Phân tích các ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư 2005 nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài là một chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế (TPQT) và mang những đặc điểm quy chế pháp lý (QCPL) dân sự đặc thù và quan trọng so với các chủ thể khác. Pháp luật (PL) mỗi quốc gia đặt ra những giới hạn và phạm vi hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Trong TPQT, QCPL của PNNN được xác định trên cơ sở chế độ đối xử Tối huệ quốc, đãi ngộ đặc biệt Tại Việt Nam (VN), QCPL của PNNN được xác định dựa trên quy định của PL VN và các điều ước quốc tế mà VN tham gia. PNNN tại VN tham gia trên các lĩnh vực chính như: Đầu tư nước ngoài, Thương Mại, Tín dụng ngân hàng. Theo tinh thần Luật Đầu tư (LĐT) 2005, các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể bao gồm các biện pháp Ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư . Để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thời kì hội nhập, của sự phát triển chung, chúng ta phải có những chính sách, những ưu đãi phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). LĐT 2005 với những ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐTNN như là một thông điệp quan trọng của VN trong việc cam kết tiếp trực phát triển nền kinh tế đa thành phần, xoá bỏ những biệt lệ giữa NĐTNN và nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) đã mở ra những cơ hội đối với các NĐTNN, cải thiện môi trường đầu tư phù hợp với những cam kết quốc tế của VN khi gia nhập WTO và thông lệ quốc tế 2. Những ưu đãi cho NĐTNN: 2.1 Những ưu đãi chung cho tất cả các nhà đầu tư:

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư 2005 nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Người nước ngoài là một chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế (TPQT) và mang những đặc điểm quy chế pháp lý (QCPL) dân sự đặc thù và quan trọng so với các chủ thể khác. Pháp luật (PL) mỗi quốc gia đặt ra những giới hạn và phạm vi hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Trong TPQT, QCPL của PNNN được xác định trên cơ sở chế độ đối xử Tối huệ quốc, đãi ngộ đặc biệt Xem Giáo trình Tư pháp Quốc tế, ĐH Luật Hà Nội, TS. Bùi Xuân Nhự (Chủ biên), NXB.CAND, 2006, trang 101. …Tại Việt Nam (VN), QCPL của PNNN được xác định dựa trên quy định của PL VN và các điều ước quốc tế mà VN tham gia. PNNN tại VN tham gia trên các lĩnh vực chính như: Đầu tư nước ngoài, Thương Mại, Tín dụng ngân hàng. Theo tinh thần Luật Đầu tư (LĐT) 2005, các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể bao gồm các biện pháp Ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư Xem Giáo trình Luật Đầu tư, TS. Bùi Ngọc Cường (Chủ biên), ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND, 2006, trang 88. . Để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thời kì hội nhập, của sự phát triển chung, chúng ta phải có những chính sách, những ưu đãi phù hợp nhằm thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). LĐT 2005 với những ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐTNN như là một thông điệp quan trọng của VN trong việc cam kết tiếp trực phát triển nền kinh tế đa thành phần, xoá bỏ những biệt lệ giữa NĐTNN và nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) đã mở ra những cơ hội đối với các NĐTNN, cải thiện môi trường đầu tư phù hợp với những cam kết quốc tế của VN khi gia nhập WTO và thông lệ quốc tế… 2. Những ưu đãi cho NĐTNN: 2.1 Những ưu đãi chung cho tất cả các nhà đầu tư: Ưu đãi đầu tư được hiểu là một công cụ, chính sách được luật hoá mang lại lợi ích cho các NĐT. Theo PL VN hiện nay mà đặc biệt là LĐT 2005 thì các NĐTNN được hưởng rất nhiều ưu đãi. Có thể nói ưu đãi lớn nhất và có ý nghĩa nhất của LĐT 2005 và các văn bản có liên quan dành cho các NĐTNN mà các văn bản luật trước đây chưa có được đó là sự bình đẳng ở mức cao giữa các NĐTTN và NĐTNN. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa NĐTTN và NĐTNN; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư Xem khoản 2 Điều 4 Luật đầu tư 2005. . Điều này còn thể hiện ở việc xuyên suốt văn bản LĐT 2005, trong hầu hết các điều luật đều hướng tới điều chỉnh đối với “nhà đầu tư” (trong phạm vi LĐT 2005 thì khái niệm này bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài Xem khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2005. ) và có rất ít những điều khoản quy định riêng đối với “NĐTNN” hay “NĐTTN”. Cách quy định như thế tạo nên sự bình đẳng, thống nhất, một sân chơi lành mạnh và rất có lợi cho các NĐTNN. Nói về ưu đãi đầu tư, LĐT 2005 dành hẳn mục 2 chương V để quy định về các ưu đãi đầu tư; đó là những ưu đãi về thuế, ưu đãi về chuyển lỗ, về khấu hao tài sản cố định, ưu đãi về sử dụng đất, ưu đãi đối với nhà đầu tư và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế… Như đã phân tích ở trên, những ưu đãi này được áp dụng cho các NĐT nói chung nên các NĐTNN đương nhiên được hưởng các ưu đãi này giống như các nhà đầu tư trong nước. 2.2 Những ưu đãi đặc thù đối với nhà đầu tư nước ngoài: Trên cơ sở những nguyên tắc chung do LĐT 2005 quy định, các văn bản khác đã cụ thể hoá một số ưu đãi dành riêng cho các NĐTNN như sau: Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: thu nhập của các NĐTNN khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp thuế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng các ưu đãi liên quan đến chính sách ngoại hối như được hỗ trợ cân đối ngoại tệ, hợp tác kinh doanh với bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức 25% lợi nhuận thu được. Nhà nước đã bỏ quy định bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam (VNĐ) tạo điều kiện cho các NĐT trả lương cho người lao động là người nước ngoài bằng tiền nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp này được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài trong hoạt động của mình. Nhà nước cũng dần xoá bỏ sự chênh lệch, phân biệt về giá giữa doanh nghiệp của NĐTNN và NĐT trong nước nhằm tạo ra một sân chơi thật sự bình đẳng cho các NĐT. Trước đây, việc các NĐTNN được sở hữu nhà là cực kì khó khăn và hầu như là không thể. Hiện nay, nhằm tạo tâm lý yên tâm cho các NĐTNN để khuyến khích họ đầu tư, Chính phủ ta đã cho phép các NĐTNN được quyền mua nhà trong khu kinh tế mở. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐTNN khi đến Việt Nam. LĐT 2005, Nghị định 108/2006/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LĐT cũng như Luật doanh nghiệp 2005 đều quy định các thủ tục đăng kí đầu tư, kinh doanh áp dụng với NĐTNN được hài hoà hoá, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy đăng kí kinh doanh. Hơn nữa, theo điều 46 LĐT 2005 thì khi cần cấp phép đầu tư, các nhà NĐTNN chỉ cần thông qua đầu mối duy nhất là Sở Kế hoạch & Đầu tư, thời gian cấp phép cũng rút ngắn lại chỉ còn 15 ngày kể từ ngày Sở Kế hoạch & Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bên cạnh việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, chúng ta còn thành lập Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hỗ trợ và cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư, các thủ tục cấp phép đầu tư cho các NĐTNN. Điều này làm cho việc đầu tư của các NĐTNN trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều so với trước. 3. Kết luận: Như vậy, về cơ bản, pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang dần dần trở nên thông thoáng hơn, có sức hút hơn nên việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta ngày càng đạt tỉ trọng cao hơn trong thời gian qua. Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD; đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua Xem Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO, Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hải Phòng  vi Xem Điều 25 Hiến Pháp CHXH CN Việt Nam và Điều 1 Luật đầu tư 2005. . Đóng góp quan trọng cho kết quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong năm đầu gia nhập WTO chính là nhờ sự thay đổi và hoàn thiện PLĐT của Việt Nam, đặc biệt là LĐT 2005. Có thể nói với những ưu đãi như đã phân tích trên đây, LĐT 2005 đã đánh dấu sự hình thành một môi trường thuận lợi nhất từ trước đến nay đối với các NĐTNN khi đầu tư vào VN. Tuy nhiên, PLĐT của VN còn phải hoàn thiện một số quy định như: đối với dự án đầu tư mở rộng và dự án đầu tư chiều sâu cần hoàn thiện các cơ sở về thuế nhằm đảm bảo ưu đãi về thuế một cách ổn định, lâu dài cho các nhà đầu tư; thống nhất các quy định về danh mục địa bàn và lĩnh vực đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư. Việt Nam luôn hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài muốn đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật VN, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư 2005 nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan