Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng tại nhà máy viên năng lượng cam lộ Huế

Do việc tiêu thụ viên năng lượng quá phụ thuộc vào thị trường Hàn Quốc, nên khi thị trường này đóng băng đồng nghĩa với các DN cũng đóng băng theo, không thể bán được sản phẩm, Nhà máy viên năng lượng Cam lộ cũng không nằm khỏi vòng khó khăn này. Ngoài thị trường Hàn Quốc, Nhà máy nên chú trọng hai thị trường tiềm năng nhất có thể mở rộng là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Bởi hai thị trường này ngày càng chú trọng hơn tới việc sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì vậy, đòi hỏi Nhà máy cần phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với yêu cầu của từng thị trường, mỗi thị trường sẽ có một yêu cầu riêng về quy cách của sản phẩm. Thị trường EU cũng có nhu cầu tiêu thụ viên năng lượng khá lớn nhưng trong thời điểm hiện tại, sản phẩm viên năng lượng Việt Nam chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng do EU đặt ra, đồng thời chi phí vận chuyển từ Việt Nam tới thị trường EU cũng khá lớn nên việc XK thiếu khả thi, nhưng hiện tại Nhà máy đã hỗ trợ nông dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, đây là cơ hội lớn có thể iúp Nhà máy phát triển, xuất khẩu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ra thị trường thế giới KINH TẾ HUẾ

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng tại nhà máy viên năng lượng cam lộ Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối lượng sản phẩm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 45 Khi quy cách không đạt yêu cầu, tùy vào bị sai ở giai đoạn nào thì sẽ tiến hành đưa về xưởng cưa hay xưởng sấy để cắt lại quy cách hay hay sấy lại để đạt được tiêu chuẩn tốt nhất. Nếu gỗ bị rạn nứt thì đưa về xưởng cưa để cắt lại quy cách nhỏ hơn, không còn rạn nứt, nếu gỗ còn ẩm, không đúng tiêu chuẩn thì đưa về xưởng sấy. c.Rủi ro nhà xưởng, kho bãi. Nhà xưởng là nơi làm việc của người lao động, cũng là nơi để sản xuất sản phẩm. Nếu không gian nhà xưởng không đạt yêu cầu, chật hẹp dễ dẫn đến tình trạng ngạt khí, nóng bức, ảnh hưởng đến công nhân cũng như quá trình sản xuất, làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại. Bên cạnh đó, gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp là những chất dễ cháy, nếu như không xây dựng một hệ thống nhà xưởng hợp lý và thoáng mát, có che chắn thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ, gây thiệt hại cho Nhà máy. Kho là nơi để chứa đựng thành phẩm, đảm bảo viên năng lượng được bảo quản tốt, không bị ẩm ướt hoặc chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Nhưng nếu xảy ra tình trạng bị rét rỉ, hư hỏng nhà kho hoặc do các yếu tố từ môi trường thiên nhiên như bị nước mưa chảy vào khi bảo vệ quên không đóng cửa kho thì sẽ làm cho nhà kho bị ẩm ướt, dẫn đến viên năng lượng bị ẩm, hư hỏng không đạt được chất lượng tốt, làm giảm khối lượng viên nén, phải tốn chi phí, thời gian và công sức để sấy lượng viên nén bị ẩm đó khô lại, và chất lượng thì không thể như ban đầu được. Từ đó, giá bán lượng viên gỗ nén đó sẽ giảm đi. Rủi ro này thì Nhà máy chưa gặp phải nhưng vẫn phải nêu cao trách nhiệm trong việc PCCC, hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra từ những rủi ro của các Nhà máy khác. Điển hình vào 7 giờ sáng ngày 19/3/2014 một đám cháy lớn đã bất ngờ bùng phát tại Nhà máy ván gỗ MDF- VRG Quảng Trị (nằm trong khuôn viên Khu công nghiệp Nam Đông Hà). Mặc dù vụ cháy không gây thiệt hại về người, nhưng cũng đã làm tê liệt hoạt động của nhà máy này. Sáng ngày 13/10/2015, một kho chứa dăm gỗ và mùn cưa của Công ty TNHH MTV ENE POWER (tại khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quảng Trị) đã bất ngờ phát hỏa. Ước tính thiệt hại do vụ cháy gây ra hàng tỷ đồng. Khi kho bị cháy, trong kho chưa trên 1 nghìn tấn mùn cưa và dăm gỗ, gây thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng (Nguồn: Theo báo đời sống pháp luật) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 46 d.Rủi ro máy móc, thiết bị. Máy móc thiết bị là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm. Nếu không có máy móc thiết bị thì cũng không thể làm ra được sản phẩm trong nền kinh tế hiện nay. Máy móc, thiết bị ở Nhà máy chủ yếu theo công nghệ Hàn Quốc, công nghệ tiên tiến và hiện đại, nhưng trong quá trình sản xuất cũng không tránh khỏi những rủi ro xảy ra. Máy móc dùng trong thời gian dài thì sẽ bị hao mòn, hư hỏng, làm gia tăng chi phí sữa chữa và bảo hành của Nhà máy, mà chi phí này thì không hề nhỏ. Bên cạnh đó, máy móc bị cũ dẫn đến khó khăn hơn trong việc lọc nguyên liệu, nén viên, sấy viên năng lượng, làm cho quá trình đó chậm hơn và không đạt hiệu quả cao như mong đợi, tạo ra sản phẩm không đạt chất lượng cao. Ví dụ như máy lọc nguyên liệu: nếu quá cũ, bị hư hỏng thì quá trình lọc tạp chất sẽ không nhanh, các tạp chất sẽ không được lọc hết, ảnh hưởng đến chất lượng của viên nén và kết quả là viên năng lượng bán với giá thấp. Nếu máy móc cũ và hư hỏng sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất viên nén hoặc gỗ xẻ chi tiết, nếu thiết bị hư hỏng thì quá trình đó phải dừng lại để bảo trì, sữa chữa. Không chỉ tốn kém thời gian, chi phí mà quan trọng hơn là quá trình sản xuất bị gián đoạn, không có sản phẩm cung cấp đúng tiến độ. Máy hư hỏng nặng, tốn nhiều thời gian cho việc sữa chữa sẽ làm cho công suất sản xuất bị giảm đi, công nhân không có việc làm, ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân. Bên cạnh đó, nhà máy sẽ thiếu hụt nguồn cung ra thị trường, ảnh hưởng đến doanh thu của Nhà máy. Máy móc, thiết bị không đảm bảo dễ dẫn đến nguy hiểm cho công nhân làm việc tại xưởng, gặp các tình huống bất ngờ không kịp xử lý như: máy rơi trúng người, khí bốc ra nhiều gây ngạt khí trong quá trình sấy, Nếu máy móc, thiết bị xảy ra những trục trặc, hư hỏng trong quá trình sản xuất, BGĐ Nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra ngay, nếu hư hỏng nặng thì sẽ thuê thợ có tay nghề cao về để sữa chữa, không sữa chữa được nữa thì sẽ tiến hành thay thế. Thực tế, rủi ro này Nhà máy ít gặp phải vì BGĐ Nhà máy đã xác định được việc sản xuất sản phẩm này cần hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ cao để hạn chế được các rủi ro, tránh gây tốn kém chi phí nên BGĐ đã tiến hành mua máy móc thiết bị công nghệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 47 nước ngoài, hoạt động tốt trong thời gian dài, điển hình là của Hàn Quốc ngay từ ban đầu, nếu có xảy ra hư hỏng thì chỉ ở mức độ nhẹ, không đáng kể. e.Rủi ro do tồn kho sản phẩm. Tồn kho sản phẩm cũng là một dạng rủi ro có thể ảnh hưởng rất lớn đến Nhà máy. Khi sản phẩm tồn kho, chưa bán được thì Nhà máy không thể để như vậy, mặc kệ khi nào bán được thì bán, mà phải tốn một khoản chi phí cho việc bảo quản sản phẩm đó. Phải xây dựng hệ thống nhà kho để chống các tác động từ môi trường bên ngoài, chi phí cho việc xử lý nếu như sản phẩm bị mốc hay ẩm ướt, mục nát, chi phí vận hành thiết bị, máy móc, điều này làm tăng thêm chi phí và giảm doanh thu cho Nhà máy. Bên cạnh đó, nếu tồn kho quá nhiều và trong thời gian dài dẫn đến sản phẩm bị hao mòn, chất lượng giảm đi nếu vấn đề bảo quản có vấn đề như bị ẩm, gỗ bị rạn nứt, thì sản phẩm sẽ mất giá, bán đi với giá thấp hơn so với bình thường. 2.4.1.2.Rủi ro nguồn nhân lực Hiện tại, Nhà máy có khoàng 150 công nhân đang tham gia sản xuất, vì vậy những rủi ro tiềm ẩn trong nguồn lao động là rất lớn, đặc biệt trong tình hình khó khăn của thị trường viên gỗ nén hiện nay. Công nhân bỏ việc, thôi việc, dịch chuyển công việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất cũng như tình hình phát triển của Nhà máy. Nếu công nhân nghỉ việc thì sẽ thiếu nhân công, gây gián đoạn quá trình sản xuất dẫn đến tình trạng không thể cung cấp đủ đầu ra, không đáp ứng hết và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường viên gỗ nén đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu thì nhiều công nhân đã nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau như: lương thấp, bất đồng với đồng nghiệp hoặc cấp trên, môi trường làm việc khắc nghiệt, công tác quản lý nhân sự chưa được ổn định và thống nhất,. Khi một lượng công nhân nghỉ việc thì Nhà máy phải tốn khoản chi phí để tuyển lao động và đào tạo lại, chi phí này cũng không phải là nhỏ. Không chỉ xuất phát từ nguyên nhân nghỉ việc của người lao động mà trong quá trình sản xuất người lao động gặp các tai nạn như tử vong, thương tật, ngạt khí trong khi sấy viên nén hoặc thanh gỗ thì cũng gây ra những tổn thất lớn, không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người lao động và gia đình mà Nhà máy phải tốn kém TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 48 chi phí cho công nhân phục hồi về tinh thần lẫn vật chất, dẫn đến năng suất lao động giảm, gây ra các hậu quả kinh tế cho Nhà máy như: sản lượng giảm, doanh thu giảm, từ đó hạn chế sự phát triển của Nhà máy. Thông qua quá trình phỏng vấn, tìm hiểu các nhân viên trong Nhà máy thì đầu năm 2016, có khoảng 6 – 10 công nhân nghỉ việc do nhiều lý do khác nhau, buộc BGĐ phải tuyển thêm lao động, tốm kém thời gian và chi phí cho việc đào tạo lại từ đầu. 2.4.1.3.Rủi ro do trình độ kỹ thuật của người lao động. Đối với ngành sản xuất viên năng lượng đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, tay nghề của công nhân bên cạnh trang, thiết bị máy móc hiện đại. Rủi ro có thể xuất hiện và gây ra hậu quả rất lớn cho Nhà máy nếu xuất phát từ trình độ kỹ thuật của công nhân với nhiều lý do khác nhau. Có thể phát sinh từ chính bản thân công nhân và cũng có thể phát sinh từ chính công tác đào tạo của Nhà máy. Công nhân không chịu học tập, học hỏi để nâng cao tay nghề, học thêm các nghề khác hay công việc khác. Nhà máy thì hạn chế mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề đồng bộ cho toàn thể nhân viên, chỉ chọn những nhân viên có đủ điều kiện để đi học hỏi kinh nghiệm, hoặc mời các chuyên gia, kỹ sư về dạy, đào tạo cho công nhân. Kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Nếu kỹ thuật thấp, lạc hậu thì cho ra các sản phẩm sai quy cách, không đẹp hoặc bị hư hỏng, rạn nứt. Không những thế, nếu công nhân không chịu học hỏi, nâng cao tay nghề hay Nhà máy ít tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật cho công nhân thì sẽ không bắt kịp với nhu cầu của thị trường, cứ mãi lạc hậu, chất lượng công nhân không tốt, sản phẩm không có sự cải tiến về cả mẫu mã lẫ chất lượng gây ra nhiều hậu quả lớn. 2.4.1.4.Rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh. Rủi ro này xuất hiện khi một trong các rủi ro đã nêu hoặc tất cả các rủi ro trên xuất hiện. Khi các rủi ro trên xảy ra sẽ làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy bị gián đoạn, gây ra những tổn thất cho Nhà máy trong trạng thái doanh thu suy giảm hoặc chi phí tăng cao do việc ngừng sản xuất của Nhà máy trong một thời gian nhất định. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 49 Rủi ro thiêt hại kinh doanh có thể phát sinh ở các công đoạn khác nhau, có thể do công tác chuẩn bị nguyên liệu, công tác quản lý sản xuất, công tác cung ứng, - Tổn thất tài sản, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào dẫn đến tình trạng không thể cung ứng đủ đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc không đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. - Những biến đổi trong nguồn nhân lực của Nhà máy gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc không có nhân công cho sản xuất. Khi quá trình sản xuất bị gián đoạn có nghĩa chi phí sản xuất cố định có xu hướng không đổi nhưng không có hoặc có ít sản lượng đầu ra làm cho giá thành tăng lên một cách tương đối. Khi mà giá của viên năng lượng hoặc gỗ xẻ tăng lên thì người mua sẽ tìm đến các DN có giá rẻ hơn để mua, hàng của Nhà máy xuất không được dẫn đến tồn kho và mất giá, ảnh hưởng đến doanh thu của Nhà máy. Mặc dù gặp gián đoạn trong sản xuất nhưng Nhà máy vẫn phải bổ sung chi phí để duy trì hoạt động của Nhà máy ở mức độ nào đó, làm gia tăng chi phí cho Nhà máy trong khi không có hàng để bán. Bên cạnh đó, để đưa hoạt động sản xuất của Nhà máy quay trở lại bình thường nếu như rủi ro này xảy ra thì Nhà máy phải tốn kém thêm chi phí để thuê nhân công, vận hành máy móc, thiết bị, có thể phải mua mùn cưa, gỗ với giá cao,. 2.4.1.5.Rủi ro từ việc sản xuất gỗ theo tiêu chuẩn FSC/CoC. Cái khó lớn nhất của việc sản xuất viên năng lượng sạch của cả nước nước chung cũng như Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng Cam Lộ nói riêng là không ít người trồng rừng còn khá mơ hồ về FSC/CoC do đó chưa tích cực tham gia trồng rừng có chứng chỉ vì chưa thấy được lợi ích thực tế, trong khi đó nếu trồng rừng lấy gỗ dăm thì chỉ trong một thời gian ngắn là đã có sản phẩm, mặc dù hiệu quả trồng rừng nguyên liệu giấy không cao và thiếu bền vững. Mặt khác, do sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở cưa xẻ tư nhân trong việc thu mua gỗ xẻ, gỗ dăm nên nhiều DN sản xuất, chế biến gỗ rừng có chứng chỉ gặp không ít khó khăn, đó là chưa nói còn nhiều DN lách các quy định của CoC, trà trộn nhiều gỗ rừng không có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ hoặc như mua hồ sơ khai thác rừng FSC để đưa sản phẩm đi nơi khác tiêu thụ gây nên những khó khăn cho các DN làm ăn đúng đắn như Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 50 2.4.1.6.Các rủi ro khác. Các rủi ro này có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài như: mất điện, thời tiết, Nếu bị mất điện thì Nhà máy phải tạm ngừng sản xuất, cho công nhân nghỉ làm có thể dẫn đến việc chậm tiến độ sản xuất, chậm trong quá trình cung sản phẩm ra thị trường, Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng rất quan trọng trong việc sản xuất viên năng lượng: trời mưa to, nắng gắt ảnh hưởng đến quá trình bảo quản nguyên liệu cũng như sản phẩm, ảnh hưởng đến sức lao động của nhân công, Do bản chất gỗ và các phế phẩm từ gỗ là những chất dễ cháy khi gặp chất xúc tác và dễ lan rộng nhanh, nếu gặp các yếu tố từ môi trường như nắng quá to hoặc các hành động vô ý của con người sẽ gây bốc cháy và nó có thể cháy hết cả máy móc, thiết bị, ảnh hưởng đến tính mạng con người, nếu như không xử lý kịp thời. Ngoài ra, có thể xảy ra các rủi ro do như bị mất cắp, ăn trộm tài sản, sản phẩm của Nhà máy 2.4.2.Rủi ro trong quá trình xuất khẩu. 2.4.2.1.Rủi ro trách nhiệm pháp lý. Là những rủi ro xảy ra liên quan đến trách nhiệm của Nhà máy, buộc Nhà máy phải bồi thường, khắc phục thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Những rủi ro này thường xuất phát từ những thỏa thuận, cam kết hợp đồng trong quá trình kinh doanh như: giao hàng bị trể do xe vận chuyển gặp trục trặc hoặc do quá trình sản xuất của Nhà máy không đáp ứng kịp và đúng lúc, bị phạt do hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo quy cách, Rủi ro này có thể do độ ẩm của viên năng lượng hoặc gỗ xẻ không đạt chất lượng, thanh gỗ không đạt đúng quy cách bên nhận yêu cầu, buộc phải cắt về một quy cách khác nhỏ hơn theo yêu cầu của bên mua. Nếu gặp phải rủi ro này, không những Nhà máy tốn kém chi phí vận chuyển về, chi phí bồi thường hợp đồng, giảm doanh thu do giảm khối lượng của sản phẩm mà có thể uy tín của Nhà máy sẽ bị giảm sút. Nếu xảy ra những trường hợp trên, Nhà máy tiến hành thu hồi sản phẩm về, kiểm tra, xem xét mức độ hư hỏng, gửi lời xin lỗi đến nhà nhập khẩu, bồi thường thiệt hại nếu ở mức độ nghiêm trọng, hoặc nếu có yêu cầu của bên nhập khẩu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 51 2.4.2.2.Rủi ro về thị trường đầu ra. Trái ngược với “bức tranh” tươi sáng cách đây vài năm, khi đó sản xuất, XK viên năng lượng sang Hàn Quốc còn là “miếng bánh” béo bở khiến nhiều DN mặn mà, hiện nay hầu hết các DN đều đang chật vật, thậm chí đóng cửa, phá sản bởi phía Hàn Quốc ép giá, mua dưới giá thành sản xuất. Và Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ cũng không thể không chịu ảnh hưởng của vòng khó khăn đó. Trên thực tế, ngoài nguyên nhân các DN sản xuất, XK viên gỗ năng lượng phát triển quá “nóng” và chỉ “bỏ trứng vào một giỏ”, điều khiến các DN lao đao còn là bởi khi nhu cầu còn lớn và giá còn cao DN đã cố gắng xuất hàng bằng mọi giá, không đảm bảo về mặt chất lượng. Điểm yếu này bị phía đối tác nắm rõ để tới khi cung vượt cầu, hàng tồn kho nhiều, đối tác càng có cớ ép giá DN. Phía các DN thì cạnh tranh nhau về nguyên liệu, đẩy giá bán lên cao. Bên cạnh đó, giá dầu thô sụt giảm, nhu cầu sử dụng nguyên liệu dầu thô quay trở lại, làm cho cung vượt cầu đối với sản phẩm viên gỗ nén, thị trường Hàn Quốc ế ẩm, họ đã trả hàng lại hoặc mua với giá thấp. Vì vậy, không chỉ riêng gì Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ mà nhiều DN khác đã không xuất khẩu được sản phẩm, gây tồn kho, ứ động, sản phẩm mất giá, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy. Bên cạnh đó, các DN còn quá phụ thuộc vào thị trường Hàn Quốc, nên rất khó khăn cho việc xuất khẩu một khi thị trường này đóng băng, gây ra nhiều rủi ro lớn. Không bán được hàng nhưng Nhà máy cũng phải tốn kém chi phí cho việc tồn kho, bảo quản, bảo hành máy móc và chi phí cho việc mua nguyên liệu dự trữ cho việc sản xuất khi mà thị trường xuất khẩu phát triển trở lại. Nếu Nhà máy không bán được hàng thì gây ra phá sản, bán giá thấp thì thua lỗ, không bù được chi phí đã bỏ ra, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác của Nhà máy như: lao động, pháp lý, chi phí cho việc duy trì hoạt động của DN,. BGĐ Nhà máy đã và đang tìm kiếm thêm thị trường mới bên cạnh thị trường Hàn Quốc nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra khi thị trường này đóng băng và khai thác thêm thị trường nội địa để có thể giải quyết các khó khăn, ổn định doanh thu một cách thường xuyên. 2.4.2.3.Rủi ro về giá và tỷ giá xuất khẩu. Sự biến động về giá và tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Nhà máy. Nếu Nhà máy ký được hợp đồng xuất khẩu viên năng lượng ở một mức giá cụ thể TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 52 tương ứng với một mức giá nhất định khi quy đổi ra tỷ giá xuất khẩu mà nước đó sử dụng, nhưng đến khi có hàng xuất đi, tỷ giá đồng tiền của nước đó giảm đi làm cho tổng tiền mình bán được cũng giảm đi, trong khi chi phí mua nguyên liệu và các chi phí khác vẫn giữ nguyên hoặc cao hơn. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của Nhà máy , hoặc có thể bán không có lời, dẫn đến lợi nhuận giảm. Ví dụ, khi ký hợp đồng bán, 1USD = 20 320 VNĐ, nhưng khi thực tế bán, tỷ giá giảm xuống còn 1 USD = 19 850 VNĐ. Giá của viên năng lượng biến động gây ảnh hưởng rất nhiều việc sản xuất và xuất khẩu của Nhà máy. Chỉ trong vòng từ khoảng 1 năm, từ năm 2014 đến năm 2015, giá xuất khẩu của viên gỗ nén từ mức 160 -170 USD/tấn, đã rơi xuống chạm đáy khi giờ đây cái giá 96 USD cái mức giá nghe qua ai cũng đau lòng, bởi ngay thị trường rủi ro như chứng khoán cũng không rơi một cách khủng khiếp như thế. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng chung đến nhiều DN cũng như Nhà máy viên năng lượng. Nhà máy đầu tư máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhân lực và nhiều yếu tố khác để hi vọng viên năng lượng sẽ bán được ở mức giá cao, tạo ra doanh thu lớn cho Nhà máy, nhưng không ai có thể lường trước được giá của nó sẽ giảm xuống ngay bất cứ khi nào. Khi Nhà máy thấy thị trường có giá tốt, tăng cường sản xuất để bán, nhưng khi sản xuất xong và bán thì giá lại giảm sút, không bán được, dẫn đến tồn kho, ứ động hoặc chấp nhận bán ở giá thấp. 2.4.2.5.Rủi ro do sự biến động của giá dầu thế giới. Sự biến động của giá dầu thô thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến giá của viên gỗ nén năng lượng. Khi giá dầu thô cao, các Nhà máy, DN chuyển sang sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu có giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí, duy trì mức lợi nhuận cao. Nhưng khi giá dầu thô sụt giảm, các DN, Nhà máy sẽ trở lại sử dụng dầu thô hơn là sử dụng các loại nhiên liệu khác. Họ sẽ ưu tiên sử dụng các loại nhiên, nguyên liệu rẻ, vì mục đích cuối cùng của tất cả các DN cũng chỉ là lợi nhuận hơn là về vấn đề môi trường, mặc dù vấn đề môi trường ngày nay rất được quan tâm, được nhiều DN cũng đang chú trọng đến. Tính đến ngày 22/12/2014 giá dầu thô WTI dừng ở mức 56.57 đô la Mỹ, chạm mức đáy trong 5 năm qua, giảm 40% so với đầu năm 2014. Giá dầu mỏ thế giới những TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 53 ngày cuối năm 2015, xuống mức thấp kỷ lục 35 USD/thùng – đúng bằng mức giá bắt đầu chu kỳ giá dầu cao năm 2004. Ngay sau khi giá dầu giảm, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đã đặt ra câu hỏi về kịch bản nào đối với giá dầu thế giới năm 2016. (Nguồn: theo tapchitaichinh.vn) đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm viên nén. Các DN chuyển qua sử dụng dầu thô để thay thế kết hợp với thị trường truyền thống Hàn Quốc biến động đã làm cho viên năng lượng không xuất được, gây ứ động tồn kho, ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của DN, trong khi chi phí bảo quản, tồn kho, duy trì hoạt động của DN vẫn diễn ra hằng ngày. Minh chứng là doanh thu của Nhà máy giảm vào cuối năm 2014 đầu năm 2015. Doanh thu viên năng lượng giảm 965 982 350 đồng quý I năm 2015 so với quý IV năm 2014, gỗ xẻ chi tiết thì giảm 99 139 046 đồng quý I năm 2015 so với quý IV năm 2014. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 54 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU VIÊN NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY VIÊN NĂNG LƯỢNG CAM LỘ Sản xuất viên năng lượng là một ngành mới, hình thành và phát triển trong vòng 4 năm trở lại đây. Vì vậy, nó chứa đựng rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu, đặc biệt là tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Nhận biết được tình hình đó, BGĐ và toàn thể nhân viên của Nhà máy đã nổ lực tìm kiếm giải pháp để nhận dạng, đánh giá, quản trị các rủi ro có thể xảy ra để có một hướng đi tốt nhất. Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ mới được thành lập và đi vào hoạt động gần được 2 năm, vào thời điểm mà thị trường viên nén bắt đầu rơi vào khó khăn. Lúc này, những rủi ro tiềm ẩn là rất lớn,vì vậy BGĐ đã chú trọng vấn đề quản trị rủi ro, đưa vấn đề này trở thành cấp thiết hàng đầu thì Nhà máy mới có thể phát triển và đứng vững trong khi thị trường lúc này gần như 90% DN sản xuất viên gỗ nén đang trên bờ vực phá sản. Việc quản trị rủi ro được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm để có thể giảm thiểu các rủi ro hoặc các tổn thất xảy ra một cách tối thiểu nhất. 3.1.Định hướng phát triển. Trong giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay, Nhà máy luôn cố gắng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất, mang lại lợi nhuận cao. Nhà máy đã đưa ra các định hướng phát triển một cách bền vững, lâu dài mà có hiệu quả cao. BGĐ Nhà máy luôn đề cao, chủ động sự sáng tạo trong sản xuất, sản xuất khép kín kết hợp kinh doanh nhiều lĩnh vực để có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất và kiểm soát tốt nguồn hàng, tạo được sự tin tưởng đối với các đối tác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, với phương châm sản xuất bền vững Nhà máy tiếp tục tham gia vào chuỗi hành trình sản phẩm gỗ CoC, tích cực hỗ trợ hơn nữa cho người dân trồng rừng trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị tham gia chứng chỉ FSC cho cây keo, hỗ trợ vay vốn chăm sóc rừng FSC với lãi suất ưu đãi, cam kết thu mua nguyên liệu gỗ keo xẻ FSC cho người dân trồng rừng. Trong điều kiện khó khăn của một đơn vị mới thành lập, nhưng để có sản phẩm đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo của thị trường, đầu năm 2015, nhà máy và UBND huyện Cam Lộ đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển rừng FSC trên địa bàn huyện với diện tích 1.500 ha đến năm 2020. Tháng 6/2015, Nhà máy và Hội TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 55 chứng chỉ rừng Quảng Trị cũng đã ký thảo thuận hợp tác phát triển rừng FSC cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó, từ nay đến năm 2020, phải phát triển ổn định 2.000 ha rừng FSC cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Cam Lộ 1.500 ha, các địa phương khác 500 ha. Nhà máy sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí đánh giá cấp chứng chỉ FSC cho toàn bộ diện tích cả các hộ dân tham gia Hội chứng chỉ rừng Quảng Trị, cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ rừng FSC của các hộ dân tham gia Hội chứng chỉ rừng với giá bán thị trường 15- 18%. Đảm bảo công suất sản xuất viên năng lượng lên 17.000 tấn và chế biến 5.000 m3 phôi gỗ xẻ, Nhà máy sẽ xây dựng chuỗi sản phẩm bền vững từ gỗ keo rừng đến phôi gỗ xẻ chi tiết để sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất xuất khẩu. Nhà máy phấn đấu là đơn vị sản xuất có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của Đất nước nói chung và quê hương Quảng Trị nói riêng. (Nguồn: Theo baoquangtri.vn) 3.2.Các biện pháp quản trị rủi ro trong sản xuất.  Né tránh rủi ro. Không thu mua các nguyên liệu lẫn quá nhiều tạp chất, đặc biệt là các tạp chất cứng, cỡ lớn nhằm tránh gây ảnh hưởng đến máy móc thiết bị, chất lượng nguyên liệu không tốt sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm không tốt và không đẹp.  Giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế rủi ro. - Trong giai đoạn khó khăn của thị trường viên gỗ nén, Nhà máy đã áp dụng “chính sách, quy trình thực hiện 2 inch 1. 2 trong 1 tức là Nhà máy đã vận dụng sản xuất đồng loạt hai sản phẩm từ gỗ đó là viên năng lượng và gỗ xẻ chi tiết. Việc áp dụng chính sách này sẽ giúp Nhà máy chủ động được nguyên liệu, có thể lấy những phế phẩm từ việc sản xuất gỗ xẻ chi tiết để sản xuất viên năng lượng. Bên cạnh đó, gỗ xẻ chi tiết bình ổn sẽ bổ trợ cho viên năng lượng, bù qua bù lại cho nhau để giúp Nhà máy ổn định và tăng trưởng được doanh thu. - Kiểm tra kỹ chất lượng, quy cách của viên năng lượng cũng như gỗ xẻ trước khi đóng gói thành phẩm và xuất kho. Tiến hành kiểm tra, đo lường kỹ lưỡng độ ẩm, độ tro, nhiệt trị của viên gỗ nén bằng các phương tiện máy móc hiện đại trước khi đóng vào bao. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 56 - Trong năm 2015, Nhà máy đã tiến hành bán thêm bếp nướng viên năng lượng, tiết kiệm năng lượng cho các DN cũng như các hộ gia đình. Nhà máy thậm chí đã đi gõ cửa từng nhà hàng, từng hộ gia đình để tuyên truyền, cho dùng thử sản phẩm, giúp họ thấy được công dụng vượt trội của loại bếp sử dụng viên năng lượng này. Tuy lượng mua không nhiều vì không thể một sớm một chiều để có thể thay đổi thói quen của người dân được, nhưng đây cũng là một bước đi mới, mở đường cho việc phát triển thị trường nội địa của Nhà máy, giải quyết các khó khăn khi thị trường XK viên năng lượng đóng băng. - Nhà máy tiếp tục liên kết, hỗ trợ nông dân phát triển diện tích rừng trồng tham gia chứng chỉ FSC trên địa bàn và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ SFC. Đồng thời Nhà máy cũng đầu tư thêm máy móc, thiết bị tiến tới hỗ trợ người dân trồng rừng khai thác gỗ, tìm kiếm các nguồn tài trợ chính hỗ trợ người dân trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu bền vững để sản xuất viên nén năng lượng cũng như các sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng của Nhà máy. - Hàng quý, BGĐ luôn đề ra các dự báo về sự biến động của thị trường và giá cả để có kế hoạch sản xuất phù hợp. - Nhà máy đã đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị công nghệ Hàn Quốc hiện đại, tiên tiến ngay từ đầu, khi tham gia vào thị trường sản xuất này, vừa có thể tránh được các rủi ro xảy ra, vừa giảm chi phí cho quá trình sữa chữa, tránh đầu tư máy móc nhiều lần gây tốn kém chi phí, cho ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt. - Nhà máy đã đầu tư hệ thống Nhà xưởng thoáng mát, cửa đóng an toàn để có thể bảo quản tốt nhất sản phẩm tránh các ảnh hưởng của thời tiết, con người. - Thiết lập và duy trì thường xuyên hệ thống kiểm tra, giám sát và hệ thống báo cáo về các hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro như: + Quản lý nhân viên ra vào cổng bằng thẻ, gửi tất cả chìa khóa của các bộ phận, phòng, ban cho bảo vệ sau khi làm việc xong và trước khi rời khỏi Nhà máy. + Đo lường, cân nặng trọng tải và kiểm tra biển số xe ra vào Nhà máy khi xuất kho, nhập nguyên liệu. - Ban hành các quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, các xưởng sản xuất, Quản đốc, Tổ trưởng, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 57 Ban hành các nội quy, quy trình làm việc, vận hành máy móc, thiết bị, quy trình nhập kho, xuất kho: + Sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm thì các tổ phải tắt tất cả Aptomat của các máy móc, thiết bị cần thiết. + Trong quá trình xuất kho, nhân viên xuất kho phải giám sát, theo dõi quá trình xuất kho, tránh tình trạng bị mất cắp hoặc xuất nhầm lô hàng. Sau khi bốc hàng lên xe vận chuyển xong, xe rời khỏi vị trí kho thì nhân viên xuất kho hoặc bảo vệ phải đóng cửa kho rồi mới rời kho. + Trước khi xe rời khỏi Nhà máy, thì phải qua trạm cân điện tử để cân hàng, nhân viên bộ phận kinh doanh phải tiến hành cân hàng, kiểm tra biển số xe, thanh toán tiền theo phiếu xuất kho. + Trước khi xe chở nguyên liệu vào Nhà máy, bộ phận kinh doanh cần kiểm tra kỹ nguyên liệu, biển số xe, cân nặng, đo lường độ ẩm, tạp chất trước khi nhập nguyên liệu đầu vào. - Huấn luyện, đào tạo cho nhân viên, người lao động các kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất như: kỹ năng lọc, sấy, cắt gỗ, đóng gói, ép viên nén,. để hạn chế tối đa những sai sót và rủi ro có thể xảy ra. Trước khi sấy hoặc ép viên gỗ nén, thì phải xem kỹ phiếu yêu cầu về quy cách của sản phẩm để tiến hành ép sấy đúng yêu cầu, tránh các sai sót xảy ra. - Xây dựng khu nhà tập thể cho nhân viên, công nhân nghỉ ngơi vào buổi trưa hoặc tối với đầy đủ các tiện nghi tối thiểu như: giường, quạt, nhà vệ sinh, phòng tắm nhằm có được sức khỏe tốt nhất cho việc sản xuất, kinh doanh. - Ban hành các nội quy, quy định đối với người lao động, cũng như quy định về quy cách của sản phẩm trong quá trình sản xuất, và các quy định này đều được gắn ở ngay xưởng sản xuất, như: + Luôn luôn nâng cao ý thức bảo vệ tài sản của Nhà máy. + Đi làm đúng giờ, tránh ảnh hưởng đến công việc chung. + Tiêu chuẩn dung sai cho việc sản xuất gỗ xẻ là :  Chiều dài: lớn hơn hoặc bằng 10mm.  Chiều rộng: min +1, max +4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 58  Chiều dày: 2mm  Không cong cạnh, không nứt hai đầu, không mục, nát. + Viên năng lượng phải đạt được các tiêu chuẩn như: về độ ẩm (thường từ 13% - 14%), hạt viên nén có kích thước 6mm hoặc 8mm, năng lượng sinh ra phải từ 4500 – 4800 Kcal/kg và lượng tro khô phải nhỏ, bé hơn 1%. - Thiết lập và trang bị hệ thống PCCC ở Nhà máy, đặc biệt là ở xưởng sản xuất. Có hệ thống thông tin kịp thời khi gặp sự cố xảy ra như số điện thoại nóng, website, - Hằng năm, Công ty cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị đã tổ chức lớp đào tạo về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong các chi nhánh của Công ty và có cấp bằng cho những ai đi học. - Cấp cho người lao động mũ, nón, găng tay và trang phục trong việc bảo hộ lao động, tránh các tình huống xấu xảy ra trong quá trình sản xuất. - Xây dựng các chính sách lương bổng và đãi ngộ nhân viên phù hợp. Bên cạnh đó, Nhà máy thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ vào các dịp lễ, nhằm tăng tính đoàn kết giữa các bộ phận, phòng ban, lãnh đạo với người lao động. Bên cạnh đó, thông qua những hoạt động này để tăng lòng trung thành của nhân viên, người lao động đối với Nhà máy. - Nhà máy thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên, người lao động. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, Nhà máy đã chú trọng công tác đào tạo theo hướng “ giỏi một nghề, biết nhiều nghề”, mỗi công nhân sản xuất, ngoài công việc chính của mình họ còn được đào tạo làm các công việc khác. Ví dụ, công nhân lọc nguyên liệu có thể sấy, cắt gỗ xẻ chi tiết hoặc ngược lại, công nhân ép viên nén có thể qua làm đóng bao thành phẩm hoặc ngược lại, Điều này giúp cho việc sản xuất được thuận lợi, nhanh hơn, giúp giải quyết các sự cố xảy ra một cách nhanh chóng và dứt điểm.  Tài trợ rủi ro. - Đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên và người lao động. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 59 - Mua bảo hiểm máy móc, thiết bị để có thể giảm thiểu chi phí khi máy móc gặp sự cố trong sản xuất. - Nhà máy có quỹ dự phòng để giải quyết các rủi ro như: quỹ dự phòng cho việc bảo hành, sữa chữa máy móc, quỹ động viên, thăm hỏi nhân viên, người lao động, 3.3.Các biện pháp quản trị rủi ro trong xuất khẩu.  Giải pháp né tránh. - Hạn chế đến mức tối đa việc bán sản phẩm sang các thị trường thường gặp các rủi ro về chính trị, pháp lý,  Giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế rủi ro. - Nắm bắt thông tin và nhu cầu của thị trường, vì mỗi thị trường thì có yêu cầu về quy cách về sản phẩm khác nhau, nhằm tránh các rủi ro hàng bị trả về, tồn kho, mất uy tính. - Nhà máy đã nổ lực tìm kiếm thêm thị trường mới cho viên năng lượng ngoài thị trường Hàn Quốc, đó là thị trường Trung Quốc nhằm giải quyết bế tắc của thị trường XK viên năng lượng. - Nếu gặp rủi ro khi giá viên năng lượng giảm mạnh trong khi tồn kho lại rất cao thì cần phải bán một phần số lượng tồn kho nhằm tránh gặp rủi ro lớn hơn. Vì nếu giá tiếp tục giảm thì mức thiệt hại cũng đã giảm đi một phần. Nếu giá tăng lên thì có thể chờ tăng nữa để tìm cơ hội bù đắp thiệt hại từ số hàng còn lại. - Luôn nắm bắt thông tin biến động của giá cả và tỷ giá của thị trường nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro về tỷ giá cũng như có kế hoạch hợp lý trong việc sản xuất và tiêu thụ. - Xây dựng hợp đồng chặt chẽ, các điều khoản rõ ràng để tránh các rủi ro liên quan đến pháp lý, kiện tụng. Tài trợ rủi ro. Mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển: Nhà máy mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm chuyển giao rủi ro một khi nó có thể xảy ra cho công ty bảo hiểm. Với phương thức này thì Nhà máy phải chịu hi sinh một khoản chi phí gọi là phí bảo hiểm hàng hóa cho dù rủi ro có xảy ra hay không. Khi xảy ra rủi ro thì mức độ tổn thất TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 60 đã có công ty bảo hiểm gánh chịu bằng khoản bồi thường thiệt hại theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 61 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận. Đứng trước tình hình khó khăn và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chúng ta có thể nhận thấy rằng sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro, vì đây là một thị trường này khá mới, thị trường tiêu thụ khó khăn, không đa dạng, tiềm lực của các doanh nghiệp sản xuất viên năng lượng không lớn, chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Bên cạnh đó, thực chất Việt Nam cũng không có nhiều lợi thế trong ngành này khi diện tích rừng có giới hạn, tiềm năng nguyên liệu chỉ vào loại trung bình. Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu viên năng lượng tại Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ, theo em nhận thấy rằng trong sản xuất thì rủi ro nguồn nguyên liệu và trong xuất khẩu là rủi ro về thị trường là hai loại rủi ro cao nhất và đem lại nhiều khó khăn nhất đối với Nhà máy. Nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, chất lượng nguyên liệu tốt sẽ tạo ra các sản phẩm tốt và đạt chất lượng cao. Những rủi ro về nguyên liệu như thiếu nguồn cung, lẫn tạp chất, độ ẩm cao, sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong quá trình sản xuất như làm hư hỏng máy móc, thiết bị, sản phẩm tạo ra không đẹp, tăng chi phí cho Nhà máy, Việc sản xuất thuận lợi nhưng thị trường tiêu thụ không có thì càng gặp rủi ro hơn. Thị trường Hàn Quốc thì đóng băng, ép giá, mua với giá rẻ đang gây ra những khó khăn cho các DN nói chung cũng như Nhà máy nói riêng, gây ra những thiệt hại to lớn. Điều quan trọng là Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ đã thực hiện tốt và phù hợp các biện pháp quản trị rủi ro với tình hình thực tế hiện tại nhằm từng bước đưa Nhà máy vượt qua khó khăn và phát triển. BGĐ Nhà máy luôn coi trọng và đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, coi đó là vấn đề sống còn của Nhà máy. Điều đó là cấp thiết và quan trọng khi mà kinh tế ngày càng khó khăn, cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Bên cạnh công tác quản trị rủi ro có hiệu quả thì Nhà máy vẫn còn tồn tại một vài hạn chế cần giải quyết và khắc phục, cần sự phối hợp hơn nữa giữa BGĐ, nhân viên và người lao động. Nỗ lực và kiên trì hơn nữa trọng công tác quản trị rủi ro, tạo ra TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 62 được các sản phẩm có chất lượng và mang tính đột phá hơn về quy cách, mẫu mã, chất lượng. Do thời gian thực tập ở Nhà máy và năng lực có hạn, cùng với lượng kiến thức học ở trường còn hạn chế, ít va chạm với thực tiễn và kinh nghiệm còn ít nên các giải pháp mà em đưa ra nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tại Nhà máy chưa mang tính chuyên nghiệp và toàn diện, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, Lãnh đạo Nhà máy và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 3.2.Kiến nghị. 3.2.1.Đối với Nhà nước 3.2.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật về sản xuất kinh doanh và kinh doanh quốc tế, hội nhập và mở cửa. Thứ nhất, Việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng đổi mới toàn diện và phù hợp với từng bước phát triển của Đất nước, nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN. Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp, nên bãi bỏ các chính sách, quy định không phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các chính sách chồng chéo nhau, thủ tục pháp lý rườm rà và qua nhiều giai đoạn. Đặc biệt, trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, thì Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa nước ta với bạn bè quốc tế được nhiều hơn đặc biệt là trong ngành sản xuất viên năng lượng mới chớm nở và gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Điều này được thể hiện qua chính sách mở cửa của đất nước ta. Đầu tư, phát triển lĩnh vực XNK, hệ thống cầu cảng, phương tiện vận chuyển trong kinh doanh quốc tế. Đưa ra các chính sách, quy định chặt chẻ hơn về vấn đề kinh doanh quốc tế. Thứ hai, phải ngày càng hoàn thiện các quy định về ATLĐ và PCCC trong sản xuất, kinh doanh, xử phạt nghiêm khắc những DN làm trái quy định. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 63 Con người là yếu tố quyết định quan trọng đối với quá trình sản xuất, không có con người thì máy móc cũng không thể hoạt động được. Hiện nay, nhiều DN đang xem nhẹ vấn đề an toàn trong lao động và PCCC, dẫn đến nhũng hậu quả lớn. Khi một rủi ro nào liên quan đến con người hoặc một phần nào đó của DN như: máy móc, nhà xưởng, thì cũng để lại hậu quả to lớn cho DN đó, nó không chỉ ảnh hưởng đến chính nó mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác. Vì vậy, Nhà nước nên có quy định rõ ràng và nghiêm khắc hơn trong vấn đề ATLĐ và PCCC, xử lý nặng và dứt điểm các DN vi phạm quy định của pháp luật. 3.2.1.2.Khuyến khích các DN và người dân trong nước sử dụng năng lượng sạch, đặc biệt là viên năng lượng. Khí hậu ngày càng biến đổi do các tác động khách quan và chủ quan, đặc biệt một phần lớn từ các khí thải độc hại do hoạt động đốt cháy thải ra môi trường. Vì vậy, việc sử dụng các nguyên liệu sạch như viên năng lượng đang là một vấn đề cấp thiết và mang tính quan trọng trong thời điểm này. Nhà nước nên có các chính sách để khuyến khích người dân, các DN sử dụng năng lượng này để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính cuộc sống của mình như: qua truyền thông, báo chí, thí điểm tại những DN sản xuất lớn,, để có thể thay đổi tư duy và ý thức của con người khi vấn đề sử dụng bếp than, củi hoặc ga và các khí đốt khác đã quá quen thuộc. Bên cạnh đó, có các chính sách động viên, ưu tiên, khen thưởng đối với các DN có ý thức và hành động tốt trong việc bảo vệ môi trường. 3.2.1.3.Tạo điều kiện cho các Hiệp hội, Câu lạc bộ viên năng lượng phát triển, nhằm tăng tính đoàn kết, cạnh tranh với các nước trên thế giới, đưa viên năng lượng thâm nhập thị trường nội địa. Một lý do quan trọng dẫn đến các DN sản xuất viên năng lượng đang đứng trên bờ vự phá sản như hiện nay đó chính là tiềm lực của các DN không lớn, chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Các doanh nghiệp phát triển ồ ạt, cạnh tranh nhau về nguồn nguyên liệu, mạnh ai nấy làm dẫn đến bị ép giá. Vì vậy, những Hiệp hội viên gỗ nén như Hiệp hội viên gỗ nén miền Bắc, CLB gỗ viên nén Miền Nam được thành lập có ý nghĩa rất quan trọng trong thời điểm này. Những Hiệp hội này sẽ gắn kết các DN sản xuất viên nén lại với nhau, tăng tính đoàn kết, cùng nhau tìm ra các giải pháp mới có TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 64 lợi cho tất cả các DN mà vẫn cạnh tranh được với thị trường nước ngoài và bán được ở thị trường nội địa. Để làm được điều này, thì rất cần sự quan tâm của Chính Phủ, sự chỉ đạo và phối hợp của cơ quan ban ngành cấp cao như: Viện năng lượng Việt Nam, Viện khoa học kỹ thuật Việt Nam, trong việc tuyền truyền về tác dụng và yếu tố tích cực của sản phẩm viên gỗ nén, nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa sự thâm nhập của mặt hàng này ở thị trường nội địa, giải quyết khó khăn cho con đường XK. Điều này không chỉ tháo gỡ khó khăn cho DN mà quan trọng là góp phần tăng cường sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo môi trường. Bên cạnh đó, không những cần sự giúp đỡ của Chính phủ, Nhà nước mà điều quan trọng nhất là các DN trong ngành cần phải chủ động liên kết sản xuất để có sức mạnh thương thảo đầu ra và đầu vào, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thương trường quốc tế. 3.2.2.Đối với Nhà máy. 3.2.2.1.Thắt chặt việc quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu. - Để có được một sản phẩm tốt, đạt chất lượng cao và đúng quy cách thì đó là kết quả của cả một quá trình từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, sản xuất cho đến đóng gói thành phẩm, bảo quản, trong đó quản lý chất lượng ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng vì nguyên liệu sẽ cấu thành nên sản phẩm. Để sản xuất viên năng lượng đạt được tiêu chuẩn về độ ẩm, quy cách, nhiệt trị, độ tro thì chất lượng dăm bào, mùn cưa phải đạt tốt như: độ ẩm thấp, nguyên liệu lẫn ít tạp chất,.. Vì vậy, Nhà máy phải có các chính sách thắt chặt hơn việc quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào đối với các nhà cung cấp, cũng như hoàn thiện công tác bảo quản nguyên liệu. Việc làm này sẽ giúp hạn chế được các rủi ro về nguyên liệu, máy móc, thiết bị, tạo ra được các sản phẩm đẹp, đạt tiêu chuẩn, giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro xảy ra đối với chất lượng sản phẩm. - Củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp gỗ đảm bảo chất lượng gỗ đúng theo yêu cầu. - Đảm bảo nguyên vật liệu được vận chuyển kịp thời để tránh thời gian không hoạt động. - Đảm bảo nguyên vật liệu sản xuất gỗ nén sẵn có cho sản xuất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 65 - Tiếp tục tìm các nhà cung cấp đáng tin tưởng cho nguyên vật liệu đầu vào. - Tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng đối với nhà cung cấp. 3.2.2.2.Từng bước nâng cao, cải tiến công nghệ máy móc, thiết bị. Đối với những nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia thì sản phẩm viên năng lượng của họ thường có nhiệt trị thấp hơn viên gỗ nén của Việt Nam và độ ẩm cao hơn vì khi sản xuất, gỗ của họ có sử dụng phụ phẩm của cây cọ thuộc nhóm gỗ mềm còn sản phẩm của Việt Nam thuần túy dùng gỗ tràm bông vàng, gỗ cao su hay gỗ keo thuộc nhóm gỗ cứng. Yếu tố này khiến viên nén gỗ của Việt Nam luôn là mặt hàng có chất lượng cao. Tận dụng ưu thế này, Nhà máy nói riêng cũng như các DN sản xuất viên gỗ nén nói chung cần phải từng bước cải tiến máy móc, thiết bị, sử dụng máy móc công nghệ cao, hiện đại như công nghệ của Hàn Quốc để tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt, hạn chế được các rủi ro trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải thắt chặt công tác giám sát, quản lý quá trình sản xuất nhằm phát hiện ngay các sai sót để sữa chữa, tránh những hậu quả về sau, gây tốn kém thêm chi phí cho việc khắc phục sự cố. Hàng quý tiến hành bảo hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị một lần để đảm bảo máy móc hoạt động tốt cho suốt quá trình sản xuất. 3.2.2.3.Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà máy. - Tiếp tục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao kỹ năng, tay nghề năng lực. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhân sự của Nhà máy, hàng quý hoặc hàng năm có thể mời các chuyên gia hoặc các kỹ sư giỏi ở trong và ngoài Nhà máy tiến hành giảng dạy, hướng dẫn thêm cho công nhân để nâng cao tay nghề. Có những chính sách tốt hơn cho việc thu hút người tài như: lương, thưởng,. - Tiến hành đào tạo nhân viên một cách đồng bộ chứ không phải đơn lẻ. Bên cạnh chọn người tài giỏi để đi học tập thì Nhà máy nên chú trọng đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất, vì chính họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Nhà máy. Không những thế, những người được đi học hỏi thì về dạy lại hoặc đào tạo lại cho công nhân, thực hành sẽ tốt hơn truyền miệng. - Khuyến khích công nhân tham gia chia sẻ ý tưởng, đề xuất để tăng tính hiệu quả. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 66 - Kết hợp bộ phận kinh doanh và khách hàng cùng nhau phát triển sản phẩm mới. - Làm việc với các bên cung cấp gỗ để đảm bảo chất lượng gỗ và quy cách được giao đúng. 3.2.2.4.Tiếp tục nâng cao hiệu quả bán hàng và marketing. - Hợp tác với khách hàng hiện có để hiểu rõ các yêu cầu sản phẩm của người tiêu dùng cuối cùng, để xác định các ứng dụng tiềm năng của sản phẩm. -Thực hiện khảo sát khách hàng để tìm hiểu cơ hội phát triển sản phẩm tiềm năng như điều tra bằng bảng hỏi, -Tiếp tục các chiến lược quảng cáo, marketing, phát triển sản phẩm. - Tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và có triển vọng hơn, quay về thị trường nội địa. Do việc tiêu thụ viên năng lượng quá phụ thuộc vào thị trường Hàn Quốc, nên khi thị trường này đóng băng đồng nghĩa với các DN cũng đóng băng theo, không thể bán được sản phẩm, Nhà máy viên năng lượng Cam lộ cũng không nằm khỏi vòng khó khăn này. Ngoài thị trường Hàn Quốc, Nhà máy nên chú trọng hai thị trường tiềm năng nhất có thể mở rộng là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Bởi hai thị trường này ngày càng chú trọng hơn tới việc sử dụng nguồn nhiên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì vậy, đòi hỏi Nhà máy cần phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt và phù hợp với yêu cầu của từng thị trường, mỗi thị trường sẽ có một yêu cầu riêng về quy cách của sản phẩm. Thị trường EU cũng có nhu cầu tiêu thụ viên năng lượng khá lớn nhưng trong thời điểm hiện tại, sản phẩm viên năng lượng Việt Nam chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng do EU đặt ra, đồng thời chi phí vận chuyển từ Việt Nam tới thị trường EU cũng khá lớn nên việc XK thiếu khả thi, nhưng hiện tại Nhà máy đã hỗ trợ nông dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, đây là cơ hội lớn có thể giúp Nhà máy phát triển, xuất khẩu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ra thị trường thế giới Ngoài trong đợi việc mở rộng thị trường XK, Nhà máy nên tập trung vào thị trường nội địa. Nếu làm tốt tại thị trường trong nước, để viên năng lượng có thể xâm nhập vào không chỉ các DN sử dụng nhiên liệu làm chất đốt mà ngay cả tới từng hộ gia đình thì kể cả không XK, các DN trong ngành này vẫn có thể đảm bảo hoạt động. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KI H TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 67 Nhà máy đã bán thêm bếp nướng viên năng lượng nhưng mức độ sử dụng của các DN, Nhà hàng hay người dân vẫn chưa cao. Nhà máy nên đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm đến nhanh hơn với người tiêu dùng. Kiên trì tuyên truyền đến từng hộ gia đình, nhà hàng, DN và cho dùng thử sản phẩm. Tìm kiếm những khách hàng trung thành dùng sản phẩm của Nhà máy, vì chính những khách hàng này sẽ là kênh truyền thông tốt nhất nếu họ đã tin dùng sản phẩm của Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy nên đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm viên năng lượng tại chi nhánh Siêu thị Sepon, vì đây là nơi có lượng khách hàng lẻ đến nhiều và tiếp cận nhanh nhất. Quảng bá sản phẩm của mình chính ngay tại Nhà máy bằng cách để bộ phận cấp dưỡng sử dụng bếp này trong nấu ăn. Với mức tiêu thụ trung bình 30kg/bếp/tháng thì nhu cầu tiêu thụ gỗ viên nén có thể lên tới 1 triệu tấn, chưa kể tới việc sử dụng gỗ viên nén cho các bếp công nghiệp. “Đây là thị trường rất lớn và tiềm năng của viên năng lượng”. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Ánh Dương (2013), Bài giảng Quản trị rủi ro, Huế năm 2013 2.Nguyên Bảo, Thúc An (10/1/2015), Nhà máy viên năng lượng phấn đấu doanh thu năm 2015 đạt 60 tỷ đồng, vien-nen-nang-luong-phan-dau-doanh-thu-nam-2015-dat-60-ty-dong-293/,xem 12/3/2016. 3.Thuỳ Dung (5/2/2015), Gỗ viên nén tắc đường xuất khẩu, xem 15/3/2016 4.Thanh Nguyễn (3/9/2015), Sản xuất viên gỗ nén: Sớm nở, chóng tàn!, xem 15/3/2015. 5.Nguyễn Trang, Nguyễn Phương (10/8/2015, Thiếu nghiên cứu thị trường, DN sản xuất viên gỗ nén lao đao, san-xuat-vien-go-nen-lao-dao-20150810133052767.htm, xem 2/4/2016. 6.Nguyễn Đình Quân (31/1/2015), Khung cảnh thị trường và ngành sản xuất viên gỗ nén Việt Nam 2014 2015, %20Biomass/Khung%20canh%20thi%20truong%20va%20nganh%20san%20xuat%2 0Vien%20go%20nen%20Viet%20Nam%202014- 2015%20(TS.Nguyen%20Dinh%20Quan).pdf, xem 10/3/2016. 7.Hoàng Đức (10/02/2016), Viên năng lượng chống biến đổi khí hậu, , xem ngày 1/5/2016. 8.Tiềm năng thị trường viên gỗ nén, (05/10/2014) https://vnwoodpellet.wordpress.com/2014/10/05/tiem-nang-thi-truong-vien- nen-go/, xem ngày 15/3/2016. 9. PGS.TS Bùi Xuân Hồi (12/2/2016), Giá dầu thế giới năm 2016 và những tác động tới kinh tế Việt Nam, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Diệu Linh SVTH: Phan Thị Linh Phương – Lớp: K46A - QTKDTH 69 luan/gia-dau-the-gioi-nam-2016-va-nhung-tac-dong-toi-kinh-te-viet-nam-76196.html, xem ngày 10/05/2016 10.sepon.com.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_cac_rui_ro_trong_qua_trinh_san_xuat_va_xuat_khau_vien_nang_luong_tai_nha_may_vien_nang_luo.pdf
Luận văn liên quan