Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đi siêu thị về ngành hàng mì ăn liền

Hầu hết khách hàng đều phàn nàn về việc ăn mì ăn liền bị nóng trong người .Điều này đã được công ty Massan food hiểu rõ và đưa ra thị trường nhãn hiệu mì Omachi với thành phần từ khoai tây .Tuy nhiên sau một thời gian có mặt trên thị trường nhãn hiệu mì này chưa làm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng .Vì mì Omachi ăn mà vẫn bị nóng .Điều này sai với quảng cáo trước đó đã làm mất lòng tin của khách hàng . Chúng tôi nghĩ thời gian sắp tới các nhà sản xuất nên chú ý tới việc làm mới sản phẩm mì ăn liền bằng những nguyên liệu mới như đậu xanh , ngũ cốc .

doc98 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đi siêu thị về ngành hàng mì ăn liền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000đ-7000đ — 7000đ-10000đ — Trên 10000đ 8. Điều gì làm bạn chú ý đầu tiên khi chọn 1 gói mì ? — Bao bì — Nhãn hiệu — Dinh dưỡng — Khuyến mãi — Giá cả — Khác 9. Bạn thích mì có hương vị như thế nào ? — Chua cay — Chay — Vị gà — Vị bò — Thịt bằm — Hải sản — Khác 10. Bạn biết về sản phẩm mì qua kênh thông tin nào ? — Ti vi — Người quen: bạn bè, gia đình, người thân. — Báo chí — Quảng cáo ngoài trời — Khác — Internet 11. Khách hàng có hài lòng gì về sản phẩm đang dùng hiện tại? — Giá — Hương vị — Mẫu m㠗 Trọng lượng — Dinh dưỡng — Khác 12. Bạn có mong muốn gì mới cho một sản phẩm mì gói sắp tới không ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… Cảm ơn bạn đã dành chút thời gian quý báu cho chúng tôi .Chúc bạn có một ngày nhiều niềm vui ! Chương 4 Phân tích kết quả nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 100 khách hàng đi siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh thứ 3 ngày 11/9/2012 và thứ 5 ngày 13 /9 /2012 tại siêu thị Coop Mart Đinh Tiên Hoàng (Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh) Kết quả khảo sát chung Số người được khảo sát : 100 người Số nam :51 Số nữ : 49 người Mức thu nhập trên tháng : Dưới 1 triệu : 14 Từ 1 – 3 triệu : 25 Từ 3 -5 triêu : 33 Từ 5 -7 triệu :16 Trên 7 triệu : 12 Độ tuổi : Dưới 15 : 0 Từ 16 – 25 : 54 Từ 26- 35 : 28 Từ 36 – 45 : 11 Trên 45 : 7 Nghề nghiệp : Học sinh – sinh viên : 35 Nhân viên văn phòng : 30 Công nhân : 5 Nội trợ : 2 Khác : 28 Kết quả khảo sát chi tiết theo nhóm khách hàng .Hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng theo giới tính. Tác động lên số lần đi siêu thị: Bài khảo sát ngẫu nhiên 100 người gồm 51 nam và 49 nữ : Số lần đi siêu thị  Nam Nữ 0-2 lần /tháng 29 13 3-5 lần /tháng 15 20 5-8 lần /tháng 5 12 Trên 8 lần /tháng 2 4 Tổng 51 49 Số lần đi siêu thị  Nam Nữ 0-2 lần /tháng 56.9% 26.53% 3-5 lần /tháng 29.4% 40.82% 5-8 lần /tháng 9.8% 24.49% Trên 8 lần /tháng 3.9% 8.16% Tổng 100% 100% Phân tích tác động của giới tính tác động đến số lần đi siêu thị : Số lần nam giới đi siêu thị là 0-2 lần/tháng chiếm 56.9%, 3-5 lần/tháng chiếm 29.4%, 5-8 lần/tháng chiếm 9.8%, trên 8 lần/tháng chiếm 3.9%. Qua đó, tần suất đi siêu thị của nam giảm dần, số lần đi siêu thị thấp chiếm tỉ trọng cao, tần suất đi siêu thị càng tăng thì số lượng nam giới đi siêu thị càng thấp. Lý do nam giới thường có thói quen ít đi siêu thị,nam giới thường ngại đi siêu thị hơn, chủ yếu mua sản phẩm tại các cửa hàng, tạp hóa gần nơi ở. Phần lớn nam giới không phải là người nội trợ chính trong gia đình nên đây cũng là lý do khách quan khiến số lần đi siêu thị của nam ít. Số lần nữ giới đi siêu thị là 0-2 lần/tháng chiếm 26.53%, 3-5 lần/tháng chiếm 40.82%, 5-8 lần/tháng chiếm 24.49%, trên 8 lần/tháng chiếm 8.16%. Nhận thấy số lần đi siêu thị ở tần suất 3-5 lần/tháng và 5-8 lần/tháng tăng đáng kể so với nam giới. Nguyên nhân là nữ giới thường là người nội trợ chính trong gia đình, nhu cầu mua sắm cao. Nữ giới thường là người nắm giữ tài chính nên quyết định mua sắm hàng tiêu dùng cho gia đình là tất yếu. Đây cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động đến số lần đi siêu thị cao của nữ giới. Tác động đến mật độ ghé thăm gian hàng mì ăn liền trong siêu thị. Kết quả khảo sát: Mật độ ghé thăm gian hàng mì ăn liền trong siêu thị Nam Nữ Không bao giờ 0 0 Đôi khi 36 20 Thường xuyên 11 24 Lần nào cũng ghé 4 5 Tổng 51 49 Phân tích : Mật độ ghé thăm gian hàng mì ăn liền trong siêu thị Nam Nữ Không bao giờ 0.00% 0.00% Đôi khi 73.47% 40.82% Thường xuyên 22.45% 48.98% Lần nào cũng ghé 8.16% 10.20% Tổng 100% 100% Mật độ ghé gian hàng mì ăn liền mức độ không bao giờ là không có, vì hiện nay mì ăn liền là một trong những ngành hàng tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng. Câu trả lời đôi khi chiếm 74.47% ở nam giới và 40.82% ở nữ giới, thường xuyên chiếm 22.45 ở nam giới và 48.98% ở nữ giới. Lần nào cũng ghé ở nam giới chiếm 8.16%, ở nữ giới chiếm 10.2%. Ở nam giới thường đôi khi ghé gian hàng mì ăn liền chiếm tỉ trọng cao nhất, còn thường xuyên ở nữ chiếm tỉ trọng cao nhất. Điều này chứng tỏ nữ thường đi siêu thị để tham quan, mua mì nhiều hơn nam giới. Tác động đến mức độ sử dụng mì trong tuần Mức độ sử dụng mì trong tuần Nam Nữ Trên 7 lần /tuần 2 5 4-7 lần /tuần 12 14 2-3 lần /tuần 26 14 0-2 lần /tuần 11 16 Tổng 51 49 Mức độ sử dụng mì trong tuần Nam Nữ Trên 7 lần /tuần 3.92% 10.20% 4-6 lần /tuần 23.53% 28.57% 2-3 lần /tuần 50.98% 28.57% 0-2 lần /tuần 21.57% 32.65% Tổng 100% 100% Phân tích: Mức độ sử dụng mì ăn liền của nam giới trên 7 lần/tuần chiếm 3.92%, nữ giới chiếm 10.2%. Mức độ 4-6 lần/tuần nam giới chiếm 23.53%, nữ giới chiếm 28.57%. Mức độ 2-3 lần/tuần nam giới chiếm 50.98%, nữ giới chiếm 28.57%, 0-2 lần chiếm 21.57% ở nam giới, 32.65% ở giới nữ. Giới tính ít có sự tác động đến mức độ sử dụng mì, nhưng nhận thấy số lượng nữ sử dụng mì tần suất thấp chiếm tỉ trọng cao vì sợ nóng. Nam giới trung ăn mì 2-3 lần chiếm tỉ trọng lớn nhất. Tác động đến cách sử dụng mì ăn liền: Nam Nữ Mì ly 9 15 Mì gói 49 43 Mì hộp 4 0 Khác 0 0 Tổng 62 58 Phân tích: Nam Nữ Mì ly 14.52% 25.86% Mì gói 79.03% 74.14% Mì hộp 6.45% 0.00% Khác 0.00% 0.00% Tổng 100% 100% Mì gói là sự lựa chọn trên 70% của cả 2 giới, mì ly chiếm số tỉ trọng còn lại, mì hộp chỉ có nam giới sử dụng, hầu như nữ giới không sử dụng loại mì đóng hộp. Tác động đến sự lựa chọn nhãn hiệu Nam Nữ Gấu đỏ 17 15 Omachi 18 29 Tiến Vua 11 5 Đệ nhất 5 3 Hảo hảo 41 28 3 miền 9 8 Lẩu thái 12 17 Khác 6 10 Tổng 119 115 Phân tích Nam Nữ Gấu đỏ 14.29% 13.04% Omachi 15.13% 25.22% Tiến Vua 9.24% 4.35% Đệ nhất 4.20% 2.61% Hảo hảo 34.45% 24.35% 3 miền 7.56% 6.96% Lẩu thái 10.08% 14.78% Khác 5.04% 8.70% Tổng 100% 100% Mức độ dùng mì cao nhất của nam giới là Hảo Hảo chiếm 34.45% sau đó là Omachi chiếm 15.13% và Gấu đỏ 14.29%. Còn ở nữ giới 25.22% chọn mì Omachi, 24.35% chọn mì Hảo Hảo, 14.78% lựa chọn mì Lẩu thái. Sự lựa chọn mì cũng không có sự thay đổi lớn giữa giới nam và nữ. Phần lớn nam thích mì Hảo Hảo vì hương vị ngon, phù hợp với khẩu vị, giá rẻ. Còn nữ ưu tiên dùng mì Omachi vì sợi làm từ khoai tây, ít nóng – đánh trúng tâm lý người phụ nữ Việt Nam. Tác động đến sự trung thành khi sử dụng nhãn hiệu Nam Nữ Có 27 25 Không 24 24 Tổng 51 49 Phân tích Nam Nữ Có 52.94% 51.02% Không 47.06% 48.98% Tổng 100% 100% Không có sự thay đổi lớn giữa sự trung thành của khi sử dụng nhãn hiệu mì của cả nam và nữ. Ở nam, câu trả lời có trung thành với nhãn hiệu chiếm 52.94%, không chiếm 47.06%. Ở nữ, câu trả lời có trung thành với nhãn hiệu chiếm 51.02%, không chiếm 48.98%. Nhận thấy được không có sự phân biệt lớn, số câu trả lời không gần bằng với số câu trả lời có. Vì vậy giới tính hầu như ít ảnh hưởng tới sự trung thành khi sử dụng một nhãn hiệu mì. Tác động tới mức giá có thể chấp nhận cho một gói mì ngon Nam Nữ 3000-5000đ 23 24 5000-7000đ 20 17 7000-10000d 2 6 Trên 10000đ 6 2 Tổng 51 49 Phân tích Nam Nữ 3000-5000đ 45.10% 48.98% 5000-7000đ 39.22% 34.69% 7000-10000d 3.92% 12.24% Trên 10000đ 11.76% 4.08% Tổng 100% 100% Mức giá có thể chấp nhận được cho một gói mì ngon ở nam giới lựa chọn từ 3000-5000đ chiếm 45.10%, nữ giới chiếm 48.98%. Đây là mứa giá thấp nhất mà người tiêu dùng chọn lựa cao nhất để mong muốn có được ở một gói mì ngon. Ở mức 5000-7000đ thì 39.92% nam giới lựa chọn, nữ giới lựa chọn 34.69% đây là mức trung bình người tiêu dùng lựa chọn khi có một gói mình ngon. Có sự phân biệt lớn khi ở mức 7000-10000đ 3.92% được nam giới lựa chọn, trong khi đó có đến 12.24% nữ giới lựa chọn. Mức trên 10000đ có đến 11.76% nam giới chọn trong khi chỉ có 4.08%. Điều này chứng tỏ mức chi tiêu của nam nhiệt tình hơn nữ giới. Điều chú ý đầu tiên khi lựa chọn một gói mì: Nam Nữ Bao bì 10 25 Dinh dưỡng 25 25 Nhãn hiệu 32 32 Khuyến mãi 3 8 Gía cả 17 20 Khác 5 3 Tổng 92 113 Phân tích Nam Nữ Bao bì 10.87% 22.12% Dinh dưỡng 27.17% 22.12% Nhãn hiệu 34.78% 28.32% Khuyến mãi 3.26% 7.08% Gía cả 18.48% 17.70% Khác 5.43% 2.65% Tổng 100% 100% Sự chú ý đầu tiên khi lựa chọn một sản phẩm mì của nam giói chiếm 34.78%, 28.32% nữ giới chọn nhãn hiệu, sau đó là dinh dưỡng (27.17% nam giới chọn, 22.12 nữ giới chọn). Đa phần người tiêu dùng lựa chọn mua nhãn hiệu chứ không phải mau sản phẩm, vì vậy nhãn hiệu là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định tới sự lựa chọn đầu tiên. Tác động đến sự lựa chọn hương vị : Nam Nữ Chua cay 26 43 Vị gà 11 15 Thịt bằm 7 25 Chay 2 6 Vị bò 9 10 Hải sản 8 9 Khác 2 3 Tổng 65 111 Phân tích Nam Nữ Chua cay 40.00% 38.74% Vị gà 16.92% 13.51% Thịt bằm 10.77% 22.52% Chay 3.08% 5.41% Vị bò 13.85% 9.01% Hải sản 12.31% 8.11% Khác 3.08% 2.70% Tổng 100% 100% Chua cay là là sự lựa chọn nhiều nhất ở 2 giới. Giới nam chiếm 40.00% và nữ chiếm 38.74%. Chua cay là hương vị phù hợp với khẩu vị của Việt Nam và các nước Á Đông, vì thế nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu về hương vị khi người tiêu dùng mua sắm. Tác động đến kênh thông tin mà người tiêu dùng biết đến Nam Nữ Ti vi 34 44 Báo chí 10 13 Người quen 25 26 Quảng cáo ngoài trời 10 4 Internet 17 4 Khác 7 3 Tổng 103 94 Phân tích Nam Nữ Ti vi 33.01% 46.81% Báo chí 9.71% 13.83% Người quen 24.27% 27.66% Quảng cáo ngoài trời 9.71% 4.26% Internet 16.50% 4.26% Khác 6.80% 3.19% Tổng 100% 100% Kênh truyền thông đựa ưa chuộng khi tiếp cận một sản phẩm mì ăn liền cao nhất ở cả hai giới là qua Tivi (nam giới chiếm 33.01%, nữ giới chiếm 46.81%), điều này là tất yếu khi số lượng người xem tivi cao như ở Việt Nam. Tiếp theo là người quen (24.27% nam giới lựa chọn và 27.66% nữ giới lựa chọn). Tác động đến sự hài lòng về sản phẩm đang sử dụng Nam Nữ Giá 25.74% 32.00% Mẫu mã 6.93% 10.00% Dinh dưỡng 14.85% 9.00% Hương vị 43.56% 45.00% Trọng lượng 4.95% 3.00% Khác 3.96% 1.00% Tổng 100% 100% Nam Nữ Giá 26 32 Mẫu mã 7 10 Dinh dưỡng 15 9 Hương vị 44 45 Trọng lượng 5 3 Khác 4 1 Tổng 101 100 Hương vị là yếu tố được số đông cả nam và nữ lựa chọn, họ hài lòng với hương vị đang sử dụng (nam giới chiếm 43.56%, nữ giới chiếm 45.00%) sau đó là Giá (nam giới chiếm 25.74%, nữ giới chiếm 32%) và dinh dưỡng (nam giới chiếm 14.85%, nữ giới chiếm 9.00%). Hành vi tiêu dùng của khách hàng có mức thu nhập khác nhau : Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 100 người đi siêu thị về mức thu nhập của họ và được kết quả như sau : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu 14 25 33 16 12 Từ kết quả ngẫu nhiên trên ta có thể nhận thấy đối tượng có mức thu nhập từ 1 -3 triệu / Tháng đi siêu thị nhiều nhất chiếm 33 % tiếp theo là nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu / Tháng chiếm 25% Các nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp và thu nhập cao đi siêu thị rất ít chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình . Có sự chênh lệch lớn này có thể là do chúng tôi tiến hành khào sát vào ngày bình thường có thể họ bận công việc nên đi đi siêu thị ít hơn nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình .Còn nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp có thể là do thói quen mua sắm của họ từ trước đến nay siêu thị không phải là nơi họ thường ghé . Hơn nữa , một phần do họ thích đi chợ hơn vì tới chợ họ có thể trả giá . Ảnh hưởng của mức thu nhập đối với hành vi đi siêu thị . Kết quả khảo sát : số lần đi siêu thị Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu 0-2 lần /tháng 10 11 8 5 8 3-5 lần /tháng 4 10 13 8 0 5-8 lần /tháng 0 4 2 3 1 trên 8 lân /tháng 0 0 6 0 3 A , Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 1 triệu / Tháng . Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp .Đây là nhóm hàng không thân thiết của siêu thị . Có thể họ cho rằng siêu thị là nơi trưng bày sản phẩm cao cấp hơn hết các sản phẩm trong siêu thị họ không thể trả giá như ở chợ . B , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu / Tháng . Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình thấp .Nhóm khách hàng này ghé thăm siêu thị nhiều hơn nhóm khách hàng thu nhập thấp tuy nhiên mức độ ghé của họ chưa thật sự nhiều .Vì vậy họ chưa được coi là khách hàng thườn xuyên của siêu thị . C , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 3 – 5 triệu / Tháng . Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình nhưng cũng là nhóm khách hàng thương xuyên của siêu thị .Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy nhóm khách hàng này ghé siêu thi nhìu lần trong tháng nhiều hơn hẳn . Sự khác biệt này ta có thể giải thích rằng đối tượng kháĐâch hàng này đã nhận thấy sự tiện lợi của siêu thị .Hơn nữa các siêu thị thường xuyên có các chương trình giảm giá nên đây có thể là một trong các yếu tố hấp dẫn với họ D , Nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 – 7 triệu / Tháng . Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình – khá . Có thể nói đây là nhóm khách hàng ổn định thường xuyên của siêu thị . Tuy không có thường xuyên đi siêu thị như nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình nhưng họ cũng có thể coi là nhóm khách hàng thân thiết của siêu thị . E , Nhóm khách hàng có mức thu nhập trên 7 triệu / Tháng . Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập cao . Nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ không phải là khách hàng thường xuyên của siêu thị . Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy rằng 67 % trong số họ chỉ đi siêu thị từ 0 – 2 lần / Tháng .Khi thu nhập cao thì công việc càng nhiều .Có thể họ không có thời gian đi siêu thị .Hơn nữa sự phát triển của công nghệ thông tin có nhiều hình thức mua bán hàng mới như mua hàng trực tuyến ,giao hàng tận nơi rất tiện lợi và nhanh chóng . Sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đối với hành vi ghé qua gian mì ăn liền tại siêu thị . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu không bao giờ 0 0 0 0 0 đôi khi 9 16 20 13 10 thường xuyên 5 8 9 3 0 lần nào cũng ghé 2 1 4 0 2 Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy mặt hàng mì ăn liền là mặt hàng là mặt hàng không thể bỏ qua của tất cả các nhóm khách hàng .Tuy nhiên sự quan tâm này chưa thực sự cao hầu hết khách hàng được hỏi họ chỉ đôi khi ghé qua gian mì ăn liền trong siêu thị . A , Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 1 triệu / Tháng . Có thể thấy đây là nhóm khách hàng quan tâm tới sản phẩm mì ăn liền nhiều .Vì tỷ lệ chênh lệch giữ những người thường xuyên ghé qua gian mì và những người đôi khi ghé là rất ít . B ,Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu . Ta nhận thấy nhóm khách hàng này cũng khá quan tâm tới mặt hàng mì ăn liền. Tuy nhiên sự quan tâm này không lớn bằng nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp . C , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 3 – 5 triệu / Tháng . Tỷ lệ quan tâm tới mặt hàng mì ăn liền của nhóm này giảm đáng kể so với nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp và trung bình – thấp . Có thể do mì ăn liền không phải là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên họ ít quan tâm tới hơn nhất là khi mức thu nhập của họ được cải thiện . D .Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 5 – 7 triệu / Tháng và nhóm khách hàng có mức thu nhập trên 7 triệu / Tháng . Từ kết quả ta có thể nhận thấy sự quan tâm tới mì ăn liền của họ rất thấp .Điều này cho thấy khi thu nhập cao lên người ta sẽ tìm tới sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn .Có số ít thường xuyên ghé mì ăn liền chắc bởi vì họ không có thời gian tự chế cho mình một món ăn bổ dưỡng . Sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đối với việc sử dụng mì ăn liền trong tuần của khách hàng . Kết quả khảo sát : mức độ thường xuyên ăn mì trong tuần Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu Trên 7lần /tuần 2 1 0 2 0 4-6 lần /tuần 3 11 9 3 0 2-3 lần /tuần 8 8 18 9 5 0-2 lần /tuần 1 5 6 2 7 Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy dù là nhóm khách hàng nào thì họ đều sử dụng mì ăn liền và coi sản phẩm như là một sản phẩm thân thiết . A , Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 1 triệu /Tháng . Ta có thể thấy nhóm khách hàng này rất hay sử dụng mì gói . có 14 % số người sử dụng trên 7 lần / Tuần . Mức thu nhập thấp nên sản phẩm mì ăn liền rất phù hợp với họ . B , Nhóm khách hàng có thu nhập từ 1 – 3 triệu / Tháng . Mức độ thường xuyên sử dụng mì ăn liền của nhóm khách hàng này thấp hơn nhóm này thấp hơn nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp .Tuy nhiên họ vẫn là khách hàng thân thiết của các nhà sản xuất mì ăn liền . C , Nhóm khách hàng có thu nhập từ 3 – 5 Triệu / Tháng . Ta nhận thấy khi có mức thu nhập ổn định thì sản phẩm mì gói được họ chọn thấp hơn các nhóm khách hàng có thu nhập thấp và trung bình –thấp . D , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 5 -7 triệu / tháng . Nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng không ổn định .Vì sự chênh lệch trong việc sử dụng mì ăn liền của họ rất ít . E , Nhóm khách hàng có mức thu nhập trên 7 triệu / Tháng Đây không phải là nhóm khách hàng thân thiết của các nhà sản xuất mì ăn liền .Vì họ rất ít sử dụng mì ăn liền .Thu nhập cao tạo cho họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng hơn . Sự ảnh hưởng của mức thu nhập đến việc sử dụng mì ăn liền có hình thức đóng gói của sản phẩm . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu mì ly 6 4 4 5 2 mì gói 12 23 29 16 6 mì hộp 1 1 1 1 4 khác 0 0 0 0 0 Từ kết quả khảo sát trên ta nhận thấy rằng hầu hết các nhóm khách hàng đều ưu tiên sử dụng mì gói nhiều hơn . Sản phẩm mì ly , mì hộp chưa thật sự gây chú ý cho khách hàng . Điều bất ngờ trong bài khảo sát này cho thấy mỳ ly mặc dù đắt hơn mì gói nhưng giữa các nhóm khách hàng được hỏi không có sự khác biệt trong tỷ lệ lựa chọn mì ly . Sản phẩm mì hộp được những người có thu nhập cao lựa chọn nhiều hơn những người có thu nhập thấp hay trung bình .Điêu này cũng dễ hiểu vì mì hộp đắt hợn mì ly và mì gói .Ngoài ra mì hộp có thiết kế bắt mắt và thu hút nên dễ được lựa chọn bởi nhóm khách hàng có thu nhập cao . Sử ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới việc thường sử dụng nhãn hiệu mì . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu Gấu đỏ 3 9 14 4 0 Omachi 6 8 14 10 1 Tiến Vua 0 2 3 3 7 Đệ nhất 1 2 3 5 1 Hảo hảo 8 17 22 10 5 3 miền 1 4 3 1 2 lẩu thái 1 1 4 5 1 khác 3 2 0 1 0 Mì Hảo Hảo là mì được các nhóm khách hàng nhiều nhất .Tiếp đến là nhãn hiệu mì Omachi , gấu đỏ .Các nhãn hiệu mì khác chiếm tỷ lệ tương đôi thấp A .Nhóm khách hàng có thu nhập dưới 1 triệu / Tháng . B , Nhóm khách có thu nhập từ 1 – 3 triệu / Tháng . C , Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên . Nhãn hiệu Hảo Hảo vẫn được các nhóm khách hàng này chọn nhiều nhất .Tiếp đến là nhãn hiệu Omachi. Gấu Đỏ . Nhóm khách hàng có mức thu nhập cao chọn mì Tiến Vua nhiều hơn mì Hảo Hảo .Có sự khác biệt này có thể do họ cho rằng mì Tiến Vua tốt cho sức khỏe hơn mì Hảo Hảo . Sự ảnh hưởng của thu nhập tới sự trung thành với 1 nhãn hiệu mì ăn liền . Kết quả khảo sát : Bạn có gắn bó với loại mì nào không ? Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu có 9 24 18 10 6 không 5 1 15 8 6 Từ bảng khảo sát ta có thể nhận thấy rằng phần lớn khách hàng khi dùng 1 sản phẩm mì nào họ yêu thích thì họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó . Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng .Nhóm khách hàng có mức thu nhập càng cao thì sự trung thành với nhãn hiệu mì nào đó càng giảm .Khi thu nhập cao họ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm tốt hơn những nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp . Sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới sự chấp nhận giá cho một gói mì ngon Kết quả khảo sát : Mức giá bạn có thế chấp nhận cho 1 gói mì ngon Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu 3000-5000đ 9 17 19 6 1 5000-7000đ 2 8 22 11 6 7000-10000d 1 0 2 2 4 trên 10000đ 2 0 0 0 0 Từ bảng kết quả khảo sát trên ta có thế thấy rõ sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng . A , Nhóm khách hàng có mức thu nhập dưới 1 triệu . Nhóm khách hàng này đa phần chấp nhận trả cho mức từ 3000 -5000đ cho một gói mì ngon .Số lượng còn lại chấp nhận mức giá cao hơn nhưng không nhiều .Điều này cho thấy rõ sự ảnh hưởng của thu nhập tới giá của gói mì .Người có thu nhập thấp thường thích giá thấp . B , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 1 – 3 triệu . Nhóm khách hàng này đa phần (68 % )sẵn sàng trả mức giá 3000-5000đ cho một gói mì ngon . Số còn lại chấp nhận mức giá từ 5000-7000đ . C. Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 3-5 triệu . Có tới 51 % nhóm khách hàng này sẵn sàng trả từ 5000-7000đ cho một gói mì ngon .Điều này cho thấy khi thu nhập bắt đầu ổn định việc chi tiền cho 1 sản phẩm mì ăn liền sẽ tăng dần D , Nhóm khách hàng có mức thu nhập từ 5-7 triệu / Tháng và trên 7 Triệu / Tháng Hai nhóm khách hàng này cũng đa phần chấp nhận mức giá từ 5000-7000đ cho một gói mì ngon và không có người chấp nhận mức giá trên 1000đ. Có thể mì ăn liền chưa phải là một sản phẩm cao cấp và độc nhất nên việc chi tiêu cho sản phẩm này của họ chưa thật sự mạnh tay như các sản phẩm khác . Sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới hành vi điều chú ý khi lựa chọn một gói mì . Kết quả khảo sát : điều bạn chú ý khi chọn 1 gói mì Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu Bao bì 3 6 9 6 4 Dinh dưỡng 4 10 14 7 5 Nhãn hiệu 4 14 12 6 4 khuyến mãi 0 4 5 4 0 Gía cả 5 15 10 6 2 khác 3 0 3 0 0 Từ kết quả trên ta có thể thấy hầu hết các khách hàng chú ý đến dinh dưỡng , nhãn hiện , giá cả khi chọn một gói mì . Nhóm có thu nhập dưới 1 triệu / Tháng và nhóm có thu nhập trên 7 triệu / Tháng . Hai nhóm này quan tâm đến mọi thứ trên bao bì của sản phẩm nhưng không quan tâm tới khuyến mãi .Các nhóm còn lại thì quan tâm tới bao bì ,giá ,nhãn hiệu dinh dưỡng nhiều hơn . Có sự khác biệt này có thể là do các chương trình khuyến mãi của nhà sản xuất mì chưa thật sự thu hút họ . Sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới hương vị mì được yêu thích . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu chua cay 9 16 19 10 4 vị gà 2 3 6 2 4 thịt bằm 2 7 4 1 1 chay 0 1 1 1 4 vị bò 4 3 8 7 7 hải sản 2 9 0 3 4 khác 2 0 1 1 0 Vi chua cay được hầu hết các khách hàng yêu thích ,vị bò và thịt bằm được yêu thích như nhau . Sự yêu thích về hương vi tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người .Điều này không lien quan đến thu nhập của mỗi khách hàng . Sự ảnh hưởng của thu nhập tới việc tiếp nhận thông tin sản phẩm mì ăn liền . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu ti vi 8 19 18 12 6 báo chí 1 3 11 1 0 người quen 6 12 11 12 4 quảng cáo ngoài trời 2 1 5 1 7 internet 1 5 9 0 2 khác 4 0 3 0 0 Ti vi là kênh truyền thông tốt nhất vì đa số khách hàng đều biết mì ăn liền qua kênh thông tin này , tiếp theo là người quen có tầm ảnh hưởng tới sự nhận biết của khách hàng .Báo chí ,quảng cáo ngoài trời và internet được người tiêu dùng biết đến ở mức tương đối . Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm mì ăn liền hiện tại . Kết quả khảo sát : Dưới 1 triêu từ 1-3 triệu từ 3-5 triệu từ 5-7 triệu trên 7 triệu Giá 2 11 11 7 2 Mẫu mã 2 2 1 6 2 dinh dưỡng 3 3 10 2 0 hương vị 12 14 23 15 8 trọng lượng 0 0 1 2 4 khác 1 0 3 0 0 Dựa vào bảng tổng kết trên ta có thể thấy hương vị của sản phẩm mì được khách hàng hài lòng nhiều nhất tiếp theo là giá và dinh dưỡng .Điều này cho các nhà sản xuất mì ăn liền biết mình đã làm hài lòng khách hàng ở mức nào . Hành vi tiêu dùng của các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau : Ảnh hưởng của độ tuổi Ảnh hưởng của độ tuổi đến số lần đi siêu thị Dưới 15 Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Số người 0 54 28 11 7 Sau khi khảo sát ngẫu nhiên 100 người chúng tôi nhận thấy rằng đi siêu thị đa số là những người trẻ tuổi đặc biệt là lứa tuổi từ 16-25 và 26-35. Đây là những người đang trong độ tuổi học sinh sinh viên và những người trung niên phải quán xuyến việc nội trợ gia đình. Những người nằm trong độ tuổi nhỏ hơn như dưới 15 tuổi thì việc đi siêu thị có thể do ba mẹ đảm đương, còn những người lớn tuổi hơn như từ 36 trở lên thì việc đi siêu thị giảm dần có thể là giao cho con cháu nhận trách nhiệm. Số lần đi siêu thị của mỗi độ tuổi cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc mua mì gói ở siêu thị vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về hành vi đi siêu thị qua từ độ tuổi. Dưới 15 tuổi Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi 0-2 lần/tháng 0 28 9 4 1 3-5 lần/tháng 0 18 13 3 3 5-8 lần/tháng 0 4 0 1 2 Trên 8 lần/tháng 0 4 6 3 1 Độ tuổi từ 16-25 tuổi Qua khảo sát, bỏ qua độ tuổi dưới 15 tuổi, chúng ta thấy được tuy độ tuổi 16-25 đi siêu thị nhiều nhất nhưng số lần đi siêu thị trong một tháng của độ tuổi này lại rất ít, hơn 50% số người trong độ tuổi này chỉ đi khoảng 0-2 lần trong một tháng. Điều này có thể lý giải được vì độ tuổi này đa số là học sinh, sinh viên nhu cầu đi siêu thị không cao, có thể do thu nhập còn thấp hoặc không có phương tiện cá nhân để đi lại nhiều,…. Độ tuổi từ 26- 35 tuổi Ở độ tuổi này tần suất đi siêu thị nhiều hơn những người trẻ tuổi hơn, đa số là từ 3-5 lần trong một tháng. Số người đi siêu thị của độ tuổi này cũng tương đối cao nhưng số lần đi siêu thị của họ cũng hạn chế, chỉ 21,4% có trên 8 lần đi trong 1 tháng. Điều này cho thấy những người trong độ tuổi này cũng rất bận rộn, đang trong quá trình phát triển sự nghiệp nhưng là những người có gia đình nên số lần họ phải đi siêu thị có nhiều hơn độ tuổi học sinh, sinh viên. Vì vậy số lần đi siêu thị của họ ở mức trung bình. Độ tuổi từ 36-45 tuổi Chúng ta có thể thấy, ở độ tuổi này người ta đi siêu thị với số lần dày đặc hơn. Họ là những người có nghề nghiệp, thu nhập ổn định hơn, là những người có con cái lớn và có gia đình đông đủ. Những điều kiện đó bắt buộc họ phải đi siêu thị nhiều hơn, vì không có thời gian vừa lo công việc vừa lo con cái nên việc đi siêu thị nhiều hơn là vấn đề tất yếu. Độ tuổi trên 45 tuổi Số lần đi siêu thị của độ tuổi này, giảm xuống đáng kể có thể là thời điểm an hưởng tuổi già, là thời kì nghỉ hưu nên đi siêu thị là do con cái họ đảm đương. Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến số lần đi siêu thị của mọi người, đặc biệt là độ tuổi từ 36-45. Ảnh hưởng của độ tuổi đối với sự quan tâm đến gian hàng mì ăn liền Dưới 15 tuổi Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Không bao giờ 0 0 0 0 0 Đôi khi 0 32 17 9 5 Thường xuyên 0 17 6 2 2 Lần nào cũng ghé 0 5 5 0 0 Nhìn sơ qua chúng ta có thể thấy việc không quan tâm đến gian hàng mì ăn liền là không xảy ra, đa số mọi người đều có ghé qua nhưng ở mức độ rất thường xuyên đến lần nào cũng ghé thì chỉ có độ tuổi từ 16 đến 35. Có thể ở những độ tuổi này đi siêu thị nhiều hơn và ăn mì nhiều hơn. Từ đây ta có thể rút ra được kết luận từ độ tuổi 16 trở đi mức độ quan tâm đến gian hàng mì ăn liền từ rất thường xuyên dần dần giảm xuống. Qua khảo sát ta thấy ở độ tuổi 16-25 tuổi việc quan tâm đến gian hàng mì ăn liền là rất nhiều, 100% số người khảo sát đều có ghé qua. Ở độ tuổi 26-35 tuổi, việc ghé qua gian hàng mì ăn liền cũng rất nhiều nhưng mức độ không bằng độ tuổi trước, mức độ thường xuyên giảm xuống , mức độ đôi khi chiếm tương đối, còn những người chưa lập gia đình nhưng có công việc bận rộn cả ngày nên không có thời gian thì mì ăn liền là lựa chọn tốt nhất nên mức độ quan tâm lần nào cũng ghé của họ cũng tương đối cao. Ở độ tuổi 36-45 ít quan tâm đến gian hàng mì ăn liền hơn. Mức độ đôi khi chiếm phần lớn. Ở độ tuổi trên 45 rất ít đi siêu thị nên việc ghé qua gian hàng mì ăn liền là rất ít. Ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ sử dụng mì ăn liền trong tuần Dưới 15 tuổi Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi 0-2 lần/tuần 0 1 8 2 2 2-3 lần/tuần 0 16 7 2 2 4-7 lần/tuần 0 26 11 5 1 Trên 7 lần/tuần 0 11 2 1 2 Qua đây chúng ta có thể thấy việc ăn mì ăn liền của mọi người tỉ lệ thuận với việc quan tâm đến gian hàng mì của mọi người Độ tuổi từ 16-25 tuổi Ở độ tuổi này ta thấy mức độ ăn mì ăn liền là rất lớn, độ tuổi này đa số là học sinh, sinh viên, có thể là bận rộn trong việc học hoặc cho thấy ở lứa tuổi học sinh, sinh viên thu nhập thấp và đi học xa nhà thường ít quan tâm đến việc nấu ăn, chưa biết nấu ăn vì thế có xu hướng ưa chuộng mì ăn liền (nhanh, gọn và dễ làm) Độ tuổi từ 26-35 tuổi Ở độ tuổi này việc sử dụng mì ăn liền cũng cũng tương đối cao nhưng không nhiều bằng độ tuổi trước , có thể cho thấy ở độ tuổi này một số đã lập gia đình người ta ít quan tâm đến mì ăn liền mà thay vào đó họ nấu ăn nhiều hơn, họ ăn mì ăn liền chủ yếu cho bữa sáng bận rôn đi làm. Một số khác ăn mì nhiều hơn do họ sống một mình, qúa bận rộn với công việc , không có thời gian. Độ tuổi từ 36-45 tuổi Ở độ tuổi này việc ăn mì ăn liền trở nên hơi thường xuyên có thể là đã lớn tuổi nên việc bận rộn với bữa ăn hơi làm cho họ trở nên mệt mỏi, những thành viên trong gia đình đều là những người bận rộn, ít quan tâm đến bữa ăn hằng ngày, mì ăn liền là lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn bận rộn hoặc một bữa sáng gọn nhẹ của mọi người. Độ tuổi trên 45 tuổi Ở độ tuổi này, việc ăn mì ăn liền không còn được ưa chuộng vì là người già nên họ rất quan tâm đến chất lượng bữa ăn, đến tuổi này họ thường trở nên khó tính trong việc ăn uống. Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc ưa chuộng hình thức đóng gói của mì ăn liền Dưới 15 tuổi 16-25 tuổi 26-35 tuổi 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Mì ly 0 15 7 4 0 Mì gói 0 39 24 9 7 Mì hộp 0 2 3 0 0 Khác 0 0 0 0 0 Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy bên cạnh việc sử dụng mì gói là phổ biến thì giới trẻ thường ưa chuộng mì ly hơn, nhát là lứa tuổi từ 16-25 và 26-35 bởi vì những người ở những lứa tuổi này đa số là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng ăn mì ly là lựa chọn gọn lẹ nhất khi ở chỗ làm. Ngoài ra ở những lứa tổi này người ta thường thích mới lạ nên sử dụng mì ly cũng là m6t5 cách khám phá. Ở những độ tuổi lớn hơn người ta ăn mì chủ yếu phải có thêm rau thịt vì vậy sử dụng mì gói là phổ biến. Còn người già rất không thích ăn mì nên việc lựa chọn của họ dường như là không có. Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc sử dụng nhãn hiệu mì ăn liền Dưới 15 tuổi 16-25 tuổi 26-35 tuổi 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Gấu đỏ 0 16 9 2 2 Omachi 0 21 15 3 5 Tiến vua 0 4 3 0 1 Đệ nhất 0 4 8 2 3 Hảo hảo 0 33 20 4 3 3 miền 0 8 4 3 0 Lẩu thái 0 11 6 5 3 Khác 0 10 0 0 0 Độ tuổi từ 16-25 tuổi Qua khảo sát của chúng tôi, ở độ tuổi 16-25 thường xuyên sử dụng mì ăn liền nên việc lựa chọn nhãn hiệu cũng đặc biệt được chú trọng. Đa số người trong độ tuổi này thường lựa chọn Hảo hảo, Omachi và Gấu đỏ. Những người trẻ tuổi thường ở trong tuổi dậy thì, việc nổi mụn là không thể tránh khỏi bởi vậy Omachi với câu Slogan “rất ngon mà không sợ nóng” đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng tuổi teen này. Ngoài ra Gấu đỏ và Hảo hảo là hai nhãn hiệu quen thuộc từ lâu nên việc lựa chọn hai nhãn hiệu này là không có gì ngạc nhiên. Độ tuổi 26-35 tuổi Việc lựa chọn nhãn hiệu mì ăn liền của độ tuổi này tương đối khá giống với độ tuổi trước tuy nhiên có xu hướng chọn ăn Đệ nhất tương đối nhiều. Việc ăn mì của độ tuổi này không nhiều bằng độ tuổi trước nên việc lựa chọn nhãn hiệu khác ngoài những nhãn hiệu chúng tôi đưa ra là không có. Cũng có thể thấy độ tuổi này không quan tâm nhiều đến việc khám phá thêm những loại mì mới mà chỉ quan tâm đến những nhãn hiệu quen thuộc trên thị trường. Độ tuổi từ 36-45 tuổi và trên 45 tuổi Những người ở độ tuổi này cũng chỉ chọn những loại mì đặc biệt quen thuộc trên thị trường, đặc biệt là Hảo hảo và Gấu đỏ. Kết luận là nhãn hiệu được ưa chuộng nhất là Hảo hảo, Gấu đỏ và Omachi. Ảnh hưởng của độ tuổi với việc gắn bó với loại mì đang sử dụng Dưới 15 tuổi 16-25 tuổi 26-35 tuổi 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Có 30 17 5 3 Không 27 9 6 4 Sau khi chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn có gắn bó với loại mì đang sử dụng không?” đa số mọi người có câu trả lời “có” và “không” với số lượng tương đương, điều này cho thấy độ tuổi không ảnh hưởng nhiều đến việc trung thành vào nhãn hiệu mì ăn liền của họ. Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc chấp nhận mức giá của một sản phẩm mì ăn liền 16-25 tuổi 26-35 tuổi 36-45 tuổi Trên 45 tuổi 3000-5000đ 28 12 4 2 5000-7000đ 16 12 3 3 7000-10000đ 6 4 1 1 Trên 10000đ 4 0 3 1 Độ tuổi 16-25 tuổi Từ 16-25 tuổi là độ tuổi chưa có thu nhập nhiều nên việc chọn mì ăn liền cũng phụ thuộc vào giá rẻ rất nhiều, ở độ tuổi này thường chọn mì ăn liền có giá từ 3000-5000đ là chủ yếu. Một số khác rất ưa chuộng nhãn hiệu mì Omachi thì thường chấp nhận ở mức giá 5000-7000đ. Độ tuổi từ 26-35 tuổi Ở độ tuổi này đa số cũng chỉ chấp nhận mức giá 3000-5000đ và 5000-7000đ. Nhưng ở độ tuổi này bắt đầu có thu nhập nhiều hơn, việc sử dụng mì ly cũng tương đối được ưa chuộng nên cũng có thể chấp nhận mức giá từ 7000-1000đ nhưng cũng tương đối với một số lượng ít hơn. Độ tuổi từ 36-45 tuổi Ở độ tuổi này có thu nhập ổn định và là những người lớn tuổi nên họ rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên việc lựa chọn mức giá thấp nhất 3000-5000đ là không được quan tâm, họ đa số chấp nhận mức giá rất cao từ 5000đ trở lên. Ở độ tuổi trên 45 tuổi Ở độ tuổi này rất ít ăn mì nhưng nếu có người có sử dụng mì ăn liền thì đối với họ mức giá nào cũng có thể chập nhận, nhưng vì việc thường xuyên sử dụng những nhãn hiệu mì quen thuộc như Hảo hảo, Gấu đỏ, Omachi nên việc đưa ra mức giá 3000-7000đ tương đối có nhỉn hơn một chút nhưng không đáng kể. Ảnh hưởng của độ tuổi đối với điều chú ý khi chọn mì Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi Bao bì 16 3 4 3 Dinh dưỡng 20 12 8 1 Nhãn hiệu 31 8 5 5 Khuyến mãi 8 2 0 0 Gía 20 9 5 3 Khác 4 2 0 0 Độ tuổi từ 16-25 tuổi Đa số mọi người trong độ tuổi này đều quan tâm rất nhiều đến nhãn hiệu, ngoài ra cũng rất quan tâm đến đến bao bì, dinh dưỡng và giá. Những người trong độ tuổi này chú ý đến những yếu tố này nguyên nhân chúng tôi đã phân tích ở trên. Tuy nhiên có một nguyên nhân khiến mọi người quan tâm đến bao bì là vì giới trẻ rất quan trọng đến hình thức. Những sản phẩm có bao bì trông bắt mắt thì thường được lựa chọn nhiều hơn. Độ tuổi 26-35 tuổi Ở độ tuổi này ngoài việc chú trọng đến nhãn hiệu và giá cả còn đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng, có thể nói họ là những người chững chạc hơn độ tuổi trước nên thường chú ý đến chất lượng hơn là vẻ bề ngoài. Độ tuổi từ 36-45 và trên 45 Những người ở cả hai độ tuổi này cũng rất ít quan tâm nhiều khi chọn mì, họ thường lựa chon rất nhanh khi nhìn vào nhãn hiệu sản phẩm. Ảnh hưởng của độ tuổi đối với việc lựa chọn hương vị 16-25 tuổi 26- 35 tuổi 36-45 tuổi trên 45 chua cay 32 18 8 2 vị gà 7 3 2 0 thịt bằm 10 2 6 1 chay 4 0 0 0 vị bò 12 7 3 3 hải sản 12 0 3 2 khác 0 2 0 0 Quan sát bảng số liệu chúng tôi nhận thấy rằng mọi người phần lớn rất ưa chuộng hương vị chua cay, nhưng việc lựa chọn hương vị phụ thuộc vào khẩu vị của từng người nên độ tuổi không ảnh hưởng đến viec5 lựa chọn hương vị của sản phẩm mì ăn liền. Ảnh hưởng của độ tuổi đối với nguồn thông tin hiểu biết sản phẩm mì ăn liền. Từ 16-25 tuổi Từ 26-35 tuổi Từ 36-45 tuổi Trên 45 tuổi ti vi 38 17 6 3 báo chí 12 4 3 1 người quen 18 14 7 3 quảng cáo ngoài trời 6 4 0 0 internet 10 7 1 0 khác 3 0 0 0 Độ tuổi 16-25 tuổi Đa số mọi người ở độ tuổi này biết về sản phẩm mì ăn liền qua tivi, báo chí là chủ yếu. Có thể giải thích được hiện tượng này là do ở mọi người ở lứa tuổi teen rất thích xem truyền hình và đọc báo, tạp chí vì còn có nhiều thời gian rảnh hơn. Độ tuổi 26-35 tuổi Đa số mọi người ở độ tuổi này đều biết được sản phẩm mì ăn liền qua người quen và tivi. Mọi người thường truyền miệng nhau những sản phẩm mì ăn liền mà họ thấy là ngon, có thể ở độ tuổi này không có thời gian cập nhật tin tức nhưng họ rất tin tưởng vào những người bên cạnh mình. Ở độ tuổi từ 36-45 và trên 45 Có thể thấy những người lớn tuổi này rất ít quan tâm đến những nguồn thông tin như quảng cáo ngoài trời và internet nhưng họ đặc biệt quan tâm đến những người bên cạnh mình. Họ thường lựa chọn những sản phẩm thấy những người bên cạnh sử dụng. Điều này cũng có thể lý giải được là vì những người lớn tuổi thì luôn muốn có cảm giác an toàn hơn, chỉ chọn những sản phẩm nhiều người sử dụng. Ảnh hưởng độ tuổi đối với những yếu tố hài lòng về sản phẩm mì đang dùng 16-25 tuổi 26- 35 tuổi 36-45 tuổi trên 45 Giá 25 12 3 1 Mẫu mã 9 2 2 0 dinh dưỡng 10 12 1 0 hương vị 44 22 11 4 trọng lượng 4 1 0 0 khác 0 1 0 2 Qua bảng số liệu chúng tôi kết luận được rằng: mọi người đa số rất hài lòng về hương vị sản phẩm hiện tại. Tuy nhiên độ tuổi không ảnh hưởng nhiều đến việc hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm mì ăn liền hiện tại. Hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau : Tác động lên số lần đi siêu thị  Số lần đi siêu thị Công nhân Nhân viên văn phòng Nội trợ Hssv Khác 0-2 lần /tháng 0 8 0 17 13 3-5 lần /tháng 2 18 1 11 6 6-8 lần /tháng 0 1 1 4 3 Trên 8 lân /tháng 3 3 0 2 6 Đối với nhóm khách hàng có nghề nghiệp là công nhân thì số lần đi siêu thị trung bình của họ là một tuần 1 lần. Điều này cho thấy họ cũng bắt đầu chuyển việc mua sắm ở các chợ hay tập hóa đến siêu thị tích cực hơn, để ý đến chất lượng cuộc sống hơn. Đối với nhóm khách hàng có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng thì việc đi siêu thị là một việc thường xuyên của họ, gắn liền với cuộc sống, trng bình hơn 10 lần/tháng. Đối với những khách hàng là nội trợ trong gia đình thì các vật dụng, các đồ dùng, thức ăn luôn được họ chú trọng và quan tâm đến chất lượng vì thế siêu thị là lựa chọn hàng đầu của họ và hầu như là họ đi siêu thị hàng ngày để mua thực phẩm cho gia đình. Đối với nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên thì đã có nhận thức đúng hơn về chất lượng những vật dụng và thức ăn vì thế việc mua hàng hóa ở chợ đang được họ chuyển dần sang mua ở siêu thị để đảm bảo chất lượng và an toàn. Đối với nhóm khách hàng có những công việc khác như tài xế, đầu bếp,…thì việc mua hàng hóa ở siêu thị cũng là một phần trong cuộc sống, vì thế ở nhóm này họ cũng có nhận thức đi mua hàng hóa ở siêu thị để đảm bảo chất lựng và an toàn cho cuộc sống của họ hơn. Ngày nay với việc các loại hàng hóa dịch vụ kém chất lượng được bài bán tràn lan ở các chợ, gây nguy hại đến sức khỏe của mõi người, chính vì thế những đối tượng có nhận thức càng cao thì càng ý thức được mối nguy hại đó. Chính vì thế sự lựa chọn của họ là mua hàng ở những nơi cung cấp hàng hóa dịch vụ có uy tín và hệ thống các siêu thị là lựa chọn hàng đầu của họ. Biểu đồ thể hiện số lần đi siêu thị của các nhóm nghề nghiệp Mật độ ghé thăm gian hàng mì ăn liền.  Có ghé qua gian mì ăn liền Công nhân Nhân viên văn phòng Nội trợ HSSV Khác Không bao giờ 0 1 0 3 0 Đôi khi 2 19 1 16 17 Thường xuyên 2 9 1 9 6 Lần nào cũng ghé 1 2 0 2 6 Với ảnh hưởng của việc có thường đi siêu thị hay không, thì các nhóm nghề nghiệp còn cho ta thấy được mức độ ghé thăm gian hàng mì ăn liền của họ. Tương ứng với các nhóm nghề nghiệp khác nhau thì mức độ ghé thăm cũng khác nhau. Đối với nhóm nghề nghiệp là nhân viên văn phòng thì mức độ ghé thăm gian hàng mì của họ chỉ là đôi khi. Khi thời gian làm việc của họ bị hạn chế bởi các kế hoạch dự án,… thì mì gói, ly, hộp là những lựa chọn tối ưu nhất đối với họ. Đối với HSSV thì mì ăn liền là một thứ ăn tiện lợi vừa rẻ vừa ngon, nhất là khi đến cuối tháng mà các bậc cha mẹ chưa kịp gửi tiền cho; hoạc là trong trường hợp phải học cả ngày, mà thức ăn tại trường lại đắt thì một ly mì ly hay mì hộp là cách tốt nhất. Chính vì vậy mà họ thường ghé thăm gian hàng mì ăn liền để khảo sát giá hay mua về dự trữ. Mức độ sử dụng mì ăn liền trong tuần.  Mức độ thường xuyên ăn mì trong tuần Công nhân Nhân viên văn phòng Nội trợ HSSV Khác Trên 7lần /tuần 1 2 0 2 6 4-6 lần /tuần 4 4 0 12 7 2-3 lần /tuần 0 20 1 14 9 0-2 lần /tuần 0 3 1 7 6 Thông qua bảng trên ta có thể thấy mức độ ăn mì ăn liền của khách hàng tăng theo cấp độ nghề nghiệp và thu nhập từ nghề nghiệp đó mang lại. Những khách hàng chưa có nghề nghiệp cụ thể và ổ định như HSSV và công nhân thì mức độ sử dụng mì ăn liền của họ cao hơn hẳn. Tại sao họ lại lựa chọn mì ăn liền như là một loại thức không thể thiếu? Bởi vì họ không có khoảng thời gian thoải mái cho các bữa ăn, họ cần sự tiện lợi và giá cả phải chăng. Mì ăn liền lại đáp ứng được các yêu cầu đó một cách hoàn hảo: có nhiều loại giá cả để chọn lựa, nhiều hương vị, thời gian chế biế nhanh, có thể kết howhp với các loại thứ ăn khác để tăng mùi vị. Những khách hàng có công việc ổn định như nhân viên văn phòng và một số ngành nghề khác thì mức độ sử dụng mì ăn liền ít hơn và thấp hơn; lúc này họ đòi hỏi thức ăn phải bổ dưỡng và nhiều mùi vị và màu sắc khác nhau hơn nữa.Chính vị thế họ thường lựa chọn chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hoặc là các tiệm cơm, phở,…Chỉ trong trường hợp bất khả kháng họ mới chọn lựa sử dụng mì ăn liền làm thức ăn thay bữa chính là cơm. Loại mì ăn liền sử dụng được đóng gói với hình thức. Bạn thường dùng mì đóng gói như thế nào công nhân nhân viên văn phòng nội trợ HSSV khác mì ly 0 10 2 9 4 mì gói 5 27 1 46 26 mì hộp 0 1 1 1 0 Khác 0 0 0 0 0 Với việc sử dụng các loại mì ăn liền thì còn tùy vào sở thích của từng cá nhân sẽ lựa chọn kiểu đóng gói thích hợp. Mì ăn liền được đóng gói bao bì dưới dạng gói thì được ưa chuộng nhiều hơn bởi giá cả của nó rẻ hơn. Nhưng không phải là các loại khác như ly hay hộp không được ưa chuộng, các loại ly và hộp thì được sử dụng bởi nhóm khách hàng làm việc tại văn phòng. Nơi có những những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc ăn uống tiện lợi hơn như có máy nước nóng lạnh,… Nhãn hiệụ :  Bạn thường sử dụng nhãn hiệu mì nào công nhân nhân viên văn phòng nội trợ HSSV khác Gấu đỏ 2 6 1 12 10 Omachi 2 17 2 9 10 Tiến Vua 0 2 0 2 1 Đệ nhất 0 6 1 1 3 Hảo hảo 5 20 1 25 12 3 miền 0 1 0 5 2 lẩu thái 0 6 0 5 3 Khác 2 2 0 3 2 Về mặt nhãn hiệu thì nó ít chịu tác động bởi nghề nghiệp mà chỉ bị chi phối bởi nhận thức và ý thích của khách hàng mà thôi. Có thể họ ăn loại mì đó vì có nhiều người mua, vì nó được quảng cáo trên ti vi hoặc là họ thấy lạ và mua về dùng thử Mức độ trung thành  Bạn có gắn bó với loại mì nào không ? công nhân nhân viên văn phòng Nội trợ HSSV Khác Có 1 21 2 19 15 không 4 10 0 14 13 Về mức độ trung thành ta thấy còn tùy thuộc mõi khách hàng, tùy vào hoàn cảnh, tâm trạng, và khẩu vị mà họ đưa ra lựa chon loại nhãn hiệu cũ hay dùng thử một loại nhãn hiệu mới. Có những khách hàng luôn thích với việc dùng thử những loại nhãn hiệu mới, nhưng có những khách hàng họ chỉ dùng một loại mà họ cảm thấy là ngon, họ ngại với việc dùng thử vì họ sợ nó sẽ không ngon. Mức giá phù hợp cho một gói mì ăn liền ngon :  Mức giá bạn có thế chấp nhận cho 1 gói mì ăn liền. công nhân nhân viên văn phòng Nội trợ HSSV Khác 3000-5000đ 5 14 0 14 11 5000-7000đ 0 9 2 6 9 7000-10000d 0 3 0 3 1 trên 10000đ 0 1 0 0 7 Những khách hàng nằm trong nhóm nghề nghiệp có thu nhập cao thường không tính toán về mặt giá cả, họ chấp nhận dùng những loại mì có giá cao nhưng chất lượng. Nhứng khách hàng nằm trong nhóm nghề nghiệp có thu nhập trung bình thì thường họ chỉ chọn những loại mì có gía phải chăng như từ 3000đ đến 5000đ và cao nhất là 7000đ trở lại. Những giá cao hơn họ cho là xa xỉ và không chấp nhận cho một loại hàng hóa như mì ăn liền. Đặc điểm chú ý đầu tiên khi chọn một gói mì ăn liền. :  Điều bạn chú ý đầu tiên khi chọn 1 gói mì công nhân nhân viên văn phòng nội trợ Hssv khác bao bì 0 8 1 11 5 dinh dưỡng 0 14 0 7 11 nhãn hiệu 3 18 2 19 15 khuyến mãi 0 0 1 1 4 Gía 2 10 1 12 2 Khác 2 3 0 2 2 Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy được rõ rãng sự ảnh hưởng của các nhóm nghề nghiệp lên việc chú ý vào việc chọn một gói mì ăn liền: Đối với công nhân họ sẽ chú ý vào nhãn hiệu đầu tiên, tiếp đến là giá cả và các yếu tố khác và họ hầu như không nhìn đến phần dinh dưỡng mà một gói mì cung cấp là bao nhiêu. Ngược lại đối với nhân viên văn phòng thì khác, họ có nhận thức vì thế họ chú ý vào mục dinh dưỡng của gói mì và họ chọn lựa những gói mì có nhãn hiệu và họ thích với các mức giá thích hợp. Đối với HSSV thì có một sự khác biệt lớn; họ chú ý đầu tiên vào nhãn hiệu; nhãn hiệu cũ hay nhãn hiệu mới sẽ là sự lựa chon đầu tiên, tiếp đến là giá cả, sau đó là bao bì và cuối cùng họ mới chú ý đến dinh dưỡng, thậm chí một số người còn không cần biết là một gói mì ăn liền chứa bao nhiêu dinh dưỡng.   Bạn thích mì có hương vị nào công nhân nhân viên văn phòng nội trợ hssv khác chua cay 3 19 2 25 17 vị gà 0 3 0 4 3 thịt bằm 0 4 1 1 7 Chay 0 4 0 2 0 vị bò 0 10 1 2 11 hải sản 2 1 0 7 2 Khác 0 1 0 0 1 Hương vị. Hương vị là yếu tố không bị tác động mạnh bởi các yếu tố khác, nó thường bị ảnh hưởng bởi sở thích của khách hàng hay chịu tác động của môi trường bên ngoài như bạn bè, người thân hay đồng nghiệp,… Biết sản phẩm qua kênh thông tin?  bạn biết sản phẩm mì ăn liền qua kênh thông tin nào công nhân nhân viên văn phòng nội trợ hssv khác ti vi 3 20 2 23 16 báo chí 0 3 0 3 10 người quen 4 14 1 10 10 quảng cáo ngoài trời 0 4 0 1 4 Internet 2 4 0 9 5 Khác 0 0 0 2 2 Đa số các khách hàng biết đến sản phẩm thông qua ti vi và người quen của họ là phần nhiều. Điều này thường không chịu tác động từ các yếu tố. Mức độ hài lòng của khách hàng.  Bạn hài lòng gì về sản phẩm mì đang dùng hiện tại công nhân nhân viên văn phòng nội trợ hssv khác Giá 3 10 2 20 11 Mẫu mã 0 6 1 5 5 dinh dưỡng 2 8 1 5 3 hương vị 2 24 2 26 15 trọng lượng 0 1 1 3 0 khác 0 0 0 2 2 Nếu so với các nhóm nghề nghiệp khác thì nhóm nhân viên văn phòng và HSSV có sự hài lòng nhiều hơn các nhóm nghề nghiệp khác, họ chú ý các yếu tố khác nhiều nữa ngoài trừ giá và hương vị trong khi các nhóm khác thì không Chương 5: Nhận xét, Kiến nghị, kết luận . A. Nhận xét Thị trường mì ngày càng sôi động và biến động không ngừng .Nhà sản xuất nào hiểu được khách hàng hơn thì sẽ giành phần lớn thị trường béo bở này .Tuy tâm lí của con người là một khái niệm rất phức tạp và khó có thể đáp ứng hết được .Nhưng có những việc những suy nghĩ của họ ta có thể lí giải dựa trên hoàn cảnh và những yếu tố tác động đến họ . Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài chúng tôi đã nêu rõ những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì ăn liền .Hi vọng nó sẽ giúp các nhà sản xuất mì ăn liền một phần nào đó trong việc đáp ứng những yêu cầu của khách hàng để doanh nghiệp ngày càng thành công hơn . B. Kiến nghị Qua những bài khảo sát chúng tôi cũng đã nhận được nhiều ý kiến mới của khách hàng về sản phẩm mì ăn liền . Sau đây chúng tôi xin tổng hợp và một số giải pháp giúp cải thiện sản phẩm mì hiện nay : Hầu hết khách hàng đều phàn nàn về việc ăn mì ăn liền bị nóng trong người .Điều này đã được công ty Massan food hiểu rõ và đưa ra thị trường nhãn hiệu mì Omachi với thành phần từ khoai tây .Tuy nhiên sau một thời gian có mặt trên thị trường nhãn hiệu mì này chưa làm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng .Vì mì Omachi ăn mà vẫn bị nóng .Điều này sai với quảng cáo trước đó đã làm mất lòng tin của khách hàng . Chúng tôi nghĩ thời gian sắp tới các nhà sản xuất nên chú ý tới việc làm mới sản phẩm mì ăn liền bằng những nguyên liệu mới như đậu xanh , ngũ cốc …. Hiện nay các nhà sản xuất và người đang chú ý nhiều tới việc bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng bao bì nilon . Từ thực tế đó có nhiều khách hàng rất sẵn sàng sử dụng nếu có các gói mì thân thiện với môi trường .Trên thị trường không phải là không có những gói mì thân thiện với môi trường như vậy nhưng nó chưa thật sự gây chú ý tới người tiêu dùng . Nếu nhà sản xuất có đầu tư thiết kế thật sự bắt mắt vào các gói mì thân thiện với môi trường chúng tôi tin rằng họ sẽ thành công . Những năm gần đây người tiêu dùng quan tâm nhiều tới vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình hơn .Xu hướng sử dụng các sản phẩm ít hóa chất và chất bảo quản ngày càng nhiều . Nhiều khách hàng khi được hỏi điều gì bạn mong chờ một sản phẩm mì sắp tới thì đa phần họ mong một sản phẩm mì ăn liền ít dầu mỡ không béo mà hương vị vẫn được bảo đảm . Nhiều người tiêu dùng khi được hỏi cho rằng mì ăn liền là sản phẩm tiện lợi dành cho người bận rộn và dành cho người thành phố nhiều chứ những vùng nông thôn ,vùng miền núi họ rất ít sử dụng mì ăn liền mà họ sử dụng các sản phẩm thay thế như mì gạo ,phở ….Phải chăng các nhà sản xuất đang bỏ ngỏ thị trường lớn này .Trong khi đó ở Việt Nam có tới 2/3 là vùng nông thôn . C. Kết luận Từ khi ra đời tới nay mì ăn liền đã phát triển lớn mạnh và được coi là loại thực phẩm tiện dụng cho mọi nhà .Tuy thị trường lớn là vậy nhưng không phải nhà cung cấp nào cũng thành công . Bài nghiên cứu trên đây của chúng tôi sẽ giúp một phần nào các nhà sản xuất hiểu khách hàng của họ nhiều hơn . Vì thời gian và chi phí có hạn nên bài nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp nhiều hạn chế : Do quy mô bài nghiên cứu nhỏ nên mẫu khảo sát còn ít (100 người) nên độ tin cậy chưa được cao. Nhóm chỉ có 5 thành viên nên những nhận xét , đánh giá còn mang tính chủ quan rất mong thầy và các bạn nhận xét đánh giá để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Tài Liệu tham khảo : Website : 1. 2. 3. Giáo trình : Hướng dẫn học tập môn Hành Vi Khách Hàng của Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh .THs Tạ Thị Hồng Hạnh. NXB Thống Kê, tái bản năm 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài - Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đi siêu thị về ngành hàng mì ăn liền.doc
Luận văn liên quan