Phân tích - Đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015

Chiến lược của mỗi doanh nghiệp là bản đồ dẫn đường cho doanh nghiệp đi tới đích thành công hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh đã đềra. HOSE đã xây dựng chiến lược phát triển cho mình tời 2015 phù hợp với chiến lược phát triển thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế của VIệt Nam nhưng không tác rời các thông lệ quốc tế. Xoay quanh các vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý điều hành, chiến lược của HOSE đã chú trọng tới các vấn đề lớn như hàng hóa, dịch vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhu cầu của các thành viên thị trường, năng lực cạnh tranh Quốc tế

pdf59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích - Đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển sản phẩm, về tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ, năng lực quản trị điều hành…hợp lý và linh hoạt phù hợp với từng giai đạon theo định hướng chung của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 32 CHƯƠNG VII KẾT LUẬN Chiến lược của mỗi doanh nghiệp là bản đồ dẫn đường cho doanh nghiệp đi tới đích thành công hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh đã đề ra. HOSE đã xây dựng chiến lược phát triển cho mình tời 2015 phù hợp với chiến lược phát triển thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế của VIệt Nam nhưng không tác rời các thông lệ quốc tế. Xoay quanh các vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý điều hành, chiến lược của HOSE đã chú trọng tới các vấn đề lớn như hàng hóa, dịch vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhu cầu của các thành viên thị trường, năng lực cạnh tranh Quốc tế… Với môi trường kinh doanh luôn thay đổi bằng việc khảo sát ý kiến của các công ty niêm yết trên sàn và phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài cùng với những thách thức và cơ hội hiện có thì một số vấn đề của HOSE cần chú ý bổ sung thêm trong chiến lược của mình đó là xây dựng các chiến lược hỗ trợ như chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược gia tăng hàng hóa niêm yết trên HOSE, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ một cách chi tiết cụ thể trung và dài hạn sau đó cụ thể bằng các giải pháp thực hiện chiến lược từ đó các phòng ban trong HOSE có thể hoạch định cho mình định hướng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong quá trình hoạt động một cách chi tiết nhất và triển khai điều đó tới mỗi cán bộ nhân viên của HOSE. Với một lĩnh vực còn mới mẻ tại nền kinh tế Việt nam, trong một thời gian hạn chế và việc nghiên cứu mới chỉ là ban đầu trong một đồ án MBA chắc chắn người viết còn rất nhều thiếu sót, hy vọng rằng sau đồ án này sẽ có nhiều bài viết, bài nghiên cứu khác khai thác về đề tài này để tài phát triển sâu sắc và toàn diện hơn giúp cho chiến lược của HOSE ngày càng hoàn thiện. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 33 Phụ lục 2.1 Mô hình quy trình quản trị chiến lược của Fred R. David (Fred R. David, khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê 2003, trang 187) Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 34 Phụ lục 2.2 MÔ HÌNH DELTA Các thành phần cố định vào hệ thống Các giải pháp khách hàng toàn điện Sản phẩm tốt nhất Trích nguồn: Quản trị chiến lược (MGT 501) Sứ mệnh kinh doanh Xác định vị tranh trí cạnh Cơ cấu ngành Công việc kinh doanh Lịch chiến lược Đổi mới cải tiến Hiệu quả hoạt động Xác định khác hàng mục tiêu Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng Ma trận kết hợp và ma trận hình cột Thử nghiệm và phản hồi Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 35 Phụ lục 2.3 MÔ HÌNH BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC Trích nguồn: Quản trị chiến lược (MGT 501) Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 36 Phụ lục 2.4 MÔ HÌNH CƠ CẤU NĂM THẾ LỰC TÁC ĐỘNG CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER Đầu vào tiềm năng Nhà cung cấp Những đối thủ của ngành công nghiệp Cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động Người mua Thay thế Đe dọa của nguồn vào mới Sức mạnh thỏa thuận của các nhà cung cấp Sức mạnh thỏa thuận của người mua Đe dọa của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế Trích nguồn: Quản trị chiến lược (MGT 501) Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 37 Phụ lục 2.5 MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ Hoạt động hỗ trợ www.valuebasedmanagement.com Chuỗi giá trị của Micheal Porter Cơ cấu hạ tầng doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Tìm kiếm Hoạt động ban đầu Trích nguồn: Quản trị chiến lược (MGT 501) Vận chuyển về Hoạt động Vận chuyển đi Marketing và bán hàng Dịch vụ Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 38 Phụ lục 4.1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HOSE Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 cuả HOSE BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P. HỢP TÁC QUỐC TẾ P. NHÂN SỰ & ĐÀO TẠO P. TIẾP THỊ & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG P. HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP P. NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. ĐẤU GIÁ P.QUẢN LÝ & THẦM ĐỊNH NIÊM YẾT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. QUẢN LÝ THÀNH VIÊN P. GIÁM SÁT GIAO DỊCH P. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG P.CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 39 Phụ lục 4.2 BẢNG PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của HOSE Môi trường bên trong Môi trường bên ngoài Điểm mạnh (S) 1. Tạo dựng được thương hiệu uy tín tại Việt Nam về nơi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. 2. Có trụ sở tại Tp.HCM, trung tâm kinh tế tài chính năng động, điểm đến của dòng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 3. Đội ngũ lãnh đạo và cấp quản lý chủ chốt có nhiều tâm huyết và kinh nghiệm. 4. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, dễ thích ứng. Điểm yếu (W) 1. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, các phương tiện làm việc chưa hiện đại 2. Hàng hóa- dịch vụ cung cấp còn chưa đa dạng. 2. Tính chuyên nghiệp và chuẩn mực trong hoạt động chưa cao. 3. Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ngoại ngữ. 4. Tính chủ động trong xử lý công việc còn nhiều hạn chế. 5. Nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh. Cơ hội (O) 1. Nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh, nhu cầu huy động vốn cao. 2. Sức mạnh nội lực, tiềm năng phát triển của bản thân TTCK 3. Nhận thức của Chính phủ và xã hội về vai trò và lợi ích của TTCK ngày càng cao. 4. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. 5. Sự hội nhập sâu của Việt Nam vào thị trường tài chính thế giới và chính sách quản lý cởi mở thân thiện. Chiến lược S-O (phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội) 1. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp 2. Chủ động hội nhập, tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài. Chiến lược W-O (khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội) 1. Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ hiện đại, có khả năng liên kết với TTCK khu vực và thế giới 2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp, nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường. 3. Tăng cường hợp tác với các SGDCK và các tổ chức để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo Thách thức (T) 1. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững. 2. TTCK còn non trẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cung và cầu phát triển không hài hòa. 3. Khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường chưa hoàn thiện. 4. Áp lực cạnh tranh với các SGDCK trong khu vực và quốc tế. 5. Quy mô và độ phức tạp ngày càng tăng của TTCK tạo áp lực với Chiến lược S-T (tận dụng thế mạnh để đối phó với nguy cơ bên ngoài) 1. Tăng cường khả năng quản trị rủi ro và phòng chống khủng hoảng 2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và xây dựng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế 3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 4. Xây dựng hệ thống quy chế, quy định của HOSE hoàn thiện hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường. Chiến lược W-T (tối thiểu hóa các tác động của điểm yếu và phòng thủ các mối đe dọa) 1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 2. Hoàn thiện cơ cấu và bộ máy tổ chức, quản trị công ty. 3. Nâng cao chất lượng phục vụ 4. Tăng cường quản trị rủi ro Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 40 cơ chế quản lý và điều hành của HOSE Phụ lục 5.1 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỂ HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chúng tôi cam kết tất cả thông tin trong bảng khảo sát này sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ được sử dụng dưới góc độ thống kê. Vui lòng gửi lại bảng khảo sát này trước ngày 3/1/2011 Quý Công ty vui lòng chọn và đánh dấu “X” vào câu trả lời phù hợp: 1. Công ty Anh/chị có gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ của công ty niêm yết (công bố thông tin, tuân thủ theo quy định đối với tổ chức niêm yết): □ Có □ Không 2. Những khó khăn đó là: □ Chưa nắm rõ quy định/ Chưa kịp thời cập nhật các quy định mới □ Quy định pháp luật chưa rõ ràng □ Văn bản hướng dẫn của Sở Giao dịch chứng khoán chưa cụ thể □ Khác: ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. 3. Công ty Anh/Chị thường giải quyết những khó khăn đó như thế nào? □ Thuê tư vấn (luật sư, công ty tư vấn, công ty chứng khoán …) □ Tư vấn qua chuyên viên của Sở Giao dịch Chứng khoán □ Tự giải quyết nội bộ. □ Khác: ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. 4. Công ty Anh/Chị có gặp khó khăn khi thực hiện công bố thông tin qua Sở Giao dịch chứng khoán không ? □ Có □ Không 5. Những khó khăn đó là: □ Máy fax không hoạt động □ Gửi thư không đến nơi □ Không liên lạc được với chuyên viên phụ trách □ Khác: …………………………… ……………………………………… ……………………………………… Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 41 6. Anh/Chị đánh giá như thế nào về thời gian xử lý thông tin của chuyên viên phụ trách công ty niêm yết của Sở GDCK (Thang điểm từ 1 đến 10, 1 điểm là chậm, 10 điểm là nhanh) Điểm:…………………………………………………………………………………… 7. Anh/Chị cho nhận xét về tính chính xác nội dung được công bố qua Sở GDCK với thông tin Công ty Anh/Chị công bố (thang điểm từ 1 đến 10, 1 điểm là nhiều sai sót, 10 điểm là chính xác về nội dung) Điểm:…………………………………………………………………………………… 8. Anh chị cho ý kiến về việc thái độ của chuyên viên phụ trách công ty niêm yết của SGDCK? □ Rất nhiệt tình □ Nhiệt tình □ Bình thường □ Khó chịu □ Không hợp tác, hay bắt bẻ 9. Trong năm 2009, Sở GDCK đã thực hiện việc gửi những quy định mới về chứng khoán và thị trường chứng khoán qua email đã đăng ký cho các tổ chức niêm yết. Anh/Chị có nhận được không? □ Có nhận được □ Không nhận được 10. Để nâng cao hiệu quả công bố thông tin của tổ chức niêm yết qua Sở GDCK, theo Anh/Chị Sở GDCK cần phải cải tiến gì? □ Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về công bố thông tin và các quy định về thị trường chứng khoán □ Thường xuyên cập nhật các quy định mới về thị trường chứng khoán cho các tổ chức niêm yết □ Áp dụng phương thức công bố thông tin điện tử □ Khác: ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. 11. Vừa qua, Sở GDCK đã đưa vào thử nghiệm phần mềm công bố thông tin trực tuyến, theo Anh/ Chị phần mềm này có đáp ứng được yêu cầu của công ty không? Có cần phải cải tiến gì không? □ Cải tiến về công nghệ, cụ thể là: .............................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. □ Cải tiến về nội dung: ................................................................................................................ ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. □ Khác: ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. CHÂN THÀNH CẢM ƠN Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 42 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TẠI HOSE Để thực hiện đồ án, người viết tiến hành khảo sát thu thập thông tin về hoạt động công bố thông tin với mục đích để đánh giá thực trạng của hoạt động này tại HOSE. Cỡ mẫu của cuộc khảo sát là 185 tổ chức (181 công ty niêm yết và 4 quỹ), số phiếu thu về là 85 phiếu, tương đương khoảng 46% công ty có phản hồi. Với mục đích của cuộc khảo sát như trên nên số lượng phản hồi và tính đại diện của kết quả thu về là chấp nhận được. Tổng hợp ý kiến của các tổ chức niêm yết, kết quả khảo sát cụ thể như sau: 1. Việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết nói chung: Khảo sát cho thấy khoảng 54% công ty có phản hồi vẫn còn gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ công ty đại chúng của mình mà lý do chủ yếu là chưa nắm rõ hoặc chưa cập nhật kịp thời các quy định đối với tổ chức niêm yết, chỉ có khoảng 62% công ty xác nhận có nhận được những quy định mới về chứng khoán và thị trường chứng khoán qua email mà HOSE đã đăng ký cho các tổ chức niêm yết. Lý do khiến các công ty hay gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ mình bao gồm cả lý do bên trong công ty và tác động từ phía bên ngoài. Các lý do chủ quan như do khối lượng công việc của công ty quá lớn khiến việc hoàn thành báo cáo tài chính không kịp tiến độ, thời gian 24 tiếng đồng hồ cho việc công bố thông tin bất thường là quá ngắn, một số công ty phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất nhưng không có đủ thời gian và việc sử dụng phần mềm công bố thông tin trực tuyến chưa thuần thục. Ngoài những lý do trên, các công ty còn gặp khó khăn từ các yếu tố bên ngoài, nổi bật là: - Việc công bố thông tin qua website của HOSE còn nhiều bất cập do phần mềm hay bị lỗi, việc yêu cầu công ty tự nhập số liệu báo cáo tài chính vào hệ thống rất mất thời gian và dễ gây sai sót; - Quy định pháp luật hiện nay có một số điểm chưa phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước (tổ chức không nêu cụ thể các điểm chưa phù hợp); Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 43 - Hệ thống mẫu biểu báo cáo; Khi gặp phải khó khăn, đa số công ty giải quyết bằng cách tư vấn qua chuyên viên của HOSE, điều này cũng khẳng định nỗ lực của đội ngũ nhân viên quản lý công ty niêm yết của HOSE trong thời gian qua nhằm hỗ trợ các công ty thực hiện nghĩa vụ của mình. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC TỔ CHỨC NIÊM YẾT KHI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA MÌNH CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 50% 23% 11% 16% Chưa nắm rõ quy định/Chưa kịp thời cập nhật các quy định mới Quy định pháp luật chưa rõ ràng Văn bản hướng dẫn của Sở GDCK TP.HCM chưa cụ thể Các khó khăn khác 14% 62% 19% 5% Thuê tư vấn (luật sư, công ty tư vấn, công ty chứng khoán…) Tư vấn qua chuyên viên của Sở GDCK TP.HCM Tự giải quyết nội bộ Các cách giải quyết khác Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 44 2. Hoạt động công bố thông tin nói riêng Với mảng thực hiện công bố thông tin qua HOSE, 87% các tổ chức niêm yết có phản hồi trong khảo sát cho biết không gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện công bố thông tin qua HOSE nhờ vào nỗ lực xử lý thông tin nhanh, chính xác của chuyên viên phụ trách công ty niêm yết của Sở ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC NIÊM YẾT A. THỜI GIAN XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ TÍNH CHÍNH XÁC B. THÁI ĐỘ CỦA CHUYÊN VIÊN PHỤ TRÁCH CÔNG TY NIÊM YẾT 49% 42% 7% 1% 1% Rất nhiệt tình Nhiệt tình Bình thường Khó chịu Không hợp tác, hay bắt bẻ 4% 1%2% 1% 98%94% Thời gian xử lý thông tin của chuyên viên phụ trách công ty niêm yết của Sở GDCK TP.HCM Tính chính xác về nội dung được công bố qua Sở GDCK TP.HCM so với thông tin công ty công bố Không đánh giá 1-5 điểm 6-10 điểm Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 45 Tuy nhiên, một số khó khăn mà các công ty còn gặp phải khi thực hiện công bố thông tin qua Sở GDCK TP.HCM cũng đáng chú ý như: - Trụ sở của công ty ở xa nên thời gian công bố thông tin đôi khi không đúng theo quy định vì bị phụ thuộc vào việc bản gốc công bố thông tin phải trực tiếp đến Sở GDCK TP.HCM; công ty có thể fax trước thông tin nhưng chỉ công bố được khi văn bản chính đến nơi. Đôi lúc bị sự cố khi fax vì có thể rất nhiều công ty cùng fax vào số fax của phòng Quản lý & Thẩm định Niêm yết; - Khó khăn khi đáp ứng quy định thời gian công bố thông tin đối với các các tổ chức niêm yết có nhiều công ty con phải hợp nhất các báo cáo tài chính; - Phần mềm công bố thông tin (CBTT) còn tồn tại nhiều vướng mắc chưa đáp ứng được yêu cầu của một số công ty: + Khi truy cập vào phần mềm CBTT hay bị rớt mạng, máy thường xuyên bị treo làm mất số liệu mới nhập hoặc không truy cập được do lỗi server; + Phần mềm không có thêm chức năng import số liệu từ bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ mà phải thực hiện nhập tay thủ công dễ gây sai sót; + Thời gian chờ xử lý và tình trạnh đang xử lý của phần mềm rất lâu. Chỉ có 6% công ty phản hồi trong cuộc khảo sát cho rằng phần mềm thử nghiệm hiện tại đáp ứng được yêu cầu của công ty, trong khi đó có khá nhiều ý kiến phản ảnh những khuyết điểm của phần mềm cần phải cải tiến thêm (29%). Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy có một số công ty chưa biết đến phần mềm này hoặc đã được phổ biến nhưng chưa áp dụng. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC NIÊM YẾT VỀ PHẦN MỀM CBTT TRỰC TUYẾN ĐANG THỬ NGHIỆM 6% 29% 6% 9% 7% 42% Đáp ứng được yêu cầu của công ty Cần cái t iến thêm Mới áp dụng, cần thêm thời gian kiểm nghiệm Chưa áp dụng Không biết có phần mềm CBTT trực tuyến Không có ý kiến đánh giá Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 46 3. Kết luận Cuộc khảo sát cho thấy trên 90% các công ty đánh giá tích cực đối với thái độ của chuyên viên phụ trách công ty niêm yết của Sở GDCK TP.HCM cũng như việc xử lý thông tin được công bố qua Sở. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục và đó chính là mục đích tiêu của cuộc khảo sát. Để nâng cao hiệu quả công bố thông tin của tổ chức niêm yết qua Sở GDCK TP.HCM, đa số các công ty đều đồng ý với các biện pháp như: - Thường xuyên cập nhật các quy định mới về thị trường chứng khoán cho các tổ chức niêm yết (được 76% biểu quyết); - Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về công bố thông tin và các quy định về thị trường chứng khoán (được 62% biểu quyết); - Áp dụng phương thức công bố thông tin điện tử (được 50% biểu quyết). Ngoài ra, qua khảo sát, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có gửi kèm công văn góp ý về việc nên chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định về hoạt động công bố thông tin cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại hơn. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngoài việc tư vấn qua chuyên viên của phòng Quản lý & Thẩm định Niêm yết và thuê tư vấn còn phải tham khảo kinh nghiệm của các ngân hàng niêm yết khác. Mặc dù trong công văn Ngân hàng không nêu rõ các điểm chưa phù hợp của các quy định là gì nhưng đây là cũng điểm để phòng Quản lý & Thẩm định Niêm yết có thể lưu ý và nghiên cứu thêm. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 47 Phụ lục 5.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA HOSE I. Môi trường bên ngoài 1.1 Môi trường vĩ mô chung 1.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện theo thông lệ quốc tế, đã tạo dựng ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, công bằng và thân thiện với nhà đầu tư. Đặc biệt, các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã từng bước đưa TTCK trở nên minh bạch, công khai, công bằng hơn, làm giảm chi phí tham gia và tiếp cận thị trường. Theo bảng xếp hạng 50 nước và vùng lãnh thổ hấp dẫn đầu tư nhất thế giới của tập đoàn tư vấn toàn cầu A.T.Kearney (Hoa Kì) năm 2009, Việt Nam đã vượt 9 bậc và lọt vào “top 10” danh sách trên ( Điều này dự báo rằng, sẽ có một luồng vốn đầu tư lớn cả trực tiếp lẫn gián tiếp đổ vào Việt Nam trong tương lai, cũng đồng nghĩa rằng thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục cạnh tranh và sôi động hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa tính minh bạch của hệ thống pháp luật, tiến độ cải cách đầu tư và thủ tục hành chính nếu như muốn tạo một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn. 1.1.2. Môi trường kinh tế TTCK chịu nhiều ảnh hưởng của diễn biến kinh tế trong hiện tại và triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai. Theo dự báo của IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại từ năm 2011 và đạt bình quân trên 7%/năm trong giai đoạn 2011-2018. Dự báo của Golman Sachs cũng cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2007-2020 là 8%/năm (Nguồn: Chiến lược phát triển TTCK VN tới năm 2020 của UBCKNN). Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam trong tương lai là cơ hội rất lớn đối với TTCK trong việc thực hiện chức năng là một kênh huy động vốn hiệu quả đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn của các thành phần trong nền kinh tế. Ngoài ra, chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được thúc đẩy làm Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 48 tăng quy mô của TTCK trong tương lai, khơi thông nguồn cung chứng khoán hấp dẫn, cùng với tính thanh khoản cao của thị trường sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài trong những năm tới. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mang tính hệ thống: nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ lạm phát trung bình hằng năm từ 3,1% (năm 2003) lên tới 7,8% (năm 2004), duy trì mức cao này trong những năm tiếp theo, và đạt mức kỷ lục 28,3% vào tháng 8/2008. Để đối phó với những bất ổn về mặt vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, các chính sách tiền tệ, tài khóa sẽ có những tác động tới diễn biến của TTCK trong từng thời kỳ. Chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng tỷ lệ dự trữ, tăng lãi suất cơ bản đã gây một số tác động nhất định đến TTCK non trẻ của Việt Nam. 1.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội- nhân khẩu học Sự phát triển của TTCK phụ thuộc trước hết vào tình hình kinh tế vĩ mô song cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhận thức của xã hội, thói quen, văn hóa. Sau 10 năm vận hành, sự tăng trưởng mạnh số lượng các nhà đầu tư, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đã cho thấy sức lan truyền và tính phổ cập của TTCK. Môi trường nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng sự phát triển của TTCK. Theo báo cáo từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Đây là cơ hội đột phá cho sự phát triển của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế mà ngành chứng khoán không là ngoại lệ. 1.1.4. Môi trường công nghệ Ở khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ sáu trên tổng số mười nước (dưới Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc). Công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam có thứ hạng cạnh tranh thấp (chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2008- 2009, Việt Nam xếp thứ 70 /134 quốc gia, mức độ sẵn sàng về công nghệ chỉ được 3,1 điểm trên thang 7 điểm) (Nguồn: Như vậy, so với khu vực và thế giới, mặt bằng công nghệ của Việt Nam còn khá tụt hậu. Đây là thách thức chung đối với cả Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 49 nền kinh tế trong đó có ngành chứng khoán khi mà cơ sở hạ tầng công nghệ nói chung và hệ thống giao dịch nói riêng còn thô sơ, ảnh hưởng đến cơ hội giao dịch của nhà đầu tư. 1.1.5. Môi trường toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa kinh tế và sự hình thành nền kinh tế tri thức đã và đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam. Lợi ích từ xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã xóa bỏ biên giới địa lý, khiến cho dòng vốn, con người, công nghệ được tự do di chuyển đến nơi đầu tư có lợi nhất. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được cởi mở hơn, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, những cam kết mở cửa thị trường tài chính đã làm cho TTCK Việt Nam thực sự bùng nổ, đem lại một triển vọng tích cực hơn đối với tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Điều này dự báo rằng trong những năm tới một số lượng lớn các công ty, tổ chức, tập đoàn sẽ chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư. Sức cầu về đầu tư được đẩy mạnh sẽ là động lực phát triển nguồn cung chứng khoán. Tuy hiên Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà đối với ngành tài chính thách thức chính là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều nhưng cải cách nội địa không đủ mạnh để hấp thụ. Sự liên thông quá mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ dây chuyền gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định và phát triển chung mà đợt khủng hoảng tài chính-tiền tệ thế giới năm 1997 và 2008 vừa qua là một thí dụ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội hiếm có cho Việt nam, khi mà các cuộc đổ vỡ, khủng hoảng trên thế giới là những bài học kinh nghiệm quý trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường tài chính còn non trẻ của mình. 1.2. Môi trường ngành 1.2.1. Vai trò - vị trí của ngành chứng khoán trong nền kinh tế Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước năm 2001-2010 và đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, TTCK đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm “phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc”, trở thành một “cấu thành quan trọng của thị trường tài chính”. Với nhu cầu tăng trưởng của thị trường, TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Sự tiềm năng của thị trường thể hiện ở số lượng và chủng loại các sản phẩm tài chính sẽ triển khai giao dịch, số lượng Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 50 doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và các doanh nghiệp lớn mạnh của khu vực tư nhân sẽ niêm yết giao dịch trên thị trường, vốn tồn đọng trong dân chúng hoặc các kênh đầu tư khác chuyển sang. Một hệ thống cơ sở các nhà đầu tư năng động cũng đã tạo ra tính thanh khoản, đem lại cơ hội phát triển cho thị trường. Mặc dù là một thị trường mới, tuy nhiên sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân đã giúp TTCK trở thành một trong những thị trường có mức thanh khoản khá cao so với trong khu vực. Các chỉ số thanh khoản của thị trường như tỷ lệ giá trị giao dịch trên mức vốn hóa, tỷ lệ giá trị giao dịch so với GDP của TTCK Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan, Malaysia. Tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam còn được khẳng định khi so sánh với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Thực tế, giá trị vốn hóa thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các quốc gia trong khu vực mặc dù tốc độ tăng trưởng mức vốn hóa của Việt Nam trong thời gian vừa qua là rất ấn tượng. Với ưu thế của một TTCK mới nổi, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài năng động của khu vực. 1.2.2. Lộ trình hội nhập của ngành chứng khoán Việt Nam ‘ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trong lĩnh vực chứng khoán: Trở thành thành viên của WTO là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong lĩnh vực chứng khoán, Việt Nam cũng phải thực hiện các cam kết theo lộ trình tự do hóa trong khuôn khổ của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), cụ thể là: − Ngay thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ được thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%. − Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài. − Đối với các dịch vụ như: quản lý tài sản, thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp thông tin tài chính, dịch vụ phụ trợ, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 51 Như vậy, thời điểm quan trọng nhất đối với TTCK Việt Nam sẽ đến ít nhất trong năm 2012, khi Việt Nam xóa bỏ rào cản bảo hộ, rộng mở thị trường tài chính. Đây sẽ là một áp lực cạnh tranh lớn cho ngành chứng khoán mà một định chế tài chính lớn như HOSE cũng không thể đứng ngoài cuộc. Sự gia nhập của các công ty, tập đoàn tài chính lớn dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, giàu mạnh về tài chính, chuyên nghiệp về quản trị là thách thức lớn cho ngành chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam. ‘ Lộ trình hội nhập tài chính – tiền tệ khu vực ASEAN Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở Singapore, các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN đã cùng cam kết thực hiện Kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) với mục tiêu thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh và hợp nhất vào năm 2015. Đây là cơ sở cam kết cao nhất, đặt ra khuôn khổ chung cho việc phát triển và liên kết thị trường vốn ASEAN. Song song với các hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN, các SGDCK ASEAN đã chủ động tổ chức diễn đàn Tổng giám đốc các SGDCK ASEAN (ASEAN CEOs meeting) để bàn về triển khai kế hoạch xây dựng thị trường chung ASEAN và kết nối thị trường chứng khoán trong khu vực. HOSE đã tham gia ASEAN CEOs meeting từ năm 2007 và đã cùng 05 SGDCK khác trong khu vực gồm SET, BM, SGX, PSE, IDX trở thành sáng lập viên của Sáng kiến liên kết ASEAN nhằm phát triển một hệ thống liên kết điện tử giữa các SGDCK ASEAN thông qua cổng kết nối ACE (ASEAN Common Exchange Gateway) để thực hiện việc liên kết giao dịch trong giai đoạn đầu và tiến tới liên kết sau giao dịch trong giai đoạn tiếp theo. Việc tham gia kết nối giữa các SGDCK giúp tăng cường các giao dịch xuyên quốc gia, từ đó, tăng cường sự hiện diện của thị trường vốn khu vực trong nền tài chính thế giới, tạo ra hình ảnh ASEAN như một dạng tài sản đầu tư có giá trị cao, thu hút các tổ chức đầu tư quốc tế đến với ASEAN, giúp mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí giao dịch. Việc HOSE tham gia vào liên kết sẽ làm tăng vị thế và sức cạnh tranh của HOSE nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Bằng việc tham gia vào liên kết, Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 52 HOSE sẽ có vai trò ngang bằng hơn với các Sở trong khu vực mặc dù quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ bé. Việc triển khai liên kết cũng sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với TTCK Việt Nam; đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư trong nước nhiều tiện ích và sự lựa chọn hơn; từng bước đưa HOSE đến gần hơn với các chuẩn mực và quy tắc quốc tế. 1.2.3. Bối cảnh và xu hướng phát triển của các SGDCK trong khu vực và thế giới Hiện nay xu hướng phát triển chung của các SGDCK là: − Phát triển theo chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Các SGDCK trong khu vực thường tổ chức nhiều bảng giao dịch khác nhau cho các loại cổ phiếu khác nhau, có bảng cho giao dịch cổ phiếu của các công ty lớn với tiêu chuẩn niêm yết cao, có bảng cho giao dịch cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ với tiêu chuẩn niêm yết thấp, có bảng cho giao dịch cổ phiếu của các công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển. Ví dụ: SGDCK SGX, BM, KRX, Shenzhen…. − Đối với các SGDCK mới nổi, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các thể chế thị trường để tạo đà phát triển mạnh; tiếp tục xây dựng các thị trường còn thiếu như: phái sinh, hàng hóa, sàn giao dịch vàng, new market….. − Đối với các SGDCK đã phát triển, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới để thu hút niêm yết chéo, mở rộng toàn cầu bằng cách sáp nhập các SGDCK nhỏ hơn, yếu hơn nhằm hình thành các tập đoàn SGDCK liên lục địa. − Tiếp tục phát triển mạnh thị trường phái sinh, tìm ra các sản phẩm mới, phát triển các công cụ mang tính thời thượng như ETFs, REIT,… − Tăng cường sức mạnh về IT để thống lĩnh khu vực có các SGDCK nhỏ hơn ở các nước lân cận bằng công nghệ. Xu hướng phát triển này đem lại cơ hội cho các SGDCK đang phát triển năng động như HOSE cơ hội “đi tắt đón đầu”, có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tuần tự hàng trăm năm, Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 53 tập trung vào những mục tiêu trọng yếu phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại, tiếp cận công nghệ mới, sản phẩm mới thông qua con đường hợp tác, liên kết. 1.2.4. Vị thế cạnh tranh của HOSE so với các đơn vị khác trong ngành và các GDCK khác trong khu vực/ trên thế giới ™ Với các đơn vị khác trong ngành Hiện tại, ở Việt Nam tồn tại song song hai đơn vị cùng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán, đó là SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội (HNX) dưới mô hình công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm chủ sở hữu. Tuy nhiên so với HNX, HOSE có quá trình hoạt động lâu dài với nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức quản lý thị trường. Số lượng công ty niêm yết và quy mô giao dịch tiềm năng tại HOSE cũng nổi trội hơn HNX. Trụ sở chính đặt tại TP. HCM, một trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất nước, cũng là một lợi thế quan trọng nâng tầm vị thế cạnh tranh của HOSE so với HNX. ™ Khả năng thâm nhập thị trường của đối thủ tiềm năng Trên bình diện quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường tài chính, HOSE còn phải đối mặt với sự cạnh tranh với các SGDCK trong khu vực và quốc tế trong việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Là một SGDCK đi sau, với nền tảng công nghệ, nhân lực, thị trường, khuôn khổ pháp lý…còn chưa vững chắc, thì đây là những thách thức lớn cho HOSE trong cuộc đua này. Ngoài ra, sự liên thông giữa các thị trường bộ phận như tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, vàng… trong thị trường tài chính là tất yếu, song chính quy luật tất yếu này mang lại thách thức lớn cho SGDCK TPHCM trong việc thu hút, huy động vốn qua kênh đầu tư chứng khoán. Năm 2006-2007, khi thị trường sốt nóng, chứng khoán đã được xem là kênh đầu tư sinh lợi nhất. Tuy nhiên, trong năm 2008, thị trường sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế tài chính thế giới, các khoản đầu tư chứng khoán mất đi hơn 70% giá trị, đã khiến dòng tiền đầu tư rời bỏ kênh chứng khoán chuyển hướng sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, tiết kiệm, ngân hàng. II. Phân tích môi trường bên trong 2.1. Các hoạt động nghiệp vụ cơ bản Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 54 2.1.1 Quản lý và thẩm định niêm yết Nghiệp vụ quản lý và thẩm định niêm yết tại HOSE bao gồm các hoạt động cơ bản như thẩm định các hồ sơ đăng ký niêm yết, thực hiện các thủ tục niêm yết cho các chứng khoán đủ điều kiện, thực hiện các thủ tục liên quan đến thực hiện quyền cho tổ chức niêm yết, giám sát duy trì các điều kiện niêm yết và tuân thủ công bố thông tin của các tổ chức niêm yết theo quy định pháp luật. 2.1.2. Quản lý công ty chứng khoán thành viên và hoạt động giao dịch Hoạt động quản lý thành viên và quản lý giao dịch của HOSE chủ yếu bao gồm: hướng dẫn và thực hiện các thủ tục chấp thuận, chấm dứt tư cách thành viên; quản lý giám sát hoạt động của thành viên và quản lý giám sát toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch theo quy chế giao dịch và quy chế thành viên của HOSE và các quy định khác của luật pháp hiện hành. 2.1.3. Giám sát hoạt động giao dịch Hoạt động giám sát luôn đi đôi với hoạt động giao dịch và là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong công tác tổ chức thị trường của HOSE. Nghiệp vụ này bao gồm: theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thường; theo dõi, giám sát các thông tin, tin đồn liên quan đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao dịch trên HOSE; xử lý những vi phạm thuộc thẩm quyền và báo cáo lên UBCKNN những trường hợp vượt quá thẩm quyền của mình. 2.1.4. Công bố thông tin Hoạt động công bố thông tin tại HOSE bao gồm 2 mảng chính: thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và cung cấp các sản phẩm - dịch vụ thông tin cho thị trường. Hiện nay hoạt động công bố thông tin của HOSE đã đáp ứng khá chính xác và kịp thời nhu cầu thông tin căn bản của thị trường như tình hình giao dịch, thông tin về tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, thông tin về trái phiếu, đấu giá cổ phần, các quy định liên quan đến chứng khoán và TTCK… thông qua các phương tiện công bố thông tin của HOSE như trang tin Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 55 điện tử bản tin TTCK và các ấn phẩm theo đúng quy chế công bố thông tin do HOSE ban hành vào tháng 3/2008 và các quy định khác của pháp luật. 2.2. Các hoạt động hỗ trợ 2.2.1 Hoạt động đầu tư hạ tầng công nghệ Hệ thống giao dịch hiện tại của HOSE vốn được trang bị từ khi TTCK Việt Nam mới thành lập, chỉ là một hệ thống giao dịch đơn thuần, chưa phải là một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh mà một sàn giao dịch chứng khoán hiện đại cần phải có. Hiện tại, tất cả các hoạt động giao dịch tại HOSE được kiểm soát bởi một hệ thống giao dịch vận hành thông qua cổng kết nối trực tuyến với các CTCK thành viên. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư được chuyển tự động vào hệ thống giao dịch của HOSE thông qua hệ thống của công ty chứng khoán. Hệ thống giao dịch của HOSE đã được nâng cấp có khả năng xử lý tối đa: 900.000 lệnh đặt/ngày, 600.000 lệnh khớp/ngày. HOSE cũng đã triển khai mô hình mạng 3 lớp nhằm tăng tính ổn định, bảo mật và dự phòng cho hạ tầng mạng. Nói tóm lại, hạ tầng công nghệ thông tin của HOSE có thể đáp ứng nhu cầu và hoạt động giao dịch như hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn bộc lộ những hạn chế sau: − Hệ thống giao dịch thiếu khả năng đáp ứng đa dạng, linh hoạt trong giao dịch và vận hành thị trường, thiết kế còn khá cứng, thiếu hệ thống dự phòng nóng, trung tâm dự phòng thảm họa và các thiết bị hỗ trợ; − Thiếu phần mềm giám sát chuyên dụng thực hiện giám sát trực tuyến thời gian thực (real-time); truy xuất dữ liệu từ hệ thống chậm; thiếu khả năng hỗ trợ tính toán thống kê; thiếu chức năng tái tạo thị trường (market replay); chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường trong trường hợp có nhiều loại sản phẩm mới, các loại lệnh mới hay có phương thức giao dịch mới; − Hệ thống công bố và phân phối thông tin còn thủ công, phân tán, chưa hình thành một hệ thống quản lý và cung cấp thông tin thống nhất, đồng bộ; quy trình công bố thông tin tại SGDCK chưa có phần mềm chuyên dụng hỗ trợ Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 56 Lộ trình phát triển công nghệ thông tin của HOSE Ý thức được hạ tầng cơ sở và trình độ công nghệ là điểm yếu của mình trong sự tương quan so sánh với các SGDCK khác trong khu vực, HOSE luôn xem việc đầu tư theo chiều sâu vào hạ tầng công nghệ là vấn đề cấp thiết cho sự phát triển của mình. Năm 2007, lộ trình phát triển công nghệ thông tin của HOSE đã chính thức được công bố, chia làm hai giai đoạn bao gồm: giai đoạn 1- triển khai Remote DCTerm (đưa màn hình nhập lệnh DCTerm về tại địa điểm của CTCK); giai đoạn 2 - triển khai giao dịch trực tuyến song vẫn duy trì một phần sàn giao dịch. Đây được xem là bước đệm trung gian nhằm khắc phục những điểm yếu của mô hình giao dịch có sàn, trong thời gian chờ đợi hoàn tất gói thầu mua sắm trang bị một hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ hiện đại cho toàn thị trường, cho phép HOSE phát triển các mô hình giao dịch mới. Song song với việc nâng cấp hệ thống giao dịch, HOSE cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống dự phòng tại Công viên phần mềm Quang Trung nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường trong trường hợp hệ thống giao dịch tại sàn HOSE gặp sự cố. 2.2.2 Bộ máy quản lý điều hành Công tác quản lý điều hành HOSE được thực hiện thông qua cơ chế phối hợp và phân cấp chặt chẽ giữa Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ban Kiểm soát. Dựa trên mục tiêu, kế hoạch hoạt động do Hội đồng quản trị phê duyệt, Ban Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc triển khai thực hiện. Hội đồng quản trị họp định kỳ 3 tháng một lần trừ các trường hợp đột xuất cần có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Ban Tổng giám đốc và Giám đốc các phòng ban họp giao ban 1 tháng 1 lần. Sự phân định rõ ràng giữa sở hữu và quản lý đã giúp nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy điều hành lãnh đạo. Ban Tổng Giám đốc đã có thể chuyên tâm hơn đối với công tác quản trị điều hành nên bám sát được diễn biến, tình hình hoạt động của HOSE và thị trường hơn, từ đó có thể ra các quyết định nhanh chóng cũng như đề xuất các kiến nghị kịp thời đối với cơ quan quản lý các cấp. Bộ máy lãnh đạo và các cấp quản lý có nhiều tâm huyết và kinh nghiệm được xem là điểm mạnh của HOSE. Năng lực của các thành viên Hội đồng quản trị nhìn chung khá đồng đều, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán, đáp ứng tiêu chuẩn Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 57 đảm đương vị trí cao cấp nhất trong bộ máy lãnh đạo của Sở giao dịch chứng khoán, định hướng cho hoạt động của HOSE. Do thành viên Hội đồng quản trị là các cán bộ cấp cao của Bộ Tài Chính và UBCKNN nên các mục tiêu, kế hoạch Hội đồng quản trị hoạch định đưa ra sẽ có tính nhất quán và tiệm cận hơn với các định hướng phát triển chung của thị trường. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị nhân sự Cơ cấu tổ chức của HOSE được xây dựng theo kiểu truyền thống, tổ chức theo chức năng nhiệm vụ chuyên biệt. Ưu điểm của mô hình này là đem lại hiệu quả tác nghiệp cao, phát huy khả năng chuyên môn hóa, đơn giản hóa việc đào tạo và xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp nhưng cũng mang lại nhược điểm là thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của HOSE gồm 14 phòng ban, trong đó có 5 phòng thực hiện chức năng chính là tổ chức vận hành thị trường (gồm phòng Quản lý & thẩm định niêm yết, phòng Quản lý giao dịch và thành viên, phòng Giám sát giao dịch, phòng Thông tin thị trường và phòng Đấu giá), 8 phòng thực hiện chức năng hỗ trợ (gồm Phòng Tài chính kế toán, phòng Công nghệ tin học, phòng Nghiên cứu & Phát triển, Phòng nhân sự & đào tạo, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tiếp thị và Quan hệ công chúng, Phòng Kiểm soát nội bộ và Phòng Hành chính tổng hợp) và 1 ban Quản lý dự án. Ngoài ra, HOSE còn thành lập các tổ công tác chuyên biệt khi thực hiện một số chương trình/ dự án quan trọng đòi hỏi phải có sự giải quyết công việc nhanh chóng thấu đáo. Do đa phần là nhân sự trẻ nên kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực nghiệp vụ còn chưa cao. Trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng đòi hỏi của một số công tác nghiệp vụ nhìn chung còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng làm việc với đối tác nước ngoài. 2.2.4. Hoạt động quản trị tài chính Hiện tại, HOSE thực hiện cơ chế quản lý tài chính và chế độ kế toán theo Thông tư 29/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 18/4/2010. HOSE hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước tổng vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng, dựa trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao. Với vai trò đặc biệt của một SGDCK trong nền kinh tế, HOSE phải chủ động giải quyết những những xung đột lợi ích giữa mô hình công ty và chức năng tổ chức điều hành thị trường. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 58 Doanh thu của HOSE bắt nguồn từ các khoản thu phí chủ yếu như: phí niêm yết, phí giao dịch, phí sử dụng thiết bị đầu cuối, phí cung cấp dịch vụ, trong đó phí giao dịch chiếm trên 80% doanh thu. Đây là những khoản thu không ổn định vì phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường và phần lớn các loại phí nêu trên đều do Bộ Tài chính quy định mức cụ thể, chỉ một phần nhỏ các phí dịch vụ, chiếm khoảng 4% doanh thu là do HOSE tự chủ. 2.2.5. Hoạt động đối ngoại Việc chuyển đổi mô hình với tên gọi chính thức là Sở giao dịch chứng khoán đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho HOSE trong việc tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, tiếp tục phát huy vai trò đầu mối hợp tác quốc tế cho các đơn vị khác trong ngành. Tính đến nay, HOSE đã ký 17 Biên bản hợp tác ghi nhớ với các tổ chức và SGDCK trên thế giới, trở thành thành viên của các tổ chức, hiệp hội lớn như Sáng kiến Liên kết ASEAN, hiệp hội AOSEF, WFE, tạo sự hiện diện của mình trên bản đồ tài chính toàn cầu. Thương hiệu HOSE, uy tín của một SGDCK nhiều tiềm năng phát triển sẽ là một nguồn lực vô hình cho HOSE trong quá trình hội nhập của mình. 2.2.6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu phát triển thường được các Sở giao dịch trên thế giới và khu vực xem là nhiệm vụ trọng yếu phục vụ cho sự phát triển trong tương lai. HOSE cũng đã quan tâm đến hoạt động này. Phòng Nghiên cứu & Phát triển đã được thành lập với hai mảng chức năng chính là nghiên cứu chiến lược và sản phẩm mới. Trong thời gian qua, nhiều dự án nghiên cứu đã và đang được tiến hành nhằm phục vụ mục tiêu phát triển trong ngắn và dài hạn của HOSE. Trong đó bao gồm dự án nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số mới, xây dựng tiêu chuẩn phân ngành, nghiên cứu và đánh giá tính khả thi của việc liên kết giao dịch với các SGDCK trong khu vực ASEAN và dự án nghiên cứu dài hạn về chứng khoán phái sinh. Phân tích - đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện chiến lược phát triển của HOSE đến 2015 Học viên thực hiện: Phạm Thị Yến – lớp M11 – MBA – EV3, HCM 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học Help -Bài giàng môn Quản trị chiến lược (MGT 510). 2. Thomson, A.A. and Strickland, A.J., Strategic Managemant, McGraw-Hill Irwin, Boston. 3. Hax, A.C. and Wilde II, D.L.(2001), The Delta Project: Discovering New Sourses of Profitability in a Networked Economy, Palgrave, New York. 4. Kaplan, R.S. and Norton, D.P (2004), Strategy Map, Harvard Business School Press, Boston. 5. Fred R. David, khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê 2003. 6. Micheal E. Porter, 2009, Chiến lược cạnh tranh – Competitive Strategy” NXB Trẻ. 7. Micheal E. Porter, 2009, Lợi thế cạnh tranh – Competitive Advantage” NXB Trẻ. 8. PGS, TS Đào Duy Huân (2007) Quản trị chiến lược (trong toàn cầu hóa kinh tế), NXB Thống kê. 9. Luật chứng khoán.. 10. Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010” 11. Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2020 12. Kỷ yếu 10 năm hoạt động của HOSE (2010). 13 Báo cáo thường niên 2009 của HOSE 14. Báo cáo thường niên 2007 của HOSE 15. Điều lệ hoạt động của HOSE (2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_thi_yen_6142.pdf
Luận văn liên quan