Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ( GDP ) của ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009

Ngoài các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngành thủy sản ở tp.HCM thì còn tác động của khá nhiều các nhân tố khách quan khác như sự biến đổi của khí hậu, mực nước biển, các thiên tai như bão lũ, mưa lớn, ngập lụt Tuy nhiên , do lấy các tiêu chí thống kê theo năm nên việc nghiên cứu về các nhân tố định tính nhóm chưa khảo sát được.

docx25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ( GDP ) của ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ( GDP ) của ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009 MỤC lỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 2 Chương 1: Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu và thực hiện đề tài 4 1.1 Phương pháp nghiên cứu 4 1.2 Phương pháp thu thập số liệu và thực hiện đề tài 4 Chương 2: Thiết lập mô hình tổng quát 6 2.1 Mô hình tổng quát 6 2.2 Mô hình hồi quy gốc 6 2.3 Mô hình hồi quy sửa đổi lần 1 8 2.4 Mô hình hồi quy sửa đổi lần 2 9 2.5 Mô hình hồi quy cuối cùng được chấp nhận 10 Chương 3: Thực hiện dự báo 11 3.1 Dự báo điểm 11 3.2 Dự báo khoảng 11 Chương 4: Nhận định, đánh giá và đề xuất – hạn chế 12 4.1 Nhận định, đánh giá 12 4.2 Đề xuất 13 4.3 Hạn chế 13 Phụ lục 1 14 Phụ lục 2 15 Phụ lục 3 18 Phụ lục 4 20 Phụ lục 5 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 2,1 lần so với năm 2001, bình quân tăng 8,82%/năm); sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn (tăng gấp 4 lần so với năm 2001, bình quân tăng 17,73%/năm); sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 2,2 triệu tấn (tăng gấp 1,27 lần so với năm 2001, bình quân tăng 7,4%/năm). Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001, bình quân tăng 13,16%/năm). Đặc biệt, tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm, năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 2,39 tỷ USD và cá tra là 1,8 tỷ USD. Thủy sản luôn trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vững vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Đến nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn ven biển, hải đảo, đồng băng, trung du, miền núi, Tây Bắc, Tây Nguyên; đồng thời, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Thế nhưng, với ngành thủy sản_một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước đã nói như trên lại ít được nhắc đến ở thành phố này. Trước thực tế đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh (GDP) của ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009” để có thể đưa ra kết luận, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP SỐ LIỆU VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Phương pháp nghiên cứu Sau khi thu thập số liệu từ 10 năm, chúng tôi thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh (GDP) của ngành thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả sản xuất kinh doanh là một yếu tố định lượng có được sau quá trình hoàn thành sản xuất. Thực tế cho thấy, trong quá trình sản xuất thì kết quả sản xuất kinh doanh thủy sản bị chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó có một số các nhân tố quan trọng đó là sản lượng khai thác thủy sản mỗi năm, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, số tàu đánh bắt hải sản xa bờ, dân số, hạn hán, bão, lũ, nước biển dâng, triều cường,… Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành thiết lập mô hình hồi quy để nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập số liệu và thực hiện đề tài: Nhóm đã tiến hành thu thập số liệu của thành phố Hồ Chí Minh trên trang web của Tổng cục thống kê. Nhóm đã tiến hành chọn lọc thông tin và số liệu, tiến hành hồi quy, kiểm định hệ số hồi quy và sự phù hợp của mô hình, hệ số xác định và thực hiện dự báo dựa trên 10 mẫu quan sát thu thập được. Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn kinh tế lượng cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm như: word, excel, spss để hoàn thành đề tài. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TỔNG QUÁT Mô hình tổng quát: Y = C1 + C2X2i + C3X3i + C4X4i + C5X5i + C6X6i + C7X7i + Ui Mô hình hồi quy gốc: (Xem phụ lục 3 ) ë Phương trình hồi quy gốc: Y = -553,952 + 22,587X2i – 6,211X3i + 3,404X4i + 0,003X5i + 0,000X6i + 0,119X7i ë Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 = 0). H1: Tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 ≠ 0). Theo kết quả báo cáo, ta có F = 125,812 > F(α, 6, n-7) = 8,9406=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, mô hình có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%. Sig là mức ý nghĩa của hàm số hồi quy sig = 0,001 < 0,05 là hàm số được chấp nhận. ë Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: + Kiểm định C2: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X2i (C2 = 0). H1: Biến X2i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C2 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc2 = 3,198 > t(α/2;n-7) = 3,1824 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X2i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy là 95%. + Kiểm định C3: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X3i (C3 = 0). H1: Biến X3i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C3 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc3 = -2,551 > - t(α/2;n-7) = -3,1824 => Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X3i không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C4: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X4i (C4 = 0). H1: Biến X4i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C4 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc4 = 3,490 > t(α/2;n-7) = 3,1824 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X4i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C5: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X5i (C5 = 0). H1: Biến X5i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C5 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc5 = 1,249 Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X5i không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C6: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X6i (C6 = 0). H1: Biến X6i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C6 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc6 = -0,352 > - t(α/2;n-7) = -3,1824 => Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X6i không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C7: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X7i (C7 = 0). H1: Biến X7i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C7 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc7 = 5,726 > t(α/2;n-7) = 3,1824 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X7i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. Mô hình hồi quy sửa đổi lần 1: (Xem phụ lục 4) ë Phương trình hồi quy sửa đổi: Y = -426,904 + 14,293X2i +2,008X4i + 0,109X7i ë Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 = 0). H1: Tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 ≠ 0). Theo kết quả báo cáo, ta có F = 85,039 > F(α, 3, n-4) = 4,7571=> Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, mô hình có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%. Sig là mức ý nghĩa của hàm số hồi quy sig = 0,000 < 0,05 là hàm số được chấp nhận. ë Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: + Kiểm định C2: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X2i (C2 = 0). H1: Biến X2i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C2 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc2 = 1,558 Chấp nhận H0, bác bỏ H1. Vậy, biến X2i không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy là 95%. + Kiểm định C4: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X4i (C4 = 0). H1: Biến X4i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C4 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc4 = 4,336 > t(α/2;n-4) = 2,4469 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X4i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C7: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X7i (C7 = 0). H1: Biến X7i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C7 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc7 = 3,109 > t(α/2;n-4) = 2,4469 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X7i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. Mô hình hồi quy sửa đổi lần 2: (Xem phụ lục 5) Y = -684,857 + 2,639X4i + 0,161X7i ë Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 = 0). H1: Tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R2 ≠ 0). Theo kết quả báo cáo, ta có F = 104,935 > F(α, 2, n-3) = 4,7374 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, mô hình có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%. Sig là mức ý nghĩa của hàm số hồi quy sig = 0,000 < 0,05 là hàm số được chấp nhận. ë Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số: + Kiểm định C4: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X4i (C4 = 0). H1: Biến X4i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C4 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc4 = 10,643 > t(α/2;n-3) = 2,3646 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X4i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C7: H0: Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X7i (C7 = 0). H1: Biến X7i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (C7 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc7 = 13,853 > t(α/2;n-4) = 2,3646 => Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, biến X7i có ý nghĩa thống kê trong mô hình với độ tin cậy 95%. + Kiểm định C1: H0: Không phù hợp với mô hình(C1 = 0). H1: Phù hợp với mô hình (C1 ≠ 0). Theo kết quả hồi quy, ta có tc1 = -8,164 Bác bỏ H0, chấp nhận H1. Vậy, C1 có ý nghĩa trong mô hình với độ tin cậy 95%. Mô hình hồi quy cuối cùng được chấp nhận: (Xem phụ lục 5) Y = -684,857 + 2,639X4i + 0,161X7i +Ui ë Phân tích: Ý nghĩa của các tham số trong mô hình: + C4 = 2,639 Cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số tàu đánh bắt hải sản xa bờ tăng (giảm) 1 chiếc thì kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh tăng (giảm) 2,639 tỷ đồng. + C7 = 0,161 Cho biết với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi dân số trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh tăng (giảm) 1 nghìn người thì kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh tăng (giảm) 0,161 tỷ đồng. Ý nghĩa của R2: R2 = 0, 968 Cho biết rằng mức độ phù hợp của mô hình là tương đối chặt chẽ, các yếu tố: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ, số tàu đánh bắt hải sản xa bờ, dân số trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh đã giải thích được 96,8% sự thay đổi của kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh. THỰC HIỆN DỰ BÁO Dự báo điểm: Dự báo giá trị sản xuất kinh doanh ngành thủy sản tại thành phố HCM năm 2015 khi số tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 250 chiếc và dân số trung bình ở thành phố HCM là 7700 nghìn người. Dự báo này, ta dựa vào hàm hồi quy mẫu cuối cùng để dự báo. Thông thường các nhà nghiên cứu kinh tế thường hay dự báo điểm. Ta có hàm hồi quy mẫu cuối cùng được chấp nhận như sau: Y = -684,857 + 2,639X4i + 0,161X7i Với giá trị X04i = 250 và X07i = 7700 ở tương lai, chúng ta dự báo Y0 như sau: Ta có: Y0 = -684,857 + 2,639 x 250 + 0,161 x 7700 = 1214,593 Vậy năm 2015 với số tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 250 chiếc và dân số trung bình là 7700 nghìn người thì giá trị sản xuất thủy sản ở thành phố HCM là 1214,593 tỷ đồng. Dự báo khoảng: Nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng hàm hồi quy tổng thể để dự báo khoảng. Với kết quả dự báo không cho giá trị cụ thể nhưng cho kết quả giới hạn đầu và cuối. Trong chừng mực nào đó dự báo khoảng mang tính khái quát hơn cho nhà nghiên cứu thấy được xu thế chung của vấn đề dự báo. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT – HẠN CHẾ Nhận định, đánh giá: - Số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ có tác động khá lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản tại tp.HCM, tuy nhiên tác động lơn nhất vẫn là việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành thủy sản, cả trong nuôi trồng, khai thác lẫn chế biến…Điều này theo thực tế là rất đúng vì hiện nay ở tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung phần lớn chưa ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất ngành thủy sản . Nguyên nhân nằm ở chính trình độ lao động và sự phát triển nền khoa học công nghệ của nước ta. Mặt khác do nguồn tài chính còn hạn hẹp chưa đủ để đáp ứng cho việc cung cấp các nguồn lực cho việc đầu tư sản xuất. - Dân số cũng chính là một nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản tp.HCM, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn nhưng cũng làm tăng phần nào giá trị sản xuất ngành thủy sản, bởi dân số chính là nguồn lao động sản xuất và cũng chính là nguồn tiêu thụ sản phẩm . - Ngoài các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngành thủy sản ở tp.HCM thì còn tác động của khá nhiều các nhân tố khách quan khác như sự biến đổi của khí hậu, mực nước biển, các thiên tai như bão lũ, mưa lớn, ngập lụt…Tuy nhiên , do lấy các tiêu chí thống kê theo năm nên việc nghiên cứu về các nhân tố định tính nhóm chưa khảo sát được. Đề xuất: Qua các nhận định đánh giá trên, nhóm có 1 số đề xuất để tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung có thể cải thiện và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản: - Học hỏi, tiếp thu các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, phát triển nền khoa học công nghệ đất nước. - Nâng cao trình độ của lược lượng lao động để có thể phát huy hết khả năng lao động, ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất của ngành. - Phát triển kinh tế để tăng cường vốn đầu tư, nguyên vật liệu…vào sản xuất, nhất tăng số tàu đánh bắt hải sản xa bờ. - Sản xuất đi đôi với việc bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các thiên tai, bão lũ, hạn chế sự biến đổi của thời tiết. Hạn chế: - Việc chọn các biến độc lập để đưa vào mô hình còn thiếu sót và chủ yếu còn dựa trên ý kiến chủ quan của nhóm. - Chưa nghiên cứu khảo sát được các biến định tính tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản. - Việc đánh giá, nhận định và đề xuất còn theo nhận định chủ quan nên chưa đầy đủ và có thể chưa chính xác nhiều. - Kiến thức về môn kinh tế lượng chưa được chuyên sâu, kỹ năng thực hiện chưa được hoàn thiện. PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CÁC BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO Biến phụ thuộc Tên biến Diễn giải Đơn vị tính Y Kết quả sản xuất kinh doanh ngành thủy sản (GDP) ở tp. HCM_Giá trị sản xuất thủy sản Tỷ đồng Biến độc lập Tên biến Diễn giải Đơn vị tính Dấu kỳ vọng Ghi chú X2i Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Nghìn ha + Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng. X3i Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ CV - Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ giảm X4i Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ Chiếc + Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu số tàu đành bắt hải sản xa bờ tăng X5i Sản lượng thủy sản khai thác Tấn + Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu sản lượng thủy sản khai thác tăng X6i Sản lượng thủy sản nuôi trồng Tấn + Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng X7i Dân số trung bình Nghìn người + Giá trị sản xuất thủy sản tăng nếu dân số trung bình tăng PHỤ LỤC 2 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU Y X2i X3i X4i X5i X6i X7i 317.7 4.2 18.2 58 22618 19809 5274.9 427.2 5.4 21.5 85 25612 26168 5454.0 463.1 5.9 23.9 95 19203 34226 5619.4 549.9 7.7 37.3 121 25676 35005 5809.1 569.4 8.6 36.5 116 23321 32879 6007.6 584.5 9.7 34.0 101 21473 32049 6230.9 644.0 10.7 33.1 100 21346 35340 6483.1 602.7 9.9 20.3 68 17100 38610 6725.3 515.6 9.3 19.8 41 14404 27814 6946.1 551.7 8.5 16.2 33 17437 21447 7196.1 THỐNG KÊ MỘT SỐ TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG Giá trị sản xuất thủy sảnở thành phố HCM trung bình mỗi năm (Y) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 522.58 644.0 317.7 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sảnở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X2i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 7.99 10.7 4.2 Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X3i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 26.08 37.3 16.2 Số tàu đánh bắt hải sản xa bờở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X4i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 81.8 121 33 Sản lượng thủy sản khai thácở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X5i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 20819 25612 14404 Sản lượng thủy sản nuôi trồngở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X6i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 30334.7 38610 19809 Dân số trung bình ở thành phố HCM trung bình mỗi năm (X7i) Trung bình Cao nhất Thấp nhất 6174.65 7196.1 5274.9 PHỤ LỤC 3 MÔ HÌNH HỒI QUY GỐC GET   FILE='C:\Users\AminBee\Desktop\HOAN CHINH@.sav'. DATASET NAME DataSet0 WINDOW=FRONT. REGRESSION   /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG N   /MISSING LISTWISE   /STATISTICS COEFF OUTS CI R ANOVA   /CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)   /NOORIGIN   /DEPENDENT Y   /METHOD=ENTER X2I X3I X4I X5I X6I X7I. Regression Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .998a .996 .988 10.4928869 a. Predictors: (Constant), DAN SO (NGHIN NGUOI), SAN LUONG KHAI THAC(TAN), DIEN TICH MAT NUOC NUOI TRONG(NGHIN HA), TONG CONG SUAT CAC TAU(CV), SAN LUONG NUOI TRONG (TAN), SO TAU(CHIEC) ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 83112.034 6 13852.006 125.812 .001a Residual 330.302 3 110.101 Total 83442.336 9 a. Predictors: (Constant), DAN SO (NGHIN NGUOI), SAN LUONG NUOI TRONG, TONG CONG SUAT CAC TAU(CV), SAN LUONG KHAI THAC(TAN), DIEN TICH MAT NUOC NUOI TRONG(NGHIN HA), SO TAU(CHIEC) b. Dependent Variable: GIA TRI SAN XUAT THUY SAN (TY DONG) PHỤ LỤC 4 MÔ HÌNH HỒI QUY SỬA ĐỔI LẦN 1 REGRESSION   /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG N   /MISSING LISTWISE   /STATISTICS COEFF OUTS CI R ANOVA   /CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)   /NOORIGIN   /DEPENDENT Y   /METHOD=ENTER X4I X7I X2I. Regression Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .988a .977 .966 17.8762628 a. Predictors: (Constant), DIEN TICH MAT NUOC NUOI TRONG(NGHIN HA), SO TAU(CHIEC), DAN SO (NGHIN NGUOI) ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 81524.971 3 27174.990 85.039 .000a Residual 1917.365 6 319.561 Total 83442.336 9 a. Predictors: (Constant), DIEN TICH MAT NUOC NUOI TRONG(NGHIN HA), SO TAU(CHIEC), DAN SO (NGHIN NGUOI) b. Dependent Variable: GIA TRI SAN XUAT THUY SAN (TY DONG) PHỤ LỤC 5 MÔ HÌNH HỒI QUY SỬA ĐỔI LẦN 2 REGRESSION   /DESCRIPTIVES MEAN STDDEV CORR SIG N   /MISSING LISTWISE   /STATISTICS COEFF OUTS CI R ANOVA   /CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)   /NOORIGIN   /DEPENDENT Y   /METHOD=ENTER X4I X7I. Regression Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .984a .968 .959 19.6152736 a. Predictors: (Constant), DAN SO (NGHIN NGUOI), SO TAU(CHIEC) ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 80749.023 2 40374.512 104.935 .000a Residual 2693.313 7 384.759 Total 83442.336 9 a. Predictors: (Constant), DAN SO (NGHIN NGUOI), SO TAU(CHIEC) b. Dependent Variable: GIA TRI SAN XUAT THUY SAN (TY DONG) TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế lượng (Trường DH Công nghiệp tp. Hồ Chí Minh)/ Chủ biên : PGS. Nguyễn Minh Tuấn – Ths. Nguyễn Tấn Minh Phân tích dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS 6.0 www.tailieu.vn www.gso.gov.vn / wedside của Tổng cục thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ( GDP ) của ngành thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 10 năm từ năm 2000 đến năm 2009.docx
Luận văn liên quan