Hoàn thiện chức năng và mô hình theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế.
Xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, sổ tay kiểm toán nội bộ.
Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cho từng loại rủi ro: tín dụng,
thị trường và tác nghiệp.
Xác định các hạn mức rủi ro toàn ngành cho từng giai đoạn đảm bảo an toàn và
hiệu quả hoạt động. Từ đó xác định các giới hạn hoạt động cho từng lĩnh vực, đơn
vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ.
Xây dựng và hoàn thiện hệthống công cụquản lý rủi ro: chỉ tiêu đo lường, chương
trình quản lý.
Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽrủi ro tiềm ẩn theo
định kỳ và đột xuất.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3962 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích, đánh giá và đề xuất chiến lược Eximbank đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 lên trên 4% vào năm 2015)
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) : đạt mức bình quân của nhóm 10 Ngân hàng
lớn nhất VietNam vào năm 2012 (năm 2010 ~ 12%; năm 2011 ~ 16%-17%; năm 2012 ~
18%-20%; năm 2013 trở đi 20%-22%)
-Quyền lợi của cổ đông: đảm bảo được chia cổ tức và cổ phiếu thưởng từ các quỹ: giai
đoạn 2010-2011: 25%-35%/năm trong đó cổ tức từ 12%-15%, từ 2012-2015: duy trì mức
cổ tức ở mức lớn hơn 1.2 lần bình quân của ngành.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 19 -
4.3. Sản phẩm của Eximbank:
Ngân hàng Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng quốc tế, với các
sản phẩm đa dạng :
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại
tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh
hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều
kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn
(Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện
chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các
hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ
Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa,
MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực
hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook
Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M)…
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 20 -
Trong những năm gần đây Eximbank đã luôn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm đa
dạng , hiện đại ,nhiều tiện tích để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Định vị chiến lược của Eximbank là chiến lược Giải pháp khách hàng tòan diện
(Customer Solutions), bởi vì Eximbank đã xây dựng và thực hiện chiến lược :
Về phạm vi: Chú trọng vào giá trị khách hàng tốt nhất, cải thiện kinh tế của khách hàng
bằng cách đưa ra nhiều lọai sản phẩm, chia nhóm sản phẩm theo khách hàng, liên doanh
phát triển và sử dụng các nguồn lực bên ngoài.
Về quy mô: Không ngừng phát triển tỷ lệ khách hàng
Về tính liên kết: liên hệ đến khách hàng, giữ chặt khách hàng , luôn rút ra những bài học
kinh nghiệm và đưa ra sản phẩm mới theo nhu cầu của khách hàng.
4.4. Các cơ hội- thách thức từ môi trường bên ngoài tác động đến Eximbank
Phần này sử dụng mô hình của Michael Porter (Năm lực lượng của Porter - Porter’s 5
forces) để phân tích những lực lượng cạnh tranh, các xu hướng phát triển cũng như cơ hội
khai thác để tạo nên lợi thế cạnh tranh phù hợp với nguồn lực của Eximbank .
Cơ hội:
- Kinh tế Việt nam đang có dấu hiệu phục hồi , cùng với chính sách hỗ trợ , kích cầu của
Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, đẩy nhành hoạt động luân chuyển
vốn, đây là tiền đề thuận lợi cho ngành ngân hàng tiếp tục phát triển.
- Nền kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường xuất nhập khẩu,
đây là cơ hội để Eximbank phát huy thế mạnh của mình.
- Qui mô dân số và cơ cấu dân số thuận lợi: Việt nam với dân số hơn 86 triệu người, đa
phần trong độ tuổi lao động là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm, dịch vụ Ngân
hàng.
- Sự gia nhập của các Ngân hàng nước ngoài có uy tín là cơ hội để Eximbank tiếp cận với
nền tảng công nghệ ngân hàng, học hỏi các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới và là
nguồn động lực để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 21 -
Thách thức:
- Thách thức lớn nhất đối với Eximbank là áp lực cạnh tranh:
Thứ nhất, đó là sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước: các NHTM quốc doanh mới
được cổ phần hóa như Vietcom bank, Ngân hàng công thương có tiềm lực tài chính mạnh,
trong khi đó các ngân hàng TMCP như ACB, STB thì lại có sự linh hoạt và năng động
trong hoạt động.
Thứ hai, cạnh tranh với Ngân hàng nước ngoài: các Ngân hàng nước ngoài có lợi thế về
vốn , công nghệ và trình độ quản trị , thêm vào đó theo lộ trình WTO, Việt Nam sẽ dần
phải dỡ bỏ các rào cản; với một nền kinh tế đang phát triển, thị trường Việt nam sẽ được
nhiều Ngân hàng nước ngoài chú ý tới.
Ngoài ra, nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng hiện nay là từ hoạt động tín dụng, trong
khi đó, ở nguồn huy động hiện đang gặp khó khăn do nguy cơ lạm phát, mất giá đồng
tiền; nguồn cho vay cũng gặp phải cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro khi nền kinh tế chưa thực
sự hồi phục vững chắc.
- Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân
hàng.
Bảng 4.3 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Eximbank với một số ngân hàng
EXIMBANK ACB SACOMBANK TECHCOMBANK
Các yếu tố cạnh tranh
Mức
độ
quan
trọng
(%)
phân
loại
Số điểm
quan
trọng
phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
(1) (2) (3) = (1)*(2) (2)
(3) =
(1)*(2) (2)
(3) =
(1)*(2) (2)
(3) =
(1)*(2)
1. Tổng tài sản 5 2 0,1 4 0,2 3 0,15 3 0,15
2. Dư nợ cho vay 5 2 0,1 4 0,2 3 0,15 2 0,1
3. Vốn điều lệ 5 5 0,25 4 0,2 4 0,2 3 0,15
4. Tổng vốn huy động 5 2 0,1 4 0,2 3 0,15 2 0,10
5. Vốn huy động từ tiết kiệm 5 2 0,1 4 0,2 3 0,15 2 0,1
6. Nguồn vốn huy động từ TCKT 5 2 0,1 4 0,2 3 0,15 2 0,1
7. Nợ quá hạn 5 4 0,2 4 0,2 4 0,2 3 0,15
8. Nợ xấu (NPL) 5 4 0,2 4 0,2 4 0,2 3 0,15
9. ROE 5 2 0,1 4 0,20 3 0,15 4 0,2
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 22 -
10. Chất lượng dịch vụ 15 4 0,6 4 0,6 4 0,6 4 0,6
11. Uy tín thương hiệu 15 3 0,45 4 0,6 3 0,45 3 0,45
12. Thanh toán xuất nhập khẩu 5 4 0,20 3 0,15 2 0,1 2 0,1
13. Nguồn nhân lực 5 2 0,1 3 0,15 2 0,1 2 0,1
14. Mạng lưới chi nhánh 10 1 0,1 2 0,2 4 0,4 2 0,2
Tổng cộng 100 2,80 3,65 3,30 2,70
(Nguồn: số liệu từ BCTC 2009 của Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank và đánh giá của tác giả)
Căn cứ vào kết quả phân tích trong ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể rút ra một số
nhận định về sức mạnh cạnh tranh của Eximbank so với các đối thủ chính như sau:
- ACB là ngân hàng có khả năng cạnh tranh mạnh nhất với tổng số điểm là 3,65
điểm. Trong đó, yếu tố tổng tài sản, chất lượng dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, và uy tín
thương hiệu … là các yếu tố mạnh nhất của ACB.
- Sacombank có khả năng cạnh tranh sát với ACB và đứng thứ 2 với tổng số điểm
cạnh tranh là 3,3 điểm. Trong đó, yếu tố vốn điều lệ, chất lượng dịch vụ, mạng lưới giao
dịch, kiểm soát nợ xấu ...là các yếu tố có ưu thế cạnh tranh.
- Eximbank đứng thứ 3 với 2,80 điểm cạnh tranh. Trong đó, các yếu tố vốn điều lệ,
chất lượng dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) là những yếu
tố Eximbank có lợi thế hơn so với các ngân hàng đối thủ. Mạng lưới giao dịch là yếu tố
Eximbank chưa có sức mạnh cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Techcombank ở vị trí cuối cùng với 2,70 điểm cạnh tranh. Trong đó, các yếu tố
chất lượng dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, là những yếu tố Techcombank có khả năng cạnh
tranh so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, khoảng cách giữa Techcombank và Eximbank
vốn đang rất hẹp, trong thời gian tới dự báo khoảng cách này sẽ không còn và có khả năng
vượt Eximbank.
4.5. Điểm mạnh – yếu từ môi trường bên trong của Eximbank:
Dựa trên phân tích nội bộ Eximbank, cho thấy có điểm mạnh và điểm yếu sau đây:
Điểm mạnh:
- Eximbank có nguồn lực tài chính mạnh, xét về vốn chủ sở hữu và xét về qui mô tổng tài
sản thì Eximbank thuộc nhóm 5 Ngân hàng TMCP có tổng tài sản cao nhất hiện nay
(không tính Vietcombank và Công thương) giúp Eximbank có cơ hội tăng hiệu quả họat
động trong thời gian tới.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 23 -
- Về dịch vụ cung cấp: Eximbank là một trong những ngân hàng Việt nam hàng đầu cung
cấp các dịch vụ, hoạt động kinh doanh khá đa dạng và phát huy được thế mạnh trong lĩnh
vực trong lĩnh vực họat động xuất nhập khẩu như tài trợ tín dụng, thanh toán trong nước
và quốc tế cũng như các nghiệp vụ phi tín dụng như ngoại hối, vàng.
- Đội ngũ nhân viên trẻ , năng động, có trình độ chuyên môn cao; đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị ngân hàng.
- Với hệ thống mạng lưới ngân hàng ở hơn 72 nước trên thế giới, Eximbank có điều kiện
thuận lợi để cung cấp tốt các dịch vụ về thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Eximbank có đối tác chiến lược là SMBC-tập đòan tài chính Nhật hàng đầu thế giới
(chiếm 15.13% cổ phần) cùng với 16 đối tác chiến lược trong nước đã giúp Eximbank
trong các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường và kỷ năng
quản lý điều hành.
Điểm yếu:
- Quy mô vốn và tài sản lớn song so với các Ngân hàng TMCP khác như ACB,
Sacombank ….hiệu quả hoạt động của Eximbank chưa cao.
- Mạng lưới họat động của Eximbank còn khá khiêm tốn, thêm vào đó các chi
nhánh/Phòng giao dịch lại tập trung chủ yếu ở TPHCM và Hà nội, đây là khu vực nhiều
tiềm năng song cũng là nơi tập trung nhiều NHTM trong và ngòai nước, vì vậy, sự cạnh
tranh là rất gay gắt
- Sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn so với các ngân hàng trên thế giới: theo thống kê
ngân hàng Nhật có thể cung cấp 5,000 dịch vụ, Thailand là 2,000 dịch vụ. Số lượng dịch
vụ của Ngân hàng Việt nam nói chung và Eximbank nói riêng còn khá nhỏ bé và đơn điệu
so với ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới .
- Hiệu quả marketing chưa cao: Eximbank đã luôn đầu tư cho việc phát triển sản phẩm
mới . Tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm mới được khách hàng chấp nhận và có chu kỳ sống lâu
chưa nhiều.
Với tổng hợp phân tích các yếu tố trong mô hình SWOT của Eximbank cho thấy việc
chọn lựa vị trí “ Giải pháp khách hàng tòan diện” trong tam giác định vị chiến lược là phù
hợp với nội lực và giúp cho Eximbank xây dựng và có những thực thi chiến lược phù hợp
để có thể cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ một cách bền vững. Tuy nhiên sứ mệnh,
mục tiêu chiến lược của Eximbank trong tương lai gần đến năm 2015 đòi hỏi những yêu
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 24 -
cầu rất cao , đó là chặng đường rất khó khăn để đạt được. Nó đòi hỏi Eximbank cần phải
có những chiến lược cụ thể hơn để có thể sử dụng tối đa các điểm mạnh để hạn chế ảnh
hưởng của các mối đe dọa cũng như phải hạn chế khắc phục những điểm yếu để tránh
được những mối đe dọa đến họat động kinh doanh của mình.
4.6. Chương trình hành động chiến lược của Eximbank
Giải pháp khách hàng toàn diện:
Trong quá trình thích ứng ở mỗi vị trí chiến lược theo Mô hình Delta, Eximbank đã có
những ưu tiên để thực hiện chiến lược định vị “Giải pháp khách hàng toàn diện” của mình
, đựơc thể hiện qua:
- Về “Hiệu quả họat động”: Chú trọng nghiên cứu và đưa ra các lợi ích tốt nhất cho
khách hàng. Luôn có những nghiên cứu thường xuyên nhu cầu của khách hàng ví
dụ qua hình thức Thư góp ý, Phiếu đánh giá (tham khảo Phụ lục 5 đính kèm)
- Về “Khách hàng mục tiêu”: Chia nhóm khách hàng khách hàng mục tiêu và chế
tạo theo nhu cầu từng nhóm, liên kết những giải pháp gói, .
- Về “Cải tiến, đổi mới”: áp dụng và cải tiến các chức năng và dịch vụ khách hàng,
xác định và khai thác phát triển cốt lõi liên kết với chuỗi giá trị khách hàng, tăng
cường “khóa khách hàng” thông qua cá nhân hóa và học hỏi.
Khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu là đối tượng khách hàng có nhu cầu và sẵn
sàng mua sản phẩm có tính tương đồng với sản phẩm mà Ngân hàng định bán. Khi đã biết
được khách hàng mục tiêu của mình là ai, doanh nghiệp cần phải đem sản phẩm hay dịch
vụ của mình đến với họ chứ không phải chờ cho họ đến với mình. Thị trường Việt nam
với dân số khoảng hơn 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy
tiềm năng , thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và
sự tăng trưởng của các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy Eximbank đã xác định và tăng
cường tiếp cận với khách hàng mục tiêu là cá nhân (khách hàng tiêu dùng, hộ gia đình),
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tóm lại: chiến lược của ximbank đang sử dụng những năm qua theo bản đồ chiến lược và
5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter và đã thu được kết quả tích cực được biều hiện qua
lợi nhuận thu được hàng năm.Tuy vậy thiếu bền vững, cần phải phân tích kỹ hơn để đề
xuất cải tiến để đảm bảo luôn phù hợp môi trường.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 25 -
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA EXIMBANK
5.1. Sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược:
Trong quá trình thực thi chiến lược, Eximbank đã từng bước gắn kết với sứ mạng
như làm rõ các sản phẩm và dịch vụ cung cấp hiện tại, làm rõ các nhu cầu của khách hàng
hiện đang được đáp ứng và làm rõ các năng lực công nghệ và kinh doanh.
Sứ mệnh Eximbank hướng đến là trở thành tập đòan tài chính ngân hàng đa năng
hàng đầu của Việt Nam, nhưng hiện tại Eximbank vẫn chưa đưa ra được mối liên kết,
tương tác trong việc triển khai thực hiện các chiến lược như chiến lược phát triển sản
phẩm dịch vụ mới, chiến lược mở rộng kênh phân phối, chiến lược phát triển năng lực tài
chính, chiến lược hòan thiện công nghệ, chiến lược nâng cao năng lực quản lý và phát
triển nguồn nhân lực.
Hiện tại cho thấy, Eximbank khó hoàn thành được sứ mạng, tầm nhìn, vì chưa có
chiến lược tối ưu, vẫn phát triển kinh doanh theo số lượng khách hàng, số lượng chi
nhánh, thành lập các công ty con, phát triển dư nợ, chưa có kết quả tích cực trong quản trị
rủi ro. Nghĩa là thiếu chiến lược phát triển rõ rằng hướng tới khách hàng, sản phẩm, hệ
thống cấu trúc tối ưu.
Đã đưa ra sứ mệnh rõ ràng của mình, tuy nhiên quá trình thực thi chiến lược lại
chưa được xây dựng các chương trình hành động cụ thể về marketing, nguồn nhân lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước hướng đến sứ mệnh đã đưa ra.
Trong quá trình thực thi chiến lược vẫn còn chú trọng nỗ lực hướng tới các đối thủ
cạnh tranh để tăng thị phần thông qua tài trợ lớn cho các giải bóng đá trong nước, bỏ
nguồn tài chính lớn cho tặng quá hấp dẫn cho khác hàng tiền gởi và tiền vay. Cạnh tranh
bằng cách mở rộng nhanh chi nhánh, phòng giao dịch, gia tăng số lượng quản trị viên,
nhân viên thay vì thực sự hướng tới khách hàng, tất cả vì khách hàng, lấy khách hàng làm
trung tâm của chiến lược . Điều này có thể làm giảm mức độ khác biệt giữa các đối thủ,
dẫn đến giảm cả sự phù hợp của thương hiệu đối với khách hàng cũng như thị trường
mục tiêu
Do sứ mạng chưa làm rõ sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ, khách hàng và hệ
thống cấu trúc so với đối phương, nên khi tổ chức thực hiện chiến lược chưa tạo ra được
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 26 -
nhóm khách hàng mục tiêu khác biệt mà Eximbank phải cung ứng. Bởi vỉ nhóm khách
hàng trọng tâm của các ngân hàng lớn giống nhau, sản phẩm cũng giống nhau, vậy cái gì
tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng đến với Eximbank đến năm 2015.
Eximbank cần làm rõ và tạo ra sự khách biệt này.
5.2. Hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ môi trường bên trong và
môi trường bên ngòai của Eximbank:
Chiến lựơc hiện tại Eximbank đã thực hiện về cơ bản đã phù hợp với môi trường
bên trong. Nghĩa là phù hợp với các điểm mạnh- điểm yếu của Eximbank về nguồn nhân
lực, nguồn tài chính, khả năng Marketing, văn hóa, định vị hệ thống. Chiến lựơc hiện tại
Eximbank đã thực hiện về cơ bản đã phù hợp môi trường bên ngòai. Cụ thể: phù hợp với
năng lực cạnh tranh, phù hợp với môi trường kinh tế, văn hóa Việt Nam. Xét về quy mô
tổng tài sản Eximbank vẫn duy trì vị trí thứ 5 và lợi nhuận xếp vị trí thứ 3 vào thời điểm
tháng 9 năm 2010.
Bảng 5.1. BẢNG SỐ LIỆU XẾP HẠNG VỀ CHỈ TIÊU TỔNG TÀI SẢN SO SÁNH
VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC
Đơn vị: tỷ đồng
TỔNG TÀI
SẢN 2009
KH
2010
Tháng 3
2010
Tháng 6
2010
Tháng 9
2010
Tăng
trưởng
so 2009
(+/-)
Tăng
trưởng
so 2009
(%)
Á Châu 167.724 210.000 171.353 174.793 176.420 8.696 5,2%
Sacombank 98.473 146.000 103.734 113.563 126.411 27.938 28,4%
Techcombank 92.582 128.000 101.677 109.001 118.675 26.093 28,2%
Quân Đội 69.008 85.000 77.846 91.800 111.168 42.160 61,1%
Eximbank 65.448 88.000 64.859 73.706 95.738 30.290 46,3%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Kế hoạch – Eximbank Hội sở
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 27 -
Bảng 5.2. BẢNG SỐ LIỆU XẾP HẠNG VỀ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN (TRƯỚC
THUẾ) SO SÁNH VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC
Trong 9 tháng năm 2010, khoảng cách của ngân hàng Á Châu và Sacombank đã
được thu hẹp lại, Sacombank đã thành công trong việc cải thiện thứ hạng về lợi nhuận
trong top 5, giữ vị trí thứ 2, tăng 1 bậc so với cuối năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm,
Eximbank đã tạo được bước đột phá trong việc cải thiện thứ hạng về lợi nhuận. Với nỗ
lực về đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trong 9 tháng đầu năm và tranh thủ cơ hội cải thiện
thứ hạng do Techcombank tăng trưởng chậm về tín dụng, Eximbank chiếm được vị trí thứ
3, tăng 1 bậc so với thời điểm cuối năm 2009. Trong khi đó, Techcombank đang ở vị trí
thứ 4, giảm 2 bậc so với thời điểm cuối năm 2009.
Đơn vị: tỷ đồng
LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ
2009
3 tháng
2010
6 tháng
2010
9 tháng
2010
Tăng trưởng
so cùng kỳ
9tháng/2009
(+/-)
Tăng trưởng
so cùng kỳ
9tháng/2009
(%)
Á Châu 2.818 541 1.575 2.328 515 28%
Sacombank 1.901 510 1.150 1.929 626 48%
Eximbank 1.533 415 917 1.600 437 38%
Techcombank 2.250 448 1,003 1,585 -50 -3%
Quân Đội 1.505 517 1.300 1.554 (*) 654 73%
Nguồn: Báo cáo của Phòng Kế hoạch – Eximbank Hội sở
Tuy nhiên chiến lược hiện tại, cũng có nhiều điểm chưa phù hợp với môi trường bên
ngoài. Cụ thể, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi Eximbank phải tạo ra
sản phẩm khác biệt so với đối phương thì mới phát triển bền vững, song trên thực tế
Eximbank chưa thực hiện được.
- Eximbank cũng chưa dự báo ai là đối thủ tiềm năng sẽ gia nhập ngành đến năm 2015.
- Eximbank cũng chưa dự báo được chính xác sản phẩm mới nào, dịch vụ mới nào trong
kinh doanh tiền tệ sẽ gia nhập thị trường của ngành đến năm 2015.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 28 -
- Eximbank cũng chưa dự báo được chính xác khách hàng mục tiêu mà mình sẽ nhắm
tới cung ứng, phục vụ là ai đến năm 2015.
- Eximbank cũng chưa dự báo được chính xác hệ thống cấu trúc của mình đến năm 2015.
- Eximbank cũng chưa dự báo được chính xác môi trường kinh tề quốc tế, thị trường tài
chính- tiền tệ thế giới tác động đến kinh doanh sẽ tạo ra các cơ hội – thách thức gì đến
năm 2015.
- Eximbank cũng chưa dự báo được chính xác môi trường Việt Nam sẽ tạo ra các cơ hội
– thách thức gì đến năm 2015.
- Eximbank cũng chưa có các giải pháp hiệu quả cho việc phát triển khách hàng toàn
diện, sản phẩm tối ưu, thị trường tối ưu….
Qua phân tích trên cho thấy quá trình thực thi chiến lược của Eximbank chịu ảnh hưởng
tác động rất lớn từ môi trường bên trong và bên ngoài. Như vậy về căn bản chiến lược đã
phù hợp với môi trường hiện tại, vì Eximbank có dựa trên ưu thế (điểm mạnh) hay vượt
qua các yếu điểm để tận dụng cơ hội thị trường, chiến lược dựa trên ưu thế (điểm mạnh)
hay vượt qua các yếu điểm để tránh các nguy cơ của thị trường. Tuy nhiên , có thể thấy
rằng:
- Những cơ hội đang được chia sẽ ngang nhau giữa các Ngân hàng, nhưng những điểm
mạnh của Eximbank chưa có sức thuyết phục cao và thực sự nổi trội trong khi lại bộc lộ
nhiều điểm còn hạn chế so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng thuộc khối
Ngân hàng 100% vốn nước ngòai và chi nhánh Ngân hàng nước ngòai.
- Thách thức mà Eximbank đang phải đối mặt là không nhỏ , đặc biệt là áp lực cạnh tranh
khi thời điểm mở rộng họat động ngành ngân hàng theo lộ trình WTO , Eximbank có thể
mất dần đi lợi thế về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối. Do vậy việc thực
thi chiến lược của Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do đó cần phải nhanh chóng cải
thiện và nâng cao hơn nữa nguồn lực của ngân hàng.Tất cả những thiếu sót này sẽ là căn
cứ cho việc sửa chữa, nhằm đảm bào rằng môi trường và chiến lựơc luôn phù hợp.
5.3. Những khó khăn trong quá trình thực thi chiến lược của Eximbank:
- Khó khăn trong việc trích lập đủ dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu, đảm bảo hệ số an toàn
vốn tối thiểu theo thông lệ và đòi hỏi càng cao về tính minh bạch theo các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 29 -
- Năng lực tài chính chưa cao so các đối thủ cạnh tranh như: Vietinbank, Vietcombank,
Texcombank; nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro cao; hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời còn
chưa cao.
- Khó khăn do trình độ công nghệ chưa tiên tiến, nguồn nhân lực chưa cao, trình độ quản
trị chưa đáp ứng cạnh tranh trong hội nhập, thiếu tính chuyên nghiệp – chuyên sâu đang
trong kinh doanh.
- Khó khăn Quy trình tác nghiệp các nghiệp vụ trong nội bộ toàn Eximbank còn nhiều bất
cập, thiếu đồng bộ, không nhất quán. Mỗi chi nhánh áp dụng cách làm khác nhau trong
cùng một nghiệp vụ, mẫu biểu khác nhau …, lãnh đạo chi nhánh không kiểm soát hết các
nội dung chi tiết, vượt tầm kiểm soát của quản trị cấp cao.
- Khó khăn trong việc thông báo số dư tiền gửi hoặc chuyển tiền đến của khách hàng qua
điện thoại, tin nhắn EMS... một cách kịp thời, chính xác.
- Hệ thống đường truyền chưa tốt, thường bị lỗi làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng
dịch vụ của hệ thống Eximbank.
- Công tác chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp, thậm chí cò tình huống gây khó
khăn, phiền hà cho khách hàng.
- Một số Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch còn tư tưởng co cụm, “an phận”, thiếu
năng động, để mất khách hàng trong điều kiện cạnh tranh với các NHTM khác.
- Mô hình tổ chức và hoạt động còn cồng kềnh, chồng chéo, chưa phù hợp với thông lệ
của 1 NHTM hiện đại.
-Sản phẩm, dịch vụ còn chưa đa dạng, tiến độ triển khai các dịch vụ mới trên nền công
nghệ hiện đại còn chậm.
-Khó khăn về tài chính: Trong quá trình thực hiện chiến lược, môi trường kinh doanh thay
đổi cũng như nhiều chính sách có thể thay đổi ví dụ chính sách giảm lãi suất của chính
phủ, những khó khăn về thanh khỏan có thể dẫn ngân hàng đến những khó khăn về tài
chính
-Khó khăn về tổ chức bộ máy : bộ máy tổ chức của Eximbank chủ yếu theo mô hình chức
năng, tập trung giải quyết những sự vụ hàng ngày, tập rung quản lý ở bộ phận quản trị là
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 30 -
Ban giám đốc. Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý chăm sóc khách hàng, marketing,
giám sát hoạt động để kịp thời đưa ra phương hướng điều chỉnh, cải tiến…để việc thực thi
chiến lược được hiệu quả hơn.
-Khó khăn về văn hóa công ty: phần lớn nhân viên vẫn còn mang tư tưởng cấp lãnh đạo
mới cần hiểu và chịu trách nhiệm thực thi chiến lược, họ là người thi hành thụ động theo
chỉ đạo của cấp trên. Hơn nữa lãnh đạo đã chưa truyền tải rộng rãi và hiệu quả chiến lược
kinh doanh đến toàn thể nhân viên. Một khi nhân viên không biết tại thời điểm này ngân
hàng đang ưu tiên áp dụng chiến lược kinh doanh nào, họ sẽ không ý thức thực thi các
nhiệm vụ cấu thành chiến lược đó một cách tốt nhất.
-Khó khăn về nhân sự: Có thể nhân viên không đủ thời gian để thực hiện các sáng kiến
chiến lược vì phải thực hiện những nhiệm vụ thông thường của họ. Đây có thể là kết quả
của việc ước tính nguồn lực không chính xác, tăng quy mô chiến lược hay các ưu tiên
cạnh tranh. Dù nguyên nhân là gì đi nữa thì vẫn tồn tại một thực tế: nếu mọi người phải
đảm đương quá nhiều việc, nguồn lực sẽ bị hạn chế.
Khó khăn vì thiếu liên kết của các phòng ban: sự không hợp tác tốt của các phòng ban sẽ
gây nhìêu trở ngại cho việc thực hiện chiến lược, nguyên nhân của khó khăn này là do
giao tiếp kém, phong cách làm việc khác nhau
Tóm lại: Trong quá trình thực thi chiến lược, Eximbank đã từng bước gắn kết với sứ
mạng, mục tiêu, tầm nhìn. Tuy vậy vẫn gặp nhiều khó khăn nảy sinh do môi trường bên
ngoài thay đổi quá nhanh, vượt tầm kiểm soát dự báo. Vì vậy cần phải cải tiến, đổi mới
chiến lược để phù hợp môi trường.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 31 -
CHƯƠNG 6:
ĐỀ XUẤT HÒAN THIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA EXIMBANK
GIAI ĐỌAN 2011-2015
6.1. Hòan thiện sứ mệnh, mục tiêu tầm nhìn.
Trong quản trị chiến lược, Sứ mệnh là chức năng chính và trả lời cho câu hỏi tại sao
Eximbank lại tồn tại, tầm nhìn là những mục đích Eximbank muốn đạt được trong thời
gian dài hạn (1-5 năm). Tầm nhìn này sẽ rất quan trọng vì nó giúp Eximbank định hướng
họat động của mình , giúp các đối tác liên quan (người lao động, khách hàng, cổ đông…)
biết được Eximbank làm gì, đem lại điều gì cho họ và cách thức đem lại cái đó như thế
nào? Còn mục tiêu sẽ cụ thể hóa tầm nhìn bao gồm những chỉ tiêu rõ ràng, khả thi, trong
thời gian ngắn hạn.
Từ kết quả đánh giá, phân tích thực trạng chiến lược của Eximbank được nêu ở chương 4
và chương 5 , sứ mệnh tầm nhìn của Eximbank trên đây là đúng hứơng và phù hợp xu
hướng hội nhập và tòan cầu hóa, Tuy nhiên Eximbank cần hòan thiện các yếu tố sau đây:
- Cần hòan thiện chiến lược theo hướng chiến lược phải là trung tâm của một hệ thống
khép kín gồm các yếu tố như tài chính, quá trình kinh doanh, nghiên cứu tăng trưởng và
khách hàng. Trong đó mục tiêu tài chính cần bổ sung được các biện pháp liên quan đến
việc cải thiện cơ cấu chi phí, tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tăng doanh thu để đạt đến
mục tiêu gia tăng giá trị khách hàng hiện có. Cần phải xác định rõ ràng hơn mục tiêu
khách hàng bằng cách xây dựng và thực hiện những giá trị mà ngân hàng có thể mang lại
cho từng đối tượng khách hàng như : thuộc tính sản phẩm, giá cả, chất lượng, sự sẵn có,
sự đa dạng…).
Sau khi xác định mục tiêu tài chính và mục tiêu khách hàng , để thực hiện chiến lược cần
phải xác định chu trình quản lý họat động và chú trình quản lý bán hàng (gồm lựa chọn
khách hàng, tìm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng phát triển kinh doanh với khách
hàng) cũng như chu trình đổi mới để kịp thời thích nghi và ứng phó kịp thời với sự thay
đổi (bao gồm xác định cơ hội mới, nghiên cứu và phát triển , triển khai…)
- Một chiến lược , kế họach được xây dựng tốt nhưng điếu quan trọng là phải đảm bảo
chiến lược được thực thi hiệu quả và gắn liền với sứ mệnh tầm nhìn của ngân hàng. Do
vậy, cần cải thiện nhận thức về mô tả sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược giữa lãnh
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 32 -
đạo và nhân viên bằng cách tập trung vào chiến lược bao gồm: (i) Huy động sự thay đổi
thông qua năng lực lãnh đạo, (ii) Chuyển chiến lược thành các khẩu hiệu hành động để
đảm bảo họat động kinh doanh theo đúng chiến lược, (iii) Gắn kết họat động của Ngân
hàng với chiến lược, (iv) Động viên để tất cả nhân viên xây dựng chiến lược của cá nhân
mình trên cơ sở chiến lược chung, (v) Luôn đảm bảo chiến lược nằm trong một chu trình
liên tục.
BẢNG 6.1: Các chỉ tiêu định hướng đến 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng tài sản 132,031 198,047 287,168 402,035 542,747
Huy động vốn (TT1) 99,023 148,535 215,376 301,526 407,060
Dư nợ cho vay 72,617 108,926 157,942 221,119 298,511
Dư nợ EIB/dư nợ toàn ngành (thị phần) 4.0% 4.4% 4.7% 4.9% 5.0%
Hệ số an toàn vốn (car) 19% 14% 12% >10% >10%
Vốn chủ sở hữu 16,312 18,270 21,924 27,405 34,256
Vốn điều lệ 12,355 14,208 17,761 22,201 27,751
ROE 16% 18% 20% 21% 22%
ROA 2.2% 1.9% 1.7% 1.5% 1.4%
Cổ tức 15% ≥15% ≥15% ≥15% ≥15%
Lợi nhuận trước thuế 3,294 4,150 5,359 6,906 9,043
Tổng số CN & PGD 220 255 285 310 330
Tổng số CBCNV 5,100 5,700 6,300 6,900 7,500
6.2. Đề xuất giải pháp nâng cao và phát triển sản phẩm dịch vụ tối ưu:
a. Chấn chỉnh các sản phẩm hiện có:
- Rà soát, đánh giá lại tất cả các sản phẩm dịch vụ hiện hữu của Eximbank sở giao
dịch bao gồm sản phẩm phục vụ doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức
- Đánh giá lại vị thế của sản phẩm trong chu kỳ sống từ đó xây dựng khả năng phát
triển nó hoặc loại bỏ
- Nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm có khả năng phát triển thông qua việc
cải tiến quy chế, quy trình, cung cách phục vụ…..
- Đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách
hàng cá nhân trên địa bàn bao gồm: Tài trợ dự án , Cho vay đồng tài trợ, Cấp vốn
cho các doanh nghiệp mượn quyền kinh doanh (franchisee), Cho vay doanh nghiệp
nhà nước, Tài trợ nhập khẩu (máy móc).
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 33 -
- Dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp: Tài khoản vãng lai, Chuyển tiền,
Ngoại hối – giao ngay, kỳ hạn, Kinh doanh – hàng hóa, chứng khoán, Công cụ
phái sinh: hợp đồng mua lại, hoán đổi, Tài trợ thương mại quốc tế
- Sản phẩm tiết kiệm : Tài khoản vãng lai, Các loại tài khoản tiền gửi, Tài khoản
tiết kiệm , Chứng chỉ tiền gửi với ngân hàng, Bán trái phiếu ngân hàng.
- Dịch vụ bán lẻ : Thấu chi tài khoản vãng lai, Mua / bán séc du lịch. Mua / bán
ngoại tệ, Chuyển tiền (trong nước & quốc tế), ATM , Cho vay tiêu dùng (mua máy
giặt). Cho vay mua ô tô . Cho vay thế chấp nhà.
- Dịch vụ tài chính: Bảo lãnh, Cho vay chứng minh tài chính, Bao thanh toán,
Forfeiting, Cho thuê trang thiết bị, Môi giới chứng khoán, Thẻ nhựa (thẻ nợ/ thẻ
có/ thẻ mua hàng). Ngân hàng qua điện thoại/ mạng GSM, Ngân hàng qua mạng
internet
- Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng phục vụ cá nhân giàu có, hưu trí…
- Tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại Eximbank dự kiến sẽ có tốc độ phát triển cao
do nhu cầu thanh toán trên địa bàn ngày càng lớn và dịch vụ thẻ ngày càng phát
triển mạnh.
- Tỷ trọng dịch vụ phí trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Đây sẽ là
hướng phát triển để mở rộng thị trường, thị phần trong tương lai, tăng sức cạnh
tranh, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động ra phạm vi khu vực nhằm hỗ trợ khách hàng
một cách triệt để, nâng cao hiệu quả của công nghệ đã đầu tư, phân tán rủi ro...
b.Phát triển sản phẩm dịch vụ mới:
- Triển khai đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao
và nâng cao nhiều tiện ích cho khách hàng để tăng lợi thế cạnh tranh cho
Eximbank .
- Triển khai sớm và tận dụng sự hợp tác với các cổ đông nước ngòai (Ngân hàng
Nhật) về việc thuê các chuyên gia Nhật đánh giá và tư vấn theo định hướng phát
triển công nghệ thông tin hiện đại , cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ mới tiên
tiến hơn hiện tại, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 34 -
- Trong xu thế hội nhập, nếu ngân hàng chỉ duy trì các sản phẩm tài chính truyền
thống mà không đầu tư vào các dịch vụ tài chính mới sẽ dẫn đến việc mất thị phần
và gia tăng mức độ rủi ro. Tuy nhiên việc đa dạng hóa này phải đảm bảo các điều
kiện: thị trường cho sản phẩm, công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm mới ,
vốn và năng lực cho phát triển sản phẩm mới. Trong thời gian tới, một số sản phẩm
mới cần được tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh để sớm đưa ra:
+ Dịch vụ hỗ trợ và tư vấn về tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
+ Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư
+ Dịch vụ quản lý thu chi tiền mặt ví dụ như hỗ trợ khách hàng quản lý tiền mặt
theo cơ cấu tiền mặt và chứng khóan thanh khoản cao.
+ Sớm triển khai dịch vụ ủy thác: dịch vụ quản lý tài sản và quản lý họat động tài
chính cho cá nhân và doanh nghiệp theo sự ủy thác của khách hàng. Các ngân hàng
nước ngòai có thế mạnh và đang triển khai mạnh mẽ dịch vu chuỗi quản lý tài sản
như Tài khỏan tiền gửi thặng dư, chương trình tiết kiệm đa ngoại tệ, gói dịch vụ
thương gia dành cho khách hàng cá nhân; Tài khỏan khách hàng doanh nghiệp,
Chương trình tiết kiệm đa ngọai tệ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với
thế mạnh về số lượng khách hàng mục tiêu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ,
chú trọng đẩy mạnh nhóm sản phẩm quản lý tài sản là một phần quan trọng trong
chiến lược sản phẩm dịch vụ tối ưu .
+ Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet banking, e
banking…) để tạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn cho khách hàng.
- Các sản phẩm và dịch vụ mới lần đầu được cung cấp ra thị trường sẽ đi kèm với các
họat động marketing. Do vậy , cần phải hòan thiện chính sách marketing một các
chuyên nghiệp để khách hàng, thị trường chấp nhận nhanh chóng sản phẩm đó với
mức độ ngày càng gia tăng và mở rộng.
6.3. Đề xuất giải pháp khách hàng toàn diện:
- Quản lý và chăm sóc khách hàng sẽ giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn,
do vậy 1 vấn đề quan trọng đầu tiên là phải thiết lập được cơ sở dữ liệu khách hàng. Với
kết quả của việc phân tích khách hàng mục tiêu, mới có những kế họach chiến lược cụ thể
nhằm thiết lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo được mối quan hệ tương tác
giữa sản phẩm với khách hàng. Cụ thể:
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 35 -
Xây dựng, rà soát danh mục khách hàng (bán buôn, bán lẻ) định kỳ; xếp loại khách
hàng doanh nghiệp để đưa ra chính sách khách hàng hiệu quả.
Xây dựng nền khách hàng theo hướng: Thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả,
doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với nhóm khách
hàng doanh nghiệp lớn: chọn lọc những khách hàng kinh doanh hiệu quả, cung cấp
sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế.
Xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ (cho vay tiêu dùng; kinh doanh thẻ…) đảm
bảo tăng tài sản có an toàn.
Xác định thị trường mục tiêu, đối tượng/nhu cầu/thị hiếu của khách hàng để xây
dựng định hướng phát triển dịch vụ phù hợp.
Xây dựng chiến lược marketing cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, từng phân
đoạn thị trường mục tiêu.
Kết nối dịch vụ thanh toán với các đối tác chiến lược.
Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Bên cạnh khách hàng mục tiêu, cần chú trọng phát triển nhóm khách hàng tiềm năng,
đánh giá và theo dõi những thay đổi trong nhu cẩu của nhóm đối tượng khách hàng này .
- Cẩn phải thường xuyên nghiên cứu và cập nhật hình hình thị trường, xu hướng khách
hàng để thay đổi phương pháp kinh doanh kịp thời để trở nên phù hợp với khách hàng.
Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút , khơi dậy sự mong
muốn của khách hàng, một yếu tố rất quan trọng để lôi kéo khách hàng đến sản phẩm
dịch vụ của Eximbank.
- Phải xây dựng tư tưởng đến cán bộ nhân viên của Eximbank rằng Eximbank là người sẽ
giải quyết những khó khăn của khách hàng, đem lại những cơ hội thuận tiện và thoải mái
cho khách hàng. Do đó cần tạo ra nhiều cơ hội chọn lựa cho khách hàng bằng các đa dạng
trong sản phẩm dịch vụ và cả đa dạng trong các phương pháp giải quyết những khiếu nại
của khách hàng.
- Bên cạnh mở rộng phát triển mạng lưới để đẩy mạnh kênh phân phối sản phẩm dịch vụ
đến khách hàng. Trong thời gian tời Eximbank cần tổ chức các buổi hội thảo hoặc báo cáo
chuyên đề một cách hữu hiệu để khách hàng có thể tiếp cận và hiểu rõ những sản phẩm
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 36 -
dịch vụ của Ngân hàng. Hiện nay Eximbank đã có rất nhiều sản phẩm mới về cho vay tài
trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu , bảo hiểm tỷ giá, dịch vụ tư vần tài chính, bao
thanh toán trong nước và nước ngòai…là những sản phẩm rất cần thiết cho khách hàng
nhưng hầu như tỷ lệ khách hàng biết đến và sử dụng chưa cao.
- Để thực thi được chiến lược phát triển khách hàng, đặc biệt là trong một thị trường cạnh
chính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì một yếu tố quan trọng đó là phải xây dựng và
giữ vững thương hiệu Eximbank bằng chính chất lượng dịch vụ của mình. Chính sự hài
lòng, thỏa mãn vê tiện ích, chất lượng , thái độ giao dịch , tính an tòan…về sản phẩm dịch
vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng
tạo nên thương hịêu tốt và tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng. Một thương hiệu
tốt sẽ luôn tạo được uy tín và sự tin cậy của khách hàng mục tiêu. Do vậy cần phải tiếp tục
hòan thương hiệu theo hướng phải có sự khác biệt, độ nhận diện cao, được quốc tế hóa và
truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc và hướng tới ước muốn của khách
hàng.
6.4. Hòan thiện hệ thống cấu trúc:
Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược, và việc
khai thác nguồn nhân lực cũng như sự tận tâm của nhân viên cho sự thay đổi chiến lược là
một trong những thách thức lớn nhất của người quản lý.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc triển khai chiến lược chỉ có thể có
được khi Eximbank định vị được vai trò của con người đối với sự thành công của mình.
Để đạt được mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ Eximbank cần
thực hiện xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực với sự thực hiện đồng bộ:
-Tiến hành cập nhật hóa, hiện đại hóa chuyên sâu hóa đào tạo theo từng nghiệp vụ
nhằm giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên Eximbank đủ mọi trình độ, khả năng làm việc hiệu
quả trong môi trường cạnh tranh tòan cầu.
- Nâng cao giáo dục nhận thức và các biện pháp khuyến khích để nhân viên phải
cảm thấy có động lực với những kế hoạch mà họ được giao trọng trách thực hiện; nhân
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 37 -
viên phải biết rằng kết quả của việc thực hiện chiến lược là có giá trị và ý nghĩa để họ nỗ
lực làm việc tích cực.
Công nghệ thông tin
Phát triển hệ thống CNTT theo 3 mục tiêu cụ thể: i) Tăng năng lực cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao; ii) Hỗ trợ thông tin quản lý kinh doanh liên
tục, kịp thời cho các cấp; iii) Đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.
Xác định đầu tư phần mềm là quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả của
đầu tư công nghệ thông tin.
Chuẩn hoá hệ thống báo cáo tại Eximbank và Chi nhánh trên cơ sở khai thác tối đa
nguồn thông tin tại kho dữ liệu.
Tập trung xem xét, phê duyệt các đề án trang bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện kết
nối các modul nghiệp vụ mới (thẻ tín dụng, POS) với hệ thống hiện hành.
Quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ
Hoàn thiện chức năng và mô hình theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế.
Xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, sổ tay kiểm toán nội bộ.
Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng cho từng loại rủi ro: tín dụng,
thị trường và tác nghiệp.
Xác định các hạn mức rủi ro toàn ngành cho từng giai đoạn đảm bảo an toàn và
hiệu quả hoạt động. Từ đó xác định các giới hạn hoạt động cho từng lĩnh vực, đơn
vị thành viên và cán bộ nghiệp vụ.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý rủi ro: chỉ tiêu đo lường, chương
trình quản lý.
Tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo
định kỳ và đột xuất.
Quản trị ngân hàng
Đổi mới quản trị kinh doanh - quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại. Chuyển quản trị kinh
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 38 -
doanh theo nhóm khách hàng và loại hình sản phẩm, dịch vụ (chiều dọc) chứ
không theo chi nhánh (chiều ngang) như hiện nay.
Chuyển đổi mô hình tổ chức phù hợp để thực hiện hiệu quả phương thức quản trị
kinh doanh mới.
Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận nghiệp vụ, từ đó các bộ
phận nghiệp vụ có thể dễ dàng đàm phán thương lượng và đưa ra quyết định trong
thẩm quyền được phép.
Đưa ra các kiến nghị để Eximbank Hội sở hoàn thiện các quy chế, quy trình trong
các hoạt động nghiệp vụ làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản trị điều hành.
Tài sản nợ - tài sản có:
Xây dựng và sớm đưa vào thực tiễn hoạt động Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - Tài
sản có (ALCo) nhằm quản lý các giới hạn đầu tư, giới hạn an toàn, chênh lệch kỳ
hạn thực tế, chênh lệch lãi suất, giới hạn chịu rủi ro ... để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của hệ thống, đồng thời kiểm soát được các rủi ro liên quan.
Cơ cấu lại các khoản mục Tài sản nợ - Tài sản có để nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu lại tài sản có theo hướng tăng tăng tỷ trọng hoạt động đầu tư phi tín dụng
tín dụng ngắn hạn, tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI,
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Cơ cấu lại tài sản nợ theo hướng tăng tiền gửi thanh toán, tăng huy động dài hạn
(trái phiếu) để đảm bảo chênh lệch kỳ hạn (với tín dụng dài hạn) ở mức chấp nhận
được.
Quản lý, giám sát tăng trưởng về quy mô tín dụng, đầu tư phải phù hợp với năng
lực tài chính và chỉ tiêu cơ cấu tài sản đã đề ra.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 39 -
CHƯƠNG 7-KẾT LUẬN
Môi trường kinh doanh thường thay đổi, do đó quản trị chiến lược trong mọi doanh
nghiệp, kể cả Eximbank ngày càng quan trọng, vì giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mạng
, mục tiêu, tầm nhìn.
Có nhiều mô hình để đánh giá , phân tích chiến lược , tuy nhiên trong phạm vi của đồ án
này, Mô hình Delta của Arnoldo C. Hax & Dean L mô hình tiêu bỉểu , có giá trị để
phân tích chiến lược hiện tại của Ngân hàng Eximbank.. Theo mô hình Delta, việc phân
tích cạnh tranh dựa trên gắn kết các giá trị hơn là chiến lược cạnh tranh trực diện. Mô
hình này xoay quanh 3 yếu tố quan trọng , chủ chốt đối với bất cứ doanh nghiệp nào đó là
khách hàng tối ưu, sản phẩm tối ưu và thị trường tối ưu có phù hợp với cấu trúc hiện tại
của doanh nghiệp hay không? Sử dụng mô hình Delta để phân tích sẽ giúp có được những
kết quả quan trọng: thắt chặt quan hệ kinh doanh lâu dài, giá trị không ngừng tăng lên,
thiết kế vượt trội đối thủ, lọai trừ đối thủ cạnh tranh khỏi hệ thống và cố định khách hàng
vào hệ thống.
Việc phân tích cho thấy các chủ điểm trong chiến lược có còn đúng không? Chúng ta có
cần phải thêm vào các chủ điểm khác trong “danh mục những công viêc quan trọng cần
làm” do tình hình kinh doanh đã thay đổi, xuất hiện công nghệ mới và có áp lực từ môi
trường bên ngoài hoặc thay đổi trong khả năng kinh doanh hay không? Có chủ điểm chiến
lược nào không còn phù hợp với sứ mệnh tầm nhìm để từ đó giúp chúng ta có cần phải
xác định lại thứ tự ưu tiên hoặc lập lại kế hoạch để đảm bảo rằng tỷ lệ thay đổi đáp ứng
được những yêu cầu kinh doanh.
Từ kết quả phân tích những yếu tố theo mô hình SWOT đối với Eximbank, một số kiến
nghị đã được đề cập để hòan thiện chiến lược của Eximbank một cách hiệu quả hơn:
- Hoàn thiện sứ mệnh, mục tiêu , tầm nhìn:
- Đề xuất sản phẩm dịch vụ tối ưu
- Đề xuất giải pháp khách hàng toàn diện
- Hòan thiện cấu trúc bộ máy
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 40 -
Do môi trường kinh doanh liên tục thay đổi, Eximbank cần phải thường xuyên đánh giá,
kiểm tra để có những điều chỉnh thích hợp và đảm bảo hướng tới mục tiêu, sứ mạng của
mình
Trong quá trình thực hiện đồ án do thời gian hạn hẹp,vẫn còn nhiều hạn chế về số liệu
phân tích và hạn chế về kinh nghiệm bản thân, nên chưa thể phân tích sâu sắc chiến lược
của Eximbank để có thể đưa ra cải tiến hòan chỉnh hơn.
Đồ án này chỉ là bước đầu vận dụng các mô hình quản trị chiến lược để áp dụng phân
tích chiến lược hiện tại và đề xuất cải tiến, hoàn thiện chiến lược của Eximbank đến năm
2015.
Tôi rất mong được có cơ hội để học hỏi và nghiên cứu nhiều hơn để nghiên cứu sâu hơn
về quản trị chiến lược đối với họat động của ngân hàng thương mại tại Việt nam.
Đồ án khó tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của Quý Thầy cô, các đồng nghiệp có quan tâm đến đề tài này,
Chân thành cám ơn.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 41 -
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnoldo C.Hax ,The Delta Model: Reinventing Your Business Stategy (2010),
Springer Science + Business Media.
2. Fred R.David (2000), khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, TPHCM
3. Garry D.Smith (1998), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, TPHCM
4. Michael Hammer, James Champy (1996), Tái lập doanh nghiệp, Vũ Tiến Phúc dịch,
Nxb Trẻ, TPHCM
5. PGS.TS. Đào Duy Huân (2007), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, TPHCM
6. Đặng Công Hoàn (2004), Chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng theo mô hình
cạnh tranh của Michael Porter, Tạp chí NH số 11/2004
7. Trần Đình Định (2004), Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Việt nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 01/01/2004.
8. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến lược
phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9.Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Ngân hàng nhà nước, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010,
số 912/NHNN-CLPT
11. Ngân hàng thế giới (2000), Dự báo về nền kinh tế Việt nam đến 2010
12. Các số liệu tổng hợp hàng tháng của NHNN chi nhánh Tp.HCM.
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 42 -
Phụ lục 1
© 2005 Prentice Hall Inc. All rights reserved. 1–21
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhất
Các giải pháp khách
hàng toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành
Kế hoạch triển khai chiến lược
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
XĐ khách hàng mục tiêu
Lộ trình thực hiện chiến lược
Ma trận kết hợp
Thử nghiệm và Phản hồi
Mô hình Delta Session 5C
Đồ án quản trị chiến lược –MGT 510
GVHD: GS-PTS Đào Duy Huân HV: Nguyễn Thị Hồng Phúc
- 43 -
Phụ lục 2
BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC- GIAO TIẾP CHIẾN LƯỢC
Đồ án Quản trị chiến lược-MGT 510
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Phúc GVHD: PGS-TS. Đào Duy Huân
- 44 -
Phụ lục 3: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter
Thách thức của sản phẩm
Đồ án Quản trị chiến lược-MGT 510
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Phúc GVHD: PGS-TS. Đào Duy Huân
- 45 -
Phụ lục 4
Sơ đồ tổ chức của Eximbank
Đồ án Quản trị chiến lược-MGT 510
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Phúc GVHD: PGS-TS. Đào Duy Huân
- 46 -
Phụ lục 5:
Bảng tổng hợp kết quả điều tra mức độ hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm dịch vụ của Eximbank thông qua Phiếu góp ý (theo
mẫu đính kèm):
1. Thời gian tiến hành thu thập thông tin : từ ngày 01/11/2010 đến
30/11/2010
2. Số lượng phiếu góp ý gửi đến khách hàng : 700 phiếu , trong đó:
+ Khách hàng cá nhân: 400 Phiếu
+ Khách hàng doanh nghiệp: 300 Phiếu
3. Số lượng khách hàng đã trả lời Phiếu góp ý: 523 phiếu , trong đó:
+ Khách hàng cá nhân: 278 Phiếu
+ Khách hàng doanh nghiệp: 245 Phiếu
4. Phòng ban thực hiện: Phòng Marketing phối hợp cùng với Phòng
dịch vụ khách hàng cá nhân và Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
5. Kết quả điều tra :
Với 523 phiếu trả lời, kết quả như sau:
5.1. Về chỉ tiêu sử dụng sản phẩm dịch vụ của Eximbank:
- Số lượng khách hàng chỉ sử dụng 1 sản phẩm dịch vụ của Eximbank:
5.92%
- Số lượng khách hàng sử dụng 2 sản phẩm dịch vụ trở lên của
Eximbank: 94.08%
- Số lượng khách hàng sử dụng 4 sản phẩm dịch vụ trở lên : 58.63%
5.2. Về chỉ tiêu mức độ đánh giá về dịch vụ của Eximbank:
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ:
Tốt : 41.50%, Khá : 55.07%, TB : 2.48% , Kém : 0.95%
Đồ án Quản trị chiến lược-MGT 510
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Phúc GVHD: PGS-TS. Đào Duy Huân
- 47 -
- Thái độ phục vụ của nhân viên:
Tốt : 47.20%, Khá : 48.79%, TB : 3.25% , Kém : 0.76%
-Hướng dẫn và xử lý nghiệp vụ :
Tốt : 40.50%, Khá : 54.92%, TB : 3.44% , Kém : 1.14%
5.3 Về việc tiếp tục duy trì các sản phẩm dịch vụ của Eximbank:
- Tiếp tục: 95.59%
- Tạm thời ngưng: 0.78%
- Chuyển qua ngân hàng khác: 3.63%
- Chấm dứt hòan toàn : 0%
6. Đánh giá kết quả từ quá trình điều tra:
- Tỷ lệ trung bình khách hàng đánh giá các mặt dịch vụ của Eximbank từ
khá đến tốt là 95.99% , tuy nhiên tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ đa
dạng hay gói sản phẩm (từ 4 dịch vụ trở lên) còn thấp, chỉ chiếm 58.63%.
Hơn nữa mức độ đánh giá khá vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn
- Mặc dù khách hàng vẫn tiếp tục duy trì sử dụng dịch vụ của Eximbank
ở mức cao nhưng đa số khách hàng đều đưa ra các góp ý đề nghị
Eximbank cần phải cải tiến dich vụ nhiều tiện ích hơn , xử lý nghiệp vụ
nhanh chóng hơn…. Chứng tỏ mức độ hài lòng của khách hàng chưa đạt
mức tối ưu
- Nguy cơ khách hàng nhưng hoặc chuyển qua sử dụng dịch vụ Ngân
hàng khác vẫn chiếm tỷ lệ 4.41%. Đây là nguy cơ cho Eximbank nếu
không có những cải thiện kịp thời để có thể cạnh tranh với các Ngân
hàng khác.
Đồ án Quản trị chiến lược-MGT 510
Học viên: Nguyễn Thị Hồng Phúc GVHD: PGS-TS. Đào Duy Huân
- 48 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_hong_phuc_7198.pdf