Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật qua ví dụ cụ thể
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực
đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi
phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu
trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao
gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì
sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định
từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
lý,nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác
định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra
nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I.Khái niệm: ”Vi phạm pháp luật”
Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
II. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
Cấu thành của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng , song trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật đều có bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan,chủ thể và khách thể.
1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật , hậu quả nguy hiểm cho xã hội,mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là các hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật , nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 71080 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật qua ví dụ cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực
đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi
phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu
trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao
gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì
sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định
từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
lý,nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác
định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra
nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I.Khái niệm: ”Vi phạm pháp luật”
Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ .
II. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
Cấu thành của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng , song trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật đều có bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan,chủ thể và khách thể.
1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật , hậu quả nguy hiểm cho xã hội,mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là các hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật , nó gây ra hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, vì không có hành vi trái pháp luật thì không có vi phạm pháp luật ,còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng trường hợp vi phạm.có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, thời gian vi phạm là yếu tố bắt buộc phải xác định khi xem xét thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
a.Lối
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.Hành vi trái pháp luật mà không có lỗi thì không phải là vi phạm pháp luật, tức là chủ thể của hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đó là nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa.Một con người bình thường ,khỏe mạnh về mặt tâm lý có lý trí và tự do lý trí, hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một phương án hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng và cầ phải thấy trước hậu quả hành vi của mình.Nếu coi thường lợi ích xã hội và lợi ích của cá nhân khác, có thể nhận thấy được hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hoặc để mặc hay do sơ xuất để nó xảy ra thì đố là hành vi có lỗi.Hành vi trái pháp luật , gây thiệt hại cho xã hội và có lỗi là căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý.
Như vậy,Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội .
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức : lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.Lỗi vô ý có thể là vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.Trong đa số các trường hợp vi phạm pháp luật ,để lựa chọn biện pháp trách nhiệm pháp lý công minh và chính xác thì việc xác định hình thức lỗi là rất quan trọng.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó ,mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra gậu quả nguy hiểm cho xã hội.
b.Động cơ vi phạm pháp luật.
Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
c.Mục đích vi phạm pháp luật
Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trong nhiều trường hợp việc xác định động cơ , mục đích có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân,điều kiện vi phạm pháp luật, nhân thân của chủ thể vi phạm,từ đó áp dụng biện pháp trách nhiệm thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo người vi phạm pháp luật.
3.Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luât đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật .Hành vi trái pháp luật, có lỗi mới là vi phạm pháp luật, vì vậy chủ thể của vi phạm pháp luật phải là ngưới có năng lực hành vi (tổ chức thì bao giờ cũng có năng lực hành vi). Năng lực hành vi,trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi ,tình trạng sức khỏe (có bị bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tùy theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể.
4.Khách thể của vi phạm pháp luật
Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, những quan hệ xã hội ấy là khách thể của vi phạm pháp luật. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật
Tóm lại sự hiện diện của bốn yếu tố cấu thành và các dấu hiệu nói trên của vi phạm pháp luật là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp,người ta chỉ cần xác định ba dấu hiệu: hành vi, tính chất trái pháp luật và có lỗi là đủ để khẳng định có vi phạm pháp luật xảy ra, nghĩa là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
C.PHÂN TÍCH CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT QUA VÍ DỤ CỤ THỂ.
1.Ví dụ.
Ngày 13 tháng 9 năm 2008,Cục cảnh sát môi trường - Bộ công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đã phát hiện ra vụ việc sai phạm của công ty bột Ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam) .Theo đó,hàng ngày công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng nhiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài đặc biệt là dòng sông Thị Vải (Đồng Nai) trong suốt mười bốn năm qua kể từ ngày hoạt động (năm 1994) khoảng 4000m3 / ngày.
Hành động này gây ô nhiễm nặng nề cho dòng sông Thị Vải,Tại đây nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm,cả khi thủy triều.các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống,ảnh hưởng đến sức khỏe người dân,đặc biệt gây tổn thất nặng nề với ngư dân địa phương.
2.Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật
a.Mặt khách quan.
Hành vi trái pháp luật: Ở ví dụ trên,hành động xả nước thải ( 4000m3 / ngày) chưa qua xử lý theo quy định xuống dòng sông Thị Vải của công ty Vêdan là hành vi trái pháp luật (vi phạm hành chính).
Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng,phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt,gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó do hành vi vi phạm pháp luật của công ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.
Thời gian: 14 năm (từ năm 1994- 2008).
Địa điểm: Sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh)
Phương tiện: sử dụng hệ thống ống xả ngầm.
b.Mặt chủ quan
Lỗi: Là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
Mục đích:Nhằm giảm bớt chi phí xử lí nước thải. Theo quy định thì công ty Vedan phải đầu tư 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc. Đáng ra phải chi từ 15%- 20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì công ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.
c. Mặt chủ thể
Công ty Vedan (Thuộc Công ty TNHH vedan Việt Nam) là một công ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
Được xây dựng từ năm 1991.
Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.
è là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này
d. Mặt khách thể
Việc làm của Vedan đã vi phạm đến nguyên tắc quản lý nhà nước: Vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
D. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Quả thực, qua việc xác định, và phân tích những yếu tố làm cơ sở
đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp luật
giúp cho chúng ta định hướng phần nào để giảm mức độ nguy hiểm
của cho xã hội. Đồng thời, qua việc phân tích này giúp cho sinh
viên chúng ta có những nhận thức đúng đắn và cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân (Năm 2003).
Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận nhà nước và pháp luật, Nguyễn Thị Hồi, NXB Tư pháp 2010
“Vi phạm pháp luật – 1 số vấn đề lý luận va thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” Bùi Xuân Phái. 2001
“Hành vi và vi phạm pháp luật” Lê Vương Long, tạp chí nhà nước và pháp luật số 9/2006
“Hình vi pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nguyễn Quốc Hoàn trường ĐH luật Hà Nội 2006
DANH MỤC BÀI LÀM
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I.Khái niệm: ”Vi phạm pháp luật”
II. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
a.Lối
b.Động cơ vi phạm pháp luật
c.Mục đích vi phạm pháp luật
3.Chủ thể của vi phạm pháp luật
4.Khách thể của vi phạm pháp luật
C.PHÂN TÍCH CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT QUA VÍ DỤ CỤ THỂ.
1.Ví dụ.
2.Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật
a.Mặt khách quan.
3.Chủ thể của vi phạm pháp luật
b.Mặt chủ quan
c. Mặt chủ thể
d. Mặt khách thể
D. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật qua ví dụ cụ thể.doc