Qua những nội dung và phân tích trên cho thấy Apple hiện là một trong những công
ty dẫn đầu thế giới công nghệ ngày nay, tuy nhiên, điều đó cũng khiến A pple có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh khổng lồ như Google, Facebook, Samsung, Dell, H P, Sony .
Để tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu trong tương lai, A pple hiện và sẽ đứng trước
vô vàn thử thách được đặt ra, đặc biệt là giai đoạn này khi vừa mất đi vị CEO tài năng
Steve Jobs, Apple đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết.
Thế giới công nghệ phải luôn luôn thay đổi để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng, làm
cho cuộc sống tốt đẹp và tiện nghi hơn. Với nguồn lực tài chính dồi dào, đội ngũ nhân
viên tài năng, khách hàng trung thành và các nguồn lực hiện có, Apple sẽ vươn đến
những tầm cao hơn và cho ra những thiết bị số ngày càng hiện đại hơn để phục vụ mọi
người.
77 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 12322 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Apple, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu độc quyền thiết kế
chữ nhật bo góc. John Quinn, luật sư của Samsung, thốt lên: "36 năm trong nghề, tôi
chưa bao giờ năn nỉ trước tòa. Nhưng giờ tôi đang cầu xin tòa. Mục đích của vụ kiện này
là gì?". Còn luật sư Charles Verhoeven của Samsung thuyết phục: "Hãy để Samsung
cạnh tranh tự do trên thị trường thay vì để Apple cố ngăn chặn họ tại tòa".
Ngày 24/8, tòa án Mỹ tuyên bố Samsung cố tình (không phải vô ý) sao chép bản
quyền nên phải bồi thường 1 tỷ USD cho Apple - phán quyết mà Samsung coi là "một sự
thiệt thòi cho chính người tiêu dùng M ỹ" còn Apple hả hê vì "đây là bài học cho hành
động ăn cắp".
Cùng lúc đó ở Hàn Quốc, tòa án Seoul ra lệnh Apple gỡ bỏ iPhone 3GS, iPhone 4,
iPad 1 và iPad 2 khỏi các gian hàng vì xâm phạm 2 bằng sáng chế về viễn thông của
Samsung. Ngược lại, Samsung cũng vi phạm bản quyền liên quan đến màn hình cảm ứng
của Apple nên Galaxy S, Galaxy S II cùng Galaxy Tab sẽ không được bán trên thị
trường.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 52
Tháng 9/2012: trong ngày đầu tháng 9, Apple bại trận ở Nhật khi tòa án Tokyo nói
Samsung không vi phạm gì bản quyền của Apple về đồng bộ nhạc và video tới máy chủ.
Tháng 10/2012: Sau khi kháng cáo thất bại, Apple phải thực hiện yêu cầu mà tòa án
Anh đưa ra từ tháng 8/2012 là công khai nhận lỗi với Samsung (font và cỡ chữ do tòa án
chỉ định để tránh việc Apple cố tình chọn chữ nhỏ và khó đọc). Ngày 26/10, hãng sở hữu
iPhone đăng lời xin lỗi nhưng "tranh thủ" mỉa mai thiết kế không ấn tượng trong sản
phẩm của hãng Hàn Quốc. Cùng thời điểm, tòa án Hague (Hà Lan) kết luận điện thoại và
tablet Samsung không vi phạm phát minh về công nghệ cảm ứng đa điểm của Apple.
Trong khi đó, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) cho rằng Samsung xâm phạm 4
trong số 6 phát minh liên quan đến thiết kế và cảm ứng của Apple. Tuy nhiên, kết luận
cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra vào tháng 2/2013.
Kết luận: Cuộc chiến kéo dài gần 2 năm tại hơn chục nước giữa Samsung và Apple
mới có kết quả ở vài quốc gia. Apple chiến thắng tuyệt đối trên đất Mỹ, được ủng hộ ở
Đức và giành kết quả hòa ở Hàn Quốc, còn lại họ liên tục thua tại các đấu trường khác là
Nhật, Australia, Hà Lan và Anh.
Các bên được lợi nếu Apple thắng Samsung
Apple
Bảo vệ được 6 bằng sáng chế
Nhận khoản bồi thường lớn nhất trong lịch sử kiện tụng 1.05 tỷ USD
Một mình thống lĩnh thị trường Smart Phone trong tương lại gần ở Mỹ vì các
smart phone chủ lực của Samsung không còn được bán trên thị trường M ỹ
Tạo ra một tiền lệ tốt cho Apple đi kiện các đối thủ về vi phạm bằng sáng chế
Giá trị cổ phiếu tăng 1.9% sau khi thắng kiện
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 53
Mircrosoft, Nokia, Rim
Microsoft và Nokia sẽ có cơ hội để chiếm lại thị phần đã bị các đổi thủ như
Samsung lấy đi
Rim cũng được lợi từ vụ thắng kiện này vì Blackbery có cơ hội trở về thời
hoàng kim
Giá cổ phiếu tăng
Các bên bị thiệt nếu Apple thắng Samsung
Samsung
Phải trả cho Apple khoản tiền phạt 1.05 tỷ USD
Các smartphone chủ chốt bị cấm bán trên thị trường Mỹ
Giá cổ phiếu giảm 7.7%, mất đi thêm 12 tỷ USD, doanh số trong tương lai
cũng sẽ giảm
Phải xem xét lại tất cả các điện thoại smartphone về phương diện thiết kế cũng
như tính năng để tránh bị rơi vào một vụ kiện tương tự
Hình ảnh bị xấu đi trong mắt người tiêu dùng vì nhiều người sẽ nghĩ Samsung
đánh cắp ý tưởng.
Google
Google là nhà cung cấp hệ điều hành Android nên sẽ cũng chịu tác động lớn,
cổ phiếu giảm 1.4 %.
Thị phần trong tương lại sẽ giảm vì các nhà sản xuất điện thoại sẽ cân nhắc có
tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android nữa hay không.
Các hãng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android
Các nhà sản xuất smartphone sử dụng hệ điều hành Android sẽ phải trả tiền
cho các tính năng đã được Apple đăng ký bảng quyền sáng chế hay sẽ rơi vào
một vụ tranh tụng giống như của Samsung.
Nhà mạng Viễn thông tại Mỹ
T-M obile là hãng có thể phải gánh chịu thiệt thòi nhất vì hãng này không phân
phối Iphone.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 54
AT&T, Verizon Wireless và Sprint Nextel cũng không hài lòng với kết quả vì
họ sẽ mất đi nhiều nhà cung ứng điện thoại trong khi chi phí phải trả cho
Apple cao hơn nhiều lần so với các nhà sản xuất smartphone khác.
Người sử dụng
Người sử dụng mà đặc biệt là người tiêu dùng Mỹ mất đi nhiều lựa chọn khi
mà các nhà sản xuất điện thoại là đối thủ của Apple không thể tham giá thị
trường smartphone tại M ỹ.
III. Môi trường hoạt động
1. Vị thế cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của Apple luôn dõi theo sự phát triển công nghệ của Apple để
phát triển sản phẩm của mình từ đó chiếm lấy thị phần. Ví dụ như: M icrosoft đã tận dụng
ứng dụng giao điện đồ họa của Apple cho ra dòng Window rất thành công vào những
năm 1995=> sự giảm doanh thu của A pple. Sự kiện này đánh dấu bước đi sai lầm khi cấp
phép cho các hàng máy tính họ hàng với MAC sử dụng hệ điều hành Mac OS. Đối thủ đã
sản xuất các máy tính rẻ hơn nhưng vẫn sử dụng được hệ điều hành của Apple. Công ty
mất dần thị phần. Điều này cho thấy Apple đã không đánh giá khă năng tận dụng công
nghệ của Apple để tạo cơ hội cho chính đối thủ. Tuy nhiên với sự lãnh đạo của CEO
Steve Job thị phần của A pple đã tăng trở lại.
Các dòng sản phẩm của Apple đều mang một nét khác biệt và luôn là sản phẩm hoàn
thiện tuyệt vời nhất. Điều này giúp cho Apple củng cố vị thế cạnh tranh của mình so với
các đối thủ trong ngành.
Hệ thống phân phối của Apple được đặt ở những vị trí đắc địa đó là những vị trí thật
đắt trong các siêu thị nổi tiếng hay các trung tâm các khu mua sắm. Tại đây khách hàng
được cầm nắm và dùng thử ngay tại chỗ. Apple đã thực sự khiến người dùng chuyển từ
Window sang Mac làm tăng vị thế cạnh tranh của Apple.
Giá: các sản phẩm Apple rất đắt, điều này cho thấy đây là dòng sản phẩm của khách
hàng có doanh thu cao. Nhưng số lượng khách hàng này lại rất cao vì nó đánh vào tâm lý
khách hàng thích hàng độc.
Hiệu quả quảng cáo: các quảng cáo của Apple không quan tâm đến máy tính làm gì
mà chỉ cẩn biết họ có thể làm gì với chiếc máy tính. Ý tưởng chủ đạo ở đây là những
người dùng Apple là những người dùng khác biệt và sản xuất dành cho những con người
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 55
sáng tạo. Dám tin rằng một cá nhân có thể làm thay đổi thế giới. Do vậy hiệu quả quảng
cáo của Apple là một trong những yếu tố tạo nên vị thế cạnh tranh của Apple
Nguồn lực Apple: Apple là nơi hội tụ những con người vô cùng thông minh. Những
con người thông minh này đã được vị CEO tận dùng từng thế mạnh của họ để tạo ra các
sản phẩm khác biệt để chứng tỏ vị thế cạnh tranh.
Nhờ sự liên kết dọc, Apple đã kiểm soát gần như tất cả các khâu quan trọng nhất. Hãy
tưởng tượng một công ty sẽ vô cùng nguy hiểm như thế nào khi vừa có trong tay thiết bị
phần cứng (iPad, iPhone, iPod, Mac...), vừa sở hữu phần mềm (iOS, MacOS) và có thể
tùy chỉnh phần mềm theo ý thích để phù hợp với phần cứng. Thêm vào đó là marketing
và phân phối sản phẩm của Apple Store, liên kết với các dịch vụ cây nhà lá vườn như
iTunes và iCloud, kiểm soát các đối tác bán hàng của App Store.
Apple cũng dẫn đầu thị trường nhạc số (số liệu năm 2009).
Trong khi đó, đa phần các đối thủ của Quả táo cắn dở đều chỉ đảm nhận một hoặc vài
khâu trong chuỗi cung ứng. Ví như HTC chỉ sản xuất phần cứng, còn phần mềm là của
Google (Android), marketing và phân phối sản phẩm thông qua các bên thứ 3. Bởi vậy,
cạnh tranh với một công ty liên kết theo chiều dọc vô cùng chặt chẽ như Apple là điều
cực kỳ khó khăn. Dù cho một công ty nào đó có thể tạo ra những thiết bị tuyệt vời như
iPhone nhưng lại thiếu đi hệ điều hành phù hợp cũng như không có chiến dịch marketing
hoàn hảo và các dịch vụ phụ thêm ấn tượng chắc chắn sẽ không thể nào đạt được thành
công giống Apple.
Tất nhiên, không phải cứ công ty nào liên kết theo chiều dọc là sẽ chiếm được lợi thế
cạnh tranh tuyệt đối. Apple chiếm được vị thế như ngày hôm nay cũng vì Steve Jobs và
các cộng sự đã hoàn thành... quá tốt các công việc, đặc biệt là công đoạn phân phối sản
phẩm qua hệ thống bán lẻ Apple Store.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 56
Hãy nhìn sang một ví dụ là Samsung và dòng điện thoại Wave. Tập đoàn Hàn Quốc
cũng có trong tay thiết bị tốt, linh kiện cây nhà lá vườn (màn hình, CPU, chip nhớ...)
cũng như hệ điều hành “thửa” Bada. Tuy nhiên kết quả thì Wave vẫn chưa thể tỏa sáng vì
các mẫu điện thoại dòng Wave cũng như hệ điều hành Bada đều không thực sự gây ấn
tượng. Hay như HP, dù việc mua lại Palm và sở hữu trong tay hệ điều hành WebOS đầy
tiềm năng thì hãng này cũng chưa thể đánh bại được Apple vì không có hệ thống bán
hàng và marketing xuất sắc.
Bởi vậy, để có thể cạnh tranh được với Apple trong thời điểm hiện nay, các công ty
có 2 lựa chọn. M ột là cũng xây dựng hoạt động kinh doanh liên kết theo chiều dọc và
phải làm tốt hơn Apple. Tuy nhiên điều này lại đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian để
phát triển chứ không thể là chuyện một sớm một chiều.
Thứ hai, đó là hợp tác với các đối tác chiến lược để tạo nên một chuỗi cung ứng mạnh
mẽ. Apple có thể đang làm rất tốt các khâu trong liên kết dọc của mình, nhưng xét cụ thể
trong một công đoạn, Apple không phải công ty số 1. Mặc dù vậy, điều khó khăn nhất là
những gã khổng lồ về phân phối bán lẻ (như Walmart), marketing (IntegraClick,
MediaTrust) thì đều không chuyên hoặc chưa bước chân vào lĩnh vực công nghệ...Do đó,
có thể thấy việc đánh bại Apple vẫn xem ra vẫn còn rất xa vời!
2. Đặc điểm của khách hàng
Do các sản phẩm của Apple đều chú trọng nhiều đến thiết kế và tính tiện dụng vì thế
mà số lượng khách hàng Apple luôn trung thành với các sản phẩm của Apple.
Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Apple luôn ở các trung tâm mua sắm hoặc các
siêu thị lớn, điều này giúp cho Apple thu hút khách hàng một cách tuyệt vời.
Một cuộc khảo sát mới đây được tiến hành bởi Bill M cInturff và Hart Research
Associates cho thấy, khoảng 55 triệu hộ gia đình Mỹ đã và đang sở hữu ít nhất một trong
những sản phẩm của Apple.
Phần lớn các hộ gia đình có sản phẩm của Apple thì sẽ sở hữu từ ba sản phẩm của
hãng này trở lên. Phó chủ tịch của Hart Research Associates, Jay Campbell phát biểu:
"Apple đã trở thành một biểu tượng của giới kinh doanh công nghệ, hãng đã thu hút rất
nhiều người dùng trên đất nước Mỹ và đồng thời còn có khả năng giữ vững niềm tin của
khách hàng, khiến họ luôn nghĩ đến Apple đầu tiên mỗi khi có nhu cầu mua đồ dùng
công nghệ".
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 57
Thu nhập của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc mua sắm: 77%
những người mua ba sản phẩm trở lên có thu nhập hàng năm không dưới 75.000 đô la
Mỹ. Chỉ có 28% những người có thu nhập hàng năm dưới 30.000 đô la M ỹ chi tiền để
mua sản phẩm của Apple. Tuổi tác của người tiêu dùng cùng đóng vai trò quan trọng.
63% khách hàng thuộc độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi và từ 35 đến 49 tuổi nói rằng họ không
thể bỏ qua sản phẩm công nghệ của Apple. 50% khách hàng từ 50 đến 64 tuổi mua hàng
của Apple và con số này chỉ còn 26% đối với những người từ 65 tuổi trở lên.
Trẻ em có thể được xem như một trong những đối tượng khách hàng tuyệt vời nhất
của Apple. 61% hộ gia đình có trẻ nhỏ sở hữu đồ công nghệ của Apple trong khi đối với
những gia đình không có trẻ nhỏ thì con số này là 48%. 57% những người dân ở vùng bờ
biển West Coast nước M ỹ từng mua đồ công nghệ cao của Apple, lớn hơn 5-6% so với
dân cư ở những khu vực khác.
Về tâm lý khách hàng: iPhone là một trong những chiếc smartphone bán chạy nhất
thế giới, có rất nhiều người sử dụng và điều này vô hình trung tạo cho người dùng một
suy nghĩ chung là điện thoại của Apple thời thượng và rất tốt. Do đó khi điện thoại cái
tên iPhone vẫn sẽ chiếm một vị trí trong danh sách các sản phẩm của họ. Không thể phủ
nhận một điều rằng iPhone rất tốt, rất dễ sử dụng tuy nhiên thì chiếc điện thoại này cũng
không phải là hoàn hảo. Như những sản phẩm Android khác, iPhone vẫn khiến người
dùng cảm thấy khó chịu nhưng họ có thể dễ dàng bỏ qua cho những phiền phức này bởi
suy nghĩ bị áp đặt như trên.
3. Nhà cung cấp
Đằng sau sự thành công của Apple là cả một mạng lưới các nhà cung cấp và phân
phối. Những công ty này cũng đã thu được không ít lợi nhuận từ những thành công của
Apple.
Các nhà cung cấp tiêu biểu của Apple:
AT&T: Đây là hãng cung cấp dịch vụ không dây cho iPhone
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 58
AT&T là một trong những đối tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và là
hãng phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đối với AT&T,
iPhone đem lại lợi nhuận lớn.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, 3,6 triệu chiếc iPhone đã được bán ra và sử
dụng dịch vụ AT&T, chiếm 23% tổng số kích hoạt mới của AT&T. Chỉ tính riêng
nửa đầu năm 2011, AT&T đã thu được 7,2 triệu lượt kích hoạt trên iPhone.
Verizon Communications: hãng phân phối viễn thông lớn nhất nước M ĩ
Tháng 2/2011, hãng phân phối viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã lần đầu tiên cho
ra mắt sản phẩm iPhone dùng mạng Verizon. Verizon và Apple đã tiến hành thảo
luận từ năm 2008 và dành một năm để thử nghiệm sản phẩm iPhone trên mạng
CDMA của Verizon.
Trong tuần ra mắt đầu tiên, khoảng một triệu chiếc iPhone sử dụng dịch vụ của
Verizon đã được bán ra, với 60% doanh thu là từ các đơn hàng đặt trước. Trong 6
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 59
tháng đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùng mạng của Verizon
được bán ra.
Foxconn: Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất
thế giới với tên giao dịch là Hon Hai Precision Industry – nhà xuất khẩu lớn
nhất tại Trung Quốc đại lục.
TPK Holdings: TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới
tính về số lượng, với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Công ty Đài Loan
này cũng là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone
của Apple.
Quanta Computer: Công ty Quanta Computer của Đài Loan chuyên sản xuất
dòng máy tính iMac và M acbook cho Apple. Quan hệ hợp tác của Quanta
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 60
Computer với Apple bất đầu tư năm 1998, khi Apple cho ra đời máy tính
PowerBook WallStreet thế hệ thứ 2.
4. Thị trường lao động
Theo báo cáo mới đây của Quĩ tiền tệ quốc tế (IM F) về tình hình lao động toàn cầu,
thị trường lao động thế giới đã tăng gấp 4 lần so với năm 1980 và theo dự kiến, đến năm
2050, thị trường này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Việc hòa nhập nền kinh tế thế giới của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu
cùng với sự tăng trưởng dân số toàn cầu đã đóng góp đáng kể cho lực lượng lao động
tham gia vào thương mại quốc tế.
Theo IMF, sự phát triển của thị trường lao động quốc tế được thể hiện trên ba kênh:
xuất nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, sản xuất theo hướng phi tập trung của các doanh
nghiệp và xuất khẩu lao động.
Xu hướng quốc tế hoá thị trường lao động đang làm cho nhiều nước được hưởng lợi.
Các nước đông dân và các nước đang phát triển giải quyết được vấn đề việc làm, cải
thiện thu nhập của người dân. Trong khi đó, nhập khẩu lao động mang lại nguồn lợi lớn
cho các nước phát triển. Vấn đề thiếu nhân công ở các nước Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản
đang dần được giải quyết. Chỉ tính riêng ở M ỹ, dân nhập cư đã đáp ứng được 15% nhu
cầu lao động trong nước, còn ở Tây Âu, con số này tuy thấp hơn nhưng cũng đáp ứng
được một phần nhu cầu lao động ở các nước này.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa việc làm cũng tác động tiêu cực đến thu nhập lao động trong
tổng thu nhập của thế giới. Trên thực tế, giá nhân công rẻ, thêm vào đó là sự phát triển
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 61
của lao động bất hợp pháp, đã làm doanh thu từ việc làm giảm 7% so với năm 1980.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với khả năng thay thế con người của
máy móc cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập của thị trường lao
động giảm đi
5. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Áp lực chủ yếu của các sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các
yếu tố khác như môi trường văn hóa, xã hội, công nghệ cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa các
sản phẩm thay thế. Đây là những điều kiện bất lợi đối với ngành.
Hiện nay, các sản phẩm có thể thay thế được các sản phẩm điện thoại Iphone của
Apple đó là các dòng điện thoại HTC Touch, LG Prada, Samsung F700, Samsung F700,
Nokia N95, M otorola Rizr Z8, RIM BlackBerry Curve, Sprint Mogul, Helio Ocean. Điều
này đã gây ảnh hưởng đến thị phần của ngành nói chung và sản phẩm điện thoại của
Apple nói riêng.
6. Thị trường vốn
Tỷ lệ lãi gộp của Apple đạt hơn 41% và tăng chắc trong những quý vừa qua. Đây là
điều chưa từng có trong ngành công nghiệp phần cứng và giúp tập đoàn có giá hơn trong
mắt các nhà đầu tư.
Doanh số của Apple liên tục tăng với tốc độ 2, thậm chí 3 con số mỗi năm, để rồi
vươn lên trở thành công ty có mức vốn hóa lớn nhất Mỹ. Với giá trị vốn hóa thị trường
337.17 tỷ USD, Apple đã chính thức giành ngôi vương suốt nhiều năm qua của Exxon
Mobil. Hãng dầu nhớt này đã tụt xuống vị trí số hai khi chỉ đạt vốn hóa 330.77 tỷ USD.
Trong vòng 2 năm, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã đánh bại những tập đoàn
khổng lồ khác như Microsoft, IBM, Wal-M art và Cisco.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 62
IV. Cơ hội và Nguy cơ
Cơ hội Nguy cơ
Với vị thế hiện tại Apple sẽ có cơ hội tiến
xa và vượt xa các đối thủ trong ngành.
Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
Apple ở vị trí đắc địa nên thu hút được
nhiều khách hàng
Giá các sản phẩm của Apple rất đắt. Lợi
nhuận thu lại từ việc bán các sản phẩm lớn
Xu hướng quốc tế hóa thị trường lao
động tạo cơ hội cho Apple kiếm tìm nhân
tài trên phạm vi rộng hơn.
Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn là rất
thấp, do đó rào cản nhập ngành cao.
Apple có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà
cung cấp.
Apple có 1 lượng lớn khách hàng trung
thành.
Nhiều quốc gia cho phép đăng ký bản
quyền về bằng sáng chế và thiết kế, tính
năng phần mềm và kiểu dáng công nghiệp.
Ví dụ: Mỹ, đó chính là lý do Apple dã
chiến thắng SamSung trong vụ kiện ở Mĩ
Apple đăng ký bằng phát minh đã giúp
công ty bảo vệ được tính độc quyền sản
phẩm.
Dân số tăng, nhu cầu dùng hàng công
nghệ cao ngày càng nhiều, đó là một trong
những lí do mà các sản phẩm Iphone, Ipad
bán rất chạy.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển
tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến sản
phẩm và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng
ngày càng nhiều.
Các thị trường mới nổi ở các nước đang
phát triển (sản phẩm chính là: Smart
Phone)
Với những thành công Apple có được
các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều.
Điều này làm giảm thị phần của A pple
Nguy cơ về hàng nhái hàng kém chất
lượng mang nhãn hiệu Apple cũng làm cho
uy tín Apple giảm sút.
Các đối thủ cạnh tranh sẽ học hỏi mô
hình giới thiệu sản phẩm của Apple =>
chia sẻ thị phần khách hàng cho các đối thủ
cạnh tranh trong cùng ngành.
Lượng khách hàng có mức thu nhập thấp
chiếm khá đông không tiếp cận được các
sản phẩm Apple chuyển sang dùng các sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Các nhà cung cấp (mạng, thiết bị điện tử
v..v) thu lợi rất nhiều từ các sản phẩm
apple. Điều này cho thấy Apple sẽ phải đối
đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
trong tương lai
Thị trường lao động có xu hướng quốc tế
hóa nên nguồn lao động với giá rẻ tăng sẽ
dẫn đến những hệ lụy của việc sản xuất
hàng nhái hàng kém chất lượng.
Công nghệ thay đổi nhanh chóng, ví dụ
như smartphone không chỉ có thể nghe gọi
nhắn tin mà còn trở thành một cỗ máy di
động với khả năng lướt web, chụp ảnh…
Vậy sau 5, 10 năm nữa những chiếc điện
thoại của chúng ta có thể làm được gì ? Đó
là một trong những thách thức đối với các
chuyên gia phần mềm, kỹ sư, nhà thiết kế
để phát triển công nghệ điện thoại cho
tương lai.
Có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế
cho các sản phẩm của Apple gây ảnh
hưởng đến thị phần của ngành và vị thế
cạnh tranh của A pple.
Sự cạnh tranh giữa các công ty cùng
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 63
ngành rất cao đặc biệt là các đối thủ như
Samsung, Nokia, HTC,…
Tình hình kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đang ở trong tình trạng
lạm phát cao, tỉ lệ thất nghiệp cao đẩy
nhiều doanh nghiệp vào hoàn cảnh khó
khăn , giảm thu nhập và Apple cũng không
là ngoại lệ.
Lợi ích người tiêu dùng ngày càng được
bảo vệ , đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
trách nhiệm hơn về sản phẩm, quảng cáo
trung thực.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 64
V. Ma trận đánh giá các yếu tổ bên ngoài (EFE Matrix)
Các yếu tố
Mức độ
quan trọng
Hệ số
Tính
điểm
Thay đổi công nghệ 0,3 4 1,2
Tính thời thượng trong sự dụng các sản phẩm
Iphone, Ipad
0,05 2 0,1
Đặc điểm khách hàng của Việt Nam: thích chơi trội
chứng tỏ bản thân nên sẵn sàng bỏ chi phí để có
được những sản phẩm thể hiện đẳng cấp
0,05 2 0,1
Thị phần sản phẩm máy tính bảng và điện thoại
thông minh tăng dần
0,07 2 0,14
Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng 0,05 3 0,15
Phần mềm tiện ích trên máy tính bảng và điện thoại
thông minh hỗ trợ nhiều cho người dùng
0,1 3 0,3
Kho ứng dụng dành cho máy tính bảng và iPhone
ngày càng phong phú đa dạng thu hút khách hàng
0,03 2 0,06
Cạnh tranh trong ngành công nghiệp 0,05 3 0,15
Mức độ cạnh tranh ngày càng tăng 0,1 3 0,3
Tỉ lệ gia nhập ngành ngày càng nhiều 0,05 1 0,05
Xuất hiện nhiều sản phẩm sao chép kém chất lượng
làm giảm thị phần của Apple
0,05 2 0,1
Mức thu nhập của người lao động cao 0,02 2 0,4
Thị yếu tiêu dùng thay đổi 0,08 2 0,16
CỘNG 1,0
3,21
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 65
PHẦN IV: THIẾT LẬP MA TRẬN SWOT
Từ những điểm đã nêu ở hai phần trước: Phân tích môi trường bên ngoài và môi
trường bên trong Apple, nhóm xây dựng ma trận SWOT như sau:
Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên ngoài
Điểm mạnh (S)
Dẫn đầu công nghệ
Chiến lược khác biệt hóa
Marketing độc đáo
Kho nhạc số iTunes, app
Store cùng hệ điều hành
iOS, M acOS
Sản phẩm mang kiểu dáng
đơn giản nhưng sang trọng
Khách hàng trung thành
Nguồn tài chính dồi dào
Điểm yếu (W)
Giá thành sản phẩm cao
Chi phí cho nghiên cứu
và phát triển cao
Phụ thuộc vào chiến lược
của Steve Jobs.
Chưa xây dựng được
mạng xã hội kết nối như
Facebook, google
Chip di động được phát
triển bởi công ty khác.
Cơ hội (O)
Sản phẩm được bán với các
đối tác lớn ở nhiều quốc gia
(AT&T, Verizon, Viettel)
Nhu cầu sử dụng iPhone và
iPad vẫn cao, vì kiểu dáng
tinh tế, thời trang, sành điệu,
nhiều ứng dụng độc đáo
Nhu cầu về nhạc online,
các ứng dụng, game, dịch vụ
dựa trên đám mây đang tăng.
Chiến lược SO
Mở rộng thị phần sang
nhiều quốc gia đang phát
triển.
Cải tiến sản phẩm với kiểu
dáng và tính năng khác biệt
và vượt trội.
Duy trì và phát triển dịch
vụ nhạc số và các ứng dụng
Cải tiến dịch vụ khách
hàng.
Chiến lược WO
Cần 1 CEO tài giỏi mới
thay cho Steve Job
Thỏa thuận với nhà
mạng, đa dạng hóa gói
cước giúp người dùng dễ
dàng sở hữu iPhone/iPad.
Phát triển mạng xã hội và
các dịch vụ dựa trên đám
mây để tăng thu hút người
dùng.
Nguy cơ (T)
Đối thủ cạnh tranh ngày
càng mạnh với nhiều sản
phẩm rẻ hơn, ứng dụng
phong phú hơn (Android,
Samsung, Google, Dell,HP)
Người có thu nhập trung
bình chỉ quan tâm các thiết
bị giá rẻ của hãng khác.
Hàng nhái kém chất lượng
gia tăng.
Công nghệ thay đổi nhanh
chóng.
Kinh tế thế giới và Việt
Nam đang gặp khó khăn.
Chiến lược ST
Tăng cường tích hợp theo
chiều ngang, giành quyền
kiểm soát với đối thủ.
Liên minh với các công ty
lớn chuyên sản xuất phần
mềm tích hợp với thiết bị
Apple
Đăng ký bản quyền các
phát minh để tránh sao chép
Tăng cường R&D để được
những sản phẩm mới vượt
trội, cạnh tranh với các đối
thủ.
Chiến lược WT
Sản xuất thêm các thiết
bị dành cho phân khúc
người dùng thu nhập thấp
Tăng cường tích hợp theo
chiều dọc, giành quyền
kiểm soát với nhà cung
cấp và phân phối.
Giảm giá các sản phẩm
đời trước cho đối tượng
thu nhập thấp
Tối ưu hóa chuỗi cung
ứng, giảm giá thành sản
phẩm.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 66
PHẦN V: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO
APPLE
I. Chiến lược về khác biệt hóa sản phẩm
Mỗi sản phẩm mà Apple tung ra ngoài thị trường đều bao gồm các giai đoạn: giới
thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Ví dụ khi iPod Mini trải qua giai đoạn giới thiệu
thì đến giai đoạn phát triển Apple hạ thấp giá xuống để tăng thị phần. Khi thị trường đi
vào suy tàn bộ phận thiết kế đã đưa ra hàng loạt các mẫu mới nhằm tạo một vòng đời mới
cho sản phẩm.
Cách mà Apple công báo về sản phẩm cũng là cả một nghệ thuật, làm xôn xao cả thế
giới công nghệ và mọi người đều mong chờ và sẵn sàng xếp hàng để là người đầu tiên
được sở hữu nó. Apple áp dụng hai hình thức, một là Apple thường chọn cách giữ vững
thông tin sản phẩm đến cùng, ví dụ như sự ra đời của iPhone, iPad. Thứ hai Apple chọn
cách công báo trước thông tin về sản phẩm sau đó mới tung ra thị trường. Chiến lược này
thu hút khách hàng như việc Apple công báo trước về iMac thế hệ mới, cả thế giới ai
cũng biết đến những ưu việt của sản phẩm và ngày đêm mong chờ nó.
Các sản phẩm đều có thiết kế rất đặc biệt, đó là điều mà Apple quan tâm nhất nhằm
tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Cầm trên tay một sản phẩm của Apple,
không thể nhầm lẫn với bất kì một sản phẩm của nhãn hiệu nào khác. Ví dụ như iPhone,
iPad, iM ac, iPod,.. có thiết kế đẹp, mỏng, nhẹ sang trọng, các phần mềm hấp dẫn và hơn
hẳn các sản phẩm cạnh tranh về màu sắc và độ sắc sảo của giao diện.
Apple cũng tạo dựng sự khác biệt trong cách định giá sản phẩm. Nhìn chung thì giá
sản phẩm Apple không thực sự đắt với khách hàng châu Âu nên Apple thu được nhiều lợi
nhuận từ đây, tuy nhiên với thị trường châu Á thì với chiến lược giá theo vòng đời của
sản phẩm của Apple, người dân ở đây lại có thể sở hữu sản phẩm của A pple với mức giá
mềm hơn. Đây cũng chính là điểm khác biệt rõ so với các sản phẩm cạnh tranh khác.
II. Chiến lược tập trung về trọng điểm
Tuy cho ra đời rất nhiều sản phẩm nhưng chiến lược phát triển của A pple luôn hướng
vào một số sản phẩm trọng điểm.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 67
Vào năm 2001, Apple tập trung nguồn lực vào thiết kế phát triển Mac trở thành trung
tâm của cuộc sống số thời bấy giờ. M ac được thiết kế kết nối với TV, smartphone, máy
nghe nhạc MP3, máy ảnh số, máy quay số, và bất cứ sản phẩm số nào khác. Cuối năm
2001, các phần mềm ứng dụng phát triển cho Mac như các công cụ quản lý ảnh, xây
dựng phim, mua sắm và quản lý nhạc, thậm chí là cả phần mềm phát nhạc mà iPhoto và
iMovie là một điển hình.
Đến năm 2007, Apple cho ra đời iPhone và nó cũng là một thiết bị nhằm nâng cao
trải nghiệm Mac cho người dùng trong hệ thống sinh thái số của A pple. Nếu Mac là trung
tâm thì iPhone (cũng như iPod) là các vệ tinh lịch lãm được thiết kế tương tác đồng bộ
với hệ thống M ac, và giúp lôi kéo người dùng đến với thế giới Apple.
MacBook Air ra đời với thiết kế siêu mỏng siêu nhẹ và được coi là chuẩn thiết kế cho
các hãng sản xuất laptop khác noi theo cũng một lần nữa khẳng định vai trò của M ac
trong cuộc sống số.
Không những thế, Apple tiếp tục không ngừng với những nỗ lực nâng cao trải
nghiệm sử dụng máy M ac của người dùng. Ví dụ: iTunes, M obileM e v.v …Apple còn
muốn trở thành nhà cung cấp chính cho các dịch vụ để các thành viên trong gia đình
MAC truy cập vào nội dung số của họ trên máy Mac, PC hoặc từ một “đám mây điện
toán nào đó”.
Qua đó ta có thể thấy rằng chiến lược của Apple luôn tập trung làm nổi bật một con át
chủ bài duy nhất đó là đứa con tinh thần MAC và cũng chính nó đã đưa Apple lên vị thế
như ngày hôm nay .
III. Chiến lược tăng trưởng tập trung
1. Thâm nhập thị trường và phát triển thị trường
Hiện tại thị phần smartphone của Samsung đang đứng đầu trên thế giới, trong khi đó
Apple chỉ chiếm vị trí thứ hai. Điều này, một phần do Samsung có nhiều dòng sản phẩm
khác nhau, chiếm nhiều phân khúc khác nhau từ khách hàng bình dân đến khách hàng
cao cấp. Trong khi Apple chỉ có dòng sản phẩm Iphone nằm ở phân khúc cao cấp. Câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để dành thị phần vương lên vị trí dẫn đầu. Apple có nên đa dạng
hóa sản phẩm của mình, lối đi nào để apple dành thị phần về mình.
Apple không nên đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần về mình. Apple nên liên
kết với các nhà mạng viễn thông. Đa dạng hóa các gói cước với mức giá khác nhau,
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 68
nhằm giảm giá trị bỏ ra khi người dùng muốn sở hửu iPhone của mình. Điều này giúp
cho Apple tiếp cận phân khúc thị trường trung lưu và bình dân. Giúp Apple thâm nhập
sâu vào thị trường, lắp đầy khoảng trống thị trường còn bỏ ngõ của mình.
Ngoài ra, Apple nên phát triển thị trường đến những vùng địa lý khác nhau, cũng
bằng cách liên kết với các nhà mạng viễn thông tại các nước đó. Bên cạnh đó, Apple
cũng nên xem xét khả năng mở rộng hệ thống bán lẻ của mình ở các nước khác nhằm
phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau.
2. Chiến lược phát triển và cải tiến sản phẩm
Apple đã làm rất tốt chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình. Từ những ngày đầu
thâm nhập thị trường, có những hoài nghi về sự thành công của apple trong lĩnh lực điện
thoại di động (vì có quá nhiều thế lực mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực). Thực tế đã chứng
minh Apple đã thành công và sản phẩm Iphone trở thành chiếc điện thoại hot nhất trên thị
trường trong những năm gần đây. Apple nên tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt hóa
sản phẩm của mình.
Apple nên tập trung vào các sản phẩm mang lại thành công rất lớn (Iphone, Ipad).
Khai thác uy tín các nhãn hiệu, nâng cao doanh số bán hàng bằng các chính sách chiêu
thị, chính sách giá cả và các chính sách đã và đang mang lại thành công cho Apple.
Tiếp tục phát triển sản phẩm, phân tích đánh giá điểm yếu của các sản phẩm hiện tại,
nghiên cứu hành vi và thị hiếu của người dùng. Từ đó, khắc phục những sai xót trong sản
phẩm và cải tiến sản phẩm hoàn thiện hơn. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, đó là
thiết kế sản phẩm, làm cho khách hàng ngày càng hài lòng và thỏa mãn với thiết kế của
sản phẩm.
Chiến lược cải tiến sản phẩm: Apple đã thành công trong vai trò người sáng tạo,
nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới, khái niệm mới (concept) như đã từng làm với Ipod,
Ipad trước đây. Apple cần tiếp túc phát huy vai trò này với năng lực sẵn có của mình.
Apple nên xây dựng chiến lược tập trung nghiên cứu và phát triển đưa ra sản phẩm mới,
sản phẩm ưu việt, vượt trội mang tính sáng tạo, mang lại nhiều tiện ích, sự thoải mái cho
người dùng. Cần tận dụng những năng lực khác biệt sẵn có: năng lực ứng dụng, tích hợp
những công nghệ mới nhất hữu ích cho người dùng vào sản phẩm. Apple cũng xem xét
đánh giá rủi ro liên quan đến công nghệ thay đổi nhanh, đối thủ có thể bắt chước và đưa
ra đối sách tương ứng.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 69
IV. Chiến lược tích hợp
Một trong những sức mạnh của A pple so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
công nghiệp chính là việc Apple là một trong số ít các công ty có khả năng tích hợp cả
chiều ngang lẫn chiều dọc.
1. Chiến lược tích hợp chiều ngang
Mục tiêu: giành quyền kiểm soát đối với đối thủ cạnh tranh
Apple đã xây dựng một chiến lược trung tâm kỹ thuật số, mở rộng dây chuyền sản
xuất đối với các thiết bị non-PC như iPod, iPhone và iPad nhằm đem đến cho người dùng
những trải nghiệm hàng đầu. Ở đây, việc hội nhập theo chiều ngang là sự mở rộng nhóm
sản phẩm để tạo ra sức mạnh tổng hợp như Apple đã từng làm nhằm phát triển các dòng
sản phẩm khác nhau. Chiến lược tích hợp theo chiều ngang đã giúp Apple mở rộng và
làm tăng sức mạnh kinh doanh của Apple. Theo thống kê vào tháng 4-2012, công ty đã
bán được 35,1 triệu chiếc iPhone trong quý tăng 88% so với cùng kỳ năm trước; 11,8
triệu iPad trong quý được bán ra tăng 151% so với cùng kỳ năm trước và 7,7 triệu chiếc
iPod được bán ra 15% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì thế trong thời gian tới Apple
sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm mới trên cơ sở sự yêu thích và trung thành của
người dùng đối với các sản phẩm của Apple.
Sự thành công của các sản phẩm Apple phải kể đến bao gồm sự thiết kế máy tính
Mac, một trong những máy tính cá nhân tốt nhất trên thế giới với OS X, phần mềm iLife
và iWork. Apple dẫn đầu cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số với máy nghe nhạc iPod
và cửa hàng trực tuyến iTunes. Apple đã tái phát minh điện thoại di động mở ra cuộc
cách mạng mới với iPhone và App Store. Trong tương lai Apple sẽ tiếp tục phát triển các
phương tiện giải trí trên thiết bị di động, tích hợp các chức năng máy tính trên thiết bị
iPad, giới thiệu các nền tảng kế tiếp như iWatch, iTVs hay hệ thống chơi game…Để tiếp
tục gia tăng thị phần của mình, Apple phải tiếp tục giữ vai trò là nhà lãnh đạo và mang lại
những sản phẩm sáng tạo cho thị trường.
Chiến lược tích hợp chiều ngang có thể thực hiện bằng cách mua lại hoặc sáp nhập
với các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận dài hạn. Với
những lợi thế cạnh tranh hiện có Apple chỉ tham gia vào việc mua lại và hầu như không
xem xét đến việc sáp nhập tại thời điểm này. Trong thực tế, Apple đã mua lại và có thể
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 70
tiếp tục mua lại các công ty có sản phẩm, dịch vụ, nhân sự hay có các công nghệ bổ sung
cho định hướng chiến lược và danh mục sản phẩm của công ty.
2. Chiến lược tích hợp chiều dọc
Mục tiêu: giành quyền kiểm soát đối với các công ty cung cấp hoặc nhà phân phối
Không còn là bí mật nữa khi mà một trong những chìa khóa thành công của Apple
trong thị trường di động là sự tích hợp theo chiều dọc bằng cách duy trì kiểm soát chặt
chẽ hơn các phần cứng, phần mềm và các dịch vụ liên quan cho iPhone, iPad và iPod. Ý
tưởng của hội nhập theo chiều dọc là cung cấp trải nghiệm người dùng cao cấp và điều
này rất khó thực hiện nếu công ty không có quyền sở hữu các phần cứng tích hợp với
phần mềm. Trong khi các công ty thường nhận khá nhiều các khiếu nại từ các bên liên
quan, thì với sự kiểm soát chặt chẽ của mình từ việc nghiên cứu phát triển đến việc sản
xuất, Apple đã rất thành công khi cung cấp một trải nghiệm người dùng cao cấp mà
người tiêu dùng khao khát. Kết quả là các công ty khác ngày càng cố gắng để bắt chước
cách tiếp cận theo chiều dọc của nó.
Có thể nói ngành công nghiệp di động đã có được về kinh nghiệm của Apple và xu
hướng tích hợp theo chiều dọc ngày càng rõ cho các thiết bị di dộng cao cấp. Vấn đề là
không phải tất cả các công ty trên thị trường ngày nay có thể đủ khả năng để thực hiện
chiến lược tích hợp theo chiều dọc, bởi vì nó đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể trong cả
phần cứng lẫn phần mềm. Tại sao Apple có thể đủ khả năng để làm điều đó, là vì công ty
chỉ có ba thiết bị trong danh mục đầu tư của mình trong khi những nhà sản xuất phần
cứng khác cố gắng sản xuất các thiết bị mang đặc tính chung phục vụ cho tất cả mọi
người. Trong thời gian tới, Apple đang dần sáp nhập hệ điều hành điện thoại di động với
hệ điều hành máy tính của mình.
Chiến lược liên kết theo chiều dọc cho phép công ty mở rộng hoạt động của mình
bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất đầu vào cho các sản phẩm của công ty hoặc
tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm của công ty. Trong trường hợp của Apple,
công ty chủ yếu là tham gia vào lĩnh vực hội nhập về phía trước theo chiều dọc để giành
quyền kiểm soát trên các kênh phân phối của mình. Apple bước vào ngành công nghiệp
bán lẻ qua kênh giới thiệu các cửa hàng bán lẻ của mình vào năm 2001. Các cửa hàng
bán lẻ có đầy đủ của các sản phẩm độc quyền của công ty, nhân viên bán hàng được đào
tạo chuyên nghiệp và việc trưng bày của cửa hàng cũng được đầu tư nhằm phát huy lợi
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 71
thế sản phẩm cho người mua hàng. Các chuyên gia của Apple cũng có mặt tại đây để
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, cửa hàng trực tuyến của A pple có thể được xem như
một khía cạnh khác của hội nhập theo chiều dọc trong lĩnh vực phân phối. Theo một báo
cáo mới nhất, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng bán lẻ của Apple tăng 19% tương
đương 51.5 triệu USD trong năm 2012 so với 43.3 triệu USD trong năm 2011. Số cửa
hàng bán lẻ là 365 vào năm 2012, so với 326 vào năm 2011. Trong năm 2013, công ty dự
kiến mở khoảng 30 đến 35 cửa hàng bán lẻ mới, khoảng ba phần tư trong số đó là bên
ngoài nước Mỹ.
Trong việc hội nhập theo chiều dọc về phía sau, hiện nay tất cả các sản phẩm iPad,
máy Mac, iPhone đều được sản xuất tại Trung Quốc. M ột trong những lý do chính là lao
động ở đây rất rẻ. Tuy nhiên các công ty sản xuất sản phẩm cho Apple phải tuân theo
thiết kế chi tiết kỹ thuật chính xác của nó. Do đó, Apple vẫn còn giữ lại kiểm soát toàn bộ
quá trình sản xuất.
V. Chiến lược liên minh
Apple đã có các chiến lược liên minh đáng kể từ những năm tồn tại của mình. M ột số
trong những lý do chính của Apple khi tham gia các chiến lược liên minh là khai thác nền
kinh tế, học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh, quản lý chi phí, rủi ro và chia sẻ tất cả các
nguồn có giá trị kinh tế trong ngành công nghiệp. Một trong các liên minh đáng chú ý
nhất và có giá trị là liên minh giữa Apple với các nhà cung cấp mạng viễn thông lớn như
AT&T và Verizon trong sản xuất và tung ra sản phẩm iPhone.
Một liên minh có giá trị khác của Apple là với M icrosoft. Theo liên minh này,
Microsoft đã đồng ý phát triển phần mềm Microsoft Office cho M ac và ngược lại, Apple
đồng ý tích hợp Internet Explorer trong tất cả các máy tính của Apple. Ngoài ra, Apple
cũng có một liên minh với Intel cho các bộ vi xử lý được sử dụng trong các sản phẩm của
Intel.
Năm 2006 Nike và Apple liên minh với nhau trong sự kết hợp giữa thể thao và âm
nhạc. Sản phẩm đầu tiên là Nike + iPod Sport Kit, đó là một hệ thống không dây cho
phép người sử dụng giày dép Nike có thể giao tiếp với iPod nano. Người dùng có thể
nhận được các thông tin về thời gian, khoảng cách, tốc độ và lượng calo bị đốt cháy.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 72
Một đề nghị cho chiến lược liên minh sắp tới dành cho Apple là hợp tác với một số
công ty lớn chuyên sản xuất các phần mềm ứng dụng, tích hợp trên các sản phẩm của
Apple nhằm đem lại sự phong phú và đa dạng đối với các ứng dụng cho người dùng.
Theo dự đoán các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của A pple trong thập kỷ tới không phải
là Samsung, HP hay Dell hoặc thậm chí Microsoft, có nhiều khả năng là Google và
Facebook. Với số lượng dự trữ tiền mặt hiện có, Apple có thể mua người khổng lồ của
mạng xã hội là Facebook hay Google. Tuy nhiên, Apple là một công ty máy tính, họ
không cố gắng để được tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Vì thế một chiến lược liên
minh có thể được cân nhắc ở đây.
VI. Chiến lược marketing của Apple:
Thiết kế đẹp: Trong tất cả những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết,
mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu
quảng cáo trên truyền hình. Apple đã dành cả một khoảng thời gian lớn để tạo sự nổi bật
trước đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng những hình ảnh lớn thay vì câu chữ nhiều: Apple hoàn toàn tin vào một
câu nói nổi tiếng “một bức tranh có giá trị cả ngàn lời nói”. Với một khối lượng thông tin
và nội dung được đăng tải hằng ngày những tấm hình lớn sẽ tác động đến thị giác của
người tiêu dùng và họ sẽ muốn tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm cũng như về
công ty.
Thông điệp đơn giản: Apple luôn luôn có những thông điệp tiếp thị thật đơn giản, dễ
hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là thiếu đi ý nghĩa chiều
sâu của thông điệp. Điều này khơi gợi mong muốn hiểu rõ bản chất của thông điệp qua
việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Thông thường các thông điệp marketing của Apple đơn giản, báo chí và các fan hâm
mộ sẽ lấp đầy những chỗ còn trống. Khi các cá nhân và các phương tiện thông tin đại
chúng khác bắt đầu nhại lại các quảng cáo về các sản phẩm của Apple, thì tức là Apple
đã thành công với hình thức marketing truyền miệng.
Marketing truyền miệng: Apple luôn mở rộng quảng cáo truyền miệng thông qua
các công bố trước khi sản phẩm ra đời. Công bố sản phẩm mới rất tốt trước khi sản phẩm
được đưa ra thị trường có thể khiến khách hàng từ chối quyết định mua sản phẩm của các
hãng cạnh tranh cho đến khi họ thấy được sản phẩm đó mang lại gì cho họ. Các khách
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 73
hàng nói với nhau về sản phẩm sắp được tung ra, điều này càng tăng cường quảng cáo
truyền miệng và khuấy động sở thích của những người có chung quyết định mua sản
phẩm.
Tạo cho người tiêu dùng sự thích thú, đáp ứng các nhu cầu có thật: Apple tiếp
cận khách hàng một cách thân thiện. Chiến lược của Apple không phải là nói cho khách
hàng về những điểm yếu của họ là gì mà chiến lược của họ là chia sẻ với khách hàng lời
nhận xét của những người khác, những người đang sử dụng và nói về sản phẩm của họ.
Điều này tạo ra sự khách quan và đáng tin cậy hơn cho khách hàng.
Để các phương tiện truyền thông lên tiếng: Thay vì những kiểu quảng cáo truyền
thống mang tính tức thời, đơn thuần thông báo về sản phầm, một thông cáo báo chí thì
Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương
hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi
tiết về sản phẩm mới,.. Và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của
Apple. Bên cạnh đó Apple hiểu được nhu cầu của các loại truyền thông khác nhau để tạo
được sự quảng bá thông tin rầm rộ trên những phương tiện truyền thông cho các sản
phẩm của mình.
Tạo sự trải nghiệm duy nhất cho khách hàng: Mọi tương tác của khách hàng đều
được Apple lên kế hoạch cẩn thận. Những phút khách hàng ghé thăm website của họ
cũng giống như là bước vào một trang web hoàn toàn khác. Nếu khách hàng thăm cửa
hàng của Apple họ sẽ cảm thấy như đang ở trong một bữa tiệc vui vẻ và thoải mái trải
nghiệm sản phẩm. Và khi khách hàng mua sản phẩm, thậm chí là đóng gói thì khách
hàng đã là một thành viên của câu lạc bộ Apple. Tính duy nhất trong trải nghiệm khách
hàng là một trong những thành công của chiến dịch marketing của Apple. M ột khi khách
hàng trở thành thành viên của câu lạc bộ thì khả năng khách hàng quay lại và mua sản
phẩm một lần nữa là cao hơn.
Lắng nghe khách hàng và xây dựng lực lượng khách hàng trung thành: Điều
quan trọng nhất mà chúng ta cần hết sức lưu tâm đó là hãy tạo ra những trải nghiệm chưa
từng có cho khách hàng, từ đó hãy để những khách hàng trung thành cũng như các
phương tiện truyền thông giúp bạn bán hàng. Đó chính là cách mà Apple đã làm. Họ để
các khách hàng sử dụng sản phẩm của mình sau đó mời họ phát biểu cảm tưởng của
mình. Căn cứ vào đó họ sẽ tạo ra những sản phẩm tốt có chất lượng cao, phù hợp với thị
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 74
hiếu của khách hàng và thu được những phản hồi rất tốt từ người sử dụng. Bằng cách tạo
ra kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, Apple đã xây dựng được lòng trung thành của
một lực lượng khách hàng khổng lồ khắp thế giới. Không ai có thể phủ nhận, sự trung
thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu Apple đã đóng góp một phần lớn vào
thành công của hãng này trên thị trường toàn cầu.
Một CEO có uy tín: Huyền thoại công nghệ Steve Jobs, cựu CEO đã mất của tập
đoàn Apple là một lãnh đạo công ty giỏi và có uy tín. Ông luôn đưa ra những sản phẩm
mới trước các khách hàng và cũng luôn thể hiện là một người rất quan tâm đến mọi hoạt
động của công ty. Ít nhất, nhiều khách hàng sẽ nhìn vào đó, Apple đã chiếm được trái tim
của họ. Apple là Steve Jobs và Steve Jobs là Apple. Người tiêu dùng có cảm giác giống
như họ có một mối quan hệ cá nhân với Apple, vì Steve Jobs chiếm một vị trí trong tâm
trí của họ. Tâm huyết sâu nặng của Steve Jobs với các sản phẩm của A pple khiến người
dùng tin rằng, đó là những sản phẩm có chất lượng cao nhất với thiết kế hoàn hảo nhất.
Bởi thế, họ sẵn sàng có thái độ khoan dung khi iPod, iPhone hay iPad có vấn đề này
khác.
Tạo được uy tín về sản phẩm và luôn đi trước một bước, dẫn đầu thị trường:
Apple liên tục sáng tạo, nghiên cứu và tiếp thị nhiều sản phẩm mới, luôn đi đầu trong các
dòng sản phẩm bằng cách chiếm lĩnh thị trường lớn. Các sản phẩm của A pple thật sự nổi
bật như các sản phẩm iPod, iPhone, iPad...
Thương hiệu dễ nhớ: Tên các sản phẩm của Apple là iPod, iPhone, iMac… không
phải cái tên nào cũng hoàn hảo nhưng tất cả chúng đều dễ nhớ. Với các hãng khác luôn
có những cái tên sản phẩm đi kèm với những mã số kỹ thuật, khách hàng luôn gặp khó
khăn trong việc nhớ tên chính xác của một sản phẩm. Ngoài ra chữ “i” ở trước trong từ
iPhone, iPad,.. gợi lên sản phẩm này có liên quan đến các sản phẩm của A pple.
VII. Chiến lược dẫn đầu về công nghệ
Quản lý từ A đến Z phần cứng cũng như phần mềm của mình, người sử dụng các sản
phẩm Apple sẽ được gói gọn lại trong một vòng khép kín. Các sản phẩm của Apple có
thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau, một người dùng iPod sẽ có thể lên iTunes để tải nhạc
về cho máy nghe nhạc của mình và khi đã mua nhạc ở trên iTunes, họ hoàn toàn có thể
tải những bản nhạc này về các thiết bị của Apple một cách dễ dàng để tận hưởng. Người
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 75
dùng ý thức rõ rệt nhất sức mạnh thương hiệu của Apple khi bị đặt trong vòng kiểm soát
này. Để rồi khi muốn mua một món đồ công nghệ trong đầu họ sẽ có cái tên Apple.
Đăng ký bằng sáng chế cho những thiết bị mới để cạnh tranh trên thị trường thế giới
tất cả các sản phẩm của Apple đều được cấp chứng nhận ISO 9000.
Có chính sách kiểm tra chất lượng.
Không ngừng cải tiến sản phẩm. Nhiều thế hệ máy mới ra đời và mỗi một thế hệ sản
phẩm mới ra đời đều có sự cải tiến các đặc tính kỹ thuật, hoặc bổ sung các chức năng
mới làm cho nó trở lên ưu việt hơn
VIII. Chiến lược môi trường
- Bằng cách cắt giảm lượng chất liệu gây nguy hại, khám phá cơ hội sử dụng các
nguyên liệu mới thân thiện môi trường hơn, và thiết bị sử dụng ít năng lượng nhất.
- Tạo nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ
- Xây dựng hệ thống điện mặt trời và pin nhiêu liệu (fuel cells) và sử dụng nguồn
năng lượng tái tạo từ các nguồn địa phương
- Thiết kế trung tâm dữ liệu tối đa hóa hiệu quả sử dụng năng lượng
- Sử dụng 100% năng lượng tái tạo được
IX. Chiến lược phòng thủ
Apple hoàn toàn bí mật công nghệ: bảo mật tất cả thông tin về sản phẩm mới trước
khi trình bán để có thể đánh vào lòng mong đợi của người dùng, hạn chế tối đa việc so
sánh lựa chọn, tăng tính kích thích đối với dòng sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, ngoài
người dùng thì các đối thủ không biết được những công nghệ hay những chức năng gì
được tích hợp trước khi công bố. Điều này đã hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ và
tạo lập vị thế phòng thủ an toàn cho sản phẩm của mình
Bảo vệ bản quyền công nghệ cũng là cách phòng thủ khôn ngoan, khi đó Apple có thể
tạo vị thế dẫn đầu công nghệ, từ đó tạo ra tính cạnh tranh tốt hơn. Apple bảo vệ bản
quyền công nghệ của mình bằng những vụ kiện vi phạm bản quyền màn hình cảm ứng và
thiết kế trên các dòng galaxy của Sumsung, rồi đến các dòng điện thọai của HTC,
Motorola...
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 76
ĐÁNH GIÁ - KẾT LUẬN
Qua những nội dung và phân tích trên cho thấy Apple hiện là một trong những công
ty dẫn đầu thế giới công nghệ ngày nay, tuy nhiên, điều đó cũng khiến Apple có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh khổng lồ như Google, Facebook, Samsung, Dell, H P, Sony ….
Để tiếp tục duy trì được vị thế dẫn đầu trong tương lai, A pple hiện và sẽ đứng trước
vô vàn thử thách được đặt ra, đặc biệt là giai đoạn này khi vừa mất đi vị CEO tài năng
Steve Jobs, Apple đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết.
Thế giới công nghệ phải luôn luôn thay đổi để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng, làm
cho cuộc sống tốt đẹp và tiện nghi hơn. Với nguồn lực tài chính dồi dào, đội ngũ nhân
viên tài năng, khách hàng trung thành và các nguồn lực hiện có, Apple sẽ vươn đến
những tầm cao hơn và cho ra những thiết bị số ngày càng hiện đại hơn để phục vụ mọi
người.
MIS Phân tích chiến lược của Apple
Nhóm 6: Bài tập nhóm môn học Quản lý chiến lược 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Apple Inc: www.apple.com
[2] IDC group www.idc.com
[3] Strategy Analytics: www.strategyanalytics.com
[4] Các trang báo điện tử trong nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_6_cong_ty_apple_5844.pdf