Khái quát về chính thể hiện hành của Cộng hòa Pháp
- II. Các thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp
- 1. Tổng thống
- 1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- 1.2. Cách thức bầu cử Tổng thống
- 2.Chính phủ
- 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- 2.2. Thành phần của chính phủ
- 3. Nghị viện
- 3.1. Cơ cấu tổ chức của Nghị viện
- 3.2. Cách thức bầu cử Nghị viện
- 3.3. Hoạt động của Nghị viện Pháp
- 4. Tòa án
- 4.1. Cấp xét xử sơ thẩm
- 4.2. Cấp xét xử phúc thẩm
- 4.3. Thủ tục phá án
- C. Phần kết bài
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Sự xuất hiện của chính thể “cộng hòa lưỡng tính” là hiện tượng khá thú vị trong thực tiễn chính trị các nước trên thế giới. Cộng hòa Pháp sau khi đã trải qua năm chế độ cộng hòa, cho đến nền cộng hòa thứ V của Pháp là hình mẫu tiêu biểu của chính thể cộng hòa lưỡng tính, nghĩa là ở đó, việc tổ chức nhà nước vừa có những đặc điểm của cộng hòa đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống. Trong bài viết này sẽ phân tích về chính thể cộng hòa lưỡng tính đang hiện hành tại cộng hòa Pháp.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. Khái quát về chính thể hiện hành của Cộng hòa Pháp:
Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp đánh dấu nước Pháp chuyển từ chế độ Cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính. Hiến pháp mới trù liệu những đặc tính cơ bản của chế độ đại nghị truyền thống, nhưng việc sửa đổi đó dành cho cơ quan hành pháp bao gồm cả Tổng thống và Thủ tướng quyền được ấn định chính sách. Vì vậy có thể gọi Cộng hòa đệ ngũ là chính thể “Tổng thống được tăng cường”, hay cùng với nghĩa đó là chính thể “Nghị viện được hợp lý hóa”. Việc xác lập vai trò hoạch định chính sách và quyền lập quy của cơ quan hành pháp là một trong những thành công lớn nhất của chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân loại.
Mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp năm 1958 là bãi bỏ địa vị ưu thế của Quốc hội - từng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của nền Cộng hòa IV, đồng thời, tăng cường quyền hành của người đứng đầu đất nước để tạo nên sự ổn định và vững mạnh của chế độ chính trị. Họ đã dùng hai giải pháp để đạt được mục tiêu trên: trao thêm quyền lực cho nguyên thủ quốc gia, tăng cường quyền lực cho Thủ tướng bằng cách hạn chế quyền của Quốc hội.
Hiến pháp năm 1958 đã bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của Tổng thống. Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, mà
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 28646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chính thể cộng hòa lưỡng tính đang hiện hành tại cộng hòa Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ BÀI:
Sự xuất hiện của chính thể “cộng hòa lưỡng tính” là hiện tượng khá thú vị trong thực tiễn chính trị các nước trên thế giới. Cộng hòa Pháp sau khi đã trải qua năm chế độ cộng hòa, cho đến nền cộng hòa thứ V của Pháp là hình mẫu tiêu biểu của chính thể cộng hòa lưỡng tính, nghĩa là ở đó, việc tổ chức nhà nước vừa có những đặc điểm của cộng hòa đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống. Trong bài viết này sẽ phân tích về chính thể cộng hòa lưỡng tính đang hiện hành tại cộng hòa Pháp.
B. PHẦN THÂN BÀI:
I. Khái quát về chính thể hiện hành của Cộng hòa Pháp:
Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp đánh dấu nước Pháp chuyển từ chế độ Cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính. Hiến pháp mới trù liệu những đặc tính cơ bản của chế độ đại nghị truyền thống, nhưng việc sửa đổi đó dành cho cơ quan hành pháp bao gồm cả Tổng thống và Thủ tướng quyền được ấn định chính sách. Vì vậy có thể gọi Cộng hòa đệ ngũ là chính thể “Tổng thống được tăng cường”, hay cùng với nghĩa đó là chính thể “Nghị viện được hợp lý hóa”. Việc xác lập vai trò hoạch định chính sách và quyền lập quy của cơ quan hành pháp là một trong những thành công lớn nhất của chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân loại.
Mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp năm 1958 là bãi bỏ địa vị ưu thế của Quốc hội - từng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của nền Cộng hòa IV, đồng thời, tăng cường quyền hành của người đứng đầu đất nước để tạo nên sự ổn định và vững mạnh của chế độ chính trị. Họ đã dùng hai giải pháp để đạt được mục tiêu trên: trao thêm quyền lực cho nguyên thủ quốc gia, tăng cường quyền lực cho Thủ tướng bằng cách hạn chế quyền của Quốc hội.
Hiến pháp năm 1958 đã bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của Tổng thống. Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị, và quyền tự thành lập chính phủ của cộng hòa tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống, và giảm tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện.
Nếu như ở mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và ở mô hình chính thể cộng hòa Tổng thống, Chính phủ lại chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống, thì ở cộng hòa lưỡng tính, Chính phủ bao gồm các bộ trưởng và Thủ tướng không những chỉ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống. Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ Pháp có Thủ tướng đứng đầu. Nhưng, thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ngoài ra Thủ tướng chỉ được quyền chủ toạ các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức của Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.
Sau khi chính sách của Tổng thống được thông qua, Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống hoạch định, và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này. Trong trường hợp không thực thi được thì Thủ tướng và các bộ trưởng phải từ chức, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm, theo quy tắc “không chịu trách nhiệm” của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị.
Việc Tổng thống trực tiếp lãnh đạo cơ quan hành pháp là một trong đặc điểm quan trọng của chính thể tổng thống cộng hòa. Đây cũng là biểu hiện quan trọng của chính thể tổng thống trong chính thể lưỡng tính cộng hòa. Thủ tướng vẫn được hiến pháp quy định là người đứng đầu hành pháp, nhưng có trách nhiệm tổ chức việc thực thi các chính sách của Tổng thống. Trong trường hợp không thực thi được chính sách, có thể bị Quốc hội giải tán theo thể thức của chế độ đại nghị. Chính phủ, mà đứng đầu là Thủ tướng, phải chịu trách nhiệm trước lập pháp và có thể bị lật đổ và Quốc hội có thể bị giải tán. Chính đây lại là đặc điểm quan trọng của chính thể đại nghị.
Tổng thống được quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng, nhưng cũng giống như chế độ đại nghị, Tổng thống không thể bổ nhiệm một người khác nếu như người đó không là thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Sau đó, Thủ tướng được quyền đứng ra thành lập chính phủ.
II. Các thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp:
1. Tổng thống:
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán Nghị viện của Cộng hòa đại nghị, lẫn quyền tự thành lập chính phủ của Cộng hòa Tổng thống.
Tổng thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Theo quy định tại Điều 5 Hiến pháp 1958 Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp; Với vai trò trọng tài Tổng thống đảm bảo sự điều hòa các hoạt động của các cơ quan công quyền và sự trường tồn của quốc gia. Tổng thống bảo vệ sự độc lập dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ và tôn trọng các hiệp định và hiệp ước quốc tế. Tổng thống có quyền hạn rất lớn: Quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ ( Điều 8 ); Quyền giải tán Quốc hội ( Hạ nghị viện ) ( Điều 12 ); Quyền quyết định tổ chức trưng cầu dân ý ( Điều 11); Gửi thông điệp tới Nghị viện ( Điều 18 ); Sử dụng quyền đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy ( Điều 16 ); Quyền bổ nhiệm của chủ tịch Hội đồng hiến pháp và bổ nhiệm 3 trong 9 thành viên Hội đồng ( Điều 56 ); Quyền yêu cầu Hội đồng hiến pháp xem xét, kết luận về những trường hợp có khả nghi về tính hợp hiến của các đạo luật và các hiệp định hiệp ước quốc tế mà Pháp tham gia ký kết ( Điều 54 và Điều 61 ); Tổng thống chủ tọa Hội đồng bộ trưởng ( Điều 9 ); Tổng thống ban bố các đạo luật trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo luật do Nghị viện không thể khước từ yêu cầu của Tổng thống ( Điều 10)
Tổng thống có quyền ký Pháp lệnh và Nghị định do Hội đồng bộ trưởng thông qua ( Điều 13). Về hành chính, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các chức vụ cao cấp về dân sự và quân sự của Nhà nước ( Điều 13).
Đối với hoạt động của Nghị viện Tổng thống có quyền triệu tập kỳ họp bất thường của Nghị viện theo yêu cầu của Chính phủ và đa số Nghị sĩ Quốc hội. Là người thay mặt quốc gia về đối nội cũng như đối ngoại. Tổng thống có quyền ủy nhiệm thư cho đại sứ và sứ thần đại diện Pháp tại ngoại quốc, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại sứ và sứ thần đại diện ngoại quốc tại Pháp. Đối với lĩnh vực quốc phòng Tổng thống chỉ huy lực lượng quân sự, tổng thống chủ tọa Hội đồng và Ủy ban tối cao về quốc phòng.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Pháp trước đây là 7 năm, còn hiện nay nhiệm kỳ là 5 năm.
1.2. Cách thức bầu cử Tổng thống:
Theo quy định của luật Hiến pháp sửa đổi ngày 06/11/1962 Tổng thống là người được toàn dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Hội đồng Hiến pháp xem xét các điều kiện và lập ra danh sách ứng cử viên. Ở vòng 1, ứng cử viên cao phiếu nhất đạt đa số tuyệt đối trên tỷ lệ phiếu bầu thì ứng cử viên đó sẽ trúng cử. Nhưng nếu ở vòng 1 không có ứng cử viên nào đạt đa số tuyệt đối trên 50% số phiếu bầu thì sẽ tiến hành bầu cử vòng 2. Ở vòng 2 người ta chỉ chọn 2 ứng cử viên cao phiếu nhất ở vòng 1. Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra vào ngày chủ nhật tiếp sau đó. Ở vòng 2 Tổng thống được bầu theo đa số tương đối ( Người trúng cử là người cao phiếu nhất nhưng không nhất thiết phải quá 50% số phiếu bầu).
2.Chính phủ:
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
Theo quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 1958, Chính phủ Pháp có chức năng xác định và thực hiện chính sách quốc gia. Chính phủ quản lý bộ máy hành chính và lực lượng quân sự. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng chính phủ lãnh đạo hoạt động của Chính phủ, chịu trách nhiệm về quốc phòng, đảm bảo việc thực hiện các luật và có quyền ban hành các văn bản pháp quy, bổ nhiệm các chức vụ dân sự và quân sự. Thủ tướng có quyền đề nghị Tổng thống bổ nhiệm và bãi nhiệm các Bộ trưởng, có quyền đưa ra các dự án luật, đề nghị Nghị viện họp bất thường, đề nghị họp Ủy ban hỗn hợp giữa Quốc hội và Thượng nghị viện để giải quyết các bất đồng trong quá trình thông qua luật.
2.2. Thành phần của chính phủ:
Khái niệm chính quyền hành pháp trung ương ở Pháp bao gồm: Tổng thống và Chính phủ. Có thể nói rằng đây là chính quyền hành pháp lưỡng đầu chế. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm chính quyền hành pháp rộng hơn khái niệm Chính phủ bởi Chính phủ chỉ bao gồm Thủ tướng, Các Bộ trưởng và các Quốc vụ khanh, gồm các bộ trưởng: Bộ trưởng nhà nước, Bộ trưởng đứng đầu các ngành, Bộ trưởng đặc trách bên cạnh Thủ tướng hoặc Bộ trưởng đặc trách bên cạnh Bộ trưởng, Thư ký nhà nước. Thủ tướng không phải là người đứng đầu chính quyền hành pháp mà chỉ là người đứng đầu Chính phủ.
Để thực hiện hoạt động của mình, Chính phủ thành lập ra Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng liên bộ. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan tập thể của Chính phủ có đầy đủ thẩm quyền quyết định các công việc của Chính phủ. Nếu thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng và Quốc vụ khanh thì Hội đồng Bộ trưởng không có các Quốc vụ khanh. Các Quốc vụ khanh chỉ được mời dự họp khi vấn đề được bàn luận liên quan đến trách nhiệm của Quốc vụ khanh đó.
Như vậy có thể thấy rằng, thiết chế Hội đồng bộ trưởng có nét tương tự với thiết chế nội các ở chỗ nó bao gồm các thành phần trung tâm và chủ yếu của Chính phủ.
Ngoài Hội đồng Bộ trưởng, Chính phủ còn có Hội đồng liên bộ bao gồm các Bộ trưởng của một số ngành nhất định. Tổng thống chủ tọa các phieen họp của Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng liên bộ.
Bộ trưởng và các Quốc vụ khanh không được phép kiêm nhiệm bất kỳ một công việc mang tính chất hành nghề tư nhân nào. Các Bộ trưởng và các Quốc vụ khanh cũng không được phép kiêm nhiệm chức vụ nghị sĩ. Họ chỉ được phép kiêm nhiệm một chức vụ của dân biểu địa phương hoặc tham gia giảng dạy ở các trường đại học.
3. Nghị viện:
3.1. Cơ cấu tổ chức của Nghị viện:
Cũng như Nghị viện của các nước trên toàn thế giới Nghị viện Pháp là cơ quan đại diện cao nhất cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là cơ quan hình thành do bầu cử, có chức năng chủ yếu là lập pháp.
Nghị viện Pháp có hai viện: Thượng nghị viện gọi là Senat, còn Hạ nghị viện gọi là Quốc hội. Thượng nghị viện đại diện cho các tầng lớp dân cư trong xã hội và bầu theo tỷ lệ dân số. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện khác nhau ở những điểm sau đây:
- Hạ nghị sĩ do bầu cử đầu phiếu trực tiếp, còn thượng nghị sĩ do bầu cử đầu phiếu gián tiếp;
- Số lượng hạ nghị sĩ là 557, còn số lượng thượng nghị sĩ là 321;
- Nhiệm kì của Hạ nghị sĩ là 05 năm, còn nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là 09 năm;
- Để trở thành ứng cử viên vào Hạ nghị viện chỉ cần đủ 23 tuổi, còn để trở thành ứng cử viên vào Thượng nghị viện phải đủ 35 tuổi;
- Thống đốc có thể giải tán Hạ nghị viện nhưng không thể giải tán Thượng nghị viện;
- Nếu khuyết tổng thống hoặc vị những lý do khác mà tổng thống không thực hiện được nhiệm vụ của mình, Chủ tịch Thượng nghị viện sẽ thực hiện chức năng của Tổng thống.
So sánh quyền hạn của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện ta thấy quyền hạn của Hạ nghị viện lớn hơn. theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Hiến pháp 1958 thì mỗi dự án luật hay sáng kiến luật phải do cả hai viện biểu quyết chấp thuận. Nếu có sự bất đồng giữa hai viện thì phải thành lập một ủy ban hỗn hợp gồm một số đại biểu thượng nghị viện và Hạ nghị viện bằng nhau để thao luận và thương quyết. Nếu ủy ban không mang lại sự thỏa hiệp của hai viện thì Chính phủ sau khi đề nghị hai viện xem xét lại vấn đề một lần nữa, có thể yêu cầu Hạ nghị viện chung quyết với đa số tăng cường ( từ 2/3 trở lên số phiếu thuận)
Theo Điều 49 của Hiến pháp 1958, Hạ nghị viện có thể buộc Chình phủ giải tán bằng cách bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ. Nếu có ít nhất 1/10 số Hạ nghị sĩ đề nghị bỏ phiếu không tín nhiệm thì cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm sẽ diến ra sau 48 giờ kể từ khi có đề nghị. Nếu đa số phiếu của Hạ nghị viện thể hiện sự không tín nhiệm thì Chính phủ phải giải tán.
3.2. Cách thức bầu cử Nghị viện:
Theo Luật ngày 10/07/1985. Quốc hội được đổi mới bằng bầu cử sau nhiệm kỳ 05 năm hoặc bằng cuộc bầu cử mới sau khi Quốc hội đầu tiên đến kỳ họp cuối cùng của mỗi khóa Quốc hội.
Cuộc bầu cử Hạ viện Pháp được tổ chức trước khi nhiệm kỷ kết thúc 60 ngày hoặc trong thời hạn từ 20 đến 40 ngày sau khi Hạ nghị viện bị giải thể. Cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày chủ nhật và trong cùng một ngày ở tất cả các tỉnh. Để được bầu vòng đầu các ứng cử viên phải đạt được đa số tuyệt đối trên 50% số phiếu bầu và với điều kiện số phiếu bầu đó không ít hơn ¼ danh sách cử tri niêm yết.
Cuộc bầu cử vòng hai được tổ chức vào ngày chủ nhật tiếp theo với đa số tương đối. Chỉ những ứng cử viên nào đạt được không ít hơn 12,5% số phiếu bầu so với danh sách cử tri mới được tham dự. Lần này người thắng là người cao phiếu hơn và số phiếu này không cần đạt trên 50% như vòng đầu.
Cứ 3 năm thì Thượng nghị viện lại có một cuộc bầu cử để đổi mới thành phần Thượng nghị viện. Các cuộc bầu cử cũng diễn ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ 60 ngày. Cách thức bầu cử Thượng nghị sĩ là bầu cử gián tiếp. Cũng có 2 vòng, vòng đầu lấy đa số tuyệt đối trên 50%, vòng hai lấy đa số tương đối không cần quá 50% số phiếu bầu của cử tri.
3.3. Hoạt động của Nghị viện Pháp:
* Các cuộc họp:
- Kỳ họp thường kỳ:
Mỗi năm có hai kỳ họp thường kỳ. Kỳ họp mùa xuân bắt đầu từ ngày 02 tháng 04 và kéo dài 90 ngày. Kỳ họp mùa thu bắt đầu từ ngày 02 tháng 10 và kéo dài 80 ngày. Bắt đầu từ nền cộng hòa thứ tư, thời gian kéo dài của các kỳ họp thường kỳ trong mỗi năm được quy định như sau: 08 tháng theo quy định của Hiến pháp 1946, 212 ngày theo Luật sửa đổi Hiến pháp 1954, 170 ngày theo quy định của Hiến pháp 1958. Từ năm 1993 Quốc hội Pháp họp mỗi năm từ 850 giờ đến 900 giờ. Nếu mỗi ngày làm việc 8 giờ thì thời gian họp mỗi năm là 112 ngày.
- Kỳ họp bất thường:
Các kỳ họp bất thường có thể được tổ chức theo sáng kiến của Thủ tướng hoặc theo sáng kiến của Quốc hội và phải có chương trình nghị sự chíh xác ( Thượng nghị viện không có quyền này).
* Sự thay đổi vai trò của Nghị viện Pháp:
Nếu với nền cộng hòa đề tam, đệ tứ, Nghị viện Pháp đã là trung tâm của chính trị Pháp vì nó có vai trò quyết định đối với những vấn đề chính trị quan trọng của dân tộc thì với nền cộng hòa đệ ngũ và Hiến pháp 1958 vai trò chính trị của Nghị viện đã bị đẩy lùi vào hàng thứ ba sau Tổng thống và Chính phủ. Đứng đầu nhà nước, lại có quyển bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng, chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng và có quyền giải tán Quốc hội, Tổng thống Pháp trở thành nhân vật trung tâm của nền chính trị Pháp.
Theo quy định tại Điều 34 Hiến pháp 1958 thì Nghị viện ban hành luật để điều chính 15 lĩnh vực. Nghị viện không thể ban hành luật ngoài phạm vi mà Hiến pháp quy định. Các dự án luật do các nghị sĩ đề xuất ngày càng ít đi và ngược lại từ phía Chính phủ đề xuất lại tăng lên.
Những vấn đề đặc biệt quan trọng giờ đây không còn do Nghị viện quyết định mà người ta trưng cầu dân ý để quyết định.
4. Tòa án:
Vì dung lượng bài viết không nhiều, khó đi vào chi tiết, nên bài viết trên chỉ xin đưa ra những nét khái quát nhất có thể.
Hệ thống tòa án Pháp được tổ chức điển hình cho mô hình nhị nguyên. Người Pháp gọi đây là mô hình Kim tự tháp đôi [double pyramid structure]. Nhị nguyên có nghĩa là ở Pháp song song tồn tại hai hệ thống tòa án có chức năng xét xử riêng biệt, độc lập lẫn nhau cả về thẩm quyền lẫn quy trình tuyển chọn các viên chức. Bài viết sẽ đi sâu tìm hiểu tổ chức và cách thức hoạt động, một cách cơ bản nhất, của nhánh Tòa án thứ nhất trong hệ thống Tòa án Pháp nói chung: nhánh Tòa dân sự thuần túy [Ordre Judiciaire].
* Cấp xét xử đầu tiên là cấp xét xử sơ thẩm. Hệ thống hóa, ở cấp xét xử này có 3 loại Tòa chính (ở đây, tôi chọn cách dịch phổ biến trong giới luật học Việt Nam): Tòa sơ thẩm thẩm quyền hạn chế [tribunal d'instance - STTQHC ], Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng [tribunal de grande instance -STTQR ], các Tòa chuyên môn . Ngoài ra, đối với thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính, người Pháp giao việc này cho một loại Tòa riêng biệt, gọi là Tòa Đại hình [Cour d'Assises], đây là tòa duy nhất có chế định bồi thẩm đoàn [jury]. Cũng lưu ý thêm, cách phân chia này chỉ mang tính tương đối và thể hiện ý chí chủ quan của các nhà luật học, tùy cách tiếp cận mà chúng ta có thể có cách phân chia khác nhau.
* Cấp xét xử thứ hai, hay còn gọi là cấp xét xử phúc thẩm [appeal], được tổ chức đơn giản hơn, bao gồm một hệ thống Tòa phúc thẩm [Cour d'Appel]. Riêng đối với vụ án hình sự [felony], cấp xét xử phúc thẩm được tổ chức đặc biệt hơn.
* Ngoài ra, Pháp, cũng như các quốc gia theo Dân luật khác, tổ chức một cấp tòa Phá án, có nhiệm vụ xem xét lại vấn đề áp dụng pháp luật của các tòa cấp dưới. Ở đây, Tòa Phá án Pháp [Cour de Cassation] được xem như Tòa án tối cao trong nhánh Tòa Tư pháp.
4.1. Cấp xét xử sơ thẩm:
Ở Pháp, do nhu cầu phân phối công việc, giúp các thẩm phán và các Tòa không bị quá tải vì những vụ án ở cấp sơ thẩm này, hệ thống Tòa án Pháp ở cấp này đã được phân chia một cách chi tiết. Trong đó:
* Tòa án Sơ thẩm có thẩm quyền hạn chế (STTQHC): được tổ chức bao gồm một cơ quan chuyên xét xử các vụ án dân sự có mức độ nhỏ, tranh chấp không lớn [thông thường được quy đổi ra lượng tiền tranh chấp tính theo Euro], cơ quan này được gọi là các tribuanl civil. Bên cạnh đó, Tòa cũng có chức năng xét xử hình sự những vụ án nhỏ, thông thương là các vi phạm mang tính chất vi cảnh như lái xe vượt tốc độ, cơ quan này được gọi là các tribunal de police.
* Tòa STTQR: Tòa này cũng có chức năng xét xử cả hình sự và dân sự. Cái tên nói lên phạm vi thẩm quyền của nó. Thẩm quyền của Tòa này là rất rộng. Có thể tóm tắt như sau, những vụ án dân sự nào không thuộc thẩm quyền của Tòa STTQHC và các tòa chuyên môn thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa STTQR. Đây là các vụ án có mức độ tranh chấp lớn, hoặc phức tạp, hoặc thuộc các chế định quan trọng trong Bộ luật Napoleon như ly hôn... Cơ quan xét xử dân sự của loại Tòa này cũng được gọi là tribunal civil. Đối với các vụ án hình sự, Tòa được phép xét xử các vụ án có khung hình phạt cao nhất là 6 năm tù giam, thông thường là các tội nhẹ, không gây nguy hiểm quá lớn cho xã hội. Cơ quan này được gọi là Tòa tiểu hình [tribunal correctionel].
* Tòa chuyên môn: ở Pháp, một số vụ án có thể sẽ được đưa ra xét xử ở các tòa chuyên môn. Ví dụ như Tòa thương mại [Tribunal de Commerce], đây là một tòa khá đặc biệt vì bắt buộc một bên trong vụ kiện phải là thương nhân. Một tranh chấp thương mại giữa 2 thương nhân bắt buộc sẽ bị đưa ra Tòa thương mại. Nếu tranh chấp đó diễn ra giữa một người bình thường kiện một thương nhân thì nguyên đơn có quyền chọn Tòa thường hoặc Tòa thương mại. Nếu thương nhân đứng đơn kiện thì bắt buộc vụ án phải được đưa ra xét xử ở Tòa thương mại. Đó là nguyên tắc đặc trưng của Tòa này. Ngoài ra, còn có các Tòa khác như Tòa trẻ vị thành niên hay Tòa thành phần "thiểu số".
* Tòa Đại hình: đối với các tội phạm có mức nguy hiểm cao, khung hình phạt trên 6 năm tù, pháp luật hình sự Pháp coi đây là các tội đại hình [felonies] và cần có một cơ chế xét xử riêng biệt. Tòa Đại hình Pháp được thành lập để xét xử các loại tội này. Vì đây là những tội mà hình phạt rất nghiêm khắc, cho nên pháp luật hình sự Pháp xây dựng nên chế định bồi thẩm đoàn [jury]. Bồi thẩm đoàn là một chế định tập hợp những người dân bình thường, tham gia xét xử chung với các thẩm phán chuyên nghiệp. Trong khi các thẩm phán chuyên nghiệp sẽ quyết định các vấn đề có tính pháp lý [matter of law], bồi thẩm đoàn sẽ là người trả lời các câu hỏi có tính sự kiện [matter of facts], ví dụ như bị cáo có mặt ở hiện trường lúc xảy ra vụ án hay không, hay hành vi trên có phải là bất khả kháng hay không.
4.2. Cấp xét xử phúc thẩm:
Các vụ án được xét xử phúc thẩm thường tập trung vào một loại Tòa chính, được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ. Ngoài ra, đối với các vụ án Đại hình thì pháp luật Pháp có quy định cơ chế phúc thẩm riêng.
* Tòa phúc thẩm: theo pháp luật tố tụng Pháp, Tòa phúc thẩm sẽ nhận phúc thẩm tất cả các bản án bị kháng cáo kháng nghị của tất cả các loại Tòa sơ thẩm, trừ Tòa Đại hình. Trước đây, Tòa phúc thẩm Pháp, để giảm tải các tranh cãi không cần thiết đối với vụ án nhỏ, đã không nhận phúc thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa STTQHC. Nhưng kể từ sau khi các Bộ luật về Tố tụng Dân sự và Tố tụng Hình sự Pháp được sửa đổi, Tòa phúc thẩm đã nhận phúc thẩm tất cả các vụ án do Tòa sơ thẩm thụ lý. Về cơ bản, Tòa phúc thẩm có 4 cơ quan chính: cơ quan Hộ tịch [sociale], chuyên phúc thẩm các quyết định của Hội đồng nhân thân [Conseil de Preud'hommes]; cơ quan Thương mại [commerciale] chuyên phúc thẩm các bản án của Tòa thương mại; cơ quan Dân sự [civile] chuyên phúc thẩm các bản án của tribunal civil; cơ quan hình sự [correctionnel] chuyên phúc thẩm các bản án của Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh.
* Phúc thẩm Tòa Đại hình: Từ năm 2001, với sự ra đời của Luật suy đoán vô tội, sửa đổi một số điều cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự, chức năng phúc thẩm đối với bản án của Tòa Đại hình đã được thêm vào. Trong đó, một bản án của Tòa Đại hình có thể được phúc thẩm, xem xét lại cả những tình tiết trong vụ án, chứ không đơn thuần là xem xét việc áp dụng pháp luật như thủ tục Phá án. Cơ quan thực hiện chức năng phúc thẩm này sẽ là một Tòa Đại hình khác, hội đồng xét xử sẽ do Tòa Phá án trực tiếp thành lập, và sẽ bao gồm Đoàn bồi thẩm 12 thành viên [thay vì 9 như cấp sơ thẩm].
4.3. Thủ tục Phá án:
Cũng như thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm ở Việt Nam, thủ tục Phá án Pháp không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một cấp thẩm tra trên giấy tờ các bản án có đề nghị Phá án [pettiton for review]. Tòa Phá án có quyền xem xét lại đối với bất kì bản án nào của bất kì Tòa nào trong nhánh Tòa Tư pháp này. Tuy nhiên, hạn chế của Tòa Phá án là nó không được phép xem lại vấn đề tình tiết của vụ án, mà chỉ được phép thẩm tra lại việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới.
Nếu trong quá trình thẩm tra này, Tòa Phá án đồng ý với cách áp dụng pháp luật của Tòa cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định bác đơn kháng nghị [rejet de pourvoi] và bản án kia sẽ là chung thẩm. Nếu Tòa Phá án không đồng ý với cách giải quyết của Tòa cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành bản án [casse le jugement] và yêu cầu một Tòa án khác cùng cấp với Tòa đã đưa ra bản án bị Phá án xét xử [renvoi]. Tòa Phá án không được giao cho bất kì Tòa nào đã xét xử vụ án này xét xử lại.
Ví dụ: Tòa Phá án phá một bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 3, thì Tòa Phá án sẽ giao vụ án này lại cho Tòa Tiểu hình khu vực 2 hoặc một tòa nào khác tòa khu vực 3 xét xử. Nếu bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 2 tiếp tục bị phá, thì Tòa Phá án phải giao cho một Tòa tiểu hình khác ngoài Tòa khu vực 2 và khu vực 3. Cứ thế, trình tự tiếp diễn trở về sau. Vậy thì, hậu quả pháp lý của một bản án bị phá là như thế nào? Nó sẽ được giao xét xử lại. Nhưng pháp luật Pháp không bắt buộc Tòa xét xử lại này tuân theo những gì mà Tòa Phá án đã chỉ đạo. Thật ra, trước đây, pháp luật cũng không quy định về việc một bản án có thể bị phá bao nhiêu lần. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bế tắc nếu như các Tòa cấp dưới nhất quyết không tuân theo những chỉ đạo của Tòa cấp trên. Để giải quyết tình trạng này, về sau, pháp luật [và một phần là tập tục] đã buộc Tòa xét xử lại lần 2 [xét xử lại bản án bị phá lần 2] phải tuân theo những chỉ đạo của Tòa Phá án Pháp.
C. PHẦN KẾT BÀI:
Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có truyền thống lập hiến lâu dài nhất trong lịch sử nhân loại. Nền Cộng hòa thứ V của Pháp là hình mẫu tiêu biểu của chính thể cộng hòa lưỡng tính, nghĩa là ở đó, việc tổ chức nhà nước vừa có những đặc điểm của cộng hòa đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống.
Từ những phân tích ở trên, ta thấy được chính thể hiện hành của cộng hòa Pháp. Bài viết còn nhiều sai sót do trình độ còn non trẻ !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, PGS/TS Thái Vĩnh Thắng, nxb Tư pháp.
Tính độc lập của tòa án: Nghiên cứu Pháp lý về các khía cạnh Lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiện nghị đối với Việt Nam, TS Tô Văn Hòa, nxb Lao động.
Giáo trình Luật hiến pháp nước ngoài, nxb Công an nhân dân.
Hình thức của các nhà nước đương đại, nxb Thế giới Hà Nội.
Tìm hiểu về hệ thống tòa án Cộng hòa Pháp, Thu Hằng. Thanh tra. Thanh tra chính phủ. Số9/2010,tr.43 – 44.
MỤC LỤC:
- A. PHẦN MỞ BÀI..............................................................................................................1
- B. PHẦN THÂN BÀI..........................................................................................................1
- I. Khái quát về chính thể hiện hành của Cộng hòa Pháp.....................................................1
- II. Các thể chế nhà nước theo Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp....................................2
- 1. Tổng thống.......................................................................................................................2
- 1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn..................................................................................2
- 1.2. Cách thức bầu cử Tổng thống.......................................................................................3
- 2.Chính phủ..........................................................................................................................3
- 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.........................................................3
- 2.2. Thành phần của chính phủ............................................................................................3
- 3. Nghị viện.........................................................................................................................4
- 3.1. Cơ cấu tổ chức của Nghị viện.......................................................................................4
- 3.2. Cách thức bầu cử Nghị viện.........................................................................................4
- 3.3. Hoạt động của Nghị viện Pháp.....................................................................................5
- 4. Tòa án..............................................................................................................................5
- 4.1. Cấp xét xử sơ thẩm.......................................................................................................6
- 4.2. Cấp xét xử phúc thẩm...................................................................................................8
- 4.3. Thủ tục phá án..............................................................................................................8
- C. Phần kết bài.....................................................................................................................8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chính thể cộng hòa lưỡng tính đang hiện hành tại cộng hòa Pháp.doc