Vai trò của một nhà quản trị hết sức quan trọng trong quá trình đề ra cũng như hoạt
động của một công ty vì nếu như nhà quản trị không có một cái nhìn tốt, rộng thì sẽ làm cho
công ty một là không dung hết nguồn lực thực lực, hai là sử dụng quá khả năng không phù
hợp với một công ty với quy mô như vậy.
Chúng tôi, những nhà quản trị tương lai, chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường,
chúng tôi sẽ luôn cố gắng trau dồi kiến thức để tạo cho bản thân một cái nhìn rộng, một cái
nhìn mới tạo nên sự đột phá cho nền kinh tế nước nhà
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11759 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho khối doanh nghiệp. Điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy
cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Samsung, có thêm nhiều những ý tưởng hữu
ích và có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ.
Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, thế nên thế mạnh của kinh tế Việt Nam chỉ
tập trung vào nông nghiệp, và sau này là một số ngành công nghiệp nhẹ. Vì vậy, ngành
công nghiệp điện tử đã không được quan tâm đúng mức vào những năm trước đây. Khi
chính phủ mở cửa thị trường, thị trường điện tử Việt Nam nhanh chóng rơi vào tay các
doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Samsung. Samsung đã biết tận dụng chính sách ưu
đãi thuế trong giai đoạn mở cửa của Việt Nam, đầu tư mạnh vào Việt Nam và thôn tính thị
trường. Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn kém, chủ yếu thiên về
sử dụng công nghệ hơn là sản xuất công nghệ nên hiện nay, chính phủ đang có những chủ
trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D. Việt Nam thuộc phân khúc
sản xuất chi phí thấp, mà tay nghề của kỹ sư Việt Nam cũng không thua kém các nước
khác, nên Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho các công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng
lưới R&D ra toàn cầu. Trước xu thế đó, năm 2010, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam
(Samsung) vừa làm lễ bàn giao phòng thí nghiệm Samsung – HUST, trị giá 62.000 đô la
Mỹ cho Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST). Đây được xem
như là bước đầu trong dự án thành lập trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam.
Trong văn bản được ban hành ngày 13/9/2012, Chính phủ đã đồng ý để Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan, địa phương liên quan giải quyết việc cấp/điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư giai đoạn II của SEV với các nội dung ưu đãi đầu tư đã
được kiến nghị. Cùng với việc cho phép SEV được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất như một
doanh nghiệp công nghệ cao, với các ưu đãi như được áp dụng thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hàng năm bằng 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải
nộp trong 9 năm tiếp theo…, thì Chính phủ cũng đã đồng ý điều chỉnh các tiêu chí nghiên
cứu và phát triển (R&D) đối với dự án của SEV.
Theo kiến nghị, SEV muốn được áp dụng cách tính tỷ lệ lao động (5%) làm việc
trong lĩnh vực R&D căn cứ trên cơ sở tính số lao động không sản xuất 3 ca/ngày (một ngày
làm việc 8 giờ; tuần làm việc 5 ngày). Còn về chi phí cho hoạt động R&D đối với phần mở
rộng vẫn phải thực hiện theo quy định của Luật Công nghệ cao, nhưng cho phép được tính
toàn bộ chi phí các hình thức đào tạo (trong và ngoài nước) và chi phí hỗ trợ đào tạo và chi
phí tài trợ các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước vào chi phí cho hoạt động R&D
của doanh nghiệp.
Văn hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung rất được người
Hàn Quốc ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này đã vượt qua những
đối thủ Nhật Bản để trở thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên
thế giới trong lĩnh vực chip điện tử, điện thoại di động và màn hình phẳng. Đây cũng là nét
khác biệt với văn hóa của Việt Nam, người Việt không có xu hướng dùng hàng nội, thậm
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -35- GVHD: TS. Lê Thành Long
chí khi chất lượng sản phẩm của một số mặt hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì
tâm lí chung của người Việt vẫn thích dùng hàng ngoại hơn. Nhất là đối với ngành điện tử,
chưa có công ty điện tử Việt Nam nào có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị
trường. Vì vậy, con đường phát triển cho những công ty điện tử Việt Nam còn rất nhiều khó
khăn, còn Samsung đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người Việt.
2.1.4. Yếu tố công nghệ
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các máy tính xách tay (laptop) đã tạo nên một môi
trường làm việc di động và hiện đại, không cần phải ngồi một nơi cố định cùng với máy
tính để bàn (desktop) mà người ta vẫn có thể làm việc được ở bất cứ nơi nào họ đến. Tuy
nhiên, với công nghệ ngày càng vượt trội, con người bắt đầu nhận ra họ có thể tìm thấy sự
linh hoạt mạnh mẽ hơn nữa trong công việc cũng như giải trí – Đó là từ chiếc điện thoại
thong minh thế hệ mới hiện nay (smartphone). Những chiếc smartphone ngày nay chính là
các thiết bị kỹ thuật cao được kết hợp chức năng điện thoại và khả năng của máy vi tính ở
một mức độ vừa phải. Có thể xem smartphone chính là một chiếc máy tính nhỏ gọn với đầy
đủ các chức năng cần thiết và có thể để vừa trong túi.
Bên cạnh đó, những thiết bị giải trí, đa phương tiện (như TV, các thiết bị đọc sách,
thiết bị truyền thông, thiết bị thu hình ảnh và âm thanh) cũng đang trên đà đổi mới và phát
triển. Những sản phẩm mới tinh vi và hiện đại hơn hơn ra đời nhằm thay thế những sản
phẩm đã lỗi thời. Như vậy có thể thấy, công nghệ sản xuất các thiết bị di động và truyền
thông ngày một tiên tiến hơn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người.
Hầu như tất cả các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn đã tham gia vào trận chiến. Và để
thành công trong thị trường màu mỡ này, các thương hiệu lần lượt tung ra những sản phẩm
chất lượng với những công nghệ ngày càng vượt trội.
Vẻ ngoài hào nhoáng
Các thiết bị di động cũng như các thiết bị giải trí ngày càng được chú trọng vẻ bề
ngoài hơn. Các nhà sản xuất đã sử dụng công nghệ mới cho ra đời những thiết bị rất mỏng
và có hình ảnh sắc nét gấp bội (nhưng những chiếc TV siêu mỏng sử dụng công nghệ màn
hình LED, OLED của các hãng Samsung, LG, Sony, ….), điện thoại di động sử dụng công
nghệ AMOLED cho độ bền cao hơn nhiều lần công nghệ cũ. Những công nghệ cảm biến
thời gian, cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng triển để nhằm tang cường màu sắc màn
hình và khả năng hiện thị của sản phẩm.
Hệ điều hành ưu việt
Các hãng sản xuất hệ điều hành cũng đua nhau nâng cấp, phát triển sản phẩm của
mình. Từ đó, các hệ điều hành liên tục nối tiếp nhau ra đời, phiên bản mới đẹp hơn, tiện
dụng hơn, tích hợp nhiều hơn so với phiên bản cũ. Có thể kể đến một số hệ điều hành dành
cho desktop và laptop nổi trội mới nhất và được mọi người sử dụng rộng rãi như Windows
7 - 8, Mac OS X, Linux. Đối với thị trường hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và
máy tính bảng, có nhiều hệ điều hành được phát triển như Android, iOS, Windows Phone,
Symbian. Trong đó, Android đang ở vị thế dẫn đầu với thị phần lớn và được mọi người yêu
thích.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -36- GVHD: TS. Lê Thành Long
Hình: Thị phần hệ điều hành điện thoại và máy tính bảng năm 2011
Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất thiết bị cũng đã tích hợp
các hệ điều hành mới nhất và tiên tiến nhất cho sản phẩm của mình để thu hút người tiêu
dùng.
Khả năng đa phương tiện
Trong môi trường công nghiệp hiện đại ngày nay, công nghệ tiên tiến và phát triển
không ngừng. Điều đó đã giúp tối ưu hóa các sản phẩm công nghệ. Điển hình như hiện nay,
một chiếc điện thoại không chỉ giới hạn bởi những chức năng cơ bản như nghe, gọi hay
soạn thảo tin nhắn mà đã trở thành một công cụ giải trí nhỏ gọn, hợp thời. Với khả năng đa
phương tiện, tích hợp của văn bản, âm thanh, hình ảnh trong môi trường thông tin số, một
điện thoại thông minh hay một máy tính bảng có thể thay thế những phương tiện giải trí
cồng kềnh khác, chúng có thể kiêm nhiệm cả chức năng của TV, sách báo, radio hay các
thiết bị lưu trữ thông tin khác.
Khả năng di động mạnh mẽ
Bất cứ ai phải di chuyển nhiều trong công việc hay phải thường xuyên gặp gỡ với
khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau đều hiểu rằng việc truy cập thông tin và dữ liệu mọi
nơi mọi lúc là thực sự cần thiết. Ngày nay, các thiết bị di động đã trở thành những công cụ
mang lại hiệu quả cao trong công việc, đặc biệt khi nó được tích hợp với nhiều tính năng đa
phương tiện. Và nổi bật hơn nữa là bên cạnh khả năng xử lý công việc thuần túy, các thiết
bị được thiết kế càng đơn giản hơn, mỏng hơn và thích hợp để sử dụng khi phải di chuyển
nhiều. Một thiết bị được xem là đáp ứng được tiêu chuẩn di động mạnh mẽ khi
Nhỏ, gọn
Kết nối phải dễ dàng
Độ sẵn sàng cao
Hệ thống bảo mật tốt
Dễ hỗ trợ kỹ thuật
2.2. Môi trường ngành công nghiệp
2.2.1. Vị thế nhà cung cấp
Lợi nhuận khổng lồ đến từ mảng smartphone của Samsung phần lớn dựa trên dòng
sản phẩm chạy hệ điều hành Android. Trong khi Samsung có thể tự cung tự cấp hầu hết
những linh kiện smartphone từ màn hình cho đến chip xử lý thì với HĐH Android miễn phí
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -37- GVHD: TS. Lê Thành Long
của Google, Samsung đã tiết kiệm được hàng triệu USD chi phí nghiên cứu và phát triển,
giấy phép nhưng lại khiến hãng phụ thuộc vào Google như giới công nghệ đã nhận xét bất
kỳ ai sở hữu hệ điều hành có thể biến mọi nhà sản xuất phần cứng trở thành một hãng sản
xuất hàng hoá đơn thuần. Việc nâng cấp hệ điều hành luôn phụ thuộc vào google và khi
Google tung ra bản cập nhật cho hệ điều hành mới, trước tiên các nhà sản xuất phải thử
nghiệm trước khi ứng dụng cho máy. Điều này làm chậm quá trình nâng cấp và nhiều người
dùng bị mắc kẹt trong các phiên bản Android trước. Bằng chứng là đến nay có gần 2/3 thiết
bị Android đang chạy Gingerbread, phiên bản Android ra cuối năm 2010. Nó sẽ làm yếu
các nỗ lực của Samsung trong việc tạo khác biệt cho sản phẩm của hãng, sự khác biệt đơn
giản chỉ còn nằm ở hình dáng và các đặc điểm phần cứng. Có lẽ chính vì thế mà nhiều
người đang nói rằng các mẫu máy Android của Samsung thường na ná nhau. Bên cạnh đó
dù Samsung nói rất chào đón việc Google mua Motorola, nhưng hãng vẫn phải có các bước
“phòng vệ” bởi vì bất cứ lúc nào google cũng có thể trở mặt trở thành đối thủ trực tiếp trong
việc sản xuất smartphone đến khi đó Samsung sẽ không thể cạnh tranh được và dần mất thị
phần vào thay Google-Motorola.
Bên cạnh đó mặc dù hầu như đã tự cung tự cấp thì một số ít linh kiện nhỏ của
smartphone Samsung vẫn cung cấp bởi các công ty khác như Sintek Photronic về cảm biến
chạm, Universal Display về nguyên liệu và công nghệ OLED, Qualcomm về bộ vi xử lý hỗ
trợ 4G Snapdragon cho thị trường Mỹ vv... Với thị trường smartphone đang cạnh tranh
khốc liệt giữa rất nhiều thương hiệu lớn như Nokia, Apple, Samsung, HTC, Sony… thì các
nhà cung cấp này luôn biết tận dụng cơ hội để tăng giá linh kiện cũng như có khả năng
ngưng hộ tác để chuyển sang bắt tay với đối thủ của mình.
2.2.2. Vị thế của khách hàng
Khách hàng lẻ: (Người tiêu dùng )
Đây là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của Samsung. Vị thế quan trọng của
họ thể hiện ở sự đông đảo và lượng tiêu thụ sản phẩm không lồ. Vì vậy người tiêu dùng
luôn đòi hỏi cao ở sản phẩm. Họ luôn mong muốn sản phẩm của mình phải có chất lượng
tốt nhất, cấu hình mạnh mẽ nhất, kiểu dáng đẹp và đẳng cấp nhất do đó để giữ vững thị
phần của mình Samsung phải liên tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng như thiết kế.
Ngòai ra giá cả và chính sách bảo hành cũng như các dịch vụ hậu mãi là yếu tố rất quan
trọng quyết định việc khách hàng gắn bó hay chuyển sang sử dụng thương hiệu khác điều
này khiến cho Samsung phải tính tóan sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, chính sách bảo
hành tốt nhất và các chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều người tiêu dùng
nhất nhưng không được ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lợi nhuận của công ty.
Nhà phân phối:
Đây là đối tượng đưa sản phẩm của Samsung đến người tiêu dùng. Có thể là nhà
mạng hoặc các siêu thị, cửa hàng điện thọai. Với các nhà mạng như AT&T, Verizon, T-
Mobile vị thế của họ là có lượng khách hàng sử dụng khổng lồ và chịu chi.Muốn tiếp cận
các đối tượng này nhất là ở các thị trường mà hầu hết khách hàng sở hữu điện thọai thông
qua thuê bao hợp đồng với nhà mạng như Mỹ, Canada thì nhà sản xuất luôn phải đáp ứng
được các yêu cầu gắt gao của nhà mạng đưa ra. Các nhà mạng luôn gây ra áp lượng yêu
cầu các nhà sản xuất điện thọai như Samsung đưa ra giá bán thấp nhất và muốn sản phẩm
tương tích tốt nhất đối với mạng mình cũng như có kiểu dáng , cấu hình tốt hơn nhà mạng
đối thủ. Với các cửa hàng, siêu thị điện thọai với vị thế là có mạng lưới rộng khắp tiếp cập
được nhiều lọai đối tượng người tiêu dùng thì luôn muốn được hưởng chiết khấu tốt nhất.
Điều này dẫn tới Samsung ngoài việc giảm chi phí sản xuất để có thể cung cấp cho các nhà
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -38- GVHD: TS. Lê Thành Long
phân phối giá tốt nhất còn phải tăng cường việc nghiên cứu tính tương thích với nhà mạng
và đa dạng hóa kiểu dáng sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của các nhà mạng.
2.2.3. Khả năng thay thế
Sự phát triển về công nghệ:
Nhớ những ngày đầu tiên khi laptop mới du nhập vào đời sống của chúng ta, một
chiếc máy tính nhỏ gọn nhưng tích hợp đầy đủ nếu không muốn nói là vượt trội hơn những
tính năng mà một chiếc máy tính bàn (Desktop) vẫn có, rất dễ dàng và tiện lợi để mang đến
bất cứ nơi đâu khi cần thiết. Hơn nữa thông qua những dòng sản phẩm khác nhau việc sử
dụng laptop góp phần khẳng định phong cách và đẳng cấp của người sử dụng.
Những gì mà một chiếc laptop có thể mang lại cho chúng ta thì đã quá rõ ràng,
nhưng nếu trước đây việc sở hữu một chiếc laptop là mơ ước của nhiều người thì giờ đây
với sự đột phá về sức mạnh của điện thoại thông minh và máy tính bảng, những người hay
di chuyển có nhiều lựa chọn hơn thay vì lúc nào cũng kè kè chiếc laptop kềnh càng.
So với chiếc máy tính xách tay đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 2000, chiếc
Motorola Atrix 4G có tốc độ xử lý và RAM nhiều hơn gấp 2 lần, dung lượng lưu trữ cũng
nhiều hơn. Vì vậy, giờ đây chúng ta đã có thể nghĩ đến việc chọn một chiếc điện thoại
thông minh hay các thiết bị di động tương tự đa năng khác thay cho chiếc máy tính xách tay
của mình.
Với chức năng tương đương nhưng có trọng lượng nhẹ và nhỏ gọn hơn nhiều, thời
lượng pin dài hơn, linh hoạt hơn, các dòng điện thoại thông minh hiện nay dù không hoàn
toàn thay thế được PC, nhưng có thể là sự lựa chọn tối ưu trong các chuyến đi xa thay cho
máy tính xách tay.
Sau đây là 1 số mẫu sản phẩm thông minh được coi là những ứng cử viên sáng giá cho sự
thay thế cho những mẫu laptop cổ điển:
1. Samsung Galaxy Note
2. Điện thoại thông minh Android với Universal Dock của Motorola
3. Droid Bionic với Lapdock
4. RIM BlackBerry PlayBook
Mối quan hệ giá cả - giá trị:
Khi những sản phẩm có cùng tính năng nhưng có sự khác biệt nhau về giá cũng rất
dễ dẫn đến sự tìm đến những sản phẩm thay thế của người dung.
Nếu như việc sở hữu những chiếc iphone hình táo khuyết như : Iphone 4S, Iphone5
sẽ mang lại cho người dùng sự tự tin về 1 đẳng cấp mới của mình thì giờ đây đó không phải
là lựa chọn duy nhất cho một chiếc smartphone cao cấp trên thị trường vì ngoài Iphone
người tiêu dụng có thể quan tâm đến những dòng sản phẩm khác có chức năng không thua
kém nhưng giá cả lại mềm hơn nhiều.
Ví dụ như:
1. Nokia Lumia 900
2. Motorola Droid Razr M
3. HTC One S
Qua đó ta sẽ thấy được môi trường cạnh tranh của các thiết bị công nghệ đang
rất khốc liệt khi mà ngoài những sản phẩm được khẳng định về chất lượng và đẳng cấp thì
vẫn có sự hiện diện của những sản phẩm thay thế đang được phát triển và củng cố từng
ngày. Chúng ta không thể phụ nhận và xem thường cơ hội của những sản phẩm thay thế này
về các khía cạnh như như sự cải thiện hơn về chất lượng, sự độc đáo, khác biệt về thiết kế
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -39- GVHD: TS. Lê Thành Long
và quan trọng hơn hết là giá cả tương đối mềm hơn. Đây rõ ràng là những khó khăn rất lớn,
một bài toán rất khó đối với các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ phải làm sao để
khách hàng vẫn mãi trung thành với sản phẩm của mình mà không tìm đến những dòng sản
phẩm thay thế.
2.3 Môi trường hoạt động
2.3.1. Vị thế cạnh tranh
- Lợi thế cạnh tranh
o Khả năng thu hút khách hàng
Samsung đang hướng tới trở thành hãng công nghệ lớn nhất thế giới tính theo
doanh thu (đi theo chiến lược quy mô và đã giành được 25% thị phần điện thoại thông
minh toàn cầu)
Đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các phiên bản khác nhau của các sản phẩm như
Galaxy nhằm thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp người tiêu dùng khác nhau bên cạnh việc
kiểm soát các hoạt động sản xuất
o Khả năng đáp ứng trước các áp lực cạnh tranh
Tận dụng khả năng mạnh về chip, memory (tham gia trong quá trình gia công
các sản phẩm của Apple) giúp khả năng sản xuất sản phẩm được nhanh chóng, không bị tắt
nghẽn khi nhu cầu khách hàng tăng đột biến
Samsung tiếp tục đặt mục tiêu củng cố vị trí nhà sản xuất smartphone số một
thế giới, trong khi hãng này dự đoán Apple sẽ không duy trì được "cảm hứng sáng tạo"
trong năm sau, và sẽ tụt lại phía sau cuộc đua đường trường này
o Khả năng tăng cường vị thế cạnh tranh
Samsung tăng cường vị thế cạnh tranh thông qua một số sản phẩm độc đáo
như Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy Tab cạnh tranh trực tiếp với phân khúc khách hàng
của Apple và đã đạt được một số thành công nhất định (thông qua kết quả 25% thị phần
điện thoại thông minh toàn cầu)
Tận dụng nguồn cung các thiết bị của đối thủ Apple có thể bị gián đoạn khi
ngừng dịch vụ gia công chip của Samsung trong các sản phẩm của Apple để bứt phá, tăng
cường quảng bá sản phẩm.
Tăng cường công nghệ thông qua việc mua lại các bằng sáng chế như công
nghệ cảm ứng Digital Waveguide Touch (DWT) (đang đấu giá với các đối thủ khác, bao
gồm cả Apple).
2.3.2. Đặc điểm khách hàng
Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng người tiêu dùng tiếp tục nâng cao mức sống của họ.
Việt Nam cuối cùng cũng đạt đến giai đoạn thương hiệu quảng cáo kinh điển, được biết đến
như “Thương hiệu là Tính cách”. Giai đoạn xây dựng thương hiệu này được chia thành giai
đoạn cạnh tranh gay gắt, phân khúc tâm lý và quảng cáo lối sống tâm lý. Điều này đang tạo
ra một sự chuyển hướng đáng lưu ý từ những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng
đồng sang sự công nhận cá nhân hơn mang tính gia đình và những người ngang hàng.
Không chỉ là những nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, mà có cả
những nhãn hiệu Việt Nam.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -40- GVHD: TS. Lê Thành Long
Trong vòng 2 năm ngắn ngủi, sự xâm nhập điện thoại di động ở đô thị đã tăng từ
53% năm 2006 lên 84% năm 2008. Thậm chí ở nông thôn Việt Nam, hầu như cứ ba hộ gia
đình lại có ít nhất một người sử dụng điện thoại. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế
giới và mở ra những cơ hội mới cho các chuyên viên marketing với các chiến dịch gửi thư
trực tiếp và các cơ hội tài trợ. Người sử dụng điện thoại di động cũng đang mong muốn về
máy điện thoại nhiều hơn so với trước đây. Dù chỉ là nhắn tin đơn giản, chụp ảnh với điện
thoại hoặc lướt web, nhu cầu đối với những thiết kế sáng tạo và đa chức năng sẽ tiếp tục chi
phối thị trường năng động này.
Điều đó cho thấy khách hàng đến với những thiết bị số, thiết bị công nghệ thường
thuộc đủ mọi tầng lớp với những mục đích rất khác nhau. Có người chọn mua một sản
phẩm nói chung và di động nói riêng chỉ vì những mục đích thiết thực nhất là phục vụ cho
nhu cầu công việc, có người lại muốn sở hữu 1 thiết bị công nghệ đắt tiền cốt chỉ để khẳng
định đẳng cấp và sở thích đặc biệt của mình.
Không còn thái độ dễ dãi, hời hợt và mù thông tin như trong thời gian đầu sản phẩm
công nghệ mới xuất hiện nữa. Khách hàng ngày nay khi đối diện với việc mua một sản
phẩm công nghệ họ thường suy nghĩ rất kĩ lưỡng và cân nhắc nhiều thứ. Những nguồn
thông tin đa dạng, những nhận xét đánh giá về sản phẩm hay những đoạn video trải nghiệm
thực tế của thiết bị là những thứ mà họ có thể dễ dàng tham khảo trên các trang mạng hay
trên các diễn đàn. Mặt khác, cấu hình phần cứng cũng được họ nắm rõ kỹ càng và dễ dàng
xem xét để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Điều băn khoăn với họ chỉ là việc nên chọn mua
thiết bị ở cửa hàng nào uy tín có mức giá hợp lý nhất, thậm chí cả các sản phẩm xách tay
hay đã qua sử dụng cũng không phải là vấn đề quá lớn. Chình vì vậy đối với những người
đam mê công nghệ, việc tìm hiểu và mua 1 thiết bị mới sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.
Đối diện với một sản phẩm công nghệ, khách hàng ngày nay có quá nhiều sự lựa
chọn dẫn đến tâm lý đắn đo, cân nhắc nhưng nhìn chung họ bị chi phối rất mạnh bởi những
tiêu chí sau:
1. Thiết kế:
Đối với người tiêu dùng không am hiểu quá nhiều kiến thức về công nghệ, điều đầu
tiên thu hút sự chú ý của họ chính là thiết kế của một chiếc điện thoại. Thiết kế còn tạo nên
phong cách cho người sử dụng. Các “đấng mày râu” chắc chắn không thể sử dụng một
chiếc điện thoại màu hồng với nhiều đường cong nữ tính. Còn ngược lại, chị em phụ nữ
hướng tới những chiếc điện thoại mềm mại và màu sắc trang nhã.
2. Thương hiệu
Hiện nay, thương hiệu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi người tiêu
dùng quyết định lựa chọn một sản phẩm điện thoại. Apple iPhone đã trở thành một hình
mẫu cao cấp mà rất nhiều người dùng ao ước. Họ không quan tâm đến các tính năng hiện
đại hay kho ứng dụng đồ sộ, đơn giản chỉ bởi khi sử dụng điện thoại của Apple, người ta
thấy mình trở nên “đẳng cấp” hơn. Nhiều người thậm chí chỉ sử dụng các sản phẩm đắt tiền
đó cho mục đích nghe, gọi và chơi vài mini game chứ thực sự không khai thác hết sức mạnh
thật sự của nó.
Trong khi đó, Nokia lại là cái tên được nhiều người ưu ái nhờ chất lượng phần cứng
tốt và thương hiệu lâu đời. Các dòng sản phẩm của các hãng điện tử Hàn Quốc như LG hay
Pantech mặc dù có cấu hình phần cứng mạnh mẽ lại ít được quan tâm do thương hiệu chưa
gây được tiếng vang lớn trên thị trường.
3. Dễ sử dụng
Đối với những người dùng không phải là các tín đồ công nghệ ưa thích “vọc vạch”
hay khám phá các kho ứng dụng cực lớn của các nhà phát triển thì một chiếc điện thoại dễ
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -41- GVHD: TS. Lê Thành Long
sử dụng luôn đem lại cảm giác hài lòng. Các thao tác cơ bản như gọi điện, nhắn tin, quản lý
danh bạ hay cài ứng dụng cần được thực hiện một cách đơn giản. Nhưng rất may mắn, ngày
nay các dịch vụ unlock hay cài đặt phần mềm rất sẵn có và người dùng sẽ chỉ phải thanh
toán một khoản phí nhỏ.
Hiện nay, người dùng có xu hướng chọn các sản phẩm của hệ điều hành Android hay
iOS vì các thao tác cài đặt khá dễ dàng. Trong khi đó, nền tảng hệ điều hành Windows
Phone có tính bảo mật cao và kho ứng dụng chưa thực sự phong phú nên rất “kén” người
dùng.
4. Hợp đồng với nhà mạng “ mạnh”
Đối với thị trường Mỹ, hạ tầng mạng không dây đang ngày càng phổ biến kéo theo
sự cạnh tranh gay gắt của các nhà mạng. Khi một chiếc điện thoại được bán gắn liền với các
hợp đồng mạng thì quyết định mua hàng của người dùng phụ thuộc không ít vào chính sách
của các nhà mạng.
Sự phong phú trong dịch vụ kèm theo là vấn đề then chốt. Nếu như một chất
lượng dịch vụ không đáp ứng nổi những nhu cầu cần thiết thì nó sẽ bị người tiêu dùng quay
lưng lại. Mặt khác, giá cả dịch vụ cũng có tác động rất lớn. Các nhà mạng của Mỹ thường
phân phối các sản phẩm smartphone với giá rất rẻ nhưng bù lại các khách hàng phải sử
dụng những gói dịch vụ trả sau. Nhưng để tạo ra một tác động tốt tới tâm lý người mua thì
các nhà mạng cũng cần đưa những lựa chọn gói dịch vụ trả trước hay định kỳ hàng tháng
cho khách hàng của mình kèm theo gói khuyến mại.
5. Thái độ ân cần của người bán hàng
Thái độ không nhiệt tình của người bán sẽ tạo một cảm giác thiếu tôn trọng và không
còn mong muốn mua hàng đối với người tiêu dùng. Một nhân viên bán hàng giỏi sẽ biết
cách tác động vào tâm lý của người dùng để họ đưa ra quyết định cuối cùng. Thậm chí có
thể thay đổi hẳn quyết định của người mua khi lựa chọn một sản phẩm cao cấp thay vì
những thiết bị bình dân bởi đơn giản những tính năng nổi trội nhất sẽ được người bán nhấn
mạnh và đôi khi “nói quá” lên.
Khi có điều gì không hiểu rõ, người mua thường dựa vào người bán hàng để cung
cấp cho họ những lời khuyên về sản phẩm một cách trung thực và khách quan nhất. Tuy
nhiên, người bán hàng luôn muốn bán được sản phẩm của mình, do đó họ có thể nói một
cách rất hùng hồn về những quan điểm chủ quan để thuyết phục khách hàng mà nhiều khi
không thực sự đúng với nhu cầu người mua.
Bên cạnh việc lắng nghe, tư vấn đúng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì
thái độ của người bán cũng rất quan trọng
6. Giá cả
Giá cả là mối quan tâm của hầu hết mọi người khi bước chân vào cửa hàng. Đây
cũng chính là vấn đề then chốt trong các quyết định mua hàng. Khi hai sản phẩm có tính
năng tương đương thì người tiêu dùng sẽ luôn có xu hướng chọn sản phẩm có giá mềm hơn.
Thậm chí cùng một sản phẩm như nhau, người mua vẫn phải cân nhắc và so sánh khá kỹ về
chính sách giá và hình thức khuyến mại của mỗi cửa hàng. Do đó, giá rẻ là một chiêu “hút”
khách rất hiệu quả.
7. Dịch vụ hậu mãi
Chế độ bảo hành hay cài đặt phần mềm cũng làm đau đầu không ít người. Phần
nhiều trong số họ chọn biện pháp là đi tham khảo tại các cửa hàng, nghe tư vấn từ người
bán hàng thậm chí hỏi ý kiến của bạn bè, người than
Thêm vào đó, khách hàng ngày nay cũng trở nên cực kì khó tính trước cách ứng xử
và phục vụ dịch vụ của công ty. Có 10 phẩm chất được rút ra từ 10 mong muốn của các
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -42- GVHD: TS. Lê Thành Long
khách hàng mà nếu các công ty còn muốn giữ chân và biến họ thành những người khách
trung thành với công ty trong suốt chặn đường dài thì nhất định phải hiểu và thỏa mãn
Thị trường công nghệ đang ngày càng nợ rộ nếu không muốn nói là có xu hướng bảo
hòa khi mà một vạn người bán nhưng chỉ có một trăm người mua thì cung cách phục vụ và
dịch vụ chăm sóc khách hàng đang trở thành một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.
Khách hàng không đến cửa hàng của bạn chỉ đơn giản để mua một sản phẩm vì họ có thể có
được nó ở bất kì nơi nào khác, cái họ cần là những giá trị tinh thần, là sự quan tâm chân
thành của bạn dành cho họ để họ thấy mình được đối xử như những thượng đế và đồng tiền
họ bỏ ra là xứng đáng với những gì họ nhận được. Chính vì vậy để khách hàng không chỉ
đến với cửa hàng của bạn một lần mà trở thành những người tiêu dùng trung thành thì mỗi
doanh nghiệp cần phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng để có những cách phục vụ làm
hài lòng những thượng đế của mình. Sau đây là một số tâm lý thường gặp ở khách hàng:
1. Mọi người mong muốn bạn thể hiện sự quan tâm tới cuộc sống của họ
Công ty bạn không chỉ biết về công việc của khách hàng, mà còn cần biết về gia đình
họ, về những sở thích của họ cũng như về những trải nghiệm cuộc sống của họ. Sẽ rất quan
trọng với việc biết thời điểm nào các khách hàng có được một thắng lợi hay một niềm vui
trong công việc, hay ngày sinh của con cái hoặc những ngày kỷ niệm cột mốc quan trọng
nào đó.
2. Mọi người mong muốn bạn luôn nhanh chóng
Mọi người luôn mong muốn có được sản phẩm hay dịch vụ của họ ngay trong ngày
hôm nay, chứ không phải ngày mai hay 3 đến 4 ngày nữa. Trong một thế giới hối hả ngày
nay, nếu công ty mất quá 24 giờ để trả lời một yêu cầu hay đề nghị từ khách hàng, rất có thể
khách hàng đó sẽ tìm kiếm một ai khác để thay thế.
Lúc này là thời điểm của dịch vụ vận chuyển ngày và đêm của Fedex, Palm Pilots
với những hệ thống quản lý giao nhận, kết nối internet tốc độ cao và vô số máy móc thiết
bị. Hãy nhanh chóng và mạnh mẽ, còn bằng không công ty bạn sẽ tụt lại phía sau.
3. Mọi người mong muốn bạn luôn có mặt
Mọi người mệt mỏi vì những máy trả lời tự động với những nội dung như "Ân phím
1 để gặp Bob Smith, ấn phím 2 để gặp bộ phận dịch vụ khách hàng, ấn phím 3 cho tiếng
Tây Ban Nha,... ấn phím 4 nếu bạn muốn chuyển công ty khác!". Sẽ có đối chút sự khó chịu
nếu điện thoại trả lời tự động.
Hãy cung cấp cho các khách hàng số điện thoại liên lạc trực tiếp, số điện thoại di
động, số fax và cả địa chỉ email. Giả sử chia sẻ số điện thoại di động là điều gì đó bất tiện,
hãy trang bị thêm một số phục vụ riêng công việc. Các khách hàng luôn muốn biết rằng họ
có thể tiếp cận những con người "bằng xương bằng thịt" khi gặp phải vấn đề hay có khúc
mắc với sản phẩm/dịch vụ.
4. Mọi người mong muốn một giọng nói thân thiện và một nụ cười nồng ấm
Nguyên tắc đầu tiên của dịch vụ khách hàng là mỉm cười từ mắt tới tai khi gặp gỡ
bất cứ người nào hay trả lời bất cứ cú điện thoại nào.
Nếu nhân viên dịch vụ khách hàng không mỉm cười, điều này sẽ được truyền qua
điện thoại và sẽ được nhận ra một cách nhanh chóng nhất. Vì thế, một nụ cười trong bất cứ
hoàn cảnh nào là rất quan trọng, kể cả khi không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
5. Mọi người mong muốn bạn hứa ít làm nhiều
Các khách hàng không bao giờ quên được sai sót hay sự trì hoãn của một công ty đối
với lời hứa sản phẩm/dịch vụ. Nếu công ty bạn hứa điều gì đó vào ngày thứ sáu, nhưng rồi
phải đến thứ ba tuần sau mới thực hiện được, các khách hàng sẽ kể với cả thế giới về việc
này bằng một giọng điệu tiêu cực.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -43- GVHD: TS. Lê Thành Long
Đừng bao giờ đưa ra một lời hứa mà không thể thực hiện được. Hãy để các khách
hàng biết rằng công ty có thể thực hiện tốt hơn những gì mình cam kết, chẳng hạn giao sản
phẩm sớm hơn những gì đã hứa. Khi đó, các khách hàng sẽ ngạc nhiên thú vị, và nói với cả
thể giới rằng công ty bạn thật nhanh chóng và tuyệt vời!
6. Mọi người mong muốn được giúp đỡ ... họ không muốn bị bán
Tất cả chúng ta đều không thích những con người huyênh hoang. Công việc của mỗi
chủ công ty là không ngừng bổ sung các giá trị vào cuộc sống của mỗi khách hàng mà
không có những phí tính thêm, có những sản phẩm hay dịch với mới trước khi họ sẵn sàng.
Điểm mấu chốt: Đừng là một kẻ huyênh hoang. Nó sẽ đẩy mọi người ra xa công ty bạn bạn
hơn.
7. Mọi người mong muốn nghe câu nói "Vâng, tôi có thể làm được như vậy”
Mọi người không muốn nghe những lời xin lỗi câm lặng. Các khách hàng ngày nay
rất thông minh và hiểu biết, và khi họ cần đến sự giúp đỡ, họ vẫn thường được nghe:
“Đó không phải là công việc của tôi”
“Tôi không thể trả lời điều đó vì tôi cũng không biết rõ câu trả lời”
“Quý vị nên gọi lại sau”
Mọi người không muốn nghe những vấn đề khó khăn của công ty bạn. Họ muốn
nghe phương thức giải quyết vấn đề. Luôn có một vài giải pháp thích hợp nào đó, thậm chí
cả khi không thể giải quyết được vấn đề! Bạn sẽ giành được trái tim của khách hàng với
những câu nói như:
“Quý vị hoàn toàn đúng. Chúng tôi sẽ có câu trả lời cho vấn đề vào cuối ngày
hôm nay”.
“Cám ơn vì những lo lắng của quý vị. Tôi sẽ tiếp thu và có cách giải quyết để
mọi thứ hiệu quả cho tất cả chúng ta”
8. Mọi người mong muốn biết rằng các nhân viên dịch vụ khách hàng được đào
tạo và trau trồi kỹ năng thích hợp
Những nhân viên dịch vụ khách hàng có không ngừng tham gia vào các khoá đào tạo
khác nhau? Họ có thường xuyên làm việc và học hỏi từ một chuyên gia? Nếu không, các
khách hàng của công ty sẽ biết nó ở trong nhịp đập trái tim.
Các khách hàng mong muốn biết rằng họ đang giao dịch với một người có năng lực
thực thụ và rằng công ty không ngừng đào tạo và trau dồi chuyên môn cho các nhân viên
của mình. Để bắt đầu, các công ty cần xây dựng và tiến hành đào tạo theo các khoá hàng
tháng, sau đó cho các khách hàng biết những gì các nhân viên học được thông qua các thư
tin tức hàng tháng, qua email hay qua blog.
9. Mọi người mong muốn không có sự “bới lông tìm vết”
Nếu công ty tính một hai đồng phí cho những vấn đề phụ thêm như cho mười phút
trò chuyện thêm với khách hàng hay cho mỗi lần gửi văn bản tài liệu tới khách hàng, bạn sẽ
bị xem là "rẻ tiền", và điều này tạo ra những suy nghĩ cũng như lời nói không mấy tốt đẹp
trong tâm trí và miệng của khách hàng.
Công ty bạn cần nhớ rằng… việc bổ sung các giá trị thêm cho khách hàng cần được
thực hiện một cách chân thành và thoải mái nhất, không có bất cứ sự "bới lông tìm vết" nào.
10. Mọi người mong muốn nghe hai chữ kỳ diệu "Cám ơn"
Đây luôn là âm nhạc với đôi tai khách hàng. Hãy nói thường xuyên và kèm theo đó
là một tình cảm chân thật. Các khách hàng của công ty chính là những người cho phép công
ty sở hữu và hoạt động kinh doanh bình thường, cũng như kiếm lợi nhuận. Chính vì thế, hãy
cám ơn họ vì những gì họ đã làm cho mình.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -44- GVHD: TS. Lê Thành Long
2.3.3. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp là nền tảng của bất cứ ngành công nghiệp nào, họ cung cấp nguyên
vật liệu, thành phần lao động và vật tư khác. Vì vậy, điều quan trọng là một doanh nghiệp
cần có một mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp của họ để đảm bảo rằng daonh nghiệp
của mình có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả trong sự gắn kết với các nhà cung cấp. Sức
mạnh của nhà cung cấp khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố nhất định, ví dụ như nếu sản
phẩm được tiêu chuẩn hóa thì sức mạnh của nhà cung cấp sẽ yếu, một ví dụ về điều này
trong ngành công nghiệp điện tử đó là các nhà sản xuất độc lập. Có rất nhiều để lựa chọn và
đa dạng sản phẩm có mối quan hệ tương đối thấp do đó các nhà cung cấp là thứ yếu tại thị
trường này. Các nhà cung cấp mạnh mẽ hơn khi họ cung cấp một sản phẩm chuyên biệt
hơn. Samsung đã có một thành phần công nghệ tiên tiến với bằng sáng chế hiện tại, do đó,
trong trường hợp này, nhà cung cấp có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ
2.3.5. Nguồn nhân lực
2.3.5.1. Nguồn nhân lực sẵn có:
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -45- GVHD: TS. Lê Thành Long
Cuối năm 2011, Samsung Electronics có khoảng 221,726 nhân viên làm việc tại 196
công ty con trên toàn thế giới. Trước số lượng nhân viên to lớn đó Samsung đã thành lập
riêng một trung tâm phát triển nguồn nhân lực với tầm nhìn và sứ mạng:
- Trở thành trung tâm phát triền nguồn nhân lực tốt nhất thế giới và phát triển con
người với tính sáng tạo, tận tâm và hợp tác những người sẽ làm nên công ty
Samsung hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21.
- Triết lý của trung tâm này là “A Company is its people”
2.3.5.2. Các yếu tố tác động đến lao động:
Thiết lập văn hóa làm việc khuyến khích học hỏi và phát triển:
Samsung Electronics đã thành lập hệ thống học viện nghiên cứu phát triển sáng tạo
nhằm cung cấp cho các nhân viên cơ hội để đeo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới. Khi
được cấp nhận, nhân viên được cho phép thực thi tối đa trong 1 năm Trong suốt khoảng
thời gian này, họ không bị ràng buộc bởi những trách nhiệm hàng ngày. Kết quả đầu tiên là
“eyeCan” được công bố vào tháng 2, năm 2012. “eyeCan” là một con chuột đặc biệt cho
những người tàn tật sử dụng máy vi tính thông qua sự dịch chuyển của con mắt.
Chương trình tuyển dụng dựa trên tài năng:
Samsung Electronics đã tổ chức chương trình tuyển dụng dựa trên tài năng đầu tiên
là “Thách thức nhà sáng tạo tương lai”. Không giống như những quy trình tuyển dụng
thông thường, những người dự thi không phải trải qua kỳ sáh hạch. Thay vào đó, họ gởi
những ứng dụng được xem như là minh chứng cho tài năng của học như danh sách những
giải thưởng, chứng chỉ chuyên môn, một tiểu luận và danh mục đầu tư của họ. Những người
được lựa chọn, trải qua hai cuộc phỏng vấn. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn đầu tiên xác định
khả năng kỹ thuật, và cuộc phỏng vấn thứ 2, người xin việc phải trình bày những ý tưởng
chi tiết và giải pháp cho vấn đề họ đã đưa ra.
Hình thức quản lý đa dạng: Samsung Electronics đã phát triển nhiều hoạt động đa
dạng để tạo môi trường cho nhân viên có thể phát triển. Mọi nhân viên, không phân biệt
giới tính, trình độ, xuất sứ đều có tiếng nói như nhau. Số lượng nhân viên nữ đã gia tăng
gấp 20 lần ngay cả khi cơ cấu nhận sự được toàn cầu hóa khi mở rộng kinh doanh ra nước
ngoài.
Lao động nữ: Samsung đưa ra rất nhiều chương trình cho lao động nữ để đảm bảo
việc chăm sóc con cái không bị gián đoạn. Ngoài việc xây dựng môi trường mà tất cả nhân
viên hoàn thành được cả công việc và việc nhà, cha mẹ còn có thể xin nghỉ linh hoạt để hổ
trượ những nhân viên có con nhỏ dưới 12 tuổi ở Hàn Quốc. Samsung còn phát triên các cơ
sở chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, Samsung còn tăng cường mạng lưới và chương trình giáo dục
nhằm mục tiêu tăng tỉ lệ nữ nhân viên thêm 10% trong vòng 10 năm tới.
Lao động tàn tật: Samsung có 1100 nhân viên tàn tật tại trụ sở chính và đang tiếp tục
thuê những người tàn tật để cung cấp cho họ cơ hội việc làm và giúp họ xây dựng nghề
nghiệp. Trong năm 2011, Samsung thực hiện 1 chương trình tuyển dụng riêng biệt cho
những người tàn tật đã tốt nghiệp.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -46- GVHD: TS. Lê Thành Long
3. Mô hình SWOT
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên trong
Cơ hội
1. Thị trường smartphone và
tablet liên tục tăng trưởng
cao và dự kiến tiếp tục tăng
trong những năm tới (theo
IDC ghi nhận thị trường
smartphone đã tăng trưởng
45,3% trong Q3/2012)
2. Nhu cầu ngày càng tăng của
những thị trường đông dân
như Trung Quốc, Ấn Độ
3. Sự trung thành với người
dùng Apple đang giảm dần
(88% người Mỹ sử dụng
iPhone có kế hoạch mua
một bản iPhone khác (so
với mức 93% năm ngoái).
Ở Tây Âu, tỷ lệ hiện là 75%
trong khi một năm trước là
88%)
4. Sự yếu đi của các đối thủ
như: Nokia, BlackBerry
5. Sự thiếu hụt linh kiện cho
smartphone/tablet của đối
thủ Apple.
Đe doạ
1. Gặp rắc rối liên quan liên
quan đến bằng sáng chế với
các đối thủ (đặc biệt là
Apple)
2. Sự phát triển mạnh mẽ và
cạnh tranh gay gắt của các
đối thủ khác ngoài Apple
trong lĩnh vực
smartphone/tablet (Sony,
HTC, Microsoft với
Windows Phone, Google với
Nexus, Amazon với Kindle)
3. Apple đang muốn giảm sự
phụ thuộc vào chip Samsung
trong các sản phẩm
smartphone/tablet
4. Kinh tế toàn cầu dự đoán
tiếp tục tăng trưởng thấp
hoặc sẽ suy thoái và lan rộng
5. Mối đe doạ thật sự từ các sản
phẩm của Trung Quốc với
giá rẻ hơn nhiều đang chiếm
lấy một thị phần không nhỏ
tại thị trường lớn nhất thế
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -47- GVHD: TS. Lê Thành Long
6. Còn nhiều phân khúc sản
phẩm mà các đối thủ/đối
thủ trực tiếp đang bỏ trống
7. Yếu tố chính trị (cùng là
châu Á nên người dùng có
thiện cảm hơn so với các
hãng phương tây), tương
đồng văn hóa, yếu tố địa lý.
8. Yếu thế của các đối thủ
trong khả năng vươn tới các
thị trường xa,mới.
9. Thị trường đang tăng
trưởng
10. Sự không ủng hộ về pháp lý
cho đối thủ tại 1 số quốc gia
giới.
Điểm mạnh
1. Đang chiếm lĩnh thị
trường smartphone
lớn nhất (31%)
2. Luôn duy trình đầu
tư cho R&D cao
(6% trên tổng doanh
thu, cao hơn Apple
chỉ 2,2%)
3. Thương hiệu
Samsung trên toàn
cầu thường xuyên
được quảng bá và
tăng trưởng (năm
2012, Samsung nẳm
trong top 10 thương
hiệu có giá trị nhất
thế giới)
4. Là nhà sản xuất
hàng đầu về màn
hình, thiết bị bán
dẫn
1. Đột phá với những tính
năng mới, thoả mãn yêu cầu
người dùng (sạc không dây
cho smartphone, stylus pen,
màn hình dẻo AMOLED,
màn hình cảm ứng lớn, bản
phím QWERTY lớn)
2. Sản xuất thiết bị
smartphone/tablet có chất
lượng màn hình cao (là vấn
đề mà người tiêu dùng quan
tâm nhất)
3. Chiếm lĩnh phân khúc
khách hàng của Apple (do
sự trung thành đang giảm
dần)
4. Tăng cường quảng bá ở
những thị trường mới
nổi/đông dân (đến Q2/2011,
Samsung chiếm 45% số
lượng tablet bán ra tại Ấn
Độ, hơn cả Apple; phát
hành Samsung Galaxy Note
II tại Ấn độ sớn hơn cả
Châu Âu)
5. Xây dựng thương hiệu đặc
trưng như Apple đã xây
dựng với thương hiệu của
mình nhằm nâng cao giá trị
thương hiệu đối với người
tiêu dùng
6. Đẩy mạnh xây dựng và phát
triển hệ sinh thái
1. Xây dựng chiến lược quảng
bá nhấn mạnh vào các sản
phẩm đi đầu về công nghệ
của Samsung
2. Cắt giảm chi phí, hạ giá
thành linh kiện giúp sản
phẩm có giá cạnh tranh nhất
so với đối thủ.
3. Đi tắt đón đầu trong việc mua
lại các bằng sáng chế liên
quan đến công nghệ
smartphone/tablet
4. Quảng bá, phát triển mạnh
thương hiệu Samsung và
chiểm lĩnh thị trường ở
những quốc gia có hệ thống
pháp lý tương phản với US
nhằm chống lại những rắc rối
liên quan đến bằng sáng chế
5. Tiếp tục nghiên cứu,phát
triển, đầu tư công nghệ và gia
tăng sản xuất nhằm tiếp tục
dẫn đầu thị trường sản xuất
màn hình và thiết bị bán dẫn,
gia tăng sự phụ thuộc của các
đối thủ khác
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -48- GVHD: TS. Lê Thành Long
“ecosystem” của Samsung
lên một tầm cao mới (nơi
TV, màn hình, tủ lạnh,
smartphone, tablet của
Samsung đã chiếm 1 thị
phần rất lớn trên thế giới)
Điểm yếu
1. Vẫn bị xem là theo
đuôi trong việc tìm
kiếm và đáp ứng nhu
cầu của khách
hàng/thị trường
2. Sản phẩm
smartphone có mặt ở
quá nhiều phân khúc
gần nhau (dẫn đến
tình trạng cạnh tranh
làm giảm doanh thu
lẫn nhau)
3. Phụ thuộc nhiều vào
phầm mềm của các
đối tác khác
1. Ở từng phân khúc đặc, tạo
sự khác biệt trong các sản
phẩm (Samsung Galaxy S3,
Galaxy Note, Galaxy Tab 7,
Galaxy 2 sim, Galaxy mini)
so với các sản phẩm hiện có
trên thị trường.
2. Tạo sự khác biệt giữa các
sản phẩm Samsung so với
các hãng khác (cùng hệ
điều hành) thông qua việc
thay đổi giao diện người
dùng giúp thoã mãn nhiều
hơn nhu cầu của người
dùng (giao diện
TouchWiz), quản lý phần
mềm đặc trưng (Samsung
Apps)
3. Loại bỏ một số sản phẩm
nằm gần nhau trong phân
khúc khách hàng để tập
trung nhiều hơn cho mảng
smartphone
1. Nắm rõ tính pháp lý của
từng quốc gia/thị trường để
có thể chiến thắng (thua ở
Mỹ, thắng ở Anh, Nhật, Hàn
Quốc)
2. Tập trung vào chiến lược giá
của các sản phẩm đề phù
hợp với từng phân khúc thị
trường
3. Tìm kiếm các khách hàng
mới trong lĩnh vực sản xuất
và tiêu thụ chip di động
Samsung
4. Hạn chế sử dụng các công
nghệ đã được đăng ký bản
quyền từ đối thủ cạnh tranh
ở những thị trường có luật
sở hữ trí tuệ cao; kết hợp
thoả thuận hợp tác ở từng thị
trường cụ thể để cùng nhau
có lợi, chia sẻ thị trường
III.Xây dựng chiến lược cho SamSung
Chiến lược SO
(S2, S4 + O2, O3) -> Chiến lược
khác biệt hoá sản phẩm
Tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt hóa
sản phẩm trên sự thành công của dòng
Galaxy
(S2, S4 + O3, O7) -> Chiến lược tập
trung trọng điểm
Tập trung trọng điểm vào các thị trường
Chiến lược ST
(S1 + T1) -> Chiến lược phát triển
sản phẩm
(T2, T3, T4, T5) -> Chiến lược
phòng thủ
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -49- GVHD: TS. Lê Thành Long
đặc biệt như Trung Quốc, Ấn độ,…
(S3, S6 + O8, O9) -> Chiến lược
phát triển thị trường
Phát triển các thị trường mới như Myanmar
(S2 + S4 + 05 + 010) -> Chiến lược
thâm nhập thị trường
Thu hút khách hàng đối thủ bằng cách tạo
ra các dòng sản phẩm có tính năng tương
đồng như khác biệt về giá dựa trên thế
mạnh
Chiến lược WO
(W1, W3 + O1, O3, O5) -> Chiến
lược khác biệt hoá sản phẩm
(W2 + O2, O4) -> Chiến lược tập
trung trọng điểm
Chiến lược WT
(W1 + T1, T3) -> Chiến lược hợp
tác
(W2 + T2, T4, T5) -> Chiến lược chi
phí thấp
CHIẾN LƯỢC SO
1. S2 + S4 + 02 + 03 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm trên sự thành công của dòng
Galaxy Note.
Dựa trên thế mạnh sau:
S2.Có R&D mạnh đủ sức tự phát triển 1 dòng sản phẩm riêng biệt.
S4 Có nguồn cung cấp linh kiện hoàn toàn chủ động cho việc sản xuất.
Với cơ hội là:
O3 Còn nhiều phân khúc sản phẩm mà các đối thủ/đối thủ trực tiếp đang bỏ trống.
O2.Thị trường phát triển mạnh, nhiều thị trường mới nổi kéo theo nhiều nhu cầu mới
chưa được khai thác
2. S2+S4 +03+07 Chiến lược tập trung trọng điểm.
Tập trung trọng điểm vào các thị trường đặc biệt như Trung Quốc, Ấn độ,…
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -50- GVHD: TS. Lê Thành Long
Dựa trên thế mạnh sau:
Rất linh hoạt trong đáp ứng các nhu cầu của các nhà mạng tại địa phương.
S2 Có R&D mạnh
S4 Có nguồn cung cấp linh kiện tốt
Với cơ hội là:
O3 Sự chậm chân của các đối thủ khác
O7 Yếu tố chính trị (cùng là châu Á nên người dùng có thiện cảm hơn so
với các hãng phương tây), tương đồng văn hóa, yếu tố địa lý,…
3. S3 + S6 + O8 +O9 ->Chiến lược phát triển thị trường
Phát triển các thị trường mới như Myanmar,….dựa trên các thế mạnh sẵn có:
S3 Thương hiệu mạnh dễ dàng xâm nhập những thị trường mới
Cùng với các mặt hàng điện tử dân dụng khác dễ dàng tham gia , thiết lập
các kênh phân phối .
S6Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng, am hiểu văn hóa vùng miền tạo
lợi thế đáp ứng các nhu cầu tiềm năng.
Với cơ hội:
O8Yếu thế của các đối thủ trong khả năng vươn tới các thị trường
xa,mới
O9 Thị trường đang tăng trưởng
4. S2 + S4 + 05 + 010Chiến lược thâm nhập thị trường
Thu hút khách hàng đối thủ bằng cách tạo ra các dòng sản phẩm có tính năng tương đồng
như khác biệt về giá dựa trên thế mạnh:
S4 Khả năng sản xuất linh kiện
S2 Khả năng R&D
Cơ hội:
05 Các đối thủ yếu thế trong phần sản xuất linh kiện nên không chủ động
hoàn toàn về giá.
010 Sự không ủng hộ về pháp lý cho đối thủ tại 1 số quốc gia
5. Phát triển sản phẩm
Không ngừng phát triển tính năng sản phẩm, kiểu dáng kích thước, chất lượng
sản phẩm
6. Cải tiến sản phẩm
Cải tiến các dòng sản phẩm đang thành công
CHIẾN LƯỢC ST
S1-T1 chiến lược phát triển sản phẩm
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -51- GVHD: TS. Lê Thành Long
T2-T3-T4-T5 chiến lược phòng thủ
CHIẾN LƯỢC WO
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (W1, W3 + O1, O3, O5)
- Tập trung phát triển mạnh phân khúc thị trường smartphone/tablet cao cấp thông qua
phát triển các dòng sản phẩm mang nhiều đặc trưng riêng của Samsung như Galaxy
S3 với màn hình 4.8 inch với giao diện TouchWiz đặc trưng, Galaxy Note II với bút
stylus đa năng, Galaxy Tab với tính năng mạnh mẽ của Android) nhằm xu thế
smartphone/tablet tăng trưởng cao trong những năm sau cùng với chiếm lĩnh thị phần
của đối thủ Apple (những người dùng đang phân vân thay đổi/nâng cấp thiết bị)
Chiến lược tập trung trọng điểm (W2 + O2, O4)
- Đối với những thị trường đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, tập trung phát triển sản
phẩm ở phân khúc thị trường thích hợp (thị hiếu và thu nhập của khách hàng) như
Galaxy 2 sim, Galaxy mini
CHIẾN LƯỢC WT
1. Nắm rõ tính pháp lý của từng quốc gia/thị trường để có thể chiến thắng (thua ở Mỹ,
thắng ở Anh, Nhật, Hàn Quốc)
2. Tập trung vào chiến lược giá, xây dựng chiến lược phù hợp với từng phân khúc thị
trường
IV. Tổng kết
Đặt ra chiến lược phát triển cho một công ty là một chuyện và việc tìm kiếm áp dụng
các nguồn lực để thực hiện được chiến lược đó là cả một vấn đề. Điều mà bản thân các công
ty tự hỏi là chiến lược đó của công ty sẽ thực hiện như thế nào và trong bao lâu và chiến
lược đó đã phù hợp với công ty hay không, quá ít hay quá khả năng.
Để ra một chiến lược cho công ty không phải là một điều dễ dàng, đó là một quá
trình nghiên cứu của các nhà quản trị, khi đề ra một chiến lược cho công ty, một nhà quản
trị phải tìm hiểu một cách rõ rang những nhân tố bên ngoài tác động đến công ty và những
khả năng mà công ty có thể cung ứng cho chiến lược ấy đạt mục tiêu.
Một chiến lược tốt là một chiến lược rõ ràng cụ thể phù hợp với xu thế khả năng của
công ty khi đã đề ra được chiến lược thì việc thực hiện chiến lược phải luôn sát cánh bên
những chiến lược mà công ty đã đưa ra. Quan trọng là nguồn lực của công ty phải luôn phù
hợp, trong quá trình thực hiện việc nhà quản trị phải điều tiết như thế nào tạo được liên kết
giữa hai vấn đề này thì mục tiêu chiến lược mới có thể đạt được.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -52- GVHD: TS. Lê Thành Long
Vai trò của một nhà quản trị hết sức quan trọng trong quá trình đề ra cũng như hoạt
động của một công ty vì nếu như nhà quản trị không có một cái nhìn tốt, rộng thì sẽ làm cho
công ty một là không dung hết nguồn lực thực lực, hai là sử dụng quá khả năng không phù
hợp với một công ty với quy mô như vậy.
Chúng tôi, những nhà quản trị tương lai, chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường,
chúng tôi sẽ luôn cố gắng trau dồi kiến thức để tạo cho bản thân một cái nhìn rộng, một cái
nhìn mới tạo nên sự đột phá cho nền kinh tế nước nhà.
Phân tích các yếu tố môi trường và định hướng chiến lược cho SamSung Electronics
Nhóm TH: Nhóm 5_MIS_2012 -53- GVHD: TS. Lê Thành Long
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] www.samsung.com
[2]
[3] Samsung Electronics' 2012 Sustainability Report
[4]
SECAR2011_Eng_Final.pdf
[5]
wnloads/consolidated/2012_con_all.pdf
[6] www.idc.com
[7]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_5_cong_ty_samsung_electronics_0436.pdf