- Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 97,887% trong tổng chi phí, với mức tăng 3.474,034 (triệu đồng) tương đương 6,522% so với năm 2011. Chi phí giá vốn hàng bán tăng lên là do 2 nguyên nhân khách quan, năm 2012 chi phí mua hàng hóa đầu vào phục vụ cho việc kinh doanh của công ty tăng do biến động giá cả chung của thị trường đồng thời, các chi phí thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, hoa hồng, bốc xếp, cũng tăng cao.
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 giảm 13,57% so với năm 2012. Trong năm, chi phí này giảm là do công ty đã chủ động hơn trong việc huy động vốn kinh doanh, chi phí tiền lãi giảm đáng kể. Mặt khác, chi phí tài chính chỉ chiếm tỉ trọng 0,289% trong tổng chi phí năm 2012 việc chi phí này tăng cao không thể đánh giá là hạn chế của công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý, năm 2012, khoản mục này tăng 31,277% tức 250,647 (triệu đồng). Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, do nhu cầu mở rộng thị trường nên công ty đã phải tăng thêm nhân sự nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không phát sinh chi phí khác.
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị giáo dục và nội thất tín nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36% trong tổng doanh thu.. Tình hình này diễn ra là do đặc thù công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu, các mặt hàng của công ty được nhập liên tục nên tiền không nằm lâu dài trong các tài khoản ngân hàng dẫn đến nguồn thu chính của doanh thu tài chính bị giảm sút vì khoản lãi tiền gửi giảm xuống. Bên cạnh đó, cũng do nguyên nhân công ty áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Tổng doanh thu năm 2012 tăng cao hơn năm 2011, mà tỷ trọng của doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm chưa tới 1% trong tổng doanh thu nên việc doanh thu tài chính của công ty bị sụt giảm cũng không có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình doanh thu chung.
* Năm 2013, tổng doanh thu giảm 10.087,566 triệu đồng tương đương với mức 17,25%. Trong đó:
Doanh thu bán hàng vốn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty bị giảm tới 9.748,195 (triệu đồng) tức 16,886% so với năm 2011. Nguyên nhân của tình hình này là chủ yếu là do năm 2013, công ty đã tìm được nguồn cung cấp sản phẩm mới trong nước thay vì các mặt hàng nhập khẩu, do đó đã kéo giá bán giảm theo. Giá bán giảm nhưng lại khiến khối lượng tiêu thụ của công ty tăng lên cao, cho nên đây được coi là thành tích của công ty, cho thấy công ty đã hoạt động rất có hiệu quả trong khâu tiêu thụ.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng đạt trên 99% trong tổng doanh thu nên việc doanh thu tài chính.
Thu nhập khác của công ty bị giảm 0,575% so với năm trước.
Doanh số thu là chỉ tiêu vô cùng quan trọng phản ánh kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mỗi thời điểm. Thông qua sự thay đổi, biến động của doanh số, sẽ cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không? Mà trong cơ cấu doanh thu, doanh bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, do vậy, muốn tăng doanh thu, công ty phải theo dõi thường xuyên, liên tục và chặt chẽ tình hình doanh thu bán hàng kết hợp với các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu như thị hiếu của khác hàng, giá bán, khối lượng tiêu thụ, chất lượng sản phẩm cũng như chính sách của Nhà nước… để từ đó có những phương hướng, mục tiêu và biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng lợi nhuận.
2.2.1.2 Biến động chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Đó là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sỡ hữu, ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến kết quả kinh doanh nói chung và lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng Vì vậy, đánh giá tình hình biến động chi phi là việc cần thiết.
Bảng: Tình hình biến động chi phí giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Chi phí
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011
Chênh lệch 2013-2012
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Giá vốn hàng bán
53.269,357
56.743,391
45.332,787
3.474,034
106,522
-11.410,604
79,891
2. Chi phí HĐTC
199,980
172,842
161,850
-27,138
86,430
-10,992
93,640
3. Bán hàng và quản lý
801,390
1.052,037
1.242,648
250,647
131,277
190,611
118,118
4. Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
0
Tổng
54.270,727
57.968,270
46.737,285
3.697,543
106,813
-11.230,985
80,626
Bảng: Kết cấu chi phí giai đoạn 2011 -2013
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Tỷ trọng (%)
Năm 2012
Tỷ trọng (%)
Năm 2013
Tỷ trọng (%)
1. Giá vốn hàng bán
53.269,357
98,155
56.743,391
97,887
45.332,787
96,995
2. Chi phí HĐTC
199,980
0,368
172,842
0,298
161,850
0,346
3. Bán hàng và quản lý
801,390
1,477
1.052,037
1,815
1.242,648
2,659
4. Chi phí khác
0
0
0
0
0
0
Tổng
54.270,727
100
57.968,270
100
46.737,285
100
* Năm 2012, chi phí của công ty tăng 6,813%, tăng thêm 3.679,543 (triệu đồng). Trong đó
Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 97,887% trong tổng chi phí, với mức tăng 3.474,034 (triệu đồng) tương đương 6,522% so với năm 2011. Chi phí giá vốn hàng bán tăng lên là do 2 nguyên nhân khách quan, năm 2012 chi phí mua hàng hóa đầu vào phục vụ cho việc kinh doanh của công ty tăng do biến động giá cả chung của thị trường đồng thời, các chi phí thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, hoa hồng, bốc xếp,… cũng tăng cao.
Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 giảm 13,57% so với năm 2012. Trong năm, chi phí này giảm là do công ty đã chủ động hơn trong việc huy động vốn kinh doanh, chi phí tiền lãi giảm đáng kể... Mặt khác, chi phí tài chính chỉ chiếm tỉ trọng 0,289% trong tổng chi phí năm 2012 việc chi phí này tăng cao không thể đánh giá là hạn chế của công ty.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý, năm 2012, khoản mục này tăng 31,277% tức 250,647 (triệu đồng). Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, do nhu cầu mở rộng thị trường nên công ty đã phải tăng thêm nhân sự nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không phát sinh chi phí khác.
* Năm 2013, nhìn chung tình hình chi phí của công ty biến động đối lập với so với năm 2012, cụ thể, tổng chi phí giảm 11.230,985 (triệu đồng), giảm 19,347% so với năm trước. Trong đó:
- Chi phí giá vốn hàng bán giảm đến 11.410,604 (triệu đồng) trương đương 20,11% so với năm trước. Do công ty tìm được nguồn cung cấp hàng hóa thay thế có giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
- Chi phí tài chính mà thực chất là chi phí lãi vay của công ty năm 2013 tiếp tục giảm 6,36%, do doanh nghiệp đã hạn chế được việc phải vay vốn.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh tiếp tục tăng 18,118% tuy nhiên do trong năm này, khối lượng giao dịch của công ty tăng mạnh, thị trường tiêu thụ mở rộng kéo theo nhu cầu về các khoản chi phí bán hàng như quảng cáo, tiếp thị…, chi phí tiền lương và các chi phí quản lý cũng tăng cao. Do đó, sự tăng lên của chi phí bán hàng và chi phí quản lý là hợp lý.
Tóm lại, trong năm 2013, công ty đã sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình, cần tiếp tục phát huy.
Công ty TNHH Thiết bị giáo dục và Nội thất Tính Nghĩa là đơn vị thương mại nên chi phí chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, vì vậy để tránh trùng lắp , ta sẽ xem xét sự biến động cụ thể của chi phí ở phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2.2.1.3 Biến động lợi nhuận
Lợi nhuận là một bộ phận quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và đối với công ty nói riêng. Có thể nói, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn hướng tới, phấn đấu để đạt được mục tiêu này. Vì lợi nhuận thể hiện được hiệu quả của hoạt động kinh doanh, là đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, chính vì vậy lợi nhuận luôn là vấn đề nhức nhối của các cấp lãnh đạo trong việc làm thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất.
Bảng : Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
%
Số tiền
%
1. LN HĐKD
-282,712
-27,739
1.374,918
254,973
190,2
1.402,657
5.056,624
LN gộp
389,027
986,497
2.648,906
597,470
253,581
1.662,409
268,516
LN HĐTC
129,650
37,800
-31,340
-91,850
29,155
-69,140
-182,910
2. LN khác
426,520
537,591
278,352
111,071
126,041
-259,239
51,778
LNTT
143,808
509,852
1.653,270
366,044
354,537
1.143,418
324,265
Biểu đồ: Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2012
(đơn vị: triệu đồng)
Nhìn chung, lợi nhuận của công ty qua các năm đều có sự biến động không đồng đều.
*Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mạnh, đạt con số 354,537% tương đương mức tăng 366,044 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó:
- Thu nhập khác tăng mạnh đóng góp nhiều nhất vào tổng lợi nhuận trước thuế số tiền 11,071 (triệu đồng) trong năm 2012. Thu nhập khác tăng là nhờ hoạt động cho thuê sân kho để hàng của công ty.
- Lợi nhuận gộp chiếm tỷ trọng lớn, tăng 253,581%, đóng góp vào lợi nhuận trước thuế thêm 597,470 (triệu đồng) so với năm 2011. Có sự thay đổi này là do tác động của doanh thu bán hàng và chi phí giá vốn hàng bán, trong năm, tuy giá vốn tăng nhưng giá bán cũng tăng nên làm cho doanh tu bán hàng tăng, đủ khả năng bù đắp cho chi phí giá vốn
- Lợi nhuận tài chính giảm 29,155%, khiến lợi nhuận sau thuế giảm 91,85 (triệu đồng) so với năm 2011.
* Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty thực sự khỏi sắc, lợi nhuận trước thuế tăng 1.143,418 (triệu đồng) tương ứng 324,265% so với năm 2012. Có kết quả này là do sự biến động tăng mạnh của lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp từ bán hàng năm 2013 tăng 1.662,409 (triệu đồng), ứng với mức tăng 268,516%. Sang năm mới, công ty đã có những biện pháp tích cực, sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí đầu vào các loại, tìm ra biện pháp tăng doanh thu đưa công ty thoát khỏi tình trạng lợi nhuận hoạt động kinh doanh bị âm năm 2012 và năm 2011.
Để hiểu hơn về tình hình biến động Doanh thu – Chi phí - Lợi nhuận của công ty ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận trước thuế tại công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa
Bảng: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2011 - 2013
Nhân tố
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
1. Khối lượng tiêu thụ Qi (Bộ)
Giá gỗ
2.515
2.315
3.580
Bàn ghế
4.245
4.090
4.831
Đồ chơi ngoài sân
722
583
608
Tủ bếp
11
182
150
2. Giá vốn hàng bán Gvi (triệu đồng\bộ)
Giá gỗ
6,093
6,767
3,510
Bàn ghế
5,415
5,745
3,902
Đồ chơi ngoài sân
16,380
20,398
15,773
Tủ bếp
26,580
31,244
30,038
3. Giá bán Pi (triệu đồng\bộ)
Giá gỗ
6,137
6,885
3,715
Bàn ghế
5,454
5,845
4,130
Đồ chơi ngoài sân
16,500
20,752
16,695
Tủ bếp
28,656
31,788
31,723
4. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
5. Doanh thu HĐTC
80,908
110,066
99,086
6. Chi phí HĐTC
720,481
941,970
1.143,562
7. Chi phí bán hàng
329,630
210,642
130,510
8. Chi phí quản lý DN
199,980
172,842
161,850
9. Thu nhập khác
426,520
537,591
278,352
10. Chi phi phí khác
0
0
0
Dựa vào số liệu trên ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Tín Nghĩa các năm 2012 và năm 2013.
2.3.1 Chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu phân tích:
LNTT
=
∑QiPi
-
KGT
-
∑GviPi
+
DTTC
-
CPTC
-
CPBH
-
CPQL
+
TNK
-
CPK
Ta có: LNTT2011 = 143,808
LNTT2012 = 509,852
LNTT2013 = 1.653,27
2.3.2 Phương pháp phân tích
2.3.2.1 Phương pháp xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích
Xác định đối tượng phân tích:
∆LNTT2012 = LNTT2012 – LNTT2011 = 509,852 - 143,808 = 336,044 > 0
→ Lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng so với năm 2011.
∆LNTT2013 = LNTT2013 – LNTT2012 = 1.653,27 - 509,852 = 509,852> 0
→ Lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng so với năm 2012.
Bảng: Tình hình biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2011- 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Nhân tố
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011
Chênh lệch năm 2013 so với 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Khối lượng tiêu thụ Qi (Bộ)
Giá gỗ
2.515
2.315
3.580
-200
92,048
1.265
154,644
Bàn ghế
4.245
4.090
4.831
-155
96,349
741
118,117
Đồ chơi ngoài sân
722,346
583
608
-139,346
80,709
25
104,288
Tủ bếp
11
182
150
171
1.654,545
-32
82,418
2. Giá vốn hàng bán Gvi (triệu đồng\bộ)
Giá gỗ
6,093
6,767
3,510
0,674
111,065
-3,257
51,873
Bàn ghế
5,415
5,745
3,902
0,331
106,107
-1,844
67,913
Đồ chơi ngoài sân
16,380
20,398
15,773
4,017
124,526
-4,625
77,326
Tủ bếp
26,580
31,244
30,038
4,664
117,548
-1,207
96,138
3. Giá bán Pi (triệu đồng\bộ)
Giá gỗ
6,137
6,885
3,715
0,747
112,176
-3,169
53,965
Bàn ghế
5,454
5,845
4,130
0,391
107,169
-1,715
70,654
Đồ chơi ngoài sân
16,500
20,752
16,695
4,252
125,772
-4,058
80,446
Tủ bếp
28,656
31,788
31,723
3,131
110,927
-0,065
99,796
4. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
0
-
-
-
5. Doanh thu HĐTC
329,630
210,642
130,510
-118,988
63,903
-80,132
61,958
6. Chi phí HĐTC
199,980
172,842
161,850
-27,138
86,430
-10,992
93,640
7. Chi phí bán hàng
80,908
110,066
99,086
29,158
136,038
-10,980
90,024
8. Chi phí quản lý DN
720,481
941,970
1.143,562
221,489
130,742
201,592
121,401
9. Thu nhập khác
426,520
537,591
278,352
111,071
1,260
126,041
0,518
10. Chi phi phí khác
0
0
0
0
-
-
-
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH: LNTT
143,808
509,852
1.653,270
366,044
354,537
354,537
3,243
2.3.2.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
1. Nhân tố khối lượng tiêu thụ
Ta có:
= 51351,49 / 50823 = 1,01091
→ Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến chỉ tiêu phân tích năm 2012 là:
∆ LNTT2012(Q) = (K – 1)*∑Q2011i(P2011i – Gv2011i)
= (1,01091 – 1)* ((2515*0,044) + (4245*0,04) + (722*0.12) + (11 * 2,076))= 4,042
Tương tự:
= 70172,19 / 48161,69 = 1,459089
→ Mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến chỉ tiêu phân tích năm 2013 là:
∆ LNTT2013(Q) = (K – 1)*∑Q2012i(P2012i – Gv2012i)
= (1,459089 -1) * ((2315*0,118) + (4090*0,1) + (608*0,355) + (150*0,543)
= 452,890
2. Nhân tố kết cấu mặt hàng
∆ LNTT2012(K/c) = ∑ (K2012*Q2011i – Q2012i) (P2011i – Gv2011i)
= (1,01091*2515 – 2315) + (1,01091*4245 – 4090) + (1,01091*722 – 583) + (1,01091*11 – 182) = 467,152
∆ LNTT2013(K/c) = ∑ (K2013*Q2012i – Q2013i) (P2012i – Gv2012i)
= (1,459089*2315 - 3580) + (1,459089*4090 - 4831) + (1,459089*583 - 608) + (1,459089*182 - 150) = 724,177
3. Nhân tố giá vốn hàng bán
∆ LNTT2012(Gv) = - ∑Q2012i(Gv2012i – Gv2011i)
= - ((2315*0,674) + (4090*0,331) + (583*4,017) + (182*4,664)) = -6104,273
∆ LNTT2013(Gv) = - ∑Q2013i(Gv2013i – Gv2012i)
= - ((3580*(-3,257)) + (4831*(-1,844)) + (608*(-4,625)) + (150*(-1,207)))= 23588,583
4. Nhân tố giá bán
∆ LNTT2012(P) = ∑Q2012i(P2012i – P2011i)
= (2315*0,747) + (4090*0,391) + (583*4,252) + (182*3,131) = 6378,399
∆ LNTT2013(P) = ∑Q2013i(P2013i – P2012i)
= (3580*(-3,169)) + (4831*(-1,715)) + (608*(-4,058)) + (150*(-0,065)) = -22110,499
5. Nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu
Do trong giai đoạn này, chính sách bán hàng của công ty không áp dụng các khoản giảm trừ doanh thu nên mức độ ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu đến lợi nhuận trước thuế là:
∆ LNTT2012(KGT) = ∆ LNTT2012(KGT) = 0
6. Nhân tố Doanh thu tài chính
∆ LNTT2012(DTTC) = DTTC2012 – DTTC2011 = 210,642 – 329,63 = 63,903
∆ LNTT2013(DTTC) = DTTC2013 – DTTC2012 = 130,510 – 210,642 = -80,132
7. Nhân tố Chi phí tài chính
∆ LNTT2012(CPTC) = - (CPTC2012 – CPTC2011) = 172,842 - 199,98 = -27,138
∆ LNTT2013(CPTC) = - (CPTC2013 – CPTC2012) = 161,85 – 172,842 = -10,992
8. Nhân tố Chi phí bán hàng
∆ LNTT2012(CPBH) = - (CPBH2012 – CPBH2011) = 110,066 - 80,908 = 136,038
∆ LNTT2013(CPBH) = - (CPBH2013 – CPBH2012) = 99,086 – 110,066 = -10,98
9. Nhân tố Chi phí quản lý doanh nghiệp
∆ LNTT2012(CPQL) = - (CPQL2012 – CPQL2011) = 941,97 – 720,481 = 130,742
∆LNTT2013(CPQL)= -(CPQL2013 – CPQL2012) = 1.143,562 – 941,97 = 201,592
10. Nhân tố Thu nhập khác
∆ LNTT2012(TNK) = TNK2012 – TNK2011 = 537,591 – 426,52 = 126,041
∆ LNTT2013(TNK) = TNK2013 – TNK2012 = 278,352 – 537,591 = -259,973
11. Nhân tố Chi phí khác
Do trong giai đoạn này, công ty không phát sinh các khoản chi phí khác nên mức độ ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu đến lợi nhuận trước thuế là:
∆ LNTT2012(CPK) = ∆ LNTT2013(CPK) = 0
=> Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Năm 2012:
∆ LNTT2012(Q)
+
∆ LNTT2012(K/c)
+
∆ LNTT2012(Gv)
+
∆ LNTT2012(P)
+
∆ LNTT2012(KGT)
+
∆ LNTT2012(DTTC)
+
∆ LNTT2012(CPTC)
+
∆ LNTT2012(CPBH)
+
∆ LNTT2012(CPQL)
∆ LNTT2012(TNK)
+
∆ LNTT2012(CPK)
= 4,042 + 467,152 + (-6104,273) + 6378,399 + 0 + 63,903 + (-27,138)+ 136,038 + 130,742 + 126,041 + 0 = 336,044 = ∆ LNTT2012
Năm 2013:
∆ LNTT2013(Q)
+
∆ LNTT2013(K/c)
+
∆ LNTT2013(Gv)
+
∆ LNTT2013(P)
+
∆ LNTT2013(KGT)
+
∆ LNTT2013(DTTC)
+
∆ LNTT2013(CPTC)
+
∆ LNTT2013(CPBH)
+
∆ LNTT2013(CPQL)
∆ LNTT2013(TNK)
+
∆ LNTT2013(CPK)
= 452,890 + 724,177 + 23558,583 + (-22110,499) + 0 +(-80,132) + 10,992 + 10,98 + (-201,592) + (-259,239) = 1143,418 = ∆ LNTT2013
2.2.2.3 Phương pháp xác định tính chất tác động của từng nhân tố tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
Qua những thông tin trên, nhận thấy công ty TNHH Tín Nghĩa đã có tiến bộ trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013, từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn và đang trên đà phát triển. Cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 366,044 (triệu đồng) tương đương 354,537%. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1.143,418 (triệu đồng) ứng với mức tăng 324,256%. Để đánh giá chính xác hơn tình hình lợi nhuận trước thuế qua các năm của công ty thì cần phải xác định tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
1. Nhân tố Khối lượng tiêu thụ
Bảng: Tình hình khối lượng tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2011- 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Mặt hàng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011
Chênh lệch năm 2013 so với 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Giá gỗ
2.515
2.315
3.580
-200
92,048
1.265,000
154,644
Bàn ghế
4.245
4.090
4.831
-155
96,349
741,000
118,117
Đồ chơi ngoài sân
722
583
608
-139
80,709
25,000
104,288
Tủ bếp
11
182
150
171
1.654,545
-32,000
82,418
Biểu đồ: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2011- 2013
(đơn vị: triệu đồng)
*Tình hình năm 2012
- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố khối lượng tiêu thụ tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Do tác động của nhân tố khối lượng tiêu thụ nên lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 4,042 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: Trong khi công ty gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ 3 mặt hàng có khối lượng tiêu thụ lớn nhất là bàn ghế, giá gỗ, đồ chơi ngoài sân thì mặt hàng tủ bếp có khối lượng tiêu thụ tăng vọt đồng thời lại có tỷ lệ lãi gộp cao. Vậy nên, khối lượng tiêu thụ tủ bếp là nhân tố chính tác động làm tăng lợi nhuận trước thuế trong năm 2012. Cụ thể, khối lượng tiêu thụ 3 mặt hàng này, năm 2012 chỉ đạt mức lần lượt là 92,0485, 96,349% và 80,709% so với năm 2011. Thay vào đó, khối lượng tiêu thụ tủ bếp tăng đến gần 16 lần, thêm 150 (bộ) so với năm 2011. Tình hình tiêu thụ tủ bếp tăng đột biến là do mặt hàng này không chỉ phù hợp với bếp ăn trong các trường mầm non mà còn phù hợp với bếp ăn tập thể trong trường học các cấp và một số nhà máy xí nghiệp, tận dụng được lợi thế này, công ty đã tìm cách đưa sản phẩm của mình vào thị trương mới này.
+ Nguyên nhân khách quan: do cung – cầu của thị trường.
- Biện pháp:
* Tình hình năm 2013
- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 452,89 (triệu đồng).
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: do công ty đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, từng bước thích nghi được với môi trường cạnh tranh. Trong năm 2012, công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường đến tận các tỉnh miền Trung thay vì chỉ có các tỉnh miền Bắc như giai đoạn trước. Tiêu thụ hàng hóa đối với 3 mặt hàng thế mạnh của công ty được cải thiện rõ rệt. So với năm 2012, khối lượng tiêu thụ đối với mặt hàng giá gỗ tăng 154,644%, mặt hàng bàn ghế tăng 118,117%, mặt hàng đồ chơi ngoài sân tăng 104,288%, riêng mặt hàng tủ bếp có xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều.
+ Nguyên nhân khách quan:
Nguồn cung cấp hàng hóa mới với giá vốn rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nên giá bán của công ty năm 2013 cũng có xư hướng giảm theo.
Chính sách phổ cập giáo dục, xã hội hóa giáo dục của Chính phủ năm 2012 được thực hiện mau chóng và hiệu quả hơn so với giai đoạn trước, nhu cầu mua săm đồ dùng, thiết bị của các trường mầm non của các trường mầm non tăng cao.
Tóm lại, trong năm 2013, công ty đã có những tiến bộ trong việc thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhờ chính sách thay đổi về giá bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong giai đoạn qua luôn có mức ảnh hưởng lớn thứ hai sau nhân tố giá vốn đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, cụ thể là năm 2012 tác động làm lợi nhuận tăng thêm 6.378,399 (triệu đồng), năm 2013 lại làm lợi nhuận giảm 22.110,499 (triệu đồng). Đồng thời nhân tố này có sự biến động liên tục qua các năm, cho nên để duy trì và đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần tiếp tục đánh giá chính xác, kịp thời giá bán, áp dụng chính sách giá bán hợp lý.
2. Nhân tố kết cấu hàng bán
Bảng: Tình hình kết cấu mặt hàng tiêu thụ giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu
Mặt hàng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ (%)
giá gỗ
30,371
27,956
27,618
bàn ghế
45,557
43,894
41,427
đồ chơi ngoài sân
23,451
18,927
21,075
tủ bếp
0,620
10,262
9,880
Lợi nhuận gộp (triệu đồngbộ)
giá gỗ
0,044
0,118
0,205
bàn ghế
0,040
0,100
0,228
đồ chơi ngoài sân
0,120
0,355
0,922
tủ bếp
2,076
0,543
1,685
* Tình hình năm 2012
-Chiều hướng tác động: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố kết cấu hàng bán thay đổi đã tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích, làm lợi nhuận trước thuế tăng 319,302 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: do nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đối với hàng hóa của công ty.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do sự biến động của khối lượng tiêu thụ năm 2012, giá vốn và giá bán hàng hóa tăng nên kết cấu hàng bán năm 2012 cũng có sự thay đổi tương tự. Khối lượng tiêu thụ các mặt hàng giá gỗ, bàn ghế, đồ chơi ngoài sân giảm dẫn đến kết cấu hàng bán của 3 mặt hàng này giảm lần lượt từ 30,3717%, 45,557%, 23,451% xuống còn 27,956%, 43,894%, và 18,927%. Do các mặt hàng khác có kết cấu mặt hàng giảm nên kết cấu mặt hàng tủ bếp tăng mạnh so với năm 2011 đạt 10,021%.
Sự thay đổi kết cấu mặt hàng tủ bếp theo xu hướng tăng trong khi các mặt hàng khác giảm được đánh giá là hợp lý, vì lợi nhuận gộp của tủ bếp là cao nhất trong tất cả các mặt hàng của công ty, đạt mức 0,543 (triệu đồng), nhất là trong tình trạng tiêu thụ năm 2012 gặp nhiều khó khăn.
* Tình hình năm 2013
- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì, nhân tố kết cấu hàng bán tác động cùng chiều làm lợi nhuận trước thuế giảm 238,565 (triệu đồng)
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: do nhu cầu và thị hiếu của khác hàng.
+ Nguyên nhân chủ quan: do giá bán và giá vốn các mặt hàng của doanh nghiệp thay đổi, thông qua đó điều chỉnh cơ cấu mặt hàng tiêu thụ.
- Đánh giá: Nhìn chung kết cấu mặt hàng giai đoạn 2011 – 2013 đã có những thay đổi tích cực, đây là thành tích của doanh nghiệp, cần tiếp tục phát huy. Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề kết cấu mặt hàng tiêu thụ kết hợp đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng bán ra của các mặt hàng có lợi nhuận cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời công ty cũng cần kết hợp với tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có kế hoạch tiêu thụ phù hợp, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, tạo chỗ đứng chắc chắn trong môi trường cạnh tranh và đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
3. Nhân tố Giá vốn
* Tình hình năm 2012
- Chiều hướng tác động: : Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn tác động cùng ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích, giá vốn tăng dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm 6.104,273 (triệu đồng).
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: Giá vốn hàng bán của tất cả các mặt hàng công ty kinh doanh đều biến động tăng so với năm trước do tình hình lạm phát chung nền kinh tế, do giá cả vật tư ngành nội thất, các chi phí liên quan đến giá vốn hàng hóa như chi phí thu mua, vận chuyển, hoa hồng mô giới tăng cao dẫn đến giá vốn hàng mua tăng theo, bên cạnh đó nguồn hàng mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường có một phần không nhỏ là hàng nhập khẩu nên giá vốn hàng bán cũng chịu tác động không nhỏ của thị trường nước ngoài.
+ Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lý giá vốn của công ty còn kém, không chủ động trong công tác thu mua hàng hóa, phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu có giá bán cao…
- Biên pháp khắc phục tình hình: Chủ động tìm kiếm nguồn hàng mới có giá cả cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ công tác quản lý giá vốn…
Bảng: Tình hình giá vốn hàng hóa giai đoạn 2011 – 2012
(đơn vị: triệu đồng)
Mặt hàng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011
Chênh lệch năm 2013 so với 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Giá gỗ
6,093
6,767
3,510
0,674
111,065
-3,257
51,873
Bàn ghế
5,415
5,745
3,902
0,331
106,107
-1,844
67,913
Đồ chơi ngoài sân
16,380
20,398
15,773
4,017
124,526
-4,625
77,326
Tủ bếp
26,580
31,244
30,038
4,664
117,548
-1,207
96,138
Biều đồ: Tình hình giá vốn hàng hóa giai đoạn 2011 – 2012
(đơn vị: triệu đồng)
* Tình hình năm 2013
- Chiều hướng tác động: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn tác động ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích. Trong năm 2013, giá vốn giảm đã làm lợi nhuận trước thuế tăng một lượng tướng ứng là 23.558,583 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tích cực đến chỉ tiêu phân tích.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: nguồn cung cấp hàng mới mà giá vốn các mặt hàng của công ty là giá gỗ, bàn ghế, đồ chơi ngoài sân, và tủ bếp đều giảm mạnh lần lượt chỉ còn 51,873%, 67,913%, 77,326% so với năm 2012, chỉ riêng giá vốn mặt hàng tủ bếp giảm nhẹ còn 96,138%.
+ Nguyên nhân chủ quan: doanh nghiệp có những biện pháp để tiết kiệm chi phí thu mua, môi giới, vận chuyển góp phần quan trọng làm giá vốn hàng bán của công ty giảm rõ rệt.
Doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình lợi nhuận nhờ công tác quản lý tốt giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, nhân tố giá vốn là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể, năm 2012 tác động làm lợi nhuận trước thuế tăng 467,152 (triệu đồng), năm 2013 làm lợi nhuận tăng 23.558,583 (triệu đồng); đồng thời trong 3 năm vừa qua, nhân tố này lại không ngừng biến động mạnh, do đó công ty cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá tình hình giá vốn kịp thời để duy trì và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
4. Nhân tố Giá bán
* Tình hình năm 2012:
- Chiều hướng tác động: nhân tố giá bán tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Khi giá bán tăng khiến lợi nhuận trước thuế tăng một lượng là 6.337,399 (triệu đồng).
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: do giá vốn hàng hóa mua vào tăng, do chính sách kinh tế của Chính phủ, thị hiếu của khách hàng, chính sách cạnh tranh…
+ Nguyên nhân chủ quan: do các khoản chi phí như chí phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp tăng nên cần tăng giá bán để bù đắp.
Bảng : Tình hình giá bán các mặt hàng giai đoạn 2011 -2012
(đơn vị: triệu đồng)
Mặt hàng
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 so với 2011
Chênh lệch năm 2013 so với 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Giá gỗ
6,137
6,885
3,715
0,747
112,176
-3,169
53,965
Bàn ghế
5,454
5,845
4,130
0,391
107,169
-1,715
70,654
Đồ chơi ngoài sân
16,500
20,752
16,695
4,252
125,772
-4,058
80,446
Tủ bếp
28,656
31,788
31,723
3,131
110,927
-0,065
99,796
Biểu đồ : Tình hình biến động giá bán giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
* Tình hình năm 2013:
- Chiều hướng tác động: Nhân tố giá bán tác động cùng chiều với lợi nhuận nên khi giá bán sản phẩm giảm mạnh như vậy đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2013 của doanh nghiệp giảm một lượng lớn là 22.110,499 (triệu đồng).
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách kinh tế của Nhà nước; giá mua hàng hóa đầu vào đối với 3 mặt hàng chủ lực của công ty là bàn ghế, giá gỗ, và đồ chơi ngoài sân giảm làm cho tình hình giá bán giảm mạnh trong năm 2013, do tình hình cạnh tranh, thị hiếu của khách hàng
+ Nguyên nhân chủ quan: Công ty đã chủ động tìm kiếm được nguồn hàng có chất lượng đảm bảo mà giá vốn lại thấp hơn. Đồng thời, thay vì cung cấp một số mặt hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp đã mạnh dạn chào bán, đưa ra thị trường mặt hàng sản xuất trong nước, giúp làm giảm giá vốn hàng bán và các chi phí liện quan. Bên cạnh đó còn do chiến lược kinh doanh của của công ty trong giai đoạn này là mở rộng qui mô thị trường tiêu thụ nên áp dụng chính sách giảm giá bán.
Giá bán giảm làm lợi nhuận giảm, tuy nhiên đây không phải là hạn chế của công ty. Giá vốn hàng bán của công ty giảm đáng kể giúp hạ giá bán tạo điều kiện cho các trường mầm non tiếp cận với sản phẩm, từ đó nâng cao sản lượng tiêu thụ và tăng thêm lợi nhuận chung cho toàn công ty. Đây là tiến bộ của công ty trong công tác thực hiện chính sách về giá bán hàng hóa, cần phải được phát huy.
5. Nhân tố Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong giai đoạn này, do chính sách bán hàng của ban giám đốc công ty, nên doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên nhân tố này không tác động đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cũng cần sử dụng khoản giảm trừ doanh thu hợp lý như chiết khấu thương mại cho khách hàng, các chương trình khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp để thu được lợi nhuận cao nhất.
6. Nhân tố Doanh thu hoạt động tài chính
* Tình hình năm 2012:
- Chiều hướng tác động: doanh thu tài chính tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích. Doanh thu tài chính của công ty giảm 118,988 (triệu đồng) chỉ bằng 63,903% so với năm 2011 nên đã làm lợi nhuận giảm tương ứng 118,988 (triệu đồng).
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, do thị trường tài chính tác động.
+ Nguyên nhân chủ quan: do tiền lãi từ việc gửi tiền tại ngân hàng trong năm giảm, đồng thời do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn so với năm trước các khoản lãi do bán hàng trả chậm, trả góp cũng giảm theo; chiết khấu được hưởng khi mua hàng hóa phục vụ cho công việc kinh doanh cũng ít hơn
Biểu đồ: Tình hình doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
* Tình hình năm 2013:
- Chiều hướng tác động: Năm 2013, doanh thu tài chính của công ty tiếp tục giảm thêm 80,132 (triệu đồng), chỉ bằng 61,958% so với năm trước, kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm một lượng tương ứng là 80,132 (triệu đồng).
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: do chính sách tài chính – tiền tệ của Nhà nước, do thị trường tài chính tác động.
+ Nguyên nhân chủ quan: Doanh thu tài chính năm 2013 tiếp tục mà nguyên nhân chủ yếu là do trong năm, hoạt động bán hàng của công ty có sự khởi sắc, tiền vốn của doanh nghiệp liên tục quay vòng, thời gian nằm trong tài khoản ngân hàng ít hơn nên tiền lãi tiền gửi ngân hàng cũng nhỏ hơn.
Do nhân tố doanh thu tài chính, là nhân tố mang tính bất thường, không xuất phát từ hoạt động tiêu thụ hàng hóa nên việc đánh giá công tác quản lý doanh thu tài chính không được đánh giá là hạn chế hay thành tích của công ty trong công tác phân tích lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, để nâng cao lợi nhuận thì việc quản lý doanh thu tài chính cũng là một điều cần quan tâm để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
7. Nhân tố chi phí tài chính
- Chiều hướng tác động: Nhân tố này tác động ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích. Năm 2012, chi phí tài chính giảm làm lợi nhuận tăng thêm một lượng tương ứng 27,138 (triệu đồng). Năm 2013, chi phí tài chính tiếp tục giảm làm lợi nhuận tăng tương ứng 10,992 (triệu đồng).
- Nguyên nhân biến động: Chi phí tài chính của công ty trong giai đoan 2011 – 2013 chỉ bao gồm chi phí lãi vay, việc chi phí này giảm là do doanh nghiệp đã chủ động được nguồn vốn, hạn chế việc phải đi vay vốn bên ngoài.
- Đây là thành tích của doanh nghiệp trong công tác quản lý vốn, cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
8. Nhân tố Chi phí bán hàng
* Tình hình năm 2012:
- Chiều hướng tác động: Chi phí bán hàng tác động ngược chiều đến chỉ tiêu phân tích. Năm 2012, chi phí bán hàng tăng 29,158 (triệu đồng) làm lợi nhuận trước thuế giảm 29,158 (triệu đồng). Nhân tố này tác động tiêu cực đến chỉ tiêu phân tích.
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: do đặc thù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên chi phí vận chuyển của là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí bán hàng của công ty. năm 2012, công ty chủ yếu sử dụng dịch vụ vận chuyển thuê ngoài, mà giá của dịch vụ này ngày một tăng cao trước thực tế giá xăng dầu tăng liên tục, phí đường bộ tăng…
+ Nguyên nhân chủ quan: tình hình tiêu thụ hàng hóa năm 2012 giảm so với năm trước, trong khi đó chi phí bán hàng vẫn 136,038%, doanh nghiệp sử dụng lãng phí một số chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng… công tác quản lý chi phí không tốt, chính sách bán hàng không chính xác.
- Biện pháp khắc phục: Doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản lý chi phí, thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong bộ phận kinh doanh. Hạn chế việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài, nên tự vận chuyển để chủ động hơn trong công tác vận chuyển hàng hóa và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
* Tình hình năm 2013:
- Chiều hướng tác động của nhân tố: Năm 2013, tổng chi phí bán hàng của công ty giảm 10,98 (triệu đồng) so với năm 2012 tương ứng với mức giảm còn 90,024%. Nhân tố này tác động đến ngược chiều đến tình hình lợi nhuận nên dẫn đến lợi nhuận năm 2013 tăng một lượng là 10,98 (triệu đồng).
- Nguyên nhân tác động: Công ty khắc phục được thực trạng sử dụng sử dụng chi phí vận chuyển năm 2012, năm 2013, công ty đã đầu tư mua mới phương tiện vận chuyển do đó chủ động được trong khâu giao nhận hàng hóa, tiết kiệm được chi phí.
Nhìn chung, tình hình quản lý chi phí bán hàng của công ty năm 2013 so với 2012 đã có rất nhiều tiến bộ, doanh nghiệp sử dụng chi phí hợp lý và tiết kiệm hơn so với năm trước trong khi hoạt động tiêu thụ mở rộng qui mô thị trường hơn. Từ đó giúp lợi nhuận của công ty tăng trưởng vượt bậc so, đây là thành tích của công ty cần được tiếp tục phát huy.
Biểu đồ: Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2012
(đơn vị: triệu đồng)
9. Nhân tố Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của nhóm mặt hàng đồ dùng phòng học giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch 2012-2011
Chênh lệch 2013-2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền lương
385,696
395,847
465,290
10,151
102,632
69,443
117,543
Khoản trích theo lương
73,283
75,211
88,405
1,928
102,631
13,194
117,543
Chi phí văn phòng phẩm
2,556
3,090
2,890
0,534
120,892
-0,200
93,528
Chi phí dịch vụ mua ngoài
25,399
27,874
29,873
2,475
109,744
1,999
107,172
Chi phí sửa chữa TSCĐ
0,000
2,000
5,921
2,000
-
3,921
296,050
Khấu hao TSCĐ
232,850
435,965
548,333
203,115
187,230
112,368
125,775
Chi phí khác
0,697
1,983
2,850
1,286
284,505
0,867
143,722
Tổng chi phí quản lý
720,481
941,970
1.143,562
221,489
130,742
201,592
121,401
* Tình hình năm 2012
- Chiều hướng tác động: Chi phí quản lý doanh nghiệp tác động ngược chiều với lợi nhuận nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm một lượng là 221,489 (triệu đồng). Do tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 221,489 (triệu đồng) tương ứng với mức tăng 130,742%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tác động tiêu cực đến lợi nhuận trước thuế.
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan: Chi phí quản lý bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên, tác động do điều kiện khách quan từ môi trường bên ngoài thì khiến chi phí quản lý tăng là do:
Tháng 5/2012, Chính phủ tăng lương tối thiểu làm chi phí tiền lương của doanh nghiệp tăng thêm 2,632%, kéo theo các khoản trích theo lương tăng 2,631%, làm tổng chi phí quản lý tăng.
Các khoản mục chi phí văn phòng phẩm, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác do giá cả thị trường tăng so với năm trước nên cũng tăng lần lượt 20,892%, 9,744% và 284,505% so với 2011. Tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng các khoản mục này tăng đã đẩy tổng chi phí quản lý tăng cao.
+ Nguyên nhân chủ quan: Đầu năm 2012, công ty có một số hoạt động phục vụ cho mục đích kinh doanh như xây dựng mới trụ sở văn phòng hoạt động của công ty, mua mới các máy móc như máy photocopy, máy bốc dỡ hàng… Các hoạt động này đã khiến cho khấu hao chi phí tài sản cố định của doanh nghiệp tăng đến 87,23% so với năm trước. Trong năm 2012 thì khấu hao tài sản cố định là khoản mục chi phí ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí quản lý, khấu hao tăng 203,115 (triệu đồng) trong khi tổng chi phí quản lý tăng 221,489 (triệu đồng).
- Đánh giá: tuy năm 2012, tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng khá nhiều, đến 30,724% so với năm trước trong khi qui mô hoạt động của công ty giảm. Điều này đánh giá là hạn chế, cần phải khắc phục kịp thời. Công ty cần sử dụng chi phí tiết kiệm và hợp lý hơn.
* Tình hình năm 2013
- Chiều hướng tác động: tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 201,592 (triệu đồng) so với năm 2012 tương ứng với mức tăng 121,401%. Nhân tố này tác động đến ngược chiều đến tình hình lợi nhuận nên dẫn đến lợi nhuận năm 2013 giảm một lượng là 201,592 (triệu đồng).
- Nguyên nhân biến động:
+ Nguyên nhân khách quan:
Tháng 7/2013, Chính phủ tiếp tục tăng lương tối thiểu, dẫn đến chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; làm tổng chi phí quản lý tăng theo.
Giá cả các văn phòng phẩm, các dịch vụ mua ngoài… do ảnh hưởng của thị trường tiếp tục tăng.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Trong năm, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ vào các tỉnh phía nam, do đó cần thêm nhân lực, điều này dẫn đến lương và các khoản trích theo lương cũng tăng theo.
Để tiết kiệm chi phí bán hàng, năm 2013, doanh nghiệp đã đầu tư mua mới phương tiện vận chuyển. Do đó, chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2013 tăng thêm 25,775% so với năm trước và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý.
- Đánh giá: Mặc dù chi phí quản lý năm 2013 tăng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, do tổng mức lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn tăng cao, tình hình tiêu thụ khởi sắc, quy mô hoạt động của công ty được mở rộng… cho nên việc chi phí quản lý tăng không giá là hạn chế của doanh nghiệp.
→ Tóm lại, nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như nhân tố chi phí bán hàng là 2 nhân tố chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí bằng cách tăng cường công tác quản lý chi phí, phải lập kế hoạch chi phí, dự tính trước các khoản phải chi. Đồng thời, xây dựng ý thức thường xuyên tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên. Công ty nên có hệ thống khen thưởng thể hiện bằng cả tinh thần lẫn vật chất đối với các cá nhân và bộ phận có ý thức tiết kiệm…
10.Nhân tố Thu nhập khác
* Tình hình năm 2012:
- Chiều hướng tác động của nhân tố: Năm 2012, nhân tố Thu nhập khác giảm tăng 111,071 (triệu đồng), tương ứng tăng 126,041% so với năm 2011. Nhân tố thu nhập khác tác động cùng chiều đến chỉ tiêu phân tích, làm lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 111,071 (triệu đồng).
- Nguyên nhân biến động: do công ty được bồi thường do đối tác vi phạm hợp đồng cung cấp hàng hóa cho công ty, do thu được từ hoạt động cho thuê sân bãi còn trống.
* Tình hình năm 2013:
- Chiều hướng tác động của nhân tố: Năm 2013, thu nhập khác lại có xu hướng giảm, cụ thể là giảm 259,239 (triệu đồng), chỉ đạt 51,778% so với năm 2012, kéo theo lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 259,239 (triệu đồng).
- Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do trong năm 2013, tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp tăng trở lại, cần nhiều kho bãi để cất giữ hàng hóa nên diện tích sân bãi cho thuê thu hẹp lại, tiền thuê giảm.
Dù có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, song thu nhập khác không phản ánh được đầy đủ tình hình lợi nhuận, do không xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời đây cũng là khoản doanh thu mang tính chất vãng lai, bất thường, nên sự biến động của nhân tố không dùng để đánh giá thành tích hay hạn chế của doanh nghiệp đối với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế.
11. Nhân tố Chi phí khác
Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh nghiệp không phát sinh chi phí khác nên nhân tố này không ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Bảng: Tổng hợp kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2011- 2013
(đơn vị: triệu đồng)
Năm 2012 so với 2011
Năm 2013 so với 2012
Đối tượng phân tích ∆LNTT
366,044
1.143,418
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
1. ∆ LNTT (Q)
4,042
452,890
2. ∆ LNTT (K/c)
467,152
724,177
3. ∆ LNTT (Gv)
-6.104,273
23.558,583
4. ∆ LNTT (P)
6.378,399
-22.110,499
5. ∆ LNTT (KGT)
0
0
6. ∆ LNTT (DTTC)
-118,988
-80,132
7. ∆ LNTT (CPTC)
27,138
10,992
8. ∆ LNTT (CPBH)
-29,158
10,980
9. ∆ LNTT (CPQL)
-221,489
-201,592
10. ∆ LNTT (TNK)
111,071
-259,239
11. ∆ LNTT (CPK)
0
0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
366,044
1.143,418
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả phân tích, ta thấy tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Tín Nghĩa giai đoạn 2011 – 2012, qua các năm đều có sự biến động lớn, năm sau tăng cao hơn năm trước. Tác động đến lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có 11 nhân tố, tình hình cụ thể của từng nhân tố đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, có một điểm đáng chú ý là: mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: kết cấu mặt hàng, giá vốn và giá bán qua các năm luôn có sự thay đổi lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán tăng 6.104,273 (triệu đồng) so với năm trước gây nguy cơ thiệt hại đến lợi nhuận, trong tình hình này giá bán và kết cấu mặt hàng tiêu thụ đồng thời, tăng lần lượt 6.378,399 (triệu đồng) và 467,152 (triệu đồng); thay đổi này kịp thời bù đắp chi phí giá vốn, tác động tích cực đến lợi nhuận, đảm bảo lợi nhuận của công ty không bị thiệt hại.
Sang đến năm 2013, doanh nghiệp thực hiện chính sách cắt giảm, tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán 23.558,583 (triệu đồng); giá vốn giảm, ngay lập tức tác động đến giá bán hàng hóa, làm giá bán hàng hóa giảm, khiến lợi nhuận trước thuế bị ảnh hưởng, giảm một lượng lớn 22.110,499 (triệu đồng). Trong khi giá vốn và giá bán biến động như vậy, kết cấu hàng bán thay đổi so với năm 2012 để phù hợp với tình hình năm 2013, kết quả nhân tố kết cấu hàng hóa tăng lên, làm lợi nhuận trước thuế tăng tương ứng 724,177 (triệu đồng).
Tình hình biến động trên, cho thấy trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp đã có giải pháp thiết thực, tiết kiệm được các khoản chi phí đặc biệt là chi phí giá vốn, đồng thời công ty cũng đã áp dụng được chinh sách bán hàng phù hợp với giá bán hợp lý thúc đẩy được khối lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tạo ra uy tín và chỗ đứng đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã biết cách chủ động điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, đa dạng hóa mặt hàng, phát triển các mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao… thay vì bị động để cho nhu cầu và thị hiếu của khách hàng quyết định kết cấu hàng hóa của mình như trước đây. Qua phân tích, ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tín Nghĩa được cải thiện và phát triển liên tục qua từng giai đoạn, đây thực sự là thành tích của doanh nghiệp, cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ NỘI THẤT TÍN NGHĨA.
3.1 Một số kiến nghị đối với công ty TNHH Tín Nghĩa
3.1.1 Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh sau khi đánh giá tình hình lợi nhuận
Với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm ra đúng đường đi của mình để kịp thời thích nghi với các điều kiện của thị trường và làm ăn có hiệu quả, đảm bảo thu bù chi và tạo ra lợi nhuận, đời sống của người lao động được cải thiện, tuy nhiên không ít doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc thích nghi với nền kinh tế thị trường. Đây là gánh nặng đè lên vai các doanh nghiệp cũng như Nhà nước trong việc tháo gỡ khó khăn, tạo sự ổn định và phát triển cho hệ thống doanh nghiệp nước ta nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì thế trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận không chỉ là mục đích hàng đầu mà còn là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy, phấn đấu nâng cao lợi nhuận là cần thiết khách quan và nó trở thành vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty TNHH Tín Nghĩa nói riêng. Qua thời gian thực tập, xem xét, đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty như sau:
Giải pháp tăng doanh thu: lĩnh vực thiết bị giáo dục là một lĩnh vực tuy không mới nhưng những năm gần đây do tốc độ phát triển của ngành giáo dục tăng cao nên công ty cần pháp huy những tiến bộ đã có. Đồng thời tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, đây là bước đầu tiên để tạo điều kiện cho việc lựa chọn xâm nhập thị trường mới, mở rộng phạm vi hoạt động. Để thực hiện công ty có thể: tăng cường chính sách giao tiếp khuếch trương, quảng cáo sản phẩm hàng hóa thông qua các hoạt động như tham gia các cuộc triên lãm thiết bị, đồ dùng giáo dục, hội thảo chuyên ngành. Kết hợp với việc sử dụng hợp lý các chiêu thức khuyến mại, chính sách hoa hồng để thu hút khách hàng, thông qua đó công ty sẽ thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng mới đồng thời khẳng định uy tín với khách hàng cũ. Cũng cần chú ý thay đổi cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa các mặt hàng theo hướng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng….
Giải pháp giảm chi phí: Công ty phải tiến hành tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí bằng cách tăng cường công tác quản lý chi phí, phải lập kế hoạch chi phí, dự tính trước các khoản phải chi. Đồng thời, chú trọng xây dựng ý thức thường xuyên tiết kiệm cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty nên có hệ thống khen thưởng thể hiện bằng cả tinh thần lẫn vật chất đối với các cá nhân và bộ phận có ý thức tiết kiệm.
Giải pháp về vấn đề nhân sự: Công ty cần bố trí lao động khoa học, hợp lý, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Để làm được viêc này cần hiểu rõ năng lực của từng người để sắp xếp công việc phù hợp nhất với khả năng của họ, từ đó tạo điều kiện để họ phát huy thế mạnh của mình, hoàn thành tốt công việc. Hiện nay, nhân tố con người có vai trò quyết định đến tăng năng suất, hiệu quả của công việc nâng cao lợi nhuận cho công ty. Sử dụng tốt yếu tố này là chìa khóa dẫn đến thành công. Về vấn đề này có rất nhiều điều phải quan tâm như: xây dựng hệ thống khen thưởng kích lệ tinh thần cống hiến cho công ty, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công nhân viên và nhất là quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi cá nhân trong công ty, biết động viên, san sẻ một cách kịp thời và thỏa đáng.
3.2 Kiến nghị đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích kinh doanh
Công tác phân tích không mang tính dời rạc cho nên buộc công ty phải thực hiện liên tục, xuyên suốt trong mọi thời kỳ hoạt động của công ty nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản trị nhanh chóng và kịp thời.
Thay vì chỉ sử dụng phương pháp đơn giản như so sánh trong công tác phân tích, người làm nhiệm vụ phân tích cần biết sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau. Lựa chon cách kết hợp các loại hình phân tích với mục tiêu và nội dung phân tích. Đồng thời xây dựng quy trình tổ chức phân tích phù hơp với mục tiêu và lực lượng cùng các điều kiện hiện có.
3.2 Điều kiện áp dụng công tác phân tích
3.2.1 Về phía nhà nước
Thứ nhất, hoàn thiện chế độ kế toán:
Hoàn thiện chế độ kế toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kế toán, phục vụ cho việc phân tích lợi nhuận.
Bộ Tài Chính cần sớm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu Báo cáo tài chính doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho việc phân tích lợi nhuận.
Thứ hai, hoàn thiện chuẩn mực kế toán:
Việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng công tác kế toán nói chung và phân tích kết quả kinh doanh nói riêng theo các hướng như:
Sửa đổi những chuẩn mực đã ban hành sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Tiếp tục xây dựng và ban hàng đầy đủ các chuẩn mực kế toán để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc hiểu và thực hiện các chuẩn mực cũng như phục vụ cho công tác phân tích lợi nhuận.
Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị về công tác thống kê – kế hoạch, hệ thống lại các chỉ tiêu báo cáo để đơn vị lập báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho phân tích lợi nhuận.
Thứ ba, xây dựng hệ thống, biểu mẫu báo cáo dành riêng cho công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống các phương pháp phân tích tạo. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện phân tích, các nhà quản trị cũng như những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.2 Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân tích lợi nhuận đạt hiệu quả cao, bộ máy kế toán cần được tổ chức khoa học, hợp lý và có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán theo qui định, đồng thời cung cấp số liệu kịp thời, chính xác cho phân tích lợi nhuận.
Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo cán bộ phục vụ công tác phân tích kết quả kinh doanh nói chung. Để đảm nhân công tác kế toán nói chung và phân tích lợi nhuận nói riêng cho doanh nghiệp, cán bộ nhân viên phòng kế toán phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính kế toán, hiểu biết hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, am hiểu về pháp luật, môi trường kinh doanh, nhất là phải giỏi về nghiệp vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_mo_dau_9641.doc