phí xây mới và cải thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như những hỗ trợ vật chất và tinh thần cho
người học nghề và người dạy nghề.
7 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG
THE ANALYSIS OF FATORS AFFECTING TO THE QUALITY OF VOCATIONAL
TRAINING FOR PEOPLE WITH DISABILITIES IN DA NANG CITY
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Lớp 34K04, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng
GVHD: ThS. Huỳnh Viết Thiên Ân
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nghề cho Người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu sử dụng trong nghiên
cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 100 học viên là người khuyết tật tại các trung tâm đào
tạo nghề cho người khuyết tật tại địa bàn. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS,
kiểm định thang do bằng hệ số Cronbach Alpha và mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Từ khóa: Người khuyết tật; chất lượng đào tạo nghề cho Người khuyết tật; sự hài lòng;
dạy nghề; trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật
ABSTRACT
This study aims to analyse factors that affect to the quality of vocational training for
people with disabilities in Danang city. The data were collected from 100 students who are
people with disabilities in vocational training centers for people with disabilities in area.
Collected data were processed in the statistical software SPSS; the consistency coefficient
measured with Cronbach’s Alpha for scaling test and Exploratory Factor Analysis (EFA) were
used.
Key words: Handicapped; the quality of vocational training for handicapped;
satisfaction; vocational job; vocational centers for handicapped.
1. Đặt vấn đề
Dạy nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực xã hội và đảm bảo yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động. Với
Người khuyết tật (NKT), dạy nghề là tiền đề tạo cơ hội và xúc tiến việc làm, góp phần
hỗ trợ NKT từng bước hòa nhập cộng đồng. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH TP Đà
Nẵng năm 2010, trên địa bàn có 182.915 NKT chiếm 20,62% dân số với 72,5% NKT
có khả năng lao động. Nhưng chỉ có 15% NKT có việc làm ổn định và chủ yếu là việc
đơn giản với thu nhập thấp. Mặt khác, số lượng NKT tham gia học nghề rất thấp. Vậy
nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó và giải pháp cho vấn đề này là gì? Theo em,
một trong những nguyên nhân chính là Chất lượng Đào tạo nghề (CLĐTN) cho NKT.
Xuất phát từ thực trạng trên, em đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho Người khuyết tật trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng” hướng tới mục tiêu phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng
đến CLĐTN và đánh giá tác động của từng yếu tố tới CLĐTN; cuối cùng, đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao CLĐTN đáp ứng hiệu quả nhu cầu của học viên NKT.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
2. Giải quyết vấn đề
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích CLĐTN, kiểm định thang đo mức độ
hài lòng về CLĐTN của NKT bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA.
Mô hình CLĐTN gồm có 6 nhóm yếu tố: (1)Giảng dạy tốt: đo lường bởi năm biến
ĐT1- ĐT5. (2)Phát triển kỹ năng: đo lường bởi bốn biến ĐT6 - ĐT9. (3)Động lực đào
tạo nghề: đo lường bởi ba biến ĐT10- ĐT12. (4)Khối lượng đào tạo: đo lường bởi ba
biến ĐT13- ĐT15. (5)Công tác tổ chức khóa học: đo lường bởi bốn biến ĐT16- ĐT19.
(6)Nguồn lực đào tạo nghề: đo lường bởi bốn biến ĐT20- ĐT23. Sự hài lòng của NKT
về CLĐTN được đo lường bằng ba biến ĐT24 - ĐT26. Nghiên cứu đã sử dụng thang
đo Liker cho điểm từ 1 đến 5 với 1 hoàn toàn không đồng ý và 5 hoàn toàn đồng ý. Và
tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 học viên NKT tại các trung tâm đào tạo nghề cho
NKT trên địa bàn như Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Người mù và Hội NKT TP.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Mô hình nghiên cứu có 6 nhóm nhân tố với 23 biến quan sát tác động đến từng
nhân tố CLĐTN cho NKT, và ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NKT. Xét hệ số
KMO= 0,817 > 0,5 và p= 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không có tương quan
với nhau” bị bác bỏ. Vậy phân tích nhân tố EFA là phương pháp phù hợp. Đồng thời,
để xác định được số lượng nhân tố trong quá trình phân tích, sử dụng ma trận hệ số
tương quan Total Variance Explained. Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1 nên có
5 nhân tố được rút ra và 5 nhân tố này sẽ giải thích 65,514% sự biến thiên các biến.
Bảng 1: Bảng Rotated Component Matrix(a)
Component
1 2 3 4 5
GV dong vien toi thuc hien tot khoa hoc 0.561
GV no luc hieu kho khan ma toi gap phai 0.773
GV giai thich moi thu ro rang, de hieu 0.891
GV lam viec tan tuy nghiem tuc de bai
giang hung thu
0.758
GV la nhung nguoi co chuyen mon gioi 0.587
Phat trien ky nang lam viec nhom 0.629
Nang cao tay nghe dao tao cua toi 0.794
Phat trien ky nang lap ke hoach cac cviec
ban than
0.753
Tu tin truoc kho khan va van de moi 0.827
Tiep tuc hoc bac hoc cao hon 0.668
Giup toi danh gia the manh va yeu 0.681
Nhung gi toi hoc co gia tri trong tuong lai 0.532
Khong co qua nhieu ap luc trong qua
trinh dao tao
0.881
Khoi luong cong viec dao tao la hop ly 0.758
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
Luong kien thuc hoc tap khong nang ne 0.8
Mon hoc trong chuong trinh duoc to chuc
co he thong
0.649
So luong cac mon hoc trong chuong trinh
rat phu hop
0.716
Cac tiet h thuc hanh va ly thuyet co su
sap xep hop ly
0.823
Khoa hoc co su linh hoat mem deo dap
ung nhu cau
0.72
Tai lieu hoc tap phu hop voi su khuyet tat
cua toi
0.796
Nguon tai lieu dap ung nhu cau cua toi 0.78
TTB va CSVC dap ung nhu cau cua toi 0.651
Tai lieu hoc tap ro rang va sung tich 0.885
Eigenvalues 7.261 2.534 2.193 1.625 1.456
Eigenvalues explained % 31.569 11.017 9.533 7.065 6.33
Cumulative explained % 31.569 42.586 42.118 59.184 65.514
Dựa theo mô hình ma trận trong EFA của CLĐTN cho NKT ta có hệ số tải nhân
tố tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 nên các biến tiếp tục được sử dụng. Dựa vào Bảng
3.1, thang đo CLĐTN cho NKT trên địa bàn được đo lường bởi 5 thành phần nhân tố:
Nhân tố Biến
F1: Phát triển kỹ năng- động lực đào tạo ĐT1, ĐT6, ĐT7, ĐT8, ĐT9, ĐT10, ĐT11, ĐT12
F2: Nguồn lực đào tạo ĐT20, ĐT21, ĐT22, ĐT23
F3: Công tác tổ chức khóa học ĐT16, ĐT17, ĐT18, ĐT119
F4: Giáo viên đào tạo ĐT2, ĐT3, ĐT4, ĐT5, ĐT6
F5: Khối lượng đào tạo ĐT13, ĐT14. ĐT15
3.2 Kiểm định nhân tố bằng hệ số Cronbach’s alpha
Hệ số Cronbach Alpha được sử đụng để loại các biến không phù hợp, các biến
có hệ số item-total correlation <0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin
cậy Alpha >0,6. Kết quả phân tích hệ số Alpha cho từng nhân tố như sau:
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F1 “Phát triển kỹ năng- Động lực đào
tạo” là 0,8712 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số
tương quan biến- tổng cao và lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy.
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F2 “Nguồn lực đào tạo nghề” là 0,8874
nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến đều có hệ số tương quan biến- tổng
cao và > 0,3 nên các biến đạt yêu cầu.
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F3 “Công tác tổ chức khóa học” là
0,8003 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng cao và
>0,3 nên các biến đạt yêu cầu và độ tin cậy.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
- Cronbach Alpha F4 “Giáo viên đào tạo nghề”: Hệ số item-total correlation của
các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3 nên đều đạt yêu cầu. Đồng
thời, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0,762 nên thang đo đạt tiêu chuẩn với hệ số
tin cậy cao.
- Hệ số Cronbach Alpha của thành phần F5 “Khối lượng đào tạo nghề” là 0,8229
nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến- tổng đều cao
và lớn hơn 0,3 nên các biến đều đạt yêu cầu.
- Hệ số Cronbach Alpha sự hài lòng của học viên NKT là 0,9147 nên thang đo
đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến- tổng cao và lớn hơn 0,3
nên các biến đạt yêu cầu.
Tóm tắt: Thông qua kết quả tính hệ số Cronbach Alpha ta thấy 5 thành phần của
thang đo CLĐTN cho NKT đều có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Vì
vậy, 5 thành phần có đủ điều kiện để tiếp tục được sử dụng trong các phân tích tiếp.
3.3 Mối quan hệ giữa các biến quan sát với từng nhân tố CLĐTN cho NKT
Sau khi tiến hành xác định từng biến quan sát trong từng nhân tố và kiểm định độ
tin cậy của thang đo. Ta tiến hành phân tích xem, từng biến quan sát đó sẽ ảnh hưởng
như thế nào, tác động mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều đối với từng nhân tố
CLĐTN.
Bảng 2: Component Score Coefficient Matrix
Component
1 2 3 4 5
ĐT1: GV dong vien toi thuc hien tot khoa hoc 0.12
ĐT2: GV no luc hieu kho khan ma toi gap phai 0.313
ĐT3: GV giai thich moi thu ro rang, de hieu 0.356
ĐT4: GV lam viec tan tuy nghiem tuc de bai giang hay 0.301
ĐT5: GV la nhung nguoi co chuyen mon gioi 0.231
ĐT6: Phat trien ky nang lam viec nhom 0.187
ĐT7: Nang cao tay nghe dao tao cua toi 0.241
ĐT8: Phat trien ky nang lap ke hoach cac cviec ban than 0.226
ĐT9: Tu tin truoc kho khan va van de moi 0.261
ĐT10: Tiep tuc hoc bac hoc cao hon 0.166
ĐT11: Giup toi danh gia the manh va yeu 0.170
ĐT12: Nhung gi toi hoc co gia tri trong tuong lai 0.128
ĐT13: Khong co qua nhieu ap luc trong qua trinh ĐTN 0.43
ĐT14: Khoi luong cong viec dao tao la hop ly 0.339
ĐT15: Luong kien thuc hoc tap khong nang ne 0.376
ĐT16: Cac mon hoc trong chuong trinh to chuc he thong 0.287
ĐT17: So luong mon hoc trong chuong trinh phu hop 0.354
ĐT18: cac tiet thuc hanh ly thuyet co su sap xep hop ly 0.397
ĐT19: khoa hoc linh hoat mem deo dap ung nhu cau 0.319
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
ĐT20: Tai lieu hoc tap phu hop voi su khuyet tat cua toi 0.321
ĐT21: Nguon tai lieu dap ung nhu cau cua toi 0.294
ĐT22: TTB va CSVC dap ung nhu cau cua toi 0.218
ĐT23: tai lieu hoc tap ro rang va sung tich 0.369
Dựa vào kết quả Bảng 3.2, phương trình của 5 nhân tố CLĐTN cho NKT như sau:
F1 = 0,120 ĐT1 + 0,187 ĐT6 + 0,241 ĐT7 + 0,226 ĐT8 + 0,261 ĐT9 + 0,166
ĐT10 + 0,170 ĐT11 + 0,128 ĐT12
F2 = 0,321 ĐT20 + 0,294 ĐT21 + 0,218 ĐT22 + 0,369 ĐT23
F3 = 0,287 ĐT16 + 0,354 ĐT17 + 0,397 ĐT18 + 0,319 ĐT19
F4 = 0,313 ĐT2 + 0,356 ĐT3 + 0,301 ĐT4 + 0,231 ĐT5
F5 = 0,430 ĐT13 + 0,339 ĐT14 + 0,376 ĐT15
Tóm lại, qua phần phân tích ảnh hưởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố
của CLĐTN cho NKT, nhận thấy hệ số các biến biến dương, chứng tỏ các biến tác
động thuận đối với từng nhân tố. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến bất
kỳ một biến quan sát nào đều làm tăng giá trị của từng nhân tố CLĐTN cho NKT.
3.4 Kết quả phân tích mô hình hồi quy về sự hài lòng của học viên NKT đối với chất
lượng đào tạo nghề trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài
lòng của NKT tới CLĐTN, em đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội giữa 5
nhân tố ảnh hưởng thu được từ phần phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên bao gồm:
(1)Phát triển kỹ năng- Động lực đào tạo; (2)Nguồn lực đào tạo nghề; (3)Công tác tổ
chức khóa học; (4)Giáo viên đào tạo nghề; (5)Khối lượng khóa học, với biến phụ
thuộc là sự hài lòng của học viên NKT đối với CLĐTN cho NKT.
Mô hình hồi quy được viết: Y = βo + β1F1+ β2F2+ β3F3+ β4F4+ β5F5
Kết quả hồi quy có giá trị R2 = 0,511, giá trị này cho biết các biến độc lập trong
mô hình có thể giải thích được 51,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, hay 50,1% sự
hài lòng của học viên tới CLĐTN được ảnh hưởng bởi 5 nhân tố trên. Đồng thời, Sig.
= 0,00 cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu. Đồng thời, đại lượng thống kê
Durbin- Watson = 2,111 chứng tỏ không có sự tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là
mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số. Mặt khác, hệ số
phóng đại phương sai (VIF) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình
hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập có tương quan chặt
chẽ với nhau.
Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients T
Sig.
Collinearity
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) -.308 .623 -.494 .622
F1 .480 .111 .380 4.328 .000 .654 1.529
F2 .319 .096 .306 3.307 .001 .586 1.705
F3 .216 .090 .206 2.399 .018 .685 1.460
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
F4 .042 .128 .024 .332 .740 .980 1.020
F5 -.015 .076 -.016 -.197 .844 .772 1.295
R= 0,726 R Square = 0,527 Adjusted R Square=0,511 D- W = 2,111 Sig. = 0
Kết quả hồi cho thấy sự hài lòng của học viên xuất phát từ các nhân tố: F1 “Phát
triển kỹ năng- Động lực đào tạo” (β = 0,480, p = 0,000), khi học viên đánh giá tốt về
các trung tâm đào tạo nghề, họ tin rằng họ đang và sẽ được phát triển những kỹ năng
tốt và có được một công việc ổn định sau này, tạo ra động lực tốt để họ nổ lực học
nghề; Nhân tố F2 “Nguồn lực đào tạo” (β = 0,319; p = 0,001) cũng tác động đến mức
độ hài lòng của học viên; Nhân tố F3 “Công tác tổ chức khóa học” (β = 0,216; p =
0,018), sự sắp xếp thời gian học phù hợp cùng với việc phân bổ chương trình học hợp
lý đã tác động đến mức độ hài lòng của học viên. Còn lại 2 nhân tố F4 (GV đào tạo
nghề) và F5 (Khối lượng đào tạo nghề) không là nhân tố được cảm nhận do p > 0,05.
Hàm hồi quy bội được xác định: Y = - 0,308 + 0,48F1 + 0,319F2 + 0,216F3
4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho NKT tại Đà Nẵng
Với kết quả phân tích trên, nhằm nâng cao CLĐTN cho NKT trên địa bàn và tăng
mức hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo cần:
Thứ nhất, các trung tâm chú trọng cải thiện nhân tố Phát triển kỹ năng- Động lực
đào tạo, Nguồn lực đào tạo nghề và Công tác tổ chức khóa học vì đây là các nhân tố tác
động đến sự hài lòng của học viên. Và đề cải thiện từng nhân tố cần tác động mạnh tới
biến Khóa học giúp NKT tự tin trước khó khăn và vấn đề mới, biến Tài liệu học tập rõ
ràng, biến Các tiết lý thuyết và thực hành có sự sắp xếp hợp lý.
Thứ hai, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và xã
hội về dạy nghề cho NKT. Cần ưu tiên phát triển nghề, cơ sở dạy nghề cho họ, và xem
doanh nghiệp là khâu đột phá mang tính chiến lược lâu dài. Để làm được điều đó,
chính quyền cần xây dựng hệ thống chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp
hợp tác và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trở thành chủ thế quan trọng trong đào tạo
nghề cho NKT.
Thứ ba, theo đánh giá của học viên nhân tố giảng dạy tốt có mức độ hài lòng cao
nhất. Nhưng thực tế theo ý kiến của ban quản lý tại các trung tâm thì hiện nay yếu tố
này còn rất thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, chính quyền địa phương cần
phải có sự cộng tác với Đại học Đà Nẵng mà cụ thể là trường Đại học Sư phạm trong
việc mở thêm lớp đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên biệt dạy nghề cho NKT.
Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính như thu
hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức để có kinh phí xây mới và cải thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như những hỗ trợ vật chất và tinh thần cho
người học nghề và người dạy nghề.
5. Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy để nâng cao CLĐTN cho NKT trên địa bàn cần phải
tác động vào những nhân tố và biến quan sát trọng tâm nào. Đồng thời, có thể nắm
được ảnh hưởng và tác động của từng nhân tố đó trong việc cải thiện CLĐTN cho
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
7
NKT, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu và mức độ hài lòng
của học viên, thu hút việc tham gia đào tạo nhiều hơn trong nhóm người yếu thế này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng (2011) “Phát triển Dạy nghề đáp ứng nhu cầu trong giai
đoạn mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 4), tr16-18.
[2] Nguyễn Lương Đình, Hồ Kỳ Minh, Bùi Thị Thuần (2010), “Thực trạng đào tạo nghề
và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao động thuộc nhóm đối tượng chính sách
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí phát triển kinh tế xã hội Thành phố Đà
Nẵng, (số 5), tr27-32.
[3] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
SPSS, Nxb Thống kê.
[4] Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Toản (2011), “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho Người
khuyết tật: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí lao động và xã hội”, (số 405), tr24-25.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tb12_02_845.pdf