Ngày nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng làm mẹ, người phụ nữ đã và đang trở thành lực lượng trở thành lực lượng lao động chủ yếu góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mọi ngành nghề, lao động nữ ngày càng chiếm tỉ lệ đông đảo và không ngừng vươn lên, vượt qua gánh nặng cũng như trách nhiệm đối với gia đình để đạt được các thành tích cao trong công việc và có chỗ đứng ổn định, lâu dài trong công việc. Họ sẽ có những điều kiện phát triển và cống hiến tốt hơn khi ngoài chính sách xã hội chung được đảm bảo, còn có các chính sách riêng phù hợp với chức năng sinh đẻ và nuôi con nuôi của họ.
Chính vì những lí do trên mà nhóm chọn đề bài "Phân tích chế độ bảo hiểm thai sản" làm bài tập nhóm tháng 1.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4904 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chế độ bảo hiểm thai sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng làm mẹ, người phụ nữ đã và đang trở thành lực lượng trở thành lực lượng lao động chủ yếu góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mọi ngành nghề, lao động nữ ngày càng chiếm tỉ lệ đông đảo và không ngừng vươn lên, vượt qua gánh nặng cũng như trách nhiệm đối với gia đình để đạt được các thành tích cao trong công việc và có chỗ đứng ổn định, lâu dài trong công việc. Họ sẽ có những điều kiện phát triển và cống hiến tốt hơn khi ngoài chính sách xã hội chung được đảm bảo, còn có các chính sách riêng phù hợp với chức năng sinh đẻ và nuôi con nuôi của họ.
Chính vì những lí do trên mà nhóm chọn đề bài "Phân tích chế độ bảo hiểm thai sản" làm bài tập nhóm tháng 1.
I - Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản.
1 - Khái niệm.
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, có thể hiểu chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động chung khi nuôi con nuôi sơ sinh.
2 - Ý nghĩa.
Chế độ bảo hiểm thai sản cũng như các chính sách xã hội đối với lao động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, bảo hiểm thai sản được coi là chế độ bảo hiểm đặc thù.
Như vậy, so với các chế độ bảo hiểm khác, đối tượng của bảo hiểm thai sản là chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sảy thai, sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh; bảo hiểm thai sản nhằm mục đích trợ giúp, giữ cân bằng về thu nhấp, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khỏe cho người phụ nữ. Thời gian nghỉ cũng mức trợ cấp của chế độ bảo hiểm thai sản đã thể hiện rõ rệt sự ưu đãi của Nhà nước đối với người lao động khi thực hiện chức năng làm mẹ của họ.
II - Quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam.
1 - Đối tượng, điều kiện hưởng chế bộ bảo hiểm thai sản.
1.1 - Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản.
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể các điểm như sau:
- Lao động nữ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên (kể cả người lao động nữ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài);
- Nữ cán bộ, công chức, viên chức;
- Nữ công nhân quốc phòng, nữ công nhân công an;
- Nữ sĩ quan, nữ quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; nữ sĩ quan, nữ hạ sĩ quan nghiệp vụ, nữ sĩ quan, nữ hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; nữ làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Như vậy, đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm thai sản chủ yếu là lao động nữ trong quá trình thai nghén, sinh đẻ, có quan hệ lao động thao quy định của pháp luật. Các đối tượng quy định trên có đóng bảo hiểm xã hội khi thai sản đều được nghỉ hưởng trợ cấp.
1.2 - Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì các trường hợp được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm: khám khai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp, sẩy thai, thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi;
- Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Trong việc xác định điều kiện để được hưởng chế độ thai sản thì ta cần chú ý những điểm sau:
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Về thủ tục, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Trong thời gian mang thai, lao động nữ phải có phiếu khám thai, có giấy xác nhận đối với người mang thai bệnh lý, thai không bình thường, sẩy thai, đẻ thai chết lưu của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Đồng thời, khi sinh con, người lao động nữ phải có giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp sinh con nếu con bị chết thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc cơ sở y tế nơi sinh (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú), nếu đã khai sinh thì phải có giấy chứng tử.
Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải có giấy xac nhận điều kiện làm việc của người sử dụng lao động theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Trường hợp người lao động đang nuôi con nuôi sơ sinh thì phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cho nuôi con nuôi.
2 - Chế độ và quyền lợi.
2.1 - Thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
Ở nước ta, thời gian nghỉ của người mẹ trong suốt quá trình thai nghén và sinh con được quy định khác nhau cho từng trường hợp: nghỉ khám thai, nghỉ vì sảy thai, nghỉ vì đẻ non, nghỉ đẻ, nghỉ theo thóa thuận, nghỉ khi con mới sinh bị chết, nghỉ nuôi con nuôi sơ sinh.. Cụ thể như sau:
a - Thời gian hưởng trợ cấp khi khám thai (Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội).
Trong trường hợp bình thường, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần nghỉ 1 ngày. Trường hợp khai không bình thường, mang thai bệnh lý hoặc ở xa cơ sở y tế thì khám thai 5 lần, mỗi lần nghỉ 2 ngày. Trường hợp này cần lưu ý tính trợ cấp theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
b - Thời gian hưởng trợ cấp khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
Theo Điều lệ BHXH ban hành kèm Nghị định 12/CP
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng
- 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên
- 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng
- 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng
- 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng
- 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên
Các thời gian trên tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng năm.
c - Thời gian nghỉ khi sinh con.
Thời gian
Theo điều lệ BHXH kèm Nghị định 12/CP
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006
4 tháng
Lao động trong điều kiện bình thường
Lao động trong điều kiện bình thường
5 tháng
Lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; chế độ 3 ca, làm việc nơi có hệ số phụ cấp từ 0,5-0,7
Lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; chế độ 3 ca, làm việc nơi có hệ số phụ cấp từ 0,7 trở lên; hoặc nữ quân nhân, công an nhân dân
6 tháng
Lao động trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc nơi có hệ số phụ cấp khu vực là 1.
Lao động nữ là người tàn tật
Sinh đôi trở lên, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày
Sinh đôi trở lên, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày
Sau khi sinh nếu con bị chết
Dưới 60 ngày tuổi
Được nghỉ 75 ngày kể từ ngày sinh
Được nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh
Từ 60 ngày tuổi trở lên
Được nghỉ 15 ngày kể từ ngày con chết nhưng không vượt quá thời gian quy định ở trên
Được nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết nhưng không vượt quá thời gian quy định ở trên
Sau khi sinh nếu mẹ chết
Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, mà mẹ chết sau khi sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp đến khi con đủ 4 tháng tuổi
d - Thời gian hưởng trợ cấp khi nhận nuôi con nuôi.
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
e - Thời gian hưởng trợ cấp khi thực hiện các biện pháp triệt sản.
Các trường hợp
Số ngày nghỉ
Đặt vòng tránh thai
7
Triệt sản
15
Thời gian trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần
f - Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30 (thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu); khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 (thời gian hưởng chế độ sau khi sinh con) của Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
2.2 - Mức trợ cấp.
a - Các loại trợ cấp thai sản.
Trong thời gian nghỉ việc đi khám thai, nghỉ việc khi bị sẩy thai, khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, người lao động được hưởng tiền trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội thay vào phần thu nhập bị mất do không có lương.
Trợ cấp thai sản có 2 loại: trợ cấp thay lương và trợ cấp bồi dưỡng (trợ cấp một lần). Trong đó:
- Trợ cấp thay lương là khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội trả cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản nhằm giữ cân bằng về thu nhập, giúp người phụ nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Mức trợ cấp được tính bằng tiền lương của người lao động khi đang làm việc
- Trợ cấp bồi dưỡng sức khỏe là khoản tiền được cơ quan bảo hiểm xã hội trả một lần cùng trợ cấp thay lương cho người lao động nữ sau khi sinh con. Mục đích của khoản trợ cấp này là giúp người mẹ đủ điều kiện vật chất để nuôi con và tăng cường sức khỏe sau khi sinh.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động được hưởng một hoặc cả hai loại trợ cấp này.
b - Mức trợ cấp.
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Ví dụ: chị C sinh con ngày 1/3/2010 có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2009 đóng bảo hiểm xã hội với mực lương 1.000.000 đồng/tháng,
+ Từ tháng 10 đến tháng 1/2010 đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 1.5000.000 đồng/tháng.
→ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C là: [(1.000.000x2) + (1.5000.000x2)] : 6 = 1.333.333 đồng.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai ngay trong tháng đầu tham gia bảo hiểm xã hội, thì lấy mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó để làm cơ sở tình hưởng chế độ.
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng. Mức hưởng được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của mẹ.
+ Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì cha nghỉ việc chăm sóc con và được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức hưởng lương được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của cha.
- Mức hưởng lương khi nghỉ việc khi nghỉ việc đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai được tính như sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc đi khám thai,sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai
Mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
số ngày nghỉ việc theo chế độ bảo hiểm thai sản
= x 100% x
26 ngày
Đối với trường hợp này ta phải lưu ý là số ngày nghỉ việc theo chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Riêng chế độ khám thai thì không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh
Mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi sơ sinh được tính theo công thức:
Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi sơ sinh
= x
x
- Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi thai sản, mức hưởng bằng:
+ 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại nhà,
+ 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
- Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
+ Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên;
+ Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;
+ Phải bảo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Đồng thời, ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, cũng với các chế độ bảo hiểm xã hội khác, chế độ bảo hiểm thai sản đã được quy định cụ thể trong các vản bản pháp luật lao động từ khi giành chính quyền đến nay. Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên chính sách bảo hiểm thai sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp hơn với thực tế đời sống, đáp ững được quyền lợi hợp pháp cũng như thể hiện chính sách đặc biệt ưu đãi đối với lao động nữ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật An sinh xã hội (NXB Tư pháp – Hà Nội/2006).
2. Luật Bảo hiểm xã hội 2006;
3. Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995.
4. Đỗ Thị Dung – “Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ" (Tạp chí Luật học, số 3/2006).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chế độ bảo hiểm thai sản.doc