Trang
A Đặt vấn đề .1
B Giải quyết vấn đề 1-9
I. Khái niệm về kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế . 1-2
II. Nội dung
1. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước 3
2. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 3-4
3. Chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế 4-7
cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.
+ Kinh tế cá thể
+ Kinh tế tiểu chủ
+ Kinh tế tư bản tư nhân
III. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện về Chính sách của nhà . 7-9
nước đối với các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
C. Kết luận 10
A. Đặt vấn đề:
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam. Những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng lan toả hầu hết thế giới cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hi vọng ngăn ngừa kết cục bi thảm về kinh tế- xã hội do khủng hoảng gây ra khiến chúng ta thấy tính phi lý của "thị trường tự do". Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định nền kinh tế mà ta đang xây dựng phải có" sự quản lí của nhà nước". Những thành tựu và tồn tại của nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của nhà nước, cơ chế quản lí của nhà nước. Hiến pháp 1992 và cho đến sau này đã nêu rõ sự cần thiết của việc" thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường XHCN", bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm về kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế :
+ Để tìm hiểu về chính sách kinh tế, trước hết ta cần phải làm rõ các khái niệm có liên quan như kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế. Phạm trù kinh tế thì có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa và lý giải khác nhau. Nhưng kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
+ Chế độ kinh tế là chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm pháp luật luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích, chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, qui định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.
+ Theo từ điển tiếng Việt thì chính sách là chủ trương của một đảng phái, một chính phủ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế là chính sách và biện pháp mà nhà nước áp dụng trong một giai đoạn hay thời kì lịch sử nhằm đạt được những mục đích, yêu cầu kinh tế - chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất chiến lược, đường lối lâu dài, có thể có tính chất sách lược ngắn hạn. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối xây dựng kinh tế của Đảng, quy định một loạt nội dung chính sách kinh tế mới của nhà nước.
Theo Mác-Lênin, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế là" những mảnh, những bộ phận" của một kết cấu kinh tế xã hội. Nói cách khác, thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở các ba chế độ sở hữu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể. Kinh tế các thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này đan xen, tác động lẫn nhau và đều chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.
II. NỘI DUNG
1. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước
Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước do bản chất của nhà nước quy định. Đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam, mọi chính sách và phát triển kinh tế của nhà nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Điều 9 hiến pháp 1959, nhà nước ta đã xác định mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Điều 15 hiến pháp 1980, mục đích đó được xác định là" thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của xã hội" . Hiến pháp 1992 và Hiến pháp hiện hành trên cơ sở kế thừa những quy định của các Hiến pháp trước đó, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước:" Làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân"( Điều 1). Để đạt được mục đích đó, nhà nước cần đề ra những chủ trương chính sách phù hợp bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế.
2. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế cá thể tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển. Vì vậy, trong
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5252 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chính sách của Nhà nước đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân theo HP hiện hành của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề:
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam. Những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng lan toả hầu hết thế giới cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hi vọng ngăn ngừa kết cục bi thảm về kinh tế- xã hội do khủng hoảng gây ra khiến chúng ta thấy tính phi lý của "thị trường tự do". Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định nền kinh tế mà ta đang xây dựng phải có" sự quản lí của nhà nước". Những thành tựu và tồn tại của nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của nhà nước, cơ chế quản lí của nhà nước. Hiến pháp 1992 và cho đến sau này đã nêu rõ sự cần thiết của việc" thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường XHCN", bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm về kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế :
+ Để tìm hiểu về chính sách kinh tế, trước hết ta cần phải làm rõ các khái niệm có liên quan như kinh tế, chế độ kinh tế, chính sách kinh tế. Phạm trù kinh tế thì có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa và lý giải khác nhau. Nhưng kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
+ Chế độ kinh tế là chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm pháp luật luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích, chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, qui định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.
+ Theo từ điển tiếng Việt thì chính sách là chủ trương của một đảng phái, một chính phủ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế là chính sách và biện pháp mà nhà nước áp dụng trong một giai đoạn hay thời kì lịch sử nhằm đạt được những mục đích, yêu cầu kinh tế - chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất chiến lược, đường lối lâu dài, có thể có tính chất sách lược ngắn hạn. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối xây dựng kinh tế của Đảng, quy định một loạt nội dung chính sách kinh tế mới của nhà nước.
Theo Mác-Lênin, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế là" những mảnh, những bộ phận" của một kết cấu kinh tế xã hội. Nói cách khác, thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở các ba chế độ sở hữu ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể. Kinh tế các thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này đan xen, tác động lẫn nhau và đều chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.
II. NỘI DUNG
1. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước
Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước do bản chất của nhà nước quy định. Đối với nhà nước CHXHCN Việt Nam, mọi chính sách và phát triển kinh tế của nhà nước đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Điều 9 hiến pháp 1959, nhà nước ta đã xác định mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Điều 15 hiến pháp 1980, mục đích đó được xác định là" thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của xã hội" . Hiến pháp 1992 và Hiến pháp hiện hành trên cơ sở kế thừa những quy định của các Hiến pháp trước đó, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước:" Làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân"( Điều 1). Để đạt được mục đích đó, nhà nước cần đề ra những chủ trương chính sách phù hợp bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế.
2. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế cá thể tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Hằng năm. tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của thành phần kinh tế này trên 30%. Đồng thời, nó đóng vai trò quan trọng giải quyết việc làm. Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cùng đan xen trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mỗi thành phần kinh tế lại có một vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế để bảo đảm cho nó bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển. Để làm được điều đó, Nhà nước ta chủ chương:" xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa."( điều 15 hiến pháp 1992)
3. Chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.
Trong chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX của Đảng coi kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài. Loại hình kinh tế này xuất hiện và phát huy tác dụng ở cả thành thị và nông thôn, cả trong nông nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường có vai trò quan trọng trước mắt cũng như lâu dài trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư nhân thực chất là các bộ phạn của kinh tế tư nhân. Nếu chia kinh tế tư nhân thành các mức độ phát triển khác nhau thì kinh tế cá thể tương ứng với mức độ thấp nhất, kinh tế tiểu chủ ở mức độ thứ hai còn kinh tế tư bản tư nhân là cấp phát triển cao nhất. Kinh tế cá thể dựa hoàn toàn vào sức lao động của các thành viên trong gia đình, tự bỏ vốn sản xuất kinh doanh, còn kinh tế tiểu chủ có thêm sự thuê mướn sức lao động, có sự bóc lột giá trị thặng dư ở mức đơn giản. Kinh tế tư bản tư nhân là mức độ cao nhất vì có sự thuê mướn ở phạm vi rộng, việc bóc lột giá trị thặng dư ở mức cao.
+ Kinh tế cá thể : là kinh tế của những người làm ăn riêng lẻ (không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên hợp tác xã) có vốn, tư liệu sản xuất, kỹ thuật chuyên môn và sức lao động tự đứng ra sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bán đồ ăn, quần áo, tạp hóa … Thành phần kinh tế này trước đây chưa được đánh giá đúng vai trò và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Như qui định tại điều 24 hiến pháp năm 1980 : “Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện” thì đã gần như xóa bỏ thành phần kinh tế cá thể, thể hiện rõ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác xã và hạn chế phát triển kinh tế tư nhân. Hiện nay kinh tế cá thể được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, không hạn chế lĩnh vực. Mọi công dân có quyền tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ, có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và tiếp nhận thông tin.
+ Kinh tế tiểu chủ : là bước phát triển thư hai của khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế tiểu chủ có sư liên kết giữa chủ thể kinh doanh và những người lao động làm thuê. Sự phân biệt giữa kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân chỉ là tương đối do căn cứ vào số lao động được sử dụng, thuê mướn nhưng không qui định cụ thể là bao nhiêu. Cơ sở pháp lý quan trọng để thành phần kinh tế này có cơ hội phát triển và bình đẳng trước pháp luật với các thành phần kinh tế khác được qui định tại điều 21 hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001 ) “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh” . Kinh tế tiểu chủ được khuyến khích sản xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi về chính sách, pháp lý trên những định hướng ưu tiên của nhà nước. Khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
+ Kinh tế tư bản tư nhân : Đây là thành phần kinh tế không có sự tồn tại vốn của nhà nước, vốn điều lệ hay cổ phần trong các doanh nghiệp, công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của tư nhân. Chính sách đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân được qui định tại điều 21 hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001 ) với nội dung chủ yếu là tự do chọn ngành nghề, quy mô kinh doanh, lựa chon hình thức và cách thức đầu tư, tự do trong tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng … Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp … và được hưởng các ưu đãi như đối với doanh nghiệp nhà nước, được hưởng mức thuế suất tương đương, được hưởng các chế độ pháp lý. Nhà nước có một số đảm bảo với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của loại hình doanh nghiệp, bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản và vốn đầu tư, thu nhập và các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Chính sách của Đảng cũng khẳng đinh kinh tể tư bản tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, quan điểm này khác với quan điểm của nhà lập pháp thể hiện trong hiến pháp năm 1980 . Việc thừa nhận và bảo vệ sự tồn tại, phát triển của sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là một bước phát triển của chính sách kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các văn bản pháp luật như Luật doanh nghiệp năm 2005, luật thương mại 2005 … quy định về thành phần kinh tế tư bản tư nhân, điều chỉnh cụ thể về cơ chế pháp lý, cơ cấu tổ chức, điều hành … nó là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của các công ty, doanh nghiệp tư nhân, phù hợp với qui định của pháp luật, phù hợp với chính sách kinh tế của nhà nước và dịnh hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
III. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện về Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân
Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục…”.
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển, kinh tế tư nhân cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn.
- Phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất.
- Kinh tế tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội.
Những vấn đề cần tháo gỡ để hoàn thiện và phát triển các thành phần kinh tế.
Phát huy các nguồn lực xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh trước hết cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc chính sau:
a – Nhận thức đúng về sự cần thiết tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phải thực sự giải phóng tư tưởng cho các chủ thể các thành phần kinh tế, tạo "sân chơi" bình đẳng, lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Khắc phục tâm lý mặc cảm, kỳ thị, sợ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, mất độc lập chủ quyền, đi theo hướng tư bản chủ nghĩa
b – Hoàn thiện hệ thống pháp luật để định hướng các thành phần kinh tế bằng pháp luật tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển lâu dài. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý của Nhà nước. Trong kinh tế đối ngoại, chúng ta có cơ chế "thoáng" song vẫn giữ độc lập tự chủ của đất nước tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
c – Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ trong chính sách đầu tư, quản lý, thuế, tài chính ... đối với các thành phần kinh tế. Ngăn chặn hữu hiệu xu hướng quay lại bao cấp. Khắc phục mọi biểu hiện đặc quyền, tham nhũng.. trong các khâu của quá trình vận hành nền kinh tế nhiều thành phần gắn với thị trường.
d – Chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ các loại cho các thành phần kinh tế. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể các thành phần kinh tế tiếp cận với thị trường khu vực và quốc tế, giúp cho việc chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, tăng sức cạnh tranh, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ.
đ – Coi trọng bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế nhằm bảo đảm phát triển ổn định, bền vững. Kiên quyết phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm làm ô nhiễm môi trường gây tổn thất cho sản xuất, kinh doanh và gây tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
e – Thực hiện nghiêm việc xử phạt những chủ thể kinh tế,các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng kém phẩm chất, làm hàng giả, gian lận trong kinh doanh để tạo nên nền kinh tế lành mạnh, bền vững, khắc phục những biểu hiện tiêu cực của các thành phần kinh tế
C: Kết thúc vấn đề:
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, việc xác định và phát triển các loại hình sở hữu, phân định các thành phần kinh tế là cần thiết, hợp quy luật làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung và tạo điều kiện cho từng thành phần kinh tế nói riêng phát triển, phát huy được mọi nguồn sức mạnh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy, cạnh tranh lẫn nhau làm cho nền kinh tế của đất nước thực sự năng động phát triển theo định hướng XHCN. Phát huy vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách, chu trương trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản sắc chính trị- xã hội của dân tộc trong thời kì hội nhập toàn cầu.
zzz
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chính sách của Nhà nước đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân theo HP hiện hành của Việt Nam.doc